Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2019/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2019

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT TRONG VÙNG NƯỚC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa, bao gồm: nạo vét duy tu khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định; nạo vét duy tu đột xuất để đảm bảo an toàn giao thông; hợp đồng thi công công trình nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa từ nguồn ngân sách nhà nước và nội dung hợp đồng dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước đường thủy nội địa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa, gồm Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Sở Giao thông vận tải.

2. Nạo vét duy tu đột xuất là công việc nạo vét theo các nhiệm vụ đột xuất do các nguyên nhân bất khả kháng gây ra, phải thực hiện ngay để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa.

3. Sản phẩm thu hồi là các chất nạo vét được thu hồi từ hoạt động nạo vét vùng nước đường thủy nội địa.

4. Nhà đầu tư là doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn để thực hiện hợp đồng dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước đường thủy nội địa.

Chương II

NẠO VÉT DUY TU LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Mục 1. NẠO VÉT DUY TU LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA THEO HÌNH THỨC KHOÁN DUY TRÌ CHUẨN TẮC TRONG KHOẢNG THỜI GIAN XÁC ĐỊNH

Điều 4. Nạo vét duy tu theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định

1. Nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định được thực hiện trên luồng đường thủy nội địa tại khu vực bãi cạn, đoạn cạn hoặc cửa sông thuộc các tuyến vận tải thủy chính, có hướng tuyến luồng ổn định tối thiểu 03 năm gần nhất và thường xuyên bị bồi lấp.

2. Bộ Giao thông vận tải phê duyệt các luồng đường thủy nội địa quốc gia thực hiện nạo vét duy tu theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định (tối thiểu 03 năm) trong kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm trên cơ sở đề xuất của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt các luồng đường thủy nội địa địa phương thực hiện nạo vét duy tu theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định (tối thiểu 03 năm) trong kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm trên cơ sở đề xuất của Sở Giao thông vận tải.

Điều 5. Thiết kế bản vẽ thi công, dự toán

1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình, dự toán kinh phí bảo vệ môi trường, đề cương nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng, đề cương giám sát, đề cương nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát nghiệm thu công trình nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 159/2018/NĐ-CP)

2. Thiết kế bản vẽ thi công được lập trên cơ sở:

a) Vị trí đổ chất nạo vét được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố, chấp thuận đảm bảo tiếp nhận chất nạo vét trong thời gian khoán duy trì chuẩn tắc;

b) Chuẩn tắc duy trì của luồng đã được Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt tại kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hoặc chuẩn tắc luồng theo cấp kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền công bố;

c) Khối lượng nạo vét bao gồm: khối lượng nạo vét ban đầu (được chuẩn xác lại khi đo đạc bàn giao mặt bằng) và khối lượng nạo vét duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian từ sau đợt nạo vét ban đầu đến hết thời gian khoán duy trì chuẩn tắc;

d) Khối lượng nạo vét ban đầu được xác định trên cơ sở bình đồ khảo sát thông báo độ sâu luồng đường thủy nội địa gần nhất nhưng không quá 06 tháng tính đến thời điểm duyệt thiết kế. Trường hợp bình đồ khảo sát thông báo độ sâu luồng đường thủy nội địa quá 06 tháng hoặc không có số liệu bình đồ khảo sát thông báo độ sâu luồng đường thủy nội địa thì phải tiến hành khảo sát để tính toán khối lượng nạo vét ban đầu;

đ) Khối lượng nạo vét duy trì chuẩn tắc được xác định theo khối lượng nạo vét duy tu bình quân 03 năm gần nhất hoặc khối lượng tính toán trên cơ sở kết quả đo đạc sa bồi thực tế bình quân 03 năm gần nhất hoặc thông qua kết quả quan trắc và nghiên cứu mô hình.

3. Dự toán kinh phí nạo vét duy tu theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc được xác định theo khối lượng nạo vét tương ứng với chuẩn tắc thiết kế luồng, vị trí đổ đất nạo vét và thời gian duy trì chuẩn tắc.

Điều 6. Tổ chức lựa chọn nhà thầu và bàn giao mặt bằng thi công

1. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP

2. Việc bàn giao mặt bằng thi công thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP và phải tổ chức kiểm tra, xác nhận hiện trạng các công trình liên quan và đường bờ khu vực nạo vét trước khi thi công công trình.

Điều 7. Tổ chức quản lý thi công công trình

1. Nhà thầu thi công có trách nhiệm

a) Bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật;

b) Tiếp nhận và quản lý mặt bằng công trình, mốc tọa độ và cao độ trong suốt quá trình thi công công trình;

c) Đăng ký máy móc, thiết bị thi công, hệ thống thiết bị giám sát, danh sách nhân lực phục vụ thi công công trình với cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực và phải được tư vấn giám sát kiểm tra, xác nhận theo quy định;

d) Thông báo kế hoạch thực hiện thi công công trình (thời gian thi công, tiến độ thi công) trước mỗi đợi nạo vét duy tu đến cơ quan quản lý đường thủy nội địa, cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực, chính quyền địa phương, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và niêm yết công khai trên công trường thi công;

đ) Triển khai biện pháp bảo đảm an toàn giao thông được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong đó bao gồm công tác thả phao, cắm mốc giới phạm vi nạo vét trong suốt quá trình thi công để các cơ quan liên quan phối hợp kiểm tra, giám sát;

e) Thực hiện thi công nạo vét theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật, bảo đảm duy trì yêu cầu chuẩn tắc thiết kế được phê duyệt (chiều dài, bề rộng luồng, cao độ đáy, mái dốc nạo vét, bán kính cong), thực hiện các yêu cầu về môi trường theo quy định trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng;

g) Trong thời hạn chậm nhất 02 ngày, kể từ khi phát hiện các vị trí cạn hoặc theo phản ánh, yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền, nhà thầu thi công phải tổ chức lập phương án nạo vét, đồng thời thông báo cho đơn vị tư vấn giám sát để thực hiện giám sát thi công theo quy định; chậm nhất 05 ngày, kể từ khi phát hiện các vị trí cạn hoặc yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải tiến hành nạo vét các vị trí cạn để đạt chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng, thời gian hoàn thành thi công không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Trường hợp bất khả kháng không thực hiện được việc khảo sát, nạo vét các vị trí cạn, nhà thầu thi công phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực để được hướng dẫn, xác nhận bằng văn bản và chậm nhất 02 ngày, kể từ ngày kết thúc sự kiện bất khả kháng, phải tổ chức lập phương án nạo vét và tiến hành nạo vét ngay các vị trí cạn đạt chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng, thời gian hoàn thành thi công không quá 20 ngày;

h) Trường hợp nhà thầu thi công không hoàn thành việc nạo vét đạt chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng đúng thời gian, tiến độ, chất lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định tại điểm g khoản này, cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao) xem xét quyết định giảm trừ chi phí trong hợp đồng tương ứng với phần thời gian không bảo đảm chuẩn tắc (kể từ thời điểm yêu cầu đến khi hoàn thành việc khắc phục);

i) Trường hợp nhà thầu thi công bị nhắc nhở, phản ánh bằng văn bản đến lần thứ hai mà vẫn không hoàn thành việc nạo vét theo quy định tại điểm g và h khoản này hoặc có hành vi đổ chất nạo vét không đúng vị trí, chuyển nhượng thầu trái quy định pháp luật thì cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, xử lý vi phạm, chấm dứt hợp đồng đã ký kết và thực hiện lựa chọn nhà thầu thi công khác đủ năng lực theo quy định để tiếp tục thực hiện công trình;

k) Ngoài các biện pháp quy định tại điểm c, điểm h và điểm i khoản này, nhà thầu thi công còn phải khắc phục hậu quả vi phạm, chịu trách nhiệm đối với các sự cố xảy ra đối với tàu thuyền do luồng tàu cạn và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật;

l) Lựa chọn đơn vị khảo sát đo đạc nghiệm thu nội bộ kết quả thi công công trình tại hiện trường theo quy định. Thực hiện khảo sát, đo đạc kết quả nạo vét các đoạn cạn bằng kinh phí của nhà thầu thi công trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

m) Lập hồ sơ quản lý chất lượng xây dựng công trình theo quy định;

n) Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và yêu cầu đột xuất của chủ đầu tư.

2. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực có trách nhiệm

a) Thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát thường xuyên quá trình thực hiện thi công của nhà thầu, tư vấn giám sát và quá trình khảo sát đo đạc nghiệm thu công trình tại hiện trường;

b) Tổ chức đo đạc, khảo sát theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này để kiểm tra việc duy trì chuẩn tắc luồng của nhà thầu thi công. Trường hợp phát hiện các vị trí thuộc phạm vi dự án không bảo đảm chuẩn tắc, có văn bản yêu cầu nhà thầu thi công tiến hành nạo vét ngay, đồng thời thông báo cho đơn vị tư vấn giám sát thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công thi công theo quy định;

c) Thông báo luồng đường thủy nội địa trên cơ sở kết quả khảo sát đo đạc theo quy định;

d) Định kỳ 02 tháng một lần hoặc khi hoàn thành giai đoạn và hoàn thành công trình, báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Ủy ban dân cấp tỉnh (hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao) kết quả đo đạc, khảo sát và kết quả thực hiện thi công nạo vét duy tu;

đ) Tổ chức nghiệm thu hoàn thành giai đoạn, hoàn thành công trình theo quy định.

3. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa có trách nhiệm

a) Phê duyệt đề cương khảo sát đo đạc kiểm tra đột xuất cho từng luồng được nạo vét duy tu theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc với tần suất kiểm tra tối đa 06 tháng/01 lần. Phạm vi đo đạc khảo sát mỗi lần do chủ đầu tư chỉ định với diện tích khảo sát ít nhất bằng 30% diện tích mặt bằng đoạn luồng để kiểm tra việc duy trì chuẩn tắc thiết kế luồng của nhà thầu thi công;

b) Chỉ đạo cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đo đạc, khảo sát thường xuyên, định kỳ theo quy định để kiểm tra khả năng duy trì chuẩn tắc thiết kế luồng của nhà thầu;

c) Tổ chức kiểm tra chất lượng, tiến độ nạo vét duy tu công trình, an toàn đường thủy nội địa trong quá trình thi công; đình chỉ thi công và xử lý hành vi vi phạm (nếu có) của nhà thầu và tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu công trình

1. Nội dung công tác kiểm tra, giám sát công trình nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP và các nội dung sau:

a) Tư vấn giám sát, nhà thầu thi công có trách nhiệm ghi chép toàn bộ kết quả thi công theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 04, Mẫu số 05Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hàng tuần, tư vấn giám sát gửi báo cáo theo Mẫu số 07, Mẫu số 08, Mẫu số 09Mẫu số 10 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông, tư này, kèm theo bản sao nhật ký thi công đến cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực để phục vụ việc kiểm tra, theo dõi.

2. Nội dung công tác nghiệm thu công trình nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.

Điều 9. Thanh toán, quyết toán công trình

Công tác thanh toán, quyết toán công trình thực hiện theo quy định của pháp luật.

Mục 2. NẠO VÉT DUY TU ĐỘT XUẤT LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 10. Trình tự thực hiện

Nạo vét duy tu đột xuất luồng đường thủy nội địa thực hiện theo trình tự sau:

1. Trình, phê duyệt nhiệm vụ đột xuất.

2. Tổ chức lựa chọn đơn vị thực hiện.

3. Lập, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình.

4. Bàn giao mặt bằng, tổ chức thi công công trình và kiểm tra giám sát.

5. Nghiệm thu, lập hồ sơ hoàn công công trình.

6. Tổng hợp, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa; giao dự toán chi ngân sách nhà nước.

7. Thanh toán, quyết toán công trình.

Điều 11. Trình, phê duyệt nhiệm vụ đột xuất

1. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý, bảo trì đường thủy nội địa khảo sát sơ bộ và báo cáo cơ quan quản lý đường thủy nội địa nhiệm vụ đột xuất nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa.

2. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương thực hiện nhiệm vụ đột xuất nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa trên cơ sở đề xuất của cơ quan quản lý đường thủy nội địa hoặc quyết định chủ trương cho phép thực hiện nhiệm vụ đột xuất nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa.

Điều 12. Tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công

1. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực có trách nhiệm:

a) Căn cứ chủ trương thực hiện nhiệm vụ đột xuất được giao, lựa chọn các đơn vị tư vấn (khảo sát, thiết kế, giám sát, môi trường) có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện ngay các gói thầu đột xuất trình Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận chủ trương, tổ chức khảo sát bàn giao mặt bằng, lập thiết kế, dự toán; hoàn thiện thủ tục lựa chọn đơn vị tư vấn trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công theo quy định của pháp luật trình Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đồng thời, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao) tổ chức kiểm tra hiện trường, xác định, thống nhất vị trí đổ chất nạo vét;

2. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn các đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, đề nghị của cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải và ký kết hợp đồng với các nhà thầu được lựa chọn.

Điều 13. Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán, đề cương tư vấn

1. Thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình được lập trên cơ sở kết quả khảo sát bàn giao mặt bằng nạo vét luồng đột xuất và quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật khảo sát, thiết kế, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình, đề cương, dự toán các chi phí tư vấn, công tác bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.

Điều 14. Bàn giao mặt bằng, tổ chức thi công, kiểm tra giám sát và nghiệm thu công trình

1. Bàn giao mặt bằng

a) Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực chủ trì phối hợp với tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế tổ chức ngay công tác đo đạc, bàn giao mặt bằng (bao gồm mặt bằng nạo vét và vị trí đổ thải) cho nhà thầu thi công để tổ chức thực hiện thi công công trình, đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương kiểm tra, xác nhận hiện trạng các công trình liên quan và đường bờ khu vực nạo vét.

2. Tổ chức thi công

a) Nhà thầu thi công tiếp nhận mặt bằng và tổ chức thi công công trình theo thiết kế, biện pháp thi công được duyệt;

b) Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra quá trình thực hiện của đơn vị thi công, tư vấn giám sát để bảo đảm chất lượng, tiến độ công trình và thông báo luồng đường thủy nội địa theo quy định khi công trình hoàn thành;

c) Cơ quan quản lý đường thủy nội địa tổ chức kiểm tra đột xuất (nếu cần) trong quá trình thi công công trình hoặc có nghi ngờ về chất lượng, khối lượng công trình của nhà thầu.

3. Kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công trình thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Điều 15. Thanh toán, quyết toán công trình

Thanh toán, quyết toán công tác nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa sử dụng ngân sách nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

MỤC 3. HỢP ĐỒNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH NẠO VÉT DUY TU LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 16. Hình thức hợp đồng

Hợp đồng thi công nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa gồm 2 loại:

1. Hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc đơn giá điều chỉnh áp dụng cho hình thức nạo vét duy tu hàng năm, nạo vét duy tu đột xuất.

2. Hợp đồng trọn gói áp dụng cho nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định.

Điều 17. Nội dung hợp đồng thi công

Nội dung hợp đồng thi công nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của Chính phủ về hợp đồng xây dựng; hướng dẫn của Bộ Xây dựng về hợp đồng thi công xây dựng công trình. Ngoài ra, còn phải có các nội dung sau:

1. Nhà thầu không được nghiệm thu, thanh toán và bị chấm dứt hợp đồng, chịu trách nhiệm đền bù toàn bộ thiệt hại, tổn thất của công trình cho Chủ đầu tư khi không hoàn thành việc nạo vét đạt chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng đúng thời gian, tiến độ, chất lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng và sau 2 lần bị nhắc nhở bằng văn bản vẫn không khắc phục hoặc thi công hoàn thành.

2. Nhà thầu bị chấm dứt hợp đồng và phải chịu trách nhiệm khắc phục những thiệt hại do mình gây ra, chịu trách nhiệm theo quy định khác có liên quan của pháp luật khi thi công vận chuyển đổ chất nạo vét không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường hoặc chuyển nhượng thầu trái quy định của pháp luật.

3. Đối với hợp đồng thi công nạo vét duy tu trọn gói, nội dung phải ghi rõ “không điều chỉnh kinh phí thực hiện”.

Chương III

NẠO VÉT VÙNG NƯỚC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA KẾT HỢP THU HỒI SẢN PHẨM

Điều 18. Lập danh mục khu vực nạo vét

1. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa tổ chức lập mới hoặc sửa đổi, bổ sung danh mục khu vực nạo vét trình Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 30 tháng 6 hàng năm.

2. Danh mục khu vực nạo vét phải có những nội dung chủ yếu theo quy định của khoản 3 Điều 26 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.

3. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi công bố danh mục khu vực nạo vét.

Điều 19. Hợp đồng dự án

1. Điều kiện để đàm phán, ký kết hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng và đảm bảo các điều kiện sau:

a) Quyết định công bố danh mục dự án nạo vét của cấp có thẩm quyền;

b) Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án của cấp có thẩm quyền;

c) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án;

d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định;

đ) Quyết định hoặc văn bản chấp thuận đăng ký sản phẩm thu hồi của cơ quan có thẩm quyền;

e) Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án.

2. Một số nội dung chính của hợp đồng dự án xã hội hóa nạo vét vùng nước đường thủy nội địa thực hiện theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 20. Trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án

1. Bộ Giao thông vận tải

a) Tổ chức lập, công bố danh mục khu vực nạo vét theo quy định tại Điều 26, Điều 27 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.

b) Chỉ đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình tổ chức thực hiện dự án trong vùng nước đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đối với các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 23 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP;

b) Tổ chức hoặc chỉ đạo Sở Giao thông vận tải lấy ý kiến tham gia của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam theo quy định của pháp luật về đường thủy nội địa đối với các dự án trong vùng nước đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;

c) Tổ chức sơ kết đánh giá việc thực hiện các dự án nạo vét vùng nước đường thủy nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm.

3. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

a) Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các nghĩa vụ của nhà đầu tư theo quy định tại hợp đồng dự án và quy định của Thông tư này đối với các dự án trong vùng nước đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý;

b) Tổ chức tiếp nhận, bàn giao dự án nạo vét vùng nước đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý sau khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác theo quy định của pháp luật về xây dựng.

4. Sở Giao thông vận tải

a) Cung cấp hồ sơ dự án và thông báo cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam kế hoạch, thời gian thực hiện các dự án nạo vét vùng nước đường thủy nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm trên luồng đường thủy nội địa quốc gia;

b) Chủ trì, phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ của nhà đầu tư trong việc thực hiện các yêu cầu về quy mô, phạm vi nạo vét, chuẩn tắc thiết kế luồng, tiến độ thực hiện đối với các dự án vét vùng nước đường thủy nội địa kết hợp thu hồi sản phẩm trên luồng đường thủy nội địa quốc gia;

d) Định kỳ hàng tháng, hàng quý báo cáo tình hình và kết quả thực hiện dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.

