ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2006/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 17 tháng 4 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 14/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 152/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Công chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giám đốc Sở Giao thông Công chính chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, định kỳ báo cáo UBND thành phố việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 161/2002/QĐ-UB ngày 27 tháng 12 năm 2002 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về quản lý và sử dụng vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Giao thông Công chính, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Công an thành phố, Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên Xung kích thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện, phường, xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TẠM THỜI VỈA HÈ NGOÀI MỤC
ĐÍCH GIAO THÔNG TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2006/QĐ-UBND
ngày 17 tháng 04 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy định này quy định về việc quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có liên quan.
Trong Quy định này, các cụm từ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lối cho người đi bộ là phần vỉa hè dành riêng cho người đi bộ;
2. Tập kết vật liệu xây dựng gồm tập kết, trung chuyển vật liệu và phế thải xây dựng để sửa chữa và xây dựng nhà;
3. Thùng chuyên dùng là thùng dùng để chứa vật liệu và phế thải xây dựng đảm bảo không rơi vãi ra ngoài gây ảnh hưởng môi trường xung quanh;
4. Ô tô con là ô tô chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe và ô tô chở hàng với trọng tải không quá 1.500 kg. Ô tô con bao gồm cả các loại có kết cấu như mô tô nhưng trọng lượng bản thân từ 450 kg trở lên và trọng tải không quá 1.500 kg.
1. Quy định cụ thể sử dụng tạm thời vỉa hè theo bề rộng:
a) Vỉa hè có bề rộng dưới 3,00 mét: Không cho phép sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông;
b) Vỉa hè có bề rộng từ 3,00 mét đến dưới 4,50 mét: Lối cho người đi bộ tối thiểu là 1,50 mét; phần còn lại cho phép sử dụng tạm thời để xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp;
c) Vỉa hè có bề rộng từ 4,50 mét đến dưới 6,00 mét: Lối cho người đi bộ tối thiểu là 2,00 mét; phần cho phép sử dụng tạm thời để xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp tối đa là 2,00 mét; phần còn lại tuỳ theo điều kiện cụ thể cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động kinh doanh và sử dụng vào các mục đích khác;
d) Vỉa hè có bề rộng từ 6,00 mét trở lên: Lối cho người đi bộ tối thiểu là 3,00 mét; phần cho phép sử dụng tạm thời để xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp tối đa là 2,00 mét; phần còn lại tuỳ theo điều kiện cụ thể cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động kinh doanh và sử dụng vào các mục đích khác;
2. Phân định phạm vi sử dụng tạm thời vỉa hè:
a) Phần vỉa hè sử dụng tạm thời để xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp được tính từ mép ngoài đỉnh bó vỉa trở vào bên trong của hè phố;
b) Phần vỉa hè sử dụng để làm lối cho người đi bộ được tính kế tiếp từ mép trong của phần để xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp trở vào bên trong của hè phố;
c) Phần còn lại phía trong cùng được sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động kinh doanh và sử dụng vào các mục đích khác.
2. Đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để tập kết vật liệu xây dựng thì tuỳ theo điều kiện cụ thể, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét giải quyết trên nguyên tắc:
a) Đối với vỉa hè có bề rộng nhỏ hơn 3,00 mét: vật liệu và phế thải xây dựng phải được che chắn cẩn thận, bảo đảm không rơi vãi xuống hệ thống thoát nước đô thị, vệ sinh môi trường và không gây cản trở giao thông cho người đi bộ;
b) Đối với vỉa hè có bề rộng từ 3,00 mét trở lên: các loại vật liệu như cát, sạn, đá dăm và phế thải xây dựng phải đựng trong thùng chuyên dùng và đảm bảo không gây cản trở giao thông cho người đi bộ;
3. Đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để lắp đặt buồng điện thoại công cộng và lắp đặt quảng cáo thì tuỳ theo điều kiện cụ thể, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét giải quyết nhưng trên nguyên tắc không lắp đặt trong phạm vi lối cho người đi bộ, đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
2. Nghiêm cấm việc thực hiện các hoạt động kinh doanh vào bất cứ thời gian nào tại mặt tiền của các cơ quan, trường học, nhà thờ, đình, chùa, miếu, thánh thất và công viên công cộng.
Điều 7. Thời gian sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông để thực hiện các hoạt động kinh doanh
1. Thời gian ban ngày: Được tính từ 6 giờ 00 phút đến 18 giờ 00 phút;
2. Thời gian ban đêm: Được tính từ 18 giờ 00 phút đến 6 giờ 00 phút ngày hôm sau;
3. Thời gian cả ban ngày và ban đêm:
Được tính từ 6 giờ 00 phút ngày hôm trước đến 6 giờ 00 phút ngày hôm sau.
1. Nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm lối cho người đi bộ đã được quy định tại Điều 4 Quy định này;
2. Tổ chức, cá nhân được phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường phải chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vỉa hè; tuyệt đối không được lấn chiếm ra ngoài phạm vi đã được cấp Giấy phép sử dụng tạm thời.
Điều 9. Người có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông nhưng không phải là chủ sở hữu nhà, chủ sử dụng đất bên trong vỉa hè thì phải được sự đồng ý của người có quyền sở hữu nhà, người có quyền sử dụng đất bên trong đó và có xác nhận của UBND phường, xã.
Điều 10. Thẩm quyền cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông
1. Sở Giao thông Công chính cấp Giấy phép cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông để đỗ xe ô tô con, lắp đặt buồng điện thoại công cộng, lắp đặt quảng cáo và sử dụng vào các mục đích khác trên các tuyến đường được phân cấp quản lý, gồm:
a) Đường quốc lộ được Cục Đường bộ Việt nam uỷ thác quản lý;
b) Hệ thống đường tỉnh lộ (ĐT);
c) Hệ thống đường đô thị (ĐĐT) có bề rộng mặt đường lớn hơn 7,5 mét;
2. Lực lượng Thanh niên xung kích cấp Giấy phép cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông để thực hiện các hoạt động kinh doanh, để xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp, tập kết vật liệu xây dựng trên các tuyến đường được phân cấp cho Sở Giao thông Công chính quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều này;
3. UBND các quận, huyện cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường được phân cấp quản lý, gồm:
a) Hệ thống đường huyện (ĐH);
b) Hệ thống đường đô thị (ĐĐT) có bề rộng mặt đường bằng và nhỏ hơn 7,5 mét;
c) Các đường đô thị (ĐĐT) có bề rộng mặt đường lớn hơn 7,5 mét trong khu dân cư do Sở Giao thông Công chính uỷ thác quản lý.
Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông và thời gian giải quyết
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông:
a) Đơn đề nghị sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông (theo mẫu quy định của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép);
b) Đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để thực hiện các hoạt động kinh doanh buôn bán phải kèm theo bản photocoppy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (hoặc Giấy xác nhận của UBND phường, xã nơi cư trú đối với những hộ buôn bán nhỏ), có giấy cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị. Trong trường hợp người sử dụng tạm thời vỉa hè không phải là chủ sở hữu nhà, chủ sử dụng đất bên trong vỉa hè thì phải có giấy thoả thuận của người có quyền sở hữu nhà, người có quyền sử dụng đất có xác nhận của UBND phường, xã;
c) Đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để đỗ xe ô tô con phải có hồ sơ gia cố vỉa hè được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép chấp thuận;
d) Đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để tập kết vật liệu xây dựng phục vụ việc sửa chữa, xây dựng nhà thì ngoài cam kết thực hiện đúng quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy định này, còn phải có Giấy phép sửa chữa, xây dựng nhà do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định và hợp đồng phục vụ vệ sinh môi trường, vận chuyển phế thải xây dựng (nếu có) với Công ty Môi trường Đô thị;
đ) Đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để lắp đặt buồng điện thoại công cộng, lắp đặt quảng cáo phải có bản vẽ thiết kế kiểu dáng lắp đặt (trường hợp lắp đặt các loại hình quảng cáo phải được cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá - thông tin chấp thuận về nội dung quảng cáo);
2. Thời gian giải quyết cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông tối đa không quá 05 ngày (tính ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trường hợp không giải quyết được phải nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp Giấy phép biết.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 12. Sở Giao thông Công chính
1. Kiểm tra các tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố;
2. Cấp và thu hồi Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng vỉa hè được quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định này;
3. Chỉ đạo Thanh tra Giao thông Công chính kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm hành chính trong việc quản lý và sử dụng vỉa hè;
4. Chỉ đạo Công ty Môi trường Đô thị tổ chức sản xuất các loại thùng chuyên dùng có kích cỡ phù hợp với từng loại vỉa hè và tiến hành các hoạt động dịch vụ vệ sinh môi trường, vận chuyển phế thải xây dựng cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
5. Phối hợp chặt chẽ với Công an thành phố (lực lượng Cảnh sát Giao thông, Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội), Lực lượng Thanh niên xung kích thành phố, UBND các quận, huyện, phường, xã trong việc bảo đảm giữ gìn trật tự và an toàn giao thông trên vỉa hè của các tuyến đường được phân cấp quản lý tại khoản 1 Điều 10 Quy định này;
6. Tổ chức thu và quản lý phí sử dụng vỉa hè của các tổ chức, cá nhân được sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường được giao quản lý theo nội dung cấp giấy phép quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định này.
