Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN
ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 701/QĐ-TĐC

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VIỆT NAM

TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Quyết định số 27/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;

Căn cứ Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2;

Căn cứ Quyết định 836/QĐ-TĐC ngày 23 tháng 5 năm 2011 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn trình tự thủ tục xây dựng ban hành văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đo lường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam ĐLVN 214 : 2017 “Phương tiện đo khí thải xe cơ giới - Quy trình kiểm định”.

Điều 2. Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam ĐLVN 214 : 2017 thay thế Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam ĐLVN 214 : 2009.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Vụ trưởng Vụ Đo lường, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố, người đứng đầu các tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện việc kiểm định phương tiện đo theo trình tự, thủ tục tại Văn bản này./.

 


Nơi nhận:
- Chi cục TCĐLCL các tỉnh, TP;
- Viện ĐLVN; TTKT 1,2,3;
- TTĐT; TT Thông tin;
- Lưu: VT; ĐL.

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Trần Văn Vinh

 

ĐLVN 214 : 2017

PHƯƠNG TIỆN ĐO KHÍ THẢI XE CƠ GIỚI QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH

Instruments for measuring vehicle exhaust emissions Verification procedure

Lời nói đầu:

ĐLVN 214 : 2017 thay thế cho ĐLVN 214 : 2009.

ĐLVN 214 : 2017 do Ban kỹ thuật đo lường TC 17 “Phương tiện đo hoá lý” biên soạn. Trung tâm Đo lường Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành.

 

Phương tiện đo khí thải xe cơ giới Quy trình kiểm định

Instruments for measuring vehicle exhaust emissions Verification procedure

1  Phạm vi áp dụng

Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định sau sửa chữa phương tiện đo khí thải xe cơ giới có phạm vi đo tối thiểu và sai số lớn nhất cho phép đối với một hoặc nhiều thành phần khí thải được nêu trong bảng 1.

Bảng 1

 

CO

CO2

HC (n-hexan)

O2

(% thể tích)

Phạm vi đo tối thiểu

(0 ÷ 5)

(0 ÷ 16)

(0 ÷ 0,2)

(hoặc 2000 ppm)

(0 ÷ 21)

Sai số lớn nhất cho phép

± 5 %

(tương đối)

± 5 %

(tương đối)

± 5 %

(tương đối)

± 5 %

(tương đối)

2  Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ trong văn bản này được hiểu như sau:

2.1  Phương tiện đo khí thải xe cơ giới là phương tiện đo dùng để xác định nồng độ của thành phần khí thải từ động cơ đốt trong của xe cơ giới.

- Nồng độ Hydro Cacbon (HC) được biểu thị dưới dạng nồng độ của n-hexane (C6H14).

- Nồng độ của thành phần CO, CO2 và O2 được biểu thị dưới dạng phần trăm thể tích (% thể tích) và nồng độ của thành phần HC được biểu thị dưới dạng phần triệu thể tích (ppm thể tích).

2.2  Khí chuẩn được chứng nhận là khí có các thành phần CO, CO2, HC và O2 ổn định với nồng độ xác định và được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận.

2.3  Khí “không” là khí có nồng độ CO, CO2, HC và O2 nhỏ hơn giới hạn mà phương tiện đo có thể phát hiện được.

2.4  Đơn vị tính:

- %: Phần trăm (thể tích).

- ppm: Phần triệu (thể tích).

3  Các phép kiểm định

Phải lần lượt tiến hành các phép kiểm tra ghi trong bảng 2.

Bảng 2

TT

Tên phép kiểm định

Theo điều mục của quy trình

Chế độ kiểm định

Ban đầu

Định kỳ

Sau sửa chữa

1

Kiểm tra bên ngoài

7.1

+

+

+

2

Kiểm tra kỹ thuật

7.2

+

+

+

3

Kiểm tra đo lường

7.3

 

 

 

3.1

Kiểm tra điểm “0”

7.3.2

+

+

+

3.2

Kiểm tra sai số

7.3.3

+

+

+

3.3

Kiểm tra độ lặp lại

7.3.4

+

+

+

3.4

Kiểm tra độ ổn định theo thời gian (độ trôi)

7.3.5

+

+

+

4 Phương tiện kiểm định

Các phương tiện dùng để kiểm định được nêu trong bảng 3.

Bảng 3

TT

Tên phương tiện dùng để kiểm định

Đặc trưng kỹ thuật đo lường cơ bản

Áp dụng cho điều mục của quy trình

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Chuẩn đo lường

1.1

Khí chuẩn được chứng nhận

- Có nồng độ và độ chính xác như trong bảng 4

7.3.3; 7.3.4; 7.3.5

2

Phương tiện đo khác

2.1

Khí “không”

- Khí nitơ theo TCVN hoặc không khí sạch chứa thành phần CO, CO2, HC và O2 nhỏ hơn giới hạn mà phương tiện đo có thể phát

hiện được.

7.3.2;

2.2

Phương tiện đo nhiệt độ và độ ẩm môi trường

- Nhiệt độ: (0 ÷ 50) oC; Giá trị độ chia: 1 oC.

