ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6939/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 30 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 28/11/2008; Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 24/6/2004 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17/6/2014; Luật Đường sắt ngày 14/6/2005; Bộ Luật Hàng hải ngày 25/11/2015;
Căn cứ Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 09/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác bảo đảm trật tự An toàn giao thông;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 1472/TTr-STTTT ngày 07/12/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án "Tuyên truyền pháp luật về trật tự An toàn giao thông giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An";
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kê từ ngày ký;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở; thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể liên quan; Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
TUYÊN
TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6939/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Nghệ An)
I. SỤ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết ban hành Đề án
Trong những năm qua, tai nạn giao thông đã gây thiệt hại lớn đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, là nỗi đau của nhiều gia đình và trở thành mối lo chung của toàn xã hội. Trung bình mỗi ngày trên cả nước có hàng chục người chết và bị thương do tai nạn giao thông. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ tai nạn giao thông còn cao là ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn hạn chế; tình trạng vi phạm Luật Giao thông đang diễn ra phổ biến với các hành vi như: chạy quá tốc độ cho phép; sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông; vượt đèn đỏ; không đội mũ bảo hiểm; không mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy nội địa; không chấp hành các báo hiệu, cảnh báo đường sắt, băng qua đường sắt không quan sát...
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo trật tự An toàn giao thông đã được triển khai thực hiện nhưng chưa thường xuyên, chưa đồng bộ; người đứng đầu một số ngành, đơn vị, các địa phương trong nhiệm vụ này chưa được quan tâm đúng mức nên kết quả đạt được có mặt còn hạn chế... Do đó, việc xây dựng và ban hành Đề án này là hết sức cần thiết.
2. Căn cứ xây dựng đề án
- Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
- Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 28/11/2008.
- Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 24/6/2004; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 48/2014/QH13 ngày 17/6/2014”.
- Căn cứ Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
- Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29/6/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014.
- Căn cứ Bộ Luật Hàng hải số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015.
- Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”;
- Căn cứ Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020;
- Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông
- Căn cứ Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 09/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác bảo đảm trật tự An toàn giao thông;
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung:
a) Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông tới mọi tầng lớp nhân dân, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phù hợp với nhận thức của từng đối tượng tham gia giao thông, từng vùng miền khác nhau, nhất là các đối tượng cá biệt.
b) Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của các chủ thể tham gia giao thông, đặc biệt là các đối tượng trực tiếp tham gia giao thông, người điều khiến phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông vận tải. Xây dựng và hình thành nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông;
1.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Đến hết năm 2020, phấn đấu có 100% học sinh, sinh viên các bậc học được giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, 98% người tham gia giao thông được phổ biến kiến thức, pháp luật về trật tự an toàn giao thông, 100% đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô được tuyên truyền kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho các lái xe, 100% lãnh đạo các cấp chính quyền được tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
b) Vận động xây dựng “văn hóa giao thông” cho mọi người tham gia giao thông, người kinh doanh vận tải và người thi hành nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông;
c) Xây dựng một số điển hình tiên tiến ở địa phương, đơn vị, cơ quan, trường học không có người vi phạm trật tự an toàn giao thông và không có tai nạn giao thông.
2. Yêu cầu
- Tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, đoàn thể xã hội.
- Việc tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ thường xuyên cần phải thực hiện thường xuyên, hình thức phong phú, đa dạng, sáng tạo, có chiều sâu và đảm bảo phù hợp với đối tượng, vùng, miền.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông sâu rộng trong các tầng lớp cán bộ, công nhân viên và người lao động; cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang; nhân dân; nhất là các đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, người dân vùng nông thôn, miền núi, người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, đội ngũ lái xe vận tải hành khách, hàng hóa, xe chở quá tải, quá khổ.
Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không dân dụng và hàng hải. Trong đó tập trung các nội dung sau:
- Phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông về đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa bao gồm: Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ Luật Hàng hải và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện các Luật này;
- Tiếp tục tuyên truyền các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; vận động xây dựng “văn hóa giao thông” cho mọi người tham gia giao thông, người kinh doanh vận tải và người thi hành nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông; xây dựng điển hình một số địa phương, đơn vị, trường học không có người vi phạm trật tự an toàn giao thông và không có tai nạn giao thông.
- Tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc điều khiển mô tô, xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, uống rượu bia... có thể gây ra tai nạn; mức xử phạt và hình thức xử phạt khi vi phạm giao thông.
- Tuyên truyền thường xuyên về các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy, trong hoạt động chở khách du lịch, chở khách trên sông; về quy tắc an toàn đường sắt, an toàn khi vượt qua đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt;
1. Biên soạn tài liệu tuyên truyền các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông
- Biên tập tài liệu quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không cho người tham gia giao thông và các đơn vị kinh doanh vận tải;
- Biên tập tài liệu tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông theo các chủ đề như lạm dụng rượu bia khi lái xe, tuyên truyền đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông...
- Xây dựng các băng, đĩa truyền thanh về các tình huống người tham gia giao thông phải chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông
2. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
- Tăng thời lượng, mở các chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách đã ban hành của Đảng, Nhà nước về trật tự an toàn giao thông giúp người dân nhận thức được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với công tác bảo đảm an toàn giao thông, đồng thời, giúp người dân nhận thấy trách nhiệm thực thi pháp luật của mình khi trực tiếp tham gia giao thông;
- Sản xuất các phóng sự, chương trình trên phát thanh, truyền hình theo các chủ đề khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người dân;
- Đưa tin bài, phóng sự phản ánh tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, hình ảnh tai nạn giao thông và hình ảnh, bài viết về gương người tốt việc tốt trong việc chấp hành tốt pháp luật khi tham gia giao thông; thông tin những hình thức và biện pháp xử lý mạnh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là các hành vi như: Chạy quá tốc độ, vượt sai quy định, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép, chở quá số người quy định.
3. Thông tin tuyên truyền qua các hệ thống thông tin cơ sở
- Tuyên truyền theo từng điểm: Áp dụng với khu vực đông dân cư trên các trục quốc lộ, đường đô thị có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao. Các tụ điểm phức tạp về an toàn giao thông, các tuyến đường thường xảy ra tai nạn giao thông, các khu công nghiệp, trường học;
- Tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại các khu dân cư và trên các tuyến đường bằng các phương tiện như loa phát thanh xã, phường, các panô, áp phích, các biểu ngữ...;
- Tổ chức các cuộc ra quân, phát động hưởng ứng theo chủ đề về an toàn giao thông;
- Xây dựng các đội tuyên truyền văn hóa lưu động ở cấp huyện nhằm cung cấp trực tiếp cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn hiểu biết những thông tin cơ bản các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông bằng các phương pháp và hình thức dễ hiểu như văn nghệ, tiểu phẩm sân khấu, tấu hài... trong thời gian thích hợp;
- Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho các đơn vị;
4. Xây dựng hệ thống truyền thông qua các phương thức khác
- Tuyên truyền trực quan: Sử dụng pa nô, áp phích, băng rôn trên các trục đường chính, đưa các thông tin về quy định xử phạt khi người tham gia giao thông vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông để người dân hiểu;
- Tuyên truyền bằng tờ rơi: In nội dung các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, đồng thời in kèm theo hình ảnh các vụ tai nạn thương tâm do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông để răn đe người dân;
- Sử dụng hệ thống loa truyền thanh để tuyên truyền những quy định xử phạt vi phạm hành chính, in những hành vi vi phạm pháp luật giao thông ở nơi đông người qua lại
- Tuyên truyền qua Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các địa phương, ban, ngành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông: Thông tin về các quy định của pháp luật, pháp chế, cơ chế, chính sách đã ban hành của Đảng, Nhà nước về trật tự an toàn giao thông; Đưa hình ảnh, bài viết về các vụ tai nạn giao thông và các gương người tốt, việc tốt để người dân nâng cao ý thức chấp hành khi tham gia giao thông; Giải đáp các thắc mắc của người dân về pháp luật giao thông qua các hình thức giao lưu trực tuyến.