Điều 13. Lực lượng Thanh niên xung kích
1. Kiểm tra các tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông, bảo đảm giữ gìn trật tự và an toàn giao thông trên vỉa hè của các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố;
2. Cấp và thu hồi Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng vỉa hè trên các tuyến đường quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy định này;
3. Đề xuất cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 10 của Quy định này thu hồi Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong việc quản lý và sử dụng vỉa hè;
4. Chủ trì, phối hợp lực lượng Cảnh sát Giao thông và Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội thành phố, Thanh tra Giao thông Công chính, UBND các quận, huyện, phường, xã trong việc bảo đảm giữ gìn trật tự và an toàn giao thông trên vỉa hè của các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố;
5. Tổ chức thu và quản lý phí sử dụng vỉa hè của các tổ chức, cá nhân được sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường được giao quản lý.
Điều 14. Công an thành phố có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Giao thông và Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội
1. Phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ Lực lượng Thanh niên xung kích thành phố, Thanh tra Giao thông Công chính, UBND các quận, huyện bảo đảm giữ gìn trật tự và an toàn giao thông trên vỉa hè của các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố;
2. Kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm hành chính trong việc quản lý và sử dụng vỉa hè.
Điều 15. Sở Tài chính hướng dẫn việc thu và quản lý phí sử dụng vỉa hè ngoài mục đích giao thông theo đúng quy định.
1. Thực hiện việc quản lý vỉa hè trên các tuyến đường thuộc địa bàn quận, huyện được phân cấp quản lý;
2. Cấp và thu hồi Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng vỉa hè được quy định tại khoản 3 Điều 10 Quy định này;
3. Thực hiện việc kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm hành chính trong việc quản lý và sử dụng vỉa hè;
4. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Giao thông và Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội quận phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ Lực lượng Thanh niên xung kích thành phố, Thanh tra Giao thông Công chính trong việc bảo đảm giữ gìn trật tự và an toàn giao thông trên vỉa hè của các tuyến đường thuộc địa bàn quận, huyện được phân cấp quản lý;
5. Tổ chức thu và quản lý phí sử dụng vỉa hè của các tổ chức, cá nhân được sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường được giao quản lý.
1. Thực hiện việc quản lý vỉa hè trên các tuyến đường thuộc địa bàn phường, xã được phân cấp quản lý;
2. Kiểm tra, đề xuất UBND quận, huyện cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên các tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời vỉa hè thuộc địa bàn phường, xã được phân cấp quản lý;
3. Thực hiện việc kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm hành chính trong việc quản lý và sử dụng vỉa hè;
4. Phối hợp chặt chẽ với Lực lượng Thanh niên Xung kích thành phố, Thanh tra Giao thông Công chính trong việc bảo đảm giữ gìn trật tự và an toàn giao thông trên vỉa hè của các tuyến đường thuộc địa bàn phường, xã được phân cấp quản lý;
5. Đề xuất cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép quy định tại Điều 10 của Quy định này; thu hồi Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong việc quản lý và sử dụng vỉa hè.
Điều 18. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông
1. Thực hiện đúng nội dung ghi trong Giấy phép và các nội dung quy định tại Quy định này;
2. Nộp các khoản phí có liên quan đến việc sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông theo quy định.
Điều 19. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc chấp hành quy định về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông được khen thưởng theo quy định.
2. Trường hợp do vi phạm mà gây thiệt hại về vật chất cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định.
Điều 21. Giám đốc Sở Giao thông Công chính chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan và Chủ tịch UBND các quận, huyện triển khai, hướng dẫn thực hiện Quy định này.
