ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2023/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 42/2015/TTLT-BGTVT-BNV ngày 14/8/2015 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Thông tư số 42/2016/TT-BGTVT ngày 19/12/2016 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy chuẩn quốc gia về vận hành, bảo trì đường sắt đô thị;
Căn cứ Thông tư số 24/2018/TT-BGTVT ngày 07/5/2018 của Bộ Giao thông vận tải về Quy định xây dựng biểu đồ chạy tàu và điều hành giao thông vận tải đường sắt;
Căn cứ Thông tư số 27/2018/TT-BGTVT ngày 14/5/2018 của Bộ Giao thông vận vận tải về quy định xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng;
Căn cứ Thông tư số 15/2021/TT-BGTVT ngày 30/7/2021 của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố về ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 758/TTr-SGTVT ngày 20/7/2023 về việc ban hành Quy định công tác nghiệm thu sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định công tác nghiệm thu sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 9 năm 2023.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Tài Chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội; Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội; Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CÔNG
TÁC NGHIỆM THU SẢN PHẨM DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ
THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 22/2023/QĐ-UBND ngày 19/9/2023 của Ủy ban nhân dân
Thành phố Hà Nội)
Quy định này quy định một số nội dung về công tác nghiệm thu sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác nghiệm thu sản phẩm vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Biểu đồ chạy tàu là biểu đồ trong đó quy định giờ đi, giờ đến và hành trình của tất cả các đoàn tàu trong một ngày.
2. Lệnh vận chuyển là chứng từ để ghi chép hành trình, lịch trình chạy tàu theo từng chuyến tàu.
3. Lượt tàu vận hành giao lộ nhỏ là lượt tàu khi có sự cố ảnh hưởng đến vận hành xảy ra trên tuyến; Hướng dẫn xử lý sự cố chỉ huy chạy tàu trên giao lộ nhỏ để chở khách.
4. Dằn đường là tác nghiệp của đoàn tàu thực hiện chạy rỗng (không chở khách) để kiểm tra tình trạng của toàn bộ đường ray toàn tuyến đảm bảo điều kiện an toàn trước khi đưa vào vận hành.
5. Tác nghiệp kỹ thuật là tác nghiệp của tàu để chuyển tuyến (đảo chiều tàu chạy) tại ga cuối.
1. Quyết định đặt hàng; Quyết định đặt hàng điều chỉnh (nếu có).
2. Quyết định phê duyệt dự toán của Sở Giao thông vận tải (nếu có).
3. Hợp đồng đặt hàng; phụ lục Hợp đồng (nếu có).
4. Kết quả kiểm tra, giám sát dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị trong tháng.
5. Các văn bản, quyết định chỉ tiêu khai thác và quyết định điều chỉnh chỉ tiêu khai thác (số đoàn tàu, tần suất, lượt chạy tàu,...) trong quá trình hoạt động (nếu có).
Điều 5. Nội dung, hồ sơ, thời gian nghiệm thu
1. Nội dung nghiệm thu bao gồm một số nội dung chủ yếu sau
a) Tổng lượt tàu chở khách; Lượt tàu vận hành giao lộ nhỏ (nếu có).
b) Tổng Km hành trình thực hiện (bao gồm: Km huy động; Km hoạt động trên tuyến (Km chở khách, Km không chở khách, Km dằn đường, Km tác nghiệp kỹ thuật)).
c) Tổng sản lượng hành khách vận chuyển (khách miễn phí, khách vé lượt, khách vé ngày, khách vé tháng).
d) Tổng số vé đã phát hành theo từng loại, bao gồm: Vé miễn phí; Vé lượt; Vé ngày; Vé tháng (phổ thông, ưu tiên, tập thể).
