BỘ GIAO
THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1745/QĐ-BGTVT |
Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ (NHÓM 5) GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điểm của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ văn bản số 132/TB-VPCP ngày 02/6/2011 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc triển khai thực hiện Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 5;
Xét tờ trình số 1702/TTr-CHHVN-KHĐT ngày 29/7/2011 của Cục Hàng hải Việt Nam và Biên bản họp Hội đồng thẩm định tháng 6 năm 2011 về Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng thẩm định và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi quy hoạch
Nhóm 5 bao gồm các cảng biển thuộc các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và các cảng trên sông Soài Rạp thuộc các tỉnh Long An và Tiền Giang.
2. Quan điểm và mục tiêu phát triển
a) Quan điểm phát triển
- Tận dụng và phát huy tối đa điều kiện tự nhiên, xã hội của khu vực để phát triển cảng tại khu vực Cái Mép - Thị Vải, Bến Đình - Sao Mai, Hiệp Phước và các vị trí tiềm năng như Long Sơn… để khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng cảng, tăng khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn, thúc đẩy tiềm năng trung chuyển quốc tế của Nhóm cảng biển số 5.
- Phát triển cảng biển Nhóm 5 gắn với việc kết nối đồng bộ các hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, tạo động lực, thúc đẩy phát triển các khu kinh tế, đô thị ven biển và các khu công nghiệp lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh lân cận. Kết hợp phát triển hài hòa các bến cảng chuyên dùng hàng rời, hàng lỏng, hàng nông sản, …để đáp ứng thông qua các loại hàng hóa của toàn khu vực.
- Ưu tiên dành quỹ đất, mặt nước quy hoạch phát triển các bến cảng tổng hợp, container hoặc các cảng cho hàng chuyên dùng có tính chất phục vụ cả vùng.
- Tăng cường áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong quản lý, khai thác cảng biển, trước hết tại các cảng lớn tại khu vực Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu), Cát Lái, Hiệp Phước (Thành phố Hồ Chí Minh) để nâng cao hiệu quả khai thác, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội của vùng kinh tế động lực phía Nam.
- Đẩy mạnh và gắn liền tiến trình di dời cảng trong nội thành với việc tổ chức giao thông các khu đô thị cảng biển hài hòa, đảm bảo không có sự xung đột giữa giao thông kết nối cảng và giao thông đô thị.
- Tận dụng tối đa mọi nguồn lực trong xã hội, đặc biệt từ khu vực tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển cảng biển và cơ sở hạ tầng công cộng cảng biển.
- Phát triển cảng cần đảm bảo yếu tố bền vững, trong đó gắn phát triển cảng biển với việc bảo vệ môi trường, bảo tồn sinh thái thiên nhiên và không gây tác động xấu đến các hoạt động xã hội dân sinh trong khu vực. Quá trình phát triển và khai thác cảng biển khu vực phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái Vịnh Gành Rái, khu rừng sinh thái ngập mặn Cần Giờ và rừng ngập mặn dọc sông Thị Vải; đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến tiềm năng du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Vũng Tàu.
- Phát triển cảng biển gắn liền với yêu cầu đảm bảo quốc phòng - an ninh.
b) Mục tiêu, định hướng phát triển
- Mục tiêu chung
+ Bố trí hợp lý các cảng biển trong nhóm với mục đích phát huy được hiệu quả tổng hợp; đồng thời tạo sự phát triển cân đối, đồng bộ giữa các cảng biển và cơ sở hạ tầng liên quan với vùng hấp dẫn của cảng, kết hợp đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ làm động lực phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng.
+ Đáp ứng yêu cầu di dời hệ thống cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son nhằm giảm tải lưu lượng giao thông, giải tỏa ùn tắc khu vực trong thành phố của Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Hỗ trợ phát triển các khu công nghiệp, các khu chế xuất trong khu vực, đồng thời tạo điều kiện cho phát triển đô thị nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của khu vực giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
+ Hình thành và phát triển cảng cửa ngõ quốc tế, cảng đầu mối khu vực hiện đại nhằm đáp ứng xu thế phát triển của vận tải biển Việt Nam và thế giới, thu hút một phần lượng hàng hóa trung chuyển trong khu vực.
- Mục tiêu cụ thể
+ Bảo đảm thông qua cảng lượng hàng dự kiến tại các thời điểm quy hoạch như sau:
• 169 - 200 triệu T/năm vào năm 2015;
• 235 - 317 triệu T/năm vào năm 2020;
• 393 - 681 triệu T/năm vào năm 2030;
Trong đó, riêng hàng container thông qua cảng dự kiến tại các thời điểm quy hoạch như sau:
• 7.563 - 9.563 ngàn TEU/năm vào năm 2015;
• 12.125 - 17.995 ngàn TEU/năm vào năm 2020;
• 23.370 - 46.229 ngàn TEU/năm vào năm 2030;
Và hành khách du lịch đường biển qua cảng dự kiến tại các thời điểm quy hoạch như sau:
• 338,6 - 413,6 ngàn lượt khách/năm vào năm 2015;
• 418,2 - 539,4 ngàn lượt khách/năm vào năm 2020;
• 917,1 - 1.335,8 ngàn lượt khách/năm vào năm 2030;
+ Tiếp nhận được các tàu vận tải biển như sau: tàu bách hóa, hàng rời có trọng tải từ 10.000 DWT đến 60.000 DWT, tàu chở hàng container có trọng tải tương đương từ 10.000 DWT đến trên 100.000 DWT, tàu chuyên dùng chở dầu thô đến 300.000 DWT, tàu chở sản phẩm dầu có trọng tải từ 10.000 DWT đến 50.000 DWT, tàu khách có trọng tải từ 50.000 GRT đến 100.000 GRT.
3. Nội dung quy hoạch
a) Quy hoạch chi tiết các cảng trong nhóm
Nhóm 5 có 3 cảng biển: cảng Vũng Tàu, cảng Đồng Nai, cảng thành phố Hồ Chí Minh (cảng Vũng Tàu bao gồm cả Côn Đảo; cảng thành phố Hồ Chí Minh bao gồm cả khu bến cảng tỉnh Long An, Tiền Giang trên sông Soài Rạp, cảng Đồng Nai bao gồm cả khu bến cảng Bình Dương).
- Cảng Thành phố Hồ Chí Minh: Là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), gồm các khu bến chính: Khu bến trên sông Sài Gòn; khu bến Cát Lái trên sông Đồng Nai; khu bến trên sông Nhà Bè; khu bến Hiệp Phước trên sông Soài Rạp; khu bến cảng thuộc tỉnh Long An, Tiền Giang trên sông Soài Rạp.
Năng lực của cảng bảo đảm thông qua nhu cầu hàng hóa: dự kiến vào năm 2015 khoảng 91,843 - 100,465 triệu tấn/năm; năm 2020 khoảng 105,852 - 132,57 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 160,133 - 271,289 triệu tấn/năm. Trong đó, riêng container dự kiến vào năm 2015 khoảng 4,183 - 4,908 triệu TEU/năm; năm 2020 khoảng 4,844 - 6,976 triệu TEU/năm; năm 2030 khoảng 8,557 - 17,576 triệu TEU/năm.
Nhu cầu thông qua lượng hành khách quốc tế đường biển đến năm 2015 là 164,2- 200,5 ngàn lượt/năm; năm 2020 là 202,8 - 261,5 ngàn lượt/năm; năm 2030 là 444,7 - 647,7 ngàn lượt/năm.
Quy hoạch chi tiết cho các khu bến chức năng chính như sau:
+ Khu bến cảng trên sông Sài Gòn: bao gồm 11 bến cảng/cầu cảng cho tàu có trọng tải cho tàu 20.000 - 30.000 DWT hoạt động. Khu bến này thực hiện di dời chuyển đổi công năng theo Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ; Chuyển đổi một phần bến Khánh Hội làm bến khách nội địa và trung tâm dịch vụ hàng hải. Những bến cảng chưa di dời chỉ cải tạo nâng cấp, không mở rộng.
+ Khu bến cảng Cát Lái (sông Đồng Nai): bao gồm 09 bến cảng/cầu cảng cho tàu có trọng tải đến 30.000 DWT hoạt động. Đây là khu bến container chính của cảng trong giai đoạn trước mắt.
