ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2022/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 31 tháng 10 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 và Nghị định số 117/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ- CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 3108/TTr-SGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy định một số nội dung về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2022 và thay thế Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Quy định tổ chức quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ KẾT
CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND ngày tháng 10 năm 2022 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh.
a) Quy định này quy định một số nội dung về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.
b) Các nội dung liên quan về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không được quy định tại văn bản này thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Đối tượng áp dụng.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi quản lý, vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý khai thác, vận hành và bảo trì kết cấu đường bộ
1. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong tỉnh là một phần của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông do Nhà nước thống nhất quản lý, không phân biệt nguồn vốn đầu tư xây dựng.
2. Các hoạt động trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải đảm bảo giao thông thông suốt, trật tự, an toàn và không ảnh hưởng tới sự bền vững của công trình đường bộ.
Điều 3. Cơ quan quản lý, vận hành khai thác và bảo trì
1. Cơ quan quản lý đường bộ là đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã).
2. Đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác và bảo trì đường bộ là các tổ chức kinh tế, xã hội cung cấp dịch vụ quản lý, vận hành khai thác và bảo trì đường bộ, được Cơ quan quản lý đường bộ hợp đồng hoặc giao nhiệm vụ để thực hiện.
1. Phân công trách nhiệm.
a) Sở Giao thông vận tải quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cấp tỉnh quản lý.
b) Cơ quan quản lý đường bộ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đường huyện, đường đô thị và các tuyến đường khác theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đường xã và đường dân sinh.
d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng tổ chức quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đường chuyên dùng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành đường bộ.
đ) Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, giao cơ quan chuyên môn cấp huyện quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống đường xã.
2. Phân cấp quản lý.
a) Sở Giao thông vận tải: chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trên hệ thống đường bộ do cấp tỉnh quản lý; thẩm định, phê duyệt hồ sơ hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện: phê duyệt hồ sơ hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1.
c) Cơ quan quản lý đường bộ cấp huyện: chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trên hệ thống đường bộ do cấp huyện quản lý; thẩm định hồ sơ hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1.
3. Ủy quyền thực hiện nhiệm vụ.
Tùy thuộc vào tình hình, điều kiện thực tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền:
a) Tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ.
b) Quyết định công bố và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai.
c) Quyết định Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để đảm bảo giao thông bước 1 trên hệ thống đường bộ được giao quản lý.
d) Điều động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng thuộc thẩm quyền quản lý để kịp thời ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên các hệ thống đường địa phương.
Nội dung, trình tự, thời gian ủy quyền được thể hiện cụ thể tại văn bản ủy quyền.
QUẢN LÝ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 5. Phân loại và xếp loại đường bộ
1. Phân loại đường bộ để tổ chức quản lý, vận hành khai thác, bảo trì và lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư cải tạo, nâng cấp.
a) Mạng lưới đường bộ trên địa bàn tỉnh gồm có đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh (ĐT), đường huyện (ĐH), đường xã (ĐX), đường đô thị (ĐĐT), đường chuyên dùng và đường dân sinh.
b) Việc phân loại đường cao tốc, quốc lộ, ĐT, ĐH, ĐX, đường đô thị và đường chuyên dùng theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
c) Đường dân sinh gồm các loại đường thôn, đường ngõ xóm, đường nội đồng:
- Đường thôn là đường nối trung tâm thôn với các cụm dân cư hoặc đường nối với các thôn lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với giao thông đi lại của nhân dân trong thôn.
- Đường ngõ xóm là đường nội bộ trong các cụm dân cư, đường nối giữa các cụm dân cư, đường kiệt, hẻm.
- Đường nội đồng là đường nối từ các cụm dân cư với các đồng ruộng, khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung; đường nội bộ trong các khu vực sản xuất nông nghiệp.
