ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 304/2003/QĐ.UBNDT |
Sóc Trăng, ngày 30 tháng 12 năm 2003 |
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 21/06/1994;
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông ngày 02/12/1994;
Căn cứ Nghị định số 167/1999/NĐ-CP, ngày 26/11/1999 về việc tổ chức quản lý đường bộ; Nghị định số 171/1999/NĐ-CP, ngày 07/12/1999 về việc Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông và Nghị định 172/1999/NĐ-CP, ngày 07/12/1999 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 91/2001/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành, nghề giao thông vận tải đường thuỷ nội địa và Nghị định số 92/2001/NĐ-CP, ngày 11/12/2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô;
Căn cứ Nghị định số 14/2002/NĐ-CP, ngày 19/2/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường bộ;
Xét yêu cầu tổ chức, quản lý ngành Giao thông Vận tải, tỉnh Sóc Trăng và theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bản Quy định Phân cấp Quản lý ngành Giao thông Vận tải trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sóc Trăng có trách nhiệm phối hợp với Thủ trưởng các Sở, ngành chức năng có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thực hiện bản Quy định kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 90/QĐ.UBT.97, ngày 26/5/1997 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý ngành Giao thông Vận tải trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 4. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban ngành tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, đơn vị lực lượng vũ trang, Chủ tịch UBND các huyện, thị, xã, phường, thị trấn và mọi tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký.
|
TM.UBND TỈNH SÓC TRĂNG |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÀNH
GIAO THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 304 /2003/QĐ.UBNDT, ngày 31/12/2003 của Uỷ ban
Nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
- Đầu tư xây dựng các công trình giao thông và việc khai thác vận tải bao gồm: Sử dụng phương tiện di chuyển trên đường thuỷ nội địa, đường bộ để vận chuyển hàng hoá, hành khách; đóng mới, sửa chữa các phương tiện giao thông vận tải và tổ chức xếp dỡ hàng hoá, vật liệu tại các bến xe, bến cảng, bến thuỷ nội địa đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật;
- Phân cấp quản lý ngành Giao thông Vận tải bao gồm phân cấp về đầu tư xây dựng, quản lý giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, công trình phục vụ giao thông, quản lý luồng tuyến, phương tiện vận tải....
2. Các cấp, các đơn vị có chức năng quản lý giao thông vận tải trong tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, quy trình quy phạm và các văn bản pháp luật của Nhà nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân cấp.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sóc Trăng.
1. Thực hiện pháp luật về giao thông vận tải:
- Tham mưu cho UBND tỉnh soạn thảo văn bản thi hành văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước về giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh;
- Cấp, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, bằng lái ... cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế của địa phương hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật, của Bộ Giao thông Vận tải và hướng dẫn của Cục quản lý chuyên ngành;
- Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật, Pháp lệnh và các văn bản pháp quy khác về chuyên ngành giao thông vận tải theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải và của UBND tỉnh;
- Phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể, UBND các huyện, thị và các cơ quan có liên quan tổ chức giáo dục, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh.
2. Về quản lý giao thông vận tải:
- Tổ chức quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ hệ thống giao thông của tỉnh, Quốc gia do Trung ương uỷ quyền và đảm bảo giao thông các tuyến đường thuỷ nội địa, đường bộ do tỉnh quản lý;
- Thiết lập và thông báo, hệ thống chỉ dẫn mạng lưới giao thông do tỉnh trực tiếp quản lý, áp dụng các quy định của Bộ Giao thông Vận tải về tải trọng và đặc tính kỹ thuật của phương tiện được phép vận hành trên mạng lưới giao thông tỉnh, đảm bảo an toàn giao thông và kết cấu công trình giao thông;
- Định kỳ cấp phép sử dụng, khai thác hoặc đình chỉ khai thác, sử dụng các công trình, các tuyến giao thông của tỉnh trực tiếp quản lý theo Quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo việc phối hợp với các lực lượng vận tải của tỉnh ổn định luồng, tuyến vận tải hành khách, hàng hoá, đáp ứng nhu cầu vận tải trên địa bàn tỉnh và liên tỉnh;
- Phối hợp với các cơ quan và tổ chức có liên quan bảo đảm an toàn cho phương tiện giao thông vận tải, người và tài sản trên phương tiện đó hoạt động trên địa bàn tỉnh;
- Thẩm định và đề xuất trình UBND tỉnh phân loại đường.
