BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2021/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2021 |
QUY ĐỊNH CÔNG TÁC KHẢO SÁT LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa.
Thông tư này quy định công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chiều rộng luồng đường thủy nội địa là kích thước theo mặt cắt ngang tại đáy luồng đường thủy nội địa và được xác định theo cấp kỹ thuật hiện trạng luồng đường thủy nội địa.
2. Tuyến đường thủy nội địa là một hoặc nhiều luồng đường thủy nội địa được xác định cụ thể điểm đầu và điểm cuối.
KHẢO SÁT LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 4. Phân loại khảo sát luồng đường thủy nội địa
1. Khảo sát luồng đường thủy nội địa thường xuyên là công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa được thực hiện trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên tuyến đường thủy nội địa.
2. Khảo sát luồng đường thủy nội địa định kỳ là công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa theo một tần suất được xác định.
3. Khảo sát luồng đường thủy nội địa đột xuất là công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa khi xuất hiện các tình huống đột xuất trong luồng, phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa có nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Điều 5. Phạm vi khảo sát và tỷ lệ bình đồ khảo sát luồng đường thủy nội địa
1. Phạm vi khảo sát luồng đường thủy nội địa
a) Phạm vi khảo sát luồng đường thủy nội địa thường xuyên được thực hiện trong phạm vi luồng (theo tim luồng) và phạm vi bãi cạn có trong hồ sơ quản lý luồng đường thủy nội địa;
b) Phạm vi khảo sát luồng đường thủy nội địa định kỳ theo chiều rộng gồm chiều rộng luồng đường thủy nội địa và phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa về hai phía nhưng không vượt quá đường mép bờ sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh;
c) Phạm vi khảo sát luồng đường thủy nội địa đột xuất được thực hiện trong phạm vi khu vực xuất hiện các tình huống đột xuất xảy ra trên luồng đường thủy nội địa và hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa. Đối với tình huống đột xuất làm phát sinh mới luồng đường thủy nội địa, chiều rộng phạm vi khảo sát không quá 03 lần chiều rộng luồng và không vượt quá đường mép bờ sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh. Chiều dài phạm vi khảo sát là chiều dài luồng đường thủy nội địa phát sinh.
2. Tỷ lệ bình đồ khảo sát luồng đường thủy nội địa
a) Tỷ lệ bình đồ khảo sát luồng đường thủy nội địa bao gồm các loại tỷ lệ 1:1.000; 1:2.000 và 1:5.000;
b) Tỷ lệ bình đồ khảo sát 1:1.000 áp dụng đối với khảo sát luồng đường thủy nội địa đột xuất. Trường hợp tình huống đột xuất phát sinh luồng đường thủy nội địa mới, tỷ lệ bình đồ khảo sát được áp dụng đối với chiều rộng phạm vi khảo sát theo quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản này;
c) Tỷ lệ bình đồ khảo sát 1:1.000 áp dụng đối với chiều rộng phạm vi khảo sát đến 50 m;
d) Tỷ lệ bình đồ khảo sát 1:2.000 áp dụng đối với chiều rộng phạm vi khảo sát từ trên 50 m đến 300 m;
đ) Tỷ lệ bình đồ khảo sát 1:5.000 áp dụng đối với chiều rộng phạm vi khảo sát từ trên 300 m trở lên.
Điều 6. Tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa
1. Tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa quốc gia được xác định theo các tiêu chí chủ yếu sau:
a) Loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý;
b) Vai trò của luồng đường thủy nội địa đối với vận tải thủy nội địa;
c) Trọng tải phương tiện thủy hoạt động thực tế trên luồng đường thủy nội địa;
d) Cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa.
2. Việc xác định tần suất khảo sát định kỳ đối với luồng đường thủy nội địa quốc gia theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100 điểm, được xác định cụ thể theo tiêu chí chính quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa quốc gia, gồm:
a) Tần suất khảo sát 01 năm/lần đối với luồng có tổng số điểm chấm đạt từ 85 điểm trở lên;
b) Tần suất khảo sát 03 năm/lần đối với luồng có tổng số điểm chấm đạt từ 70 điểm đến dưới 85 điểm;
c) Tần suất khảo sát 05 năm/lần đối với luồng có tổng số điểm chấm đạt dưới 70 điểm;
d) Tần suất khảo sát lớn hơn 05 năm/lần đối với trường hợp luồng đường thủy nội địa quốc gia có tổng số điểm chấm theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này nhưng là luồng đường thủy nội địa trên vùng hồ, đầm phá, vụng, vịnh, khu vực luồng ổn định có độ sâu lớn do Bộ Giao thông vận tải quyết định theo đề nghị của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
đ) Tần suất khảo sát nhỏ hơn 01 năm/lần đối với trường hợp luồng, đoạn luồng đường thủy nội địa quốc gia khác tại khu vực cửa sông hoặc các khu vực bị bồi, xói lớn. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam căn cứ vào tính chất, quy mô, phạm vi, vai trò của luồng đường thủy nội địa đối với vận tải thủy nội địa báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định tần suất khảo sát.