+ Khu bến cảng Nhà Bè (sông Nhà Bè): bao gồm 10 bến cảng/cầu cảng cho tàu có trọng tải tới 20.000- 30.000 DWT. Quy hoạch cải tạo nâng cấp (không mở rộng) các bến trên sông Nhà Bè cho tàu trọng tải đến 30.000 DWT. Quy hoạch xây dựng mới bến khách cho tàu 50.000 GRT tại Phú Thuận (hạ lưu cầu Phú Mỹ).
+ Khu bến cảng Hiệp Phước (sông Soài Rạp): là khu bến chính của cảng trong tương lai, chủ yếu làm hàng tổng hợp container cho tàu 50.000 DWT và tàu container 4.000 TEU; có một số bến chuyên dùng cho tàu 20.000 - 30.000 DWT phục vụ trực tiếp cơ sở công nghiệp liền kề.
+ Khu bến cảng Long An, Tiền Giang (trên sông Soài Rạp): Các bến với chức năng là khu bến tổng hợp, dịch vụ dầu khí, khu bến chuyên dụng LPG tiếp nhận tàu trọng tải đến 50.000 DWT và lớn hơn phù hợp với khả năng luồng tàu.
- Cảng Đồng Nai: Là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (Loại I), gồm các khu bến chức năng: khu bến Long Bình Tân, Bình Dương (sông Đồng Nai); khu bến Phú Hữu (đoạn sông Đồng Nai và đoạn sông Lòng Tàu - Nhà Bè), khu bến Ông Kèo (sông Lòng Tàu và sông Đồng Tranh); khu bến Gò Dầu, khu bến Phước An (sông Thị Vải).
Năng lực của cảng đảm bảo thông qua lượng hàng hóa: dự kiến vào năm 2015 khoảng 19,663 - 21,135 triệu tấn/năm; năm 2020 khoảng 43,186 - 53,111 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 71,763 - 112,992 triệu tấn/năm. Trong đó riêng container dự kiến vào năm 2015 khoảng 620 - 775 ngàn TEU/năm; năm 2020 khoảng 2,28 - 2,85 triệu TEU/năm; năm 2030 khoảng 4,413 - 7,543 triệu TEU/năm.
Quy hoạch chi tiết cho các khu bến chức năng chính như sau:
+ Khu bến cảng Phước An, Gò Dầu (trên sông Thị Vải): là khu bến chính của cảng, chủ yếu tiếp nhận tàu tổng hợp, container cho tàu trọng tải đến 60.000 DWT (Phước An) và 30.000 DWT (Gò Dầu), có một số bến chuyên dùng tiếp nhận tàu 6.500 - 12.000 DWT phục vụ trực tiếp cơ sở công nghiệp liền kề.
+ Khu bến cảng Phú Hữu, Nhơn Trạch, Ông Kèo (trên sông Đồng Nai, Nhà Bè, Lòng Tàu): bao gồm khu bến chuyên dùng tiếp nhận tàu trọng tải 10.000 - 30.000 DWT và khu bến tổng hợp cho tàu trọng tải đến 30.000 DWT phục vụ chung cho các nhà máy, cơ sở công nghiệp trong khu vực.
+ Khu bến cảng trên sông Đồng Nai: bao gồm bến cảng cho tàu tổng hợp, container, hàng rời trọng tải đến 5.000 DWT và các bến chuyên dùng cho tàu 1.000 DWT khu vực Long Bình Tân (Đồng Nai) và bến cảng Bình Dương cho tàu trọng tải đến 5.000 DWT.
- Cảng Vũng Tàu: là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại IA) gồm các khu bến chức năng chính: Khu bến Gò Dầu, Tắc Cá Trung; Khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân; khu bến Cái Mép, Sao Mai - Bến Đình; khu bến Long Sơn; khu bến Vũng Tàu - sông Dinh và khu bến Côn Đảo.
Năng lực của cảng đảm bảo thông qua nhu cầu hàng hóa: dự kiến vào năm 2015 khoảng 57,257 - 78,043 triệu tấn/năm; năm 2020 khoảng 85,669 - 131,088 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng 161,491 - 296,291 triệu tấn/năm. Trong đó riêng container dự kiến vào năm 2015 khoảng 2,76 - 3,88 triệu TEU/năm; năm 2020 khoảng 5,001 - 8,169 triệu TEU/năm; năm 2030 khoảng 10,4 - 21,11 triệu TEU/năm.
Nhu cầu thông qua lượng hành khách quốc tế đường biển đến năm 2015 là 174,40 - 213,10 ngàn lượt/năm; năm 2020 là 215,40 - 277,90 ngàn lượt/năm; năm 2030 là 472,40 - 688,10 ngàn lượt/năm.
Quy hoạch chi tiết cho các khu bến chức năng chính như sau:
+ Khu bến Gò Dầu, Tắc Cá Trung: khu bến cho tàu tổng hợp và container, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 30.000 DWT.
+ Khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân (sông Thị Vải): chủ yếu làm hàng tổng hợp container cho tàu 50.000 - 80.000 DWT, 4.000 - 6.000 TEU. Tiếp tục nghiên cứu khả năng cải tạo, mở rộng tuyến luồng để đáp ứng cho tàu trọng tải 60.000 - 120.000 DWT (sức chở 4.000 - 10.000 TEU) tại Phú Mỹ và tàu trọng tải đến 60.000 DWT tại Mỹ Xuân; có một số bến chuyên dùng phục vụ cơ sở công nghiệp, dịch vụ.
+ Khu bến Cái Mép, Sao Mai - Bến Đình là khu bến chính của cảng, chủ yếu làm hàng container xuất nhập khẩu trên tuyến biển xa, thực hiện vai trò thu hút container trung chuyển quốc tế. Tại khu vực Cái Mép tiếp nhận tàu 80.000 - 100.000 DWT (sức chở 6.000 - 8.000 TEU), tiếp tục nghiên cứu khả năng cải tạo luồng để tiếp nhận tàu trên 100.000 DWT tại Cái Mép. Tại Sao Mai - Bến Đình tiếp nhận tàu container trọng tải từ 80.000 DWT (sức chở 6.000 TEU) đến trên 100.000 DWT và có bến cảng khách du lịch quốc tế cho tàu đến 100.000 GRT.
+ Khu bến Long Sơn: chức năng chính là chuyên dùng của khu liên hợp lọc hóa dầu, có bến nhập dầu thô cho tàu 300.000 DWT, bến tàu 30.000 - 50.000 DWT nhập nguyên liệu khác và xuất sản phẩm. Phần đường bờ phía Đông Nam dành để xây dựng bến tổng hợp phục vụ cho phát triển lâu dài của khu vực.
+ Khu bến cảng Vũng Tàu - Sông Dinh: tiếp nhận tàu tổng hợp trọng tải 10.000 DWT (khu công nghiệp Đông Xuyên).
+ Khu bến cảng Côn Đảo: chức năng chính là bến tổng hợp và hành khách phục vụ cho Côn Đảo, cỡ tàu trọng tải 2.000 - 5.000 DWT. Ngoài ra, bố trí bến dịch vụ hàng hải và dầu khí cho tàu trọng tải đến 10.000 DWT.
b) Định hướng đối với quy hoạch di dời giai đoạn kế tiếp
Tuyến kết nối chính các bến cảng ven sông Sài Gòn khu vực từ cầu Tân Phú Mỹ để tới các khu công nghiệp Cát Lái, Thủ Đức, Long Thành, Vũng Tàu và Đồng Nai. Do đó, các cảng này sẽ tiếp tục hoạt động theo hiện trạng và nghiên cứu di dời sau năm 2020 nếu cần thiết.
(Danh mục chi tiết về quy mô, chức năng từng cảng trong nhóm; vị trí, phạm vi các trung tâm logistics được nêu cụ thể tại Phụ lục và hồ sơ quy hoạch kèm theo Quyết định này).
c) Giải pháp đối với các bến phao
Việc bố trí các bến phao trên luồng tàu chỉ mang tính chất tạm thời, đáp ứng nhu cầu thực sự cần thiết trước mắt tại khu vực chưa có điều kiện xây dựng đủ các bến cứng. Do vậy, việc xây dựng bến phao phải gắn với quy hoạch phát triển, phù hợp với hoạt động các bến cứng. Khi hoàn thành đầu tư xây dựng các bến cứng thì chủ đầu tư những bến phao phải chịu trách nhiệm di dời các bến phao theo yêu cầu, đảm bảo điều kiện an toàn và khai thác hiệu quả các bến cứng.
d) Quy hoạch cải tạo, nâng cấp luồng tàu
- Luồng Sài Gòn - Vũng Tàu: cải tạo một số đoạn cong gấp, duy trì độ sâu và hệ thống báo hiệu hàng hải luồng Lòng Tàu cho tàu trọng tải 30.000 DWT lợi dụng thủy triều ra vào cả ban ngày và ban đêm.
