Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 39/2012/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2012

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG, CÔNG CỤ HỖ TRỢ VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN NGƯỜI KHUYẾT TẬT THAM GIA GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

Căn cứ Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 của Quốc hội ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Tổ chức, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực: thiết kế, xây dựng, nghiệm thu kết cấu hạ tầng giao thông; vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng.

b) Người khuyết tật theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phương tiện giao thông công cộng gồm: xe buýt, ô tô chở khách tuyến cố định, tàu bay chở khách, tàu hỏa chở khách (gồm cả phương tiện đường sắt đô thị), tàu thủy chở khách, phà chở khách.

2. Điểm dừng, đỗ: là điểm các phương tiện giao thông công cộng dừng, đỗ để đón, trả khách.

3. Bến, nhà ga: gồm bến xe, nhà chờ, trạm dừng nghỉ trên các tuyến vận tải đường bộ; ga đường sắt, ga đường sắt đô thị, bến đỗ đường sắt đô thị; nhà ga hàng không; cảng, bến thủy chở khách.

4. Phương tiện giao thông tiếp cận: là các phương tiện giao thông công cộng đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng.

Điều 3. Thực hiện quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về kết cấu hạ tầng giao thông để người khuyết tật tiếp cận sử dụng

1. Khi thiết kế, xây dựng, nghiệm thu kết cấu hạ tầng giao thông, chủ đầu tư phải phải áp dụng hệ thống quy chuẩn, quy định kỹ thuật về giao thông tiếp cận:

a) Đường, hè phố tại các đô thị áp dụng Khoản 4.7 Điều 4 Quy chuẩn QCXDVN 01 : 2002 Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng do Bộ Xây dựng ban hành (sau đây gọi tắt là QCXDVN 01 : 2002).

b) Đối với điểm dừng, đỗ, bến, nhà ga:

- Lối vào công trình phải bảo đảm để người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Yêu cầu kỹ thuật lối vào thực hiện theo Khoản 4.1 và Khoản 4.2 Điều 4 QCXDVN 01 : 2002.

- Khu vực ngồi chờ phải bố trí chỗ cho các đối tượng ưu tiên trong đó có người khuyết tật. Quy cách, số lượng, bố trí chỗ ưu tiên thực hiện theo Điểm 4.4.3 Khoản 4.4 Điều 4 QCXDVN 01 : 2002. Khu vực chỗ dành cho các đối tượng ưu tiên phải có biển báo, tín hiệu để người khuyết tật nhận biết, sử dụng. Quy cách biển báo, tín hiệu thực hiện theo Khoản 4.8 Điều 4 QCXDVN 01 : 2002.

- Các không gian công cộng trong bến, nhà ga (Khu bán vé, khu dịch vụ, khu vệ sinh, thang máy, điểm rút tiền, lối thoát nạn) phải đáp ứng Khoản 4.4 và Khoản 4.6 Điều 4 QCXDVN 01 : 2002.

2. Đường và hè phố tại các đô thị; điểm dừng, đỗ; bến, nhà ga xây dựng trước khi Thông tư này có hiệu lực, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác sử dụng có trách nhiệm lập kế hoạch cải tạo đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều này. Lộ trình cải tạo các công trình thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 28/2012/NĐ-CP).

Điều 4. Phương tiện giao thông tiếp cận

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đầu tư, cải tạo phương tiện đáp ứng quy chuẩn về giao thông tiếp cận. Số lượng phương tiện giao thông tiếp cận trên từng tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt phải đáp ứng tỷ lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định theo Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đầu tư, cải tạo toa xe khách đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về giao thông tiếp cận quy định tại Mục 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra, nghiệm thu toa xe khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới QCVN 18 : 2011/BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành, số lượng phương tiện giao thông tiếp cận thực hiện theo Điểm b Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng các loại hình phương tiện giao thông chưa quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, đầu tư, cải tạo phương tiện giao thông tiếp cận bố trí trên các tuyến vận tải hành khách để phục vụ nhu cầu tham gia giao thông của người khuyết tật.

Điều 5. Chính sách ưu tiên cho người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng

1. Ưu tiên khi mua vé, sắp xếp chỗ ngồi:

a) Người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng được ưu tiên mua vé tại cửa bán vé; được sử dụng chỗ ngồi dành cho các đối tượng ưu tiên.

b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách công cộng có trách nhiệm trợ giúp, hướng dẫn, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật; hỗ trợ người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng khi lên, xuống phương tiện và sắp xếp hành lý khi cần thiết.

2. Thực hiện miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng:

a) Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng được miễn, giảm giá vé theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

b) Mức giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật do tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng tự xây dựng và công bố thực hiện nhưng không thấp hơn mức giảm giá vé quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

c) Người khuyết tật sử dụng xe lăn thông dụng không gắn động cơ hoặc sử dụng các dụng cụ cầm tay để phục vụ việc đi lại của bản thân thì được miễn cước hành lý đối với xe lăn, dụng cụ đó khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng.

d) Người khuyết tật đồng thời thuộc đối tượng được giảm giá vé, giá dịch vụ theo các chế độ khác nhau thì chỉ được hưởng một mức giảm giá vé cao nhất.

