BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2016/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2016 |
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Thông tư này quy định về quản lý đường thủy nội địa, bao gồm: phân loại, thẩm quyền quyết định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa; công bố mở, đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng; mốc chỉ giới bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; dự án đầu tư xây dựng công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa và hạn chế giao thông đường thủy nội địa.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý đường thủy nội địa.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Luồng chạy tàu thuyền (sau đây gọi là luồng) là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn.
2. Chiều dài luồng đường thủy nội địa được xác định từ điểm đầu đến điểm cuối theo chiều dài của tim luồng đường thủy nội địa.
3. Tuyến đường thủy nội địa là một hoặc nhiều luồng chạy tàu, thuyền trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo. Chiều dài tuyến đường thủy nội được xác định từ điểm đầu đến điểm cuối.
QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP KỸ THUẬT ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 4. Phân loại đường thủy nội địa
Đường thủy nội địa được phân loại thành đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa địa phương và đường thủy nội địa chuyên dùng:
1. Đường thủy nội địa quốc gia là đường thủy nội địa nối liền các trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội, các đầu mối giao thông vận tải quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc đường thủy nội địa có hoạt động vận tải thủy qua biên giới. Danh mục các tuyến đường thủy nội địa quốc gia quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đường thủy nội địa địa phương là đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chủ yếu phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) công bố Danh mục các tuyến đường thủy nội địa địa phương trên cơ sở đề nghị của Sở Giao thông vận tải.
3. Đường thủy nội địa chuyên dùng là đường thủy nội địa nối liền cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng với đường thủy nội địa quốc gia hoặc đường thủy nội địa địa phương, phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải của tổ chức, cá nhân. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố đường thủy nội địa chuyên dùng theo quy định tại các Điều 6, 7 và Điều 8 của Thông tư này.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định cấp và điều chỉnh cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đối với:
a) Đường thủy nội địa quốc gia;
b) Đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp và điều chỉnh cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải đối với:
a) Đường thủy nội địa địa phương;
b) Đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.
CÔNG BỐ MỞ, ĐÓNG LUỒNG, TUYẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA CHUYÊN DÙNG
Điều 6. Thẩm quyền, nội dung công bố mở, đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng
1. Thẩm quyền công bố mở, đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng
a) Bộ Giao thông vận tải công bố mở, đóng đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố đóng, mở đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.
2. Nội dung công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng, bao gồm:
a) Tên sông, kênh, phạm vi (điểm đầu ... điểm cuối..);
b) Loại đường thủy nội địa;
c) Địa danh, chiều dài và cấp kỹ thuật của luồng, tuyến đường thủy nội địa;
d) Thời gian bắt đầu thực hiện khai thác trên luồng, tuyến đường thủy nội địa.
3. Nội dung công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng, bao gồm:
a) Lý do của việc đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa;
b) Địa danh, chiều dài luồng, tuyến đường thủy nội địa;
c) Thời gian bắt đầu đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa.
Điều 7. Thủ tục công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng
1. Đường thủy nội địa chuyên dùng trước khi đưa vào khai thác phải được cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa.
2. Hồ sơ đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng đối với luồng, tuyến đường thủy nội địa mới có dự án đầu tư xây dựng, bao gồm:
a) Đơn đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa (bản chính) theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Quyết định phê duyệt dự án (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
c) Hồ sơ hoàn công công trình (bản sao).
3. Hồ sơ đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng đối với luồng, tuyến đường thủy nội địa mới không có dự án đầu tư xây dựng, bao gồm:
a) Đơn đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa (bản chính) theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bình đồ khảo sát hiện trạng luồng, tuyến đường thủy nội địa đề nghị công bố (bản chính). Trên bình đồ thể hiện vị trí báo hiệu, các công trình hiện hữu trên luồng, tuyến đường thủy nội địa.
4. Trình tự thực hiện thủ tục công bố mở luồng, tuyến đối với đường thủy nội địa chuyên dùng
a) Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải;
b) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
c) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải báo cáo kết quả thẩm định trình Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng;
d) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải trình, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Điều 8. Công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng
1. Công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng thực hiện trong các trường hợp:
a) Vì lý do an ninh, quốc phòng liên quan đến luồng, tuyến đường thủy nội địa;
b) Trong quá trình khai thác luồng, tuyến đường thủy nội địa, xét thấy luồng, tuyến đường thủy nội địa không đảm bảo an toàn cho hoạt động giao thông vận tải;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa không còn nhu cầu khai thác vận tải.
2. Đối với trường hợp đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này
Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa trên cơ sở đề nghị của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải có biên bản kiểm tra, đánh giá luồng, tuyến đường thủy nội địa giữa cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác đường thủy nội địa chuyên dùng.
3. Đối với trường hợp đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này
a) Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng gửi đơn đề nghị đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải;
b) Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa;
c) Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa.
MỐC CHỈ GIỚI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 9. Mốc chỉ giới và điều chỉnh mốc chỉ giới bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
1. Xác định công trình và cắm mốc chỉ giới bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo thẩm quyền được quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
2. Công trình được cắm mốc chỉ giới phải đánh số hiệu, ký hiệu thể hiện trên sơ đồ tuyến đường thủy nội địa.
3. Các mốc chỉ giới sau khi cắm được bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý. Quy cách mốc chỉ giới, khoảng cách giữa các mốc chỉ giới thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Điều chỉnh mốc chỉ giới căn cứ vào tình hình thực tế diễn biến luồng đường thủy nội địa để cắm mốc chỉ giới cho phù hợp, bảo đảm phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
Điều 10. Trách nhiệm trong việc cắm mốc chỉ giới và điều chỉnh mốc chỉ giới bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn việc xác định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, cắm mốc chỉ giới bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
b) Chỉ đạo các cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện để tiến hành đo đạc, cắm mốc chỉ giới, điều chỉnh mốc chỉ giới trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia;
c) Phối hợp kiểm tra, đôn đốc việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ, cắm mốc chỉ giới trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo việc xác định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, cắm mốc chỉ giới và điều chỉnh mốc chỉ giới bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa địa phương;
b) Chỉ đạo các Sở chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đo đạc, cắm mốc chỉ giới và xác định điều chỉnh mốc chỉ giới đối với các tuyến đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng.
3. Các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đường thủy nội địa chuyên dùng có trách nhiệm xác định phạm vi hành lang bảo vệ, tổ chức cắm mốc, quản lý, bảo vệ mốc chỉ giới trên phạm vi luồng do mình quản lý theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành; khi triển khai phải phối hợp với Sở Giao thông vận tải để được hướng dẫn thực hiện.
4. Chủ đầu tư các dự án nâng cấp, cải tạo, mở luồng, tuyến đường thủy nội địa mới khi bàn giao tuyến đường thủy nội địa đã hoàn công cho cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực phải bàn giao đầy đủ hồ sơ giải phóng mặt bằng, phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và mốc chỉ giới.
QUY ĐỊNH VỀ DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 11. Dự án xây dựng công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa
1. Các dự án xây dựng công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa khi lập dự án đầu tư phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này và trước khi thi công công trình phải có văn bản chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư này.
2. Các dự án xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thủy nội địa bao gồm:
a) Xây dựng cầu vĩnh cửu, cầu tạm, âu tàu, bến phà, cảng, bến thủy nội địa bốc xếp hàng hóa và đón trả hành khách, phong điện, nhiệt điện, các công trình nổi, công trình ngầm trên đường thủy nội địa;
b) Xây dựng, đường dây, đường ống vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng;
c) Xây dựng công trình kè, đập, thủy điện, thủy lợi, thủy điện kết hợp giao thông, thủy lợi kết hợp giao thông, công trình chính trị khác (trừ công trình khẩn cấp phòng, chống lụt bão, bảo vệ đê);
d) Xây dựng cảng cá; cảng, bến làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng;
đ) Thi công nạo vét (trừ nạo vét bảo trì đường thủy nội địa hàng năm và nạo vét bảo đảm giao thông kết hợp tận thu sản phẩm);
e) Khai thác tài nguyên;
g) Thi công trục vớt, thanh thải vật chướng ngại;
h) Các khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, đăng đáy cá, bài nuôi trồng thủy sản, hải sản), khu vực vùng nước hoạt động dạy nghề, vùng nước neo đậu phương tiện, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu vực thể thao trên đường thủy nội địa.
1. Thẩm quyền cho ý kiến trong giai đoạn lập dự án đầu tư được quy định như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải cho ý kiến bằng văn bản đối với các công trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến bằng văn bản đối với các công trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa địa phương;
c) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho ý kiến bằng văn bản đối với các công trình trên đường thủy nội địa quốc gia, trừ quy định tại điểm a khoản này; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương;
d) Sở Giao thông vận tải cho ý kiến bằng văn bản đối với các công trình trên đường thủy nội địa địa phương, trừ quy định tại điểm b khoản này; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.
