ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2016/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 07 tháng 7 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải; Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02 tháng 11 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT- BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15/10/2014 của liên Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 643/TTr- SGTVT ngày 22 tháng 02 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý, khai thác vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 14/5/2013 và Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND ngày 12/10/2013 của UBND thành phố Đà Nẵng sửa đổi một số điều của Quy định về quản lý, khai thác vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 14/5/2013 của UBND thành phố Đà Nẵng.
Điều 3. Giao Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE
TAXI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2016/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm
2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Quy định này quy định về quản lý, khai thác vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
1. Các tổ chức, cơ quan nhà nước được Ủy ban nhân dân thành phố phân công quản lý vận tải hành khách bằng xe taxi.
2. Các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi (sau đây gọi là đơn vị taxi) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3. Nhân viên lái xe taxi.
4. Hành khách đi xe taxi.
5. Các đơn vị có liên quan đến việc khai thác hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe taxi là loại xe ô tô có sức chứa từ 09 (chín) chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe) được thiết kế để chở người, đáp ứng các điều kiện tại Điều 7 Chương II của Quy định này.
2. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.
3. Đơn vị taxi là các đơn vị được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe taxi theo quy định của pháp luật.
KHAI THÁC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI
Điều 4. Đăng ký khai thác vận tải hành khách bằng xe taxi
1. Các doanh nghiệp, hợp tác xã có nhu cầu tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi nộp hồ sơ đăng ký về Sở Giao thông vận tải để được kiểm tra đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Chính phủ và được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, theo loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
2. Việc phát triển đơn vị taxi được thực hiện theo quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 5. Điều kiện kinh doanh vận tải đối với đơn vị taxi
Đơn vị taxi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (viết tắt là Nghị định số 86/2014/NĐ-CP).
Điều 6. Tiêu chuẩn đối với lái xe taxi
Người lái xe taxi là công dân Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 58, 59 và 60 Luật Giao thông đường bộ; khoản 1, Điều 11 và Điểm a và b, Khoản 3, Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP.
Điều 7. Quy định đối với xe taxi
Xe taxi phải được niêm yết và trang bị theo quy định tại Điều 6, Điều 17 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP; Điều 37 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (viết tắt là Thông tư số 63/2014/TT- BGTVT); khoản 8, Điều 1, Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT- BGTVT; và đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
1. Có Chứng nhận đăng ký xe ô tô do Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Đà Nẵng cấp (Biển số xe 43), trừ những xe taxi mang biển số địa phương khác đã tham gia kinh doanh trước đây. Tuy nhiên, các đơn vị taxi được điều chuyển xe từ các địa phương khác phục vụ các ngày lễ, sự kiện lớn của thành phố nhưng phải thông báo cho Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố về danh sách xe, thời hạn điều chuyển.
2. Có đủ các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật.
3. Có máy bộ đàm hoặc thiết bị điện tử khác đảm bảo liên lạc với Trung tâm điều hành của đơn vị taxi.
4. Phía mặt ngoài xe phải niêm yết số thứ tự xe taxi (theo số thứ tự quản lý của đơn vị taxi); số điện thoại đường dây nóng của đơn vị taxi, Sở Giao thông vận tải và Trung tâm Hỗ trợ du khách Đà Nẵng. Việc niêm yết giá cước được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15/10/2014 của liên Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải.
5. Từ ngày 01/01/2017, các đơn vị có số lượng trên 100 xe taxi phải lắp đặt thiết bị và sử dụng phần mềm hỗ trợ điều xe.
6. Từ ngày 01/07/2016, xe taxi phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe.
Điều 8. Trách nhiệm của đơn vị taxi
Ngoài trách nhiệm của đơn vị taxi được quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40 và Điều 41, Thông tư số 63/2014/TT- BGTVT, đơn vị taxi còn có trách nhiệm sau:
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động vận tải hành khách bằng taxi của đơn vị mình.
2. Có trách nhiệm tuân thủ sự điều tiết của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng taxi; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo luật định.
3. Có tinh thần hợp tác giữa các đơn vị taxi trong quá trình phục vụ hành khách đi lại bằng taxi trên địa bàn.
4. Thực hiện đăng ký lại chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi của đơn vị với Sở Giao thông vận tải nếu nội dung có thay đổi so với lần đăng ký trước đó.
