THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/2008/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 2008 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ
chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (tờ trình số 6938/TTr-BGTVT ngày 30 ngày 10
năm 2007, tờ trình số 2130/TTr-BGTVT ngày 03 tháng 4 năm 2008 và tờ trình số
4332/TTr-BGTVT ngày 05 tháng 6 năm 2008) và báo cáo thẩm định của Bộ Xây dựng (tờ trình số 341/BXD-KTQH ngày 04 tháng 3
năm 2008),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
Bao gồm Thủ đô Hà Nội và các đô thị xung quanh thuộc các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên, trong bán kính ảnh hưởng từ 30 km ¸ 50 km.
- Cụ thể hóa Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 1998, xây dựng quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020;
- Xác định các nội dung ưu tiên đầu tư phát triển giao thông vận tải của Thủ đô Hà Nội đến năm 2010;
- Làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư phát triển giao thông vận tải của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020.
3. Các nội dung chính của quy hoạch
a) Các nguyên tắc xây dựng quy hoạch
- Phù hợp với chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 06/2004/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2004, Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2008;
- Phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ với các quy hoạch khác, đặc biệt là quy hoạch xây dựng đô thị, phân bổ dân cư và quy hoạch hệ thống công trình công cộng đô thị của Thủ đô. Qua đó xây dựng được hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông liên phương thức hiện đại và dịch vụ vận tải hiệu quả;
- Tập trung phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, nâng tỷ phần vận tải đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại thời điểm năm 2020 lên khoảng 35% ¸ 45% của tổng nhu cầu đi lại trên toàn thành phố, phấn đấu giảm tỷ phần đảm nhận của xe máy xuống còn 30%;
- Xây dựng lộ trình đầu tư hợp lý để ưu tiên giải quyết các vấn đề cấp bách, tạo khâu đột phá phát triển đô thị Hà Nội.
b) Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Hà Nội đến năm 2020
- Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ
+ Các quốc lộ và cao tốc hướng tâm:
. Cải tạo, mở rộng các quốc lộ hướng tâm hiện tại lên thành đường có 4 đến 6 làn xe cơ giới, gồm: quốc lộ 1A (đoạn Hà Nội - Thường Tín và Cầu Đuống - Bắc Ninh); quốc lộ 6 (đoạn Hà Nội - Hoà Bình); quốc lộ 32 (đoạn Hà Nội - Sơn Tây); quốc lộ 2 (đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên); quốc lộ 3 (đoạn từ thị trấn Đông Anh);
. Xây dựng các đường cao tốc song hành với các quốc lộ có lưu lượng lớn, theo các hướng: Hà Nội - Lạng Sơn; Pháp Vân - Giẽ - Thanh Hóa; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Việt Trì; Hà Nội - Thái Nguyên; Nội Bài - Hạ Long; Láng - Hoà Lạc.
+ Vành đai giao thông đô thị:
. Vành đai II: cải tạo mở rộng, xây dựng mới với tổng chiều dài khoảng 43,6 km theo trục Vĩnh Tuy - Minh Khai - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Cầu Giấy - Bưởi - Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Đông Hội - cầu chui Gia Lâm - khu công nghiệp Hanel - Vĩnh Tuy thành đường đô thị 4 ¸ 8 làn xe. Một số đoạn cá biệt trong nội thành sẽ xây dựng 4 làn xe trong giai đoạn đầu. Thời gian hoàn thành khép kín vành đai II trước năm 2010, riêng đoạn Đại La - Trường Chinh - Cầu Giấy sẽ được mở rộng sau năm 2010.
. Vành đai III: vành đai III có chiều dài khoảng 65 km. Trong đó, đoạn Nội Bài - Mai Dịch - Thanh Xuân - Pháp Vân - Thanh Trì - Sài Đồng - Ninh Hiệp có hướng tuyến theo dự án nghiên cứu tiền khả thi đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua (văn bản số 945/CP-KTN ngày 13 tháng 8 năm 1998). Đoạn tuyến phía Bắc, từ Ninh Hiệp đến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, được điều chỉnh đi qua các điểm khống chế Việt Hùng - Đông Anh - Tiên Dương - Nam Hồng (nằm phía Nam của đường sắt vành đai Bắc, tránh khu di tích Cổ Loa).
Về chức năng và cấu tạo mặt cắt ngang: đoạn Nội Bài - Mai Dịch - Thanh Xuân - Pháp Vân - cầu Thanh Trì cấu thành bởi đường đô thị hai bên kết hợp với cao tốc đô thị ở giữa. Đoạn cầu Thanh Trì - Sài Đồng - Ninh Hiệp - Việt Hùng là đường cao tốc mang yếu tố đô thị. Đoạn từ Việt Hùng đến nút giao với đường Bắc Thăng Long - Nội Bài là đường phố chính. Đoạn tuyến nối giữa đường vành đai III với đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long qua các điểm khống chế Ninh Hiệp, Đường Yên, Đồng Xuân là đường cao tốc với chiều dài 8,5 km. Mặt cắt ngang của đường vành đai III và đoạn Ninh Hiệp - Đường Yên - Đồng Xuân bảo đảm 6 ¸ 8 làn xe. Các cầu lớn gồm cầu Thanh Trì (vượt sông Hồng) và cầu Phù Đổng 2 (vượt sông Đuống). Đường vành đai III sẽ cơ bản hoàn thành trước năm 2010.
+ Vành đai giao thông liên vùng:
. Vành đai giao thông đối ngoại (vành đai IV): xây dựng mới đường vành đai giao thông kết nối các tuyến quốc lộ và cao tốc hướng tâm, nối các khu công nghiệp, khu đô thị liền kề Thủ đô Hà Nội. Vành đai này sẽ đi qua các khu vực Phúc Yên, Mê Linh (Vĩnh Phúc); Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thường Tín (Hà Tây); Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm, Như Quỳnh (Hưng Yên); Tiên Sơn, Tiên Du, Yên Phong (Bắc Ninh); huyện Hiệp Hòa, (Bắc Giang); Sóc Sơn (Hà Nội). Vành đai giao thông đối ngoại có chiều dài khoảng 148 km, quy mô 6 ¸ 8 làn xe, chiều rộng chỉ giới 100 m ¸ 120 m. Thời gian xây dựng của đường vành đai giao thông đối ngoại từ năm 2010 đến năm 2020;
. Vành đai liên kết các đô thị vệ tinh xung quanh Hà Nội (vành đai V): quy hoạch đường vành đai liên kết các đô thị vệ tinh xung quanh Hà Nội theo hướng tuyến từ thành phố Vĩnh Yên - thành phố Sơn Tây - đô thị Hoà Lạc - thị trấn Xuân Mai - Miếu Môn - Đồng Văn - thị xã Hưng Yên - thành phố Hải Dương - Chí Linh - thành phố Bắc Giang - thị xã Sông Công, với chiều dài khoảng 320 km.
+ Các trục chính đô thị:
. Mở rộng, kết hợp xây dựng mới các trục chính đô thị của thủ đô (18 trục phía Nam sông Hồng và 12 trục phía Bắc sông Hồng) nhằm tạo thành các luồng hành khách chủ yếu trong đô thị Hà Nội.
+ Các nút giao thông:
. Cải tạo và xây dựng mới 46 nút giao lập thể trên các đường vành đai và trục chính đô thị, chưa kể một số nút giao lập thể phát sinh khi xây dựng các đường cao tốc song hành. Trong đó trên vành đai II và vành đai III có 24 nút (bao gồm cả trục đường cao tốc Ninh Hiệp - Đường Yên - Đồng Xuân - Nội Bài), vành đai giao thông đối ngoại có 18 nút, còn lại là các nút giao lập thể nằm trên các trục chính đô thị;
. Cải tạo và mở rộng khoảng 150 nút giao trong nội đô.
+ Các cầu đường bộ vượt sông Hồng và sông Đuống:
. Các cầu vượt sông Hồng: ngoài các cầu đã xây dựng, hoàn thành xây dựng 02 cầu là cầu Thanh Trì (trên đường vành đai III) và cầu Vĩnh Tuy (trên đường vành đai II); triển khai xây dựng cầu Nhật Tân (trên đường vành đai II); đầu tư xây dựng mới các cầu trên đường vành đai IV và V là cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Vĩnh Thịnh. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện quy hoạch, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục nghiên cứu việc đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên.
Mặt cắt ngang các cầu xây dựng mới vượt sông Hồng có quy mô từ 6 ¸ 8 làn xe (không áp dụng cho cầu Tứ Liên).
. Các cầu vượt sông Đuống: ngoài các cầu đã xây dựng, hoàn thành xây dựng cầu Đông Trù thuộc dự án đường 5 kéo dài, đầu tư xây dựng mới cầu Thạch Cầu, cầu Đuống (mới), cầu Phù Đổng II và cầu Đuống trên vành đai IV.
Mặt cắt ngang các cầu xây dựng mới vượt sông Đuống có quy mô từ 4 ¸ 8 làn xe.
+ Mạng lưới đường bộ khu vực
Mạng lưới đường bộ khu vực gồm các đường phố chính, đường gom và đường phố nội bộ. Quy hoạch mạng lưới đường này được thực hiện theo quy hoạch chi tiết xây dựng các quận, huyện và các khu đô thị đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt. Đến năm 2020, tổng số chiều dài mạng lưới đường bộ khu vực trong các quận nội thành đạt 464 km, khu vực ngoại thành đạt 1.676 km.
+ Bố trí bến, bãi đỗ xe:
Hệ thống bến bãi đỗ xe được triển khai theo Quyết định số 165/2003/QĐ-UB ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe xông cộng trong địa bàn thành phố Hà Nội. Trong quá trình triển khai, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành rà soát điều chỉnh quy hoạch này cho phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố theo từng thời kỳ.