- Luồng Soài Rạp: Giai đoạn đến 2015 đáp ứng cho tàu trọng tải đến 30.000 DWT đầy tải và 50.000 DWT giảm tải. Trong giai đoạn tiếp theo tiếp tục nghiên cứu nạo vét cho tàu trọng tải đến 50.000 DWT đầy tải và tàu trên 50.000 DWT giảm tải.
- Luồng sông Đồng Nai: Giữ nguyên hiện trạng khai thác cho đoạn luồng bắt đầu từ ngã ba Mũi Đèn Đỏ tới cảng Đồng Nai dài khoảng 36km.
- Luồng Cái Mép - Thị Vải: Nghiên cứu trong giai đoạn tới nhằm xác định cỡ tàu lớn nhất có thể ra vào các cảng, dự kiến cỡ tàu cho từng khu cảng như sau:
+ Khu Cái Mép: Cho tàu trọng tải 80.000 - trên 100.000 DWT, tàu container sức chở 6.000 - trên 8.000 TEU;
+ Khu Phú Mỹ (Thị Vải): Cho tàu trọng tải 60.000 - 100.000 DWT, tàu container sức chở 4.000 - 8.000 TEU;
+ Khu Phước An, Mỹ Xuân: Cho tàu trọng tải đến 60.000 DWT;
+ Khu Gò Dầu: Cho tàu trọng tải đến 30.000 DWT.
+ Luồng sông Dinh (từ phao số “0” vào tới cảng Vietsov Petro): duy trì điều kiện khai thác ổn định cho tàu 10.000 DWT.
e) Các dự án ưu tiên giai đoạn đến năm 2015
- Luồng vào cảng
+ Luồng Cái Mép - Thị Vải: Nghiên cứu toàn diện tuyến luồng cho tàu trọng tải trên 100.000 DWT vào đến khu cảng Cái Mép; cho tàu đến 100.000 DWT vào các bến cảng khu vực Phú Mỹ; cho tàu đến 60.000 DWT vào các bến cảng khu vực Mỹ Xuân, Phước An; cho tàu trọng tải đến 30.000 DWT vào các bến cảng khu vực Gò Dầu.
+ Luồng Soài Rạp: Nghiên cứu nạo vét luồng cho tàu 50.000 DWT và trên 50.000 DWT (giảm tải, lợi dụng triều) vào khu cảng Hiệp Phước.
- Bến cảng
(1) Đối với các bến cảng tổng hợp, container
+ Bến cảng Quốc tế Vũng Tàu tại Sao Mai - Bến Đình: chủ yếu thực hiện vai trò trung chuyển container quốc tế cho tàu trọng tải từ 80.000 DWT (6.000 TEU) đến trên 100.000 DWT.
+ Bến cảng tổng hợp và container Cái Mép hạ: tiếp nhận tàu có trọng tải đến 80.000 DWT (6.000 TEU) đến trên 100.000 DWT.
+ Khu bến cảng hạ lưu Hiệp Phước: khu bến cảng tổng hợp và container chính khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 DWT (4.000 TEU) và nghiên cứu khả năng tiếp nhận tàu trọng tải trên 50.000 DWT phù hợp với sự phát triển luồng tàu.
(2) Đối với các bến cảng chuyên dùng
+ Đầu tư khu bến chuyên dùng lọc hóa dầu Long Sơn: chuyên nhập dầu thô, xuất sản phẩm dầu, nhập nguyên liệu.
- Đường bộ nối cảng
+ Quốc lộ 51 (Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu): Hoàn tất nâng cấp mở rộng Quốc lộ 51 kết nối hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải với mạng giao thông vùng.
+ Đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu): Đẩy nhanh thi công và đưa vào sử dụng tuyến đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải.
+ Đường liên cảng Phú Hữu - Ông Kèo (Đồng Nai): Triển khai đầu tư đường liên cảng nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển khu cảng Phú Hữu - Ông Kèo.
+ Đường 25B vào cảng Cát Lái (thành phố Hồ Chí Minh): Hoàn tất nâng cấp mở rộng tỉnh lộ 25B nối Xa lộ Hà Nội với khu cảng Cát Lái.
+ Đường vào các bến cảng khu vực Hiệp Phước: Tiếp tục đầu tư hoàn thiện tuyến trục Bắc Nam vào khu Hiệp Phước và các tuyến chính trong Khu công nghiệp Hiệp Phước dẫn vào các cảng.
+ Đường nối vào khu bến cảng Long An, Tiền Giang: Nghiên cứu triển khai các tuyến đường bộ kết nối với các khu bến cảng Long An và Tiền Giang.
4. Các chính sách, cơ chế và giải pháp thực hiện
a) Về đầu tư phát triển cảng nói chung
- Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển bằng các hình thức PPP, BOT, BT… Tăng cường xúc tiến đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển cảng biển bằng các hình thức theo quy định.
- Nguồn vốn ngân sách tập trung đầu tư cho các hạng mục cơ sở hạ tầng công cộng (luồng tàu, đê chắn sóng dùng chung) kết nối với cảng biển quan trọng. Các hạng mục cơ sở hạ tầng bến cảng chủ yếu đầu tư bằng nguồn huy động hợp pháp của doanh nghiệp. Các cảng, bến cảng do nhà đầu tư đề xuất, kể cả các bến cảng tổng hợp thì toàn bộ hạ tầng bến cảng và hạ tầng kết nối cảng sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn tự huy động của Nhà đầu tư.
- Nghiên cứu, thực hiện thí điểm việc cho phép đối tác nước ngoài tự đầu tư trang thiết bị bốc xếp và thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng được đầu tư bằng vốn trong nước (có gắn với việc chuyển giao công nghệ tiên tiến).
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đầu tư và hoạt động khai thác bến cảng theo hướng đơn giản hóa và hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện Quy hoạch phát triển cảng biển trong nhóm, trong đó chú trọng phối hợp gắn kết đồng bộ với Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông khu vực, Quy hoạch xây dựng và Quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng lãnh thổ có cảng.
- Khuyến khích xây dựng bến, khu bến phục vụ chung tại các khu kinh tế, công nghiệp để nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng tài nguyên đường bờ làm cảng. Quỹ đất dành cho phát triển cảng đảm bảo chiều rộng từ 500 - 700 m dọc các sông lớn có tiềm năng phát triển cảng (như Cái Mép - Thị Vải, Soài Rạp, Lòng Tàu, Nhà Bè, Đồng Nai…). Dành quỹ đất thích hợp phía sau cảng để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa với chức năng đầu mối logistics.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đầu tư và hoạt động khai thác cảng theo hướng đơn giản hóa, hiện đại hóa; nghiên cứu áp dụng thí điểm mô hình “cơ quan quản lý cảng” ở các cảng có điều kiện; tạo điều kiện bố trí cơ sở làm việc của cảng vụ hàng hải, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại các khu cảng mới để đảm bảo việc quản lý nhà nước tại các cảng được kịp thời; khuyến khích các nhà đầu tư thuộc khu kinh tế, khu công nghiệp tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển và cơ sở hạ tầng kết nối cảng.
b) Cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện quy hoạch di dời
- Các cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện quy hoạch di dời các cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12/8/2005 và các văn bản chỉ đạo khác liên quan của Thủ tướng Chính phủ.
- Nguồn vốn được tạo thành từ chuyển đổi công năng, chuyển quyền sử dụng đất, bán nhà xưởng và các công trình khác, thực hiện theo quy định tại Quyết định số 74/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng tiền chuyển quyền sử dụng đất, tiền bán nhà xưởng và các công trình khác khi tổ chức kinh tế phải di dời trụ sở, cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy hoạch và Quyết định số 46/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tài chính phục vụ di dời các cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son.
