BỘ GIAO
THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2011/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2011 |
QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật Giao
thông đường thủy nội địa năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận
tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách đường thủy nội
địa như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thuỷ nội địa.
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa.
Hành khách: là người được chuyên chở trên các phương tiện vận tải hành khách đường thuỷ nội địa và có mua vé hành khách, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và trẻ em được miễn vé đi cùng hành khách.
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Điều 3. Nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách
Ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, người kinh doanh vận tải còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
1. Để đầy đủ trang thiết bị cứu sinh, cứu hoả tại những nơi dễ thấy, dễ lấy trên phương tiện.
2. Thông báo tại các cảng, bến đón trả hành khách trước 03 ngày khi có sự thay đổi biểu đồ vận hành hoặc lịch chạy của phương tiện; trước 12 giờ khi có thay đổi thời gian xuất bến (trừ vận tải hành khách ngang sông).
3. Trong thời gian ít nhất là 10 phút trước khi phương tiện tới cảng, bến đón trả hành khách, thuyền trưởng phải thông báo cho hành khách tên cảng, bến, thời gian phương tiện lưu lại và các thông tin cần thiết khác (trừ vận tải hành khách ngang sông).
4. Niêm yết nội quy phương tiện (áp dụng cho hành khách), bản hướng dẫn sử dụng trang thiết bị cứu sinh, cứu hoả tại những nơi dễ thấy trên phương tiện; đối với phương tiện vận tải không thể niêm yết trên phương tiện được thì phải niêm yết tại cảng, bến đón trả hành khách.
5. Phục vụ hành khách văn minh, lịch sự.
6. Báo cáo cơ quan thẩm quyền đã chấp thuận hoạt động vận tải hành khách trên tuyến cố định trước ít nhất 05 ngày khi ngừng hoạt động trên tuyến.
1. Đối với tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đăng ký vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định không qua biên giới.
a) Tổ chức, cá nhân gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại Chi cục đường thủy nội địa khu vực.
Hồ sơ gồm: bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa tuyến cố định theo quy định tại Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này; ý kiến thống nhất bằng văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức quản lý cảng, bến thủy nội địa thống nhất cho phương tiện vào đón, trả hành khách; ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Giao thông vận tải liên quan nơi có bến đón trả hành khách; các bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề vận tải hành khách đường thuỷ nội địa, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa còn giá trị sử dụng và phù hợp với cấp tuyến đường hoạt động.
b) Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Chi cục đường thủy nội địa khu vực xem xét, nếu hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì có văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài vận tải hành khách đường thủy theo tuyến cố định. Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện quy định thì trả lại hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
2. Đối với tổ chức, cá nhân đăng ký vận tải hành khách đường thủy nội địa qua biên giới.
a) Tổ chức, cá nhân gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại Chi cục đường thủy nội địa khu vực.
Hồ sơ gồm: các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; văn bản chấp thuận của cơ quan thẩm quyền của quốc gia mà tổ chức, cá nhân đăng ký vận tải qua biên giới chọn làm điểm đến tại nước ngoài.
b) Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Chi cục đường thủy nội địa khu vực xem xét, nếu hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì có văn bản trình Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chấp thuận cho tổ chức, cá nhân vận tải hành khách đường thủy nội địa qua biên giới. Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện quy định thì trả lại hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
c) Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc sau khi tiếp nhận được văn bản trình của Chi cục đường thủy nội địa khu vực, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân vận tải hành khách đường thủy nội địa qua biên giới. Trường hợp không chấp thuận thì trả lại hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá nhân gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải nơi tổ chức đóng trụ sở chính hoặc cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú. Hồ sơ gồm:
1. Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa tuyến cố định theo quy định tại Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Ý kiến thống nhất bằng văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức quản lý cảng, bến thủy nội địa thống nhất cho phương tiện vào đón, trả hành khách.
3. Ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Giao thông vận tải liên quan nơi có bến đón trả hành khách.
4. Các bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu), bao gồm:
a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề vận tải hành khách đường thuỷ nội địa;
b) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa;
c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa còn giá trị sử dụng và phù hợp với cấp tuyến đường hoạt động.
5. Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này, Sở Giao thông vận tải liên quan xem xét, nếu hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì có văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân vận tải hành khách đường thủy theo tuyến cố định. Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện quy định thì trả lại hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Điều 6. Vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến
1. Ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều 78 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, người kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến chỉ được bố trí phương tiện hoạt động trên những tuyến đường thủy nội địa đã được tổ chức quản lý phù hợp với vùng hoạt động ghi trong Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa; đón, trả hành khách tại các cảng thủy nội địa đã được công bố hoặc bến thủy nội địa đã được cấp Giấy phép hoạt động.
2. Phương tiện phải có hợp đồng vận tải hành khách. Nội dung hợp đồng phải có các điểm chủ yếu sau đây:
a) Tuyến hành trình;
b) Tên các cảng, bến phương tiện đón, trả hành khách;
c) Thời gian và số chuyến hoạt động theo hợp đồng.
Điều 7. Vận tải hành khách ngang sông
Ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều 79 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, tổ chức, cá nhân vận tải hành khách ngang sông chỉ được bố trí phương tiện hoạt động tại những bến thủy nội địa đã được cấp Giấy phép hoạt động vận tải hành khách ngang sông.
VẬN TẢI THỬ TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 8. Phương tiện vận tải thử trên tuyến
1. Trong trường hợp phương tiện có tính năng kỹ thuật mới lần đầu được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài có tốc độ từ 30 km/giờ trở lên trước khi đưa vào vận tải hành khách đường thủy nội địa phải tổ chức chạy khảo sát một chuyến với sự giám sát của Sở Giao thông vận tải liên quan.
2. Thời gian vận tải thử trên tuyến thực hiện như sau:
a) 06 tháng đối với phương tiện có tính năng kỹ thuật mới lần đầu được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài để đưa vào vận tải hành khách trên đường thuỷ nội địa;
b) 03 tháng đối với phương tiện vận tải hành khách trên tuyến đường thuỷ nội địa đã có phương tiện cùng đặc tính kỹ thuật đang khai thác.
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chạy khảo sát gồm :
a) Đơn đề nghị chấp thuận cho phương tiện vận tải chạy khảo sát trên tuyến đường thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Ý kiến thống nhất bằng văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức quản lý cảng, bến thủy nội địa thống nhất cho phương tiện vào đón, trả hành khách;
c) Ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Giao thông vận tải liên quan đến tuyến vận tải;
d) Các bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề vận tải hành khách đường thuỷ nội địa; Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa còn giá trị sử dụng và phù hợp với cấp tuyến đường mà phương tiện dự kiến đưa vào khai thác.