- Quy hoạch mạng lưới giao thông đường sắt
+ Đường sắt quốc gia:
. Đường sắt hướng tâm: bao gồm các tuyến Yên Viên - Lạng Sơn; Yên Viên - Bãi Cháy; Cổ Bi - Hải Phòng; Ngọc Hồi - thành phố Hồ Chí Minh; Bắc Hồng - Lào Cai; Đông Anh - Thái Nguyên. Các tuyến đường sắt này sau năm 2010 sẽ mở thành đường sắt đôi, trước mắt là đối với các đoạn nối liền Hà Nội với các đô thị vệ tinh có bán kính 50 km ¸ 70 km quanh trung tâm Hà Nội để sử dụng cho giao thông liên tỉnh và giao thông quốc gia. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ có thêm tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam được thực hiện theo dự án riêng.
. Đường sắt vành đai: xây dựng mới đoạn phía Đông (Đông Anh - Cổ Loa - Yên Viên - Trung Mầu - Như Quỳnh - Tân Quang - Văn Giang - Ngọc Hồi), trong đó đoạn Đông Anh - Cổ Loa - Yên Viên được xây dựng mới vòng tránh khu di tích Cổ Loa; hoàn chỉnh đường sắt vành đai theo tiêu chuẩn đường đôi khổ lồng 1.435/1.000 mm;
. Đường sắt xuyên tâm: Yên Viên - Long Biên - ga Hà Nội - Văn Điển - Ngọc Hồi có chiều dài 24,6 km sẽ được xây dựng vào trước năm 2015. Trong đó đoạn Gia Lâm - Long Biên - ga Hà Nội - Giáp Bát sẽ được xây dựng trước năm 2010;
. Các nhà ga chính: trên đường sắt vành đai sẽ hình thành các ga khách đầu mối tại Phú Diễn (ga phía Tây), Yên Viên (ga phía Bắc), Như Quỳnh (ga phía Đông), Ngọc Hồi (ga phía Nam). Ga hàng hoá được bố trí tại các khu vực Bắc Hồng, Yên Viên, Cổ Bi (sau này là Như Quỳnh), Ngọc Hồi, gần với các trục đường quốc lộ hướng tâm, đường vành đai và các trung tâm vận chuyển liên hợp.
. Ga Hà Nội là ga hành khách trung tâm của tuyến đường sắt quốc gia và đường sắt liên vận, đồng thời cũng là ga trung chuyển đa phương thức giữa các tuyến đường sắt đô thị số 1 và số 3 với các tuyến vận tải hành khách công cộng khác.
Các cơ sở công nghiệp, dịch vụ của ngành đường sắt trong phạm vi khu ga Hà Nội sẽ được di chuyển về khu ga Ngọc Hồi và Yên Viên. Phần diện tích trên mặt đất của các cơ sở này trong khu vực ga Hà Nội hiện nay sẽ sử dụng vào mục đích khác.
+ Đường sắt đô thị và xe buýt nhanh:
Hệ thống đường sắt đô thị của thành phố Hà Nội sẽ đóng vai trò chính trong hệ thống vận tài hành khách công cộng tốc độ cao, khối lượng lớn, có chức năng gắn kết với các khu đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm thương mại - dịch vụ - du lịch, trường học. Đồng thời các tuyến đường sắt đô thị phải gắn kết với nhau, hình thành mạng lưới bao quát các khu vực đô thị quan trọng của Hà Nội.
Mạng lưới đường sắt đô thị của Hà Nội đến năm 2020 bao gồm các tuyến:
Tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên, Như Quỳnh): tuyến này có chiều dài khoảng 38,7 km, phục vụ các khu vực ngoại thành phía Đông bắc và phía Nam Hà Nội đi qua khu vực trung tâm thành phố;
Tuyến số 2 (Nội Bài - trung tâm thành phố - Thượng Đình): dài khoảng 35,2 km, là xương sống cho khu vực đô thị hiện tại và tương lai. Tuyến số 2 nối sân bay Nội Bài và khu đô thị mới Đông Anh, Từ Liêm, khu Phố cổ, khu phố có kiến trúc kiểu Pháp, đi dọc hành lang quốc lộ 6 và tới Thượng Đình. Trong đó đoạn tuyến phía Bắc sông Hồng sẽ đi dọc hành lang của trục chính đô thị Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Nội Bài.
Phụ trợ cho tuyến đường sắt đô thị số 2 là tuyến xe buýt nhanh, đi theo hành trình Sóc Sơn - Đông Anh - Kim Nỗ - Mê Linh - Vĩnh Yên, chiều dài tuyến khoảng 33,9 km. Trong tương lai có thể phát triển tuyến xe buýt nhanh này thành tuyến đường sắt đô thị.
Kết nối với tuyến số 2 có tuyến đường sắt đô thị Hà Nội - Hà Đông, bắt đầu tại khu vực Cát Linh (giao với tuyến số 3), đi theo hành trình Cát Linh - Hào Nam - La Thành - Thái Hà - đường Láng - Ngã Tư Sở - quốc lộ 6 - Thượng Đình (nối với tuyến số 2) - Hà Đông - Ba La. Tuyến đường sắt đô thị Hà Nội - Hà Đông có chiều dài khoảng 14 km, sau năm 2020 sẽ phát triển tuyến này tới Xuân Mai.
Tuyến số 3 (Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai): tuyến số 3 có chiều dài 21 km, nối khu vực phía tây với trung tâm thành phố và khu vực phía nam thành phố. Trong đó đoạn tuyến từ Nhổn đến ga Hà Nội hiện đang được chuẩn bị xây dựng theo dự án của thành phố Hà Nội. Sau năm 2020 sẽ phát triển tuyến số 3 lên tới Sơn Tây, tổng chiều dài dự kiến của tuyến số 3 khi đó là 48 km.
Tuyến số 4 (Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy/Hoàng Mai - Thanh Xuân - Từ Liêm - Thượng Cát - Mê Linh): tuyến có dạng vòng tròn, kết nối với các tuyến số 1, số 2, số 3 và số 5, đa dạng hóa nhu cầu giao thông và gắn kết với các dự án phát triển đô thị. Trước mắt xây dựng tuyến số 4 là tuyến xe buýt nhanh, trong tương lai sẽ phát triển thành tuyến đường sắt đô thị hoàn chỉnh. Toàn tuyến số 4 có chiều dài khoảng 53,1 km;
Tuyến số 5 (Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc): là tuyến này có chức năng kết nối trung tâm thành phố Hà Nội với các khu đô thị dọc theo hành lang Láng - Hòa Lạc. Chiều dài của tuyến số 5 là khoảng 34,5 km.
Cấu trúc, phương thức, lộ trình và tiến độ thực hiện của từng tuyến đường sắt đô thị được nghiên cứu cụ thể trong các giai đoạn nghiên cứu sau và theo dự án riêng.
Hỗ trợ cho các tuyến đường sắt đô thị là các tuyến xe buýt ưu tiên, gồm:
Tuyến 1: Ba La Bông Đỏ - quốc lộ 6 - Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Láng Hạ - Kim Mã;
Tuyến 2: Vĩnh Quỳnh - Giải Phóng - Đại Cồ Việt - Phố Huế - Hàng Bài.
Trong tương lai, khi đã hình thành các tuyến đường sắt đô thị, sẽ điều chỉnh lại hành trình của các tuyến xe buýt cho phù hợp.
- Quy hoạch giao thông đường sông
Giao thông đường sông khu vực Hà Nội gồm 2 tuyến chính là tuyến trên sông Hồng (từ Thượng Cát, Từ Liêm đến Vạn Phúc, Thanh Trì), có chiều dài 47 km; và tuyến trên sông Đuống (từ ngã ba Dâu giao giữa sông Hồng với sông Đuống đến Trung Mầu, Gia Lâm), có chiều dài 37 km.
- Quy hoạch luồng tàu:
Quy hoạch luồng tàu kết hợp với điều chỉnh và xây dựng các công trình bảo vệ bờ cho hai tuyến sông Hồng và sông Đuống. Chiều rộng luồng tàu là 50 m đối với luồng 2 chiều; riêng đoạn sông Hồng khu vực Hà Nội sẽ quy hoạch cho 4 làn, chiều rộng tối thiểu là 150 m. Bảo đảm độ sâu chạy tàu tối thiểu trên sông Hồng từ 2,5 - 3,6 m; sông Đuống là 2,5 m.
- Chỉnh trị, cải tạo các tuyến đường sông:
+ Bước 1: Điều chỉnh thế sông tự nhiên về thế sông quy hoạch bằng hệ thống các công trình tác động vào dòng chảy, lòng dẫn, tùy thuộc từng đoạn sông. Xây dựng công trình khống chế tỷ lệ phân lưu và vị trí cửa phân lưu vào sông Đuống, ổn định thế sông theo quy hoạch;
+ Bước 2: xây dựng mới và nâng cấp các công trình bảo vệ bờ sông hiện có sau khi đã ổn định được thế sông. Bảo vệ các đoạn bờ sông trọng điểm cần ưu tiên từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì, các đoạn bờ liên quan đến du lịch, tôn tạo cảnh quan thành phố (bờ phải từ cống Liên Mạc đến cảng Hà Nội và bờ trái từ Vĩnh Ngọc đến cửa Đuống, cửa Đuống đến cảng Thạch Cầu);
+ Bước 3: kè bảo vệ lần lượt các đoạn bờ sông còn lại.
Song song với cải tạo giao thông thuỷ sông Hồng khu vực Hà Nội, triển khai thực hiện việc nạo vét cải tạo để hoàn chỉnh tuyến sông từ Hà Nội đến cửa Đáy và Lạch Giang, đặc biệt là việc cải tạo cửa luồng từ biển vào.