đ) Tổng doanh thu thực hiện (doanh thu vé lượt, doanh thu vé ngày, doanh thu vé tháng (vé tháng phổ thông, vé tháng tập thể, vé tháng ưu tiên)).
e) Về chất lượng dịch vụ: Đoàn tàu đưa vào hoạt động (đảm bảo theo quy định và hợp đồng đã ký kết); Thái độ phục vụ của lái tàu, nhân viên an toàn tại nhà ga và trên tàu, nhân viên bán vé tại quầy, công tác hướng dẫn hành khách tại các nhà ga (theo phản ánh của hành khách đi trên tuyến và qua công tác kiểm tra giám sát); Mức độ an toàn, an ninh trên tàu (tàu chạy an toàn, vận hành đúng thời gian); An ninh trật tự tại nhà ga và trên tàu; Vi phạm hợp đồng (biên bản vi phạm hợp đồng); Hành trình chạy tàu (vận hành theo biểu đồ chạy tàu),...
2. Hồ sơ nghiệm thu:
a) Lệnh vận chuyển; Lệnh điều động (nếu có).
b) Văn bản đề nghị nghiệm thu sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị của Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội.
c) Bảng tổng hợp nghiệm thu nội bộ của đơn vị đường sắt đô thị.
d) Biên bản xác nhận các phát sinh trong trong tháng (nếu có) đã ký giữa Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội và Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (biên bản xác minh sự cố ảnh hưởng đến quá trình vận hành; biên bản xác nhận số lượt tàu chạy giao lộ nhỏ, lượt tàu không thực hiện hết lộ trình).
đ) Các quyết định, văn bản điều chỉnh chỉ tiêu trong tháng (nếu có).
e) Biên bản xác nhận kết quả lượt tàu thực hiện qua hệ thống điều hành (ATS) hoặc hệ thống giám sát hành trình (GPS) giữa Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội và Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội.
g) Báo cáo công tác điều hành hàng tháng của Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (bao gồm: báo cáo lượt tàu không thực hiện, lượt tàu vận hành giao lộ nhỏ, số lần thay tàu do lỗi kỹ thuật).
h) Bảng tổng hợp phản ánh của hành khách về thái độ phục vụ của lái tàu, nhân viên an toàn tại nhà ga và trên tàu, nhân viên bán vé tại quầy hàng tháng (bao gồm: qua đơn thư, qua đường dây nóng, qua báo chí,...), tài liệu trích xuất từ camera giám sát trên tàu, văn bản giải trình của Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (nếu có).
i) Bảng thống kê số vụ việc liên quan đến an toàn, an ninh trật tự trong quá trình vận hành tuyến (nếu có).
k) Văn bản đề nghị nộp tiền vi phạm hàng tháng của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội (nếu có).
l) Báo cáo xử lý vi phạm hợp đồng của Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội do Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội lập (nếu có).
m) Chứng từ nộp tiền xử lý vi phạm hợp đồng trong tháng của Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (nếu có).
n) Biên bản quyết toán vé và các tài liệu liên quan để xác định doanh thu;
o) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
3. Nghiệm thu các trường hợp phát sinh
a) Đối với trường hợp bỏ lượt do các sự cố về đoàn tàu; thông tin - tín hiệu; hệ thống cấp điện và các nguyên nhân khách quan khác yêu cầu phải có biên bản xác nhận sự cố kèm theo lệnh vận chuyển.
b) Đối với trường hợp tàu không chạy hết lộ trình hoặc phải vận hành theo các giao lộ nhỏ do các nguyên nhân khách quan, yêu cầu phải có biên bản xác nhận số lượt tàu vận hành giao lộ nhỏ (lượt tàu chạy giao lộ nhỏ và km thực hiện).
c) Đối với trường hợp điều động tàu tăng cường nhằm giải tỏa hành khách trong các ngày Lễ, Tết hoặc sự kiện trong năm, yêu cầu phải có kế hoạch huy động tàu tăng cường giải tỏa hành khách do Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội xây dựng trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Sở Giao thông vận tải. Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội thực hiện báo cáo kết quả huy động xe tăng cường, có biên bản xác nhận các lượt tàu tăng cường (trong đó nêu rõ mã hiệu tàu, số lượt tàu tăng cường và lý do tăng cường), và các căn cứ pháp lý liên quan.