3. Thông tin trợ giúp người khuyết tật

a) Tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng có trách nhiệm bố trí thiết bị, công cụ và nhân viên để trợ giúp người khuyết tật lên, xuống phương tiện được thuận tiện. Phương án trợ giúp này phải được thông báo ở những nơi dễ nhận biết tại các bến, nhà ga để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng.

b) Khuyến khích tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh điểm dừng, đỗ, bến, nhà ga; kinh doanh vận tải hành khách bằng phương tiện giao thông công cộng tổ chức bộ phận, cổng thông tin để tiếp nhận phản ảnh, hướng dẫn, trả lời và trợ giúp người khuyết tật tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng.

Điều 6. Trách nhiệm của các đối tượng tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng

1. Hành khách tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng có trách nhiệm nhường chỗ, ưu tiên cho người khuyết tật; phối hợp với nhân viên phục vụ của đơn vị vận tải trợ giúp người khuyết tật tham gia giao thông an toàn, thuận tiện.

2. Hành khách là người khuyết tật có trách nhiệm xuất trình giấy xác nhận khuyết tật để được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ bằng phương tiện giao thông công cộng theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục quản lý chuyên ngành có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định của pháp luật về người khuyết tật và các quy định của Thông tư này theo chức năng quản lý.

2. Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm xây dựng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông tiếp cận; tổ chức kiểm tra xác nhận phương tiện đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận.

3. Các Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:

a) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tỷ lệ phương tiện giao thông tiếp cận đối với từng tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định của pháp luật về người khuyết tật và các quy định của Thông tư này; thống kê việc thực hiện nâng cấp, cải tạo điểm dừng, đỗ, bến, nhà ga, phương tiện giao thông tiếp cận theo lộ trình quy định tại Khoản 1 Điều 13 và Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP định kỳ báo cáo Bộ Giao thông vận tải vào tháng 12 hàng năm.

Điều 8. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2012.

2. Trường hợp quy chuẩn viện dẫn áp dụng trong Thông tư này thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như khoản 3 Điều 8;
- HĐDT & các UB của QH;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Trang thông tin điện tử bộ GTVT;
- Công báo;
- Báo GTVT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, MT.

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 

THE MINISTRY OF TRANSPORT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 39/2012/TT-BGTVT

Hanoi, 24 September  2012

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON TRAFFIC INFRASTRUCTURE, ASSISTANCE TOOL AND PRIORITY POLICY FOR THE DISABLED PARTICIPATING IN PUBLIC TRANSPORT

Pursuant to the Law on Disability No. 51/2010/QH12 of the National Assembly dated 17/06/2010;

Pursuant to Decree No. 51/2008 / ND-CP dated 22/04/2008 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;

Pursuant to Decree No. 28/2012 / ND-CP dated 10/04/ 2012 of the Government detailing and guiding the implementation of some articles of the Law on Disability;

At the request of the Director of Department of Environment;

The Ministry of Transport issues the Circular guiding the implementation of national technical regulation on traffic infrastructure, assistance tool and priority policy for the disabled participating in public transport.

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular guides the implementation of national technical regulation on traffic infrastructure, assistance tool and priority policy for the disabled participating in public transport.

2. Subjects of application:

a) The organizations and individuals involved in the fields: design, construction, acceptance of structure of traffic infrastructure and passenger transport by public means of transportation.

b) The disabled as stipulated in Clause 1, Article 2 of the Law on Disability;

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Public means of transportation consists of: bus, passenger coach along fixed route, airplane, train (including urban railway vehicles) passenger ship and ferry.

2. Stop or parking lot: is the place where the public means of transportation stops or parks for passengers to get on and off:

3. Station and railway station: including station, shelter, rest stop on railroad transport routes; railway station, urban railway station, urban railway parking lot; airport terminal, passenger port and landing stage.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Implementation of technical regulations and standards of traffic infrastructure for the access and use of the disabled

1. When designing, building and performance acceptance of traffic infrastructure, the investor must apply the system of technical regulations and standards of accessible traffic:

a) Streets and pavements in urban areas apply Clause 47, Article 4 of Regulation QCXDVN 01: 2002 Regulation on works construction to ensure the disabled can access to use which the Ministry of Construction has issued (hereinafter referred to as QCXDVN 01 : 2002).

b) For the stop, parking lot, station and railway station:

- The entrance to the building must ensure the access and use for the disabled. The technical requirements for the entrance must comply with Clause 4.1 and 4.2, Article 4 of QCXDVN 01: 2002.

- The shelter area must have seats for prioritized subjects including the disabled. The specification, number and priority seat arrangement comply with the Point 4.4.3, Clause 4.4, Article 4 of QCXDVN 01: 2002. The seat area for the disabled must have sign or signal for them to recognize and use. The specification of sign and signal complies with Clause 4.8, Article 4 of QCXDVN 01: 2002.