5. Tổ chức hoạt động tuyên truyền qua việc tổ chức các cuộc thi
- Tiếp tục duy trì cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về trật tự ATGT trên Cổng thông tin điện tử Nghệ An hàng năm.
- Thực hiện thường xuyên “Năm an toàn giao thông”, “Tháng an toàn giao thông” theo nhiều chủ đề khác nhau;
- Tổ chức Giải thưởng “Báo chí viết về an toàn giao thông” hằng năm.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Đề án tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; khâu nối, đôn đốc các sở, ban, ngành tổ chức thực hiện theo đề án đảm bảo hiệu quả.
- Chủ trì chỉ đạo các cơ quan báo chí, Đài PTTH trong tỉnh, phóng viên thường trú trên địa bàn xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chương trình đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Tập trung tuyên truyền các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông và những hành vi dễ gây ra thương vong khi xảy ra tai nạn giao thông như không đội mũ bảo hiểm, không mặc áo phao, không tuân thủ tốc độ quy định; giảm tốc độ quan sát an toàn từ đường phụ ra đường chính, khi đi qua đường sắt, tại các điểm giao cắt đồng mức; đã uống rượu bia không lái xe; chấp hành các quy tắc giao thông, quy định an toàn khi đi đò, khi đi qua cầu treo...
- Biên soạn tài liệu tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông ngắn gọn, dễ hiểu cấp phát cho Đài TT-TH các huyện, thành, thị; hệ thống thông tin cơ sở để chỉ đạo tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về trật tự ATGT trên Cổng TTĐT Nghệ An và Giải thưởng “Báo chí viết về an toàn giao thông” hằng năm.
2. Sở Tư pháp
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trật tự an toàn giao thông.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan biên soạn tài liệu tuyên truyền các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông; Phối hợp tham gia chỉ đạo cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về trật tự ATGT trên Cổng TTĐT Nghệ An hàng năm.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp, hướng dẫn các trường học tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông. Tổ chức ký cam kết giữa học sinh, gia đình và nhà trường về chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông; phối hợp xử lý học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông khi có thông báo vi phạm của ngành Công an.
- Phối hợp với các thành viên Ban an toàn giao thông tỉnh, các ngành liên quan xây dựng và triển khai đề án tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong các cấp học. Tiếp tục thực hiện Đề án “phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học”, trong đó chú trọng tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức quán triệt, tuyên truyền các tiêu chí về “Văn hóa giao thông” đến người tham gia giao thông.
- Phối hợp với Sở TT&TT và các thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ thống truyền thông qua các phương thức khác như: tuyên truyền trực quan, tuyên truyền thông qua băng rôn, khẩu hiệu....
- Vận động những người làm nghệ thuật, xây dựng, sáng tác các tác phẩm mang tính sinh động, rõ nét phù hợp với tình hình ở địa phương gắn với tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung chính của Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường thủy nội địa và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện các Luật này, trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về tải trọng, khổ giới hạn cho phép của xe ô tô, xe bánh xích khi tham gia giao thông trên đường bộ; các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông và các quy định về phòng chống, khắc phục thiên tai trong giao thông vận tải.
- Tổ chức ký cam kết chấp hành pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, các doanh nghiệp, người quản lý đầu mối hàng hóa (bến, cảng, nhà ga, kho hàng...), các lái xe, chủ xe”.
- Tuyên truyền đến với cán bộ, nhân dân các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; nội dung Nghị định liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và các tiêu chí “Văn hóa giao thông đường bộ” kèm theo Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL ngày 09/10/2013 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
- Tiếp tục tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ Công an xã, cấp phát các tài liệu về các quy định xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy.
- Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, Cổng TTĐT tỉnh cung cấp số liệu liên quan về tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham gia chỉ đạo cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về trật tự ATGT trên Cổng TTĐT Nghệ An hàng năm.
7. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất kinh phí tuyên truyền của các cơ quan, đơn vị; Sở Tài chính tham mưu, trình UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí đảm bảo thực hiện Đề án này.
- Phối hợp tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện phong trào “Toàn dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông”; Phối hợp với ngành công an triển khai việc giáo dục, kiểm điểm người vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại các khu dân cư, thôn, bản, các trường học, cơ quan, đơn vị nơi công tác, học tập.
- Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hội viên tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trong việc tổ chức các cuộc thi liên quan đến tìm hiểu pháp luật về TTATGT.
9. Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh
- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng các chương trình, kế hoạch... tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan báo chí truyền thông để triển khai các hoạt động tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông và tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông"; phong trào xây dựng “Doanh nghiệp vận tải an toàn” và “Lái xe an toàn” trên địa bàn tỉnh.
- Theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội thực hiện chương trình, kế hoạch tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông của UBATGT Quốc gia, UBND tỉnh, Ban ATGT tỉnh.
- Phối hợp với UBATGT Quốc gia phát hành các ấn phẩm, tài liệu truyền thông để tuyên truyền thống nhất trên toàn quốc.
10. Các cơ quan báo chí trong tỉnh
- Báo Nghệ An, Đài PT-TH tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh và các cơ quan báo chí trong tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng các chuyên mục, chương trình, các tin, bài, phóng sự với các hình thức phản ánh, phỏng vấn, đối thoại trực tiếp với người đứng đầu, người phụ trách lĩnh vực trật tự ATGT về các vấn đề còn tồn tại, vướng mắc trong quá trình chỉ đạo, triển khai thực hiện như: giải tỏa hành lang an toàn giao thông, chống tái lấn chiếm vỉa hè đô thị để kinh doanh, họp chợ gây ùn tắc, cản trở giao thông... nêu gương người tốt, việc tốt về chấp hành giao thông, văn hóa khi tham gia giao thông; xử phạt nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về giao thông.
11. UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các kế hoạch, chỉ thị của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các văn bản pháp luật của Trung ương và địa phương liên quan đến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng hải, hàng không; Các tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ, đường sắt.
- Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về TTATGT hằng ngày trên hệ thống loa truyền thanh xã, phường, thị trấn để cung cấp, nhắc nhở, kiểm điểm người vi phạm giao thông. Xử lý nghiêm đối với cán bộ, đảng viên, nhân dân, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Chỉ đạo các đơn vị, địa phương tổ chức kiểm điểm, giáo dục người vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại các tổ dân cư, khối, xóm, thôn, bản, cơ quan, trường học, đồng thời có thông báo phản hồi cho ngành Công an theo quy định.
- Trích kinh phí đảm bảo thực hiện các nội dung kế hoạch theo quy định pháp luật hiện hành.
Kinh phí thực hiện Đề án được cấp từ ngân sách tỉnh trên cơ sở dự toán của các cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện các công việc trong Đề án. Kinh phí thực hiện các giải pháp nêu trong Đề án thuộc trách nhiệm của các huyện, thành, thị sẽ do Ủy ban nhân dân cấp huyện cân đối bố trí.
1. Lộ trình thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Đề án được thực hiện từ giai năm 2016 đến năm 2020.
2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, Ngành có liên quan và UBND huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
Yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành, thị triển khai thực hiện nghiêm túc. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) để được hướng dẫn, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.
Quyết định 6939/QĐ-UBND năm 2016 về Đề án Tuyên truyền pháp luật về trật tự An toàn giao thông giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Số hiệu: | 6939/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nghệ An |
Người ký: | Huỳnh Thanh Điền |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 6939/QĐ-UBND năm 2016 về Đề án Tuyên truyền pháp luật về trật tự An toàn giao thông giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Chưa có Video