4. Nhà đầu tư thực hiện dự án

a) Phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương để thực hiện việc giám sát cộng đồng; tuyên truyền, thông báo kế hoạch triển khai trước khi thi công dự án theo quy định;

b) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương kiểm tra, xác nhận hiện trạng các công trình liên quan và đường bờ khu vực thuộc phạm vi dự án;

c) Gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện dự án và niêm yết công khai trên công trường trước khi thi công và trong suốt thời gian thi công dự án;

d) Cam kết thực hiện dự án đã được phê duyệt tuân thủ các quy định hiện hành, không chuyển nhượng dự án hoặc một phần dự án cho đơn vị khác thực hiện. Chịu mọi chi phí sửa chữa và khắc phục thiệt hại nếu thi công không đúng hồ sơ thiết kế được duyệt gây thiệt hại đến các công trình trong và ngoài phạm vi dự án theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức thi công, nghiệm thu, bàn giao các hạng mục và toàn bộ công trình theo hồ sơ dự án dược duyệt phù hợp với quy định của pháp luật;

e) Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện đảm bảo an toàn đường thủy nội địa trong quá trình thi công; thực hiện đăng ký phương pháp, khối lượng, thời gian nạo vét tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thực hiện chế độ thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

g) Trường hợp trong quá trình thi công dự án nếu có hiện tượng sạt lở đường bờ sông, kênh hoặc tiềm ẩn nguy hại đến công trình xung quanh thì phải tạm dừng nạo vét, đồng thời phối hợp với tư vấn giám sát báo cáo ngay chính quyền địa phương nơi gần nhất và cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực để kiểm tra, xác định nguyên nhân, mức độ tác động, ảnh hưởng, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để có biện pháp giải quyết;

h) Báo cáo về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng và yêu cầu đội xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.

5. Tổ chức tư vấn giám sát

a) Thực hiện công tác giám sát quá trình thi công dự án của nhà đầu tư theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình và bảo trì công trình xây dựng;

b) Phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tại địa phương trong việc giám sát, xác nhận khối lượng sản phẩm thu hồi của nhà đầu tư;

c) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP về tình hình và kết quả thực hiện dự án của nhà đầu tư, theo quy định của hợp đồng và yêu cầu đột xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.

2. Công tác nạo vét duy tu luồng đường thủy nội địa theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc trong khoảng thời gian xác định thực hiện từ năm 2020.

3. Bãi bỏ Thông tư số 69/2015/TT-BGTVT ngày 9 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm.

Điều 22. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 22;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Các Sở Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lựu: VT KCHT (05).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Nhật

 

PHỤ LỤC 1

MẪU VĂN BẢN SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT TRONG VÙNG NƯỚC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2019/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Mẫu số 01

Nhật ký thi công nạo vét

Mẫu số 02

Nhật ký thi công nạo vét

Mẫu số 03

Nhật ký chi tiết thi công công trình (sử dụng cho phương tiện sà lan vận chuyển và tàu ngoạm)

Mẫu số 04

Nhật ký chi tiết thi công công trình (sử dụng cho phương tiện tàu hút tự hành)

Mẫu số 05

Nhật ký chi tiết thi công công hình (sử dụng cho phương tiện tàu hút phun)

Mẫu số 06

Báo cáo công tác tuần công tác tư vấn giám sát

Mẫu số 07

Bảng tổng hợp thiết bị thi công chính

Mẫu số 08

Bảng tổng hợp khối lượng thực hiện vận chuyển tạm tính trên phương tiện

Mẫu số 09

Tổng hợp dữ liệu ảnh chụp trên phương tiện (sử dụng cho phương tiện có Camera chung cho các khoang chứa bùn đất)

Mẫu số 10

Tổng hợp dữ liệu ảnh chụp trên phương tiện (sử dụng cho phương tiện có Camera riêng biệt cho từng khoang chứa bùn đất)

 

Mẫu số 01

MẪU NHẬT KÝ THI CÔNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

 

 

NHẬT KÝ THI CÔNG

 

 

PHƯƠNG TIỆN THI CÔNG:……………………………….

QUYỂN SỐ…………./SỐ QUYỂN……………

(Từ ngày………/……/20…… đến ngày ……../......./20………..)

 

 

Gói thầu số ………

Công trình

Chủ đầu tư

Nhà thầu thi công

Tư vấn giám sát

:…………………………………………………………………………..

:…………………………………………………………………………..

:…………………………………………………………………………..

:…………………………………………………………………………..

:…………………………………………………………………………..

Cách ghi:

 

- Số trang: ghi từ 1 đến 100/quyển

- Quyển số: Ghi từ quyển 1 đến hết của một phương tiện;

- Số quyển: Là tổng số quyển của một phương tiện;

- Từ ngày: Là ngày đầu tiên ghi nhật ký chi tiết thi công (TC) công trình;

- Đến ngày: Là ngày cuối cùng ghi nhật ký chi tiết TC công trình.

 

 

 

…………, Năm 20.....

 

Mẫu số 02

Trang 02/Quyển số ....

NHẬT KÝ THI CÔNG

Số: …………./20………./NVDT

- Địa điểm thi công:...(Ghi tên luồng và địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc TW)....

- Phạm vi thi công: ....(Ghi lý trình, hoặc mặt cắt (MC), hoặc khu vực... theo thiết kế)

- Tư vấn giám sát thi công: ………………………………………………………………………

+ Giám sát trưởng: ……………………………………………………………………………….

+ Giám sát viên: …………………………………………………………………………………..

TT

Họ và tên

Khu vực thi công phụ trách
(từ MC số…… đến MC số ……)

Điện thoại

 

(Ghi đầy đủ số TVGS phụ trách ký vào nhật ký)

(Ghi đầy đủ khu vực của từng TVGS phụ trách ký vào nhật ký)

 

 

Ông: ………………………

 

 

 

Ông: ………………………

 

 

- Nhà thầu thi công: ………………………………………………………………………………

+ Chỉ huy trưởng công trình: Ông ………………………………; điện thoại: ………………..

+ Cán bộ kỹ thuật thi công:

TT

Họ và tên

Khu vực thi công phụ trách
(từ MC số……. đến MC số …….)

Điện thoại

 

(Ghi đầy đủ số CBKT phụ trách ký vào nhật ký thi công)

(Ghi đầy đủ khu vực của từng CBKT phụ trách ký vào nhật ký thi công)

 

 

Ông: ……………………….

 

 

 

Ông: ……………………….

 

 

- Nhà thầu phụ (nếu có): …………………………………………………………………………

+ Khu vực thi công của Nhà thầu phụ: …………………………………………………………

- Bắt đầu thi công (ngày, tháng, năm ): …………………………………………………………

- Kết thúc thi công (ngày, tháng, năm): …………………………………………………………

Trong nhật ký này có ………… trang, được đánh số từ 01 đến ………..và được Nhà thầu thi công, Tư vấn giám sát, ……………… cùng đóng dấu giáp lai tất cả các trang trước khi triển khai thi công.

 

Tư vấn giám sát

 

Nhà thầu thi công

(Các thành viên ký và ghi rõ họ tên)
Trang ……… (tiếp theo /Quyển số....)

 

Mẫu số 03

NHẬT KÝ CHI TIẾT THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Sử dụng cho phương tiện Sà lan vận chuyển và phương tiện gàu ngoạm)
Nạo vét duy tu công trình ………………………….. năm 20………..

…………………….., ngày ………tháng …… năm 201....

TT

Phương tiện thi công nạo vét

Phương tiện thi công vận chuyển

Thời gian thi công (h)

Khu Vực thi công (MC số ... đến MC số...)

Thời gian vận chuyển đi đổ bùn đất nạo vét (h)

Khối lượng nạo vét vận chuyển đi đổ tạm tính (m3)

Tọa độ tại vị trí lúc đổ đất (tọa độ GPS)

Ghi chú

 

Tên phương tiện, ký hiệu

Họ tên người điều khiển phương tiện

Tên phương tiện, ký hiệu

Họ tên người điều khiển phương tiện

 

Bắt đầu hút/ cuốc/ nhận bùn

Kết thúc hút/ cuốc/ nhận bùn

Bắt đầu di chuyển đi đổ đất

Đến vị trí đổ đất

φ

λ

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng thực hiện trong ngày:             chuyến, tạm tính:

m3

 

Lũy kế thực hiện từ đầu:                 chuyến, tạm tính:               m3

- Công tác bảo đảm ATLĐ, ATGT và vệ sinh môi trường: ……………………………………

- Điều kiện thời tiết: .…………………………………………………………………..................

- Tình trạng hoạt động của hệ thống giám sát nạo vét: ……………………………………....

- Khó khăn, vướng mắc (nếu có): ………………………………………………………………..

- Lưu ý khác: …………………………………………………………………..............................

 

Giám sát viên

Giám sát trưởng

Cán bộ kỹ thuật thi công của
Nhà thầu thi công

(Các thành viên ký và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 04

Trang ………. (tiếp theo)/Quyển số ….

NHẬT KÝ CHI TIẾT THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Sử dụng cho phương tiện tàu hút tự hành)
Công trình: ………….. năm 20…......

………………….., ngày ……..tháng …… năm 201....

TT

Tên phương tiện thi công, ký hiệu

Họ tên người điều khiển phương tiện

Thời gian thi công (h)

Khu vực thi công (MC số ... đến MC số...)

Thời gian vận chuyển đi đổ bùn đất nạo vét (h)

Khối lượng nạo vét vận chuyển đi đổ tạm tính (m3)

Tọa độ tại vị trí lúc đổ bùn đất nạo vét (tọa độ GPS)

Ghi chú

Bắt đầu hút/ cuốc/ nhận bùn

Kết thúc hút/ cuốc/ nhận bùn

Bắt đầu di chuyển đi đổ đất

Đến vị trí đổ đất

φ

λ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng thực hiện trong ngày:                   chuyến, tạm tính:

m3

Lũy kế thực hiện từ đầu:                 chuyến, tạm tính:                 m3

- Công tác bảo đảm ATLĐ, ATGT và vệ sinh môi trường: …………………………………..

- Điều kiện thời tiết: …………………………………………………………………..................

- Tình trạng hoạt động của hệ thống giám sát nạo vét: …………………………………......

- Khó khăn, vướng mắc (nếu có): ……………………………………...................................