2. Thẩm quyền chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa được quy định như sau:
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công công trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa quốc gia;
b) Chi cục quản lý đường thủy nội địa chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công công trình trên đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương, trừ quy định tại điểm a khoản này;
c) Sở Giao thông vận tải chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công công trình trên đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.
Điều 13. Hồ sơ cho ý kiến dự án xây dựng công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa
Trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng các công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa được quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này, ngoài việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, chủ đầu tư gửi 01 (một) bộ hồ sơ qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này. Hồ sơ bao gồm:
1. Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Nội dung văn bản phải ghi rõ vị trí, quy mô công trình, tình hình thủy văn và các kết cấu chính của công trình.
2. Bình đồ khu vực xây dựng công trình hoặc bản vẽ tỷ lệ thể hiện vị trí công trình với hệ tọa độ, mốc cao độ liên hệ với hệ mốc quốc gia. Trên bình đồ thể hiện cao độ tự nhiên mặt cắt ngang theo phạm vi dọc tuyến đường thủy nội địa đối với khu vực xây dựng công trình (trừ khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản, vùng nước hoạt động dạy nghề, vùng nước neo đậu phương tiện, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu vực thể thao).
3. Ngoài quy định tại khoản 2 Điều này, hồ sơ phải có các tài liệu kèm theo cho từng trường hợp cụ thể sau đây:
a) Đối với công trình xây dựng cầu vĩnh cửu, cầu tạm: dữ liệu về kích thước khoang thông thuyền (vị trí, khẩu độ cầu, chiều cao tĩnh không); mặt cắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang sông;
b) Đối với cầu quay, cầu cất, cầu nâng hạ, cầu phao; âu tàu, đập, thủy điện, thủy lợi, công trình thủy điện, thủy lợi kết hợp giao thông: Dữ liệu về khoang thông thuyền (vị trí, chiều rộng), thể hiện rõ phương án và công nghệ đóng, mở, bản vẽ thiết kế vùng nước dự kiến bố trí cho phương tiện thủy neo đậu khi chờ đợi, độ sâu tại khoang thông thuyền công trình thủy lợi kết hợp giao thông;
c) Đối với công trình đường ống, đường dây vượt qua luồng trên không: Bản vẽ, các số liệu về khoang thông thuyền, thể hiện rõ điểm thấp nhất của đường dây, đường ống (điểm thấp nhất của đường dây điện tính cả hành lang an toàn lưới điện);
d) Đối với công trình cảng cá; cảng làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng; công trình phong điện, nhiệt điện; cảng, bến thủy nội địa, bến phà; kè: bản vẽ thể hiện mặt bằng khu vực cảng, bến; công trình kè, chính trị khác; kích thước, kết cấu các cầu cảng, bến, kè, công trình chính trị khác và các công trình phụ trợ; vùng nước cần thiết cho hoạt động của cảng, bến, công trình phong điện, nhiệt điện;
đ) Đối với công trình ngầm, đường dây, đường ống dưới đáy luồng: Bản vẽ thể hiện khoảng cách, cao trình đỉnh công trình đến cao độ tự nhiên đáy luồng, phạm vi luồng và hành lang luồng đường thủy nội địa;
e) Đối với khai thác tài nguyên, nạo vét: bản vẽ các mặt cắt ngang và hồ sơ mốc để xác định vị trí nạo vét, đổ đất hoặc khai thác tài nguyên.
4. Đối với khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản, vùng nước hoạt động dạy nghề, vùng nước neo đậu phương tiện, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu vực thể thao, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. Nội dung văn bản phải ghi rõ vị trí, phạm vi khu vực;
b) Bản vẽ thể hiện phạm vi (chiều dài, chiều rộng) khu vực, phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng, khoảng cách đến các công trình hiện hữu liên quan khu vực và phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Điều 14. Trình tự cho ý kiến xây dựng công trình liên quan đến an toàn giao thông đường thủy nội địa
1. Đối với công trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa quốc gia:
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
b) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam báo cáo kết quả thẩm định trình Bộ Giao thông vận tải;
c) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình, Bộ Giao thông vận tải có văn bản cho ý kiến.
2. Đối với công trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa địa phương:
a) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
b) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải báo cáo kết quả thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Sở Giao thông vận tải trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản cho ý kiến.
3. Công trình trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia, trừ quy định tại khoản 1 Điều này; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương:
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
b) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có văn bản cho ý kiến.
4. Đối với công trình trên tuyến đường thủy nội địa địa phương, trừ quy định tại khoản 2 Điều này; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương
a) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
b) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải có văn bản cho ý kiến.
Trước khi thi công công trình được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và điểm g khoản 2 Điều 11 của Thông tư này, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công dự án gửi 01 (một) bộ hồ sơ qua đường bưu chính, nộp trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư này. Hồ sơ bao gồm:
1. Văn bản đề nghị chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phương án thi công công trình.
3. Phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực thi công công trình, bao gồm:
a) Thuyết minh chung về phương án;
b) Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế;
c) Phương án bố trí nhân lực;
d) Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực thi công;
đ) Thời gian thực hiện phương án.
4. Đối với phương án bảo đảm an toàn giao thông điều chỉnh, ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, phải nêu rõ lý do điều chỉnh cho mỗi trường hợp.
1. Đối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương.
a) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 12 của Thông tư này tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
b) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 12 của Thông tư này có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình và cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 12 của Thông tư này thống nhất xác định vùng nước và hiện trạng luồng trong phạm vi thi công công trình;
d) Trong quá trình thi công, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình phải thực hiện đầy đủ phương án bảo đảm an toàn giao thông. Trường hợp phải thay đổi phương án thi công xây dựng và khai thác công trình, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình phải lập lại hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền xem xét chấp thuận điều chỉnh phương án bảo đảm an toàn giao thông. Trình tự thủ tục đề nghị điều chỉnh phương án bảo đảm an toàn giao thông thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này và các điểm a, b, c khoản này.
2. Đối với đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương:
a) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
b) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do;
c) Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình và Sở Giao thông vận tải thống nhất xác định vùng nước và hiện trạng luồng trong phạm vi thi công công trình;
d) Trong quá trình thi công công trình, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân phải thực hiện đầy đủ phương án bảo đảm an toàn giao thông. Trường hợp phải thay đổi phương án thi công công trình và khai thác công trình, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình phải lập lại hồ sơ trình Sở Giao thông vận tải xem xét chấp thuận điều chỉnh phương án bảo đảm an toàn giao thông. Trình tự thủ tục đề nghị điều chỉnh phương án bảo đảm an toàn giao thông thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này và điểm a, b, c khoản này.
Điều 17. Dự án, công trình hoàn thành đưa vào khai thác
1. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày kết thúc thi công công trình được quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình phải thực hiện các công việc sau đây:
a) Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định;
b) Tổ chức công tác rà quét, thanh thải vật chướng ngại phát sinh trong quá trình thi công, trong phạm vi vùng nước khu vực thi công hoặc ngoài vùng nước thi công ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa;
c) Bàn giao luồng, hành lang bảo vệ luồng cho cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực đối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương hoặc Sở Giao thông vận tải đối với đường thủy nội địa địa phương; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.
2. Nội dung bàn giao quy định tại điểm c khoản 1 Điều này giao gồm:
a) Biên bản kiểm tra, rà quét vùng nước khu vực thi công sau khi đã hoàn thành công trình giữa chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình với cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải trên cơ sở phương án rà quét đã được thống nhất;
b) Biên bản giữa cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải với chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân xác nhận việc lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa của công trình đúng quy định;
c) Biên bản bàn giao luồng khu vực thi công công trình giữa chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình với cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà quét dọn sạch vật chướng ngại trong khu vực thi công;
d) Bản vẽ hoàn công bao gồm: Bình đồ tổng thể vị trí công trình và phạm vi tổ chức rà quét thanh thải vật chướng ngại trong khu vực thi công. Bình đồ phải có xác nhận của chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân thi công công trình và cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải; Mặt cắt dọc công trình thể hiện trên mặt cắt ngang đáy sông (đối với công trình xây dựng cầu vượt sông, đường dây, đường ống vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng), hoặc một mặt cắt ngang sông tại vị trí công trình có ảnh hưởng lớn nhất đến giao thông vận tải đường thủy nội địa trong khu vực (đối với các công trình xây dựng kè, đập, nạo vét, thanh thải vật chướng ngại), hoặc các mặt cắt ngang đã được xác định trong quá trình lập dự án đầu tư (đối với các công trình thi công nạo vét, khai thác tài nguyên); sơ đồ bố trí báo hiệu đường thủy nội địa của công trình.
