Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2438/2002/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 2438/2002/QĐ-BGTVT NGÀY 7 THÁNG 8 NĂM 2002 VỀ VÙNG NƯỚC CÁC CẢNG BIỂN THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH THANH HOÁ VÀ KHU VỰCTRÁCH NHIỆM CỦA CẢNG VỤ THANH HOÁ

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Điều 58 Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm l990;
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ ý kiến của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá tại Công văn số 1106/UB-CN ngày 16 tháng 4 năm 2002;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ pháp chế - Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa bao gồm:

- Vùng nước trước cầu cảng Lệ Môn, cảng nhà máy xi măng Nghi Sơn và cảng thương mại Nghi Sơn.

- Vùng nước của tuyến luồng hàng hải, vùng neo đậu chuyển tải, tránh bão thuộc khu vực cảng Lệ Môn, cảng Nhà máy Xi măng Nghi Sơn và cảng Thương mại Nghi Sơn.

Điều 2. Phạm vi vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thanh Hoá được tính theo mực nước thuỷ triều lớn nhất, nằm trong giới hạn như sau:

1. Khu vực cảng Lệ Môn:

a. Về phía biển: là vùng nước được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm có toạ độ sau:

A1. 190 47, 2 N; 105055’,4E

A2. 190 49, 5 N; 105058’,0E

A3. 190 49, 5 N; 106000’,0E

A4. 190 46, 6 N; 106000’,0E

A5. 190 46, 6 N; 105054’,8E

b. Về phía đất liền: là vùng nước được tính từ giới hạn hai điểm A1 - A5 quy định lại Điềm a Khoản 1 của Điều này và nối tiếp vùng nước chạy dọc theo hai bờ sông Cái và sông Mã khi mực nước thuỷ triều lớn nhất đến cách cầu Hoàng Long 200 mét về phía hạ lưu.

2. Khu vực cảng Nhà máy Xi măng Nghi Sơn và cảng Thương mại Nghi Sơn: là vùng nước được tính từ mực nước thuỷ triều lớn nhất chạy dọc theo bờ biển, được giới hạn về phía bắc bởi vĩ tuyến 19022', 2 N và phía Nam bởi vĩ tuyến l90 16', 5N; phía Đông được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm có toạ độ:

- B1: l90 16', 5 N; 1050 53', 2E;

- B2 - Hòn Sô: l90 20', 2 N; 1050 53', 1E;

- B3 - Hòn Bảng: l90 21', 5 N; 1050 52', 2E;

- B4 - Hòn Vàng: l90 22', 2 N; 1050 54', 2E;

Điều 3. Vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải và tránh bão cho tàu lhuyền vào ra các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa được quy định như sau:

1. Vùng đón trả hoa tiêu và kiểm dịch:

a. Đối với cảng Lệ Môn: được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý, với tâm tại vị trí có toạ độ: l9047', 6 N; l05057',8E.

b. Đối với cảng Nhà máy Xi măng Nghi Sơn và cảng Thương mại Nghi Sơn: được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 01 hải lý, với tâm tại vị trí có toạ độ: l9019', 2 N; l05052',2E.

2. Vùng neo đậu chuyển tải và tránh bão:

a. Đối với cảng Lệ Môn: tại các vị trí do Giám đốc Cảng vụ Thanh hóa chỉ định trên cơ sở thực tế về thời tiết, sóng gió, thuỷ triều tại khu vực, đảm bảo an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

b. Đối với cảng Nhà máy Xi măng Nghi Sơn và cảng Thương mại Nghi Sơn: là vùng nước phía Tây Nam Hòn Mê được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối những điểm B2, B3,B4, B5.

Điểm B5 có toạ độ:.

B5 - Hòn Đót: l9020', 8 N; l05055',8E

3. Ngoài vùng nước quy định tại khoản 1 và Khoản 2 của Điều này, các vùng neo đậu khác do Giám đốc cảng vụ 'Ihanh Hóa quy định sau khi có sự chấp thuận của Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam.

Điều 4. Cảng vụ Thanh Hóa có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Quyết định số 639/TTg ngày 12/08/1997 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ Hàng hải và các quy định của pháp luật khác có liên quan đối với các hoạt dộng hàng hải trong vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thanh Hoá.

Điều 5. Ngoài phạm vi vùng nước các cảng biển quy định tại Điều 2, Điều 3 của Quyết định này, Cảng vụ Thanh Hóa còn có trách nhiệm quản lý nhà nước chuyên ngành về trật tự, an toàn hàng hải trong vùng biển thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 935/QĐ-PCVT ngày 17 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về công bố vùng nước cảng Thanh Hóa và khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Thanh Hóa và các quy định trước đây trái với Quyết định này.

Điều 7. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thanh Hoá, Giám đốc Cảng vụ Thanh Hóa, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phạm Thế Minh

(Đã ký)

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 2438/2002/QĐ-BGTVT về vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thanh Hoá và khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Thanh Hoá do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu: 2438/2002/QĐ-BGTVT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
Người ký: Phạm Thế Minh
Ngày ban hành: 07/08/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 2438/2002/QĐ-BGTVT về vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Thanh Hoá và khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Thanh Hoá do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [6]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…