- Lưu ý khác: ………………………………..........................................................................

 

Giám sát viên

Giám sát trưởng

Cán bộ kỹ thuật thi công của Nhà thầu thi công

 

(Các thành viên ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 05

Trang ……….. (tiếp theo)/Quyển số ....

NHẬT KÝ CHI TIẾT THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Sử dụng cho phương tiện Tàu hút phun)
Nạo vét duy tu công trình …………………………. năm 20…………..

………………………….., ngày ……tháng …… năm 201....

Số lần phun trong ngày

Tên phương tiện thi công, ký hiệu

Họ tên người điều khiển phương tiện

Khu vực thi công (từ MC số... đến MC số….

Thời gian thi công

(h)

Số giờ hút (giờ)

Năng suất hút tạm tính theo HS thiết bị (m3/h)

Hiệu suất tạm tính theo HSDT (%)

Khối lượng bùn đất hút tạm tính (m3)

Ghi chú

Bắt đầu hút

Kết thúc hút

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)=(7)x(8)x(9)

(11)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng thực hiện trong ngày:

giờ,

tạm tính:

m3

Lũy kế thực hiện từ đầu:          giờ,             tạm tính:           m3

- Công tác bảo đảm ATLĐ, ATGT và vệ sinh môi trường: …………………………………..

- Điều kiện thời tiết: ……………………………………………………………………………...

- Khó khăn, vướng mắc (nếu có): ………………….…………………………………………..

- Lưu ý khác: ………………………………………..…………………………………………….

 

Giám sát viên

Giám sát trưởng

Cán bộ kỹ thuật thi công của Nhà thầu thi công

(Các thành viên ký và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 06

MẪU BÁO CÁO TUẦN CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT

BÁO CÁO TUẦN CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT
Tuần......(từ ngày..../..../.... đến ngày..../..../....)

1. Cơ sở lập báo cáo

………………………………………………………………………………………………………

2. Thông tin chung về gói thầu thi công nạo vét

- Tên công trình: Nạo vét duy tu công trình ……………………………………………………

- Chủ đầu tư: ………………………………………………………………………………………

- Đại diện Chủ đầu tư: ……………………………………………………………………………

- Đơn vị Tư vấn giám sát: ………………………………………………………………………..

- Nhà thầu thi công nạo vét: ……………………………………………………………………..

- Nhà thầu phụ (nếu có): …………………………………………………………………………

- Địa điểm, phạm vi thi công: …………………………………………………………………….

- Khối lượng nạo vét theo thiết kế: ………………………………………………………………

- Vị trí và cự ly vận chuyển đổ đất nạo vét: …………………………………………………….

- Biện pháp thi công chính: ………………………………………………………………………

- Tiến độ hoàn thành công trình: …………………………………………………………………

- Ngày khởi công công trình: ……………………………………………………………………..

3. Khái quát về gói thầu tư vấn giám sát

- Tên gói thầu: ………………………………………………………………………………………

- Thời gian thực hiện: ………………………………………………………………………………

- Hình thức lựa chọn nhà thầu: ……………………………………………………………………

- Hình thức hợp đồng: ………………………………………………………………………………

4. Tổ chức nhân sự thực hiện công tác giám sát

a) Giám sát của Đại diện Chủ đầu tư …………………… tại hiện trường:

TT

Họ và tên

Chức vụ

Điện thoại - Email

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Tư vấn giám sát:

TT

Họ và tên

Chức vụ

Khu vực phụ trách giám sát

Điện thoại - Email

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Các công tác của tư vấn giám sát trong tuần

………………………………………………………………………………………………………

6. Chi tiết nhà thầu thực hiện và khối lượng đạt được

a) Các công tác chính Nhà thầu thực hiện trong tuần

………………………………………………………………………………………………………

b) Nhân lực do Nhà thầu huy động trên công trường tại thòi điểm báo cáo

- Nhân sự Ban chỉ huy công trường:

TT

Họ và tên

Chức vụ

Hạng mục phụ trách

Điện thoại - Email

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Công nhân lao động, thủy thủ, thuyền viên: (số lượng)………. người.

c) Thiết bị thi công nhà thầu đã huy động đến công trường:

(Chi tiết tại Mẫu tổng hợp số 01 kèm theo)

d) Công tác thi công nạo vét:

- Khối lượng thi công nạo vét, vận chuyển đi đổ tính trên phương tiện trong tuần báo cáo: …………………………… m3.

- Lũy kế khối lượng đã thi công nạo vét, vận chuyển đi đổ tính trên phương tiện đến hết tuần báo cáo: ………………………………..m3.

(Chi tiết tại Mẫu tổng hợp số 02 kèm theo)

7. Các hồ sơ, tài liệu, văn bản trong tuần

a) Các hồ sơ, tài liệu, văn bản Nhà thầu phát hành đến TVGS trong tháng:

………………………………………………………………………………………………………

b) Các hồ sơ, tài liệu, văn bản TVGS phát hành trong tháng:

………………………………………………………………………………………………………

c) Các hồ sơ, tài liệu, văn bản Chủ đầu tư phát hành trong tháng:

………………………………………………………………………………………………………

8. An toàn lao động và vệ sinh môi trường

………………………………………………………………………………………………………

9. Kế hoạch hoạt động của tư vấn giám sát trong tuần tới (từ ngày ….. tháng... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...)

………………………………………………………………………………………………………

10. Nhận xét và kiến nghị

………………………………………………………………………………………………………

 


Giám sát trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày ....tháng ....năm 201....
Tư vấn giám sát
(Người lãnh đạo đơn vị ký tên và đóng dấu)

Nơi gửi:

- Cục ĐTNĐ Việt Nam hoặc Sở GTVT (để b/c);
- Đại diện Chủ đầu tư…………. (để b/c);
- Nhà thầu thi công…………..

* Tài liệu gửi kèm theo báo cáo này:

- Bản chụp (photocopy) Nhật ký thi công công trình (trong tuần) từ ngày.... tháng.... năm……… đến ngày ……. tháng……. năm ………;

- Các Mẫu tổng hợp số 01, số 02, số 03 và số 04;

- Tài liệu liên quan khác…………….

 


Mẫu số 07

BẢNG TỔNG HỢP THIẾT BỊ THI CÔNG CHÍNH

(Đã được ……….. chấp thuận hoạt động thi công)

Công trình: ………….. Năm 20……..

 

TT

Tên phương tiện

Số đăng ký hành chính của phương tiện

Cấp phương tiện/Vùng hoạt động

Công suất (CV/HP). Sức nâng (T). Trọng tải toàn phần/Sức chở/Khả năng khai thác/Lượng chở hàng (T)

Công dụng

Số đăng kiểm/số phân cấp... Hiệu lực ngày .../…./... đến ngày…/.../...

GXN hoạt động TBGSNV số... Hiệu lực từ ngày.../.../... đến ngày../../.. Luồng ĐK hoạt động

GCN Bảo hiểm PT số... Hiệu lực từ ngày .../.../... đến ngày../../..

VB cấp phép thi công số ... Hiệu lực từ ngày..../.../... đến ngày../../..

Chủ phương tiện/đơn vị sử dụng/thuê phương tiện theo HĐ số... ngày …/…/…

Theo HSDT/ thay thế/ bổ sung theo VB chấp thuận số ... ngày.../.../... của...

Họ và tên thuyền trưởng/ người điều khiển chính

1

Ghi theo GCN đăng ký hành chính hoặc Đăng kiểm phương tiện (VD: Quê Hương 27)

Ghi theo GCN đăng ký hành chính hoặc Đăng kiểm phương tiện (VD: HP 4165)

Ghi theo Đăng kiểm phương tiện (VD: VR-SB hoặc Biển hạn chế III)

Tàu kéo ghi công suất (CV/HP). Cẩu thì ghi sức nâng (T). Tàu hút phun ghi năng suất (m3/h). Phương tiện vận chuyển ghi Trọng tải toàn phần/Sức chở/Khả năng khai thác/Lượng chở hàng (T)

Ghi theo GCN đăng ký hành chính hoặc Đăng kiểm phương tiện

Tàu Sông ghi Số đăng kiểm (VD: V15-02582. Hiệu lực từ ngày 01/02/2016 đến ngày 01/02/2017). Tàu biển ghi số phân cấp (VD: VR870333. Hiệu lực từ ngày 04/02/2016 đến ngày 24/07/2017)

VD: GXN số HP-04/2016. Hiệu lực từ ngày 21/11/2016 đến ngày 14/3/2017. Luồng Phà rừng, Sông Cấm

VD: GCN bảo hiểm số TEA 0006692. Hiệu lực từ ngày 04/02/2016 đến ngày 04/02/2017

VD: văn bản số 2177/CVHHHP-QLC. Hiệu lực từ ngày 22/11/2016 đến ngày 31/12/2016

VD: Công ty A/Công ty B thuê PT theo HD số 15 ngày 12/11/2016

VD: Ghi bổ sung theo VB chấp thuận số 2620/TCT.BĐATHHMB- KTKH ngày 28/11/2016 của….

VD: Nguyễn Văn A

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 08

BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN VẬN CHUYỂN TẠM TÍNH TRÊN PHƯƠNG TIỆN

(Tổng hợp từ nhật ký thi công)

Công trình: Nạo vét duy tu công trình ……….. năm 20………

TT

Ngày/ Tháng/ Năm

Khối lượng vận chuyển tạm tính trên phương tiện

Tổng KL vận chuyển tạm tính trên phương tiện

KL theo KH trong HSDT/ điều chỉnh (m3/ ngày)

Tỷ lệ (%)

Thời gian thực hiện hợp đồng còn lại theo HĐ ban đầu/ Điều chỉnh (ngày)

Nhận xét

Nhà thầu báo dừng Thi công do ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết (ngày)

(Tên/Số ĐKHC phương tiện)

(Tên/số ĐKHC phương tiện)

(Tên/số ĐKHC phương tiện)

KL đã TH so với KH trong HSDT/ điều chỉnh

KL đã TH so với tổng KL phải TC theo HĐ/điều chỉnh (theo HĐ.... m3)

TG đã TH so với TG hoàn thành theo HĐ ban đầu/ Điều chỉnh (theo HĐ... ngày)

Khả năng KT/ TTTP (T)

………

Khả năng KT/ TTTP (T)

……….