3. Chi cục quản lý đường thủy nội địa hoặc Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm theo dõi kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo phân cấp quản lý.
4. Công trình thủy lợi, thủy điện khi vận hành xả nước, xả lũ, chủ công trình hoặc đại diện chủ công trình phải có trách nhiệm thông báo với cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực bảo đảm an toàn giao thông đường thủy khu vực hạ du.
5. Trong thời gian chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình chưa thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công công trình phải chịu trách nhiệm về các hậu quả do mất an toàn giao thông đường thủy nội địa xảy ra tại khu vực.
Điều 18. Kiểm tra, giải quyết các dự án, công trình thi công, công trình tồn tại liên quan đến an toàn giao thông đường thủy nội địa
1. Dự án, công trình thi công, công trình tồn tại liên quan đến an toàn giao thông đường thủy nội địa quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này, tổ chức, cá nhân quản lý có trách nhiệm giải quyết, xử lý khi xét thấy dự án, công trình ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa hoặc khi cơ quan quản lý đường thủy nội địa hoặc cảnh sát giao thông hoặc thanh tra giao thông yêu cầu.
2. Cơ quan quản lý có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa kiểm tra, phát hiện dự án, công trình thi công, tồn tại ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa thì yêu cầu tổ chức, cá nhân quản lý dự án, công trình phải có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa hoặc tạm dừng hoạt động dự án, công trình thi công, khai thác nếu nguy hiểm đến kết cấu dự án, công trình, hoạt động giao thông đường thủy nội địa để sửa chữa, khắc phục.
3. Tổ chức, cá nhân phát hiện dự án, công trình thi công, tồn tại ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa phải báo ngay và phối hợp với cơ quan quản lý có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa hoặc cảnh sát giao thông hoặc thanh tra giao thông để giải quyết, xử lý kịp thời.
4. Đối với công trình đang khai thác, sử dụng mà hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa của công trình chưa bàn giao cho cơ quan quản lý đường thủy nội địa hoặc có báo hiệu nhưng chưa đầy đủ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật báo hiệu đường thủy nội địa thì chủ công trình phải bổ sung, khắc phục theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa.
QUY ĐỊNH VỀ HẠN CHẾ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA, BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG
Điều 19. Hạn chế giao thông đường thủy nội địa
Các trường hợp hạn chế giao thông đường thủy nội địa được quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Điều 20. Thẩm quyền công bố hạn chế giao thông
Ngoài trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Thông tư này, thẩm quyền công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa quy định như sau:
1. Bộ Giao thông vận tải công bố hạn chế giao thông trên cơ sở đề nghị của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đối với trường hợp bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hạn chế giao thông trên cơ sở đề nghị của Sở Giao thông vận tải đối với trường hợp bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa địa phương.
3. Chi cục quản lý đường thủy nội địa công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trên đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên và đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Sở Giao thông vận tải công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa trên đường thủy nội địa địa phương và đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 21. Trình tự công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa
1. Trường hợp thi công công trình:
a) Trước khi thi công công trình, tổ chức, cá nhân gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này qua đường bưu chính hoặc trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa đề nghị công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa; trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Thời hạn xem xét và yêu cầu bổ sung hồ sơ không quá 02 (hai) ngày làm việc;
b) Trường hợp phương án bảo đảm an toàn giao thông quy định tại Điều 16 của Thông tư này đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì tổ chức, cá nhân chỉ cần có văn bản đề nghị công bố hạn chế giao thông gửi qua đường bưu chính hoặc trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác cho cơ quan có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư này. Văn bản nêu rõ vị trí, thời gian hạn chế để thi công công trình ảnh hưởng đến luồng đường thủy nội địa;
c) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư này, có trách nhiệm thực hiện việc công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa.
2. Trường hợp bảo đảm an ninh, quốc phòng trên tuyến đường thủy nội địa, tổ chức, cá nhân đề nghị công bố hạn chế giao thông lập 01 (một) bộ hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 của Thông tư này.
a) Hồ sơ bao gồm:
Thuyết minh chung về phương án;
Bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện phương án bố trí báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông, vị trí các trạm điều tiết khống chế, bố trí phương tiện điều tiết khống chế;
Phương án bố trí nhân lực;
Quy chế hướng dẫn phương tiện qua khu vực hoặc phương án phân luồng phương tiện theo tuyến khác đối với trường hợp cấm luồng;
Thời gian thực hiện phương án hạn chế giao thông.
b) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp nhận hồ sơ và căn cứ yêu cầu thực tế xác định biện pháp bảo đảm an toàn giao thông khu vực trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, công bố;
c) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ và căn cứ yêu cầu thực tế xác định biện pháp bảo đảm an toàn giao thông khu vực trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, công bố.
3. Trường hợp tổ chức hoạt động thể thao, lễ hội, diễn tập trên đường thủy nội địa
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức hoạt động gửi văn bản đến cơ quan quản lý có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa quy định tại Điều 20 của Thông tư này đề nghị công bố hạn chế giao thông. Văn bản đề nghị phải nêu rõ địa điểm, thời gian, phạm vi, quy mô tổ chức hoạt động và các văn bản pháp lý kèm theo;
b) Cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa xem xét, xác định biện pháp bảo đảm an toàn giao thông để có văn bản trả lời trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và thực hiện việc công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa. Văn bản trả lời phải nêu rõ yêu cầu về biện pháp bảo đảm an toàn giao thông.
4. Trường hợp có vật chướng ngại đột xuất; phòng, chống lụt, bão, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, cơ quan có thẩm quyền công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa quy định tại Điều 20 của Thông tư này. Căn cứ yêu cầu thực tế để xác định biện pháp bảo đảm an toàn giao thông và thực hiện việc công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa.
5. Chi phí để công bố hạn chế giao thông và chi phí thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong thời gian hạn chế giao thông do tổ chức, cá nhân thi công công trình hoặc thực hiện các hoạt động quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này chịu trách nhiệm, trừ trường hợp có vật chướng ngại đột xuất vô chủ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2016. Bãi bỏ Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa và Quyết định số 970/QĐ-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc công bố đường thủy nội địa quốc gia.
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
(Kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ
TÊN TỔ CHỨC |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /ĐĐN-…………. (1) |
……..(địa danh), ngày tháng năm 20…… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Về công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa ………….2)
Kính gửi: …………………..(3)…………………………..
1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Thông tư số…………./2016/TT-BGTVT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Căn cứ …………………………………………(4) ………………………………………………….
2. Nội dung đề xuất
a) Chiều dài luồng, tuyến đường thủy nội địa ….……....km (từ.. ……….……..đến…...……...);
b) Cấp kỹ thuật của luồng, tuyến đường thủy nội địa …………………………………………….;
c) Thời gian bắt đầu thực hiện khai thác trên luồng, tuyến đường thủy nội địa ……………….;
d) Các nội dung khác
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
………. (5)…………… kính đề nghị ………(3) ……………. xem xét, công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa ………….(2) ……………………………….
Xin trân trọng cảm ơn./.
|
THỦ TRƯỞNG (6) |
Ghi chú:
(1) Ký hiệu viết tắt của cơ quan, tổ chức (đơn vị, doanh nghiệp).
(2) Nêu tên đường thủy nội địa.
(3) Nêu tên cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
(4) Nêu Quyết định phê duyệt, hồ sơ hoàn công, Biên bản hoàn thành dự án, công trình quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 của Thông tư này hoặc Bình đồ khảo sát hiện trạng luồng, tuyến đường thủy nội địa quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.
(5) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(6) Thẩm quyền ký là Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(7) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
(Kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ
TÊN TỔ CHỨC |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /ĐĐN-…………. (1) |
……..(địa danh), ngày tháng năm 20…… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Về công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa …………. (2)
Kính gửi: …………………..(3)…………………………..
1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Thông tư số…………./2016/TT-BGTVT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Căn cứ …………………………………………(4) ………………………………………………….
2. Nội dung đề xuất
a) Lý do của việc đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa;
b) Địa danh;
c) Chiều dài luồng, tuyến đường thủy nội địa;
d) Thời gian bắt đầu đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa;
đ) Các nội dung khác
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
………. (5)…………… kính đề nghị ………(3) ……………. xem xét, công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa ………….(2) ……………………………….
Xin trân trọng cảm ơn./.
|
THỦ TRƯỞNG (6) |
Ghi chú:
(1) Ký hiệu viết tắt của cơ quan, tổ chức (đơn vị, doanh nghiệp).
