Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 30/2004/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2004 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA TÍN HIỆU TRÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 06 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2003 của Chính phủ quy định về  chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của tín hiệu trên phương tiện thủy nội địa”.

Điều 2: Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam tổ chức thực hiện Quyết định này.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công Báo.

Điều 4: Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ khoa học Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Vận Tải, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI




Đào Đình Bình

 

QUY ĐỊNH

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA TÍN HIỆU TRÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2004/QĐ-BGTVT ngày 14/12/2004 của Bộ Giao thông vận tải)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của âm hiệu, đèn hiệu, dấu hiệu và cờ hiệu trên phương tiện thủy nội địa.

2. Phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là phương tiện) khi tham gia giao thông trên đường thủy nội địa phải bố trí tín hiệu theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa và tín hiệu phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo Quy định này.

Điều 2: Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Âm hiệu là tín hiệu âm thanh phát ra từ còi, chuông, kẻng hoặc từ các vật khác của phương tiện theo quy định.

2. Còi hơi là thiết bị chuyên dùng phát âm thanh nhờ hệ thống khí nén.

3. Còi điện là thiết bị chuyên dùng phát âm thanh nhờ sử dụng nguồn điện.

4. Còi ủ là thiết bị chuyên dùng phát âm thanh đặc biệt khác với âm thanh của còi điện và còi hơi.

5. Đèn hiệu là tín hiệu ánh sáng phát ra từ đèn chuyên dùng của phương tiện phát ra ánh sáng theo quy định.

6. Dấu hiệu là những vật thể có hình dáng, kích thước, màu sắc theo quy định.

7. Cờ hiệu là các loại cờ có hình dáng, màu sắc, kích thước theo quy định.

8. Tầm nhìn xa là khoảng cách tối thiểu nhìn thấy ánh sáng đèn vào ban đêm và nhìn thấy dấu hiệu, cờ hiệu bằng mắt thường trong điều kiện thời tiết bình thường vào ban ngày.

9. Tầm nghe xa là khoảng cách tối thiểu nghe rõ âm hiệu trong môi trường yên tĩnh, tốc độ gió dưới 3m/s.

10. Phương tiện có động cơ là phương tiện di chuyển bằng sức đẩy của động cơ lắp trên phương tiện.

11. Phương tiện thô sơ là phương tiện không có động cơ chỉ di chuyển bằng sức người hoặc sức gió, sức nước.

12. Phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt là phương tiện làm nhiệm vụ sau đây: phương tiện chữa cháy, phương tiện cứu nạn, phương tiện hộ đê, phương tiện của quân đội, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp, phương tiện, đoàn phương tiện có công an hộ tống hoặc dẫn đường.

Chương 2:

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA TÍN HIỆU

Điều 3: Sử dụng thiết bị phát âm hiệu trên phương tiện

1. Phương tiện có động cơ dùng còi hơi hoặc còi điện.

2. Phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt dùng còi ủ.

3. Phương tiện thô sơ dùng chuông, kẻng hoặc các vật khác.

Điều 4: Tiêu chuẩn kỹ thuật của âm hiệu

Âm hiệu của còi, chuông, kẻng phải trong, không có tạp âm, vang đều rõ, kết thúc gọn đảm bảo tầm nghe xe trong điều kiện thời tiết bình thường không nhỏ hơn các thông số quy định tại Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Tầm nghe xa của âm hiệu

Số thứ tự

Tên thiết bị phát âm hiệu

Tầm nghe xa (km)

1

Còi hơi

1,5÷2,0

2

Còi điện

0,5÷1,5

3

Chuông, kẻng

0,3÷0,5

Điều 5: Bố trí âm hiệu

1. Còi hơi phải được lắp ở vị trí trên boong thượng tầng có độ cao tối thiểu 2,5 mét và cao hơn các vật khác trên boong thượng trừ cột và ống khói.

2. Thiết bị âm hiệu của các phương tiện có chiều dài đến 20 mét, phải được lắp ở vị trí không thấp hơn nóc lầu lái hoặc đặt trực tiếp lên nóc lầu lái.

3.Chuông hoặc kẻng phải được đặt ở mũi phương tiện, được treo tự do tại chỗ thoáng nhất và không bị va chạm vào kết cấu khác khi phương tiện nghiêng.