4. Đối với luồng đường thủy nội địa địa phương, trên cơ sở tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Giao thông vận tải căn cứ thực tế, xây dựng tiêu chí đánh giá trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa địa phương.
5. Đối với luồng đường thủy nội địa chuyên dùng, tổ chức, cá nhân có luồng đường thủy nội địa chuyên dùng quyết định tần suất khảo sát nhưng tối đa không quá 05 năm/lần.
6. Đối với vùng nước cảng thủy nội địa, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải theo phạm vi quản lý quyết định tần suất khảo sát vùng nước cảng thủy nội địa tối đa không quá 05 năm/lần và chỉ đạo chủ cảng thủy nội địa tổ chức khảo sát vùng nước cảng thủy nội địa để đảm bảo an toàn cho phương tiện thủy nội địa ra, vào cảng thủy nội địa.
7. Định kỳ 05 năm một lần vào Quý III của năm cuối trong kỳ hoặc căn cứ vào nhu cầu thực tế, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cập nhật, bổ sung, tổng hợp trình Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa quốc gia cho kỳ tiếp theo. Hồ sơ trình danh mục khảo sát luồng đường thủy nội địa bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị công bố danh mục khảo sát luồng đường thủy nội địa;
b) Danh mục khảo sát luồng đường thủy nội địa, gồm: tên luồng (đoạn luồng), tỷ lệ bình đồ, tần suất khảo sát;
c) Bảng đánh giá, chấm điểm xác định tần suất khảo sát theo quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Các nội dung khác liên quan (nếu có).
Điều 7. Yêu cầu và nội dung công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa
1. Yêu cầu chung công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa
a) Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát phải được lập phù hợp với loại, cấp kỹ thuật hiện trạng của luồng đường thủy nội địa, loại hình khảo sát;
b) Phương án kỹ thuật khảo sát đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng;
c) Công tác khảo sát tuân thủ nhiệm vụ, phương án kỹ thuật khảo sát, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định;
d) Bình đồ khảo sát trên hệ tọa độ quốc gia VN2000, kinh tuyến trục địa phương và hệ tọa độ quốc gia VN2000, kinh tuyến trục quốc gia;
đ) Khảo sát định kỳ: bình đồ thể hiện tọa độ, cao độ đáy luồng đường thủy nội địa, phạm vi luồng, tim luồng và hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa, lý trình và hệ thống báo hiệu trên luồng (nếu có); cao độ mực nước tại thời điểm đo; các thông tin về địa hình, địa giới hành chính, địa danh, lý trình, công trình trên đường thủy nội địa;
e) Đối với khảo sát đột xuất: bình đồ khảo sát thể hiện tọa độ, cao độ trong phạm vi khảo sát, tim luồng, lý trình và các thông tin có liên quan thuộc phạm vi khảo sát; cao độ mực nước tại thời điểm đo;
g) Đối với khảo sát thường xuyên: bình đồ khảo sát thể hiện chiều sâu của luồng tại khu vực có vị trí bãi cạn, vật chướng ngại trên luồng; mực nước tại thời điểm khảo sát; sự thay đổi của báo hiệu đường thủy nội địa (nếu có); những cảnh báo cần thiết khác.
2. Nội dung công việc khảo sát định kỳ và đột xuất luồng đường thủy nội địa
a) Nhiệm vụ khảo sát và lập phương án kỹ thuật khảo sát;
b) Thu thập và phân tích số liệu, tài liệu;
c) Khảo sát hiện trường;
d) Xây dựng lưới tọa độ và độ cao; đo địa hình trên cạn và dưới nước;
đ) Đo, quan trắc thủy văn;
e) Xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả khảo sát;
g) Các công việc khảo sát khác.
3. Nội dung công tác khảo sát thường xuyên luồng đường thủy nội địa được thực hiện theo tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.