- Độ ẩm không khí: (25 ÷ 95) %RH; Giá trị độ chia: 1 %RH.

5

3

Phương tiện phụ

3.1

Áp kế

- Phạm vi đo: (0  25) Mpa

7.3

3.2

Phương tiện đo lưu lượng khí

- Lưu lượng: (1,0  10,0) Lít /phút.

7.3;

3.3

Van nối, ống nối

- Kết nối và đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của bình khí chuẩn và phương tiện đo.

7.3

Bảng 4

Thành phần khí chuẩn

Giá trị nồng độ

Độ chính xác (tương đối)

Giá trị 1

Giá trị 2

CO

(0,5 ÷ 1) % thể tích

(3 ÷ 4) % thể tích

≤ 2 %

CO2

(3 ÷ 6) % thể tích

(10 ÷ 16) % thể tích

≤ 2 %

HC (n-hexan)

(0,01 ÷ 0,03) % thể tích

(0,1 ÷ 0,15) % thể tích

≤ 2 %

O2

(0,5 ÷ 10) % thể tích

20,9 % thể tích

≤ 2 %

5  Điều kiện kiểm định

Khi tiến hành kiểm định, phải đảm bảo các điều kiện môi trường sau đây:

- Nhiệt độ: (5 ÷ 40) oC;

- Độ ẩm không khí: đến 90 %RH (không đọng sương);

- Có hệ thống thoát khí;

- Không có các loại hơi, các loại khí có khả năng ăn mòn cũng như các chất dễ gây cháy hoặc nổ.

6  Chuẩn bị kiểm định

Trước khi tiến hành kiểm định phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:

- Chọn khí “không” và khí chuẩn theo mục 4;

- Đặt bình khí “không” và khí chuẩn trong phòng kiểm định ít nhất 2 giờ đối với bình có dung tích nhỏ hơn 40 L và ít nhất 4 giờ đối với bình có dung tích từ 40 L trở lên.

- Trước khi tiến hành kiểm định, phương tiện đo khí thải xe cơ giới phải được đặt trong phòng kiểm định ít nhất 2 giờ và được vận hành theo các yêu cầu kỹ thuật quy định của nhà sản xuất.

- Kiểm tra kết nối từ bình khí chuẩn đến phương tiện đo khí thải xe cơ giới đảm bảo sự kín, khít, không rò r , lưu lượng khí đầu vào phù hợp với yêu cầu quy định của nhà sản xuất.

7  Tiến hành kiểm định

7.1  Kiểm tra bên ngoài

Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:

Kiểm tra bằng mắt để xác định sự phù hợp của phương tiện đo khí thải xe cơ giới với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật về hình dáng, kích thước, hiển thị, nguồn điện sử dụng, nhãn hiệu và phụ kiện kèm theo.

7.2  Kiểm tra kỹ thuật

Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây :

Kiểm tra trạng thái hoạt động bình thường của phương tiện đo khí thải xe cơ giới theo tài liệu kỹ thuật.

7.3  Kiểm tra đo lường

Phương tiện đo khí thải xe cơ giới được kiểm tra đo lường theo trình tự nội dung, phương pháp và yêu cầu sau đây:

7.3.1  Phương pháp kiểm định: so sánh kết quả đo trực tiếp giá trị nồng độ của khí chuẩn bằng phương tiện đo khí thải xe cơ giới cần kiểm định.

7.3.2  Kiểm tra điểm “0”

- Dùng phương tiện cần kiểm định đo 3 lần liên tiếp khí “không”. Ghi kết quả vào biên bản kiểm định ở phụ lục.

- Sai số tuyệt đối cho phép như sau: CO:  0,03 % thể tích

CO2: ± 0,5 % thể tích

HC: ± 0,001 % thể tích

O2: ± 0,1 % thể tích

7.3.3  Kiểm tra sai số

- Sai số của phương tiện đo phải được xác định riêng rẽ đối các thành phần của khí chuẩn có nồng độ như trong bảng 4.

- Dùng phương tiện cần kiểm định đo 3 lần liên tiếp. Ghi kết quả đo được vào biên bản ở phụ lục.

- Sai số được tính theo công thức sau:

[%]

(1)

Trong đó :

d - Sai số tương đối, %

Cđ - Giá trị của nồng độ khí đo được, % thể tích hay ppm thể tích

Cch - Giá trị nồng độ của khí chuẩn, % thể tích hay ppm thể tích

- Sai số d không được lớn hơn sai số lớn nhất cho phép.

7.3.4 Kiểm tra độ lặp lại.

- Với mỗi thành phần của khí chuẩn nêu trong bảng 4, chọn một giá trị nồng độ khí chuẩn để tiến hành kiểm tra độ lặp lại ở thang đo tương ứng.

- Dùng phương tiện cần kiểm định đo 5 lần liên tiếp khí chuẩn đã chọn. Ghi kết quả vào biên bản kiểm định ở phụ lục.

- Độ lệch chuẩn s được tính theo công thức sau:

(2)

Trong đó:

n – số lần đo;

Yi – giá trị đo thứ i;

 giá trị đo trung bình.