2. Thẩm quyền phân loại, điều chỉnh phân loại đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. Đối với đường dân sinh, việc phân loại do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
3. Xếp loại đường bộ.
a) Các loại đường ĐT, ĐH, ĐĐT được xếp loại theo tiêu chuẩn kỹ thuật và đặc điểm khai thác, vận hành làm cơ sở cho việc tính giá cước vận tải đường bộ.
b) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm rà soát, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xếp loại đường ĐT, ĐH, ĐĐT định kỳ 01 lần/năm.
c) Không xếp loại đường ĐX và dân sinh để tính giá cước vận tải đường bộ, trong trường hợp cần thiết thì xác định loại đường dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường tương tự.
1. Hệ thống đường tỉnh được đặt số hiệu từ ĐT.603 đến ĐT.620, trong đó; ĐT là ký hiệu của đường tỉnh, 603 - 620 là số hiệu đường. Trường hợp số lượng đường tỉnh tăng lên theo sự phát triển sẽ bổ sung thêm các chỉ số phụ B, C,... sau các số hiệu trên.
2. Hệ thống đường huyện được đặt số hiệu ĐHx.y; trong đó: ĐH là ký hiệu cho loại đường huyện, x là số thứ tự, y là chữ cái viết tắt của tên địa phương (ví dụ: ĐH9.ĐB là tuyến đường ĐH số 9 tại thị xã Điện Bàn).
3. Hệ thống đường xã được đặt tên ĐXx.y; trong đó: ĐX là ký hiệu cho loại đường xã, x là số hiệu đường trên địa bàn mỗi xã, xếp theo số thứ tự, y chữ cái viết tắt của xã (ví dụ: ĐX1.TN là tuyến đường ĐX số 1 tại xã Tam Nghĩa).
4. Đường đô thị được đặt tên theo quy định của pháp luật về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng; không đặt số hiệu đường đô thị.
5. Đường chuyên dùng, đường dân sinh được đặt tên theo tên công năng phục vụ, địa danh hoặc tập quán.
6. Cơ quan có thẩm quyền phân loại đường bộ thực hiện đặt tên hoặc số hiệu đường bộ đồng thời với quyết định phân loại đường bộ.
Điều 7. Quản lý cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Cơ sở dữ liệu đường bộ bao gồm: danh mục và loại đường giao thông, chiều dài, kết cấu, năm xây dựng, tải trọng khai thác, chất lượng hiện tại; dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các nội dung khác, được lập và chỉnh lý hằng năm.
a) Cơ quan quản lý đường bộ phải có hồ sơ quản lý riêng cho từng công trình đường ĐT, ĐH và ĐĐT.
b) Hồ sơ quản lý gồm bản vẽ hoàn công, các biên bản kiểm tra, kiểm định công trình; biên bản kiểm kê tài sản, biến động giá trị tài sản hằng năm; hồ sơ về lịch sử sửa chữa, nâng cấp. Định kỳ hằng năm, Cơ quan quản lý đường bộ tổng hợp, thống kê các thay đổi về cơ sở hạ tầng do mình quản lý, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên và cập nhật vào phần mềm dữ liệu đường bộ.
c) Dữ liệu về kết cấu hạ tầng đường bộ từng bước được số hóa và tích hợp vào phần mềm dữ liệu dùng chung cho toàn tỉnh.
2. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cập nhật dữ liệu về kết cấu hạ tầng đường bộ được giao quản lý vào các phần mềm dữ liệu; chỉ đạo các đơn vị, địa phương xây dựng, chỉnh lý, cập nhật cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng đường bộ đối với hệ thống đường bộ được phân cấp quản lý vào các phần mềm dữ liệu.
Điều 8. Quản lý, xử lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Thực hiện theo quy định của Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Quyết định số 15/2019/QĐ- UBND ngày 18 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam quy định về phân cấp quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Nam.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản sửa đổi, điều chỉnh hoặc thay thế các văn bản liên quan đến việc quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, điều chỉnh hoặc thay thế.
Điều 9. Sử dụng và khai thác phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ.
a) Hành lang an toàn các loại đường ĐT, ĐH, ĐX, ĐĐT và đường chuyên dùng được xác định, quản lý theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy hoạch xây dựng.
b) Đối với đường dân sinh, hành lang an toàn được xác định theo hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Xây dựng công trình trong phạm vi đất hành lang an toàn giao thông đường bộ.