4. Công tác xây dựng thủy đồ điện tử được ưu tiên thực hiện đối với các luồng trên hành lang vận tải thủy, tuyến vận tải chính, luồng có tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài hoạt động và được cập nhật sau các lần khảo sát định kỳ.
Điều 8. Quy định về hồ sơ khảo sát luồng đường thủy nội địa
1. Nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
2. Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát địa hình luồng đường thủy nội địa, bao gồm nội dung công tác đo đạc và xử lý các số liệu khảo sát; hồ sơ tính toán lưới tọa độ và độ cao; thống kê chi tiết các công trình, báo hiệu đường thủy nội địa hiện hữu (nếu có).
3. Nhật ký thi công khảo sát.
4. Sổ đo mực nước; sổ đo lưới tọa độ và độ cao.
5. Bình đồ khảo sát.
6. Hồ sơ nghiệm thu kết quả khảo sát.
7. Dữ liệu để số hóa kết quả khảo sát.
8. Hồ sơ khảo sát thường xuyên thực hiện theo tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.
9. Các tài liệu liên quan khác.
Điều 9. Quản lý, sử dụng số liệu khảo sát
1. Số liệu và hồ sơ khảo sát được chủ đầu tư, cơ quan thực hiện thông báo luồng đường thủy nội địa bảo quản, lưu trữ.
2. Số liệu, hồ sơ khảo sát được sử dụng phục vụ công tác thông báo luồng đường thủy nội địa; quản lý, bảo trì luồng đường thủy nội địa; cập nhật, theo dõi diễn biến của luồng đường thủy nội địa; số hóa bình đồ (nếu có) và cung cấp cơ sở dữ liệu khảo sát, bình đồ.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.
2. Bãi bỏ Thông tư số 19/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về khảo sát luồng phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH XÁC ĐỊNH TẦN SUẤT KHẢO SÁT LUỒNG ĐỊNH KỲ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2021/TT-BGTVT ngày 22 tháng 12 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Stt |
Tiêu chí |
Điểm chấm tối đa |
I |
Loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý |
|
1 |
Đường thủy nội địa loại 1 |
30 |
2 |
Đường thủy nội địa loại 2 |
25 |
3 |
Đường thủy nội địa loại 3 |
20 |
II |
Vai trò của luồng đường thủy nội địa đối với vận tải thủy nội địa |
|
1 |
Luồng đường thủy thuộc hành lang vận tải, tuyến vận tải chính |
30 |
2 |
Luồng đường thủy không thuộc hành lang vận tải, tuyến vận tải chính nhưng có kết nối trực tiếp với tuyến vận tải chính |
25 |
3 |
Luồng đường thủy không thuộc và không kết nối trực tiếp hành lang vận tải và tuyến vận tải thủy chính |
15 |
III |
Trọng tải phương tiện thủy hoạt động thực tế trên luồng đường thủy nội địa |
|
1 |
Có phương tiện thủy nước ngoài hoặc phương tiện thủy có trọng tải từ 2.000 tấn trở lên |
20 |
2 |
Có phương tiện thủy có trọng tải từ 1.000 tấn đến dưới 2.000 tấn |
15 |
3 |
Có phương tiện thủy có trọng tải dưới 1.000 tấn |
10 |
IV |
Cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa |
|
1 |
Luồng đường thủy nội địa cấp đặc biệt, cấp I |
20 |
2 |
Luồng đường thủy nội địa cấp II, III |
15 |
3 |
Luồng đường thủy nội địa cấp IV trở xuống |
5 |
Ghi chú: Hành lang vận tải và tuyến vận tải chính theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
MINISTRY OF
TRANSPORT OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 36/2021/TT-BGTVT |
Hanoi, December 22, 2021 |
CIRCULAR
INLAND WATERWAY SURVEY
Pursuant to Law on Inland Waterway Transport dated June 15, 2004; Law on amendments to Law on Inland Waterway Transport dated June 15, 2014;
Pursuant to Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017 of Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of Ministry of Transport;
Pursuant to Decree No. 08/2021/ND-CP dated January 28, 2021 of the Government managing inland waterway activities;
At request of Director of Transport Infrastructure Department and Director of Vietnam Inland Waterway Administration;
Minister of Transport promulgates Circular on inland waterway survey.
Chapter I
...
...
...
Article 1. Scope
This Circular prescribes inland waterway survey.
Article 2. Regulated entities
This Circular applies to organizations and individuals related to inland waterway survey operation.
Article 3. Definition
In this Circular, terms below are construed as follows:
1. “width of inland waterway” is measured at the bottom of the inland waterway based on the cross section of the inland waterway in question and based on technical level of current conditions of inland waterways.
