Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2288/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH LIÊN TỈNH ĐƯỜNG BỘ TOÀN QUỐC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Căn cứ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 7 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

Căn cứ Quyết định 4899/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Quy hoạch định hướng phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Quy hoạch chi tiết) với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

- Quy hoạch chi tiết mạng lưới tuyến phù hợp với Chiến lược Phát triển giao thông vận tải, Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải, Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam và các Chiến lược, Quy hoạch khác có liên quan.

- Quy hoạch chi tiết mạng lưới tuyến đáp ứng nhu cầu và tạo thuận lợi cho sự đi lại của nhân dân trên cơ sở đảm bảo hiệu quả khai thác của toàn mạng lưới tuyến đường bộ; tăng cường kết nối các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh với các phương thức vận tải khác.

2. Mục tiêu

- Phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ thống nhất và hợp lý trên phạm vi cả nước, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân giữa các vùng miền, địa phương và đảm bảo an toàn, thuận lợi, chi phí hợp lý.

- Tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước, tạo sự công khai, minh bạch, bình đẳng cho đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị đầu tư, khai thác bến xe ô tô khách.

3. Nội dung quy hoạch chi tiết đến năm 2020

a) Tiêu chí quy hoạch chi tiết: Phải đáp ứng các tiêu chí trong quy hoạch định hướng tại Quyết định số 4899/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về phê duyệt Quy hoạch định hướng phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Quyết định số 4899/QĐ-BGTVT) và đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phù hợp với Quy hoạch bến xe ô tô khách của các tỉnh, thành phố.

- Được sự thống nhất của Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến.

- Đảm bảo lượng phương tiện hoạt động tại các tuyến quy hoạch bố trí vào các bến xe không vượt quá công suất phục vụ của các bến xe ô tô khách trong đó có xác định dự phòng từ 10 - 20% công suất để phục vụ ngày cao điểm.

- Đối với các tuyến đi và đến địa bàn Hà Nội: Bố trí luồng tuyến đến/đi từ các tỉnh/thành phố vào các bến xe Hà Nội theo nhu cầu và theo hướng tuyến cũng như tính kết nối với mạng lưới giao thông: Các tuyến theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 1B đi vào bến xe Gia Lâm; các tuyến đi theo hướng đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 6 đi vào bến xe Yên Nghĩa; các tuyến đi theo hướng Quốc lộ 32, Cầu Thăng Long đi vào bến xe Mỹ Đình; các tuyến phía Nam đi theo hướng Quốc lộ 1, đường Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đi vào bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát. Đối với các bến xe: Giáp Bát, Mỹ Đình, Lương Yên giữ ổn định tần suất phương tiện hoạt động đến năm 2020, chỉ tăng cường vào các dịp lễ, tết.

b) Quy hoạch chi tiết các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020 bao gồm 4635 tuyến, trong đó:

- Tổng hợp danh mục tuyến quy hoạch đến năm 2020 theo Phụ lục số 1 của Quyết định này.

- Danh sách chi tiết tuyến Quy hoạch đến năm 2020 theo Phụ lục số 2A và Phụ lục 2B của Quyết định này.

4. Định hướng quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030

a) Phát triển các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh theo đúng định hướng tại Quyết định số 4899/QĐ-BGTVT.

b) Tiếp tục triển khai hiệu quả các tuyến theo danh mục đã Quy hoạch chi tiết đến năm 2020 tại Quyết định này.

c) Ưu tiên khai thác hiệu quả các bến xe xã hội hóa đã đầu tư xây dựng chưa đủ công suất.

d) Tổ chức các tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt liên tỉnh đối với các tuyến có thời gian giãn cách giữa các chuyến xe ngắn.

đ) Căn cứ vào yêu cầu thực tế để bổ sung, điều chỉnh tiêu chí xây dựng Quy hoạch chi tiết, danh mục tuyến, tần suất hoạt động trên mỗi tuyến phù hợp đảm bảo tổng lưu lượng vận chuyển hành khách tuyến cố định liên tỉnh toàn, quốc đến năm 2030 đạt khoảng 48.000 chuyến/ngày.

5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh:

- Tăng cường sự phối hợp giữa các Sở Giao thông vận tải trong công tác quản lý hoạt động tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh; Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến phối hợp cập nhật, bổ sung đầy đủ các thông tin về tuyến, hành trình, tần suất khai thác trên tuyến để tổ chức hoạt động các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh trong Quy hoạch chi tiết.

- Xây dựng, ban hành mã số bến xe (kể cả các bến xe quy hoạch), mã số tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh để thống nhất quản lý trên phạm vi toàn quốc.