- Các chế độ chính sách khác (kinh phí thuê đất, thuế, sử dụng vốn tín dụng ưu đãi…) cho các doanh nghiệp di dời thực hiện theo quy định hiện hành; trường hợp cần thiết, báo cáo Ban Chỉ đạo thực hiện quy hoạch di dời các cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son để giải quyết hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
c) Cơ chế khuyến khích lượng hàng trung chuyển quốc tế
Cảng biển Vũng Tàu với vai trò cảng cửa ngõ quốc tế khu vực phía Nam của quốc gia, cảng loại 1A, ngoài chức năng chủ yếu thông qua lượng hàng xuất nhập khẩu tuyến biển xa của toàn bộ miền Nam, cần nghiên cứu, hình thành những điều kiện cơ bản về cơ sở hạ tầng, tổ chức quản lý, khai thác, dịch vụ tài chính, ngân hàng và các dịch vụ chuyên ngành cần thiết khác để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút, thông qua lượng hàng trung chuyển quốc tế của khu vực.
Điều 2. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch
1. Cục Hàng hải Việt Nam
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan công bố và quản lý thực hiện quy hoạch được duyệt.
- Báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định việc bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng các cảng, bến cảng.
- Đối với các cảng, bến cảng tiềm năng: căn cứ nhu cầu thực tế, theo đề xuất của Nhà đầu tư và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
- Hàng năm phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch phát triển cảng biển, tổng hợp đề xuất xử lý các dự án không tuân thủ quy hoạch, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
- Giao Cục Hàng hải Việt Nam nghiên cứu cơ chế tổng thể về quản lý, khai thác và phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ khác liên quan nhằm khuyến khích, thu hút lượng hàng trung chuyển quốc tế đối với khu bến cảng Cái Mép, Sao Mai - Bến Đình, làm cơ sở cạnh tranh với các cảng trung chuyển quốc tế trong khu vực.
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Chỉ đạo các Nhà đầu tư lập dự án xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp cảng biển, luồng hàng hải phù hợp với quy hoạch được duyệt và theo đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ quy hoạch được duyệt, quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích đối với quỹ đất xây dựng cảng; bố trí quỹ đất để phát triển đồng bộ cảng và hạ tầng kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải đảm bảo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cảng biển; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc tổ chức giao thông hài hòa, đảm bảo không có sự xung đột giữa giao thông kết nối cảng với giao thông đô thị.
- Việc cập nhật các khu bến cảng, bến cảng chưa được chi tiết hóa trong quy hoạch này:
+ Đối với khu bến cảng, bến cảng nhiều chủng loại hàng hóa, nhiều nhà đầu tư: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng lập quy hoạch chi tiết và gửi Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt.
+ Đối với các khu bến cảng, bến cảng khác: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Nhà đầu tư hoặc cơ quan chức năng lập quy hoạch chi tiết và gửi Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam để nghiên cứu, cập nhật vào quy hoạch chi tiết Nhóm cảng và thực hiện công tác quản lý quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng các Vụ; Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
CẢNG
BIỂN, BẾN CẢNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ (NHÓM 5) GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm
theo Quyết định số 1745/QĐ-BGTVT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải)
STT |
Tên cảng |
Hiện trạng |
Phân loại cảng |
Quy hoạch phát triển |
Ghi chú |
|||||||||
Số cầu bến (chiếc)/ Tổng chiều dài (m) |
Cỡ tàu cập (DWT) |
Diện tích chiếm đất (ha) |
Đến năm 2015 |
Đến năm 2020 |
||||||||||
Công suất (tr. Tấn/ năm) |
Cỡ tàu cập (DWT) |
Số cầu bến (chiếc)/ Tổng chiều dài (m) |
Diện tích chiếm đất (ha) |
Công suất (tr. Tấn/ năm) |
Cỡ tàu cập (DWT) |
Số cầu bến (chiếc)/ Tổng chiều dài (m) |
Diện tích chiếm đất (ha) |
|||||||
I |
KHU BẾN CẢNG TRÊN SÔNG SÀI GÒN |
41/6,591 |
5.000-30.000 |
197.03 |
|
19.88 |
30.000 |
21/3,504 |
111.19 |
17.98 |
30.000 |
19/3,133 |
108.24 |
|
1 |
Bến cảng Tân Cảng |
4/733 |
5.000 |
31.89 |
Container |
- |
- |
- - - |
- |
- |
- |
- - - |
- |
Di dời |
2 |
Cầu cảng Nhà máy Đóng tàu Ba Son |
6/754 |
6.000-10.000 |
26.40 |
CD Đóng & S/C tàu |
- |
- |
- - - |
- |
- |
- |
- - - |
- |
Di dời |
3 |
Bến cảng Sài Gòn |
15/2,745 |
10.000-30.000 |
45.83 |
TH |
5.25 |
10.000-30.000 |
5/995 |
20.52 |
5.25 |
10.000-30.000 |
5/995 |
20.52 |
|
- |
Cầu bến Nhà Rồng + Khánh Hội |
10/1,750 |
10.000-30.000 |
25.31 |
TH |
- |
- |
- - - |
- |
- |
- |
- - - |
- |
Chuyển đổi công năng |
- |
Các cầu bến khác |
5/995 |
10.000-30.000 |
20.52 |
TH |
5.25 |
10.000-30.000 |
5/995 |
20.52 |
5.25 |
10.000-30.000 |
5/995 |
20.52 |
|
4 |
Bến cảng Tân Thuận Đông |
1/149 |
15.000 |
2.95 |
TH |
0.70 |
15.000 |
1/149 |
2.95 |
- |
- |
- - - |
- |
Di dời |
5 |
Bến cảng Bến Nghé |
4/816 |
10.000-30.000 |
32.00 |
TH |
4.70 |
10.000-30.000 |
4/816 |
32.00 |
4.70 |
10.000-30.000 |
4/816 |
32.00 |
|
6 |
Bến cảng Công ty Liên doanh phát triển Tiếp vận số 1 (VICT) |
4/678 |
15.000-20.000 |
28.26 |
Container |
6.05 |
15.000-20.000 |
4/678 |
28.26 |
6.05 |
15.000-20.000 |
4/678 |
28.26 |
|
7 |
Cầu cảng ELF GAS Sài Gòn |
1/26 |
3.000 |
2.00 |
CD Gas |
0.10 |
3.000 |
1/26 |
2.00 |
0.10 |
3.000 |
1/26 |
2.00 |
|
8 |
Cầu cảng Biển Đông |
2/70 |
5.000 |
3.10 |
TH |
0.35 |
5.000 |
1/70 |
3.10 |
0.35 |
5.000 |
1/70 |
3.10 |
|
9 |