2. “inland waterway route” refers to one or multiple inland waterways whose starting point and ending point are determined specifically.
Chapter II
...
...
...
Article 4. Classification of inland waterway survey
1. Regular inland waterway survey refers to surveys conducted during regular inspection of inland waterways.
2. Periodic inland waterway survey refers to survey of inland waterway conducted with a determined frequency.
3. Irregular inland waterway survey refers to survey conducted when any irregularity occurs within the inland waterway or protective corridor of inland waterway that can cause loss of safety to inland waterway traffic.
Article 5. Range of survey and scale of inland waterway topographic map
1. Range of inland waterway survey
a) Regular inland waterway survey shall be conducted within the waterway (based on the centerline of the waterway) and shoals mentioned under inland waterway management dossiers;
b) Periodic inland waterway survey shall be conducted within the width of inland waterway and both sides of inland waterway protective corridor towards the bank of the river, channel, canal, lagoon, gulf;
c) Irregular inland waterway survey shall be conducted in the area where the irregularity occurs within the inland waterway and protective corridor of inland waterway. In case of any irregularity that creates new inland waterway, surveying width shall not exceed 3 times the width of the new waterway and not exceed the bank of the river, channel, canal, lagoon, gulf. Length of survey shall be the length of the new inland waterway.
...
...
...
a) Scales of topographic map serving the purpose of inland waterway survey consists of 1:1.000; 1:2.000 and 1:5.000;
b) Topographic map scale of 1:1.000 applies to irregular inland waterway survey. In case an irregularity creates a new inland waterway, scale of topographic map depending on surveying width shall comply with Point c, Point d, and Point dd of this Clause;
c) Topographic map scale of 1:1.000 applies to up to 50 m of surveying width;
d) Topographic map of 1:2.000 applies to surveying width that ranges from more than 50 m to 300 m;
dd) Topographic map scale of 1:5.000 applies to surveying width of more than 300 m.
Article 6. Frequency of periodic inland waterway survey
1. Frequency of periodic survey of national inland waterway shall be determined based on:
a) Type of inland waterway serving management purposes;
b) Role of inland waterway in inland waterway transport;
...
...
...
d) Technical grade of inland waterway.
2. Frequency of periodic survey of national inland waterway shall be determined by scoring. A scale of 100 scores shall be used for assessment and determined based on criteria under Appendix attached hereto.
3. Frequency of periodic survey of national inland waterway includes:
a) A frequency of 1 year per survey for waterways with a total score of 85 or higher;
b) A frequency of 3 years per survey for waterways with a total score ranging from 70 to below 85;
c) A frequency of 5 year per survey for waterways with total score of below 70;
d) A frequency of more than 5 years per survey for national waterways whose total scores are mentioned under Point a, Point b, or Point c of this Clause but are situated in lake, lagoon, gulf, channel, canals with great depth according to decision of Ministry of Transport at request of Vietnam Inland Waterway Administration.
dd) A frequency of less than 1 year per survey for waterways, routes of waterway of other countries at estuaries or areas heavily deposited or eroded. Vietnam Inland Waterway Administration shall rely on the nature, scale, range, and role of an inland waterway to inland waterway transport to request Ministry of Transport to decide on survey frequency.
4. In case of provincial inland waterways, on the basis of criteria under Clause 1 of this Article, Departments of Transport shall request People‘s Committees of provinces to decide on frequency of periodic survey of provincial inland waterways.
...
...
...
6. In case of inland port waters, Vietnam Inland Waterway Administration and Departments of Transport, within their management authority, shall decide on survey frequency of inland port waters no more than 5 years per survey and direct inland port authorities to survey inland port waters in order to ensure safety for watercrafts.
7. Once every 5 years in the 3rd Quarter of the last year or whenever necessary, Vietnam Inland Waterway Administration shall update, revise, consolidate, and request Ministry of Transport to publish list of national inland waterways subject to periodic survey for the next 5-year period. Documents presenting the list of inland waterways subject to survey include:
a) Written request for publishing list of inland waterways subject to survey;
b) List of inland waterway subject to survey, including: name of waterway (route), topographic map scale, survey frequency;
c) Assessment and scoring results which determine surveying frequency in accordance with Clause 3 of this Article;
d) Other relevant details (if any).
Article 7. Requirements and contents of inland waterway survey
1. General requirements for inland waterway survey
a) Surveying tasks and technical solutions must be produced depending on type and technical grade of the inland waterways and survey classification;
...
