UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2009/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 30 tháng 12 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông Đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23/6/2009 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa;
Thực hiện Công văn số 3948/BGTVT-PC ngày 15/6/2009 của Bộ Giao thông Vận tải về việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật giao thông Đường bộ năm 2008;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Văn bản số 1674/SGTVT-VT ngày 03/12/2009 và đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo số 137/BC-STP ngày 04/12/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ VẬN CHUYỂN HÀNH
KHÁCH, HÀNG HOÁ BẰNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY, XE MÔ TÔ HAI BÁNH, XE MÔ TÔ BA BÁNH
VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2009/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2009 của
UBND tỉnh Ninh Bình)
Quy định này quy định về vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Quy định này áp dụng đối với xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự khi vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và các tổ chức, cá nhân liên quan.
Điều 3. Người điều khiển phương tiện
l. Phải bảo đảm điều kiện đối với người điều khiển phương tiện quy định tại điều 58, điều 63 của Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008 và quy định về người điều khiển phương tiện tại điều 3 của Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa.
2. Đối với người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa phải có trang phục và phù hiệu theo quy định tại phụ lục 1 và đơn đăng ký theo mẫu tại phụ lục 2.
Điều 4. Phương tiện vận chuyển
1. Xe thô sơ và các loại xe tương tự phải bảo đảm điều kiện quy định tại điều 56 của Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008 và quy định tại khoản 3 Quy định điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ban hành kèm theo Quyết định số 39/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh Ninh Bình. Đối với xe thô sơ và các loại xe tương tự hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa phải có biển hiệu theo quy định tại phụ lục 3.
2. Xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự phải đảm bảo các điều kiện quy định tại điều 53 của Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008.
l. Đối với xe thô sơ và các loại xe tương tự
a) Vận chuyển hành khách, hàng hóa phải bảo đảm đúng quy định về trật tự an toàn giao thông và chiều đường, tuyến đường, làn đường, thời gian quy định tại điều 4 của quy định điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ban hành kèm theo Quyết định số 39/2009/QĐ-UBND ngày 24/12/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình.
b) Việc dừng xe, đỗ xe, đón, trả hành khách và hàng hoá phải đảm bảo đúng nơi quy định để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.
c) Hàng hóa, hành lý xếp trên xe không được vượt quá: 0,30m bề rộng chở hàng, l/3 chiều dài của thân xe về phía trước và phía sau, 2m tính từ mặt đất đến điểm cao nhất của hàng hóa và không được che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện để đảm bảo an toàn. Hàng hoá xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hoá trên mặt đường, không cản trở việc điều khiển xe.
2. Đối với xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe môtô ba bánh và các loại xe tương tự
a) Vận chuyển hành khách, hàng hoá phải bảo đảm đúng quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ và chiều đường, tuyến đường, làn đường, thời gian quy định.
b) Việc dừng xe, đỗ xe, đón, trả hành khách và hàng hoá phải đảm bảo đúng nơi quy định để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.
c) Hàng hóa, hành lý xếp trên xe không được vượt quá: bề rộng đèo hàng về mỗi bên 0,30 mét, 2 mét tính từ mặt đất đến điểm cao nhất của hàng hóa, phía sau đèo hàng là 0,50 mét. Xe mô tô 3 bánh và các loại xe tương tự không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá l/3 chiều dài thân xe, không được xếp vượt quá bề rộng thân xe. Cấm chở hàng hóa, hành lý trên mui các loại xe mô tô 3 bánh và các loại xe tương tự.
d) Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe; Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.
3. UBND các huyện, thành phố, thị xã quy định cụ thể tuyến đường, thời gian vận chuyên hàng hóa, hành khách; điểm đỗ xe, đón, trả hành khách và hàng hóa quy định tại điểm a, điểm b khoản l và điểm a, điểm b khoản 2 điều này.
Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan
l. Sở Giao thông Vận tải:
a) Triển khai tổ chức thực hiện và đôn đốc kiểm tra các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quy định này.
b) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện quy định này. Trường hợp vượt thẩm quyền tham mưu, đề xuất giải pháp, báo cáo UBND tỉnh kịp thời giải quyết.
c) Tổng hợp những đề xuất của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp.
d) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
2. Công an tỉnh:
a) Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra và xử lý kịp thời những vi phạm theo thẩm quyền.
b) Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và cơ quan, tổ chức có liên quan để giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện quy định.
3. UBND các huyện, thành phố, thị xã:
a) Tổ chức triển khai thực hiện quy định này và thông báo đến tổ chức, cá nhân trên địa bàn biết để thực hiện.
b) Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra và quản lý việc thực hiện quy định này trên địa bàn.
c) Thực hiện quy định tại khoản 3 điều 5 của quy định này và chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn ở địa phương tổ chức triển khai, tuyên truyền, phổ biến nội dung của quy định này đến những người điều khiển phương tiện trên địa bàn và hướng dẫn, tổ chức việc cấp phù hiệu cho người điều khiển phương tiện theo quy định.
4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan: Có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy định này và những quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự.
Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định này và các quy định khác của pháp luật về hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự thì tùy theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Sửa đổi, bổ sung quy định
Trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện quy định nếu khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh về Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
1. Kích thước biển hiệu:
Chiều dài: 9cm
Chiều cao: 6cm
2. Mầu sắc của phù hiệu: Nền màu xanh, chữ màu trắng.
3. Chất liệu của phù hiệu: Bìa cứng ép plastic.
4. Cách đeo phù hiệu: Gắn trên ngực áo.
Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn đóng dấu giáp lai giữa ảnh và
phù hiệu.
MẪU TRANG PHỤC
Áo: bludong màu xanh da trời
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
........, ngày...... tháng...... năm ......
ĐƠN ĐĂNG KÝ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH, HÀNG HOÁ
BẰNG XE GẮN MÁY, MÔ TÔ HAI BÁNH, MÔ TÔ BA BÁNH
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)
.............................................................
Tôi tên là: ...........................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.......................................................................
Nơi ở hiện nay.....................................................................................................
Số CMND: ...................., Ngày cấp: ......../......./........, Nơi cấp:.........................
Biển số xe đăng ký hoạt động:
.................................................................................................................................
Điểm đỗ đăng ký:
..................................................................................................................................
Trang phục hoặc phù hiệu (có thể là: phù hiệu, quần, áo hoặc mũ).
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Cam đoan của chủ phương tiện trong quá trình tham gia hoạt động vận tải (chấp hành đúng qui định về điểm đón, trả khách, hàng hoá và nơi đỗ xe):
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
|
Người làm đơn (Ký tên, ghi rõ họ tên) |
QUY ĐỊNH MẪU BIỂN HIỆU XE THÔ SƠ KINH DOANH CHỞ KHÁCH, HÀNG HÓA.
1. Hình minh hoạ:
2. Kiểu (phông) chữ và cỡ chữ:
Nội dung |
Kiểu chữ |
Chiều cao chữ (chưa có dấu) |
"Xe chở khách" "Xe chở hàng" |
VnTimeH (kéo dãn) |
90mm ± 2mm |
3. Kích thước biển hiệu:
Chiều dài: Ddài = 210mm ± 2mm
Chiều cao: Ccao = 150mm ± 2mm
4. Mầu sắc của biển hiệu: Nền màu trắng, chữ màu đen.
5. Chất liệu của biển hiệu: Bìa cứng ép plastic, nhựa hoặc kim loại mỏng.
6. Cách treo biển hiệu: treo hoặc gắn cố định tại vị trí phía trước hoặc phía sau phương tiện đảm bảo quan sát rõ nhưng phải gọn gàng, chắc chắn và không gây cản trở khi tham gia giao thông.
Quyết định 41/2009/QĐ-UBND về Quy định vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, gắn máy, mô tô hai, ba bánh và xe tương tự trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
Số hiệu: | 41/2009/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký: | Phan Tiến Dũng |
Ngày ban hành: | 30/12/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 41/2009/QĐ-UBND về Quy định vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, gắn máy, mô tô hai, ba bánh và xe tương tự trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
Chưa có Video