Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 40/2007/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2007 

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ VÙNG NƯỚC CÁC CẢNG BIỂN THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH THỪA THIÊN HUẾVÀ KHU VỰC QUẢN LÝ CỦA CẢNG VỤ HÀNG HẢI THỪA THIÊN HUẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;

Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tại công văn số 4091/UBND-NCCS ngày 30 tháng 10 năm 2006;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

1. Nay công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm:

a) Vùng nước trước các bến cảng, cầu cảng của cảng biển Thuận An: Thuận An, Xăng dầu Thuận An.

b) Vùng nước trước các bến cảng, cầu cảng của cảng biển Chân Mây: Chân Mây, Alcan Việt Nam.

c) Vùng nước của luồng cảng biển, luồng nhánh cảng biển, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão thuộc các cảng biển quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

2. Vùng nước trước cầu cảng, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão khác được công bố theo quy định của pháp luật.

Điều 2.

Phạm vi vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế tính theo mực nước thủy triều lớn nhất, được quy định cụ thể như sau:

1. Cảng biển Thuận An:

a) Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm TA1, TA2, TA3 và TA4, có tọa độ sau đây:

TA1: 16o35’00” N, 107o35’58” E;

TA2: 16o37’30” N, 107o36’07” E;

TA3: 16o35’43” N, 107o40’20” E;

TA4: 16o34’00” N, 107o38’30” E.

b) Ranh giới về phía đất liền: được giới hạn từ điểm TA4 chạy dọc theo bờ biển về phía Bắc và theo bờ của phá Tam Giang đến điểm TA5 có tọa độ: 16o33’24” N, 107o38’38” E. Từ điểm TA5 nối tiếp bởi các đoạn thẳng nối các điểm TA6, TA7 và TA8 có tọa độ sau đây:

TA6: 16o33’06’ N, 107o38’25” E;

TA7: 16o33’05” N, 107o38’06” E;

TA8: 16o33’53” N, 107o37’17” E.

Từ điểm TA8 chạy dọc theo bờ biển về phía Bắc đến điểm TA1.

2. Cảng biển Chân Mây:

a) Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm CM1, CM2, CM3 và CM4, có tọa độ sau đây:

CM1: 16o20’40” N, 107o57’00” E (mũi Chân Mây Tây);

CM2: 16o22’38” N, 107o57’51” E;

CM3: 16o22’38” N, 108o01’54” E;

CM4: 16o20’42” N, 108o01’06” E (mũi Chân Mây Đông).

b) Ranh giới về phía đất liền: được giới hạn từ điểm CM1 chạy dọc theo bờ vụng Chân Mây về phía Nam đến điểm CM4.

Điều 3.

Vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão cho tàu thuyền vào các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế, được quy định như sau:

1. Vùng đón trả hoa tiêu và vùng kiểm dịch:

a) Cảng biển Thuận An: là vùng nước được giới hạn bởi nửa đường tròn về phía Bắc có bán kính 1,5 hải lý, với tâm có vị trí tại toạ độ: 1603548N, 10703736E.

b) Cảng biển Chân Mây: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý, với tâm có vị trí tại toạ độ: 1602117N, 10800000E.

2. Khu neo đậu, khu chuyển tải và khu tránh bão:

a) Cảng biển Thuận An:

- Vị trí TA9 và TA10: cho mọi tàu thuyền, tại các vị trí có tọa độ sau đây:

TA9: 16o33’30” N, 107o38’03” E;

TA10: 16o33’54” N, 107o37’42” E.

- Khu TA11 và TA12: cho tàu thuyền có trọng tải đến 3000 DWT, là vùng nước được giới hạn bởi hai đường tròn có đường kính 250 mét, với tâm tại vị trí có tọa độ sau đây:

TA11: 16o33’50” N, 107o37’02” E;

TA12: 16o33’55” N, 107o37’10” E.

- Khu TA5 và TA6: cho tàu thuyền có trọng tải đến 2000 DWT, là vùng nước được giới hạn bởi hai đường tròn có đường kính 220 mét, với tâm tại các vị trí có tọa độ sau đây:

TA13: 16o33’48” N, 107o37’36” E;

TA14: 16o33’42” N, 107o37’42” E.

- Khu TA15 và TA16: cho tàu thuyền có trọng tải đến 1500 DWT, là vùng nước được giới hạn bởi hai đường tròn có đường kính 200 mét, với tâm tại các vị trí có tọa độ sau đây:

TA15: 16o33’33” N, 107o37’53” E;

TA16: 16o33’30” N, 107o37’59” E.

- Khu TA17: cho tàu thuyền có trọng tải đến 1000 DWT, là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có đường kính 180 mét, với tâm tại vị trí có tọa độ: 16o33’26” N, 107o38’05” E.

- Khu TA18, TA19 và TA20: cho tàu thuyền có trọng tải đến 500 DWT, là vùng nước được giới hạn bởi 3 đường tròn có đường kính 140 mét, với tâm tại các vị trí có tọa độ sau đây:

TA18: 16o33’23” N, 107o38’11” E;

TA19: 16o33’23” N, 107o38’16” E;

TA20: 16o33’22” N, 107o38’22” E.

b) Cảng biển Chân Mây:

- Cho tàu thuyền có trọng tải từ 3.000 DWT trở lên tại vị trí CM5 có tọa độ 1601955N, 10705954E.

- Cho tàu thuyền có trọng tải dưới 3.000 DWT, tại vị trí CM6 có tọa độ 16019’35’’N; 108000’23’’E.

3. Khu neo đậu, khu chuyển tải và khu tránh bão khác: theo quyết định của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Điều 4.

Cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế có trách nhiệm:

1. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam và pháp luật có liên quan đối với hoạt động hàng hải tại vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Căn cứ vào tình hình thực tế về thời tiết, sóng gió, mớn nước và trọng tải của tàu thuyền, chỉ định vị trí cụ thể cho tàu thuyền đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải, tránh bão trong vùng nước quy định tại Điều 3 của Quyết định này, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Điều 5.

Ngoài phạm vi vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Quyết định này, Cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế còn có trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải trong vùng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 6.

1. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Bãi bỏ Quyết định số 3522/2002/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Thừa Thiên Huế và các quy định trước đây trái với Quyết định này.

Điều 7.

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 7;

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Các Thứ trưởng;

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Công báo;

- Website Chính phủ;

- Lưu VT, PC (5).

BỘ TRƯỞNG

 

 

Hồ Nghĩa Dũng

 

           

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 40/2007/QĐ-BGTVT công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu: 40/2007/QĐ-BGTVT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
Ngày ban hành: 28/08/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 40/2007/QĐ-BGTVT công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [9]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…