Khả năng KT/ TTTP (T)

……….

KL vận chuyển (m3)

………

KL vận chuyển (m3)

……….

KL vận chuyển (m3)

……….

V.Trí TC (MC... đến MC...)

Số chuyến (S.ch)

KL (m3)

V.Trí TC (MC... đến MC..)

S.ch

KL (m3)

V.Trí TC (MC... đến MC...)

S.ch

KL (m3)

S.ch

KL (m3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi số phương tiện (PT) thực tế thi công (TC) trong ngày/số PT đã được cấp phép TC. Nguyên nhân các PT không TC và Ghi các nhận xét khác cần thiết (VD: Chưa đủ PT theo HSDT, không đạt KH)

Ghi rõ đặc điểm thời tiết (sóng cấp..., gió cấp...)

T1

Cộng tuần 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lũy kế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

T2

Cộng tuần 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lũy kế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 09

TỔNG HỢP DỮ LIỆU ẢNH CHỤP TRÊN PHƯƠNG TIỆN

 

Công trình:

Số chuyến thực hiện lũy kế từ đầu: …..chuyến

Nhà thầu thi công:

Phương tiện thi công:

Ngày .../.../20…

Chuyến thứ: ... trong ngày

Ảnh khoang chứa bùn, đất

Ảnh màn hình camera

Ảnh màn hình AIS

1. Trước khi nhận bùn, đất nạo vét

 

(Sử dụng cho phương tiện có camera chung cho các khoang chứa bùn đất)

 

2. Sau khi nhận bùn, đất nạo vét

 

(Sử dụng cho phương tiện có camera chung cho các khoang chứa bùn đất)

 

Ảnh khoang chứa bùn, đất

Ảnh màn hình camera

Ảnh màn hình AIS

3. Trước khi xả bùn, đất nạo vét

 

(Sử dụng cho phương tiện có camera chung cho các khoang chứa bùn đất)

 

4. Sau khi xả bùn, đất nạo vét

 

(Sử dụng cho phương tiện có camera chung cho các khoang chứa bùn đất)

1

 

 

 

 

 

Mẫu số 10

TỔNG HỢP DỮ LIỆU ẢNH CHỤP TRÊN PHƯƠNG TIỆN

 

Công trình:

Số chuyến thực hiện lũy kế từ đầu:……. chuyến

Nhà thầu thi công:

Phương tiện thi công

Ngày: .../.../20…

Chuyến thứ: … trong ngày

Ảnh khoang chứa bùn, đất (khoang mũi/khoang lái)

Ảnh màn hình camera/Ảnh màn hình AIS

1. Trước khi nhận bùn, đất nạo vét

Khoang mũi

(Sử dụng cho phương tiện có camera riêng biệt cho từng khoang chứa bùn đất)
Ảnh màn hình camera

Khoang lái

Ảnh màn hình AIS

Ảnh khoang chứa bùn, đất (khoang mũi/khoang lái)

Ảnh màn hình camera/Ảnh màn hình AIS

2. Sau khi nhận bùn, đất nạo vét

Khoang mũi

(Sử dụng cho phương tiện có camera riêng biệt cho từng khoang chứa bùn đất)
Ảnh màn hình camera

Khoang lái

Ảnh màn hình AIS

Ảnh khoang chứa bùn, đất (khoang mũi/khoang lái)

Ảnh màn hình camera/Ảnh màn hình AIS

3.Trước khi xả bùn, đất nạo vét

Khoang mũi

(Sử dụng cho phương tiện có camera riêng biệt cho từng khoang chứa bùn đất)
Ảnh màn hình camera

Khoang lái

Ảnh màn hình AIS

Ảnh khoang chứa bùn, đất (khoang mũi/khoang lái)

Ảnh màn hình Camera/Ảnh màn hình AIS

4. Sau khi xả bùn, đất nạo vét

Khoang mũi

(Sử dụng cho phương tiện có camera riêng biệt cho từng khoang chứa bùn đất)
Ảnh màn hình camera

Khoang lái

Ảnh màn hình AIS

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỢP ĐỒNG DỰ ÁN XÃ HỘI HÓA NẠO VÉT VÙNG NƯỚC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2019/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Thông tin về các bên trong hợp đồng

Bao gồm các thông tin về người đại diện theo pháp luật, chức vụ, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản, số fax, mã số thuế của từng bên tham gia hợp đồng.

2. Mục tiêu, địa điểm thực hiện dự án

2.1. Mô tả mục tiêu dự án.

2.2. Mô tả địa điểm thực hiện dự án.

3. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng

3.1. Thời gian thực hiện hợp đồng bao gồm thời gian giải phóng mặt bằng, thời điểm khởi công xây dựng và tiến độ thực hiện từng hạng mục, thời điểm hoàn thành công trình được lập thành phụ lục chi tiết, quy định cụ thể tiến độ và thời gian thực hiện từng hạng mục.

3.2. Quy định các trường hợp và điều kiện được gia hạn hoặc rút ngắn thời hạn.

4. Quy mô, biện pháp thi công chủ đạo và chi tiết

4.1. Mô tả quy mô dự án (hạng mục, chuẩn tắc, khối lượng, phạm vi, trang thiết bị sử dụng...).

4.2. Biện pháp thi công, trình tự thi công, kế hoạch thi công.

5. Giá hợp đồng bao gồm các nội dung

5.1. Kinh phí thực hiện nạo vét (bao gồm cả kinh phí hoàn trả cho nhà nước đã thực hiện các công việc quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 25 của Nghị định số 159/2018/NĐ-CP; kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng).

5.2. Giá trị sản phẩm thu hồi.

5.3. Giá trị thanh toán phần chênh lệch giữa kinh phí thực hiện nạo vét và giá trị sản phẩm thu hồi.

5.4. Điều chỉnh kinh phí nạo vét, giá trị sản phẩm thu hồi và giá trị thanh toán phần chênh lệch.

6. Bàn giao mặt bằng xây dựng

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP hoặc cơ quan được ủy quyền chủ trì tổ chức thực hiện bàn giao mặt bằng hiện trường thi công theo đúng phương án giải phóng mặt bằng dự án được phê duyệt (bao gồm cả vị trí đổ chất nạo vét được chấp thuận) cho nhà đầu tư trước thời điểm thực hiện thi công nạo vét.

7. Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng thi công dự án và nghiệm thu, bàn giao dự án

7.1. Các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng thi công dự án.

7.2. Điều kiện nghiệm thu, căn cứ nghiệm thu, thành phần nghiệm thu.

7.3. Hồ sơ nghiệm thu, bàn giao theo quy định

Nghiệm thu, bàn giao công trình dự án và các hạng mục công trình sau khi các công việc theo hợp đồng được hoàn thành đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, yêu cầu của hợp đồng.

8. Chuyển nhượng và chuyển giao dự án

Nhà đầu tư không được phép chuyển nhượng, chuyển giao dự án.

9. Nhà thầu thi công

Trước khi ký hợp đồng thầu thi công, Nhà đầu tư phải thực hiện theo các quy định sau:

9.1 Ban hành quy chế lựa chọn nhà thầu tư vấn, cung cấp hàng hóa, thi công và nhà thầu khác để áp dụng thống nhất trong quá trình thực hiện dự án trên cơ sở đảm bảo công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế;

9.2. Gửi danh sách nhà thầu thi công kèm theo hồ sơ năng lực của nhà thầu thi công tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được chấp thuận.

9.3. Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và sai sót của mình và các công việc do các nhà thầu thi công thực hiện;

9.4. Không giao khối lượng công việc theo hợp đồng cho nhà thầu thi công thực hiện quá tỷ lệ quy định trong hồ sơ mời thầu và quy định của pháp luật liên quan.

10. Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án

10.1. Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án được áp dụng dưới hình thức bảo lãnh của ngân hàng hoặc biện pháp bảo đảm nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án không được thấp hơn.... % tổng mức đầu tư của dự án.

10.2. Trước khi ký kết hợp đồng thực hiện dự án, nhà đầu tư phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP văn bản bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án. Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng thực hiện dự án được ký kết đến ngày công trình được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Trường hợp nhà đầu tư là liên danh thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án phải thực hiện theo một trong các cách sau:

a) Từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện riêng bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án tương ứng với khối lượng công việc thực hiện trong liên danh.

b) Các thành viên trong liên danh thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án cho cả liên danh.

10.3. Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có giá trị thấp hơn quy định tại khoản 10.1 mục này;

b) Thời gian có hiệu lực của bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án ngắn hơn thời hạn của hợp đồng dự án;

c) Không đúng tên dự án; tên nhà đầu tư hoặc tên liên danh thực hiện dự án;

d) Không phải là bản gốc hoặc không có chữ ký hợp lệ;

đ) Trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d khoản này, nếu nhà đầu tư không bổ sung, hoàn chỉnh bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án khi được yêu cầu thì hồ sơ đề xuất thực hiện dự án được xác định là không hợp lệ và bị loại.

10.4. Nhà đầu tư được chấp thuận chấm dứt hợp đồng dự án không phải do lỗi của mình sẽ được hoàn trả bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản chấm dứt hợp đồng dự án có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 mục này.