Điều 6: Đèn hiệu

1. Đèn hiệu trên phương tiện bao gồm: đèn mạn phải, đèn mạn trái, đèn nửa xanh nửa đỏ, đèn trắng mũi, đèn trắng lái, đèn nhấp nháy, đèn sáng khắp bốn phía, đèn quay nhanh liên tục.

2. Đèn hiệu trên phương tiện có thể là đèn điệu hoặc đèn dầu. Riêng phương tiện chuyên dùng chở hàng nguy hiểm thì đèn hiệu phải là đèn điện.

Điều 7: Tiêu chuẩn kỹ thuật của đèn điện

1. Góc nhìn thấy rõ của đèn theo phương thẳng đứng không nhỏ hơn 10o về hai phía so với mặt thẳng đi qua tâm nguồn sáng.

2. Phía trong của đèn phải có lớp bảo vệ chống ảnh hưởng của môi trường đến màu sắc và độ sáng của đèn.

3. Đèn phải làm việc tốt trong các trạng thái rung động như sau:

- Với tần số từ (5÷8) Hz hoặc tương ứng với dao động 1mm.

- Với tần số từ (8÷30) Hz hoặc tương ứng với gia tốc chuyển động 0,5 mm/s2.

4. Thân đèn phải làm bằng vật liệu không rỉ hoặc được chống rỉ và phải có kết cấu tự dẫn nước ngưng đọng từ trong đèn ra ngoài.

5. Cho phép thay thế thấu kính màu bằng phin lọc nhuộm màu hoặc sơn theo tiêu chuẩn màu của thấu kính.

6. Cho phép dùng chất dẻo tổng hợp làm thấu kính màu và phin lọc nếu có màu sắc, hệ số khúc xạ và tính chịu nhiệt tương đương thủy tinh.

7. Các phin lọc tháo được phải có khung bảo vệ.

8. Phin lọc màu của đèn tín hiệu hành trình và phụ tùng của chúng phải có kết cấu loại trừ khả năng lắp nhầm từ đèn có phin lọc màu đỏ vào đẻn có phin lọc màu xanh hoặc ngược lại.

9. Pha dùng cho đèn phải có dạng hình cầu và được đánh bóng hoặc mạ sáng, đường kính và góc ôm của pha phải phù hợp với thông số hình học của đèn, nguồn sáng phải đặt trùng với tiêu điểm của pha, hệ số phản xạ của pha không nhỏ hơn 50%.

10. Đèn có thấu kính màu nào thì thân đèn sơn màu đó, đèn có thấu kính không màu thì thân đèn sơn màu trắng.

11. Góc chiếu và tầm nhìn xa của đèn phải thỏa mãn các quy định tại Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Màu, góc chiếu và tầm nhìn xa của đèn điện

 

Số thứ tự

Loại đèn tín hiệu

Màu

Tầm nhìn xa theo chiều dài phương tiện (m)

Góc chiếu sáng (độ)

L≥20

L< 20

1

Đèn mạn trái

Đỏ

1.000

800

112o30’

2

Đèn mạn phải

Xanh

1.000

800

225o30’

3

Đèn trắng mũi

Trắng

1.500

1.000

225o

4

Đèn trắng lái

Trắng

1.000

800

135o

5

Đèn nửa xanh nửa đỏ

Xanh, đỏ

1.000

800

360o

6

Đèn sáng khắp 4 phía

Đỏ, vàng, trắng, xanh

1.000

800

360o

7

Đèn nhấp nháy

Đỏ, vàng, trắng

1.000

800

360o

8

Đèn quay nhanh

Xanh, đỏ

1.000

800

360o

12. Đèn phải làm việc ổn định khi điện áp và tần số sai lệch so với quy định tại Bảng 3 dưới đây:

 Bảng 3: Điện áp và tần số sai lệch của đèn điện

Thông số

Độ sai lệch so với giá trị định mức

Thời gian sai lệch nhất thời (s)

Lâu dài (%)

Nhất thời (%)

Điện áp

+6

-10

+18

-30

1,5

Tần số

±5

±10

5

13. Đèn phải làm việc bình thường ở nhiệt độ của môi trường xung quanh từ -10oC đến +40oC.

14. Chất lượng hoạt động của đèn đảm bảo trong điều kiện độ ẩm tương đối 90 ±  5% ứng với nhiệt độ 25 ± 5oC.

15. Bóng đèn phải đặt thẳng đứng tại tiêu điểm của thấu kính và pha đèn phải bảo đảm không có khả năng bóng đèn tự xoáy ra.