- Triển khai quản lý mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh bằng bản đồ số.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh; tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua thiết bị giám sát hành trình.

- Nghiên cứu triển khai đấu thầu khai thác các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có lưu lượng vận tải lớn, có nhiều doanh nghiệp vận tải cùng tham gia khai thác trên tuyến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng tính công khai minh bạch. Đối với các tuyến có tần suất khai thác lớn, giãn cách chạy xe bình quân 10-15 phút /chuyến, có cự ly dưới 100 km, khuyến khích chuyển dần sang vận tải hành khách bằng xe buýt liên tỉnh theo lộ trình.

b) Tăng cường, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh:

- Thực hiện đổi mới việc lựa chọn đơn vị tham gia khai thác vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh căn cứ vào chất lượng, quy mô đơn vị vận tải và lưu lượng vận tải trên tuyến.

- Các đơn vị tham gia vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh phải công khai các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ và thiết lập hệ thống thông tin phản hồi giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

- Tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện quy hoạch.

c) Giải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh:

- Nâng cao chất lượng quy hoạch bến xe khách; đảm bảo quy hoạch bến xe ổn định để doanh nghiệp yên tâm đầu tư bến xe.

- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh như các bến xe, điểm đón, trả khách, trạm dừng nghỉ.

- Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội hóa cũng như nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để phát triển kết cấu hạ tầng và tổ chức thực hiện hiệu quả quy hoạch.

d) Giải pháp về thông tin, truyền thông:

- Công bố, niêm yết công khai danh mục tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh quy hoạch trên Trang thông tin điện tử của Sở Giáo thông vận tải để các đơn vị kinh doanh vận tải biết và thực hiện.

- Công bố, niêm yết công khai danh sách các tuyến đang khai thác; tổng số chuyến xe tối đa được phép hoạt động trên từng tuyến và tổng số chuyến xe đã đăng ký hoạt động, danh sách các đơn vị vận tải hoạt động trên tuyến.

đ) Các tuyến đang hoạt động nhưng chưa có trong quy hoạch:

Doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác trên tuyến chưa nằm trong quy hoạch mạng lưới tuyến được cơ quan có thẩm quyền công bố có quyền tiếp tục khai thác theo phương án đã đăng ký trong thời gian không quá 24 tháng, kể từ ngày Quy hoạch chi tiết có hiệu lực, trừ trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh quy hoạch vị trí hoặc công năng của bến xe (không còn bến xe hoặc bến xe không còn phục vụ vận tải hành khách liên tỉnh).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT

a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam

- Chủ trì, phối hợp với Vụ Vận tải và các Sở Giao thông vận tải tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ.

- Chủ động nghiên cứu, đề xuất bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách để đảm bảo triển khai hiệu quả Quy hoạch chi tiết.

- Phối hợp với Vụ Vận tải hướng dẫn thực hiện Quy hoạch chi tiết đúng các quy định hiện hành và định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch chi tiết.

- Định kỳ trước ngày 10 tháng 01 và ngày 10 tháng 7 hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch chi tiết theo đề xuất từ các địa phương.

b) Vụ Vận tải

- Thường trực, đôn đốc, tổng hợp tình hình để tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch chi tiết.

- Phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Sở Giao thông vận tải cập nhật, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch chi tiết, chủ trì tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ quyết định theo quy định.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện Quy hoạch chi tiết này.

b) Thống nhất với Bộ Giao thông vận tải để công bố hoặc điều chỉnh quy hoạch bến xe m căn cứ điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch chi tiết.

c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, xã tăng cường quản lý bến xe, tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình quản lý khai thác bến xe.

3. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Quy hoạch chi tiết; công bố, niêm yết Quy hoạch chi tiết trên Trang thông tin điện tử của Sở để các đơn vị kinh doanh vận tải biết và thực hiện; hướng dẫn và triển khai thực hiện Quy hoạch chi tiết đến các đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị kinh doanh bến xe.

b) Định kỳ 6 tháng, Sở Giao thông vận tải tổng hợp tình hình thực hiện Quy hoạch chi tiết báo cáo Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Vận tải) và Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

c) Căn cứ số liệu thống kê hiện trạng, đăng ký của đơn vị kinh doanh vận tải đề xuất của đơn vị quản lý bến xe, phối hợp với các địa phương khác để tổng hợp nhu cầu vận tải của từng tuyến liên quan đến địa bàn địa phương mình làm cơ sở để tổ chức hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh theo đúng Quy hoạch chi tiết.

d) Định kỳ trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến thống nhất và công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Sở tổng số chuyến xe tối đa được khai thác trên tuyến trong 12 tháng tiếp theo, giãn cách chạy xe tối thiểu giữa các chuyến xe và biểu đồ chạy xe đang khai thác của từng tuyến do Sở Giao thông vận tải quản lý; việc công bố phải phù hợp với Quy hoạch chi tiết này.