5. Đưa xe taxi ra hoạt động phải đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Quy định này. Bố trí nhân viên lái xe taxi tham gia ca kinh doanh phải đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Quy định này.
6. Đơn vị khi tuyển dụng, tiếp nhận lái xe taxi mới phải căn cứ các tiêu chuẩn tại Điều 6 Quy định này để xét tuyển. Sau khi tuyển dụng phải ký hợp đồng lao động theo đúng quy định của Bộ luật Lao động.
7. Theo dõi quá trình hành nghề đối với nhân viên lái xe taxi của đơn vị. Xử lý các nhân viên lái xe taxi vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi và ra thông báo rộng rãi đến các đơn vị, Hiệp hội taxi Đà Nẵng danh sách các nhân viên lái xe vi phạm bị sa thải để theo dõi.
8. Tổ chức quán triệt, giáo dục cho đội ngũ lái xe thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về vận chuyển khách bằng xe ô tô; về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị của Luật Giao thông đường bộ.
9. Thường xuyên tổ chức đào tạo bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ lái xe đủ tiêu chuẩn, nâng cao trình độ giao tiếp, trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu.
10. Bố trí địa điểm giao ca bảo đảm các yêu cầu về trật tự, an toàn và không gây ùn tắc giao thông; đáp ứng yêu cầu về phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
11. Phát hành hóa đơn tài chính theo quy định; Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe theo luật định.
12. Từ ngày 01/7/2016, phải lắp đặt thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe taxi.
13. Xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 12 năm. Tuy nhiên, đơn vị đầu tư xe ban đầu hoặc được tăng thêm xe phải là xe mới 100% (chưa qua sử dụng); khuyến khích các đơn vị taxi thay thế xe cũ và xe đưa vào thay thế đã qua sử dụng không quá 03 năm.
14. Tiếp nhận, giải quyết phản ánh, góp ý của hành khách và người dân.
15. Xây dựng, rà soát bổ sung nội quy, quy định xử lý kỷ luật, chế độ khen thưởng đối với người lái xe taxi. Đơn vị phải có quy định và quản lý đối với nhân viên lái xe, có biện pháp ngăn ngừa, xử lý đối với các trường hợp vi phạm, nhất là vi phạm chạy quá tốc độ; phóng nhanh vượt ẩu; quay đầu xe gấp; tranh giành, chèo kéo hành khách; dừng đỗ xe sai quy định … gây mất trật tự an toàn giao thông, làm mất mỹ quan đô thị.
16. Phổ biến, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở lái xe taxi thực hiện đúng nội dung nêu trong Quy định này.
17. Thực hiện báo cáo đúng quy định theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên.
18. Chịu sự kiểm tra về việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của cơ quan có thẩm quyền.
19. Được kiến nghị, đề nghị các cơ quan liên quan giải quyết các vướng mắc, tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động.
Điều 9. Quyền lợi, quyền hạn, trách nhiệm của lái xe taxi
Ngoài quyền lợi, quyền hạn, trách nhiệm của lái xe taxi được quy định tại Khoản 1, Điều 11 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP; Điều 42, Thông tư số 63/2014/TT- BGTVT, lái xe taxi còn có quyền lợi, trách nhiệm sau:
1. Được ký kết hợp đồng lao động với đơn vị và hưởng các chế độ theo quy định của đơn vị và của pháp luật.
2. Khi làm nhiệm vụ lái xe phải công khai thẻ tên, mặc đồng phục theo quy định của đơn vị và mang theo các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật.
3. Khi nhận xe để vận chuyển người lái xe phải thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật an toàn của xe, nhiên liệu, dầu nhờn, nước làm mát, dụng cụ, đồ nghề, bình cứu hỏa, đồng hồ tính tiền, đèn báo hiệu, bộ đàm, các trang thiết bị khác theo xe.
4. Phục vụ hành khách với lộ trình ngắn nhất, trừ trường hợp hành khách có yêu cầu khác. Từ ngày 01/7/2016, lái xe phải in hóa đơn tính tiền và trả cho hành khách.