3. Về xây dựng giao thông:
- Phối hợp với các ngành các cấp liên quan xây dựng quy hoạch giao thông vận tải, trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh;
- Thực hiện chức năng chủ đầu tư xây dựng các công trình giao thông của địa phương (gồm các công trình thực hiện từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh, vốn Trung ương cấp cho địa phương hoặc các nguồn vốn huy động khác) theo quy định của pháp luật, theo sự phân cấp của Bộ Giao thông Vận tải và của UBND tỉnh;
- Tổ chức chỉ đạo việc xây dựng các công trình giao thông của tỉnh theo đúng quy hoạch, quy trình, cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng. Thẩm định và giám định các công trình trong phạm vi được giao.
4. Quản lý nghiệp vụ - kỹ thuật giao thông vận tải:
- Đăng ký và cấp biển số phương tiện xe máy chuyên dùng theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải hoặc của Cục quản lý chuyên ngành;
- Xét thẩm định các thiết kế cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải hoặc của Cục quản lý chuyên ngành;
- Làm tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện đúng theo qui định của Bộ Giao thông Vận tải về xuất nhập khẩu phương tiện vận tải;
- Tổ chức chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn các tổ, chức cá nhân khai thác các công trình giao thông, quản lý thu, nộp các loại phí, lệ phí ngành giao thông vận tải theo quy định của pháp luật.
5. Quản lý chất lượng công trình giao thông:
Chịu trách nhiệm chất lượng các công trình giao thông thuộc Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn về quản lý, kiểm tra chất lượng đầu tư xây dựng các công trình giao thông do các huyện, thị làm chủ đầu tư.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện, thị (sau đây gọi tắt là huyện):
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đường bộ, đường thuỷ nội địa của địa phương phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương mình và theo sự hướng dẫn của Sở Giao thông Vận tải.
2. Tổ chức chỉ đạo việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông của địa phương, đồng thời phối hợp với cơ quan quản lý cấp trên có hệ thống đường bộ, đường thuỷ nội địa đi qua địa phương để bảo vệ hệ thống đường bộ, đường thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan hữu quan để thống nhất xây dựng kế hoạch phát triển, cải tạo các công trình giao thông.
3. Tuyên truyền, giáo dục và kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về đường bộ, đường thuỷ nội địa trong phạm vi quản lý của địa phương.
4. Chỉ đạo các tổ chức chuyên ngành có chức năng quản lý Nhà nước về giao thông vận tải trong phạm vi của địa phương thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định pháp luật và hướng dẫn của Sở Giao thông Vận tải.
5. Trực tiếp tổ chức quản lý, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình giao thông ở địa phương được phân cấp.
6. Chịu trách nhiệm quản lý chất lượng các công trình giao thông thuộc huyện làm chủ đầu tư.
7. Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức cá nhân trong hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn huyện, thị trong việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn qui trình, qui phạm quản lý phương tiện và an toàn giao thông, thực hiện các thủ tục hành chính như đăng kiểm, đăng ký hành nghề theo qui định của pháp luật và theo phân cấp của UBND tỉnh và Sở Giao thông Vận tải.
8. Tổ chức quản lý hoạt động các bến xe, bến cảng, bến thuỷ nội địa vận chuyển hành khách và xếp dỡ hàng hoá theo các qui định của pháp luật và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Ngoài việc thực hiện các khoản nêu trên, UBND huyện còn phải thi hành Điều 32 Nghị định số 171/1999/NĐ-CP, ngày 07/12/1999 của Chính phủ về việc Qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông; Điều 31 Nghị định số 172/1999/NĐ-CP, ngày 07/12/1999 của Chính phủ về việc Qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ; Điều 6, mục 5 Điều 9; mục 2, Điều 11 Nghị định số 167/1999/NĐ-CP, ngày 26/11/1999 của Chính phủ về tổ chức quản lý đường bộ; mục 2 Điều 42 Nghị định số 15/2003/NĐ-CP, ngày 19/02/2003 của Chính phủ về việc “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Điều hành Giao thông vận tải huyện, thị tuỳ theo tình hình thực tế của từng địa phương, UBND các huyện, thị có phân công, phân cấp theo thẩm quyền.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã):
1. Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông của địa phương theo phân cấp của huyện, thị.
2. Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác của Quốc gia, tỉnh, huyện trên địa bàn và bảo đảm an toàn trong quá trình giao thông vận tải ở địa phương theo quy định của pháp luật.
3. Huy động các nguồn đóng góp (của nhân dân các thành phần kinh tế) để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện việc tổ chức quản lý các loại phương tiện vận tải thuỷ bộ, bến xe, bến thuỷ nội địa bến khách ngang sông theo phân cấp của tỉnh, huyện và các quy định hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải và Cục quản lý chuyên ngành.
Thực hiện Điều 6, mục 3 Điều 11 Nghị định 167/1999/NĐ-CP, ngày 26/11/1999 của Chính phủ về Tổ chức quản lý đường bộ.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Điều 7. Quản lý giao thông đường bộ:
1. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lý:
- Quốc lộ 1A (đoạn nằm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, từ Km 2107+742 đến Km 2169): dài 62,258km;
- Quốc lộ 60 (đoạn nằm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, từ Km 171 đến Km 192): dài 21Km;
- Tuyến tránh Quốc lộ 60 (từ Quốc lộ 60 giáp Quốc lộ 1 tại Sóc Vồ, phường 7, thị xã Sóc Trăng dài 5,57 Km);
2. Sở Giao thông Vận tải, tỉnh Sóc Trăng trực tiếp quản lý:
- Đường tỉnh 01 (từ Quốc lộ 1A, xã An Hiệp, huyện Mỹ Tú đến Đường huyện 01, huyện Kế Sách): dài 14,324Km;
- Đường tỉnh 06 (từ Quốc lộ 60, thị xã Sóc Trăng đến đập Long Phú, huyện Long Phú): dài 18,472Km;
- Đường tỉnh 08 (từ đường Trần Hưng Đạo, thị xã Sóc Trăng đến Cảng Trần Đề, huyện Long Phú): dài 34,545Km;
- Đường tỉnh 11 (từ Tỉnh lộ 08, huyện Mỹ Xuyên đến thị trấn Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu): dài 26,620Km;
- Đường tỉnh 13 (từ Quốc lộ 1A, thị xã Sóc Trăng đến thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, huyện Mỹ Tú): dài 19,095Km;
- Đường tỉnh 14 (từ Quốc lộ 1A, huyện Mỹ Tú đến thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, huyện Mỹ Tú): dài 12,160Km;
- Đường tỉnh 38 (từ thị trấn Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu đến giáp ranh tỉnh Bạc Liêu): dài 19,050Km;
- Đường tỉnh 42 (từ Quốc lộ 1A, huyện Thạnh Trị đến giáp ranh huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ): dài 28,360Km;
- Đường tỉnh 42 cũ (từ Đường tỉnh 13, huyện Mỹ Tú đến Đường tỉnh 42, huyện Thạnh Trị): dài 26,800Km;
3. UBND cấp huyện, thị quản lý mạng lưới giao thông đường huyện và đường đô thị trong phạm vi huyện, thị (trừ các tuyến đã nêu trong khoản 1, 2 điều 7).
4. UBND cấp xã, phường, thị trấn quản lý mạng lưới giao thông theo phân cấp hoặc theo nhiệm vụ được UBND huyện, thị giao.
Điều 8. Quản lý giao thông đường thuỷ nội địa:
1. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lý:
- Rạch Đại Ngãi (ngã ba Sông Hậu đến ngã ba kênh Phú Hữu Bãi Xàu): dài 4,5Km;
- Kênh Phú Hữu - Bãi Xàu (ngã ba rạch Đại Ngãi đến ngã ba rạch Thạnh Lợi): dài 15,5Km;
- Rạch Thạnh Lợi (kênh Phú Hữu Bãi Xàu đến kênh Ba Xuyên Dù Tho): dài 1,5Km;
- Rạch Ba Xuyên - Dù Tho (ngã ba rạch Thạnh Lợi đến ngã ba sông Cổ Cò): dài 20Km;
- Sông Cổ Cò (ngã ba kênh Ba Xuyên Dù Tho đến ngã ba Vàm Lẻo): dài 19Km;
- Tuyến Cái Côn - Quản Lộ Phụng Hiệp: dài 40Km;
- Tuyến sông Hậu: Nhánh 1 (Cái Côn - Định An): dài 60Km.