Cầu cảng Nhà máy Tàu biển Sài Gòn |
1/123 |
10.000 |
11.36 |
CD Đóng & S/C tàu |
|
10.000 |
2/273 |
11.36 |
|
10.000 |
2/273 |
11.36 |
|
10 |
Bến cảng Rau Quả |
1/222 |
20.000 |
7.24 |
TH |
1.20 |
20.000 |
1/222 |
- |
- |
- |
- - - |
- |
Chuyển đổi công năng |
11 |
Bến cảng Bông Sen |
2/275 |
30.000 |
6.00 |
TH |
1.53 |
30.000 |
2/275 |
11.00 |
1.53 |
30.000 |
2/275 |
11.00 |
|
II |
KHU BẾN CẢNG TRÊN SÔNG ĐỒNG NAI |
17/2,956 |
30.000 |
146.53 |
|
46.69 |
30.000 |
23/4,278 |
259.73 |
53.61 |
30.000 |
27/5,078 |
259.73 |
|
1 |
Bến cảng Tổng hợp Quốc tế ITC Phú Hữu |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
6.14 |
30.000 |
4/900 |
36.57 |
6.14 |
30.000 |
4/900 |
36.57 |
|
2 |
Cầu cảng Trạm nghiền Xi măng Phía Nam (Công ty Xi măng Hà Tiên I) |
1/205 |
20.000 |
|
CD xi măng |
3.42 |
20.000 |
1/205 |
23.23 |
3.42 |
20.000 |
1/205 |
23.23 |
|
3 |
Bến cảng Phú Hữu |
2/320 |
30.000 |
24.00 |
TH |
1.40 |
30.000 |
3/550 |
24.00 |
6.50 |
30.000 |
3/550 |
24.00 |
|
4 |
Cầu cảng Petec |
1/200 |
25.000 |
12.60 |
CD Xăng dầu |
- |
- |
- - - |
- |
- |
- |
- - - |
- |
Di dời |
5 |
Bến cảng Tân Cảng Cát Lái |
7/1,270 |
30.000 |
61.23 |
Container |
26.40 |
30.000 |
8/1,462 |
61.23 |
26.40 |
30.000 |
8/1,462 |
61.23 |
|
6 |
Cầu cảng Sài Gòn Shipyard |
3/256 |
5.000 |
9.71 |
CD Đóng tàu & S/C tàu |
|
5.000 |
3/256 |
9.71 |
|
5.000 |
3/256 |
9.71 |
|
7 |
Cầu cảng Sài Gòn Petro |
2/500 |
25.000-32.000 |
26.00 |
CD Xăng dầu |
1.00 |
25.000-32.000 |
2/500 |
26.00 |
1.00 |
25.000-32.000 |
2/500 |
26.00 |
|
8 |
Cầu cảng Xi măng Sao Mai (Holcim Việt Nam) |
1/205 |
20.000 |
13.00 |
CD xi măng |
2.20 |
20.000 |
1/205 |
13.00 |
2.20 |
20.000 |
1/205 |
13.00 |
|
9 |
Bến cảng KCN Cát Lái |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
6.13 |
20.000 |
1/200 |
66.00 |
7.95 |
20.000 |
5/1,000 |
66.00 |
|
III |
KHU BẾN CẢNG TRÊN SÔNG NHÀ BÈ |
16/1,536 |
30.000 |
134.12 |
|
20.20 |
30.000 DWT |
20/2,986 |
155.08 |
21.80 |
30.000 DWT |
20/2,986 |
155.08 |
|
1. |
Bến tàu khách Phú Thuận |
Chưa HĐ |
- |
- |
Bến khách quốc tế |
|
50.000 GRT |
2/600 |
4.60 |
|
50.000 GRT |
2/600 |
4.60 |
|
2. |
Bến cảng Dầu thực vật Navioil |
1/174 |
10.000 |
15.80 |
CD |
1.20 |
10.000 |
1/174 |
15.80 |
1.20 |
10.000 |
1/174 |
15.80 |
|
3. |
Cầu cảng Nhà máy đóng tàu Shipmarine |
1/100 |
6.500 |
6.00 |
CD Đóng & S/C tàu |
|
6.500 |
1/100 |
6.00 |
|
6.500 |
1/100 |
6.00 |
|
4. |
Cầu cảng Nhà máy đóng tàu An Phú |
1/50 |
5.000 |
5.00 |
CD Đóng & S/C tàu |
|
5.000 |
1/50 |
5.00 |
|
5.000 |
1/50 |
5.00 |
|
5. |
Bến cảng Tổng hợp Nhà Bè |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH và CD xăng dầu |
1.60 |
30.000 |
2/850 |
16.36 |
3.20 |
30.000 |
2/850 |
16.36 |
|
6. |
Cầu cảng Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè |
8/740 |
25.000-30.000 |
94.00 |
CD xăng dầu |
12.00 |
25.000-30.000 |
8/740 |
94.00 |
12.00 |
25.000-30.000 |
8/740 |
94.00 |
|
7. |
Cầu cảng Petechim |
2/325 |
5.000-25.000 |
8.90 |
CD xăng dầu |
4.50 |
5.000-25.000 |
2/325 |
8.90 |
4.50 |
5.000-25.000 |
2/325 |
8.90 |
|
8. |
Cầu cảng VK 102 |
1/60 |
10.000 |
|
CD xăng dầu |
|
10.000 |
1/60 |
|
|
10.000 |
1/60 |
|
|
9. |
Cầu cảng Xăng dầu Công ty Lâm Tài chính |
1/60 |
15.000 |
2.45 |
CD xăng dầu |
0.90 |
15.000 |
1/60 |
2.45 |
0.90 |
15.000 |
1/60 |
2.45 |
|
10. |
Cầu cảng xăng dầu hàng không |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD xăng dầu |
- |
15.000 |
1/37,4 |
10.3 |
- |
15.000 |
1/37,4 |
10.3 |
|
IV |
KHU BẾN CẢNG TRÊN SÔNG SOÀI RẠP |
10/1,928 |
30.000 |
115.49 |
|
29.69 |
30.000-80.000 |
25/5,871 |
305.30 |
67.56 |
30.000-50.000 |
31/7,416 |
387.74 |
|
1. |
Bến cảng Tổng hợp Công ty Cổ phần Kim khí Tp. HCM |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
0.30 |
30.000 |
1/360 |
9.18 |
2.15 |
30.000 |
1/360 |
9.18 |
|
2. |
Cầu cảng Trạm nghiền Xi măng Cotec |
1/70 |
15.000 |
3.70 |
CD xi măng |
0.50 |
15.000 |
1/70 |
3.70 |
0.50 |
15.000 |
1/70 |
3.70 |
|
3. |
Cầu cảng Trạm nghiền Xi măng Thăng Long |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD xi măng |
1.41 |
15.000 |
1/179 |
10.26 |
1.41 |
15.000 |
1/179 |
10.26 |
|
4. |
Cầu cảng Trạm nghiền Xi măng Fico |
1/200 |
20.000 |
10.26 |
CD xi măng |
|
20.000 |
1/200 |
10.26 |
|
20.000 |
1/200 |
10.26 |
|
5. |
Cầu cảng Trạm nghiền Xi măng Chifon |
1/179 |
20.000 |
11.33 |
CD xi măng |
1.20 |
20.000 |
1/179 |
11.33 |
1.20 |
20.000 |
1/179 |
11.33 |
|
6. |
Bến cảng Tân Cảng Hiệp Phước |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
0.55 |
30.000 |
2/420 |
15.40 |
3.20 |
30.000 |
2/420 |
15.40 |
|
7. |
Cầu cảng Nhà máy điện Hiệp Phước |
1/300 |
30.000 |
45.50 |
CD Xăng dầu |
0.53 |
30.000 |
1/300 |
45.50 |
0.53 |
30.000 |
1/300 |
45.50 |
|
8. |
Cầu cảng Xi măng Nghi Sơn |
1/204 |
20.000 |
7.90 |
CD xi măng |
0.89 |
20.000 |
1/204 |
7.90 |
0.89 |
20.000 |
1/204 |
7.90 |
|
9. |
Bến cảng Container Trung tâm Sài Gòn (SPCT) |
2/500 |
30.000 |
23.00 |
Container |
11.00 |
50.000 |
4/950 |
40.00 |
16.50 |
50.000 |
4/950 |
40.00 |
|
10. |
Cầu cảng Calofic |
1/159 |
20.000 |
|
CD |
|
20.000 |
1/159 |
|
|
20.000 |
1/159 |
|
|
11. |
Cầu cảng Xí nghiệp Bột giặt Tico |
1/146 |
10.000-15.000 |
3.00 |
CD hóa chất |
0.80 |
10.000-15.000 |
1/146 |
3.00 |
0.80 |
10.000-15.000 |
1/146 |
3.00 |
|
12. |
Cầu cảng Trạm nghiền Xi măng Hạ Long |
1/170 |
15.000 |
10.80 |
CD xi măng |
1.41 |
15.000 |
1/170 |
10.80 |
1.41 |
15.000 |
1/170 |
10.80 |
|
13. |
Bến cảng Tổng hợp |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
0.20 |
30.000-50.000 |
/320 |
11.60 |
1.60 |
30.000-50.000 |
/320 |
11.60 |
|
14. |
Bến cảng Tân Thuận Đông |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