10.5. Nhà đầu tư không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong các trường hợp sau:

a) Từ chối thực hiện sau khi hợp đồng dự án có hiệu lực;

b) Không tuân thủ các điều khoản của hợp đồng mà không có lý do chính đáng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng dự án;

d) Trường hợp nhà đầu tư là liên danh, một thành viên trong liên danh vi phạm hợp đồng thì tất cả các thành viên trong liên danh không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án.

11. Quyền và nghĩa vụ của các bên

11.1. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

a) Tổ chức bàn giao mốc giới, mặt bằng thi công công trình phục vụ thi công theo hợp đồng cho nhà đầu tư.

b) Chỉ đạo các cơ quan đường thủy nội địa khu vực tổ chức phê duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông thủy và tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án theo quy định của pháp luật hiện hành.

c) Hướng dẫn nhà đầu tư tiến hành lựa chọn đơn vị tư vấn giám sát độc lập đủ điều kiện để giám sát quá trình thực hiện dự án theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình và quy định pháp luật hiện hành.

d) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tuân thủ các nghĩa vụ của nhà đầu tư trong việc thực hiện các yêu cầu về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy...vv.

đ) Nghiệm thu hoàn thành đưa công trình vào sử dụng và tiếp nhận công trình do nhà đầu tư bàn giao.

e) Hỗ trợ nhà đầu tư liên hệ với các cơ quan địa phương để giải quyết những vấn đề phát sinh (nếu có).

g) Xem xét các đề xuất thay đổi hợp lý của nhà đầu tư về tổng vốn đầu tư, thiết kế kỹ thuật và các điều kiện khác để đảm bảo hiệu quả dự án và trình cấp thẩm quyền quyết định.

h) Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

11.2. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư:

a) Hoàn thành đầy đủ các thủ tục về tài nguyên, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu và các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật.

b) Lập, trình duyệt phương án bảo đảm an toàn giao thông theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.

c) Lựa chọn, ký Hợp đồng với đơn vị tư vấn giám sát độc lập có năng lực (bằng kinh phí của nhà đầu tư) sau khi có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát quá trình thực hiện dự án, đồng thời tiến hành nghiệm thu, thanh quyết toán hợp đồng, theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình và quy định pháp luật hiện hành.

d) Tổ chức tiếp nhận bàn giao mốc giới, mặt bằng thi công nạo vét phục vụ thi công theo phương án giải phóng mặt bằng đã được phê duyệt.

đ) Tổ chức quản lý hoặc lựa chọn, ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn độc lập có năng lực (bằng kinh phí của nhà đầu tư) để quản lý thi công xây dựng, thực hiện công tác khảo sát đo đạc định kỳ, đồng thời tiến hành nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng, thanh quyết toán hợp đồng, theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình và quy định của pháp luật.

e) Thực hiện dự án theo đúng các nội dung của dự án được duyệt và hợp đồng này.

g) Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, phương án bảo đảm an toàn giao thông thủy trong quá trình thi công. Tự chịu trách nhiệm về an toàn thiết bị và nhân công lao động trong quá trình thực hiện dự án.

h) Thực hiện đầy đủ chế độ thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.

i) Không được quyền chuyển nhượng một phần dự án theo quy định tại mục 8 Phụ lục này.

k) Thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 10 Mẫu này.

l) Định kỳ 03 tháng, kể từ ngày khởi công thực hiện dự án phải tổ chức đo đạc kết quả thực hiện dự án với sự tham gia giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.

m) Báo cáo định kỳ hàng tháng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP và hàng quý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình, kết quả thực hiện dự án.

n) Yêu cầu tổ chức tư vấn giám sát Báo cáo định kỳ hàng quý kết quả thực hiện dự án của nhà đầu tư, tư vấn giám sát về cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.

o) Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

12. Phạt vi phạm hợp đồng

12.1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền vi phạm bất cứ điều khoản nào của Hợp đồng gây hậu quả nghiêm trọng cho việc thực hiện Dự án hoặc do lỗi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn đến Hợp đồng phải chấm dứt trước thời hạn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm bồi thường cho nhà đầu tư một khoản tiền bằng ....% giá trị Dự án (được xác định bằng tổng chi phí hợp lý mà nhà đầu tư đã phải chi trả tính đến thời điểm dừng hợp đồng), nhưng tối đa không quá ....%. Khoản tiền bồi thường sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền báo cáo cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt nguồn chi trả cho nhà đầu tư.

12.2. Nhà đầu tư vi phạm bất cứ điều khoản nào của hợp đồng gây hậu quả nghiêm trọng cho việc thực hiện dự án hoặc do lỗi của nhà đầu tư dẫn đến Hợp đồng phải chấm dứt trước thời hạn thì nhà đầu tư chịu trách nhiệm bồi thường cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền một khoản tiền bằng ....% giá trị dự án (được xác định bằng tổng chi phí hợp lý mà nhà đầu tư đã phải chi trả tính đến thời điểm dừng hợp đồng), nhưng tối đa không quá …%, khoản tiền này được lấy từ bảo đảm thực hiện hợp đồng.

13. Tạm ngừng hợp đồng

13.1. Tạm ngừng hợp đồng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền

a) Tạm ngừng thực hiện công việc của hợp đồng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu nhà đầu tư không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra thông báo yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện và sửa chữa các sai hỏng trong khoảng thời gian hợp lý cụ thể;

b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ngừng thực hiện công việc trong hợp đồng khi nhà đầu tư không đáp ứng các yêu cầu về số lượng nhân lực, số lượng chủng loại phương tiện thiết bị theo Bảng tổng hợp chi tiết về số lượng nhân lực thiết bị đã đăng ký; không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết.

c) Trước khi tạm dừng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư không ít hơn 3 ngày và trong thông báo sẽ nêu rõ lý do tạm ngừng.

13.2. Tạm ngừng Hợp đồng bởi nhà đầu tư

Nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tuân thủ quy định của hợp đồng về thời hạn thanh toán vượt quá 3 ngày; nhà đầu tư có thể, sau khi thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không muộn hơn 5 ngày, sẽ tạm ngừng công việc (hoặc giảm tỷ lệ công việc) trừ khi và cho đến khi nhà đầu tư được thanh toán theo các điều khoản của hợp đồng, tùy từng trường hợp và như đã mô tả trong thông báo.

14. Chấm dứt hợp đồng

14.1. Hợp đồng dự án chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Hợp đồng đã được hoàn thành;

b) Theo thỏa thuận của các bên;

c) Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

d) Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

đ) Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

e) Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015;

g) Do lỗi vi phạm của một trong các bên mà không có biện pháp khắc phục có hiệu quả, do sự kiện bất khả kháng hoặc các trường hợp khác quy định tại Hợp đồng dự án;

i) Trường hợp khác do luật quy định.

14.2. Các bên thỏa thuận trong hợp đồng dự án các điều kiện chấm dứt hợp đồng dự án và biện pháp xử lý, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả khi hợp đồng dự án chấm dứt trước thời hạn trong các trường hợp quy định tại khoản 1 mục này.

15. Quyết toán và thanh lý hợp đồng

15.1. Quyết toán Hợp đồng

a) Trong vòng 05 ngày sau khi nhận được biên bản nghiệm thu đã hoàn thành toàn bộ nội dung công việc theo quy định của hợp đồng, nhà đầu tư sẽ trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền 03 (ba) bộ hồ sơ quyết toán hợp đồng với các tài liệu bao gồm:

Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng;

Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ chi phí thực hiện nạo vét, giá trị sản phẩm thu hồi, giá trị thanh toán hợp đồng;

Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình;

Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có).

b) Trường hợp có thay đổi khối lượng nạo vét giữa biên bản nghiệm thu hoàn thành và khối lượng trong hợp đồng, thực hiện tính toán bù, trừ giá trị thanh toán hợp đồng theo phương án tài chính trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP phê duyệt trước khi thanh toán.

15.2. Thanh lý hợp đồng

a) Hợp đồng được thanh lý trong trường hợp

Các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo Hợp đồng đã ký;

Hợp đồng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo quy định của mục 14 Phụ lục này.

b) Việc thanh lý hợp đồng phải được hoàn tất trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo mục 13 và mục 14 Phụ lục này.

16. Sự cố bất khả kháng và nguyên tắc xử lý

16.1. Các Bên được miễn trách nhiệm theo Hợp đồng này khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

16.2. Trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên do sự cố bất khả kháng xảy ra hoặc kéo dài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy định tại mục 17 Phụ lục này.

17. Giải quyết tranh chấp

17.1. Hợp đồng này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam.

17.2. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có vấn đề vướng mắc phát sinh, hai bên phải tích cực phối hợp và ưu tiên giải quyết bằng thương lượng trong vòng 30 ngày từ ngày phát sinh tranh chấp.

17.3. Trong trường hợp hai bên không thương lượng được thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP xem xét. Trường hợp vẫn chưa thống nhất thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này có hiệu lực vào thời điểm khởi kiện.

Số lượng trọng tài viên là 3 trọng tài viên. Việc lựa chọn trọng tài viên theo quy định của pháp luật về trọng tài.

Địa điểm tiến hành trọng tài: …………, Việt Nam.

Luật áp dụng giải quyết tranh chấp là luật Việt Nam.

Ngôn ngữ dùng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt.

18. Điều khoản chung

18.1. Hai bên cam kết hợp tác, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhau trong quá trình thực hiện Hợp đồng này.

18.2. Bất cứ thông báo nào của một bên gửi cho bên kia liên quan đến Hợp đồng này phải được thực hiện bằng văn bản và gửi theo địa chỉ nêu trong Hợp đồng.

18.3. Trong trường hợp có bất kỳ điều khoản nào bị vô hiệu sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của bất kỳ điều khoản nào khác, của Hợp đồng.

18.4. Các Phụ lục ... kèm theo là phần không thể tách rời của Hợp đồng này.

19. Điều khoản thi hành

19.1. Hợp đồng dự án có hiệu lực kể từ ngày ký.

19.2. Hợp đồng này được làm thành ... bản có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ ... bản, 01 bản gửi báo cáo cơ quan có thẩm quyền tại Điều 24 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP.

20. Các tài liệu kèm theo hợp đồng

Các tài liệu kèm theo của hợp đồng là một bộ phận không tách rời của hợp đồng, bao gồm:

20.1. Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu.

20.2. Điều kiện cụ thể của hợp đồng.

20.3. Điều kiện chung của hợp đồng.

20.4. Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

20.5. Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật.

20.6. Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư.

20.7. Biên bản đàm phán hợp đồng, các văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng.

20.8. Các phụ lục của hợp đồng.

20.9. Các tài liệu khác có liên quan.

21. Thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu kèm theo hợp đồng

Thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu quy định tại mục 20 của Phụ lục này.

 

MINISTRY OF TRANSPORT OF VIETNAM
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No: 33/2019/TT-BGTVT

Hanoi, September 06, 2019

 

CIRCULAR

ON DREDGING OPERATIONS WITHIN INLAND WATER AREAS

Pursuant to the Law on Inland Waterway Traffic dated June 15, 2004 and the Law on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Inland Waterway Traffic dated June 17, 2014

Pursuant to Decree No.12/2017/ND-CP dated February 10 2017 by the Government defining the function, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;

Pursuant to Decree No. 159/2018/ND-CP dated November 28, 2018 by the Government on management of dredging operations within seaport water and inland water areas;

Pursuant to Decree No. 37/2015/ND-CP dated April 22, 2015 of the Government detailing construction contracts;

At the proposal of the Director General of Transportation Infrastructure Department and the Director General of the Vietnam Inland Waterway Administration;

The Minister of Transport promulgates a Circular on dredging operations within inland water areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides for the dredging operations within inland water areas, including: the turnkey standard maintenance dredging carried out during the definite period, unscheduled maintenance dredging to ensure the traffic safety; the contract of executing inland waterway maintenance dredging funded by the state budget and the contents of contracts for privately-invested projects on dredging of inland water areas.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies authorities, domestic and foreign organizations, individuals related to dredging operations within inland water areas.

Article 3. Interpretation of terms

For the purpose of this Circular, these terms below can be construed as follow:

1. The inland waterway management authority means authorities which perform the state specialized management in inland water transport safety, including the Vietnam Inland Waterway Administration and Departments of Transport.

2. Unscheduled maintenance dredging means irregular dredging projects with respect to emergency tasks arising due to force majeure, which need to execute immediately to ensure the inland water transport safety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Investor means an enterprise chosen by a competent authority to execute the contract of a privately-invested project on dredging of inland water areas .

Chapter II.

MAINTENANCE DREDGING OF INLAND WATERWAY CHANNELS FUNDED BY THE STATE BUDGET

Section 1. The turnkey standard maintenance dredging carried out during the definite period of inland waterway channels

Article 4. The turnkey standard maintenance dredging carried out during the definite period

1. The turnkey standard maintenance dredging carried out during the definite period funded by the state budget applies to the inland waterway channels on shoals, shallow sections or estuaries of the main waterborne transport routes which have stable streams for the latest 3 year and regularly being filled up.

2. Based on the proposal of the Vietnam Inland Waterway Administration, the Ministry of Transport shall approve the turnkey standard maintenance dredging carried out during the definite period (at least 3 years) within national inland waterways which are listed on the list of annual maintenance of inland waterway works.

3. Based on the proposal of Departments of Transport, the People’s Committee of provinces, central-affiliated cities (hereinafter referred to as provincial People’s Committees) shall approve the turnkey standard maintenance dredging carried out during the definite period (at least 3 years) within national inland waterways which are listed on the list of annual maintenance of inland waterway works.

Article 5. The project design and estimation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The construction design shall be established on the following bases:

The dump site which is approved and announced by the provincial People’s Committee shall be able to store the collected materials during the maintenance dredging carried out during the definite period;

b) The maintenance standards from the maintenance plan for inland waterway works shall be approved by the Ministry of Transport or the provincial People’s Committee or the channel standards by technical classification shall be approved by the competent authority.

c) Dredging volume includes: initial dredging volume (reconfirmed when measuring for handover of site) and maintenance dredging volume collected from the end of the initial dredging to the end of the maintenance dredging carried out during the definite period;

d) The initial dredging volume is determined based on the topographic map showing the latest depth of the inland waterway channel whose date must not exceed 06 months up to the time of design approval. In case the dated of the topographic map showing the latest depth of the inland waterway channel is more than 06 months or there is no available topographic map, a survey shall be conducted for the calculation of the initial dredging volume;

dd) The maintenance dredging volume is determined based on the average maintenance dredging volume for the latest 3 years or the volume calculated from the average result of sedimentation survey for the latest 3 years or from monitoring results and model research.

3. The estimate of the turnkey standard maintenance dredging carried out during the definite period shall base on the dredging volume corresponding to the channel design standards, dump site and the maintenance duration.

Article 6. Selecting the contractors and carrying out the handover of cleared project site

1. The selection of contractors shall comply with regulations prescribed in Article 17 of Decree No. 159/2018/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. Managing the project execution

1. The contractors shall:

Carry out the contracts in accordance with law;

b) Receive and manage the construction sites, coordinates and elevation markers during the project execution;

c) Register construction machines, equipment, monitoring equipment system, the list of workers with the local authorities of inland waterway management and such items shall be supervised, inspected and confirmed in accordance with regulations;

d) Submit the plan for project execution (duration and progress of construction) to the authorities of inland waterway management, the local authorities of inland waterway management, the local authorities, the supervising consultants, the design consultants before the time of project execution and post such plan on signboards at the project sites.

dd) Apply methods for maintaining traffic safety approved by the competent authority, including installing buoys, borderline markers of the construction site during project execution for the inspection and supervision of competent authorities.

e) Conduct the dredging in accordance with regulations of the contract and law, maintain the approved design standards (length, channel width, platform height, dredging slope, radius of curve) and comply with the environmental requirements specified in the contract during the project execution;

g) Within 02 days after detecting the shallow areas or receiving the written requests of competent agencies, the contractor must establish the dredging plan and notify the supervising consultant to carry out the construction supervision according to the regulations. Within 05 days after detecting the shallow areas or from the investors' requests, the contractor must dredge the shallow areas to maintain the design standards of the channels and the time to complete such dredging shall not be more than 20 days from the date of receiving the request

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) If the contractor fails to meet the requirements of time, progress and quality prescribed in the contract and regulations prescribed in point g of this clause, the local authority of inland waterway management shall request the Vietnam Inland Waterway Administration or the provincial People’s Committee (or agencies authorized by the provincial People’s Committee) to consider and decide the deduction of contractual payment corresponding to the time applying remedial measures (starting from the date of which the request is sent to the date of completing the implementation of remedial measures);

In case the contractor has been reminded two times in writing but still fails to complete the dredging as prescribed in point g and h of this clause, dump collected material at unassigned location or illegally transfer the contract, the local authority of inland waterway management or the Department of Transport shall notify the Vietnam Inland Waterway Administration or the provincial People’s Committee to consider, handle the violation, terminate the contract and select other capable contractors in according with regulations to continue the project execution;

k) In addition to measures prescribed in point c, point h and point i of this clause, the contractor must be responsible for any consequences and incidents caused by the shallow channel in accordance with regulations of law;

l) Select the survey unit for the internal acceptance test of the construction result in accordance with regulations. Organize the survey of the result of shallow section dredging covered by the budget of contractors in the case prescribed in point b clause 2 of this Article;

m) Establish the profile of the construction’s quality management in accordance with regulations;

n) Report the progress, quality, quantity, occupational safety and environmental status of the project in accordance with regulations of the contract and at request of the investor.

2. The local authority of inland waterway management shall:

Regularly manage, inspect and supervise the execution of contractors, supervising consultants and the on-site survey for acceptance test of constructions;

b) Organize surveys in accordance with regulations prescribed in point a, point b clause 3 of this Article to inspect the maintenance of channel standards of contractors. Send requests to contractors for immediate dredging and notify the supervising consultant to supervise such dredging in accordance with regulations if detecting areas within the project site that do not meet the requirements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Submit the report on survey results and results of maintenance dredging operations to the Vietnam Inland Waterway Administration or provincial People’s Committees (or to agencies authorized by provincial People’s Committees) every two months or after the completion of a stage and the completion of construction.

dd) Perform acceptance test for completing stages and construction in accordance with regulations.

3. The inland waterway management authority shall:

Approve the outline of survey for unscheduled inspection of each channel applying turnkey standard maintenance dredging carried out during the definite period with the maximum of checking frequency every 06 months / time. The measurement area of each survey shall be designated by the investor with the survey area being at least equal to 30% of the surface of the channel to inspect the maintenance of the channel design standards of contractors;

b) Instruct the local authorities of inland waterway management and relevant authorities and units to periodically survey the assigned areas to check the capacity for maintaining the channel design standards of the contractors.

c) Inspect the quality and the progress of maintenance dredging projects, the inland waterway safety during project execution; suspend operation and handle violations (if any) of contractors and relevant organizations, individuals in accordance with regulations of law;

Article 8. Inspecting, monitoring and carrying out the acceptance test

1. The contents of acceptance test for the turnkey standard maintenance dredging carried out during the definite period shall comply with regulations prescribed in Article 20 of Decree No. 159/2018/ND-CP and the following contents:

The supervising consultant and the contractor shall record all the construction result according to Form No. 01, Form No. 2, Form No. 3, Form No. 4, Form No. 5 and Form No. 6 prescribed in the Appendix attached to this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The contents of acceptance test for the turnkey standard maintenance dredging carried out during the definite period shall comply with regulations prescribed in Article 21 of Decree No. 159/2018/ND-CP.