đ) Từ nay đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, căn cứ tình hình và nhu cầu đi lại thực tế tại địa phương, Sở Giao thông vận tải nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh bổ sung Quy hoạch chi tiết liên quan đến địa phương mình. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết được thực hiện định kỳ 06 tháng 01 lần (hoặc khi có sự thay đổi về tổ chức giao thông của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). Văn bản đề nghị gửi về Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Vận tải) và Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước ngày 30 tháng 6 và 31 tháng 12 hàng năm.

4. Các đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị kinh doanh bến xe khách

a) Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô: Căn cứ danh mục tuyến Quy hoạch chi tiết, đăng ký với Sở Giao thông vận tải khai thác tuyến trong danh mục phù hợp với năng lực của đơn vị theo các quy định hiện hành.

b) Đơn vị kinh doanh bến xe khách: Công khai, cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình khai thác trên các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh (tần suất, biểu đồ chạy xe, doanh nghiệp đang khai thác trên tuyến).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2015.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, Cục trưởng các Cục, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Các Thứ trưởng;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Lưu VT, V.Tải (Trung 5b).

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC TUYẾN QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2288/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

Tỉnh, thành phố

Số tuyến hiện đang khai thác đưa vào quy hoạch

Số tuyến quy hoạch bổ sung mới

Tổng số tuyến quy hoạch đến năm 2020

1

An Giang

139

57

196

2

Bà Rịa - Vũng Tàu

191

41

232

3

Bắc Giang

133

14

147

4

Bắc Kạn

32

11

43

5

Bạc Liêu

36

18

54

6

Bắc Ninh

51

1

52

7

Bến Tre

78

46

124

8

Bình Định

122

7

129

9

Bình Dương

248

45

293

10

Bình Phước

170

21

191

11

Bình Thuận

75

2

77

12

Cà Mau

92

7

99

13

Cần Thơ

98

15

113

14

Cao Bằng

47

2

49

15

Đà Nẵng

108

149

257

16

Đắk Lắk

269

17

286

17

Đắk Nông

135

27

162

18

Điện Biên

42

10

52

19

Đồng Nai

200

6

206

20

Đồng Tháp

92

15

107

21

Gia Lai

141

67

208

22

Hà Giang

42

5

47

23

Hà Nam

69

4

73

24

Hà Nội

668

45

732

25

Hà Tĩnh

105

73

179

26

Hải Dương

151

46

203

27

Hải Phòng

179

30

209

28

Hậu Giang

59

12

71

29

Hòa Bình

122

4

126

30

Hưng Yên

85

14

101

31

Khánh Hòa

86

21

107

32

Kiên Giang

117

31

148

33

Kon Tum

68

27

95

34

Lai Châu

42

12

54

35

Lâm Đồng

158

52

210

36

Lạng Sơn

137

8

145

37

Lào Cai

106

5

111

38

Long An

34

14

48

39

Nam Định

273

12

286

40

Nghệ An

176

72

252

41

Ninh Bình

141

5

148

42

Ninh Thuận

31

9

40

43

Phú Thọ

133

26

159

44

Phú Yên

33

8

41

45

Quảng Bình

52

53

105

46

Quảng Nam

58

5

63

47

Quảng Ngãi

82

42

126

48

Quảng Ninh

257

23

280

49

Quảng Trị

33

5

38

50

Sóc Trăng

77

41

118

51

Sơn La

82

5

87

52

Tây Ninh

71

18

89

53

Thái Bình

257

2

259

54

Thái Nguyên

208

47

255

55

Thanh Hóa

224

15

240

56

Thừa Thiên Huế

60

11

71

57

Tiền Giang

61

11

72

58

TP/Hồ Chí Minh

440

38

478

59

Trà Vinh

73

12

85

60

Tuyên Quang

85

3

88

61

Vĩnh Long

39

1

40

62

Vĩnh Phúc

62

3

65

63

Yên Bái

85

2

87

 

Cả nước

3910

725

4635

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 2288/QĐ-BGTVT năm 2015 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu: 2288/QĐ-BGTVT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 26/06/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 2288/QĐ-BGTVT năm 2015 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [9]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…