0.20 |
30.000-50.000 |
2/354 |
23.50 |
3.75 |
30.000-50.000 |
2/354 |
23.50 |
|
15. |
Bến cảng Sài Gòn - Hiệp Phước |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
4.20 |
52.000 |
3/800 |
36.06 |
9.82 |
50.000 |
3/800 |
36.06 |
|
16. |
Khu dịch vụ hậu cần cảng Sài Gòn Hiệp Phước |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
|
1.000-3.000 |
1/60 |
16.81 |
|
1.000-3.000 |
1/60 |
16.81 |
|
17. |
Khu cảng Hạ lưu Hiệp Phước |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
6.50 |
30.000-80.000 |
3/1,000 |
50.00 |
23.80 |
30.000-50.000 |
9/2,545 |
132.44 |
Nghiên cứu cho tàu trên 50.000 DWT |
V |
KHU BẾN CẢNG TỈNH LONG AN, TIỀN GIANG TRÊN SÔNG SOÀI RẠP |
|
|
|
|
13.75 |
30.000-80.000 |
10/2,233 |
399.68 |
39.40 |
30.000-80.000 |
25/6,571 |
484.65 |
|
1. |
Khu Bến cảng tiềm năng hạ lưu rạch Chim Trên (tỉnh Long An) |
- |
- |
- |
TH |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiềm năng |
2. |
Cầu cảng dầu khí VinaBenny |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD dầu khí |
|
5.000-60.000 |
3/599 |
18.60 |
- |
5.000-60.000 |
3/599 |
18.60 |
|
3. |
Bến cảng Quốc tế Long An |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
9.55 |
30.000-50.000 |
2/420 |
60.73 |
15.90 |
30.000-50.000 |
7/1,670 |
145.70 |
|
4. |
Bến cảng tiềm năng thượng lưu rạch Cát |
- |
- |
- |
TH |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiềm năng |
5. |
Bến xăng dầu Hiệp Phước (tỉnh Tiền Giang) |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD xăng dầu |
|
20.000 |
1/180 |
8.3 |
|
20.000 |
1/180 |
8.3 |
|
6. |
Các bến tổng hợp, chuyên dùng khác (tỉnh Tiền Giang) |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH, CD |
|
20.000-60.000 |
5/1253 |
218.95 |
|
20.000-60.000 |
5/1253 |
218.95 |
|
7. |
Cảng tổng hợp năng lượng Tiền Giang |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH, CD |
- |
20.000-60.000 |
4/900 |
75 |
- |
20.000-60.000 |
8/1900 |
150 |
|
8. |
Khu bến cảng tiềm năng (tỉnh Tiền Giang) |
- |
- |
- |
TH, CD |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiềm năng |
VI |
KHU BẾN CẢNG TRÊN SÔNG VÀM CỎ |
- |
- |
- |
TH |
- |
- |
- - - |
- |
- |
- |
- - - |
- |
Nghiên cứu phát triển tiềm năng |
STT |
Tên cảng |
Hiện trạng |
Phân loại cảng |
Quy hoạch phát triển |
Ghi chú |
|||||||||
Số cầu bến (chiếc)/ Tổng chiều dài (m) |
Cỡ tàu cập (DWT) |
Diện tích chiếm đất (ha) |
Đến năm 2015 |
Đến năm 2020 |
||||||||||
Công suất (tr. Tấn/ năm) |
Cỡ tàu cập (DWT) |
Số cầu bến (chiếc)/ Tổng chiều dài (m) |
Diện tích chiếm đất (ha) |
Công suất (tr. Tấn/ năm) |
Cỡ tàu cập (DWT) |
Số cầu bến (chiếc)/ Tổng chiều dài (m) |
Diện tích chiếm đất (ha) |
|||||||
I |
KHU BẾN CẢNG TRÊN SÔNG ĐỒNG NAI |
6/702 |
5.000 |
23,12 |
|
16,77 |
5.000-30.000 |
21/4.642 |
279,27 |
43,37 |
5.000-30.000 |
22/4.782 |
297,27 |
|
1 |
Bến cảng Bình Dương |
1/110 |
1.000-5.000 |
7,30 |
Tổng hợp |
1,81 |
5.000 |
1/100 |
7,30 |
1,81 |
5.000 |
1/100 |
7,30 |
|
2 |
Bến cảng Đồng Nai (Phân cảng Long Bình Tân) |
3/170 |
2.000-5.000 |
8,33 |
Tổng hợp |
2,90 |
2.000-5.000 |
4/320 |
17,13 |
2,90 |
5.000 |
5/460 |
17,13 |
|
3 |
Cầu cảng SCT Gas Việt Nam |
1/302 |
1.000 |
3,00 |
CD Gas |
0,03 |
1.000 |
1/302 |
3,00 |
0,03 |
1.000 |
1/302 |
3,00 |
|
4 |
Cầu cảng VT Gas |
1/120 |
1.000 |
4,49 |
CD xăng dầu |
0,13 |
1.000 |
1/120 |
4,49 |
0,13 |
1.000 |
1/120 |
4,49 |
|
5 |
Bến cảng Tổng hợp Việt Thuận Thành |
Chưa HĐ |
- |
- |
Tổng hợp, container |
5,50 |
30.000 |
5/1.100 |
69,24 |
12,50 |
30.000 |
5/1.100 |
69,24 |
|
6 |
Bến cảng Bông Sen mới |
Chưa HĐ |
- |
- |
Tổng hợp |
1,60 |
30.000 |
2/600 |
34,08 |
6,50 |
30.000 |
2/600 |
34,08 |
|
7 |
Bến cảng Tổng hợp Phú Hữu - Gemadept |
Chưa HĐ |
- |
- |
Tổng hợp |
1,60 |
30.000 |
2/600 |
33,72 |
6,50 |
30.000 |
2/600 |
33,72 |
|
8 |
Bến cảng Tổng hợp Bến Nghé mới |
Chưa HĐ |
- |
- |
Tổng hợp |
1,60 |
30.000 |
2/600 |
35,47 |
-6,50 |
30.000 |
2/600 |
35,47 |
|
9 |
Bến cảng Tổng hợp Tín Nghĩa |
Chưa HĐ |
- |
- |
Tổng hợp |
1,60 |
30.000 |
2/500 |
40,34 |
6,50 |
30.000 |
2/600 |
40,34 |
|
10 |
Cầu cảng Xăng dầu Tín Nghĩa |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD xăng dầu |
|
30.000 |
1/400 |
34,50 |
|
30.000 |
1/400 |
34,50 |
|
II |
KHU BẾN CẢNG TRÊN SÔNG NHÀ BÈ |
2/366 |
25.000 |
22,30 |
|
1,85 |
30.000 |
10/2.556 |
164,32 |
5,15 |
30.000 |
10/2.556 |
164,32 |
|
1 |
Cầu cảng Xăng dầu Minh Tấn |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD xăng dầu |
|
30.000 |
1/400 |
30,52 |
|
30.000 |
1/400 |
30,52 |
|
2 |
Bến cảng Công ty TNHH Đức Tài Thịnh |
Chưa HĐ |
- |
- |
Tổng hợp |
0,30 |
30.000 |
1/350 |
21,00 |
1,20 |
30.000 |
1/350 |
21,00 |
|
3 |
Bến cảng TH khác |
Chưa HĐ |
- |
- |
Tổng hợp |
0,30 |
30.000 |
1/360 |
22,50 |
2,70 |
30.000 |
1/360 |
22,50 |
|
4 |
Cầu cảng gỗ mảnh Phú Đông |
1/146 |
25.000 |
9,30 |
CD gỗ |
0,30 |
25.000 |
1/146 |
9,30 |
0,30 |
25.000 |
1/146 |
9,30 |
|
5 |
Cầu cảng Xăng dầu Phước Khánh |
1/220 |
25.000 |
13,00 |
CD xăng dầu |
|
25.000 |
1/220 |
13,00 |
|
25.000 |
1/220 |
13,00 |
|
6 |
Cầu cảng xăng dầu COMECO |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD xăng dầu |
0,8-0,95 |
25.000 |
1/80 |
18,00 |
0,8-0,95 |
25.000 |
1/80 |
18,00 |
|
7 |
Các bến cảng chuyên dụng khác |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD xăng dầu |
|
30.000 |
4/1000 |
50 |
|
30.000 |
4/1000 |
50 |
|
III |
KHU BẾN CẢNG TRÊN SÔNG LÒNG TÀU |
3/531 |
30.000 |
22,35 |
|
1,45 |
30.000 |
22/4.988 |
496,01 |
14,55 |
30.000 |
23/5.188 |
496,01 |
|
1 |
Cầu cảng Nhà máy Đóng tàu 76 |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD Đóng tàu & S/C tàu |