Kế hoạch chỉnh trị sông Hồng được chia thành 3 giai đoạn, thực hiện từ năm 2008 đến năm 2020:
+ Giai đoạn I (2008 - 2012): chỉnh trị đoạn Thượng Cát - cầu Thăng Long;
+ Giai đoạn II (2013 - 2016): chỉnh trị đoạn cầu Thăng Long - cầu Thanh Trì;
+ Giai đoạn II (2017 - 2020): chỉnh trị đoạn cầu Thanh Trì - Duyên Hà.
Công tác cải tạo sông Hồng được kết hợp với các dự án phát triển đô thị, cải tạo môi trường và xây dựng, nâng cấp các tuyến đường bộ song hành.
- Các bến cảng:
Nâng cấp kết hợp xây dựng mới để đến năm 2020 khu vực Hà Nội có các cảng và bến gồm:
Trên sông Hồng: cảng Khuyến Lương, cảng Thanh Trì, cảng Chèm và bến Chương Dương, bến Bát Tràng;
Trên sông Đuống: cảng Phù Đổng, cảng Đức Giang.
Nghiên cứu chuyển đổi công năng của cảng Hà Nội hiện nay theo hướng chủ yếu phục vụ du lịch. Ngoài ra, nghiên cứu đầu tư xây dựng thêm các cảng phục vụ du lịch dọc hai bên bờ sông Hồng tại khu vực Tầm Xá, Long Biên, vv…
Các nội dung quy hoạch về chỉnh trị và vận tải thủy được bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với kết quả nghiên cứu của đề án hành lang thoát lũ sông Hồng và đề án thành phố ven sông Hồng đang thực hiện.
- Quy hoạch phát triển cảng hàng không và sân bay
Hà Nội có cảng hàng không quốc tế Nội Bài, sân bay Gia Lâm là sân bay nội địa và sân bay Bạch Mai là sân bay chuyên dùng cho quân sự. Trong đó cảng hàng không Nội Bài được đầu tư cải tạo, nâng cấp để trở thành cảng hàng không quốc tế lớn của thủ đô Hà Nội và của cả nước.
Đến năm 2020, cảng hàng không quốc tế Nội Bài có tổng công suất đạt 20 ÷ 25 triệu hành khách/năm, 260.000 tấn hàng hóa/năm và có diện tích dự phòng đảm bảo yêu cầu phục vụ. Định hướng cho giai đoạn sau năm 2020, cảng hàng không quốc tế Nội Bài tiếp tục hoàn chỉnh khu phía Bắc, đồng thời phát triển về phía Nam, nâng tổng công suất lên 50 triệu hành khách/năm.
Trong thời gian tới, tiếp tục nghiên cứu vị trí, quy mô của sân bay quốc tế thứ hai trong vùng khi sân bay Nội Bài có dấu hiệu mãn tải và dự trữ phát triển lâu dài.
- Quy hoạch quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông
Đến năm 2020 Thủ đô Hà Nội sẽ có một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh và hiện đại. Quỹ đất dành cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tối thiểu khoảng 13.800 ha, đạt 15% tổng diện tích đất của thành phố. Trong đó, quỹ đất dành cho giao thông đường bộ là 11.500 ha, quỹ đất dành cho giao thông đường sắt là 1.100 ha, quỹ đất dành cho các bến và cảng trên sông Hồng và sông Đuống là 100 ha và quỹ đất dành cho sân bay Nội Bài, Gia Lâm và Bạch Mai là 1.100 ha (trong đó quỹ đất dành cho cảng hàng không quốc tế Nội Bài khoảng 700 ha). Riêng quỹ đất dành cho tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam được tính toán sau khi xác định vị trí tuyến, ga cụ thể.
Mạng lưới đường đô thị tại các quận nội thành và các khu vực đô thị của các huyện ngoại thành đạt khoảng 20% diện tích đất đô thị, như quy hoạch chi tiết các quận huyện đã được ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt.
- Phát triển vận tải hành khách công cộng
+ Phát triển hoàn chỉnh vận tải hành khách công cộng với ba hợp phần cơ bản, gồm: hệ thống vận tải khối lượng lớn (đường sắt đô thị và xe buýt nhanh); hệ thống xe buýt thông thường; hệ thống bổ trợ với các phương tiện giao thông nhỏ. Trong đó đường sắt đô thị là xương sống cho giao thông công cộng của thành phố và xe buýt là phương thức cung cấp dịch vụ tại những nơi mà đường sắt đô thị không phát triển tới;
+ Tăng cường cải thiện dịch vụ vận tải hành khách công cộng thông qua các giải pháp như: tổ chức liên thông giữa các phương thức vận tải (bằng cách sử dụng vé chung); cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ thống xe buýt, đặc biệt chú trọng các dịch vụ phục vụ người già, trẻ em và người khuyết tật;
+ Khuyến khích mở rộng các dịch vụ bán công cộng như xe buýt đưa đón học sinh và công nhân;
- Quản lý giao thông và an toàn giao thông
+ Phát triển các quy định, chính sách phù hợp cho công tác quản lý giao thông, bảo đảm an toàn giao thông;
+ Nâng cao năng lực của các cơ quan, cá nhân thực hiện công tác quản lý giao thông và bảo đảm an toàn giao thông;
+ Tổ chức tốt công tác điều tiết nhu cầu giao thông bằng các biện pháp kiểm soát tỷ lệ sở hữu và sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy và xe ô tô con;
+ Xây dựng chính sách cụ thể về ưu tiên sử dụng đường giữa các phương thức như xe buýt, xe máy, ô tô, xe đạp v.v...;
+ Có chính sách cụ thể về vai trò của xe máy trong giao thông đô thị và các hoạt động kinh tế - xã hội của người dân;
+ Thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho cộng đồng, bao gồm cả các chủ thể công cộng và tư nhân, tăng cường phổ biến và giáo dục an toàn giao thông cho cộng đồng;
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các phương tiện giao thông, thiết lập hệ thống kiểm tra an toàn giao thông hữu hiệu và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong vấn đề đảm bảo an toàn giao thông.
- Bảo vệ môi trường và tôn tạo cảnh quan đô thị
+ Quy hoạch phát triển giao thông vận tải phải kết hợp chặt chẽ với các lĩnh vực quy hoạch khác của thủ đô, đặc biệt là quy hoạch đô thị để góp phần hình thành các vùng sinh thái - văn hóa và vành đai xanh tạo cơ sở phát triển đô thị của Hà Nội và các vùng lân cận;
+ Song song với việc xây dựng chương trình hạn chế, tiến tới loại dần các phương tiện giao thông cũ nát ra khỏi hệ thống giao thông của thành phố, cần có chính sách quản lý chặt chẽ chất lượng của các loại phương tiện giao thông, khuyến khích các loại hình phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu ít gây ô nhiễm;
+ Gắn liền các dự án phát triển giao thông vận tải với yêu cầu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử, kiến trúc, tôn tạo không gian đô thị.
- Chính sách phát triển
+ Phát triển vận tải hành khách công cộng là nhiệm vụ chiến lược. Theo đó, cần tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ của mạng lưới xe buýt hiện có, phát triển các phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, tốc độ cao;
+ Gắn liền phát triển đô thị với phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải hành khách công cộng, đảm bảo phát triển đô thị một cách đồng bộ và bền vững;
+ Xây dựng các chính sách đồng bộ, hợp lý nhằm hạn chế sự gia tăng số lượng phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt có chính sách phù hợp nhằm hạn chế và tiến đến giảm bớt số lượng xe máy tham gia giao thông;
+ Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải hành khách công cộng thông qua những biện pháp như cải tiến cơ chế, chính sách quản lý và cấp vốn, ưu đãi về thuế, trợ giá, …;
+ Tăng cường năng lực, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan chức năng trong công tác quản lý đô thị, quản lý và thực hiện quy hoạch;
+ Thực hiện các chiến dịch vận động nâng cao ý thức của người dân trong việc xây dựng và phát triển giao thông vận tải Thủ đô;
+ Tích cực tìm kiếm mọi nguồn vốn đầu tư cho xây dựng và phát triển giao thông vận tải. Ưu tiên huy động các nguồn vốn phát triển chính thức (ODA) hoặc nguồn từ các tổ chức tài chính - kinh tế trong và và ngoài nước cho cho các dự án lớn hoặc công trình trọng điểm.
c) Nguồn vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch
Vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội từ nay đến năm 2020 vào khoảng 287.800 tỷ đồng. Trong đó, vốn cho các dự án đường bộ khoảng 117.200 tỷ đồng, các dự án đường sắt (gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị kết hợp xe buýt nhanh) khoảng 138.800 tỷ đồng, đường thủy khoảng 13.700 tỷ đồng, cảng hàng không quốc tế và sân bay khoảng 13.800 tỷ đồng, 3.800 tỷ đồng cho công tác quản lý giao thông và an toàn giao thông, còn lại khoảng 500 tỷ đồng cho công tác tăng cường thể chế chính sách. Tổng vốn đầu tư này sẽ được huy động từ các nguồn: vốn ngân sách trung ương và Hà Nội; vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); vốn huy động từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước; vốn huy động từ khai thác quỹ đất; vốn từ nguồn người tham gia giao thông phải đóng góp; và các nguồn vốn khác.
d) Cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện
- Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu cơ chế, chính sách và các hình thức huy động các nguồn vốn để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thành phố theo quy hoạch được duyệt bằng các hình thức BOT, BT, BOO, liên doanh, ... theo quy định của pháp luật. Trong đó có phương án huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu đầu tư trong nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
- Đối với các dự án giao thông do Trung ương quản lý trên địa bàn thành phố, có ý nghĩa quyết định cho phát triển giao thông thành phố và toàn vùng nhưng chưa đủ điều kiện thực hiện đầu tư, giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan nghiên cứu cơ chế tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để thực hiện việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và giao cho chính quyền địa phương quản lý để đảm bảo quỹ đất phát triển giao thông theo quy hoạch;
- Cho phép Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng, thực hiện các phương án tạo quỹ đất và giải phóng mặt bằng theo hướng mở rộng các tuyến phố để chỉnh trang đô thị;
- Áp dụng các chính sách ưu đãi phát triển theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống vận tải hành khách công cộng.