Điều 22. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân phản ảnh bằng văn bản về Sở Giao thông Công chính để nghiên cứu, tổng hợp, trình UBND thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
TUYẾN ĐƯỜNG CHO PHÉP SỬ DỤNG TẠM THỜI VỈA HÈ ĐỂ KINH
DOANH PHÂN CẤP CHO LỰC LƯỢNG THANH NIÊN XUNG KÍCH CẤP GIẤY PHÉP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2006 của
UBND thành phố Đà Nẵng)
A. TUYẾN ĐƯỜNG CÓ VỈA HÈ DÀNH LỐI CHO NGƯỜI ĐI BỘ RỘNG 2,00 MÉT CHO PHÉP SỬ DỤNG TẠM THỜI ĐỂ KINH DOANH VÀO BAN NGÀY VÀ BAN ĐÊM
I. Các tuyến đường thuộc đường loại 1, gồm 04 tuyến:
1. Lê Đình Dương
2. Hàm Nghi
3. Ông Ích Khiêm: đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến đường Quang Trung (trừ đoạn vỉa hè có bề rộng nhỏ hơn 4,50 mét)
4. Võ Văn Tần
II. Các tuyến đường thuộc đường loại 2, gồm 08 tuyến:
1. Nguyễn Tri Phương
2. Pasteur (trừ đoạn vỉa hè có bề rộng nhỏ hơn 4,50 mét)
3. Núi Thành
4. Lê Thánh Tôn
5. Lý Thường Kiệt (trừ đoạn vỉa hè có bề rộng nhỏ hơn 4,50 mét)
6. Ông Ích Khiêm: đoạn từ đường Quang Trung đến đường Nguyễn Tất Thành (trừ đoạn vỉa hè có bề rộng nhỏ hơn 4,50 mét)
7. Tiểu La: đoạn từ đường 2 tháng 9 đến đường Núi Thành
8. Phan Đình Phùng: vỉa hè phải, đoạn từ đường Trần Phú đến đường Lê Lợi (trừ đoạn vỉa hè có bề rộng nhỏ hơn 4,50 mét)
III. Các tuyến đường thuộc đường loại 3, gồm 13 tuyến:
1. Cách Mạng Tháng 8
2. Ngũ Hành Sơn
3. Nguyễn Lương Bằng
4. Nguyễn Văn Thoại
5. Trần Quang Diệu
6. Triệu Việt Vương
7. Hồ Tùng Mậu
8. Nguyễn Thị Định
9. Tôn Đức Thắng
10. Mai Hắc Đế (trừ đoạn đường chưa nâng cấp mở rộng)
11. Nguyễn Cảnh Chân: Vỉa hè trái
12. Nguyễn Đình Trọng: Vỉa hè phải
13. Vũ Ngọc Phan: Đoạn vỉa hè có bề rộng từ 4,50 mét đến dưới 6,00 mét
IV. Các tuyến đường thuộc đường loại 4, gồm 04 tuyến:
1. Âu Cơ: đoạn từ đường Nguyễn Lương Bằng đến đường Đặng Dung
2. Khúc Hạo
3. Ông Ích Đường: đoạn từ ngã tư Cẩm Lệ đến cầu Cẩm Lệ
4. Quốc lộ 14B: đoạn từ ngã tư Hoà Cầm đến điểm giao cắt giữa QL 14B cũ và QL 14B mới
V. Các tuyến đường thuộc đường loại 5, gồm 01 tuyến:
1. Nguyễn Văn Cừ
B. TUYẾN ĐƯỜNG CÓ VỈA HÈ DÀNH LỐI CHO NGƯỜI ĐI BỘ RỘNG 2,00 MÉT CHO PHÉP SỬ DỤNG TẠM THỜI ĐỂ KINH DOANH VÀO BAN ĐÊM
I. Các tuyến đường thuộc đường loại 1, gồm 01 tuyến:
1. Lê Đình Lý
C. TUYẾN ĐƯỜNG CÓ VỈA HÈ DÀNH LỐI CHO NGƯỜI ĐI BỘ RỘNG 3,00 MÉT CHO PHÉP SỬ DỤNG TẠM THỜI ĐỂ KINH DOANH VÀO BAN NGÀY VÀ BAN ĐÊM
I. Các tuyến đường thuộc đường loại 2, gồm 01 tuyến:
1. Phan Đình Phùng: vỉa hè trái, đoạn từ đường Trần Phú đến đường Lê Lợi (trừ đoạn vỉa hè có bề rộng nhỏ hơn 4,50 mét)
II. Các tuyến đường thuộc đường loại 3, gồm 03 tuyến:
1. Nguyễn Cảnh Chân: Vỉa hè phải
2. Vũ Ngọc Phan: đoạn vỉa hè có bề rộng bằng hoặc lớn hơn 6,00 mét
3. Nguyễn Đình Trọng: Vỉa hè trái.
Quyết định 36/2006/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu: | 36/2006/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký: | Hoàng Tuấn Anh |
Ngày ban hành: | 17/04/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 36/2006/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng
Chưa có Video