2. Tổ chức, cá nhân không có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải nơi tổ chức đóng trụ sở chính hoặc cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú. Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Giao thông vận tải xem xét, nếu hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì có văn bản chấp thuận để tổ chức, cá nhân không có vốn đầu tư nước ngoài cho phương tiện vận tải chạy khảo sát trên tuyến đường thủy nội địa. Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện quy định thì trả lại hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
3. Tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại Chi cục đường thủy nội địa khu vực. Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Chi cục đường thủy nội địa khu vực xem xét, nếu hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì có văn bản chấp thuận để tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài cho phương tiện vận tải chạy khảo sát trên tuyến đường thủy nội địa. Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện quy định thì trả lại hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Đối với tổ chức, cá nhân đăng ký cho phương tiện vận tải hành khách chạy khảo sát trên tuyến đường thủy nội địa qua biên giới.
a) Tổ chức, cá nhân gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại Chi cục đường thủy nội địa khu vực.
Hồ sơ gồm: các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này; văn bản chấp thuận của cơ quan thẩm quyền của quốc gia mà tổ chức, cá nhân đăng ký vận tải qua biên giới chọn làm điểm đến tại nước ngoài.
b) Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Chi cục đường thủy nội địa khu vực xem xét, nếu hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì có văn bản trình Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chấp thuận cho tổ chức, cá nhân vận tải hành khách đường thủy nội địa qua biên giới. Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện quy định thì trả lại hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
c) Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc sau khi tiếp nhận được văn bản trình của Chi cục đường thủy nội địa khu vực, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân vận tải hành khách đường thủy nội địa qua biên giới. Trường hợp không chấp thuận thì trả lại hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
1. Sau khi hoàn thành chạy khảo sát, tổ chức, cá nhân gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại cơ quan chấp thuận chạy khảo sát. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị chấp thuận cho phương tiện vận tải hành khách vận tải thử trên tuyến đường thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Biên bản chạy khảo sát có ý kiến thống nhất của các cơ quan, đơn vị tham gia giám sát chạy khảo sát theo quy định tại Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, sau khi xem xét, nếu hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo quy định:
a) Sở Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận để tổ chức, cá nhân không có vốn đầu tư nước ngoài cho phương tiện vận tải thử trên tuyến đường thủy nội địa;
b) Chi cục đường thủy nội địa khu vực có văn bản chấp thuận để tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài cho phương tiện vận tải thử trên tuyến đường thủy nội địa.
Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện quy định thì trả lại hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
3. Đối với tổ chức, cá nhân đăng ký cho phương tiện vận tải hành khách vận tải thử trên tuyến đường thủy nội địa qua biên giới.
a) Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Chi cục đường thủy nội địa khu vực xem xét, nếu hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì có văn bản trình Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chấp thuận cho tổ chức, cá nhân vận tải hành khách đường thủy nội địa qua biên giới. Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện quy định thì trả lại hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
b) Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc sau khi tiếp nhận được văn bản trình của Chi cục đường thủy nội địa khu vực, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân vận tải hành khách đường thủy nội địa qua biên giới. Trường hợp không chấp thuận thì trả lại hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Hết thời hạn vận tải thử, nếu còn những tồn tại chưa thật đảm bảo an toàn cho phương tiện hoạt động trên tuyến thì cơ quan thẩm quyền có thể gia hạn thời gian vận tải thử trên tuyến và ghi rõ tồn tại, yêu cầu cần khắc phục. Thời gian gia hạn không quá 03 tháng và tổng số thời gian vận tải thử trên tuyến không quá 12 tháng.
5. Trong hoặc sau thời hạn vận tải thử nếu cơ sở hạ tầng của tuyến hoặc phương tiện không đảm bảo đủ điều kiện an toàn thì cơ quan thẩm quyền ra văn bản yêu cầu ngừng hoạt động và thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan biết.
1. Kết thúc thời gian vận tải thử, tổ chức, cá nhân xin chấp thuận cho phương tiện vận tải hành khách hoạt động chính thức trên tuyến đường thủy nội địa bổ sung báo cáo bằng văn bản (có xác nhận của Sở Giao thông vận tải liên quan) vào hồ sơ đề nghị chấp thuận cho phương tiện vận tải hành khách hoạt động chính thức trên tuyến đường thủy nội địa.
2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc chấp thuận cho phương tiện vận tải hành khách hoạt động chính thức trên tuyến đường thủy nội địa thực hiện các quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này.
3. Trong văn bản chấp thuận vận tải hành khách chính thức trên tuyến đường thủy nội địa, cơ quan thẩm quyền ghi rõ tổ chức, cá nhân được hoạt động vận tải chính thức và thông báo với Sở Giao thông vận tải, có liên quan trên tuyến tiếp tục theo dõi, quản lý.
Điều 12. Vé hành khách, bán vé, lập danh sách hành khách, kiểm soát vé
1. Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận tải hành khách. Vé hành khách do người kinh doanh vận tải hành khách tự in và phát hành theo quy định tại Mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Không được bán vé không đúng giá vé mà người kinh doanh vận tải hành khách đã công bố tại các nơi bán vé. Giá vé khi công bố mới hoặc thay đổi phải công bố công khai tại các cảng, bến đón, trả hành khách 03 ngày liên tục và 15 ngày sau mới được thực hiện. Việc thay đổi giá vé hành khách thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có thể tự tổ chức bán vé hoặc uỷ thác cho người quản lý cảng, bến thuỷ nội địa hoặc người khác bán vé.
4. Thông báo công khai thời gian bán vé, thời gian đóng cửa bán vé tại nơi bán vé và phòng chờ của hành khách. Đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định, thời gian đóng cửa bán vé tối thiểu là 15 phút trước khi phương tiện xuất bến.
5. Số lượng vé bán ra của mỗi chuyến vận tải không được vượt quá số lượng hành khách mà cơ quan đăng kiểm quy định cho phương tiện.
6. Đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định hoặc theo hợp đồng chuyến, người vận tải phải lập danh sách hành khách tối thiểu thành 02 bản; 01 bản giao cho Thuyền trưởng, 01 bản lưu tại cảng, bến thủy nội địa. Thuyền trưởng có trách nhiệm bổ sung vào danh sách hành khách khi có hành khách xuống phương tiện tại các bến thủy nội địa trên tuyến vận tải. Danh sách hành khách phải bao gồm các trường hợp được miễn vé.
7. Kiểm soát vé khi hành khách xuống phương tiện; không cho hành khách xuống phương tiện quá số lượng quy định; giải quyết kịp thời các trường hợp nhầm lẫn vé hành khách.