|
50.000 |
2/426 |
40,00 |
|
50.000 |
2/426 |
40,00 |
|
2 |
Bến cảng Tổng hợp Phú Hữu 1 |
Chưa HĐ |
- |
- |
Tổng hợp |
0,50 |
30.000 |
3/650 |
35,00 |
6,40 |
30.000 |
3/650 |
35,00 |
|
3 |
Bến cảng Tổng hợp Hóa Sinh Vàm Cỏ |
Chưa HĐ |
- |
- |
Tổng hợp |
0,30 |
30.000 |
1/250 |
22,30 |
1,00 |
30.000 |
1/250 |
22,30 |
|
4 |
Bến cảng tổng hợp Phúc Thành |
Chưa HĐ |
- |
- |
Tổng hợp |
1,00 |
30.000 |
1/250-300 |
10,00 |
1,00 |
30.000 |
-/250-300 |
10,00 |
|
5 |
Cầu cảng Công ty Cấu kiện Bê tông |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD |
|
15.000 |
1/270 |
9,56 |
|
15.000 |
1/270 |
9,56 |
|
6 |
Bến cảng Xi măng Công Thanh |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD xi măng |
|
30.000 |
1/230 |
17,73 |
|
30.000 |
1/230 |
17,73 |
|
7 |
Bến cảng Xi măng Lafarge |
1/201 |
30.000 |
6,38 |
CD xi măng |
|
30.000 |
1/201 |
6,38 |
|
30.000 |
1/201 |
6,38 |
|
8 |
Cầu cảng Nhà máy Đóng tàu Công nghệ cao |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD Đóng & S/C tàu |
|
|
|
20,30 |
|
|
|
20,30 |
|
9 |
Bến cảng Tổng hợp KCN Ông Kèo |
Chưa HĐ |
- |
- |
Tổng hợp |
0,20 |
30.000 |
1/265 |
17,56 |
2,70 |
30.000 |
1/265 |
17,56 |
|
10 |
Bến cảng chuyên dụng Bảo Tín |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD |
|
|
/212 |
8,43 |
|
|
/212 |
8,43 |
|
11 |
Cầu cảng Dầu nhờn Trâm Anh |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD xăng dầu |
|
30.000 |
1/238 |
11,69 |
|
30.000 |
1/238 |
11,69 |
|
12 |
Cầu cảng Công ty TNHH Hóa dầu AP Việt Nam |
1/150 |
15.000 |
8,71 |
CD xăng dầu |
|
15.000 |
1/150 |
8,71 |
|
15.000 |
1/150 |
8,71 |
|
13 |
Cầu cảng Gỗ mảnh Viko Wochimex |
1/180 |
15.000 |
7,26 |
CD gỗ dăm |
0,15 |
15.000 |
1/180 |
7,26 |
0,15 |
15.000 |
1/180 |
7,26 |
|
14 |
Cầu cảng Nhà máy luyện phôi thép và tôn mạ kẽm Sunsteel |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD thép |
|
30.000 |
3/639 |
139,13 |
|
30.000 |
3/639 |
139,13 |
|
15 |
Bến cảng tổng hợp, chuyên dụng khác |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH, CD |
|
5.000-30.000 |
5/1077 |
|
|
5.000-30.000 |
5/1077 |
|
Phát triển theo nhu cầu |
IV |
KHU BẾN CẢNG TRÊN SÔNG THỊ VẢI |
8/953 |
12.000 |
188,90 |
|
13,58 |
30.000-60.000 |
14/3.043 |
383,99 |
27,83 |
30.000-60.000 |
25/5.832 |
492,74 |
|
1 |
Bến cảng Tổng hợp Phước Thái |
Chưa HĐ |
- |
- |
Tổng hợp |
0,50 |
30.000 |
1/250 |
47,50 |
3,20 |
30.000 |
2/600 |
47,50 |
|
2 |
Bến cảng Tổng hợp Gò Dầu |
Chưa HĐ |
- |
- |
Tổng hợp |
0,50 |
15.000-30.000 |
1/250 |
62,30 |
3,40 |
15.000-30.000 |
3/650 |
62,30 |
|
3 |
Cầu cảng Phước Thái (Vedan) |
2/340 |
10.000-12.000 |
120,00 |
CD |
1,13 |
10.000-12.000 |
2/340 |
120,00 |
1,13 |
10.000-12.000 |
2/340 |
120,00 |
|
4 |
Bến cảng Đồng Nai (Phân cảng Gò Dầu A) |
1/170 |
2.000 |
17,60 |
Tổng hợp |
1,00 |
5.000-10.000 |
1/170 |
17,60 |
1,00 |
5.000-10.000 |
1/170 |
17,60 |
|
5 |
Cầu cảng Super Phosphate Long Thành |
1/50 |
10.000 |
11,30 |
CD phân bón, hóa chất |
0,30 |
3.000 |
1/50 |
11,30 |
0,30 |
3.000 |
1/50 |
11,30 |
|
6 |
Cầu cảng Nhà máy Unique Gas |
1/130 |
6.500 |
1,80 |
CD Gas |
0,20 |
6.500 |
1/130 |
1,80 |
0,20 |
6.500 |
1/130 |
1,80 |
|
7 |
Bến cảng Đồng Nai (Phần cảng Gò Dầu B) |
3/263 |
6.500-15.000 |
38,20 |
Tổng hợp |
4,10 |
15.000-30.000 |
4/573 |
38,20 |
5,10 |
30.000 |
5/842 |
50,00 |
|
8 |
Bến cảng Tổng hợp Phước An |
Chưa HĐ |
- |
- |
Tổng hợp, container |
5,85 |
60.000 |
3/1.280 |
85,29 |
13,50 |
60.000 |
10/3.050 |
182,24 |
|
STT |
Tên cảng |
Hiện trạng |
Công năng, Phân loại cảng |
Quy hoạch phát triển |
Ghi chú |
|||||||||
Số cầu bến (chiếc)/ Tổng chiều dài (m) |
Cỡ tàu cập (DWT) |
Diện tích chiếm đất (ha) |
Đến năm 2015 |
Đến năm 2020 |
||||||||||
Công suất (tr. Tấn/ năm) |
Cỡ tàu cập (DWT) |
Số cầu bến (chiếc)/ Tổng chiều dài (m) |
Diện tích chiếm đất (ha) |
Công suất (tr. Tấn/ năm) |
Cỡ tàu cập (DWT) |
Số cầu bến (chiếc)/ Tổng chiều dài (m) |
Diện tích chiếm đất (ha) |
|||||||
I |
KHU BẾN CẢNG TRÊN SÔNG CÁI MÉP - THỊ VẢI |
19/5,132 |
15.000-80.000 và trên 100.000 |
306.63 |
|
103.23 |
30.000-80.000 và trên 100.000 |
69/17,515 |
1,360.52 |
220.49 |
30.000-80.000 và trên 100.000 |
78/20,255 |
1,571.62 |
|
1 |
Cầu cảng Trạm nghiền Xi măng Cẩm Phả |
1/186 |
15.000 |
9.17 |
CD xi măng |
1.87 |
15.000 |
1/186 |
9.17 |
1.87 |
15.000 |
1/186 |
9.17 |
|
2 |
Bến cảng Mỹ Xuân A |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
1.00 |
15.000-30.000 |
3/600 |
32.50 |
2.50 |
15.000-30.000 |
3/600 |
32.50 |
|
3 |
Cầu cảng Trạm nghiền Xi măng Mỹ Xuân |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD |
|
30.000 |
1/330 |
16.35 |
|
30.000 |
1/330 |
16.35 |
|
4 |
Bến cảng Sài Gòn - Thép Việt |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD Thép |
3.50 |
30.000 |
2/400 |
33.83 |
3.50 |
30.000 |
2/400 |
33.83 |
|
5 |
Bến cảng tổng hợp Hồng Quang |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD |
0.50 |
30.000 |
2/395 |
39.69 |
3.20 |
30.000 |
2/395 |
39.69 |
|
6 |
Bến cảng Quốc tế Sao Biển |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH, container |
4.60 |
10.000-30.000 |
3/776 |
68.02 |
9.30 |
10.000-30.000 |
3/776 |
68.02 |
|
7 |
Cầu cảng Nhà máy đóng tàu Vinalines |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD Đóng & S/C tàu |
|
100.000 |
1/300 |
65.21 |
|
100.000 |
3/960 |
95.31 |
|
8 |
Bến cảng tổng hợp container Mỹ Xuân |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH, container |
0.50 |
50.000 |
1/300 |
50.30 |
5.90 |
50.000 |
2/700 |
50.30 |
|
9 |
Bến cảng Tổng hợp Quốc tế Mỹ Xuân |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH, container |
7.70 |