Trước khi tổ chức thi công xây dựng công trình trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, chủ đầu tư phải lập biện pháp bảo đảm an toàn giao thông để cơ quan quản lý đường bộ xem xét, chấp thuận thiết kế và cấp giấy phép thi công.
3. Xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ, đấu nối công trình đường bộ vào công trình đang khai thác.
a) Khi xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ hoặc công trình đường bộ đấu nối vào tuyến đường đang khai thác, chủ đầu tư công trình phải thỏa thuận với cơ quan quản lý đường bộ bằng văn bản trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
b) Trước khi tổ chức thi công xây dựng công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn đường bộ, công trình đấu nối vào đường bộ đang khai thác, chủ đầu tư phải lập biện pháp bảo đảm an toàn giao thông để cơ quan quản lý đường bộ xem xét, cấp giấy phép thi công.
c) Trình tự, thủ tục thỏa thuận, cấp giấy phép thi công xây dựng công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn đường bộ, đấu nối vào đường bộ thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, bộ thủ tục hành chính do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố.
3. Quản lý tải trọng và khổ giới hạn trong khai thác công trình đường bộ.
a) Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm công bố và cập nhật tải trọng và khổ giới hạn của hệ thống đường bộ được giao quản lý, có trách nhiệm cấp giấy phép lưu hành đặc biệt cho xe quá khổ, quá tải trọng đã công bố; giải quyết thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện công bố và cập nhật tải trọng và khổ giới hạn đối với hệ thống đường huyện, đường đô thị, đường xã trên địa bàn; cơ quan quản lý đường bộ cấp huyện cấp giấy phép lưu hành đặc biệt cho xe quá khổ, quá tải cầu đường; giải quyết thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng trên hệ thống đường bộ được giao quản lý.
c) Ủy ban nhân dân cấp xã công bố, cập nhật tải trọng và khổ giới hạn đối với hệ thống đường dân sinh và giải quyết các trường hợp lưu hành quá khổ, quá tải cầu đường trên hệ thống đường bộ được giao quản lý.
4. Sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác.
Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố đối với các tuyến đường đô thị vào mục đích khác nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 10. Kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật
1. Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật đường bộ phải được tổ chức định kỳ hằng tháng, hằng quý, năm, kiểm tra đột xuất sau mỗi đợt lũ, lụt, bão hoặc tác động bất thường khác.
2. Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm theo dõi tình hình khai thác và kiểm tra các hư hại của công trình đường bộ; theo dõi tình hình tai nạn; tổ chức phân làn, phân luồng, tổ chức giao thông; điều chỉnh hệ thống báo hiệu đường bộ; tổ chức trực đảm bảo giao thông, theo dõi tình hình thời tiết, ngập lụt, các sự cố công trình, xử lý và báo cáo theo quy định.
1. Việc tổ chức giao thông được thực hiện theo các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, bao gồm các hoạt động phân làn, phân luồng, phân tuyến, quy định các hành vi cấm và các nội dung khác nhằm khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Các tuyến đường trục chính, đường liên vùng đi qua khu vực đô thị, khu đông dân cư có lưu lượng phương tiện lớn phải được lập phương án tổ chức giao thông để bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, tránh ùn tắc và tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông.
3. Các tuyến đường đi qua khu vực miền núi, các tuyến ĐH, ĐX và dân sinh không cần lập phương án tổ chức giao thông, trừ các trường hợp có các hoạt động gây cản trở, gián đoạn giao thông như xây dựng công trình, sự cố công trình hư hỏng và các tình huống cần thiết khác.
4. Căn cứ vào tình trạng kết cấu hạ tầng, lưu lượng phương tiện và định hướng giao thông, cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm lập phương án tổ chức giao thông, trình người có thẩm quyền phê duyệt, công bố để triển khai thực hiện.
Điều 12. Thẩm định an toàn giao thông
1. Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo có tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III trở lên theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4054-2005 phải thực hiện thẩm định an toàn giao thông ở bước thiết kế bản vẽ thi công và trước khi đưa công trình vào khai thác.
2. Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm theo dõi, đề xuất tổ chức thẩm định an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác khi xuất hiện các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 11/2010/NĐ- CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ.
3. Nội dung, trình tự, thẩm quyền thẩm định an toàn giao thông và các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Phòng chống thiên tai, đảm bảo giao thông trong lĩnh vực đường bộ
Phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ được thực hiện theo các Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trên lĩnh vực đường bộ; Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trên lĩnh vực đường bộ, các quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai và theo các quy định sau:
1. Công bố tình huống khẩn cấp và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai.
a) Tình huống khẩn cấp về thiên tai được quy định tại Điều 1 Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận.
b) Khi xảy ra tình huống khẩn cấp về thiên tai trên hệ thống kết cấu hạ tầng được giao quản lý, Cơ quan quản lý đường bộ đề nghị người có thẩm quyền công bố tình huống khẩn cấp; theo dõi diễn biến thiên tai, kết quả khắc phục để đề nghị người có thẩm quyền công bố kết thúc tình huống khẩn cấp.
2. Xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo giao thông bước 1.
a) Căn cứ vào mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra và dự kiến biện pháp khắc phục, Cơ quan quản lý đường bộ đề nghị người có thẩm quyền quyết định Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để bảo đảm giao thông bước 1 trên hệ thống kết cấu hạ tầng giao được giao quản lý.
b) Cơ quan được giao thực hiện công trình khẩn cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện, lập hồ sơ hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1 theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 58 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ;
Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11/01/2019 và Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Phân công trách nhiệm thẩm định và phê duyệt Hồ sơ hoàn thành công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông bước 1.
a) Công trình thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cấp tỉnh quản lý giao cho Sở Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt.
b) Công trình thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cấp huyện quản lý giao cho cơ quan chuyên môn cấp huyện thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
4. Xác minh thiệt hại do thiên tai.
a) Công trình thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cấp tỉnh quản lý giao cho Cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện kiểm tra, lập Biên bản xác minh thiệt hại tại hiện trường.
b) Công trình thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cấp huyện quản lý giao cho Cơ quan quản lý đường bộ cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, UBND cấp xã lập Biên bản xác minh thiệt hại tại hiện trường.
5. Quản lý và sử dụng phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng.
a) Cơ quan quản lý đường bộ xác định nhu cầu phòng chống thiên tai trên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông được giao quản lý để đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mua sắm phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng và tổ chức mua sắm, quản lý, trông coi, bảo dưỡng.
b) Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan quản lý đường bộ đề xuất người có thẩm quyết điều động vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự phòng thuộc thẩm quyền quản lý để kịp thời ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên các hệ thống đường địa phương.
NGUỒN VỐN QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. Nguồn kinh phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Ngân sách tỉnh bố trí cho quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông do cấp tỉnh quản lý và hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện để quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông do cấp huyện quản lý.
3. Ngân sách cấp huyện bố trí cho quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông do cấp huyện quản lý và hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách cấp xã để quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các tuyến giao thông nông thôn.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyền quyết định cơ chế huy động cộng đồng tham gia bảo trì các tuyến giao thông nông thôn trên địa bàn.
Điều 15. Trình tự lập, phê duyệt kế hoạch, dự toán, phân bổ dự toán
Việc phân bổ ngân sách hằng năm để quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước và các quy định sau:
1. Lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì.
a) Căn cứ vào tình trạng công trình đường bộ, các thông tin liên quan, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình, định mức bảo trì; hằng năm, Cơ quan quản lý đường bộ xác định nhu cầu nguồn vốn để quản lý, bảo trì và công việc, danh mục dự án ưu tiên cho phép chuẩn bị đầu tư của năm sau, trình cấp có thẩm quyền trước ngày 30 tháng 5 hằng năm.
b) Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận công việc, danh mục dự án ưu tiên, cho phép chuẩn bị đầu tư công trình thuộc kế hoạch bảo trì năm sau.
c) Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật sửa chữa công trình, dự toán các công việc cần thiết khác trước ngày 31 tháng 10; trong quá trình lập, thẩm định phê duyệt dự án hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật sửa chữa công trình đường bộ, Cơ quan quản lý đường bộ được điều chỉnh phạm vi (chiều dài, lý trình đoạn đường sửa chữa), giải pháp kỹ thuật, bổ sung các hạng mục an toàn giao thông, nhưng không được vượt kinh phí ghi cho danh mục đã được chấp thuận. Trong trường hợp cần bảo đảm an toàn chịu lực các bộ phận kết cấu công trình cầu, hầm, phà thì được duyệt vượt không quá 20% kinh phí của danh mục sửa chữa kết cấu chịu lực đã chấp thuận.
d) Căn cứ nội dung duyệt tại điểm c khoản này và các công việc quản lý, bảo trì cần thiết bổ sung nhưng nằm ngoài danh mục quy định tại điểm b khoản này, cơ quan quản lý đường bộ tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền kế hoạch bảo trì năm sau trước ngày 10 tháng 11 hằng năm.
đ) Cấp có thẩm quyền giao dự toán thu - chi ngân sách nhà nước cho cơ quan quản lý đường bộ theo các quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
e) Trường hợp cần bổ sung công việc quản lý, bảo trì và vận hành công trình đường bộ ngoài kế hoạch bảo trì đã phê duyệt, cơ quan quản lý đường bộ trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chuẩn bị đầu tư và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo trì để tổ chức thực hiện.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cấp tỉnh quản lý.
2. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý, vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng cán bộ tham gia vào công tác quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi toàn tỉnh.
4. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
5. Theo dõi quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành khai thác và bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm cho quản lý, vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
6. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
7. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối các nguồn vốn, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho quản lý, vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Trong quá trình thẩm định chủ trương đầu tư các công trình giao thông phải đánh giá, xác định sơ bộ chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành theo quy định tại Điều 31 Luật Đầu tư công và khoản 4 Điều 9 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương lập quy hoạch xây dựng tại các khu vực có đông dân cư, khu vực có nhiều công trình xây dựng để quản lý theo chỉ giới quy hoạch; phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các địa phương quản lý xây dựng theo phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ.
Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn huyện.
2. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua dự toán chi ngân sách cấp huyện cho quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
4. Quản lý, sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.
5. Phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi có sự cố hư hỏng, ách tắc xảy ra.
6. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
7. Xử phạt các vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn theo thẩm quyền.
Điều 21. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý đường bộ cấp huyện
Quản lý, vận hành khai thác và bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao; xác định nhu cầu và tham mưu phân bổ ngân sách nhà nước cho quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các tuyến đường trên địa bàn huyện; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý và bảo trì các tuyến đường xã, đường dân sinh.
Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tổ chức quản lý, bảo trì hệ thống đường xã, đường dân sinh trên địa bàn và các loại đường khác theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ hành lang đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn.
3. Phối hợp với các đơn vị trực tiếp quản lý công trình đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ, bảo vệ các cột mốc lộ giới.
4. Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ.
5. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị có sự cố hư hỏng xảy ra.
6. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật.
7. Kiểm tra, xử phạt các vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Điều 23. Trách nhiệm của các chủ đầu tư, các tổ chức liên quan
Khi lập quy hoạch xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình hoặc tổ chức các hoạt động có ảnh hưởng đến hành lang an toàn, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì phải lấy kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý đường bộ.
Điều 24. Khen thưởng và xử phạt
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phát hiện, tố giác và ngăn chặn hành vi xâm phạm, phá hoại công trình đường bộ, hành vi lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ, được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc các hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các Sở, Ban, ngành, địa phương, đơn vị và cá nhân liên quan phản ánh cho Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quy định này cho phù hợp./.
Quyết định 35/2022/QĐ-UBND Quy định nội dung về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Số hiệu: | 35/2022/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký: | Nguyễn Hồng Quang |
Ngày ban hành: | 31/10/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 35/2022/QĐ-UBND Quy định nội dung về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Chưa có Video