- The public space in stations and railway stations (ticketing area, services area, toilets, lifts, cashpoint, emergency exit) must meet the requirements of Clause 4.4 and Clause 4.6 of Article 4 QCXDVN 01: 2002.

2. For the streets and pavements in urban areas; stops, parking lot, station and railway station that were built before the effective date of this Circular, the organizations and individuals managing and using must make plan for renovation to meet the provisions in Clause 1 of this Article. The roadmap for renovation of works must comply with the provisions in Clause 1, Article 13 of Decree No. 28/2012/ND-CP dated 10/4/2012 of the Government detailing and guiding the implementation of some articles of the Law on Disability (referred to as Decree No. 28/2012/ND-CP).

Article 4. Accessible means of transportation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The organizations and individuals doing business in public passenger transportation by train must make the plan for investment and renovation of passenger wagons to meet the technical requirements for accessible traffic specified in Section 2.2 of the national technical Regulation on wagon testing and acceptance upon manufacturing, assembly and new import QCVN 18 : 2011/BGTVT issued by the Ministry of Transport; the number of accessible means of transportation complies with Point b, Clause 1, Article 4 of Decree No. 28/2012/ND-CP.

3. The organizations and individuals are encouraged to do business in public passenger transport by the types of means of transportation not yet specified in Clause 1 and 2 of this Article; make investment and renovation of accessible means of transportation arranged on passenger transportation routes to serve the needs for traffic participation of the disabled.

Article 5. Priority policy for the disables upon participation traffic by public means of transportation

1. Priority given upon ticket buying and seat arrangement:

a) When using the public means of transportation, the disabled are given the priority to buy tickets at the tiket office and use seats given to the prioritized subjects.

b) The organizations and individuals doing business in public passenger transportation must give assistance, instructions and make convenient seat arrangement for the disabled and give assistance to the severe or particularly severe disabled when they get on and off the vehicles and arrange their luggage as needed.

2. Grant the exemption or reduction of ticket or service price to the disabled when they use the public means of transportation.

a) The severe or particularly severe disabled shall be entitled to the exemption or reduction of ticket as stipulated in Article 12 of Decree No. 28/2012/ND-CP when they use the public means of transportation.

b) The rate of reduction of ticket or service price for the disabled shall be prepared and announced for implementation by the organizations and individuals managing the business of passenger transportation by the public means of transportation but must not lower than the ticket reduction rate specified in Clause 2, Article 12 of Decree No. 28/2012/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The disabled subject to reduction of ticket or service price by different modes shall be entitled to the highest reduction rate only.

3. Assistance information to the disabled

a) Organizations and individuals managing and doing business in passenger transportation by public means of transportation must arrange the equipment, tools and employees to assist the disabled to get on and off the vehicles for convenience. This assistance plan must be announced at recognizable place at station and railway station for the disabled to access and use.

b) The organizations and individuals managing and doing business in stop, parking lot, station and railway station and passenger transportation by public means of transportation are encouraged to organize the divisions and information portal to receive complaints, give instructions, answers and assistance to the disabled when they use the public means of transportation.

Article 6. Responsibility of subjects participating in the traffic by the public means of transportation

1. The passengers participating in the traffic by the public means of transportation should give up their seats or give the priority to the disabled; coordinate with the staff of the transporting units to assist the disabled to participate in traffic safely and conveniently

2. The passengers as the disabled must present their disability certificate for exemption or reduction of ticket or service price of public means of transportation as stipulated in Clause 3, Article 12 of Decree No. 28/2012/ND-CP

Article 7. Implementation organization

1. The Vietnam Road Administration and the specialized management Agencies must provide instructions, inspect or urge the implementation of regulations of law on the disabled and other provisions in this Circular within their management functions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The Departments of Transport must:

a) Develop the regulation on percentage of accessible means of transportation for each passenger transportation route by bus as stipulated under Point a, Clause 1, Article 14 of Decree No. 28/2012/ND-CP and submit it to the People’s Committee of provinces and centrally-run cities for approval.

b) Guide, inspect and urge the implementation of regulations of law on disability and the provisions of this Circular; calculate the renovation and upgrading of stop, parking lot, station and railway station and accessible means of transportation under the roadmap specified in Clause 1, Article 13 and Clause of Article 14 of Decree No. 28/2012/ND-CP and make periodical report to the Ministry of Transport in December annually.

Article 8. Effect and implementation responsibility

1. This Circular takes effect from 01/12/2012.

2. Where the referred regulations applied in this Circular are changed, added or superseded, the new documents shall apply.

3. The Chief of ministerial Office, ministerial Chief Inspector, Directors of Departments, General Director of Vietnam Road Administration, Directors of Agencies, Directors of Departments of Transport, heads of bodies and relevant organizations or individuals are liable to execute this Circular./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MINISTER




Dinh La Thang

 

;

Thông tư 39/2012/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu: 39/2012/TT-BGTVT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 24/09/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 39/2012/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…