60.000 |
3/1,110 |
172.00 |
16.10 |
60.000 |
3/1,110 |
172.00 |
|
10 |
Cầu cảng Nhà máy điện Phú Mỹ |
2/412 |
10.000 |
8.59 |
CD |
|
10.000 |
2/412 |
8.59 |
|
10.000 |
2/412 |
8.59 |
|
11 |
Cầu cảng Nhà máy nghiền xi măng Thị Vải (Holcim) |
1/246 |
50.000 |
18.00 |
CD xi măng |
1.50 |
50.000 |
1/246 |
18.00 |
1.50 |
50.000 |
1/246 |
18.00 |
|
12 |
Bến cảng Quốc tế Sài Gòn - Việt Nam (SITV) |
3/728 |
60.000 |
33.73 |
Container |
5.50 |
60.000 |
3/728 |
33.73 |
12.10 |
60.000 |
3/728 |
33.73 |
|
13 |
Bến cảng Quốc tế Thị Vải |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
4.5 |
80.000 |
3/620 |
- |
6.90 |
80.000 |
3/620 |
41.00 |
|
14 |
Bến cảng Phú Mỹ - Bà Rịa Serece |
2/453 |
60.000 |
23.03 |
TH |
7.00 |
10.000-80.000 |
4/700 |
23.03 |
7.00 |
10.000-80.000 |
4/700 |
23.03 |
|
15 |
Cầu cảng PTSC Phú Mỹ |
1/384 |
30.000 |
27.46 |
CD |
3.00 |
10.000-30.000 |
2/384 |
27.46 |
3.00 |
10.000-30.000 |
2/384 |
27.46 |
|
16 |
Cầu cảng Nhà máy Thép Phú Mỹ |
1/230 |
50.000 |
22.00 |
CD Thép |
0.97 |
50.000 |
2/420 |
22.00 |
0.97 |
50.000 |
2/420 |
22.00 |
|
17 |
Bến cảng Quốc tế Cái Mép - Thị Vải (bến Tổng hợp Thị Vải) |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
1.50 |
75.000 |
2/600 |
27.00 |
2.50 |
75.000 |
2/600 |
27.00 |
|
18 |
Bến cảng Quốc tế SP-SPA |
2/600 |
50.000-80.000 |
28.20 |
Container |
8.80 |
80.000 (120.000) |
4/1,200 |
56.40 |
16.50 |
80.000 (120.000) |
4/1,200 |
56.40 |
|
19 |
Bến cảng Posco |
2/333 |
45.000 |
27.70 |
CD Thép |
4.61 |
50.000 |
3/600 |
27.70 |
4.61 |
50.000 |
3/600 |
27.70 |
|
20 |
Bến cảng tổng hợp Bàn Thạch |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
|
80.000 (>100.000) |
- - - |
25.00 |
|
80.000 (>100.000) |
- - - |
25.00 |
|
21 |
Cầu cảng Nhà máy Đóng tàu Ba Son |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD Đóng & S/C tàu |
|
70.000-150.000 |
4/700 |
73.50 |
|
70.000-150.000 |
4/700 |
73.50 |
|
22 |
Cầu cảng Interflour |
1/308 |
75.000 |
7.57 |
CD Nông sản |
0.40 |
75.000 |
1/308 |
24.00 |
0.40 |
75.000 |
1/308 |
24.00 |
|
23 |
Bến cảng Container Tân Cảng Cái Mép |
1/890 |
80.000 |
61.18 |
Container |
5.50 |
80.000 |
3/890 |
61.18 |
16.50 |
80.000 |
3/890 |
61.18 |
|
24 |
Bến cảng Quốc tế Hoa Sen - Gemadept |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH, container |
1.80 |
30.000-50.000 |
1/286 |
6.81 |
4.10 |
30.000-50.000 |
1/286 |
6.81 |
|
25 |
Cầu cảng LPG Cái Mép |
2/362 |
2.000-30.000 |
40.00 |
CD LPG, condensate |
1.30 |
2.000-30.000 |
2/362 |
40.00 |
1.30 |
2.000-30.000 |
2/362 |
40.00 |
|
26 |
Cầu cảng Xăng dầu Petec Cái Mép |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD xăng dầu |
2.50 |
5.000-60.000 |
2/452 |
31.60 |
5.00 |
5.000-60.000 |
2/452 |
31.60 |
|
27 |
Cầu cảng Xăng dầu Cái Mép |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD xăng dầu |
1.38 |
80.000 |
1/280 |
20.60 |
1.38 |
80.000 |
1/280 |
20.60 |
|
28 |
Bến cảng Xăng dầu Cái Mép |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH, container |
0.50 |
80.000 |
2/400 |
13.20 |
4.30 |
80.000 |
2/400 |
13.20 |
|
29 |
Bến cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) |
Chưa HĐ |
- |
- |
Container |
5.50 |
80.000 (160.000) |
2/600 |
48.00 |
12.65 |
80.000 (160.000) |
2/600 |
48.00 |
|
30 |
Bến cảng Quốc tế Cái Mép - Thị Vải (Phân cảng Container Quốc tế Cái Mép) |
Chưa HĐ |
- |
- |
Container |
5.50 |
80.000-100.000 |
2/600 |
48.00 |
8.14 |
80.000-100.000 |
2/600 |
48.00 |
|
31 |
Bến cảng Container quốc tế SP - SSA |
Chưa HĐ |
- |
- |
Container |
5.50 |
80.000 (160.000) |
2/600 |
60.50 |
17.27 |
80.000 (160.000) |
2/600 |
60.50 |
|
32 |
Bến cảng Gemalink Container Terminal |
Chưa HĐ |
- |
- |
Container |
8.80 |
80.000 (200.000) |
3/1,150 |
71.60 |
18.70 |
80.000 (200.000) |
3/1,150 |
71.60 |
|
33 |
Bến cảng tổng hợp và Container Cái Mép Hạ |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
12.00 |
80.000 (160.000) |
4/1,200 |
105.55 |
21.30 |
80.000 (160.000) |
4/1,200 |
105.55 |
|
34 |
Bến cảng Cái Mép Hạ hạ lưu |
Chưa HĐ |
- |
- |
Container |
|
|
|
|
12.00 |
80.000-200.000 |
3/1,000 |
140.00 |
|
II |
KHU BẾN CẢNG TRÊN SÔNG DINH VÀ VỊNH GÀNH RÁI |
24/2,983 |
10.000 |
84.19 |
|
2.85 |
30.000 DWT 100.000 GRT |
26/4,376 |
263.69 |
28.75 |
80.000 DWT 100.000 GRT |
36/7,476 |
478.19 |
|
1 |
Bến cảng Thương mại (phân cảng Cát Lở) |
2/310 |
1.000- 5.000 |
5.40 |
TH, Thủy sản |
1.00 |
1.000-5.000 |
2/310 |
5.40 |
1.00 |
1.000-5.000 |
2/310 |
5.40 |
|
2 |
Cầu cảng Dầu K2 |
1/162 |
5.000 |
0.12 |
CD xăng dầu |
0.40 |
5.000 |
1/162 |
0.12 |
0.40 |
5.000 |
1/162 |
0.12 |
|
3 |
Bến cảng KCN Đông Xuyên |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
Cầu bến Tổng hợp |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
0.40 |
5.000-10.000 |
1/150 |
7.50 |
1.30 |
5.000-10.000 |
3/400 |
20.00 |
|
- |
Cầu cảng Vina Offshore |
1/158 |
10.000 |
1.82 |
CD |
|
10.000 |
1/158 |
1.82 |
|
10.000 |
1/158 |
1.82 |
|
- |
Cầu cảng Xí nghiệp Xăng dầu Thắng Lợi |
1/156 |
10.000 |
2.00 |
CD xăng dầu |
0.30 |
10.000 |
1/156 |
2.00 |
0.30 |
10.000 |
1/156 |
2.00 |
|
- |
Cầu cảng Nhà máy đóng và sửa chữa tàu Cơ khí hàng hải Sài Gòn |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD |
- |
10.000 |
1/100 |
13.4 |
- |
10.000 |
1/100 |
13.4 |
|
4 |
Cầu cảng VietsovPetro |
10/1,377 |
10.000 |
53.05 |
Dịch vụ Dầu khí |
|
10.000 |
10/1,377 |
53.05 |
|
10.000 |
10/1,377 |
53.05 |
|
5 |
Cầu cảng dịch vụ dầu khí PTSC |
9/820 |
5.000-10.000 |
21.80 |
Dịch vụ Dầu khí |
0.75 |
5.000-10.000 |
10/1,036 |
35.80 |
0.75 |
5.000-10.000 |
10/1,036 |
35.80 |
|
6 |
Căn cứ Dịch vụ Dầu khí Sao Mai - Bến Đình |
Chưa HