ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2005/QĐ-UBND |
Bạc Liêu, ngày 27 tháng 09 năm 2005 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Xét Tờ trình số 80/TTr-GTVT của Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải tỉnh Bạc Liêu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu”.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Ban An toàn giao thông tỉnh; các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã và tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 21/2005/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2005)
Nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân với công tác lập lại trật tự an toàn giao thông, kiềm chế gia tăng và giảm dần tai nạn giao thông; để quản lý và bảo vệ tốt công trình giao thông đường thủy nội địa, tạo sự thống nhất trong quản lý, tránh sự chồng chéo, lãng phí trong việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng của Nhà nước và nhân dân.
Điều 2. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh:
1. Đối tượng áp dụng: gồm các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; không áp dụng đối với các loại phương tiện hoạt động cho mục đích an ninh, quốc phòng.
2. Phạm vi điều chỉnh: Quy định về hoạt động giao thông đường thủy nội địa, các điều kiện đảm bảo an toàn, bảo vệ kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
1. Hoạt động giao thông đường thủy nội địa phải bảo đảm an toàn, thông suốt.
2. Phương tiện tham gia giao thông trên đường thủy nội địa đều phải được đăng ký, đăng kiểm và quản lý theo phân cấp.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đều phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật.
4. Mọi vi phạm khi tham gia giao thông và vi phạm công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
5. Nhà nước thống nhất quản lý và bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa, không phân biệt công trình được xây dựng bằng nguồn vốn nào. Các ngành, các cấp, tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa.
QUY ĐỊNH VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA.
Điều 4. Đăng ký, kiểm định và quản lý phương tiện:
1. Các loại phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn trở lên hoặc có sức chở trên 12 người; phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực trở lên; tàu có sức chở từ 5 người trở lên khi hoạt động trên đường thủy nội địa đều phải được đăng ký, kiểm định theo quy định của cơ quan chuyên môn.
2. Các loại phương tiện còn lại ngoài các loại phương tiện đã qui định tại khoản 1 Điều này khi hoạt động trên đường thủy nội địa đều phải được đăng ký, quản lý.
Điều 5. Điều kiện hoạt động của phương tiện không thuộc diện đăng kiểm:
1. Phải có chứng nhận đăng ký do cơ quan có thẩm quyền cấp, có bảo hiểm trách nhiệm dân sự (đối với loại qui định phải có bảo hiểm). Sơn vạch dấu mớn nước an toàn (Trừ loại phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè), vỏ tàu không bị rò rĩ nước và phải đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
2. Tham gia giao thông vào ban dêm phải có đèn pha đủ sáng để người điều khiển phương tiện quan sát rõ ở tầm xa từ 30 mét trở lên.
Điều 6. Điều kiện của người lái phương tiện:
Người lái phương tiện không thuộc diện đăng kiểm khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải có chứng chỉ lái phương tiện thủy. Riêng người điều khiển loại phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè chỉ cần có giấy chứng nhận học tập pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.
Điều 7. Về luồng tuyến hoạt động của phương tiện:
Cấm các loại hàng có trọng tải dưới 5 tấn, vỏ khách có trọng tải dưới 30 ghế ngồi sử dụng máy chính là động cơ ô tô lắp đặt ngoài.
QUI ĐỊNH VỀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA.
Ngoài quy định điều kiện hoạt động đối với Cảng, bến thủy nội địa; Cảng, bến thủy nội địa phải được xây dựng tại các đầu mối kinh tế ở mỗi địa phương, thuận lợi trong lưu thông hàng hóa, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và chỉ hoạt động khi đảm bảo các tiêu chuẩn quy định. Vị trí Cảng, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông và nơi neo đậu phương tiện phải thực sự đảm bảo an toàn giao thông, không làm cản trở, ách tắc giao thông, không ảnh hưởng đến luồng và dòng chảy.