5. Nhắc nhở hành khách kiểm tra lại hành lý trước khi rời xe, kể cả trong trường hợp lái xe không thấy hành khách mang theo hành lý khi lên xe.
6. Có thái độ ứng xử hòa nhã, lịch sự đối với hành khách đi xe; trợ giúp đối với hành khách là người khuyết tật, người già, trẻ em và phụ nữ có thai, có con nhỏ.
7. Không được lựa chọn khách hàng; không từ chối hành khách đi gần; không chạy vòng vo để thu tiền của khách; không tranh giành, chèo kéo hành khách; không uống rượu, bia trong ca kinh doanh;
8. Không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định; không phóng nhanh, vượt ẩu; không quay đầu gấp; không sử dụng điện thoại di động khi điều khiển phương tiện; không được mở bộ đàm khi đang chở khách, trừ khi khách yêu cầu và khi có việc cần thiết liên lạc với Trung tâm điều hành của đơn vị taxi.
9. Không được vận chuyển hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ; có quyền từ chối vận chuyển động vật sống.
10. Cảnh giác đối với những hành khách có biểu hiện nghi vấn cướp của, giết người, sử dụng hung khí và khi phát hiện phải báo ngay với đơn vị mình và cơ quan Công an gần nhất.
11. Nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lệnh hoặc yêu cầu kiểm tra của lực lượng chức năng đang thi hành công vụ; xuất trình các giấy tờ cần thiết khi có yêu cầu thanh tra, kiểm tra.
12. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và thực hiện các quy định có liên quan trong Quy định này.
Điều 10. Quyền lợi, quyền hạn và trách nhiệm của hành khách đi xe taxi
Ngoài quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe taxi được quy định tại Điều 43, Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT, hành khách đi xe taxi còn có quyền lợi, trách nhiệm sau:
1. Được hưởng dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi.
2. Thực hiện đúng các quy định về an toàn giao thông và hướng dẫn của lái xe taxi khi đi xe.
3. Không mang theo những hàng hóa bị cấm vận chuyển, thực phẩm hôi tanh, lây nhiễm, chất dễ cháy nổ.
4. Kiểm tra hành lý trước khi rời xe.
5. Thanh toán tiền cước đi xe với lái xe taxi theo đồng hồ tính tiền và các chi phí khác (nếu có) mà hành khách phải trả bằng tiền mặt hoặc hình thức thanh toán khác (nếu có) theo quy định của đơn vị.
Quản lý, khai thác và điều hành hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng taxi tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, Ga đường sắt, các bến xe, các điểm văn hóa, thể thao, du lịch, các bệnh viện, siêu thị, resort, khách sạn … thực hiện theo quy định này và quy chế phối hợp quản lý; hợp đồng nhượng quyền, sử dụng bến bãi, vị trí đỗ xe taxi để khai thác vận tải hành khách bằng xe taxi giữa đơn vị taxi và đơn vị sở hữu, sử dụng bến bãi theo luật định.
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI
Điều 12. Sở Giao thông vận tải
Sở Giao thông vận tải là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có trách nhiệm, quyền hạn:
1. Quản lý phương tiện, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia hoạt động vận chuyển hành khách bằng taxi trên địa bàn thành phố.
2. Theo dõi, tổng hợp sản lượng và nhu cầu đi lại của hành khách bằng xe taxi; tình hình hoạt động của các đơn vị taxi trên địa bàn thành phố..
3. Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và công bố quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi; điều tiết số lượng đơn vị taxi, xe taxi và tổ chức điểm đỗ xe taxi công cộng phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải và đặc thù của thành phố.
4. Quản lý và cấp phù hiệu cho xe taxi. Kiểm tra tiêu chuẩn xe taxi trước khi cấp phù hiệu và cấp phù hiệu mới phải thu hồi phù hiệu cũ.
5. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của nhà nước về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô nói chung và bằng xe taxi nói riêng.
6. Phối hợp với Hiệp hội Taxi thành phố Đà Nẵng tổ chức tập huấn đội ngũ lái xe taxi; giám sát kỹ thuật, mỹ thuật xe taxi của các đơn vị taxi.