Article 9. Making payments and settling expenses

The payment and settlement of expenses for the project shall comply with regulations of law.

Section 2. UNSCHEDULED MAINTENANCE DREDGING OF INLAND WATERWAY CHANNELS

Article 10. Procedures

The procedures for unscheduled maintenance dredging of inland waterway channels shall be carried out as follows:

1. Submitting report and approving unscheduled maintenance dredging

2. Selecting the contractor

3. Formulating the project design and cost estimation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Performing the acceptance testing ….

6. Consolidating, amending the maintenance plan for inland waterway works; assigning of estimated state budget.

7. Making payments and settling expenses.

Article 11. Submitting report and approving unscheduled maintenance dredging

1. Regional inland waterway regulatory authorities shall undertake and cooperate with the inland waterway management, maintenance units to conduct preliminary surveys and notify the inland waterway management authorities of the unscheduled maintenance dredging.

2. Ministry of Transport, provincial People’s Committees shall approve the unscheduled maintenance dredging based on the proposal of the inland waterway management authorities or the undertaking to conduct the unscheduled maintenance dredging.

Article 12. Selecting the consultancy, contractor

1. Responsibilities of the inland waterway management authority are:

Based on the undertaking to conduct the unscheduled maintenance dredging, the authority shall select consultancy units (on survey, supervision, design, environment) that have capability and experience to immediately implement the unscheduled maintenance dredging for approval of the Vietnam Inland Waterway Administration or the provincial People’s Committee;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Based on the result of contract negotiation, the proposal of the inland waterway management authority or the provincial Department of Transport and the contract with the selected contractors, the Vietnam Inland Waterway Administration or the provincial People’s Committee shall appraise and approve the result of consultancy unit selection.

Article 13. Formulating, appraising and approving the project design, cost estimation and consulting outline

1. The project design and the cost estimation shall be established on the basis of the survey and handover result, the norms, technical standards of survey and design, specialized technical-economic norms and regulations of relevant laws.

2. The establishment, appraisal and approval of project design, cost estimation, consulting outline and estimation of consultancy and environmental protection charges shall be carried out in accordance with clause 2, Article 16 of Decree No. 159/2018/ND-CP.

Article 14. Carrying out the handover of the cleared project site, organizing dredging, inspection and surveillance activities.

1. Carrying out the handover of cleared project site

The inland waterway management authority shall undertake and cooperate with supervising and design consultants to organize the survey and handover of cleared project site (including dredging site and dump site) for contractors to implement the project, and cooperate with relevant agencies, local authorities to inspect and confirm the current status of related works and the shoreline of dredged areas.

2. Organizing dredging

The contractors shall receive the cleared project site and organize the dredging in accordance with approved design and dredging method;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The inland waterway management authority may conduct unscheduled inspection (if necessary) during the construction of the project or when having suspicion of quality and construction quantity of contractors

3. The inspection, supervision and acceptance test shall be conducted in accordance with regulations prescribed in Article 8 of this Circular.

Article 15. Making payments and settling expenses.

The payment and settlement of expenses of maintenance dredging of inland waterway channels using the state budget shall comply with guidance of the Ministry of Finance.

Section 3. CONSTRUCTION CONTRACTS FOR INLAND WATERWAY MAINTENANCE DREDGING

Article 16. Types of contract

There are 2 types of contract for inland waterway maintenance dredging, including:

1. The fixed unit price contract or adjustable unit price contract applies to the annual maintenance dredging or unscheduled maintenance dredging.

2. The lump-sum contract applies to the turnkey standard maintenance dredging carried out during the definite period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The contents of the project execution contract shall comply with regulations of the Government on construction contracts and guidance of Ministry of Construction on work construction contracts. In addition to aforementioned contents, the following contents shall be added:

1. The contract shall be terminated and the contractor is not allowed to conduct acceptance test, receive payment and shall be responsible for compensating all losses and damages to the Investor when failing to meet requirements of time, progress, quality as prescribed in the contract and after two time of being reminded in writing but still fails to perform remedial actions or lets the construction remains unfinished.

2. During the execution of project, if the contractor disposes the dredged materials at wrong places which causes environmental pollution or illegally transfers the contract, the contract shall be terminated and the contractor shall be responsible to cover all losses and damages caused by itself in accordance with regulations of law.

3. As for lump-sum contracts for maintenance dredging, the phrase “no adjustment in budget on implementation” shall be clearly stated in the content of such contracts.

Chapter III

DREDGING WITHIN INLAND WATER AREAS AND COLLECTING DREDGED MATERIALS.

Article 18. Establishing the list of dredging areas

1. The inland waterway management authority shall establish the new list of dredging areas or update the list and submit such list to the Ministry of Transport or the provincial People’s Committee before June 30 every year.

2. The list of dredging areas must contain the main contents prescribed in clause 3 Article 26 of Decree No. 159/2018/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 19. Project contract

1. Conditions prescribed in the project contract shall be in line with regulations of law on contract and regulations prescribed in the following documents:

Decision on announcing the list of tasks in the dredging project of the competent authority;

b) Decision on approving the feasibility study reports of the dredging project of the competent authority;

c) The result of contractor selection;

d) The report on the evaluation of environmental impacts or plan for environmental protection is approved or certified in accordance with regulations;

dd) Decision or documents of approving the registration of collected products of the competent authority;

c) Assurance of project contract performance

2. Several contents in contracts of privately-invested projects on dredging of inland water areas shall be conducted as prescribed in Appendix 2 attached to this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Ministry of Transport

Establish and announce the list of dredging areas in accordance with regulations prescribed in Article 26, 17 of Decree No. 159/2018/ND-CP.

b) Instruct the Vietnam Inland Waterway Administration to cooperate with competent authorities during the implementation of the project within the managing inland water areas.

2. Provincial People’s Committees

Be responsible for tasks prescribed in clause 2, clause 3 and clause 4 Article 23 of Decree No. 159/2018-ND-CP;

b) Instruct Departments of Transport to consult Departments of Inland Waterway on projects on inland water areas under the management of Ministry of Transport in accordance with regulations of law on inland waterway;

c) Organize initial evaluations of implementing projects on dredging within inland water areas and collecting dredged materials.

3. The Vietnam Inland Waterway Administration

a) Cooperate with competent authorities conducting projects to inspect and supervise the investors’ compliance with obligations under terms and conditions of contracts and provisions laid down herein.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Departments of Transport

Submit files of projects and notify the Vietnam Inland Waterway Administration about the time and schedule of projects on dredging within inland water areas and collecting dredged materials on national inland waterway channels;

b) Undertake and cooperate with the Vietnam Inland Waterway Administration to inspect and monitor the investors’ compliance with requirements on scale, dredging area, the design standards of channels, the progress of the projects;

d) Submit monthly and quarterly reports on the progress and result of implementing projects to competent authorities prescribed in Article 24 of Decree No. 159/2018/ND-CP

4. Investors

Cooperate with departments and local governing bodies to supervise and announce the project execution to the community in the project's area in accordance with regulations;

b) Cooperate with Departments of Transport, relevant agencies and local governing bodies to inspect and confirm the status of related works and the shoreline of dredged areas within the area of the project;

c) Submit the approved report on the evaluation of environmental impacts or the certified plan for environmental protection to the People’s Committee where the project is located and post such report and plan on the signboard at the project site before and during the project execution;

d) Commit to execute the approved project in accordance with current regulations without transferring the project or parts thereof to another investors. Take responsibility for all costs of repair and compensation for damaged works inside and outside of the project’s area caused by failure to comply with the approved design in accordance with regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Properly and fully execute all commitments in the approved report on the evaluation of environmental impacts or the certified plan for environmental protection, ensure the safety of inland waterway during the execution; register the method, duration of dredging and volume of dredged materials at the provincial People’s Committee and fulfill obligations of taxes, charges and other financial obligations in accordance with regulations of law;

g) If there is any erosion of river banks, canals or potential damage to surrounding structures during the construction of the project, investors must suspend dredging and coordinate with the supervising consultant to report the situation to the local authority and inland waterway management authority to check and determine the cause, impact level and report to the provincial People's Committee for solution.

h) Report the progress, quality, quantity, occupational safety and environmental status of the project in accordance with regulations of the contract and requirements of competent authority as prescribed in Article 24 of Decree No. 159/2018/ND-CP.

5. Supervising consultants

Supervise the construction progress of investors in accordance with regulations prescribed in Article 20 of Decree No. 159/2018/ND-CP and those of law on construction quality management and construction maintenance;

b) Cooperate with local professional authorities in supervising and confirming the dredging volume of investors;

c) Submit monthly and quarterly reports on the progress and result of implementing projects in accordance with regulations of signed contracts and at request of competent authorities prescribed in Article 24 of Decree No. 159/2018/ND-CP.

Chapter IV.

IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Circular takes effect on November 01 2019.

2. The turnkey standard maintenance dredging carried out during the definite period shall commence in 2020.

3. The Circular No. 69/2015/TT-BGTVT dated November 09, 2015 by the Minister of Transport detailing the dredging operation within the inland waterway channels, seaport water, inland waterway ports and the collection of dredged materials shall be annulled.

Article 22. Implementation

The Chief of the Ministry Office, Chief Inspector, director generals of the Vietnam Inland Waterway Administration and Departments of Inland Waterway, heads of provincial Departments of Transport and relevant organizations and individuals shall apply this Circular.

 

 

PP THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Nhat

 

;

Thông tư 33/2019/TT-BGTVT quy định về hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu: 33/2019/TT-BGTVT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
Người ký: Nguyễn Nhật
Ngày ban hành: 06/09/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 33/2019/TT-BGTVT quy định về hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…