2. Sở Giao thông Vận tải trực tiếp quản lý:
- Tuyến sông Hậu: Nhánh 2 (Đại Ngãi - Trần Đề): dài 33Km;
- Sông Mỹ Thanh (ngã tư Cổ Cò - Mỹ Thanh): dài 25Km;
- Kênh Vĩnh Châu (ngã ba Cổ Cò - Vĩnh Châu): dài 12,50Km;
- Rạch Nhu Gia (ngã ba Dù Tho - Tam Sóc): dài 39Km;
- Kênh Quản Lộ - Nhu Gia (Tam Sóc - Trà Cú): dài 17Km;
- Rạch Chàng Ré (Phú Lộc - Nhu Gia): dài 19,50Km;
- Kênh Maspéro (Phụng Hiệp - Sóc Trăng): dài 33Km;
- Kênh Ngã Năm - Phú Lộc: dài 26Km;
- Kênh số 1 (Nhơn Mỹ - Phụng Hiệp): dài 22Km;
- Kênh Rạch Vọp (An Lạc Tây - kênh số 1): dài 14Km;
- Kênh Cái Trâm (Ngã ba Cái Côn - sông Hậu): dài 10Km;
- Kênh Cái Côn Bé (Mang Cá - Cái Côn): dài 15Km.
3. UBND các huyện, thị quản lý mạng lưới giao thông đường thuỷ nội địa còn lại trong địa bàn huyện, thị, ngoại trừ các tuyến đường thuỷ nội địa nêu tại khoản 1, 2 Điều này.
4. UBND xã, phường, thị trấn quản lý mạng lưới giao thông đường thuỷ nội địa theo phân cấp hoặc được theo nhiệm vụ được UBND huyện, thị giao.
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
Điều 9. Đầu tư xây dựng cầu, đường, bến xe, bến thuỷ nội địa, bến cảng và các công trình phục vụ giao thông được thực hiện như sau:
- Đối với hệ thống đường tỉnh, nguồn vốn đầu tư được xác định trong dự án được duyệt;
- Đối với hệ thống đường huyện, thị: Phần nền đường và các cầu có chiều dài nhỏ hơn 30m do huyện, thị chủ động bố trí từ các nguồn vốn của huyện, thị để đầu tư. Phần mặt đường và các cầu trên tuyến có chiều dài lớn hơn 30m ngân sách tỉnh xem xét hỗ trợ, phần còn lại huyện, thị bố trí từ các nguồn vốn của huyện để đầu tư;
- Đối với hệ thống đường xã - liên xã, tuỳ theo điều kiện của các huyện, thị để phân cấp đầu tư cụ thể cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và phải đảm bảo đúng theo quy hoạch;
- Đối với các công trình phục vụ giao thông vận tải như: Bến phà, bến xe, bến cảng, bến thuỷ nội địa, bến khách ngang sông (trừ bến cảng, bến xe, bến phà do Trung ương, tỉnh quản lý) các huyện, thị chủ động đầu tư trên cơ sở khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng và khai thác, Nhà nước quản lý và thu phí theo quy định.
QUẢN LÝ, KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Điều 10. Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ nội địa là hoạt động kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và phải được quản lý chặt chẽ để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường thuỷ nội địa.
1. Sở Giao thông Vận tải quản lý:
- Các tuyến đường vận tải hành khách bằng ô tô hợp đồng thuê bao, tuyến cố định nội tỉnh (liên huyện), liên tỉnh, các tuyến theo sự phân cấp của Bộ Giao thông Vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam;
- Các tuyến vận tải hành khách bằng đường thuỷ liên tỉnh, liên huyện trên các tuyến sông nêu tại khoản 2 Điều 8 của Quy định này.