- Độ lệch chuẩn s không được lớn hơn 1/3 sai số lớn nhất cho phép.

7.3.5  Kiểm tra độ ổn định theo thời gian (độ trôi)

- Chọn khí chuẩn như mục 7.3.4.

- Dùng phương tiện cần kiểm định đo 3 lần giá trị nồng độ khí chuẩn đã chọn, mỗi lần cách nhau 1 h. Ghi kết quả vào biên bản kiểm định ở phụ lục.

- Sai lệch giữa các kết quả đo so với phép đo đầu tiên không được lớn hơn sai số lớn nhất cho phép.

8  Xử lý chung

8.1  Phương tiện đo khí thải xe cơ giới sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định đối với một hoặc nhiều thành phần khí thải theo quy trình kiểm định này được bảo mật cơ cấu chính (bao gồm các biện pháp niêm phong, điện tử hoặc mật mã, .v.v. để không thể có sự can thiệp trái phép làm thay đổi các đặc tính kỹ thuật của phương tiện đo đã được kiểm định) và cấp chứng ch kiểm định (tem kiểm định, dấu kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định đối với một hoặc nhiều thành phần khí thải tương ứng) theo quy định.

8.2  Phương tiện đo khí thải xe cơ giới sau khi kiểm định nếu không đạt một trong các yêu cầu quy định của quy trình kiểm định này thì không cấp chứng ch kiểm định mới và xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).

8.3  Chu kỳ kiểm định của phương tiện đo khí thải xe cơ giới: 12 tháng.

 

Phụ lục

Tên cơ quan kiểm định

………………………..

BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH

Số: ……………

Tên phương tiện đo: …………………………………………………………………….

Kiểu: ………………………………………………….Số:……………………………..

Cơ sở sản suất: ………………………………………..Năm sản xuất:…………………

Đặc trưng kỹ thuật:……………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………………..

Cơ sở sử dụng:…………………………………………………………………………...

Phương pháp thực hiện:………………………………………………………………….

Chuẩn, thiết bị chính được sử dụng:……………………………………………………..

Điều kiện môi trường:…………………………………………………………………...

Người thực hiện: …………………………………Ngày thực hiện:……………….........

Địa điểm thực hiện:……………………………………………………………………...

KẾT QUẢ

1. Kiểm tra bên ngoài: Đạt  Không đạt 

2. Kiểm tra kỹ thuật: Đạt  Không đạt 

3. Kiểm tra đo lường:

- Kiểm tra điểm ”0”

Khí “không”

TT

Thành phần

Lần đo

Trung bình

Sai số

Sai số cho phép

Kết luận

1

2

3

1

CO

 

 

 

 

 

 

 

2

CO2

 

 

 

 

 

 

 

3

HC

 

 

 

 

 

 

 

4

O2

 

 

 

 

 

 

 

- Kiểm tra sai số:

TT

Khí chuẩn và hàm lượng

Lần đo

Trung bình

Sai số

Sai số cho phép

Kết luận

1

2

3

1

CO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

CO2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

HC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

O2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kiểm tra độ lặp lại:

Khí chuẩn

Hàm lượng

Lần đo

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Sai số cho phép

Kết luận

1

2

3

4

5

CO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CO2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

O2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kiểm tra độ trôi

Khí chuẩn

Hàm lượng

Lần đo và thời gian đo

Sai số với phép đo đầu tiên

Sai số cho phép

Kết luận

1

(...........)

2

(..........)

3

(...........)

(2)-(1)

(3)-(1)

CO

 

 

 

 

 

 

 

 

CO2

 

 

 

 

 

 

 

 

HC

 

 

 

 

 

 

 

 

O2

 

 

 

 

 

 

 

 

4 Kết luận: .............................................................................................................

.............................................................................................................

 

Người soát lại

Người thực hiện

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ĐLVN 214 : 2009

Phương tiện đo khí thải xe cơ giới – Quy trình kiểm định.

 

ĐLVN 265 : 2016

Phương tiện đo nồng độ SO2, CO, CO2, NOx trong không khí – Quy trình kiểm định.

 

TCVN 6208 : 2014

Dụng cụ đo chất phát thải của xe – Yêu cầu kỹ thuật và đo lường – Kiểm tra đo lường và thử đặc tính.

 

ISO 3930 : 2000/OIML R99 : 2000

Instruments for measuring vehicle exhaust emissions.

 

TCVN 6204 : 2008

Phương tiện giao thông đường bộ – Phương pháp đo khí thải trong kiểm tra hoặc bảo dưỡng.

 

ĐLVN 113 : 2003

Yêu cầu về nội dung và cách trình bày văn bản kỹ thuật Đo lường Việt Nam.

 

TCVN 3286-79

Nitơ kỹ thuật. Yêu cầu kỹ thuật.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 701/QĐ-TĐC năm 2017 về văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam do Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành

Số hiệu: 701/QĐ-TĐC
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng
Người ký: Trần Văn Vinh
Ngày ban hành: 12/05/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 701/QĐ-TĐC năm 2017 về văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam do Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…