1. Sở Giao thông vận tải xây dựng quy hoạch Cảng, bến thủy nội địa của địa phương trình UBND tỉnh phê duyệt. Công bố đóng, đình chỉ, cấp giấy phép hoạt động cho Cảng, bến thủy nội địa địa phương; Thực hiện quy chế quản lý hoạt động của Cảng, bến thủy nội địa theo quy định của bộ Giao thông vận tải đối với Cảng, bến thủy nội địa nhận, trả hàng hoá và hành khách công cộng liên tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã công bố đóng, mở, đình chỉ; cấp giấy phép hoạt động cho các bến khách ngang sông, các bến thủy nội địa hoạt động liên huyện, nội huyện, các điểm đậu của phương tiện cần giao nhận hàng hóa của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại địa phương trên các tuyến sông địa phương thuộc địa giới hành chính huyện, thị xã quản lý theo đề nghị của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
3. Giao Ban quản lý bến xe, tàu quản lý hoạt động đối với Cảng, bến thủy nội địa địa phương có phương tiện vận tải hàng hóa và hành khách công cộng liên tỉnh. Các phòng quản lý giao thông vận tải cấp huyện, thị xã quản lý hoạt động đối với các bến thủy vận tải hàng hóa và hành khách liên huyện, nội huyện, các điểm đậu để lên xuống hàng hóa của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và các bến khách ngang sông mà sức chở của phương tiện từ 12 người trở lên. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý hoạt động của các bến khách ngang sông mà sức chở của phương tiện dưới 12 người, các điểm đậu của phương tiện bảo quản tại nhà.
Điều 10. Về xây dựng công trình và khai thác khoáng sản, thủy hải sản trong phạm vi bảo vệ luồng:
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng các công trình, khai thác khoáng sản, khai thác thủy, hải sản, các công trình điện, bưu điện và các công trình dân dụng khác ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ luồng trong hệ thống đường thủy nội địa ở địa phương đều phải được sự chấp thuận bằng văn bản của UBND tỉnh.
2. Kè, đập thủy lợi có ảnh hưởng đến hoạt động giao thông đường thủy nội địa hoặc đường bộ đều được bảo vệ như kè, đập giao thông.
3. Các công trình, nhà cửa nằm trong hành lang chồng lấn giữa đường bộ và đường thủy nội địa hoặc trong phạm vi bảo vệ luồng (kể cả các tuyến sông do Trung ương quản lý tại địa phương) được xử lý như sau:
a) Nghiêm cấm xây dựng mới các công trình, nhà cửa trong phạm vi bảo vệ luồng. Trừ những công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Công trình, nhà cửa của tổ chức, cá nhân xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ luồng đã được công bố hành lang bảo vệ luồng phải kiên quyết xử phạt, cưỡng chế tháo dỡ.
c) Lập phương án để giải tỏa ngay những công trình, nhà cửa gây nguy hại trực tiếp đến sự ổn định của công trình giao thông đường thủy nội địa như gây lún, sạt lỡ hoặc mất an toàn cho hoạt động giao thông vận tải.
d) Các công trình, nhà cửa đã xây dựng trước ngày 01/01/2000 (theo Nghị định số 171/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường thủy có hiệu lực thi hành). Nếu cơ quan quản lý đường thủy nội địa xác định chưa ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của công trình thủy nội địa thì phối hợp với UBD xã, phường, thị trấn tạm thời cho phép chủ công trình làm cam kết giữ nguyên hiện trạng, không cơi nới và phải chấp hành tháo gỡ công trình khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Riêng đối với loại nhà cấp 4 và nhà tạm nếu đã bị hư hỏng có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người mà nhà, đất chưa được nhà nước bồi thường (ngoài qui định tại điểm c, khoản 3 điều này) thì được xem xét để giải quyết yêu cầu sửa chữa lại phần bị hư hỏng và chỉ được sửa chữa sau khi có ý kiến cho phép của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng cấp huyện, thị xã nơi chủ nhà cư trú. Nhà nước không bồi thường vật tư sửa chữa nhà và phải chấp hành di dời khi Nhà nước yêu cầu.
đ) Phần đất tiếp giáp giữa hành lang bảo vệ đường bộ và hành lang bảo vệ luồng dưới 03 mét, khi nâng cấp hoặc mở rộng đường bộ thì lập luôn phương án bồi thường. Cấm xây dựng nhà ở, lều quán trên phần đất đó.
Điều 11. Đối với hành lang bảo vệ luồng:
1. Không sử dụng hành lang bảo vệ luồng để làm chợ nổi và các hoạt động khác trong hệ thống đường thủy nội địa.
2. Sở Giao thông - Vận tải phối hợp với Sở Thương mại - Du lịch kiểm tra, giải tỏa các chợ nổi lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng.
3. Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Sở Thủy sản, các cơ quan có chức năng quản lý đường thủy nội địa (kể cả các cơ quan quản lý của Trung ương đóng tại địa phương) kiểm tra lại toàn bộ hệ thống đáy sông trong tỉnh. Trước mắt, không cho cơi nới đặt mới các miệng đáy, hàng đáy làm ảnh hưởng luồng chạy tàu hoặc không đảm bảo an toàn giao thông, đề nghị Sở Thủy sản khẩn trương lập đề án giải tỏa toàn bộ hệ thống đáy sông trong vòng 12 tháng (kể từ khi Quyết định được ban hành).
Điều 12. Sở Giao thông vận tải:
1. Tổ chức quản lý, cấp, đổi giấy chứng nhận đăng ký cho các loại phương tiện quy định tại khoản 1 - Điều 4 quy định này; hướng dẫn cho các đơn vị quản lý về giao thông vận tải huyện, thị xã cấp giấy chứng nhận đăng ký, sơn vạch mớn nước an toàn cho các loại phương tiện còn lại trong tỉnh (trừ loại phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè).
2. Tổ chức công tác đào tạo, cấp chứng chỉ lái phương tiện, giấy chứng nhận học tập pháp luật giao thông đường thủy nội địa cho người lái phương tiện trong tỉnh Bạc Liêu.
3. Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Xây dựng tiến hành khảo sát, lập dự toán chi phí để cắm đủ mốc chỉ giới và các loại biển chỉ dẫn trên các tuyến sông địa phương, đồng thời, chủ động quan hệ phối hợp với Đoạn quản lý đường sông số 14 (Cục đường sông) tiến hành khảo sát, cắm đủ mốc chỉ giới và các loại biển chỉ dẫn trên các tuyến sông do Trung ương quản lý tại địa phương.
4. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở Giao thông và Đoạn quản lý đường bộ và đường sông tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm mọi vi phạm hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã và các ngành chức năng có kế hoạch cưỡng chế tháo dỡ các công trình, nhà cửa xây dựng trái phép vi phạm Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông.
Điều 13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:
1. Chỉ đạo các đơn vị quản lý giao thông vận tải cấp huyện, thị xã quản lý, cấp giấy chứng nhận đăng ký, sơn vạch mớn nước an toàn, kẽ số đăng ký cho các loại phương tiện ngoài quy định tại khoản 1 - Điều 4 qui định này (trừ phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoặc bè).
2. Hướng dẫn cho Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức kiểm tra, xác nhận biết bơi cho người lái phương tiện.
3. Chỉ đạo UBND và Ban Giao thông vận tải xã, phường, thị trấn vận động các ban, ngành, các tổ chức xã hội, sinh viên, học sinh đóng trên địa bàn tham gia bảo vệ công trình giao thông. Không để tổ chức, cá nhân tiếp tục xây dựng các công trình, nhà cửa trong phạm vi bảo vệ luồng đường thủy nội địa; Đưa vào danh sách để quản lý loại phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè.
Điều 14. Các Sở, ngành liên quan:
Công an tỉnh, Sở thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; xây dựng quy hoạch mạng lưới cảng cá, bến cá phù hợp với tiến trình phát triển mạng lưới giao thông vận tải và chỉ đạo hoạt động của các loại tàu cá trên đường thủy nội địa; xây dựng quy hoạch các công trình thủy lợi có ảnh hưởng tới hệ thống giao thông đường thủy nội địa; xây dựng quy hoạch phát triển lưu vực sông và khai thác tài nguyên có liên quan đến phạm vi bảo vệ luồng giao thông đường thủy nội địa.
Điều 15. Khen thưởng - Kỷ luật:
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện qui định này sẽ được khen thưởng theo chế độ hiện hành.
Các hành vi vi phạm về đảm bảo TTATGT và bảo vệ công trình giao thông đường thủy sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật
Điều 16. Sở GTVT, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, các ngành có liên quan phối hợp với UBND các huyện, thị xã chỉ đạo, phối hợp với các ngành chức năng có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến luật giao thông đường thủy nội địa và các văn bản pháp luật liên quan đến từng tổ chức, cụm dân cư. Xây dựng chương trình hành động với nội dung thiết thực để nhân dân tự giác thực hiện qui định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa tại địa phương.
Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh thì kịp thời báo cáo, đề xuất để UBND tỉnh xem xét, xử lý.
Quyết định 21/2005/QĐ-UBND Quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành
Số hiệu: | 21/2005/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bạc Liêu |
Người ký: | Cao Anh Lộc |
Ngày ban hành: | 27/09/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 21/2005/QĐ-UBND Quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành
Chưa có Video