16. Bóng và đui đèn phải được cố định chắc chắn trong thân đèn và phải có khả năng loại trừ việc lắp nhầm bóng có chức năng khác.

Điều 8: Tiêu chuẩn kỹ thuật của đèn dầu

1. Đèn phải có kết cấu ngăn nước hắt trực tiếp vào kính che và ngọn lửa. Kết cấu của đèn phải bảo đảm thông gió tốt và thoát nước đọng ở trong đèn.

2. Đèn sáng bình thường khi có mưa, có gió và khi tầu chòng chành với tốc độ gió đến 30 m/s.

3. Đèn phải có kết cấu đóng mở bằng tay thuận lợi (không cần dụng cụ) và thay bóng dễ dàng.

4. Lượng dầu của bầu chứa phải bảo đảm đủ thắp sáng đèn trên 12 giờ liên tục.

5. Cho phép sử dụng dầu có nhiệt độ bốc cháy trong bầu kín không dưới 40oC để thắp đèn.

6. Góc chiếu và tầm nhìn xa của đèn phải thỏa mãn các quy định tại Bảng 4 dưới dây:

Bảng 4: Màu, góc chiếu và tầm nhìn xa của đèn dầu

Số thứ tự

Loại đèn tín hiệu

Màu

Tầm nhìn xa (m)

Góc chiếu sáng (độ)

1

Đèn mạn trái

Đỏ

700

112o30’

2

Đèn mạn phải

Xanh

700

112o30’

3

Đèn trắng mũi

Trắng

800

225o

4

Đèn trắng lái

Trắng

800

135o

5

Đèn nửa xanh nửa đỏ

Xanh, đỏ

700

360o

6

Đèn sáng khắp 4 phía

Đỏ, vàng, trắng, xanh

700

360o

Điều 9: Bố trí đèn hiệu

1, Đèn hiệu phải đặt ở vị trí theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa và khi thắp sáng bảo đảm không có nguồn sáng khác trên phương tiện lẫn với ánh sáng của đèn này.

2. Tại vị trí lắp đặt đèn phải có cơ cấu cố định tháo, lắp dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.

3. Sơ đồ bố trí đèn hiệu trên phương tiện theo Phụ lục số 2 của Quy định này.

Điều 10: Tiêu chuẩn kỹ thuật của dấu hiệu

1. Hình dáng của dấu hiệu bao gồm hình tròn, hình vuông, hình tam giác đều, hình thoi góc vuông hoặc hình chữ nhật ghép theo kiểu múi khế.

2. Dấu hiệu phải bảo đảm độ bền, dễ treo, màu sơn phải rõ ràng.

3. Dấu hiệu phải có hình dáng, kích thước và màu sắc theo quy định tại Bảng 5 dưới đây:

Bảng 5: Hình dáng, kích thước và màu sắc của dấu hiệu

Số thứ tự

Hình dáng

Kích thước (m)

Màu sắc

Ghi chú

1

Hình tròn

D=0,3

Đen hoặc trắng

D: đường kính (m)

2

Hình vuông

l =0,3

Đen

l : Chiều dài cạnh (m)

3

Hình tam giác đều

l =0,3

Đen hoặc trắng

l : Chiều dài cạnh (m)

4

Hình thoi góc vuông

l =0,3

Đen

l : Chiều dài cạnh (m)

5

Hình chữ nhật

b=0,3

l =0,6

Đen

b : Chiều rộng (m)

l: Chiều dài (m)

Điều 11: Tiêu chuẩn kỹ thuật của cờ hiệu

1. Hình dáng cờ hiệu bao gồm hình chữ nhật và hình đuôi nheo.

2. Vật liệu chế tạo cờ hiệu phải là vải bền màu và sợi dai.

3. Kích thước, hình dáng, màu sắc từng loại cờ hiệu tuân theo quy định tại Phụ lục số 1 của Quy định này.

Điều 12: Thời hạn chuyển đổi tín hiệu đối với phương tiện đang hoạt động.

Những phương tiện đang hoạt động mà trang bị tín hiệu không đúng với Quy định này thì phải sửa đổi, bổ sung hoàn thiện sau 90 ngày, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực./.

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 30/2004/QĐ-BGTVT Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của tín hiệu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu: 30/2004/QĐ-BGTVT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
Người ký: Đào Đình Bình
Ngày ban hành: 14/12/2004
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 30/2004/QĐ-BGTVT Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của tín hiệu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…