...
...
c) Survey must adhere to technical surveying tasks and solutions, ensure environmental safety and protection, meet requirements of surveying tasks, and must be inspected, supervised, and commissioned as per the law;
b) Surveying topographic map uses VN2000 coordinate system, local longitude and VN2000 coordinate system, national longitude;
dd) Periodic survey: topographic map must show coordinate, elevation of the bottom, range, centerline, protective corridor, chainage, and signaling system (if any) of inland waterway; water level at the time of measurement, information on topography, administrative division, landmarks, chainage, and works along inland waterway;
e) In case of irregular survey: topographic map must show coordinate and elevation within the surveying range, centerline of inland waterway, chainage, and other relevant information; water level at the time of measurement;
g) In case of regular survey: topographic map must show depth of inland waterway where shoals and obstacles are located; water level at the time of survey; changes of inland waterway signaling devices (if any); other necessary warnings.
2. Contents of periodic and irregular inland waterway survey
a) Surveying tasks and production of technical surveying solutions;
b) Collecting and analyzing data and documents;
c) Field inspection;
...
...
...
dd) Measuring and monitoring hydrography;
e) Processing data and producing surveying results;
g) Other surveying tasks.
3. Contents of regular inland waterway survey shall comply with regular maintenance standards of inland waterway.
4. Development of electronic hydrographic map shall be prioritized for inland waterway on water transport corridors, primary transport routes, waterways where foreign vessels, watercrafts are operating and updated after each periodic survey.
Article 8. Documents on inland waterway survey
1. Surveying technical tasks and solutions approved by competent authorities as per the law.
2. Reports on consolidated inland waterway surveying results, including measuring and processing surveying data; documents on calculated coordinate and elevation; detail list of currently available inland waterway works and signals (if any).
3. Surveying diary.
...
...
...
5. Surveying topographic map.
6. Surveying results commissioning dossiers.
7. Data for digitalizing surveying results.
8. Documents on regular survey shall conform to regular maintenance standards of inland waterway.
9. Other relevant documents.
Article 9. Management and use of surveying data
1. Surveying data and documents shall be kept by project developers and authorities entitled to notify inland waterway.
2. Surveying data and documents shall be used for the purpose of notifying inland waterway; managing, maintaining inland waterway; updating and monitoring inland waterway; digitalizing topographic map (if any) and providing surveying database and topographic map.
Chapter III
...
...
...
Article 10. Entry into force
1. This Circular comes into force from March 01, 2022.
2. Annul Circular No. 19/2016/TT-BGTVT dated June 30, 2016 of the Minister of Transport.
Article 11. Organizing implementation
Chief of the Ministry Office, Chief Inspector of Ministry, Directors, Director of Vietnam Inland Waterway Administration, directors of Transport Departments of provinces and central-affiliated cities; heads of relevant entities and individuals are responsible for implementation of this Circular./.
PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Nguyen Xuan Sang
...
...
...
CRITERIA FOR
DETERMINING FREQUENCY OF PERIODIC INLAND WATERWAY SURVEY
(Attached to Circular No. 36/2021/TT-BGTVT dated December 22, 2021 of the
Minister of Transport)
No.
Criteria
Maximum scores
I
Inland waterways serving management purposes
1
Type 1 inland waterway
...
...
...
2
Type 2 inland waterway
25
3
Type 3 inland waterway
20
II
Role of inland waterway in inland waterway transport
...
...
...
Inland waterway in primary waterway transport corridor, route
30
2
Inland waterway outside of primary waterway transport corridor, route and directly connected to primary waterway transport corridor, route
25
3
Inland waterway outside of and not directly connected to primary waterway transport corridor, route
15
III
...
...
...
1
Foreign watercraft or watercraft with load capacity of at least 2.000 tonne
20
2
Watercraft having load capacity of 1.000 tonne to less than 2.000 tonne
15
3
Watercraft having load capacity less than 1.000 tonne
...
...
...
IV
Technical grade of inland waterway
1
Special grade, grade I inland waterway
20
2
Grade II, grade III inland waterway
15
...
...
...
Grade IV inland waterway or lower
5
Note: Primary transport corridor and route comply with planning approved by competent authorities.
;Thông tư 36/2021/TT-BGTVT quy định về công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 36/2021/TT-BGTVT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký: | Nguyễn Xuân Sang |
Ngày ban hành: | 22/12/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 36/2021/TT-BGTVT quy định về công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Chưa có Video