e) Các dự án ưu tiên hoàn thành và triển khai từ nay đến năm 2010
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 cần tập trung đầu tư triển khai một số dự án trọng điểm nhằm giải quyết cơ bản tình trạng ách tắc giao thông và tôn tạo cảnh quan đô thị để phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, bao gồm:
- Cải tạo, nâng cấp một số trục quốc lộ hướng tâm và cao tốc hướng tâm, gồm: quốc lộ 1 (phía Nam và phía Bắc), quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 32, đường Láng - Hòa Lạc (hoàn chỉnh mặt cắt 140m);
- Xây dựng khép kín đường vành đai II, đoạn Bưởi - Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Cầu Chui - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Minh Khai; xây dựng khép kín đường vành đai III, đoạn Sài Đồng - Ninh Hiệp - Nội Bài và đoạn tuyến cao tốc nối từ Ninh Hiệp tới đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, hoàn thành đoạn Mai Dịch - Bắc hồ Linh Đàm, đồng thời triển khai xây dựng phần đường vành đai III cao tốc cho đoạn Nội Bài - Thăng Long - Mai Dịch - Thanh Trì;
- Hoàn thành hệ thống đường dẫn cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, khởi công xây dựng cầu Nhật Tân và đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài;
- Cải tạo, mở rộng, kết hợp xây dựng mới một số trục chính đô thị, các đường phố chính và các nút giao để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông;
- Xây dựng mới kết hợp cải tạo nâng cấp các bến xe tải liên tỉnh, bến xe khách liên tỉnh và nội đô, bến bãi đỗ xe tại các khu đô thị, khu dân cư. Trong đó cần tập trung nghiên cứu xây dựng các bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe nhiều tầng để phục vụ nhu cầu đỗ xe tại các khu vực có mật độ giao thông cao;
- Triển khai xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội - Hà Đông, tuyến đường sắt đô thị số 3 (Nhổn - ga Hà Nội); đoạn tuyến đường sắt trên cao Gia Lâm - Giáp Bát (thuộc tuyến đường sắt xuyên tâm Yên Viên - Ngọc Hồi); xây dựng thí điểm tuyến xe buýt ưu tiên theo hành lang Ba La Bông Đỏ - quốc lộ 6 - Nguyễn Trãi - Láng Hạ - Kim Mã, Vĩnh Quỳnh - Giải Phóng - Đại Cồ Việt - Phố Huế - Hàng Bài; triển khai xây dựng trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng;
- Cải tạo, chỉnh trang các tuyến phố (Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai - Văn Cao - Hồ Tây, Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương, Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến, Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi - Điện Biên Phủ, Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn - Giải Phóng - Bắc Linh Đàm, Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn - Nguyễn Trãi), các nút giao thông (Kim Liên, Ô Chợ Dừa, Ngã tư Vọng, Ngã Tư Sở, Cầu Giấy) và 8 quảng trường của thành phố;
- Cải tạo, chỉnh trị luồng tàu trên sông Hồng và cải tạo nâng cấp các bến, cảng. Nghiên cứu xây dựng mới cảng Phù Đổng của tuyến sông Đuống;
- Cải tạo, nâng cấp cảng hàng không quốc tế Nội Bài, xây dựng nhà ga T2 với công suất khai thác đạt 10 triệu hành khách/năm
Quản lý chặt chẽ quỹ đất giành cho giao thông nhằm đảm bảo tính khả thi của quy hoạch trong điều kiện đô thị hóa nhanh chóng tại Thủ đô Hà Nội.
- Sau khi Quy hoạch được duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan tổ chức công bố quy hoạch, xác định và quản lý quỹ đất giành cho giao thông;
- Đối với mạng lưới đường sắt đô thị, ngoài việc xác định, quản lý chỉ giới trên mặt đất, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ban, ngành và các quận, huyện quản lý chặt chẽ việc quy hoạch và cấp phép xây dựng các nhà cao tầng, các công trình có móng sâu chiếm dụng lòng đất ngầm dọc hành lang tuyến tàu điện ngầm; xác định và quản lý chặt chẽ quỹ đất dành cho đề pô đường sắt đô thị;
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các địa phương liên quan thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ đất giành cho giao thông, đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch. Trường hợp phát hiện vi phạm phải kiên quyết thu hồi nhằm đảm bảo quỹ đất cho phát triển giao thông.
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các tỉnh liên quan:
- Tiến hành rà soát điều chỉnh các quy hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương cho phù hợp với nội dung của quy hoạch này;
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan triển khai lập quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn, quyết định quy mô các công trình xây dựng theo quy hoạch;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải và các ngành liên quan xác định các nguồn vốn đầu tư và xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để đảm bảo tính khả thi của quy hoạch được duyệt;
Trong trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan thống nhất phân công trách nhiệm và lập kế hoạch thực hiện các dự án phát triển giao thông vận tải quốc gia trên địa bàn theo từng kế hoạch 5 năm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện;
- Căn cứ quy hoạch được duyệt, chỉ đạo các Cục chuyên ngành quản lý và thực hiện các dự án giao thông vận tải quốc gia khu vực thành phố Hà Nội phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 90 /2008/QĐ-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Dự án |
Kế hoạch dự kiến |
Quy mô |
||
Chiều dài (Km) |
Bề rộng mặt cắt ngang (m) |
Số làn xe cơ giới |
|||
A |
Đường bộ |
|
|
|
|
I |
Quốc lộ hướng tâm (đoạn trong địa phận Hà Nội) |
|
|
|
|
1 |
Quốc lộ 1A cũ (đoạn Cầu Chui - Cầu Đuống - Bắc Ninh) |
2008 - 2010 |
13,1 |
60 |
4 |
2 |
Quốc lộ 1A cũ (đoạn Ngọc Hồi - Văn Điển ) |
2008 - 2010 |
3,3 |
67 |
4 |
3 |
Quốc lộ 32 (đoạn Mai Dịch - Nhổn) |
Đang triển khai |
6,5 |
50 |
|
4 |
Quốc lộ 2 (đoạn Phủ Lỗ - Vĩnh Phúc) |
Đang triển khai |
3 |
35,5 |
4 |
5 |
Quốc lộ 3 (đoạn từ Vĩnh Ngọc đến hết địa phận Hà Nội) |
2008 - 2010 |
12,5 |
50 |
4 |
II |
Cao tốc hướng tâm (đoạn trong địa phận Hà Nội) |
|
|
|
|
1 |
Cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn |
2010 - 2015 |
1 |
35,5 |
6 |
2 |
Đường Láng - Hoà Lạc (cao tốc kết hợp đô thị) |
Đang triển khai |
6,5 |
140 - 175 |
6 + 4 |
3 |
Cao tốc Hà Nội - Lào Cai |
Đang triển khai |
1,0 |
25 |
4 |
4 |
Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên |
Đang triển khai |
|
|
|
5 |
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng |
2008 - 2012 |
10,0 |
35,5 - 45 |
6 - 8 |
6 |
Cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh |
Đang triển khai |
20,0 |
28 |
4 |
III |
Đường vành đai |
|
|
|
|
1 |
Vành đai II |
Đang triển khai |
44 |
50 - 72,5 |
4 - 6 |
2 |
Vành đai III |
Đang triển khai |
65 |
35,5 - 72 |
6 - 8 |
3 |
Vành đai giao thông đối ngoại (vành đai IV) |
2009-2015 |
148 |
100 - 120 |
6 - 8 |
IV |
Các trục chính đô thị |
|
|
|
|
1 |
Trục Đông - Tây (Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Kim Liên - Ô Chợ Dừa - đê La Thành - Cầu Giấy) |
Đang triển khai |
7 |
50 - 60
|
4 |
2 |
Đê Hữu Hồng (Chèm - Khuyến Lương) |
2010-2012 |
15 |
23 - 59,3 |
2 - 6 |
3 |
Nhổn - Mai Dịch - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Hùng Vương |
Đang triển khai |
12 |
33 - 50 |
4 -6 |
4 |
Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai - Hồ Tây |
Đang triển khai |
5 |
50 |
6 |
5 |
Trục Bắc - Nam (Lê Duẩn - Giải Phóng - Văn Điển) |
2008 - 2010 |
10 |
20,5 - 46 |
2 - 6 |
6 |
Nguyễn Trãi - Tây Sơn - Tôn Đức Thắng |
2010 - 2015 |
9 |
28,5 - 65 |
4 - 6 |
7 |
Nguyễn Tam Trinh - Kim Ngưu - Lò Đúc |
2008 - 2010 |
5 |
40 |
4 |
8 |
Hà Đông - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ |
2008 - 2010 |
10 |
40 - 53,5 |
4 |
9 |
Hàng Bài - Phố Huế - Bạch Mai - Trương Định |
2008 - 2010 |
5,5 |
24 - 40 |
2 - 4 |
10 |
Phú Diễn - Nam Thăng Long - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám |
2008 - 2010 |
11 |
50 - 53,5 |
4 |
11 |
Lĩnh Nam - Kim Đồng - Định Công - Nguyễn Trãi - Yên Hòa - Xuân Thủy - Xuân Đỉnh |
2010-2013 |
17 |
50 |
4 |
12 |
Kiến Hưng - Kim Giang - Lê Trọng Tấn - Tôn Thất Tùng - Phạm Ngọc Thạch - Ga Hà Nội. |
2012 - 2015 |
6 |
25 - 53,5 |
4 |
13 |
Phú Đô - Yên Hoà - Bảo tàng dân tộc học - Xuân La |
2008 - 2010 |
11 |
40 - 50 |
4 - 6 |
14 |
Ga Hà Nội - Quốc Tử Giám |
2008 - 2010 |
1,4 |
36 |
4 |
15 |
Khu công nghiệp Nam Thăng Long - Hồ Tây |
2008 - 2010 |
8,5 |
40 - 60 |
6 |
16 |
Ga Hà Nội - Hào Nam - Núi Trúc - Đội Cấn - Hoàng Hoa Thám |
2010 - 2015 |
7,5 |
25 - 35 |
4 - 6 |
17 |
Xuân La - Cổ Nhuế - Cầu Diễn - Xuân Phương |
2010 - 2015 |
6,8 |
40 |
6 |
18 |
Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng |
2008 - 2010 |
2,5 |
22 - 44,5 |
4 - 6 |
19 |
Cầu chui - Đông Trù - Vĩnh Ngọc - Bắc Thăng Long |
Đang triển khai |
17 |
50 - 72,5 |
6 |
20 |
Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Nội Bài |
2008 - 2011 |
13,5 |
100 |
6 + 4 |
21 |
Tứ Liên - Đông Hội - Dục Tú - Vành đai III |
2015 - 2020 |
10 |
50 |
6 |
22 |
Yên Viên - Ngô Gia Tự - Nguyễn Văn Cừ |
2008 - 2010 |
8,5 |
42 - 50 |
6 |
23 |
Cổ Bi - Việt Hưng - Cổ Loa - Vân Nội (Vân Trì) |
2010 - 2015 |
18,5 |
48 - 50 |
6 |
24 |
Việt Hùng - Vân Nội - Nam Hồng - khu Mê Linh |
2015 - 2020 |
12 |
40 |
6 |
25 |
Vĩnh Ngọc - Vân Nội |
2015 - 2020 |
5,0 |
40 - 50 |
6 |
26 |
Gia Thượng - Đức Giang - Việt Hưng - Sài Đồng - Cổ Bi |
2010 - 2015 |
9,5 |
40 |
6 |
27 |
Nam Hồng - Vân Trì - Tiên Dương - Nguyên Khê |
2015 - 2020 |
11,5 |
40 |
6 |
28 |
Vĩnh Ngọc - Cổ Loa - Việt Hùng - Nguyên Khê |
2010 - 2015 |
11,5 |
40 |
6 |
29 |
Xuân Canh - Cổ Loa (trục không gian) |
2015 - 2020 |
2,7 |
200 - 300 |
6 |
30 |
Xuân Canh - Gia Thượng- Bồ Đề - Thạch Bàn - Trâu Quỳ |
2015 - 2020 |
15 |
30 |
6 |
V |
Các đường phố khu vực, liên khu vực |
2008 - 2020 |
|
|
|
VI |
Các nút giao |
2008 - 2020 |
|
|
|
VII |
Các bến, bãi đỗ xe |
2008 - 2020 |
|
|
|
B |
Đường sắt |
|
|
|
|
I |
Đường sắt quốc gia |
|
|
|
|
1 |
Xây dựng đường sắt vành đai Đông |
2015 - 2020 |
|
|
|
2 |
Nâng cấp, cải tạo đường sắt vành đai Tây |
2010 - 2015 |
|
|
|
3 |
Nâng cấp cải tạo các đường sắt hướng tâm |
2010 - 2020 |
|
|
|
4 |
Nâng cấp các nhà ga hiện có |
2007 - 2020 |
|
|
|
II |
Đường sắt đô thị (kết hợp xe buýt nhanh) |
|
|
|
|
1 |
Tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên – Như Quỳnh) |
2008 - 2015 |
38,7 |
|
|
2 |
Tuyến số 2 (Nội Bài - Hà Nội - Thượng Đình) |
2008 - 2015 |
35,2 |
|
|
3 |
Tuyến Hà Nội - Hà Đông |
2008 - 2012 |
14,0 |
|
|
4 |
Tuyến số 3 (Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai) |
2008 - 2015 |
21,0 |
|
|
5 |
Tuyến số 4 (trước mắt là xe buýt nhanh) |
2015 - 2020 |
53,1 |
|
|
6 |
Tuyến số 5 (Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh- Láng - Hòa Lạc) |
2010 - 2015 |
34,5 |
|
|
7 |
Tuyến xe buýt ưu tiên số 1 (Ba La Bông Đỏ - quốc lộ 6 - Nguyễn Trãi - Láng Hạ - Kim Mã) |
2008 - 2010 |
13,5 |
|
|
8 |
Tuyến xe buýt ưu tiên số 2 (Vĩnh Quỳnh - Giải Phóng - Đại Cồ Việt - Phố Huế - Hàng Bài) |
2008 - 2010 |
9,5 |
|
|
C |
Đường thủy |
|
|
|
|
I |
Cải tạo, chỉnh trị luồng tàu |
|
|
|
|
1 |
Cải tạo, chỉnh trị luồng tàu trên sông Hồng |
2010 - 2020 |
|
|
|
2 |
Cải tạo, chỉnh trị luồng tàu trên sông Đuống |
2010 - 2020 |
|
|
|
II |
Xây dựng, cải tạo các cảng, bến |
|
|
|
|
1 |
Xây dựng mới cảng Phù Đổng (cảng phía Đông) |
2012 - 2015 |
|
|
|
2 |
Cải tạo chuyển đổi công năng cảng Hà Nội |
2010 - 2015 |
|
|
|
3 |
Mở rộng, cải tạo cảng Khuyến Lương |
2010 - 2015 |
|
|
|
4 |
Xây dựng các bến tàu du lịch trên sông Hồng |
2015 - 2020 |
|
|
|
D |
Cảng hàng không và sân bay |
|
|
|
|
1 |
Mở rộng và cải tạo sân bay Nội Bài |
2008 - 2020 |
|
|
|
E |
Quản lý giao thông và an toàn giao thông |
|
|
|
|
1 |
Nâng cao năng lực tổ chức, điều hành giao thông |
2008 - 2020 |
|
|
|
2 |
Tổ chức quản lý hệ thống bãi đỗ, điểm đỗ xe |
2008 - 2020 |
|
|
|
3 |
Bảo đảm an toàn giao thông toàn diện |
2008 - 2020 |
|
|
|
F |
Tăng cường chính sách, thể chế |
|
|
|
|
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 90/2008/QD-TTg |
Hanoi,
July 09, 2008 |
APPROVING THE PLANNING ON DEVELOPMENT OF HANOI CAPITAL’S
COMMUNICATIONS AND TRANSPORT TILL 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001Law on
Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on Construction;
At the proposal of the Transport Minister (in Report No. 6938/TTr-BGTVT of
April 30, 2007, Report No. 2130/TTr-BGTVL of April 3, 2008, and Report No.
4332/TTr-BGTVT of June 5, 2008) and the appraisal report of the Construction
Ministry (Report No. 341/BXD-KTQH of March 4, 2008);
DECIDES:
1. Scope of the planning
...
...
...
2. Objectives of the planning
- To concretize the adjustment of the master plan on Hanoi capital till 2020, which was approved by the Prime Minister in Decision No. 108/1998/QD-TTg dated June 20, 1998, on the formulation of the planning on development of Hanoi capital's communications and transport till 2020;
- To identify the contents of investment priority for development of Hanoi capital's communications and transport till 2010;
- To serve as a basis for implementation of investment projects on development of Hanoi capital's communications and transport till 2020.
3. Principal contents of the planning
a/ Principles for formulation of the planning
- Being in line with the strategy on development of Vietnam's communications and transport till 2020, which was approved by the Prime Minister in Decision No. 06/2004/QD-TTg dated December 10, 2004, and the planning on building the Hanoi capital region till 2020 with a vision towards 2050, which was approved by the Prime Minister in Decision No. 490/QD-TTg dated May 5, 2008;
- Developing transport infrastructure networks in synchronism with other plannings, especially the planning on urban construction and population distribution and the planning on systems of urban public works of the capital city, thereby building modern inter-modal transport infrastructure and effective transport service systems;
- Focusing on the development of mass transit system, raising its passenger transport ratio to around 35% - 45% of the city's total movement demand by 2020, striving to reduce the motorbike's corresponding ratio to 30%;
...
...
...
b/ Planning on development of Hanoi transport infrastructure till 2020.
- Planning on development of road networks
+ Radial national highways and expressways:
* To improve and expand the existing radial national highways into ones with 4 to 6 motor-vehicle lanes, including national highway 1A (Hanoi –Thuong Tin and Cau Duong - Bac Ninh sections); national highway 6 (Hanoi – Hoa Binh section); national highway 32 (Hanoi - Son Tay section); national highway 2 (Noi Bai - Vinh Yen section); and national highway 3 (the section from Dong Anh township);
* To build expressways running in parallel with national highways of great traffic flow, in the directions: Hanoi - Lang Son; Phap Van - Gie - Thanh Hoa; Hanoi - Hai Phong; Hanoi - Viet Tri; Hanoi - Thai Nguyen; Noi Bai - Ha Long; and Lang - Hoa Lac.
+ Urban road belts:
* Belt II: To conduct expansion and new construction with a total length of around 43.6 km along the Vinh Tuy - Minh Khai - Nga Tu Vong - Nga Tu So - Cau Giay - Buoi - Nhat Tan - Vinh Ngoc - Dong Hoi - Gia Lam flyover – Hanel industrial park – Vinh Tuy route into an urban road with 4-8 lanes. Some specific sections in downtown areas will be built with 4 lanes in the initial stage. Belt II will be completed before 2010. Particularly, the Dai Lai – Truong Chinh - Cau Giay section will be expanded after 2010.
* Belt III: Belt III will be about 65 km long, of which the Noi Bai- Mai Dich - Thanh Xuan - Phap Van - Thanh Tri - Sai Dong - Ninh Hiep section will run in the direction mapped out in the pre-feasibility study project approved by the Prime Minister (Document No. 945/CP-KTN dated August 13, 1998) and the northern section running from Ninh Hiep to northern Thang Long – Noi Bai road will be adjusted to run through the control points of Viet Hung, Dong Anh, Tien Duong and Nam Hong (lying south of the northern railway belt, bypassing the Co Loa relic zone).
Regarding its functions and cross-section structure: The Noi Bai - Mai Dich - Thanh Xuan - Phap Van - Thanh Tri bridge section will be composed of urban roads on both sides and an urban expressway in the middle. The Thanh Tri bridge – Sai Dong – Ninh Hiep – Viet Hung section will constitute an urban expressway. The section linking Belt III with Noi Bai - Ha Long expressway through the control point of Ninh Hiep, Duong Yen and Dong Xuan will be an expressway of 8.5 km long. The cross-section of Belt III and the Ninh Hiep - Duong Yen – Dong Xuan section win be large enough for 6-8 lanes. Big bridges will be Thanh Tri (spanning the Red River) and Phu Dong 2 (spanning Duong river). The belt-III road will be basically completed before 2010.
...
...
...
* Outbound road belt (Belt IV): To build a new road belt linking radial national highways and expressways, linking industrial parks and urban centers adjacent to Hanoi capital. This belt will run through Phuc Yen and Me Linh (Vinh Phuc); Dan Phuong, Hoai Dung, Ha Dong and Thuong Tin (Ha Tay); Van Giang, Yen My, Van Lam and Nhu Quynh (Hung Yen); Tien Son, Tien Du and Yen Phong (Bac Ninh); Hiep Hoa district (Bac Giang); and Soc Son (Hanoi). This belt will be about 148 km long and 100-120 m wide to the boundary limits, and have 6-8 lanes. The construction of the outbound road belt will span from 2010 to 2020;
* The belt linking satellite urban centers around Hanoi (Belt V): This belt is planned in the direction from Vinh Yen town, through Son Tay town, Hoa Lac urban center, the townships of Xuan mai, Mieu Mon and Dong Van, Hung Yen provincial capital, Hai Duong city, Chi Linh, Bac Giang city Song Cong town, with a length of some 320 km.
+ Urban trunk roads:
To expand or build urban trunk roads of the capital city (18 roads south of the south of the Red River and 12 roads north of the Red River) in order to create major passenger channels in Hanoi urban areas.
+ Road junctions:
* To improve and build 46 junctions on belt roads and urban trunk roads, not to mention a number of junctions arising in the construction of parallel expressways, including 24 junctions on Belt II and Belt III (including Ninh Hiep – Duong Yen - Dong Xuan - Noi Bai expressway) and 18 junctions on the outbound road belt; the remaining junctions will lie on major urban trunk roads;
* To improve and expand some 150 junctions in downtown areas.
+ Land bridges spanning the Red River and Duong river:
* Red River-spanning bridges: Apart from the built bridges, to complete the construction of 2 bridges: Thanh Tri bridge (on Belt III) and Vinh Tuy bridge on Belt II); to start building Nhat Tan bridge (on Belt II); to invest in the construction of new bridges on Belt IV and Belt V, including Hong Ha, Me So and Vinh Thinh bridges. Besides, in the course of materialization of the planning, the Hanoi People’s Committee will continue studying the investment in construction of Tu Lien bridge.
...
...
...
* Duong river-spanning bridges: In addition to the construction bridges, to build Dong Tru bridge under the extended highway 5 project, to invest in the construction of Thach Cau, Duong (new), Phu Dong II and Duong bridges on Belt IV.
The cross-section of the newly built bridges spanning Duong river will be for4-8 lanes.
+ Sectional road networks
The sectional road network consists of main streets, feeding roads and thoroughfares. The planning of this road network complies with the detailed planning on construction of urban districts, rural districts and urban centers till 2020, already approved by the Hanoi People's Committee. By 2020, the total length of the sectional road network will reach 464 km in urban districts and l,676 km in suburban areas.
+ Car parks and terminals
The systems of car parks and terminals will comply with Decision No. 165/2003/QD-UB dated December 2, 2003, of the Hanoi People's Committee, approving the planning on public car parks and terminals in Hanoi city. In the course of implementation, the Hanoi People's Committee will review and adjust this planning to suit the city’s practical conditions in each period.
- Railway network planning
+ National railways:
* Radial railways: To include the railroad lines of Yen Vien – Lang Son; Yen Vien - Bai Chay; Co Bi - Hai Phong; Ngoc Hoi - Ho Chi Minh City; Bac Hong - Lao Cai; and Dong Anh – Thai Nguyen. After 2010, these railroads will be expanded into double-gauge railroads; for the immediate future, the sections linking Hanoi with satellite urban centers within a radius of 50 km – 70 km surrounding. Hanoi center, will be expanded to serve inter-provincial and national transport. In addition, a North-South express railroad to be built in Hanoi city under a separate project.
...
...
...
* Diametrical railroad: Yen Vien - Long Bien - Hanoi railway station - Van Dien - Ngoc Hoi railroad of 24.6 km long will be built before 2015, of which the Gia Lam – Long Bien – Hanoi railway station section will be built before 2010;
* Main railway stations: Major passenger stations will be built on the belt railroad at Phu Dien (western station), Yen Vien (northern station), Nhu Quynh (eastern station), Ngoc Hoi (southern station). Cargo railway stations will be arranged in the areas of Bac Hong, Yen Vien, Co Bi (Nhu Quynh later) and Ngoc Hoi, linking to radial national highways, belt roads and combined transport centers.
* Hanoi railway station will be the central passenger station of the national and international railroads and also the multi-modal terminal station between railroad lines l and 3 and other mass transit routes.
Industrial and service establishments of the railway sector within the Hanoi station area will be relocated to Ngoc Hoi and Yen Vien station areas. The land areas of these establishments within the Hanoi station area will be used for other purposes.
+ Express urban railways and buses
The system of urban railways in Hanoi city will play the leading role in the mass transit system of high speed and great volume, functioning to link urban centers, industrial parks, trade-service-tourist centers and schools. At the same time, urban railways must be inter-linked, forming a network embracing important urban center of Hanoi.
By 2020, Hanoi's urban railway network will comprise:
Line 1 (Ngoc Hoi - Yen Vien - Nhu Quynh)
This line will be about 38.7 km long, serving the northeastern and southern suburban areas of Hanoi, running through the city's center;
...
...
...
Supporting railroad line 2 will be and express bus line, running on the Soc Son – Dong Anh - Kim No - Me Linh - Vinh Yen itinerary, with a length of about 33.9 km. In the future, this express bus line may be developed into an urban railroad line.
Linked to railroad line 2 will be Hanoi – Ha Dong urban railroad line, starting at Cat Linh area (crossing line 3) running on the Cat Linh - Hao Nam - La Thanh - Thai Ha - Lang road - Nga Tu So - highway 6 - Thuong Dinh (linking with line 2) - Ha Dong- Ba La itinerary, with a length of about 14 km, which will be extended to Xuan Mai after 2020.
Line 3 (Nhon – Hanoi railway station-Hoang Mai); This 21-km line will link the city's western area with its center and southern area, of which the Nhon - Hanoi station section is prepared for construction under Hanoi city's project. After 2020, line 3 will be extended to Son Tay with an expected total length of 48 km.
Line 4 (Dong Anh - Sai Dong - Vinh Tuy/Hoang Mai – Thanh Xuan - Tu Liem – Thuong Cat – Me Linh), which will be developed in circle, linking with Lines 1,2,3 and 5, diversifying traffic demands and associating with urban development projects. In the immediate future, this line will serve as an express bus line, which, in the future, will develop into a comprehensive urban railroad line. Line 4 will be some 53.l km long.
Line 5 (southern West Lake - Ngoc Khanh – Lang- Hoa Lac): It will connect Hanoi's heart with urban centers along the Lang - Hoa Lac corridor. Line 5 will be about 34.5 km.
The structure, mode, roadmap and construction progress of each urban railroad line will be specifically studied in subsequent study periods and under separate projects.
In support of urban railroad lines will be priority bus lines, including:
Line 1: Ba la Bong Do – HIghway 6 – Nguyen Trai – Khuat Duy Tien - Lang Ha - Kim Ma;
Line 2: Vinh Quynh - Giai Phong - Dai Co Viet - Hang Bai.
...
...
...
- River transport planning
Hanoi’s river transport covers two principal lines, including the Red River line (from Thuong Cat, Tu Liem to Van Phuc, Thanh Tri, which is of 47 km long; and the Duong river line (from Dau T-junction between the Red River and Duong river to Trung Mau, Gia Lam), of 37 km.
- Ship channel planning
Ship channels will be planned in combination with the adjustment of, and the construction of, and the construction of protection works for, both banks of the Red River and Duong river. The ship channel width will be 50 m for two-way channels; particularly the Red River section running through Hanoi will be planned for 4 lanes with the minimum width of 150 m. The minimum depth for ship operation will be 2.5-3.6 m on the Red River and 2.5 m on Duong river.
- Regulation and improvement of river transport lines:
+ Step 1: To turn natural rivers into planned rivers with systems of works regulating river flows or beds, depending on each specific river section. To build works to control water flow distribution ratios and positions of water flow distribution gates into Duong river, stabilizing the river according to planning;
+ Step 2: To build new embankment works and upgrade the existing ones after the stabilization of rivers. To protect key river bank sections from Thang Long bridge to Thanh Tri bridge and bank sections related to the city's tourism and view (from Lien Mac sluice to Hanoi port, on the right bank and from Vinh Ngoc to
Duong gate and from Duong gale to Thach Cau port, on the left bank);
+ Step 3: To embank the remaining river sections
...
...
...
The Red River management plan is divided into 3 phases from 2008 to 2020:
+ Phase I (2008-2012): Managing the Thuong Cat – Thanh Long bridge section;
+ Phase II (2013-2016): Managing the Thang Long bridge - Thanh Tri bridge section;
+ Phase III (2017-2020): Managing the Thanh Tri bridge - Duyen Ha section.
The Red River improvement will be combined with projects on urban development, environment improvement and construction and upgrading of parallel roads.
- Ports:
Upgrading will be combined with construction so that by 2020 Hanoi will have the following ports and wharves:
On the Red River: the ports of Khuyen Luong, Thanh Tri and Chem and the wharves of Chuong Duong and Bat Trang:
On Duong river: Phu Dong and Duc Giang ports
...
...
...
The contents of the river management and river transport planning will be adjusted and supplemented to suit the study results of the Red River flood drainage scheme and the Red riverside city scheme being formulated.
- Airport and airfield development planning Hanoi has Noi Bai international airport, Gia Lam airfield for domestic flights and Bach Mai airfield for exclusive military use, of which. Noi Bai international airport will be improved and upgraded into a major international airport of Hanoi capital and the whole country.
By 2020, Noi Bai international airport will have total capacity of 20-25 million passengers/year and 260,000 tons of cargo/year and a reserve land area to meet the service demands. In the port – 2020 period, the airport will be further completed in its northern area and developed to the south, raising its total capacity to 50 million passengers/year.
In the coming period, to further study the location and size of the second international airport in the area when Noi Bai airport shows signs of full load and as reserve for long-term development.
- Planning on the land fund for transport infrastructure
By 2020, Hanoi capital will have a comprehensive and modern transport network. The minimum land fund for transport infrastructure will be 13,000 ha, accounting for 15% of the total land area of the city, of which the land fund for roads will be 11,500 ha, the land fund for railways will be l,100 ha, the land fund for wharves and ports on the Red River and Duong river will be 100 ha and the land fund for Noi Bai, Gia Lam and Bach Mai airfields will be 1,100 ha (including 700 ha for Noi Bai international airport). Particularly, the land fund for the North-South express railroad line will be calculated when specific positions and stations are identified.
The urban road networks in urban districts and urban areas of rural districts will occupy about 20% of the urban land area as specified in the detailed plannings of urban and rural districts, already approved by the Hanoi People’s Committee.
- Development of public passenger transportation
+ To comprehensively develop the public passenger transportation with three basic components: the mass transit system (urban railroads and express buses); the common bus system and the support system with small means of which urban railroads will serve as the backbone e for public transportation; and buses as a mode of transport at places where urban railroads cannot reach;
...
...
...
+ To encourage the expansion of semi-public services h as school buses and factory buses.
- Traffic management and safety
+ To formulate regulations and policies suitable to traffic management, ensuring traffic safety;
+ To raise the capability of agencies and personnel engaged in traffic management and traffic safety assurance;
+ To well regulate the traffic demands through controlling the ratios of owning and using personal vehicles, especially motorbikes and small cars;
+ To formulate specific policies on road use priority among buses, motorbikes, automobiles, bicycles, etc.;
+ To formulate specific policies on the role of motorbikes in urban traffic and socio-economic activities of people;
+ To launch campaigns to raise the awareness of traffic safety for communities, including public and private entities, further intensifying the traffic safety dissemination and education for communities;
+ To intensify the inspection and examination of vehicles, establishing effective traffic safety control systems and enhancing coordination among concerned bodies in ensuring traffic safety.
...
...
...
+ The communications and transport development planning must be closely combined with other urban plannings, especially those which contribute to forming eco-cultural zones and green belts, laying foundations for urban development of Hanoi and its vicinities.
+ In parallel with programs on restriction, then gradual elimination of old vehicles from the municipal traffic system, policies should be worked out to strictly control the quality of vehicles, encouraging the use of those operated by fuels which cause less pollution;
+ Communications and transport development projects must be associated with the requirements of protecting natural landscape, cultural, historical and architectural relics and embellishing the urban space.
- Development policies
+ Developing public passenger transportation is a strategic task. Therefore, the existing bus networks should be further developed extensively and qualitatively, and modes of high-speed mass transit should be developed;
+ To associate urban development with transport infrastructure and public passenger transportation development, ensuring synchronous and sustainable urban development;
+ To formulate comprehensive and rational policies in order to curb the increase of personal vehicles, especially those aiming to limit and proceed to reduce the number of motorbikes;
+ To encourage various economic sectors to participate in the development of transport infrastructure and mass transit through such measures as revision of management mechanisms and policies, allocation of capital, tax incentives, price subsidies, etc.
+ To raise the capability and responsibility of local administrations at all levels and functional bodies in urban management as well as planning management and implementation;
...
...
...
+ To actively seek capital sources for the development of communications and transport. To prioritize the mobilization of official development assistance (ODA) capital sources or capital sources from domestic and foreign financial-economic organizations for big projects or key works.
c/ Investment capital sources for planning implementation
The investment capital for implementation of the planning on development of Hanoi's communications and transport from now till 2020 amounts to about VND 287,800 billion, of which about VND 117,200 billion will be for road projects, some VND 138,800 billion for railway projects (including national railroads and urban railroads combined with express buses), about VND 13,700 billion for waterways, around VND 13,800 billion for international airports and airfields, VND 3,800 billion for traffic management and safety, and about VND 500 billion for enhancement of institutions and policies. This investment capital amount will be mobilized from the following sources: central budget and Hanoi budget; ODA capital; capital; capital mobilized from domestic and foreign enterprises; capital from the exploitation of land funds; obligatory contributions from commuters; and other sources.
d/ Implementation mechanisms, policies and solutions
- To assign the Hanoi People's Committee to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, studying mechanisms, policies and form of mobilizing capital sources in order to encourage domestic and foreign enterprises of different economic sectors to participate in the construction of municipal communications and transport infrastructure systems under the approved planning in forms of BOT, BT, BOO, joint venture,. . . according to law, including a scheme on capital mobilization via domestic investment bonds to be submitted to be submitted to the Prime Minister for consideration and decision;
- For centrally managed traffic projects in the city, which are of decisive significance for municipal and regional traffic development but not yet implemented as conditions do not permit, the Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Hanoi People’s Committee and the People’s Committees of the concerned provinces in, studying financial mechanisms to be submitted to the Prime Minister for consideration and decision, for ground clearance and recovery of land to be assigned to local administrations for management in order to ensure land areas for traffic development as planned.
- To permit the Hanoi People's Committee to formulate and implement schemes on land fund creation and ground clearance in the direction of expanding streets for urban embellishment;
- To apply incentive policies prescribed by law to organizations and individuals investing in the construction and operation of mass transit systems.
e/ Projects prioritized for completion and operation from now till 2010
...
...
...
- Renovation and upgrading of radial national highways and expressways, including highway l (north and south), highway 2, highway 3, highway 32, Lang - Hoa Lac road (with the completion of the 140 crosssection);
- Completion of Belt II road, Buoi – Nhat Tan - Vinh Ngoc - Cau Chui - Sai Dong - Vinh Tuy - Minh Khai section; completion of Belt III road, the Sai Dong - Ninh Hiep - Noi Bai section and the expressway section from Ninh Hiep to the Noi Bai - Ha Long expressway, completion of the Mai Dich - northern Linh Dam Lake section, and the same time the construction of Belt III expressway for the Noi Bai – Thang Long - Mai Dich - Thanh Tri section;
- Completion of the systems of access roads of Thanh Tri and Vinh Tuy bridges, to start the construction of Nhat Tan bridge and the road running from Nhat Tan bridge to Noi Bai airport;
- Renovation, expansion and construction of a number of main urban roads, streets and traffic junctions in order to solve traffic congestion.
- Construction and upgrading of inter-provincial and intra-municipal truck terminals and passenger terminals, car parks in urban centers and residential quarters. Efforts should be concentrated on studying the construction of underground or multi-story car parks to meet the car parking demands in areas with busy traffic;
- Construction of Hanoi-Ha Dong railroad line, urban railroad line No. 3 (Nhon - Hanoi railway station); the Gia Lam - Giap Bat overhead railroad line (in the Yen Vien - Ngoc Hoi diametrical railroad line); experimental construction of priority bus lines along the Ba La Bong Do - highway 6 - Nguyen Trai -Lang Ha - Kim Ma and Vinh Quynh - Giai Phong - Dai Co Viet - Pho Hue - Hang Bai corridors; construction of a mass transit management and operation center;
- Renovation and embellishment of street lines (Tran Duy Hung - Nguyen Chi Thanh – Lieu Giai - Van Cao- West Lake; Giang Vo - Lang Ha - Le Van Luong; Pham Van Dong - Pham Hung - Khuat Duy Tien; Trang Tien - Hang Khay - Trang Thi - Dien Bien Phu; Dinh Tien Hoang; Hai Ba Trung; Ly Thuong Kiet; Tran Hung Dao; Le Duan - Giai Phong - northern Linh Dam; Ton Duc Thang -
Nguyen Luong Bang - Tay Son - Nguyen Trai); traffic junctions (Kim Lien, O Cho Dua, Nga Tu Vong, Nga Tu So, Cau Giay), and 8 public squares of the city;
- Improvement and regulation of ship channels on the Red River and upgrading of wharves and ports. To study the construction of Phu Dong port on Duong river;
...
...
...
To strictly manage the land funds reserved for traffic in order to ensure the feasibili1ty of the planning in the context of rapid urbanization in
- After the planning is approved, the Hanoi People's Committee shall coordinate with the Ministry of Transport and the concerned provincial People’s Committees in publicizing the planning, determining and managing the land funds for traffic.