(2) Nêu tên đường thủy nội địa.
(3) Nêu tên cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
(4) Nêu căn cứ liên quan đến đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa (nếu có)
(5) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(6) Thẩm quyền ký là Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(7) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
(Kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
DANH MỤC CÁC TUYẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA QUỐC GIA
STT |
Tên đường thủy nội địa |
Phạm vi |
Chiều dài (km) |
|
Điểm đầu |
Điểm cuối |
|||
I |
Miền Bắc |
|
|
2.935,4 |
1 |
Sông Hồng |
Ngã ba Nậm Thi |
Phao số “0” Ba Lạt |
544 |
2 |
Sông Đà (bao gồm Hồ Hòa Bình và Hồ Sơn La) |
Cảng Nậm Nhùn |
Ngã ba Hồng Đà |
436 |
3 |
Sông Lô - Gâm |
Chiêm Hóa |
Ngã ba Việt Trì |
151 |
4 |
Hồ Thác Bà (qua cảng Hương Lý) |
Cẩm Nhân |
Đập Thác Bà |
50 |
5 |
Sông Đuống |
Ngã ba Cửa Dâu |
Ngã ba Mỹ Lộc |
68 |
6 |
Sông Luộc |
Ngã ba Cửa Luộc |
Quý Cao |
72 |
7 |
Sông Đáy |
Cảng Vân Đình |
Phao số “0” cửa Đáy |
163 |
8 |
Sông Hoàng Long |
Cầu Nho Quan |
Ngã ba Gián Khẩu |
28 |
9 |
Sông Đào Nam Định |
Ngã ba Hưng Long |
Ngã ba Độc Bộ |
33,5 |
10 |
Sông Ninh Cơ |
Ngã ba Mom Rô |
Chân cầu Châu Thịnh về phía hạ lưu |
47 |
11 |
Kênh Quần Liêu |
Ngã ba sông Đáy |
Ngã ba sông Ninh Cơ |
3,5 |
12 |
Sông Vạc |
Ngã ba sông Vân |
Ngã ba Kim Đài |
28,5 |
13 |
Kênh Yên Mô |
Ngã ba Đức Hậu |
Ngã ba Chính Đại |
14 |
14 |
Sông Châu Giang |
Âu thuyền Phủ Lý |
Âu thuyền Tắc Giang |
27 |
15 |
Sông Thái Bình |
Ngã ba Lác |
Ngã ba Mía |
64 |
Quý Cao |
Cửa Thái Bình |
36 |
||
16 |
Sông Cầu |
Hà Châu |
Ngã ba Lác |
104 |
17 |
Sông Bằng Giang |
Thị xã Cao Bằng |
Thủy Khẩu |
56 |
18 |
Sông Lục Nam |
Chũ |
Ngã ba Nhãn |
56 |
19 |
Sông Thương |
Bố Hạ |
Ngã ba Lác |
62 |
20 |
Sông Công |
Cải Đan |
Ngã ba sông Cầu - Công |
19 |
21 |
Sông Kinh Thầy |
Ngã ba Nấu Khê |
Ngã ba Trại Sơn |
44,5 |
22 |
Sông Kinh Môn |
Ngã ba Kèo |
Ngã ba Nống |
45 |
23 |
Sông Kênh Khê |
Ngã ba Văn Úc |
Ngã ba Thái Bình |
3 |
24 |
Sông Lai Vu |
Ngã ba Vũ Xá |
Ngã ba cửa Dưa |
26 |
25 |
Sông Mạo Khê |
Ngã ba Bến Triều |
Ngã ba Bến Đụn |
18 |
26 |
Sông Cầu Xe - Mía |
Âu Cầu Xe |
Ngã ba Văn Úc |
6 |
27 |
Sông Gùa - Văn Úc |
Ngã Mũi Gươm |
Cửa Văn Úc |
61 |
28 |
Sông Hóa |
Ngã ba Ninh Giang |
Cửa Ba Giai |
36,5 |
29 |
Sông Trà Lý |
Ngã ba Phạm Lỗ |
Cửa Trà Lý |
70 |
30 |
Sông Hàn - Cấm |
Ngã ba Trại Sơn |
Hạ lưu cầu Kiền 200 m |
16 |
31 |
Sông Phi Liệt - Đá Bạch |
Ngã ba Đụn |
Ngã ba sông Giá - sông Bạch Đằng |
30,3 |
32 |
Sông Đào Hạ Lý |
Ngã ba Niệm |
Ngã ba Xi Măng |
3 |
33 |
Sông Lạch Tray |
Ngã ba Kênh Đồng |
Cửa Lạch Tray |
49 |
34 |
Sông Ruột Lợn |
Ngã ba Đông Vàng Chấu |
Ngã ba Tây Vàng Chấu |
7 |
35 |
Sông Uông |
Cầu đường bộ 1 |
Ngã ba Điền Công |
14 |
36 |
Luồng Hạ Long-Yên Hưng |
Bến khách Hòn Gai |
Đèn Quả Xoài |
24,5 |
37 |
Luồng Bái Tử Long-Lạch Sâu |
Hòn Đũa |
Hòn Vụng Dại |
25 |
38 |
Luồng Hạ Long-Cát Bà (bao gồm Lạch Tùng gấu cửa Đông ; Lạch Bãi Bèo) |
Hòn Mười Nam |
Vịnh Cát Bà |
30,5 |
39 |
Lạch Cẩm Phả - Hạ Long |
Vũng Đục |
Hòn Tôm |
29,5 |
40 |
Luồng Móng Cái-Vân Đồn-Cẩm Phả |
Vạn Tâm |
Hòn Buộm |
96 |
41 |
Luồng Vân Đồn-Cô Tô |
Cảng Cái Rồng |
Cảng Cô Tô |
55 |
42 |
Luồng Sậu Đông-Tiên Yên |
Thị Trấn Tiên Yên |
Cửa Sậu Đông |
41 |
43 |
Luồng Nhánh Vạ Ráy ngoài |
Vạ Ráy ngoài |
Đông Bìa |
12 |
44 |
Sông Chanh |
Ngã ba sông Chanh - Bạch Đằng |
Hạ lưu cầu Mới 200 m |
6 |
45 |
Luồng Bài Thơ-Đầu Mối |
Núi Bài Thơ |
Hòn Đầu Mối |
7 |
46 |
Luồng Lạch Ngăn - Lạch Giải (qua Hòn Một) |
Ghềnh Đầu Phướn |
Hòn Sãi Cóc |
22 |
47 |
Sông Móng Cái |
Thị xã Móng Cái |
Vạn Tâm |
17 |
48 |
Luồng Hòn Đũa-Cửa Đối |
Hòn Đũa |
Cửa Đối |
46,6 |
49 |
Luồng Tài Xá - Mũi Chùa |
Tài Xá |
Mũi Chùa |
31,5 |
II |
Miền Trung |
|
|
1.167,5 |
1 |
Kênh Nga Sơn |
Ngã ba Chế Thôn |
Điện Hộ |
27 |
2 |
Sông Lèn |
Ngã ba Bông |
Cửa Lạch Sung |
51 |
3 |
Kênh De |
Ngã ba Yên Lương |
Ngã ba Trường Xá |
6,5 |
4 |
Sông Tào |
Ngã ba Tào Xuyên |
Phao số “0” cửa Lạch Trường |
32 |
5 |
Kênh Choán |
Ngã ba Hoằng Hà |
Ngã ba Hoằng Phụ |
15 |
6 |
Sông Mã |
Ngã ba Bông |
Cách cầu Hoàng Long cách 200 m về phía hạ lưu |
36 |
7 |
Sông Bưởi |
Kim Tân |
Ngã ba Vĩnh Ninh |
25,5 |
8 |
Lạch Bạng - Đảo Hòn Mê |
Cảng Lạch Bảng |
Cảng Quân sự đảo Hòn Mê |
20 |
9 |
Sông Lam |
Ngã ba Cây Chanh |
Thượng lưu cảng Bến Thủy 200 m |
157,4 |
10 |
Sông Hoàng Mai |
Cầu Tây |
Cửa Lạch Cờn |
18 |
11 |
Lan Châu-Hòn Ngư |
Lan Châu |
Hòn Ngư |
5,7 |
12 |
Kênh Nhà Lê (Nghệ An) |
Ngã ba sông Cấm - Kênh Nhà Lê |
Bara Bến Thủy |
36 |
13 |
Sông La - Ngàn Sâu |
Ngã ba Cửa Rào |
Ngã ba Núi Thành |
40 |
14 |
Sông Rào Cái - Gia Hội |
Ngã ba Sơn |
cửa Nhượng |
63 |
15 |
Sông Nghèn |
Cống Trung Lương |
Cửa Sót |
64,5 |
16 |
Sông Gianh |
Đồng Lào |
Thượng lưu cảng xăng dầu sông Gianh 200 m |
63 |
17 |
Sông Son |
Hang Tối |
Ngã ba Văn Phú |
36 |
18 |
Sông Nhật Lệ |
Cầu Long Đại |
Cửa Nhật Lệ |
22 |
19 |
Sông Hiếu |
Bến Đuồi |
Cách cầu Cửa Việt 150 m về phía hạ lưu |
27 |
20 |
Sông Thạch Hãn |
Ba Lòng |
Ngã ba Gia Độ |
46 |
21 |
Sông Bến Hải (bao gồm Nhánh Bến Tắt) |
Đập Sa Lung |
Kè Cửa Tùng |
37,4 |
22 |
Sông Hương |
Ngã ba Tuần |
Thượng lưu cảng xăng dầu Thuận An 200 m |
34 |
23 |
Phá Tam Giang (bao gồm đầm Thủy Tú, ngang Phá Tam Giang, Đầm cầu Hai, đầm An Truyền, sông Truồi nối dài) |
Vân Trình |
Cửa Tư Hiền |
119,6 |
24 |
Sông Hàn - Vĩnh Điện |
Đèn xanh Bắc đập Nam - Bắc |
ngã ba sông Thu Bồn |
31,7 |
25 |
Sông Trường Giang |
Ngã ba An Lạc |
Cách cảng Kỳ Hà 6,8 km về phía thượng lưu |
60,2 |
26 |
Sông Thu Bồn (bao gồm sông Hội An) |
Phà Nông Sơn |
Cửa Đại |
76 |
27 |
Hội An-Cù lao Chàm |
Cửa Đại |
Cù Lao Chàm |
17 |
III |
Miền Nam |
|
|
2.968,9 |
1 |
Hồ Trị An |
Cầu La Ngà |
Thượng lưu đập Trị An |
1 40 |
2 |
Sông Đồng Nai (bao gồm Nhánh cù lao Ông Cồn, cù lao Bạch Đằng, cù lao Rùa) |
Ngã ba sông Bé |
Cầu Đồng Nai |
72,8 |
3 |
Sông Sài Gòn |
Hạ lưu đập Dầu Tiếng 2km |
Ngã ba Rạch Thị Nghè |
128,1 |
4 |
Sông Vàm Cỏ Đông |
Cảng Bến Kéo |
Cầu Bến Lức |
131 |
5 |
Sông Vàm Cỏ Tây |
Kênh Hồng Ngự- Vĩnh Hưng |
Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông-Tây |
162,8 |
6 |
Sông Vàm Cỏ |
Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông-Tây |
Ngã ba sông Soài Rạp |
35,5 |
7 |
Kênh Tẻ - Đôi |
Ngã ba sông Sài Gòn |
Ngã ba sông Chợ Đệm Bến Lức |
13 |
8 |
Sông Chợ Đệm Bến Lức |
Ngã ba kênh Đôi |
Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông |
20 |
9 |
Kênh Thủ Thừa |
Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông |
Ngã ba sông Vàm Cỏ Tây |
10,5 |
10 |
Rạch Ông Lớn- kênh Cây Khô |
Ngã ba kênh Tẻ |
Ngã ba sông Cần Giuộc |
8,5 |
11 |
Sông Cần Giuộc |
Ngã ba kênh Cây Khô |
Ngã ba sông Soài Rạp |
35,5 |
12 |
Kênh Nước Mặn |
Ngã ba kênh Nước Mặn-Cần Giuộc |
Ngã ba kênh Nước Mặn-Vàm Cỏ |
2 |
13 |
Rạch Lá - Kênh Chợ Gạo - Rạch Kỳ Hôn |
Ngã ba sông Vàm Cỏ |
Ngà ba sông Tiền |
28,5 |
14 |
Sông Tiền (bao gồm Nhánh cù lao Tây, cù lao Ma, sông Hồ Cứ, cù lao Long Khánh |
Biên giới Việt Nam- Campuchia |
Thượng lưu cảng Mỹ Tho 500 m |
221,3 |
15 |
Kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng |
Sông Vàm Cỏ Tây |
Sông Tiền |
44,4 |
16 |
Kênh Tháp Mười số 1 |
Ngã ba sông Tiền |
Ngã ba sông Vàm Cỏ Tây |
90,5 |
17 |
Kênh Tháp Mười số 2 (bao gồm nhánh Âu Rạch Chanh) |
Ngã ba sông Tiền |
Ngã ba sông Vàm Cỏ Tây |
94,3 |
18 |
Kênh Phước Xuyên-28 (bao gồm kênh 4 Bis; kênh Tư Mới |
Ngã ba Kênh Hồng Ngự |
Nhánh cù lao Tân Phong sông Tiền |
75,8 |
19 |
Kênh Xáng Long Định |
Ngã ba sông Tiền |
Ngã ba kênh Tháp Mười số 2 |
18,5 |
20 |
Sông Vàm Nao |
Ngã ba sông Tiền |
Ngã ba sông Hậu |
6,5 |
21 |
Kênh Tân Châu |
Sông Tiền |
Sông Hậu |
12,1 |
22 |
Kênh Lấp Vò Sa Đéc |
Sông Tiền |
Sông Hậu |
51,5 |
23 |
Rạch Ông Chưởng |
Nhánh cù lao Tây- cù lao Ma sông Tiền |
Nhánh cù lao Ông Hổ sông Hậu |
21,8 |
24 |
Kênh Chẹt Sậy -sông Bến Tre |
Ngã ba sông Tiền (Vàm Gia Hòa) |
Ngã ba sông Hàm Luông |
16,5 |
25 |
Sông Hàm Luông |
Ngã ba sông Tiền |
Cửa Hàm Luông |
86 |
26 |
Rạch và kênh Mỏ Cày |
Ngã ba sông Hàm Luông |
Ngã ba sông Cổ Chiên |
18 |
27 |
Kênh Chợ Lách |
Ngã ba Chợ Lách- sông Tiền |
Ngã ba Chợ Lách- Cổ Chiên |
10,7 |
28 |
Sông Cổ Chiên (bao gồm nhánh sông Bằng Tra, Cung Hầu) |
Ngã ba sông Tiền |
Cửa Cổ Chiên |
133,8 |
29 |
Kênh Trà Vinh |
Ngã ba sông Cổ Chiên |
Cầu Trà Vinh |
4,5 |
30 |
Sông và kênh Măng Thít - Tắt Cù Lao Mây (bao gồm rạch Trà Ôn) |
Sông Cổ Chiên |
Sông Hậu |
52 |
31 |
Sông Hậu (bao gồm cù lao Ông Hổ, Nhánh Năng Gù - Thị Hòa) |
Ngã ba Kênh Tân Châu |
Vàm rạch Ngòi Lớn |
91,6 |
32 |
Sông Châu Đốc - Kênh Vĩnh Tế |
Ngã ba sông Hậu |
Ngã ba kênh Vĩnh Tế |
10 |
33 |
Kênh Tri Tôn Hậu Giang |
Ngã ba kênh Rạch Giá Hà Tiên |
Ngã ba sông Hậu |
57,5 |
34 |
Kênh Ba Thê |
Ngã ba sông Hậu |
Ngã ba kênh Rạch Giá Hà Tiên |
57 |
35 |
Kênh Rạch Giá Long Xuyên |
Ngã ba sông Hậu |
Kênh Ông Hiển Tà Niên |
64 |
36 |
Kênh rạch Sỏi Hậu Giang - Ông Hiền Tà Niên |
Ngã ba sông Hậu |
Ngã ba sông Cái Bé |
64,2 |
37 |
Kênh Mặc Cần Dưng - Tám Ngàn |
Ngã ba kênh Ba Thê |
Ngã ba kênh Rạch Giá Hà Tiên |
48,5 |
38 |
Kênh Rạch Giá Hà Tiên - Vành Đai |
Đầm Hà Tiên (hạ lưu cầu Đông Hồ 100m) |
Kênh Rạch Sỏi Hậu Giang |
88,8 |
39 |
Kênh Ba Hòn |
Ngã ba kênh Rạch Giá Hà Tiên |
Cống Ba Hòn |
5 |
40 |
Rạch Cần Thơ |
Ngã ba sông Hậu |
Ngã ba kênh xà No |
14,7 |
41 |
Kênh rạch Xà No - Cái Nhứt |
Ngã ba rạch Cần Thơ |
Ngã ba rạch Cái Tư |
42,5 |
42 |
Rạch Cái Tư |
Ngã ba rạch Cái Nhứt |
Ngã ba sông Cái Lớn |
12,5 |
43 |
Kênh Tắt Cây Trâm - Trẹm Cạnh Đền (bao gồm rạch Ngã ba Đình) |
Ngã ba sông Cái Lớn |
Ngã ba kênh sông Trẹm |
50 |
44 |
Rạch Cái Tàu |
Kênh Tắt Cây Trâm- rạch ngã ba Đình |
Ngã ba sông Cái Lớn |
15,2 |
45 |
Sông Cái Bé - Rạch Khe Luông |
Ngã ba kênh Thốt Nốt |
Ngã ba sông Cái Lớn |
55,5 |
46 |
Kênh rạch Thị Đội Ô Môn - Thốt Nốt |
Ngã ba sông Hậu |
Ngã ba kênh Thị Đội |
47,5 |
47 |
Kênh Tắt Cậu |
Ngã ba sông Cái Lớn |
Ngã ba sông Cái Bé |
1,5 |
48 |
Sông Cái Lớn |
Ngã ba sông Cái Tư- kênh Tắt Cây Trâm |
Cửa Cái Lớn |
56 |
49 |
Kênh rạch Cái Côn- Quản Lộ Phụng Hiệp |
Ngã ba sông Hậu |
Cống ngăn mặn Cà Mau |
118,7 |
50 |
Sông Trèm Trẹm - Ông Đốc |
Kênh Tân Bằng Cán Gáo |
Cửa Ông Đốc |
90,8 |
51 |
Kênh Tân Bằng Cán Gáo |
Ngã ba sông Trèm Trẹm |
Ngã ba sông Cái Lớn |
40 |
52 |
Sông Tắc Thủ - Gành Hào |
Ngã ba sông Ông Đốc |
Hạ lưu Bến xếp dỡ Cà Mau 200 m |
5,7 |
53 |
Sông Gành Hào |
Ngã ba Kênh Lương Thế Trân |
Phao số “0” Gành Hào |
49,3 |
54 |
Sông, rạch Đại Ngải - Cổ Cò (bao gồm kênh Phú Hữu Bãi Xàu, Rạch Thạnh Lợi, ba xuyên Dừa Tho) |
Ngã ba sông Hậu |
Sông Cổ Cò |
60,8 |
55 |
Kênh Vàm Lẻo - Bạc Liêu - Cà Mau |
Ngã ba sông Cổ Cò |
Hạ lưu Trạm Quản lý ĐTNĐ Cà Mau 200 m |
81,3 |
56 |
Kênh Cái Nháp |
Ngã ba sông Bảy Hạp |
Ngã ba sông Cửa Lớn |
11 |
57 |
Kênh Lương Thế Trân |
Ngã ba sông Ông Đốc |
Ngã ba sông Gành Hào |
10 |
58 |
Kênh sông Bảy Hạp Gành Hào - Năm Căn |
Ngã ba sông Gành Hào |
Ngã ba kênh Năm Căn Bảy Hạp |
34 |
59 |
Kênh Tắt Năm Căn |
Ngã ba sông Bảy Hạp |
Năm Căn |
11,5 |
60 |
Kênh Hộ Phòng Gành Hào |
Hộ Phòng |
Ngã ba kênh Gành Hào |
18 |
61 |
Kênh Tắc Vân |
Kênh Bạc Liêu Cà Mau |
Sông Gành Hào |
9,4 |
|
Tổng cộng |
|
|
7.071,8 |
(Kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Tỷ lệ 1/10
Ghi chú:
1. Đơn vị: cm
2. Quy cách mốc chỉ giới:
- Cột mốc chỉ giới có hình dáng, kích thước, kết cấu như hình vẽ, được làm bằng bê tông cốt thép mác 200.
- Trên hai mặt mốc chỉ giới đề chữ (CHỈ GIỚI ĐTNĐ SỐ...).
- Chữ “CHỈ GIỚI” cao 6 cm, nét chữ rộng 0,6 cm.
- Chữ “ĐTNĐ” cao 10 cm, nét chữ rộng 1,0 cm.
- “Số....” cao 6 cm, nét chữ rộng 0,6 cm.
- Mốc được chôn sâu 50 cm, được đầm chặt.
- Khoảng cách các mốc:
- Khu vực đô thị, dân cư tập trung: 100 - 200 m/mốc.
- Khu vực khác 500 - 1000 m/mốc.
* Lưu ý;
+ Cột mốc phải đặt ở vị trí an toàn, ổn định, dễ thấy.
+ Mỗi vị trí cột mốc phải được thể hiện trên bình đồ khu vực.
(Kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TÊN TỔ CHỨC………….. |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…..(1)….-(2) |
…..(địa danh), ngày tháng năm 20 …… |
Kính gửi:…………….. (4)…………………….
…………………………………………………………(5)………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
|
THỦ TRƯỞNG |
Ghi chú:
(1) Tên tổ chức gửi văn bản.
(2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.
(3) Nêu trích yếu nội dung văn bản đề nghị (ngắn gọn, rõ ràng).
(4) Cơ quan được quy định tại Điều 12 của Thông tư.
(5) Nội dung văn bản.
(6) Chữ viết tắt tên cơ quan tham mưu và số lượng bản lưu (nếu cần).
MINISTRY OF
TRANSPORT |
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 15/2016/TT-BGTVT |
Hanoi, June 30, 2016 |
Pursuant to the Law on Inland waterway traffic dated June 15, 2004 and the Law on amendments to a number of articles of the Law on Inland waterway traffic dated June 17, 2014;
Pursuant to the Government’s Decree No.24/2015/ND-CP dated February 02, 2015 detailing the implementation of a number of articles of the Law on Inland waterway traffic and the Law on amendments to a number of Articles of the Law on Inland waterway traffic;
Pursuant to the Government’s Decree No.107/2012/ND-CP defining functions, rights and responsibilities and organizational structure of the Ministry of Transport dated December 12, 2012;
At request of the Director of the Department of Transport Infrastructure and Vietnam Inland Waterway Administration,
The Minister of Transport hereby issues this Circular specifying provision on inland waterway management.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Circular specifies provisions of inland waterway management including classification of inland waterways, the power to classify; announcement of opening or closure of inland waterways or channels, navigation marks, construction projects related to inland waterway traffic (hereinafter referred to as “project”) and navigation restriction.
This Circular applies to entities engaging in inland waterway management.
For the purpose of this Circular, terms herein shall be construed as follows:
1. Navigation channel refers to a limited section of waters which is determined by maritime signaling systems to ensure safety for ship watercraft movement.
2. Channel length refers to the distance between two endpoints of the navigation channel.
3. Inland water route refers to one or more navigation channels on rivers lakes, lagoons, bay, islands, etc. The length of each inland water route is the distance between two endpoints of the route.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CLASSIFICATION OF INLAND WATERWAYS
Article 4. Classification of inland waterways
Inland waterways are classified into national, local and specialized inland waterways. To be specific:
1. National inland waterways refers to those that connecting to economic and culture centers, focal transport infrastructures serving the purpose of economic development or national defense and security; or cross-border transport. The list of national inland waterways is presented in Annex 03 to this Circular.
2. Local inland waterways refer to those within the administration of a province or centrally-affiliated city (Hereinafter referred to as “province”) serving the purpose of socio-economic development. The People’s Committees of provinces shall make the List of local inland waterways publicly available upon request of Departments of Transport.
3. Specialized inland waterways refer to those connecting to ports, specialized inland wharves, national inland waterways or local inland waterways for the purpose of transport. The Ministry of Transport and People’s Committee of provinces shall publish specialized inland waterways in accordance with Articles 6, 7 and 8 hereof.
1. The Minister of Transport has the power to classify inland waterways and make adjustments to classification upon request of Director of the Vietnam Inland Waterway Administration:
a) National inland waterways;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The Presidents of People’s Committees of provinces shall decide to classify and make adjustments to classification of:
a) Local inland waterways; and
b) Specialized inland waterways connecting to local inland waterways.
ANNOUNCEMENT OF OPENING OR CLOSURE OF SPECIALIZED CHANNELS AND ROUTES
Article 6. The power to make announcement of opening or closure of specialized channels and routes
1. Authorities having the power to make announcement of opening or closure of specialized channels and routes:
a) The Ministry of Transport Specialized has the power to announce the opening or closure of specialized inland waterways connecting to national inland waterways, specialized inland waterways passing through at least two provinces or those linking national inland waterways with local inland waterways.
b) Specialized inland waterways connecting to local inland waterways.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Name of water body (endpoints);
b) Type of inland waterways;
c) Location, length and class of inland water routes and navigation channel;
d) Date of operation
3. Contents of announcement of closure of specialized channels and routes:
a) Reason for closure;
c) Location, length and class of inland water routes and navigation channel;
c) Date of closing
Article 7. Procedures for announcement of opening or closure of specialized channels and routes
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The application for opening specialized channels/routes where new construction project is located includes:
a) An original application form for opening inland water routes or channel made using the form in Annex 1 attached hereto;
b) A Decision on approval for the project (a certified true copy or copy enclosed with the original for collation);
c) Copies of as-built documents
3. The application for opening specialized channels/routes where no new construction project is located includes:
a) An original application form for opening inland water route or channel made using the form in Annex 1 attached hereto;
b) An original topographical map of existing navigation channel or inland water routes which specifies location of navigation marks and existing works on the channel or route.