4. Thời gian nghiệm thu
a) Đối với nghiệm thu tháng: trước ngày 10 hàng tháng, nghiệm thu sản phẩm thực hiện của tháng trước đó.
b) Đối với nghiệm thu quý: trước ngày 15 của tháng đầu quý, nghiệm thu sản phẩm thực hiện của quý trước đó.
c) Đối với nghiệm thu năm: trước ngày 20 của tháng 01 năm sau, nghiệm thu sản phẩm thực hiện của năm trước đó.
1. Hồ sơ nghiệm thu được lập chi tiết theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy định này theo tháng và tổng hợp thành quý phục vụ việc nghiệm thu quý, năm và lập hồ sơ quyết toán năm.
2. Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội có trách nhiệm gửi danh sách và mẫu chữ ký của các bộ phận liên quan đến lệnh vận chuyển (trừ lái tàu và nhân viên an toàn trên tàu), bao gồm: trực ban, bộ phận điều phối lái tàu, thủ trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền) về Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội để phục vụ công tác đối chiếu chứng từ. Trường hợp có thay đổi về nhân sự như đã đề cập ở trên, đơn vị phải có văn bản thông báo gửi về Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội trước kỳ nghiệm thu 02 ngày. Yêu cầu chữ ký của các nhân viên phải đồng nhất trong các chứng từ liên quan.
3. Lệnh vận chuyển phải phản ánh đầy đủ các nội dung thực tế vận hành và phát sinh trong ngày theo từng lượt trong mỗi ca hoạt động với yêu cầu cụ thể:
a) Về hình thức: Không rách nát, tẩy xoá, ghi chép đầy đủ, rõ ràng theo nội dung quy định ở từng vị trí trên lệnh (trong trường hợp cần phải sửa chữa những sai lệch trong quá trình thực hiện thì việc sửa chữa phải có chữ ký xác nhận của lãnh đạo phụ trách công tác nghiệm thu tại đơn vị).
b) Về nội dung: các nội dung ghi chép trên tờ lệnh đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, chính xác.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải Hà Nội
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác nghiệm thu sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, có trách nhiệm sau:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội và Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội chấp hành đúng quy định công tác nghiệm thu sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội; quản lý và sử dụng kinh phí trợ giá đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện thanh quyết toán theo quy định của Nhà nước.
b) Thẩm tra, phê duyệt dự toán, quyết toán trợ giá hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị theo quy định.
c) Phê duyệt phương án đặt hàng, điều chỉnh đặt hàng đối với phương thức đặt hàng cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố.
a) Thương thảo, ký hợp đồng đặt hàng và thực hiện các nội dung khác liên quan đến hợp đồng đã ký với Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội.
b) Kiểm tra, giám sát và xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đối với Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội.
c) Tổ chức nghiệm thu sản phẩm, khối lượng, chất lượng và giá trị hợp đồng đã ký với Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội.
d) Thực hiện việc tạm ứng, thanh quyết toán với Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội đảm bảo kịp thời, theo đúng quy định.
đ) Lập kế hoạch nghiệm thu hàng tháng và thông báo tới Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội.
e) Hướng dẫn Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội lập các mẫu lệnh vận chuyển, lệnh điều động, báo cáo nghiệm thu nội bộ, biên bản kiểm tra xác nhận số liệu thực hiện, biểu quyết toán sản lượng và doanh thu, bảng tính toán chi tiết khối lượng thực hiện, và các biểu mẫu khác.
Điều 9. Trách nhiệm của Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội
a) Tổ chức thực hiện việc cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị theo đúng hợp đồng, các chỉ tiêu đặt hàng đã được phê duyệt.
b) Phối hợp với Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định này.
c) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn, hợp pháp của các hồ sơ chứng từ, tài liệu cung cấp phục vụ cho công tác nghiệm thu, tạm ứng, thanh quyết toán sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội và Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội phản ánh kịp thời về Sở Giao thông vận tải để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
Quyết định 22/2023/QĐ-UBND về Quy định công tác nghiệm thu sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Số hiệu: | 22/2023/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Trần Sỹ Thanh |
Ngày ban hành: | 19/09/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 22/2023/QĐ-UBND về Quy định công tác nghiệm thu sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Chưa có Video