- For the urban railroad networks, apart from determining and managing the land boundaries, the Hanoi People’s Committee shall direct its Services, Departments, branches, urban and rural districts to strictly manage the planning on, and grant of permits for, construction of high-rises and works with deep foundations occupying underground/and beds along subway tram lines; determine and strictly manage the land funds for urban railroad depots;
- The People's Committees of Hanoi and concerned localities shall regularly examine and inspect the management and use of the land funds reserved for traffic, ensuring their use for the proper purpose and according to planning. If detecting violations, they shall resolutely recover the land in order to ensure the land fund for traffic development.
- Organization of implementation
1. Responsibilities of the People’s Committees of Hanoi city and concerned provinces:
...
...
...
- To coordinate with the Ministry of Transport, the Ministry of Construction and concerned ministries and branches in formulating detailed plannings for communications and transport development in their respective localities, deciding the sizes of construction works under the planning;
To coordinate with the ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Transport and concerned branches in identifying investment capital sources and formulating appropriate mechanisms and policies in order to ensure the feasibility of the approved planning.
In case of necessary adjustment of the planning, the Hanoi People's Committee shall coordinate with the Ministry of Transport, the Ministry of Construction and the concerned provincial People's Committees in identifying such adjustments and submit them to the Prime Minister for consideration and decision.
2. Responsibilities of the Ministry of Transport:
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, the Hanoi People’s Committee and concerned provincial People’s Committees in, dividing the responsibilities and formulating plans for implementation of national communications and transport development projects in localities according to 5 year plans, and submit them to the Prime Minister for approval;
- Based on the approved planning, to direct its specialized management departments to manage and implement national communication and transport projects in Hanoi city response to the
socio-economic development requirements.
- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO".
...
...
...
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
LIST OF TENTATIVE PROJECTS UNDER THE PLANNING ON
DEVELOPMENT OF HANOI CAPITAL’S COMMUNICATIONS AND TRANSPORT TILL 2020
(Attached to the Prime Minister’s Decision No. 90/2008/QD-TTg dated July 9,
2008)
No.
Projects
...
...
...
Scale
Length (km)
Cross-section width (m)
Number of motor- vehicle lanes
A
Roads
...
...
...
I
Radial national highways (sections running
through Hanoi)
...
...
...
Former national highway 1A (Cau Chui – Cau Duong – Bac Ninh section)
2008-2010
13.1
60
4
2
Former national highway 1A (Ngoc Hoi – Van Dien section)
2008-2010
3.3
...
...
...
4
3
National highway 32 (Mai Dich – Nhon section)
Being underway
6.5
50
4
National highway 2 (Phu Lo – Vinh Phuc section)
...
...
...
3
35.5
4
5
National highway 3 (Vinh Ngoc – Hanoi end section)
2008-2010
12.5
50
4
...
...
...
Radial expressways (sections in Hanoi)
1
Hanoi – Bac Ninh – Lang Son expressway
2010-2015
1
...
...
...
6
2
Lang – Hoa Lac (expressway – cum – urban road)
Being underway
6.5
140-175
6+4
3
Hanoi – Lao Cai expressway
...
...
...
1
25
4
4
Hanoi – Thai Nguyen expressway
Being underway
...
...
...
Hanoi – Haiphong expressway
2008-2012
10
35.5-45
6-8
6
Noi Bai – Bac Ninh
Beiing underway
20
...
...
...
4
III
Belt roads
1
Belt II
...
...
...
44
50-72.5
4-6
2
Belt III
Being underway
65
35.5-72
6-8
...
...
...
Outbound road belt (Belt IV)
2009-2015
148
100-120
6-8
IV
Major urban trunk roads
...
...
...
1
East-West trunk road (Tran Khat Chan – Dai Co Viet – Kim Lien – O Cho Dua – La Thanh – Cau Giay)
Being underway
7
50-60-4
2
2
Red River right dike (Chem – Khuyen Luong)
...
...
...
15
23-59.3
2-6
3
Nhon-Mai Dich-Xuan Thuy-Cau Giay-Kim Ma- Nguyen Thai Hoc- Hung Vuong
Being underway
12
33-50
4-6
...
...
...
Tran Duy Hung- Nguyen Chi Thanh- Lieu Giai- West Lake
Being underway
5
50
6
5
North-south trunk road (Le Duan- Giai Phong- Van Dien)
2008-2010
10
...
...
...
2-6
6
Nguyen Trai- Tay Son- Ton Duc Thang
2010-2015
-
28.5-65
4-6
7
Nguyen Tam Trinh- Kim Nguu- Lo Duc
...
...
...
5
40
4
8
Ha Dong- Le Van Luong- Lang Ha- Giang Vo
2008-2010
10
40-53.5
4
...
...
...
Hang Bai- Hue-Bach Mai- Truong Dinh
2008-2010
5.5
24-40
2
10
Phu Dien- southern Thang Long- Hoang Quoc Viet- Hoang Hoa Tham
2008-2010
11
...
...
...
4
11
Linh Nam- Kim Dong- Dinh Cong- Nguyen Trai- Yen Hoa- Xuan Thuy- Xuan Dinh
2010-2013
17
50
4
12
Kien Hung- Kim Giang- Le Trong Tan- Ton That Tung- Pham Ngoc Thach- Hanoi railway station
...
...
...
6
25-53.5
4
13
Phu Do- Yen Hoa- Ethnology Museum- Xuan La
2008-2010
11
45-50
4-6
...
...
...
Hanoi railway station- Quoc Tu Giam
2008-2010
1.4
36
4
15
Southern Thang Long industrial park- West Lake
2008-2010
8.8
...
...
...
6
16
Hanoi railway station- Hao Nam- Nui Truc- Doi Can- Hoang Hoa Tham
2010-2015
7.5
25-35
4-6
17
Xuan La- Co Nhue- Cau Dien- Xuan Phuong
...
...
...
6.8
40
6
18
Cat Linh- La Thanh- Thai Ha- Lang
2008-2010
2.5
22-44.5
4-6
...
...
...
Cau Chui- Dong Tru- Vinh Ngoc- northern Thang Long
Being underway
17
50-72.5
6
20
Nhat Tan- Vinh Ngoc- Noi Bai
2008-2011
13.5
...
...
...
6+4
21
Tu Lien- Dong Hoi- Duc Tu- Belt III
2015-2020
10
50
6
22
Yen Vien- Ngo Gia Tu- Nguyen Van Cu
...
...
...
8.5
42-50
6
23
Co Bi- Viet Hung- Co Loa- Van Noi (Van Tri)
2010-2015
18.5
48-50
6
...
...
...
Viet Hung- Van Noi- Nam Hong- Me Linh area
2015-2020
12
40
6
25
Vinh Ngoc- Van Noi
2015-2020
5
...
...
...
6
26
Gia Thuong- Duc Giang- Viet Hung- Sai Dong- Co Bi
2010-2015
9.5
40
6
27
Nam Hong- Van Tri- Tien Duong- Nguyen Khe
...
...
...
11.5
40
6
28
Vinh Ngoc- Co Loa- Viet Hung- Nguyen Khe
2010-2015
11.5
40
6
...
...
...
Xuan Canh – Co Loa (spatial axis)
2015-2020
2.7
200-300
6
30
Xuan Canh- Gia Thuong- Bo De- Thach Ban- Trau Quy
2015-2020
15
...
...
...
6
V
Sectoral and inter-sectoral streets
2008-2020
VI
Road junctions
...
...
...
VII
Car terminals and parks
2008-2020
...
...
...
Railroads
I
National railroads
...
...
...
1
Construction of the eastern belt railroad
2015-2020
2
Upgrading of the western belt railroad
...
...
...
3
Upgrading of radial railroads
2010-2020
...
...
...
Upgrading of existing railway stations
2007-2020
II
Urban railroads (combined with express
buses)
...
...
...
1
Line 1 (Ngoc Hoi- Yen Vien- Nhu Quynh)
2008-2015
38.7
2
Line 2 (Noi Bai- Hanoi- Thuong Dinh)
...
...
...
35.2
3
Hanoi- Ha Dong line
2008-2012
14
...
...
...
Line 3 (Nhon- Hanoi railway station- Hoang Mai)
2008-2015
21
5
Line 4 (in the immediate future, it is an express bus line)
2015-2020
53.1
...
...
...
6
Line 5 (southern West Lake- Ngoc Khanh- Lang- Hoa Lac)
2010-2015
34.5
7
Priority bus line 1 (Ba La Bong Do- Highway 6- Nguyen Trai- Lang Ha- Kim Ma)
...
...
...
13.5
8
Priority bus line 2 (Vinh Quynh- Giai Phong- Dai Co Viet- Hue- Hang Bai)
2008-2010
9.5
...
...
...
Waterway
I
Improvement and renovation of ship channels
...
...
...
1
Improvement and renovation of ship channels on Red River
2010-2020
2
Improvement and renovation of ship channels on Duong River
...
...
...
II
Construction and renovation of ports and
wharves
...
...
...
Construction of Phu Dong port (eastern port)
2012-2015
2
Renovation of Hanoi port
2010-2015
...
...
...
3
Expansion and renovation of Khuyen Luong port
2010-2015
4
Construction of tourist wharves on Red River
...
...
...
D
Airports and airfields
...
...
...
Expansion and renovation of Noi Bai airport
2008-2020
E
Traffic management and safety
...
...
...
1
Raising the capability to organize and administer traffic
2008-2020
2
Organizing the management of car park systems
...
...
...
3
Ensuring comprehensive traffic safety
2008-2020
...
...
...
Enhancement of policies and institutions
Quyết định 90/2008/QĐ-TTG phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 90/2008/QĐ-TTG |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/07/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 90/2008/QĐ-TTG phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video