4. Procedures for announcement of opening or closure of specialized channels and routes
a) Entities having specialized inland waterways shall submit an application as stipulated in clause 2 of this Article to the Vietnam Inland Waterway Administration or Department of Transport directly or by post or via other means;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Within 05 working days from the date of receipt of the valid application, the Vietnam Inland Waterway Administration/Department of Transport shall submit a verification report to the Ministry of Transport and People's Committee of the province for consideration of announcement of opening specialized channels/routes;
d) Within 05 working days from the date of receipt of valid application transferred by the Vietnam Inland Waterway Administration/Department of Transport, the Ministry of Transport and People's Committee of the province shall consider announcing the opening of specialized channels/routes; In case of rejection, the Vietnam Inland Waterway Administration/Department of Transport shall inform the applicant in writing which specifies reasons for rejection.
Article 8. Announcement of closure of specialized channels and routes
1. Specialized channels and routes shall be if:
a) It serves the purpose of national defense and security;
b) It is unsafe for transport;
c) Demand for transport by specialized channel or route no longer exists.
2. Where a specialized channel or route is closed under point a and b, clause 1 hereof
The Ministry of Transport and People's Committee of the province shall make an announcement of closure of specialized channel/route publicly available upon request of the Vietnam Inland Waterway Administration or Department of Transport; In case of closure under point b, clause 1 of this Article, a record of assessment of navigation channel or route made by local inland waterway authority or Department of Transport and supervisory authority is required.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) The entity having specialized inland waterways shall submit an application for closure of the specialized channel/route using form presented in Annex 2 attached hereto to the Vietnam Inland Waterway Administration or Department of Transport directly or by post or via other means;
b) Within 02 working days from the date of receipt of the application, the Vietnam Inland Waterway Administration or Department of Transport shall report to the Ministry of Transport and People’s Committee of the province for consideration of announcement about specialized channel/route closure;
c) Within 02 working days from the date of receipt of the report, the Ministry of Transport and the People’s Committee of the province shall consider making the announcement of specialized channel/route closure;
Article 9. Navigation marks and adjustments to navigation marks
1. Construction works shall be identified and marked within the jurisdiction stipulated in Article 10 hereof.
2. Marked construction works shall be numbered and be mark with symbols on the inland waterway route map.
3. After being set up navigation markers shall be managed by the People’s Committee of commune. Marker specifications and distance shall be conformable to Annex 4 attached hereto.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 10. Responsibilities for setting up and adjusting navigation marks
1. The Vietnam Inland Waterway Administration shall:
a) Provide guidance on scope of protected inland waterway infrastructures and navigation marking;
b) Direct local inland waterway authorities to cooperate with People are Committee of districts to carry out survey, set up and adjust navigation marks on national inland waterways;
c) Cooperate to carry out inspection and expedite to identify navigation corridors and set up boundary marks on local inland waterways.
2. Every People’s Committee of the province shall:
a) Provide guidance on scope of protected inland waterway infrastructures and navigation marking within the administration;
b) Direct disciplinary regulatory authorities and People’s Committees of districts to cooperate with the Vietnam Inland Waterway Administration carry out survey, set up and adjust navigation marks on specialized inland waterways and national inland waterways.
3. Specialized inland waterway authorities shall cooperate with the Department of Transport to identify protection area, set up, manage and protect markers within the administration according to Directives of the professional regulatory authority
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CONSTRUCTION PROJECTS IN CONNECTION TO INLAND WATERWAY TRAFFIC
Article 11. Construction projects related to inland waterway traffic
1. The competent authority specified in clause 1, Article 12 hereof shall give opinions about the proposed construction project in writing as the project proposal is made and approval decision on maritime traffic safety measures shall be released by the competent authority prescribed in clause 2, Article 12 hereof.
2. Construction projects related to inland waterway traffic includes:
a) Temporary and permanent bridges, wharves, docks, ferries, inland wharves, wind power plants, thermopower plants, floating and submarine construction works;
b) Submarine and overhead pipelines (crossing navigation channels);
c) Embankments, dams, hydropower construction works, irrigation works and combined construction works and those for political purposes (except for emergency flood control works)
d) Fishing ports, ports or berths for national defense and security;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) Resource exploitation;
g) Salvage or obstacle clearance;
h) Aquaculture farms, waters for vocational training, anchorage waters, restaurants, recreation centers and sport facilities on inland waterways.
1. The power to give opinions about project proposals:
The Ministry of Transport has the power to give opinions about projects for national defense and security located on national inland waterways;
b) People’s Committees of provinces have the power to give opinions about projects for local defense and security located on local inland waterways
c) The Vietnam Inland Waterway Administration has the power to give opinions about specialized inland waterways connecting to national inland waterways, specialized inland waterways passing through at least two provinces or specialized inland waterways linking national inland waterways with local inland waterways, except for those prescribed in point a of this clause.
d) The Departments of Transport has the power to give opinions about construction projects located on specialized inland waterways connecting to local inland waterways and local inland waterways other than those stipulated in point b of this clause;.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) The Vietnam Inland Waterway Administration has the power to approve traffic safety measures applicable to projects for national defense and security located on national inland waterways;
b) The inland waterway authority has the power to approve traffic safety measures applicable to construction projects located on national inland waterways, specialized inland waterways connecting to national inland waterways, specialized inland waterways passing through at least two provinces or specialized inland waterways linking national inland waterways with local inland waterways except for those prescribed in point a of this clause.
c) The Department of Transport has the power to approve traffic safety measures applicable to construction projects located in local inland waterways and specialized inland waterways connecting to local inland waterways.
Article 13. Application for opinions of construction projects affecting inland waterway traffic
The investor shall submit an application to the competent authority prescribed in clause 1, Article 12 hereof directly or by post or via other appropriate means within the proposal-making phase under clause 2, Article 11 hereof. The application includes:
1. An application form which specifies the location and scope of the project, main structure and hydrology made using the form in Annex 5 attached hereto.
2. A topographical map which specifies elevation profiles along the inland waterways where the project is expected to be located (except for aquaculture farms or cages, waters for vocational training, anchorage waters, restaurants and recreation centers) or a drawing which presents the location of the projects and its elevation on the national coordination.
3. The following attached documents:
a) For temporary and permanent bridges: data on navigation span (location, aperture, span, and clearance height) and longitudinal section of the construction works;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) For overhead lines and pipelines: drawings and navigation span data, the lowest of the pipeline;
d) For fishing ports or ports for national defense and security, wind power plants; thermopower plants, wharves, ferries and embankments: site plans, dimension and structure of the construction works, operation waters;
dd) For submarine lines and pipelines: drawings which specify the distance and height of construction works, scope of navigation channel and corridors;
e) For resource exploitation and dredging: cross section profiles and marking location for dredging or exploitation.
4. For aquaculture farms, waters for vocational training, anchorage waters, restaurants, recreation centers and sport facilities, the application includes:
a)An application form which specifies location and scope of the project made using the form in Annex 5 attached hereto; and
b) Maps which specifies the length and width of construction area, navigation channel and corridors, distance from the construction area to existing construction works and traffic safety methods.
Article 14. Process of giving opinions of construction projects affecting inland waterway traffic
1. With respect to projects for national defense and security located on national inland waterways:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Within 05 working days from the date of receipt of valid application, the Vietnam Inland Waterway Administration shall submit a verification report to the Ministry of Transport;
c) Within 05 working days from the date of receipt of valid application transferred by the Vietnam Inland Waterway Administration, the Ministry of Transport shall give opinions in writing.
2. With respect to projects for national defense and security located on local inland waterways:
a) The application shall be submitted to the Department of Transport. In case the application is incomplete, the Department of Transport shall instruct the applicant to complete the application within 02 working days from the date of receipt;
b) Within 05 working days from the date of receipt of the valid application, the Department of Transport shall submit a verification report to the People’s Committee of the province;
c) Within 05 working days from the date of receipt of valid application transferred by the Department of Transport, the People’s Committee of the province shall give opinions in writing.