2. UBND cấp huyện, thị quản lý:
- Các tuyến vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng ô tô nội huyện, các tuyến vận tải liên huyện do Sở Giao thông Vận tải uỷ quyền quản lý;
- Các tuyến vận tải hành khách bằng đường thuỷ nội địa huyện trên các tuyến sông do huyện quản lý. Trừ các tuyến đường thuỷ nội địa nêu tại khoản 1, 2 Điều 8 của Quy định này;
- Phân cấp hoặc giao nhiệm vụ cho xã, phường, thị trấn quản lý khai thác tuyến vận tải trên địa bàn.
Điều 12. Các phương tiện tham gia kinh doanh vận tải hàng hoá, hành khách phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính theo qui định của pháp luật.
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẾN XE, BÃI ĐỖ XE, BẾN CẢNG, BẾN THUỶ NỘI ĐỊA, BẾN KHÁCH NGANG SÔNG
Điều 13. Việc tổ chức, hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, bến cảng, bến thuỷ nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Sở Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm:
- Tổ chức quy hoạch hệ thống bến xe của tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện quản lý theo quy hoạch;
- Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn hoạt động của bến xe theo đúng quy định của Nhà nước và theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải.
3. UBND các huyện, thị chịu trách nhiệm: Tổ chức quy hoạch và xét duyệt hồ sơ thiết kế và tổ chức xây dựng đối với các dự án xây dựng bến xe huyện, xã, các trung tâm, cụm kinh tế và công bố việc đưa vào khai thác hoặc ngừng khai thác.
1. Sở Giao thông Vận tải quản lý Nhà nước đối với Bến xe Sóc Trăng A, thị xã Sóc Trăng.
2. UBND các huyện, thị quản lý các bến xe còn lại (ngoại trừ bến xe Sóc Trăng A) trên địa bàn huyện, thị.
1. Sở Giao thông Vận tải quản lý Nhà nước đối với các bến phà sau:
- Bến phà Mỹ Thanh;
- Bến phà Chàng Ré;
Và quản lý các bến phà khác được đầu tư xây dựng sau này (nếu có), trên cơ sở quyết định của UBND tỉnh.
2. UBND các huyện, thị quản lý Nhà nước đối với các bến phà, bến thuỷ nội địa còn lại trên địa bàn huyện, thị (ngoài trừ khoản 1 Điều này).
Điều 17. UBND các huyện, thị quản lý và quyết định cho phép mở bến khách ngang sông trên địa bàn huyện, thị (trừ những bến do Trung ương và tỉnh quản lý).
Điều 18. Sở Giao thông Vận tải quyết định công bố bến cảng thuỷ nội địa và cấp giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa hoặc cụm bến thuỷ nội địa, theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải và Cục quản lý chuyên ngành.
QUẢN LÝ, CẢI TẠO PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
Điều 19. Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm:
1. Cấp đăng ký, biển số phương tiện thuỷ nội địa và phương tiện xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường thuỷ nội địa, đường bộ theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải cho các tổ chức (có trụ sở) hoặc cá nhân (có hộ khẩu thường trú) tại tỉnh Sóc Trăng (trừ các phương tiện thuỷ nội địa, phương tiện xe máy chuyên dùng của lực lượng vũ trang sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng).
2. Chịu trách nhiệm thẩm định các thiết kế cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ theo quy định và phân cấp của Bộ Giao thông Vận tải.
Điều 20. Các Quy định khác có liên quan chưa đề cập đến trong bản Quy định này thì tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch UBND huyện, thị có trách nhiệm lập danh mục các tuyến giao thông thuỷ, bộ trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được phân cấp; đồng thời căn cứ vào Quy định này tiến hành phân cấp quản lý cho cấp xã, phường, thị trấn quản lý giao thông vận tải.
Điều 22. Quy định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế các Quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ.UBT.97, ngày 26/5/1997 của UBND tỉnh Sóc Trăng.
Điều 23. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh, Mặt trận, các đoàn thể, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, đơn vị lực lượng vũ trang, Chủ tịch UBND các huyện, thị, xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện bản Quy định này.
Quyết định 304/2003/QĐ-UBNDT về Quy định phân cấp quản lý ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Số hiệu: | 304/2003/QĐ.UBNDT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sóc Trăng |
Người ký: | Huỳnh Thành Hiệp |
Ngày ban hành: | 30/12/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 304/2003/QĐ-UBNDT về Quy định phân cấp quản lý ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Chưa có Video