7. Phối hợp với các sở, ngành liên quan quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
8. Tháng 12 hàng năm báo cáo về tình hình hoạt động của đơn vị taxi trên địa bàn về Ủy ban nhân dân thành phố.
9. Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố trong việc tăng, giảm số lượng đơn vị, số lượng xe taxi nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách và theo quy hoạch đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
10. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động vận tải hành khách bằng taxi theo quy định của pháp luật và Quy định này.
Điều 13. Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Cấp đăng ký kinh doanh, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp theo quy định, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Định hướng cho các doanh nghiệp khi đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phù hợp với quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
1. Hướng dẫn các đơn vị taxi kê khai giá cước; đăng ký giá cước theo quy định.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan:
a) Trình Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh bổ sung danh mục đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe taxi (nếu có) trên địa bàn thành phố thuộc diện kê khai giá cước.
b) Kiểm tra tình hình thực hiện việc kê khai giá cước, niêm yết giá cước theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
1. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải xây dựng phương án quản lý và đào tạo đội ngũ lái xe taxi và nhân viên điều hành nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách du lịch.
2. Có trách nhiệm bố trí, sắp xếp phiên thứ phục vụ của các đơn vị taxi tham gia đón khách du lịch bằng đường biển khi cập cảng, khu du lịch, danh lam thắng cảnh một cách hợp lý, thuận tiện, đảm bảo phục vụ du khách chu đáo, không để xảy ra tình trạng mất trật tự, tranh giành, chèo kéo khách.
1. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trong công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.
2. Chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông kiểm tra, cấp đăng ký xe ô tô, biển số xe cho các đơn vị taxi sau khi được Sở Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi.
3. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp lái xe taxi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố, nhất là khu vực nội thành.
4. Chỉ đạo Công an các địa phương xung quanh khu vực Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, các bến xe khách, Ga Đà Nẵng thường xuyên duy trì, đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông tại khu vực.
Điều 17. Cảng Hàng không Sân bay quốc tế Đà Nẵng
1. Chỉ đạo lực lượng an ninh sân bay thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các vi phạm về an ninh trật tự, an toàn giao thông trong khu vực sân bay.
2. Nghiên cứu, tìm hiểu công tác bảo đảm an ninh trật tự tại các sân bay khác trong nước, chủ động báo cáo, đề xuất tăng cường lực lượng chức năng để duy trì an ninh, trật tự trong khu vực Sân bay quốc tế Đà Nẵng.
3. Tổ chức các cuộc họp thường kỳ về công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong sân bay phải có sự tham gia của đại diện Công an thành phố và Sở Giao thông vận tải.
4. Chủ trì phối hợp với các đơn vị khai thác taxi tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng xây dựng Quy chế quản lý hoạt động khai thác dịch vụ taxi tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng; sắp xếp vị trí dừng, đỗ xe taxi chờ đón khách, lắp đặt bảng chỉ dẫn cho hành khách về vị trí dừng, đỗ xe taxi đón khách trong khu vực sân bay.
1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình, các sở, ban, ngành thành phố; các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Giao Sở Giao thông vận tải triển khai đến các cơ quan, đơn vị có liên quan biết. Yêu cầu từng đơn vị taxi có văn bản cam kết thực hiện đúng Quy định này.
3. Giám đốc các đơn vị taxi trên địa bàn thành phố có trách nhiệm triển khai Quy định này đến cán bộ, nhân viên của đơn vị được biết và thực hiện. Căn cứ Quy định này, đơn vị taxi xây dựng hoặc rà soát sửa đổi bổ sung quy chế, nội quy hoạt động trong đơn vị để thực hiện. Giám đốc các đơn vị taxi chịu trách nhiệm về thực hiện Quy định này.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan có thay đổi thì thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật đó.
1. Giao Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình thực hiện Quy định này, kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết các vướng mắc (nếu có).
2. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc thực tiễn có phát sinh vấn đề mới, các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ảnh kịp thời về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương./.
Quyết định 23/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý, khai thác vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu: | 23/2016/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký: | Huỳnh Đức Thơ |
Ngày ban hành: | 07/07/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 23/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý, khai thác vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Chưa có Video