3. With respect to projects located on national inland waterways other than those prescribed in clause 1 of this Article; specialized inland waterways connecting to national waterways, specialized inland waterways passing through at least two provinces or specialized waterways linking national inland waterways with local inland waterways.
a) The application shall be submitted to the Vietnam Inland Waterway Administration. In case the application is incomplete, the Vietnam Inland Waterway Administration shall instruct the applicant to complete the application within 02 working days from the date of receipt.
b) Within 05 working days from the date of receipt of valid application, the Vietnam Inland Waterway Administration shall give opinions in writing.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) The application shall be submitted to the Department of Transport. In case the application is incomplete, the Department of Transport shall instruct the applicant to complete the application within 02 working days from the date of receipt;
b) Within 05 working days from the date of receipt of valid application, the Department of Transport shall give opinions in writing.
Article 15. Application for approval for traffic safety measures
Before carrying out projects in point a, b, c, d, dd, e and g clause 2, Article 11 hereof, the investor or construction contractor shall submit an application to the competent authority in clause 2, Article 12 hereof directly or by post. The application includes:
1. An application form for approval for traffic safety measures made using the form in Annex 5 attached hereto.
2. A construction method description
3. Traffic safety measures applicable to the construction area including:
A description of the traffic safety measure;
b) A layout plan which specifies the arrangement of traffic signs, traffic control stations and means of traffic control;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Regulation on construction site access;
dd) Date of application of traffic safety measure
4. In case of adjustments to traffic safety measures, reasons for adjustments are required, in addition to documents specified in clauses 2 and 3 of this Article.
Article 16. Process of approval for traffic safety measures
1. With respect to national inland waterways, specialized inland waterways connecting to national inland waterways, specialized inland waterways passing through at least two provinces or specialized inland waterways linking national inland waterways with local inland waterways:
a) The application shall be submitted to the competent authority prescribed in point a and b, Article 12 hereof. In case the application is incomplete, the competent authority shall instruct the applicant to complete the application within 02 working days from the date of receipt.
b) Within 05 working days from the date of receipt, the competent authority in point a and b, clause 2, Article 12 hereof shall consider approving in writing. In case of rejection, the competent authority shall specify reasons for rejection in writing;
c) the investor or construction contractor and competent authority in point a and b, clause 2, Article 12 hereof shall specify the waters and current conditions of navigation channels within the construction site;
d) Investors and construction contractors shall apply traffic safety measures during the construction. In case of adjustments to construction and operation methods, the investor or construction contractor shall submit an application for adjustment to traffic safety measures to the competent authority. The application for adjustment shall be made in conformity with Article 15 hereof and point a, b and c of this clause.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) The application shall be submitted to the Department of Transport. If the application is incomplete, the Department of Transport shall request the applicant to complete the application within 02 working days from the date of receipt; b) Within 05 working days from the date of receipt of valid application, the Department of Transport shall consider approving in writing. In case of rejection, the Department of Transport shall specify reasons for rejection in writing;
c) The investor or construction contractor and competent authority shall specify the waters and current conditions of navigation channels within the construction site;
d) Investors or construction contractors shall apply traffic safety measures during the construction. In case of adjustments to construction and operation methods, the investor or construction contractor shall submit an application for adjustment to traffic safety measures to the Department of Transport. The application for adjustment shall be made in conformity with Article 15 hereof and point a, b and c of this clause.
1. Within 30 days from the date of completion of the projects in clause 2, Article 11 hereof, the investor or construction contractor shall:
Install navigation signs and symbols under regulation of laws;
b) Clear obstacles and objects produced from the construction within and beyond the construction site
c) Transfer navigation channels and corridors to the local inland waterway authority in case of national inland waterways, specialized inland waterways connecting to national inland waterways, specialized inland waterways passing through at least two provinces or specialized inland waterways linking national inland waterways with local inland waterways or the Department of Transport in case of local inland waterways and specialized inland waterways connecting to local inland waterways.
2. Documents required for transfer of navigation channels and corridors stipulated in point c, clause 1 of this Article:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) A recode of installation of navigation signs and symbols made by the waterway authority or Department of Transport and investor or contractor
c) A transfer record made by the investor or construction contractor and inland waterway authority or Department of Transport;
d) An as-built drawings including topographic maps of the construction site and clearance area after construction which are undersigned by the investor or construction contractor and inland waterway authority or the Department of Transport; longitudinal section profiles (for overbridges, overhead and submarine lines or pipelines) or cross-section profiles (for embankments, dams dredging and obstacle removal) and diagram of inland waterway signals
3. Inland waterway authorities or the Departments of Transport shall inspect, expedite and instruct investors or construction contractors to comply with clauses 1 and 2 of this Article within the administration.
4. Owners or owner’s representatives of irrigation works and hydropower plants shall send the inland waterway authority a prior notice of water discharge.
5. Investors or construction contractors who fail to comply with clauses 1 and 2 of this Article shall be responsible for consequences related to traffic safety within the administration.
Article 18. Inspection and handling of construction works and projects in progress
1. Relevant entities shall deal with construction works/projects in progress prescribed in clause 2, Article 11 hereof if the project or construction works affects traffic safety or it is requested by inland waterway authorities, traffic police or inspectors.
2. The competent authority shall inspect and request entities in charge of project or construction works management to apply traffic safety measures or have their project or construction works suspended if the project or construction works damages the inland waterway traffic or structure.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. For construction works which is in operation but the navigation signs and symbols have yet to be transferred to the inland waterway authority or the navigation signs and symbols are incomplete or unconformable to technical standards, the owner shall follow instructions of the competent authority.
NAVIGATION RESTRICTION AND TRAFFIC SAFETY MEASURES
Article 19. Navigation restriction
Inland waterways subject to navigation restriction are prescribed in clause 1, Article 21 of the Law on inland waterway traffic.
Article 20. The power to impose navigation restriction
Otherwise clause 1, Article 21 hereof, the power to impose navigation restriction is as follows:
1. The Ministry of Transport has the power to impose navigation restriction on national inland waterways upon request of the Vietnam Inland Waterway Administration for national defense and security
2. The People’s Committee of provinces has the power to impose navigation restriction on local inland waterways upon request of the Vietnam Inland Waterway Administration for national defense and security purpose
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. The Department of Transport has the power to impose navigation restriction on local inland waterways and specialized inland waterways connecting to local inland waterways other than those in clause 2 of this Article.
Article 21. Process for navigation restriction on inland waterways
1. In case of construction:
a) Prior to construction, the applicant shall submit an application for navigation restriction as prescribed in Article 15 hereof to the competent authority directly or by post or via other means. If the application is incomplete, the competent authority shall instruct the applicant to complete the application within 02 working days;
b) Where the traffic safety measure is approved under Article 16 hereof by the competent authority, the applicant shall submit a written request for navigation restriction to the competent authority prescribed in clause 2, Article 12 hereof directly or by post or via other means. The request shall specify location and duration of navigation restriction.
c) Within 05 working days from the date of receipt of valid application, the competent prescribed in clause 2, Article 12 hereof shall consider announcing navigation restriction.
2. In case of navigation restriction for national defense and security purpose, the applicant shall submit an application to the competent authority prescribed in clauses 1 and 2, Article 20 hereof.
a) The application includes:
A description of the traffic safety measure;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Personnel plans;
A Regulation on traffic movement or traffic flow
Date and duration of navigation restriction
b) The Vietnam Inland Waterway Administration shall receive applications, assess traffic safety measures and request the Ministry of Transport to consider announcing navigation restriction
c) The Department of Transport shall receive applications, assess traffic safety measures and request the People’s Committee of the province to consider announcing navigation restriction
3. Where festivals or sport events take place
a) The applicant shall submit relevant legal documents and an application for navigation restriction which specifies the location, date, scope and scale of the event to the competent authority stipulated in Article 20 hereof.
b) The competent authority shall assess the traffic safety measure and inform the applicant of requirements for traffic safety measures in writing within 05 working days from the date of receipt
4. In case of unexpected obstacles; flood control, Act of God and salvage, the power to announce navigation restriction shall conform to Article 20 hereof. The competent authority shall consider adopting appropriate traffic safety measures and announcing navigation restriction.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Circular enters into force from September 15, 2016. As at the effective date of this Circular, the Circular No.70/2014/TT-BGTVT dated December 05, 2014 by the Minister of Transport on inland waterway management and Decision No.970/QD-BGTVT dated April 15, 2009 by the Minister of Transport on announcement of national inland waterways.
1. The Vietnam Inland Waterway Administration shall take charge of executing and inspecting the implementation of this Circular.
2. The Chief of Office, Chief Inspectors, Directors of Vietnam Inland Waterway Administration, Director of Departments of Transport, Heads of relevant agencies and entities shall be responsible for the implementation of this Circular./.
MINISTER
Truong Quang Nghia
...
...
...
;Thông tư 15/2016/TT-BGTVT Quy định về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 15/2016/TT-BGTVT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký: | Trương Quang Nghĩa |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 15/2016/TT-BGTVT Quy định về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Chưa có Video