BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 299/2000/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2000 |
Nhằm triển khai thực hiện thống nhất các quy định tại Điều 22 và Điều 23 Nghị định số 171/1999/NĐ-CP ngày 7 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể như sau:
Thông tư này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động quy định sau đây trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa hoặc ngoài phạm vi bảo vệ công trình nhưng có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và an toàn công trình giao thông đường thuỷ nội địa:
1- Xây dựng các cầu vĩnh cửu, cầu tạm thời;
2 - Xây dựng các đường dây điện, đường dây thông tin, đường ống dẫn trên không hoặc dưới lòng sông;
3- Xây dựng các cảng, bến, bến phà;
4- Xây dựng các công trình kè, công trình chỉnh trị, công trình có liên quan đến phòng chống lụt bão;
5- Thi công các công trình nạo vét;
6- Thi công trục vớt, thanh thải vật chướng ngại.
II- THỦ TỤC KHI LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1- Đối với các công trình phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, thì khi tiến hành lập dự án đầu tư, người lập dự án phải gửi hồ sơ xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền quy định tại phần IV của Thông tư này. Hồ sơ gồm:
a- Văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến về dự án đầu tư. Nội dung văn bản phải nêu rõ vị trí, quy mô của công trình, tình hình thuỷ văn và các kết cấu chính của công trình;
b- Bình đồ khu vực bố trí công trình hoặc bản đồ thể hiện vị trí công trình với hệ toạ độ, mốc cao độ liên hệ với hệ mốc quốc gia.
c- Ngoài các tài liệu trên, người lập dự án còn phải nộp thêm các tài liệu cho từng trường hợp cụ thể như sau:
*/ Dự án công trình cầu vĩnh cửu, tạm thời:
- Số liệu về khoang thông thuyền ( vị trí, chiều rộng, chiều cao);
- Mặt cắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang đáy sông;
- Đối với cầu quay, cầu cất, cầu phao phải thể hiện rõ phương án và công nghệ đóng mở, khu nước dự kiến bố trí cho phương tiện thuỷ neo đậu khi chờ đợi.
*/ Dự án công trình đường ống, đường dây vượt sông trên không
- Bản vẽ, các số liệu thể hiện rõ điểm thấp nhất của đường dây, đường ống ( điểm thấp nhất của đường dây điện tính cả hành lang an toàn lưới điện theo quy định hiện hành)
*/ Dự án công trình ngầm :
- Bản vẽ thể hiện kích thước, cao trình của đỉnh kết cấu công trình ngầm.
*/ Dự án công trình bến phà:
- Bản vẽ thể hiện hướng và kích thước các bến ở hai bờ sông, các công trình phụ trợ và khu nước cần thiết cho hoạt động của phà.
*/ Các công trình kè, công trình chỉnh trị, công trình liên quan đến phòng chống lụt bão
- Bản vẽ thể hiện các kích thước và hướng của công trình, phần công trình nhô từ bờ ra ngoài.
2- Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ về các yếu tố liên quan đến an toàn cho công trình giao thông đường thuỷ nội địa và an toàn giao thông vận tải thuỷ nội địa, có ý kiến bằng văn bản trả lời cho người lập dự án đầu tư trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phức tạp cần kéo dài thời gian nghiên cứu, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và thời gian cần kéo dài thêm.
1. Trước khi thi công các công trình hoặc tiến hành các hoạt động nêu tại phần I, chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công phải gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để xin phép thi công. Hồ sơ bao gồm:
a- Văn bản gửi cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa tại khu vực xin phép thi công. Nội dung văn bản nêu rõ quy mô thi công công trình; tiến độ thi công các hạng mục công trình trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông; phạm vi vùng nước xin sử dụng và cam kết thu dọn hiện trường sau khi thi công.
b- Nếu thi công công trình trong phạm vi bảo vệ luồng chạy tầu thuyền, chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công phải có phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ qua khu vực hiện trường trong thời gian thi công và phải bố trí báo hiệu, cảnh giới theo hướng dẫn của cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa tại khu vực.
c- Bản sao văn bản ý kiến của cơ quan có thẩm quyền đối với các công trình phải lập dự án đầu tư;
d- Ngoài các tài liệu trên còn phải nộp bình đồ khu vực thi công (đối với các công trình vượt sông); bình đồ khu vực nạo vét, khối lượng được phép nạo vét, vị trí đổ đất cát và các thủ tục khác theo quy định hiện hành (đối với các công trình nạo vét).
2- Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ, nếu đủ các điều kiện theo quy định thì có văn bản cho phép thi công công trình gửi chủ đầu tư hoặc đơn vị trực tiếp thi công trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đặc biệt khẩn cấp như trục vớt phương tiện chìm đắm, thanh thải vật chướng ngại tức thời gây ách tắc giao thông thì chủ phương tiện, chủ vật chướng ngại cùng cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa khu vực thống nhất phương án đảm bảo an toàn giao thông qua khu vực thi công và phải chịu trách nhiệm về các sự cố mất an toàn khi thi công.
3- Sau khi kết thúc việc thi công, các chủ công trình nêu tại phần 1 phải bàn giao hồ sơ cho cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa khu vực gồm:
a- Biên bản kiểm tra, rà quét luồng khu vực vùng nước thuộc phạm vi thi công có sự chứng kiến của đại diện cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa khu vực;
b- Hồ sơ hoàn công khu vực thi công;
c- Bản vẽ tổng thể công trình.
4- Trong thời gian chưa tiến hành bàn giao, chủ công trình, chủ vật chướng ngại phải chịu trách nhiệm về các hậu quả gây mất an toàn cho phương tiện thuỷ qua khu vực hiện trường thi công.
IV- CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
1- Thẩm quyền cho ý kiến giai đoạn lập dự án đầu tư
a- Bộ Giao thông vận tải xem xét có ý kiến bằng văn bản đối với các công trình thuộc dự án nhóm A;
b- Cục Đường sông Việt Nam xem xét có ý kiến bằng văn bản đối với các công trình thuộc dự án nhóm B, C trên đường thuỷ nội địa Trung ương;
c- Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính xem xét có ý kiến bằng văn bản đối với các công trình thuộc dự án nhóm B, C trên đường thuỷ nội địa địa phương.
( Các công trình được phân loại dự án nhóm A, B, C theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng ).
2- Thẩm quyền cấp phép thi công
a- Cục Đường sông Việt Nam xem xét, giải quyết đối với các trường hợp thi công trên đường thuỷ nội địa Trung ương;
b- Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính xem xét, giải quyết đối với các trường hợp thi công trên đường thuỷ nội địa địa phương.
1- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế thông tư số 318 TT/PC ngày 6 tháng 9 năm 1996 và Quyết định số 2047 QĐ/PC ngày 6 tháng 8 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2- Vụ trưởng Vụ Pháp chế vận tải, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính và mọi tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành các quy định tại Thông tư này.
3- Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh về Bộ Giao thông vận tải để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.
Nơi nhận: |
K.T BỘ TRƯỞNG
BỘ GTVT |
THE MINISTRY OF TRANSPORTATION AND
COMMUNICATIONS |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 299/2000/TT-BGTVT |
Hanoi, August 04, 2000 |
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF ARTICLES 22 AND 23 OF THE GOVERNMENT’S DECREE No.171/1999/ND-CP OF DECEMBER 7, 1999
To
uniformly implement the provisions of Articles 22 and 23 of the Government’s
Decree No.171/1999/ND-CP of December 7, 1999 detailing the implementation of
the Ordinance on Protection of Traffic Works with regard to riverway traffic
works, the Ministry of Communications and Transport hereby provides the
following concrete guidance:
I.
SUBJECTS OF APPLICATION
This Circular shall apply to all organizations and individuals that conduct the following activities within the inland waterway traffic works protection area or without the works protection area, but affecting inland waterway traffic safety as well as inland waterway traffic works’ safety:
1. Building permanent bridges, makeshift bridges;
2. Building aerial or sub-riverbed power lines, communication lines, conduits;
3. Building harbors, wharves or ferry-landings;
...
...
...
5. Building dredging works;
6. Salvage, clearance and removal of obstacles.
II.
PROCEDURES FOR INVESTMENT PROJECT ELABORATION
1. For works subject to investment project elaboration under the legislation on investment and construction management, when elaborating investment projects, the project elaborators shall have to send dossiers to the competent agencies defined in Part IV of this Circular, for comments. Such a dossier includes:
a/ A document requesting the competent agency to comment on the investment project. Such document must clearly state the project’s location and size, the meteorological conditions and its major structures;
b/ The map of the area where the project is located or the map showing the ‘s position with the coordinate system and level mark in relation to the national mark system;
c/ In addition to the above-mentioned documents, the project elaborators shall also have to submit the following documents, depending on each specific case:
*/ Projects on permanent or makeshift bridges:
- Data on ship clearances (position, width, height);
...
...
...
- With regard to swing bridges, drawbridges and pontoon bridges, it is necessary to describe the retraction plan and technology, the projected water area for waterway means to moor in waiting.
* Projects on aerial river-crossing pipelines and cable-lines
- Drawings and data clearly indicating the lowest point of the cable- line or pipeline (the lowest point of a power line shall also cover the power- network safety corridor according to the current stipulations).
* Projects on underground works:
- Drawings on sizes and leveling of the top of the underground works.
* Projects on ferry-landings:
- Drawings on the direction and sizes of wharves along the river banks, support works and water area needed for ferry operations.
* Embankment projects, river-training projects and anti- flood and -storm projects:
- Drawings on sizes and direction of the works, the project’s waterfront parts.
...
...
...
III.
PROCEDURES TO APPLY FOR PERMITS TO CONSTRUCT WORKS INSIDE THE INLAND WATERWAY
TRAFFIC WORKS PROTECTION AREA
1. Before building projects or conducting activities mentioned in Part I, investors or units in charge of construction shall have to send dossiers to the competent agencies, applying for construction permits. Such a dossier includes:
a/ An application for construction, sent to the regional inland waterway managing agency, clearly stating the works construction scale: the construction tempo of each item within the traffic works protection area; the water area applied for use and the commitment to clear up the sites after the construction.
b/ If the projects are constructed inside the navigation lane protection areas, the investors or the construction units shall have to work out plans to ensure traffic safety for the navigation routes running through the construction areas during the construction time, and install signal and warning devices under the guidance of regional inland waterway managing agencies.
c/ The copies of written comments of the competent agency on the projects which require investment project elaboration;
d/ In addition to the above-mentioned documents, the scheme of the construction area (for river-crossing projects); the scheme of the dredged area, the allowed dredged volume, and the soil and sand dumping sites, are required; and the other procedures (for dredging projects) must be filled in according to the current regulations.
2. The competent agency shall consider the dossier and, if deeming that it meets the prescribed conditions, issue a written permission for construction and send it to the investor or the unit directly engaged in construction within 5 days after receiving the complete and valid dossier. In such particularly urgent cases as the salvage of sunken means, immediate clearance and removal of obstacles that cause traffic jams, the means or obstacle owners shall, together with the regional inland waterway managing agency, reach agreement on the plan to ensure safety for navigation through the construction area and take responsibility for any incidents during the construction.
3. Upon the completion of the construction, the project owners mentioned in Part I shall have to hand over the dossiers to the regional inland waterway managing agencies. Such a dossier shall include:
a/ The records on the navigation lane inspection and sweeping in the waters of the construction area, which is witnessed by representatives of the regional inland waterway managing agency;
...
...
...
c/ The general drawing of the works;
4. Pending the hand-over, the owners of the works and obstacles shall take responsibility for unsafety consequences caused by their projects or obstacles to waterway means travelling through the construction area.
IV. THE
RELEVANT COMPETENT AGENCIES
1. Competence to comment on investment projects in the elaboration stage:
a/ The Ministry of Communications and Transport shall consider and give written comments on works of group-A projects;
b/ The Vietnam Inland Waterway Administration shall consider and give written comments on works under group-B and -C projects on the centrally-run inland waterway routes;
c/ The provincial/municipal Communications and Transport Services and Communication and Public Works Services shall consider and give written comments on works under group-B or -C projects on the locally-run inland waterway routes;
(The works shall be classified under group A-, B or -C projects according to current regulations on investment and construction management).
2. Competence to grant the construction permits
...
...
...
b/ The provincial/municipal Communications and Transport Services as well as Communications and Public Works Services shall consider and permit the construction of the locally-run inland waterway projects.
V.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. This Circular takes effect 15 days after its signing and replaces Circular No.318-TT/PC of September 6, 1996 and Decision No.2047-QD/PC of August 6, 1996 of the Minister of Communications and Transport.
2. The director of the Legal Department under the Ministry of Communications and Transport, the director of the Vietnam Inland Waterway Administration, the directors of the provincial/municipal Communications and Transport Services as well as Communications and Public Works Services, and all relevant organizations and individuals shall have to implement this Circular.
3. In the course of implementation, if any problem arises, relevant organizations and/or individuals should promptly report it to the Ministry of Communications and Transport for study and appropriate supplements and/or amendments.
FOR THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
VICE MINISTER
Pham Quang
Tuyen
Thông tư 299/2000/TT-BGTVT hướng dẫn Điều 22 và Điều 23 Nghị định 171/1999/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 299/2000/TT-BGTVT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký: | Phạm Quang Tuyến |
Ngày ban hành: | 04/08/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 299/2000/TT-BGTVT hướng dẫn Điều 22 và Điều 23 Nghị định 171/1999/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Chưa có Video