Điều 13. Miễn, giảm giá vé hành khách
1. Trẻ em từ 05 tuổi trở xuống được miễn vé nhưng phải ngồi chung với hành khách đi kèm.
2. Trẻ em từ trên 05 tuổi đến 10 tuổi được giảm 50% giá vé nhưng 02 trẻ em trong đối tượng này phải ngồi chung một ghế.
Điều 14. Các đối tượng được ưu tiên bán vé theo thứ tự sau đây
1. Di chuyển bệnh nhân theo yêu cầu của cơ quan y tế.
2. Thương binh, bệnh binh hạng 1 và hạng 2.
3. Người trên 65 tuổi, người khuyết tật.
4. Người đi cùng trẻ em dưới 24 tháng tuổi.
5. Phụ nữ có thai.
1. Hành khách đi quá cảng, bến thủy nội địa ghi trong vé thì phải mua vé bổ sung quãng đường đi thêm.
2. Hành khách có nhu cầu lên tại cảng, bến gần hơn cảng, bến thủy nội địa đến đã ghi trong vé thì không được hoàn lại tiền vé đoạn đường không đi.
3. Hành khách trả lại vé ít nhất 01 giờ trước thời gian phương tiện xuất bến được hoàn lại 90% giá vé.
4. Hành khách có vé nhưng đến chậm sau khi phương tiện đã xuất bến theo lịch chạy tầu đã công bố mà không thông báo cho người kinh doanh vận tải hoặc người bán vé biết thì thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Hành khách muốn đi chuyến kế tiếp thì người kinh doanh vận tải có trách nhiệm bố trí cho hành khách đi chuyến tiếp và được thu thêm 50% tiền vé;
b) Hành khách không muốn đi tiếp thì không được hoàn lại tiền vé.
5. Hành khách có vé nhưng đã thông báo cho người kinh doanh vận tải hoặc người bán vé (bằng điện thoại, điện tín, Fax hoặc Email) 02 giờ trước thời gian phương tiện xuất bến theo lịch chạy tầu đã công bố thì giải quyết theo các quy định sau đây:
a) Hành khách muốn đi chuyến kế tiếp thì người kinh doanh vận tải có trách nhiệm bố trí cho hành khách đi chuyến tiếp và được thu thêm 20% giá vé;
b) Hành khách không muốn đi tiếp, nếu trả lại vé thì được hoàn lại 80% giá vé.
VẬN TẢI VÀ BẢO QUẢN HÀNH LÝ KÝ GỬI, BAO GỬI
1. Mỗi hành khách được miễn tiền cước 20 kg hành lý; đối với hành khách theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này được miễn tiền cước 10 kg hành lý.
2. Điều kiện của hành lý ký gửi, bao gửi:
a) Có kích thước chiều dài x chiều rộng x chiều cao không quá 1,2 mét x 0,7 mét x 0,7 mét; trọng lượng không quá 20 kg đối với hành lý xách tay và 50 kg đối với mỗi bao, kiện hành lý ký gửi;
b) Phải trả tiền cước vận tải;
c) Ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, điểm b nêu trên, hành lý ký gửi còn phải có các điều kiện sau đây: hành khách có vé đến bến nào thì hành lý ký gửi được nhận gửi đến bến đó; hành lý ký gửi phải đi cùng trên phương tiện với người gửi kể cả trường hợp phải chuyển sang một phương tiện khác trong quá trình vận tải.
3. Không được để trong khoang hành khách những hành lý, bao gửi sau đây:
a) Hài cốt;
b) Súc vật có trọng lượng từ 40 kg/con trở lên;
c) Hàng hóa có mùi hôi, thối;
d) Hàng cồng kềnh, cản trở lối đi trên phương tiện.
Điều 17. Nhận và bảo quản hành lý ký gửi, bao gửi
1. Hành khách có hành lý ký gửi quá mức quy định được miễn cước thì phải trả tiền cước và giao cho người kinh doanh vận tải trước khi phương tiện khởi hành.
2. Người có bao gửi phải lập tờ khai gửi hàng hoá, ghi rõ : loại hàng hoá, số lượng, trọng lượng, giá trị; tên, địa chỉ người gửi, người nhận hàng hoá. Tờ khai gửi hàng hoá được lập ít nhất 02 bản, 01 bản cho người nhận hàng hoá và 01 bản cho người kinh doanh vận tải, trường hợp cần thiết có thể lập thêm.
3. Người gửi hàng hoá phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hàng hoá đóng trong hành lý ký gửi, bao gửi và gửi bản sao các giấy tờ có giá trị pháp lý cho người kinh doanh vận tải.
4. Người kinh doanh vận tải có trách nhiệm kiểm tra bao bì, số lượng, ký mã hiệu hàng hoá và xác nhận vào tờ khai gửi hàng hoá; tuỳ theo khả năng phương tiện, kho bãi để quyết định nhận hành lý ký gửi, bao gửi trên các tuyến vận tải.
Điều 18. Giao trả hành lý ký gửi, bao gửi
1. Hành khách có hành lý ký gửi khi nhận lại hành lý phải xuất trình vé, chứng từ thu cước.
2. Người nhận bao gửi khi nhận lại bao gửi phải xuất trình chứng từ thu cước; tờ khai gửi hàng hoá và giấy tờ tuỳ thân. Nếu người khác nhận phải có giấy uỷ quyền theo quy định pháp luật. Trường hợp người nhận bao gửi đến nhận quá thời hạn mà hai bên thoả thuận thì phải trả phí lưu kho, bãi.
3. Người nhận hành lý ký gửi, bao gửi phải kiểm tra lại hành lý ký gửi, bao gửi tại nơi nhận; sau khi nhận xong, người kinh doanh vận tải không chịu trách nhiệm về sự mất mát hoặc hư hỏng của hành lý, bao gửi đó.
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, BỒI THƯỜNG
Điều 19. Trường hợp do lỗi của người vận tải
1. Trường hợp phương tiện không xuất bến đúng thời gian quy định, hành khách phải chờ đợi qua đêm thì người kinh doanh vận tải phải bố trí nơi ăn, nghỉ cho hành khách và chịu chi phí; nếu hành khách không tiếp tục đi, trả lại vé thì người kinh doanh vận tải phải hoàn lại tiền vé, tiền cước cho hành khách.
2. Trường hợp phương tiện đang hành trình nếu bị hỏng, không tiếp tục hành trình được, Thuyền trưởng phải tìm mọi biện pháp đưa hành khách tới bến gần nhất bảo đảm an toàn, thông báo cho người kinh doanh vận tải biết và thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Nếu hành khách phải chờ đợi qua đêm thì người kinh doanh vận tải phải bố trí nơi ăn, nghỉ cho hành khách và chịu mọi chi phí;
b) Nếu hành khách không muốn chờ đợi để đi tiếp thì người kinh doanh vận tải phải trả lại tiền vé, tiền cước tương ứng với đoạn đường còn lại cho hành khách;
c) Nếu người kinh doanh vận tải bố trí được phương tiện khác nhưng phải quay trở lại bến xuất phát thì người kinh doanh vận tải phải hoàn lại toàn bộ tiền vé, tiền cước cho hành khách.
Điều 20. Trường hợp bất khả kháng
1. Khi phương tiện chưa xuất bến, người kinh doanh vận tải phải thông báo ngay cho hành khách việc tạm dừng chuyến đi; trường hợp hủy bỏ chuyến đi thì người kinh doanh vận tải phải hoàn lại toàn bộ tiền vé, tiền cước cho hành khách.
2. Khi phương tiện đang hành trình:
a) Trường hợp phương tiện phải đi trên tuyến khác dài hơn thì người kinh doanh vận tải không được thu thêm tiền vé, tiền cước của hành khách;
b) Trường hợp phải chuyển tải hành khách, hành lý, bao gửi thì người kinh doanh vận tải thực hiện việc chuyển tải và chịu chi phí;
c) Trường hợp không thể hành trình tiếp được, phương tiện phải quay về bến gần nhất hoặc bến xuất phát thì hành khách không phải trả thêm tiền vé, tiền cước đoạn đường quay về; người kinh doanh vận tải phải hoàn lại tiền vé, tiền cước tương ứng với đoạn đường chưa đi cho hành khách.
Điều 21. Hành khách rơi xuống nước, chết hoặc ốm trên phương tiện đang hành trình
1. Trường hợp hành khách rơi xuống nước, Thuyền trưởng phải huy động lực lượng nhanh chóng cứu hành khách. Nếu đã làm hết khả năng mà không cứu được thì Thuyền trưởng phải lập biên bản có xác nhận của thân nhân nạn nhân (nếu có), của đại diện hành khách và thông báo cho chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn; nếu không có thân nhân đi cùng thì Thuyền trưởng phải thông báo cho gia đình hoặc đơn vị của nạn nhân biết để cùng phối hợp giải quyết.
2. Trường hợp hành khách chết, Thuyền trưởng phải lập biên bản có xác nhận của thân nhân nạn nhân (nếu có), đại diện hành khách và tổ chức đưa người bị nạn cùng hành lý của người đó lên bến gần nhất, cử người trông coi; thông báo với chính quyền địa phương, gia đình hoặc đơn vị của nạn nhân biết để cùng phối hợp giải quyết; hành lý của nạn nhân phải được kiểm kê và đưa vào nơi bảo quản.
3. Trường hợp hành khách ốm nặng, Thuyền trưởng tổ chức sơ cứu; nếu đe doạ đến tính mạng hành khách, Thuyền trưởng phải tổ chức đưa hành khách đó lên cảng, bến gần nhất và cử người đưa đến nơi điều trị, trừ trường hợp hành khách có thân nhân đi cùng.
Điều 22. Hành lý ký gửi trong quá trình vận tải
1. Trường hợp phát hiện hành lý ký gửi có hiện tượng tự bốc cháy, rò rỉ hoặc đổ vỡ thì người vận tải phải thông báo và cùng hành khách có hành lý đó thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn để bảo vệ người, hàng hoá và phương tiện. Khi thực hiện các biện pháp ngăn chặn nếu phát sinh tổn thất phải lập biên bản có xác nhận của người có hành lý đó, đại diện hành khách. Các chi phí phát sinh do bên có lỗi chịu trách nhiệm. Nếu cả hai bên đều không có lỗi thì chi phí và thiệt hại phát sinh thuộc bên nào thì bên đó tự chịu trách nhiệm.
2. Trường hợp bất khả kháng, nếu không đảm bảo an toàn, người kinh doanh vận tải có quyền dỡ một phần hoặc toàn bộ hành lý ra khỏi phương tiện; người có hành lý phải tự bảo quản; mọi chi phí và tổn thất thuộc bên nào thì bên đó tự chịu trách nhiệm.
3. Trường hợp phương tiện vận tải bị trưng dụng do lệnh của cơ quan có thẩm quyền thì Thuyền trưởng thông báo cho người kinh doanh vận tải, hành khách biết. Thuyền viên cùng cơ quan trưng dụng phải tổ chức đưa hành khách, hành lý lên bờ. Cơ quan trưng dụng tổ chức đưa hành khách, hành lý, bao gửi đi tiếp.
4. Trường hợp luồng chạy tầu thuyền vận tải bị ách tắc, người kinh doanh vận tải phải thông báo và cùng hành khách thực hiện các biện pháp giải quyết sau đây:
a) Nếu xét thấy phải chờ đợi lâu, ảnh hưởng tới chuyến đi và sức khoẻ hành khách thì người vận tải phải đưa phương tiện đến bến gần nhất, tổ chức đưa hành khách, hành lý lên bờ; giúp hành khách đi tiếp bằng phương tiện khác. Người kinh doanh vận tải chỉ được thu tiền vé và cước quãng đường thực tế phương tiện đã đi;
b) Trường hợp phải quay lại cảng, bến xuất phát thì người kinh doanh vận tải chỉ được thu tiền vé và cước đoạn đường đã đi (không tính lượt về);
c) Trường hợp phải chuyển tải hành khách, hành lý qua chỗ ách tắc thì người kinh doanh vận tải thực hiện việc chuyển tải và chịu chi phí;
d) Trường hợp phương tiện chờ đợi đến khi thông luồng thì người kinh doanh vận tải phải thông báo cho hành khách biết; nếu hành khách có yêu cầu dời phương tiện thì thuyền viên phải tạo điều kiện đưa hành khách lên bờ.
Trường hợp có phát sinh đối với bao gửi trong quá trình vận tải thì thực hiện theo quy định về vận tải hàng hoá đường thuỷ nội địa.
Điều 24. Bồi thường hành lý ký gửi, bao gửi bị mất mát hư hỏng
1. Trường hợp hành lý ký gửi, bao gửi hư hỏng, thiếu hụt hoặc mất mát do lỗi của người kinh doanh vận tải thì phải bồi thường theo các quy định sau đây:
a) Theo giá trị đã kê khai đối với hành lý ký gửi, bao gửi có kê khai giá trị; trường hợp người kinh doanh vận tải chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị kê khai thì theo giá trị thiệt hại thực tế;
b) Theo mức do hai bên thoả thuận;
c) Theo giá trị trên hoá đơn mua hàng;
d) Theo giá thị trường của hàng hoá đó tại thời điểm trả tiền và địa điểm trả hàng; trong trường hợp không có giá thị trường của hàng hoá đó thì theo giá trung bình của hàng hoá cùng loại, cùng chất lượng trong khu vực nơi trả hàng;
đ) Trường hợp không giải quyết được theo quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này thì theo quy định sau đây: đối với hành lý ký gửi: mức bồi thường không vượt quá 20.000 (hai mươi nghìn) đồng, tiền Việt Nam cho 01 kg hành lý ký gửi tổn thất; đối với bao gửi: mức bồi thường không vượt quá 20.000 (hai mươi nghìn) đồng, tiền Việt Nam cho 01 kg bao gửi tổn thất; 7.000.000 (bảy triệu) đồng, tiền Việt Nam đối với mỗi bao hoặc kiện tổn thất.
2. Hành lý ký gửi, bao gửi bị hư hỏng, thiếu hụt, mất mát một phần thì bồi thường phần hư hỏng, thiếu hụt hoặc mất mát; trường hợp phần hư hỏng, thiếu hụt, mất mát dẫn đến hư hỏng hoặc không sử dụng được toàn bộ thì phải bồi thường toàn bộ; người vận tải được quyền sở hữu số hàng hoá tổn thất đã bồi thường.
3. Ngoài việc bồi thường thiệt hại theo các quy định tại khoản 1 Điều này, người kinh doanh vận tải còn phải hoàn lại cho hành khách hoặc người gửi hàng toàn bộ tiền cước hoặc phụ phí của số hành lý ký gửi, bao gửi bị tổn thất.
Điều 25. Giải quyết tranh chấp
1. Trong quá trình vận tải hành khách đường thuỷ nội địa nếu có phát sinh ảnh hưởng đến lợi ích của các bên thì phải lập biên bản hiện trường; nội dung biên bản phải xác định rõ thời gian, địa điểm, hậu quả, nguyên nhân khách quan, chủ quan, kết quả giải quyết có xác nhận của đại diện hành khách. Biên bản lập xong phải được gửi cho các bên có liên quan.
2. Trường hợp không thoả thuận được, các bên có quyền yêu cầu Trọng tài kinh tế hoặc khởi kiện tại Toà án kinh tế xét xử theo quy định pháp luật.
Điều 26. Thẩm quyền chấp thuận vận tải hành khách theo tuyên cố định
1. Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam: chấp thuận vận tải hành khách theo tuyến cố định và chấp thuận cho phương tiện vận tải hành khách chạy khảo sát, chạy thử trên tuyến đường thuỷ nội địa đối với tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài vận tải hành khách đường thủy nội địa qua biên giới.
2. Chi cục đường thuỷ nội địa khu vực: chấp thuận vận tải hành khách theo tuyến cố định và chấp thuận cho phương tiện vận tải hành khách chạy khảo sát, chạy thử trên tuyến đường thuỷ nội địa đối với tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định không qua biên giới.
3. Sở Giao thông vận tải: chấp thuận vận tải hành khách theo tuyến cố định và chấp thuận cho phương tiện vận tải hành khách chạy khảo sát, chạy thử trên tuyến đường thuỷ nội địa đối với tổ chức, cá nhân không có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 34/2004/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về vận tải hành khách đường thủy nội địa.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này 05 Mẫu sau đây:
a) Mẫu số 1: Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách đường thuỷ nội địa theo tuyến cố định;
b) Mẫu số 2: Đơn đề nghị chấp thuận cho phương tiện vận tải hành khách chạy khảo sát trên tuyến đường thuỷ nội địa;
c) Mẫu số 3: Biên bản chạy khảo sát;
d) Mẫu số 4: Đơn đề nghị chấp thuận cho phương tiện vận tải hành khách vận tải thử trên tuyến đường thuỷ nội địa;
đ) Mẫu số 5: Vé tàu khách đường thuỷ nội địa.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
THE
MINISTER OF TRANSPORT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 20/2011/TT-BGTVT |
Hanoi, March 31, 2011 |
PROVIDING FOR PASSENGER TRANSPORTATION BY INLAND WATERWAY
Pursuant to the 2004 Law on Inland Waterway Navigation;
Pursuant to the Government's Decree No. 51/ 2008/ND-CP of April 22, 2008, defining the Junctions, tasks, powers and organizational, structure of the Ministry of Transport;
The Minister of Transport provides for passenger transportation by inland waterway as follows:
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. This Circular applies to organizations and individuals engaged in the transportation of passengers, luggage and consigned baggage by inland waterway.
Article 2. Interpretation of terms
Passenger mean a person who is carried on board an inland waterway passenger vessel and has bought a passenger ticket, excluding the vessel's crew members and operator and fare-exempt children accompanying the passenger.
PASSENGER TRANSPORTATION BY INLAND WATERWAY
Article 3. Obligations of passenger transport dealers
In addition to complying with Clause 2, Article 82 of the Law on Inland Waterway Navigation, transport dealers shall perform the following obligations:
1. To put sufficient life saving and fire extinguishing devices and equipment at easily noticeable and accessible places on board vessels.
2. To make announcement at passenger-embarking and -disembarking ports or landing stages at least 3 days in advance upon any changes in vessels' operation chart or itinerary or at least 12 hours in advance upon any changes in the time of departure (except cases of cross-river passenger transportation).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. To post up vessels' internal rules (applicable to passengers) and use instructions of life saving and fire extinguishing devices and equipment at easily noticeable places on board vessels; in case these rules and instructions cannot be posted up on board vessels, they must be posted up at passenger-embarking and -disembarking ports and landing stages.
5. To serve passengers in a civilized and polite manner.
6. To report the termination of operation on fixed routes to competent agencies which have granted approval for passenger transportation on fixed routes at least 5 days in advance.
1. For organizations and individuals with foreign investment capital in Vietnam that register for passenger transportation on domestic fixed inland waterway routes
a/ Registrants shall submit their dossiers by post or directly to regional inland waterway administrations.
A dossier comprises a paper of registration for passenger transportation on fixed inland waterway routes, made according to form No. 1 attached to this Circular; written agreements or contracts with inland waterway port or landing stage authorities allowing vessels to enter ports or landing stages to embark or disembark passengers; written consents of provincial-level Transport Departments of localities in which passenger ports or landing stages are located; certified copies (or copies enclosed with originals for comparison) of the business registration certificate, stating the business line of passenger transportation by inland waterway, certificates of registration and certificates of technical safety and environmental protection of inland waterway vessels which are valid and suitable to the grade of the operation route.
b/ Within 5 working days after receiving a dossier specified at Point a, Clause 1 of this Article, the regional inland waterway administration shall examine the dossier; if the dossier is complete according to regulations, it shall issue a written approval for passenger transportation on fixed inland waterway routes; if the prescribed conditions are not fully met, it shall return the dossier and issue a written reply clearly stating the reason.
2. For organizations and individuals that register for passenger transportation on cross-border inland waterway routes
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A dossier comprises the papers specified at Point a. Clause 1 of this Article; the written consent of a competent authority of the foreign country of destination.
b/ Within 5 working days after receiving a dossier specified at Point a, Clause 1 of this Article, the regional inland waterway administration shall examine the dossier; if the dossier is complete according to regulations, it shall propose in writing the Vietnam Inland Waterway Administration to approve passenger transportation on cross-border inland waterway routes; if the prescribed conditions are not fully met, it shall return the dossier and issue a written reply clearly stating the reason.
c/ Within 5 working days after receiving the regional inland waterway administration's proposal, the Vietnam Inland Waterway Administration shall issue a written approval for passenger transportation on cross-border inland waterway routes. In case of refusal, it shall return the dossier and give a written reply clearly stating the reason.
Organizations and individuals shall submit their dossiers by post or directly to provincial-level Transport Departments of localities in which they are headquartered, for organizations, or register their permanent residence, for individuals. A dossier comprises:
1. A paper of registration for passenger transportation on fixed inland waterway routes, made according to form No. 1 provided in this Circular.
2. The written agreements or contracts with inland waterway port or landing stage authorities allowing vessels to enter ports or landing stages to embark or disembark passengers.
3. Written consents of provincial-level Transport Departments of localities in which ports or landing stages are located.
4. Certified copies (or copies enclosed with originals for comparison) of the following papers:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b/ Certificates of registration of inland waterway vessels;
c/ Certificates of technical safety and environmental protection of inland waterway vessels, which are valid and suitable to the grade of the operation route.
5. Within 5 working days after receiving a dossier specified at Clauses 1.2.3 and 4 of this Article, the provincial-level Transport Department shall examine the dossier; if the dossier is complete according to regulations, it shall issue a written approval for passenger transportation on fixed inland waterway routes; if the prescribed conditions are not fully met, it shall return the dossier and issue a written reply clearly stating the reason.
Article 6. Passenger transportation under contracts
1. In addition to complying with the provisions of Article 78 of the Law on Inland Waterway Navigation, transport dealers engaged in passenger transportation under contracts may operate their vessels only on organized inland waterway routes within the operation area stated in the certificate of technical safety and environmental protection of inland waterway vessels; and embark and disembark passengers at inland waterway ports already announced or at inland waterway landing stages which have operation licenses.
2. For each vessel, a passenger transportation contract with the following details must be signed:
a/ The itinerary;
b/ Names of passenger-embarking and -disembarking ports and landing stages;
c/ The period of operation and number of trips under the contract.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
In addition to complying with the provisions of Article 79 of the Law on Inland Waterway Navigation, organizations and individuals engaged in cross-river passenger transportation may only operate vessels at inland waterway landing stages which have a permit for cross-river passenger transportation.
EXPERIMENTAL TRANSFORMATION ON INLAND WATERWAY ROUTES
Article 8. Vessels subject to experimental transportation
1. For vessels which are domestically manufactured or imported for the first time and have new technical properties and a speed of 30 km/h or higher, before using them for passenger transportation on inland waterway routes, testing trips must be organized under the supervision of concerned provincial-level Transport Departments.
2. The duration of experimental transportation on inland waterway routes is:
a/ Six months, for vessels which are domestically manufactured or imported for the first time and have new technical properties for use in passenger transportation on inland waterway routes;
b/ Three months, for vessels with technical properties similar to those of operating ones.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a/ An application for approval for a vessel's testing trip on an inland waterway route, made according to form No. 2 attached to this Circular;
b/ Written agreements or contracts with inland waterway port or landing stage authorities allowing the vessel to enter ports or landing stages to embark or disembark passengers;
c/ Written consents of provincial-level Transport Departments of localities related to the transport route;
d/ Certified copies (or copies enclosed with originals for comparison) of: the business registration certificate stating the business line of passenger transportation by inland waterway, the vessel's registration certificate and certificate of technical safety and environmental protection, which is valid and suitable to the grade of the projected operation route of the vessel.
2. Organizations and individuals without foreign investment capital in Vietnam shall submit their dossiers by post or directly to Transport Departments of provinces or centrally run cities in which they are headquartered, for organizations, or register their permanent residence, for individuals. Within 5 working days after receiving a dossier specified in Clause 1 of this Article, the provincial-level Transport Department shall examine the dossier and, if the dossier is complete, make a written approval for the vessel's testing trip. In case the prescribed conditions are not fully met, the provincial-level Transport Department shall return the dossier and issue a written reply clearly stating the reason.
3. Organizations and individuals with foreign investment capital in Vietnam shall submit their dossiers by post or directly to regional inland waterway administrations. Within 5 working days after receiving a dossier specified in Clause 1 of this Article, the regional inland waterway administration shall examine the dossier and, if the dossier is complete, make a written approval for the vessel's testing trip. In case the prescribed conditions are not fully met, it shall return the dossier and issue a written reply clearly stating the reason.
4. For organizations and individuals registering for passenger vessel's testing trips on cross-border inland waterway routes
a/ Organizations and individuals shall submit their dossiers by post or directly to regional inland waterway administrations.
A dossier comprises the papers specified in Clause 1 of this Article and the written consent of a competent authority of the country of destination.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c/ Within 5 working days after receiving the regional inland waterway administration's proposal, the Vietnam Inland Waterway Administration shall issue a written approval for the passenger vessel's testing trip on a cross-border inland waterway route. In case of refusal, it shall return the dossier and issue a written reply clearly stating the reason.
1. After a testing trips is finished, the organization or individuals shall send a dossier of application for experimental transportation on inland waterway routes by post or submit it directly to the agency which has approved the testing trip. A dossier comprises:
a/ An application for approval for experimental passenger transportation on inland waterway routes, made according to form No. 3 attached to this Circular;
b/ A record of the testing trip, made according to form No. 4 attached to this Circular, containing written consents of agencies and units supervising the testing trip.
2. Within 5 working days after receiving a complete dossier specified in Clause 1 of this Article, after examining and finding the dossier complete according to regulations:
a/ The provincial-level Transport Department shall issue a written approval for experimental transportation on inland waterway routes, for applicants being organizations and individuals without foreign investment capital;
b/ The regional inland Waterway administration shall issue a written approval for experimental transportation on inland waterway routes, for applicants being organizations and individuals with foreign investment capital.
In case the prescribed conditions are not fully met, the competent authority shall return the dossier and issue a written reply clearly stating the reason.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a/ Within 5 working days after receiving a dossier specified in Clause 1 of this Article, the regional inland waterway administration shall examine the dossier and, if the dossier is complete, propose in writing the Vietnam Inland Waterway Administration to approve the experimental passenger transportation on cross-border inland waterway routes. In case the prescribed conditions are not fully met, it shall return the dossier and issue a written reply clearly stating the reason.
b/ Within 5 working days after receiving the regional inland waterway administration's proposal, the Vietnam Inland Waterway Administration shall issue a written approval for experimental passenger transportation on cross border inland waterway routes. In case of refusal, it shall return the dossier and issue a written reply clearly stating the reason.
4. Past the experimental transportation period, if there remain problems, affecting the safety of vessels, competent authorities may extend the experimental transportation period and clearly state the problems and remedies to be taken. The maximum extension period is 3 months and the total experimental transportation period must not exceed 12 months.
5. Within or after the experimental transportation period, in case the route's infrastructure works or the vessels fail to assure safety conditions, competent authorities may issue a document to request termination of the operation and notify such to concerned agencies and units.
Article. 11. Approval for official operation of passenger vessels on inland waterway routes
1. Upon the expiration of the experimental transportation period, organizations and individuals applying for the grant of approval for the passenger vessels' official operation on inland waterway routes shall add a report (containing the certification of concerned provincial-level Transport Departments) to the dossier of application for approval for the passenger vessels' official operation on inland waterway routes.
2. Organizations and individuals related to the grant of approval for official operation of passenger vessels on inland waterway routes shall comply with the provisions of Articles 4 and 5 of this Circular.
3. In the written approval for official passenger transportation on inland waterway routes, competent authorities shall clearly indicate that the organization or individual is approved to officially provide transportation and notify such to concerned provincial-level Transport Departments for continued monitoring and management.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 12. Passenger tickets, ticket sale, making of passenger lists and ticket check
1. Passenger tickets constitute proof of the entry into passenger transportation contracts. Passenger tickets shall be printed and distributed by passenger transport dealers themselves according to form No. 5 attached to this Circular.
2. It is prohibited to sell tickets at fare rates other than those announced by passenger transport dealers at places of ticket sale. New or adjusted fare rates must be publicly displayed at passenger-embarking and -disembarking ports and landing stages at least 15 days in advance for 3 consecutive days before application. The adjustment of fare rates complies with the Ministry of Finance's regulations.
3. Organizations and individuals dealing in passenger transportation on fixed routes may sell tickets by themselves or authorize inland waterway port or landing stage authorities or other entities to do so.
4. The time of starting and closing ticket sale must be publicly displayed at places of ticket sale and passenger waiting halls. For passenger transportation on fixed routes, ticket sale must be closed at least 15 minutes before the vessel departure.
5. The number of tickets sold out for each trip must not exceed the number of passenger seats prescribed by the registry for the vessel concerned.
6. For each trip of passenger transportation on fixed routes or under contracts, the carrier shall make a passenger list in at least two originals, one to be handed to the captain and the other to be kept at the inland waterway port or landing stage. The captain shall add to the passenger list the names of passengers who embark the vessel at landing stages along the transportation route. The passenger list must also include those who are exempt from fares.
7. It is required to check tickets when passengers embark vessels; to prevent passengers from embarking vessels in a number exceeding the prescribed number of seats and promptly handle mistakes in passenger tickets.
Article 13. Fare exemption and reduction
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Children aged between over 5 to 10 years enjoy a 50% reduction of fare but every two of them shall share a seat.
Article 14. Ticket sale priority
1. Patients who must be shipped at the request of health agencies;
2. War invalids or diseased soldiers of class 1 and class 2;
3. Persons aged over 65 years and persons with disabilities;
4. Persons with children of under 24 months;
5. Pregnant women.
Article 15. Handling of passengers tickets
1. A passenger who travels past the port or landing stage of destination named in his/her ticket shall buy an additional ticket for the additional distance.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. A passenger who returns his/her ticket at least one hour before the vessel departs will be refunded 90% of the fare.
4. In case a passenger who has a ticket bat arrives late after the vessel departs according to the announced itinerary schedule and fails to inform such to the passenger transport dealer or ticket seller:
a/ If such passenger wants to. take the subsequent trip, the passenger transport dealer shall arrange him/her on the subsequent trip and may collect an extra amount of 50% of the fare amount;
b/ If such passenger does not want to take the subsequent trip, he/she will not be refunded the fare.
5. In case a passenger who has a ticket but cannot arrive before the vessel departs according to the announced itinerary scheduler and has informed such to the passenger transport dealer or ticket seller (by telephone, telegraph, fax or e-mail) at least 2 hours in advance:
a/ If such passenger wants to take the subsequent trip, the passenger transport dealer shall arrange him/her on the subsequent trip and may collect an extra amount of 20% of the fare amount.
b/ If such passenger does not want to take the subsequent trip and wants to return the ticket he/she will be refunded 80% of the fare.
TRANSPORTATION AND PRESERVATION OF CHECKED LUGGAGE AND CONSIGNED BAGGAGE
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Each passenger is entitled to freight-free 20 kg of luggage. Each passenger specified in Clause 2, Article 15 of this Circular is entitled to freight-free 10 kg of luggage.
2. Conditions on checked luggage and consigned baggage:
a/ They must not exceed 1.2 meter in length x 0.7 meter in width x 0.7 meter in height and weigh no more than 20 kg, for carry-on luggage, or 50 kg, for each pack or bale of checked luggage;
b/ Freight has been paid;
c/ In addition to the conditions prescribed at Points a add b above, checked luggage must satisfy the following conditions: to be shipped to the place of destination named in the passenger ticket; to be carried on the same vessel with passengers, even in case they must be transshipped to another vessel during transportation.
3. The following luggage and consigned baggage may not placed in passenger cabins:
a/ Human remains;
b/ Animals weighing 40 kg or more each;
c/ Fetid cargoes;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 17. Receipt and preservation of checked luggage and consigned baggage
1. Passengers with checked luggage shall pay freights for excess luggage and deliver them to the transport dealer before the vessel departs.
2. Persons having consigned baggage shall make a cargo consignment note clearly stating the category, quantity, weight and value of goods; the names and addresses of the consignor and consignee. A cargo consignment note shall be made in at least 2 originals, one to be kept by the consignee and the other, the transport dealer.
When necessary, more originals may be made.
3. Checking passengers and consignors shall take responsibility for the lawfulness of goods packed in checked luggage and consigned baggage and forward copies of relevant valid papers to transport dealers.
4. Transport dealers shall inspect the package, quantity and commodity codes of goods and make certification in cargo consignment notes and, depending on the capacity of vessels, warehouses and storing yards, decide to accept the checked luggage and consigned baggage.
Article 18. Delivery of checked luggage and consigned baggage
1. When receiving their checked luggage, passengers shall produce passenger tickets and freight receipts.
2. When receiving consigned baggage, consignees shall produce freight receipts, cargo consignment notes and personal identification papers. In case of authorizing other persons to receive goods, consignees shall make a letter of authorization according to law. In case a consignee comes to receive goods after the time agreed between the two parries, he/she shall pay a warehousing charge.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
SETTLEMENT OF DISPUTES AND COMPENSATION
Article 19. Cases in which the transport dealer is at fault
1. In case a vessel fails to depart on time and passengers have to wait overnight, the transport dealer shall arrange accommodation and meals for passengers and bear all costs therefor. If passengers do not want to take the trip and return their tickets, the transport dealer shall fully refund fares and freights to passengers.
2. In case a vessel breaks down en route and is unable to continue its trip, the captain shall take every measure to safely carry passengers to the nearest landing stage and notify such to the transport dealer for taking the following actions:
a/ In case passengers have to wait overnight, the transport dealer shall arrange accommodations and meals for passengers and bear all costs;
b/ If passengers do not want to wait for resumption of the trip, the transport dealer shall refund parts of fare and freight amounts corresponding to the remaining distance to passengers;
c/ If the transport dealer arranges another vessel to carry passengers back to the landing stage of departure, it shall refund the whole of fare and freight amounts to passengers.
Article 20. Force majeure circumstances
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. In case a vessel is en route:
a/ If the vessel has to follow another route longer than the original route, the transport dealer may not collect any extra fare or freight from passengers;
b/ If passengers, luggage and consigned baggage must be transshipped, the transport dealer shall carry out the transshipment and bear all costs therefor;
c/ If the vessel cannot continue its trip and has to go back to the nearest landing stage or the landing stage of departure, passengers will not be required to pay fare and freight amounts for the trip back and the transport dealer shall refund the fare and freight amounts corresponding to the remaining distance to passengers.
Article 21. Cases in which passengers fall into the water, die or get sick en route
1. In case a passenger falls into the water, the captain shall promptly mobilize all forces to rescue him/her. If all rescue attempts fail, the captain shall make a record containing the certification of the victim's accompanying persons (if any) and passengers' representatives and notify such to the administration of the locality in which the accident occurs. In case the victim has no accompanying person, the captain shall notify the accident to his/her family or office for coordinated settlement.
2. In case a passenger dies, the captain shall make a record containing the certification of the victim's accompanying person (if any) and passengers' representatives, take the victim and his/her luggage to the nearest landing stage and appoint a person to take care of the victim and his/her luggage and notify the accident to the local administration and the victim's family or office for coordinated settlement. The victim's luggage must be inventoried and preserved.
3. In case a passenger gets a serious illness, the captain shall provide him/her with first-aid treatment; in case the illness threatens his/her life, the captain shall take him/her to the nearest landing stage and appoint a person to carry him/ her to a medical establishment, except cases in which the passenger has an accompanying person.
Article 22. Checked luggage during transportation
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. In force majeure circumstances in which safety cannot be assured, the transport dealer may unload part or the whole of luggage from the vessel. Passengers having such luggage shall themselves preserve their luggage. Each party shall bear its own costs and losses.
3. In case a vessel is requisitioned under the order of a competent authority, the captain shall notify such to the transport dealers and passengers. Crew members and the requisitioning authority shall disembark passengers and their luggage. The requisitioning authority shall arrange another vessel to carry passengers, luggage and consigned baggage.
4. In case a channel is blocked, the transport dealer shall notify such to passengers and, together with passengers, take the following measures:
a/ When seeing that the waiting time will be long, delaying the trip and affecting the passengers' health, the transport dealer shall steer the vessel to the nearest landing stage, disembark passengers and their luggage and help them to continue their travel with another vessel. The transport dealer may collect fare and freight amounts only for the actually traveled distance;
b/ When the vessel must go back to the port or landing stage of departure, the transport dealer may collect fare and freight amounts only for the actually traveled distance (excluding the trip back);
c/ When passengers and luggage must be transshipped past the blocked section, the transport dealer shall conduct the transshipment and bear all costs;
d/ In case the vessel will wait until the channel is cleared, the transport dealer shall notify such to passengers; in case passengers want to leave the vessel, crew members shall help them disembark.
Any incidents occurring to consigned baggage during transportation shall be handled under regulations on cargo transportation by inland waterway.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. In case checked luggage and consigned baggage are damaged, inadequate or lost due to the fault of the transport dealer, the transport dealer shall pay compensation based on;
a/ The declared value, for checked luggage and consigned baggage of which the value has been declared. In case the transport dealer can prove that the actual damage is lower than the declared value, it shall pay compensation based on the actual damage;
b/ A rate agreed upon by the two parties;
c/ The invoiced price;
d/ The market price of such goods at the time of compensation payment at the place of goods delivery. In case no market price is available, compensation shall be paid based on the average price of goods of the same category and quality at the place of goods delivery;
e/ Cases which cannot be settled under Point a. b, c or d, Clause 1 of this Article shall be handled as follows: the maximum compensation level is VND 20,000 (twenty thousand) per 1 kg of damaged luggage or baggage and VND 7,000.000 (seven million) for each pack of damaged luggage or baggage.
2. In case checked luggage or consigned baggage is partially damaged, inadequate or lost, compensation shall be paid for the damaged, inadequate or lost part; in case goods become unusable due to partial damage, inadequate quantity or partial loss, the transport dealer shall pay compensation for the whole goods and may own goods for which compensation has been paid.
3. In addition to paying compensation under Clause 1 of this Article, the transport dealer shall refund passengers or consignors the whole freight or surcharge amounts paid for the damaged luggage or baggage.
Article 25. Settlement of disputes
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. In case of failure to reach an agreement, involved parties may file a petition with an economic arbitration or economic court for settlement according to law.
Article 26. Competence to approve passenger transportation on fixed routes
1. The Vietnam Inland Waterway Administration shall approve passenger transportation on fixed routes and testing trips and experimental transportation on cross-border inland waterway routes of passenger vessels of organizations and individuals with foreign investment capital.
2. Regional inland waterway administrations shall approve passenger transportation on fixed routes and testing trips and experimental transportation on domestic fixed inland waterway routes of passenger vessels of organizations and individuals with foreign investment capital.
3. Provincial-level Transport Departments shall approve passenger transportation on fixed routes and testing trips and experimental transportation on inland waterway routes of passenger vessels of organizations and individuals without foreign investment capital.
1. This Circular takes 45 days from the date of its signing. The Minister of Transport's Decision No. 34/2004/QD-BGTVT of December 21, 2004, promulgating the Regulation on passenger transportation by inland waterway is hereby annulled.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a/ Form No. 1: The paper of registration of passenger transportation on fixed inland waterway routes;
b/ Form No. 2: The application for approval for testing trips of passenger vessels on inland waterway routes;
c/ Form No. 3: The record of testing trips;
d/ Form No. 4: The application for approval for experimental passenger transportation on inland waterway routes;
e/ Form No. 5. Passenger ticket of inland waterway vessels.
(All the above forms are not printed herein).
Article 28. Organization of implementation
The Office Chief, the Chief Inspector, directors of departments, the director of the Vietnam Inland Waterway Administration, heads of concerned agencies and organizations and concerned individuals shall implement this Circular.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
MINISTER
OF TRANSPORT
Ho Nghia Dung
;
Thông tư 20/2011/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 20/2011/TT-BGTVT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký: | Hồ Nghĩa Dũng |
Ngày ban hành: | 31/03/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 20/2011/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Chưa có Video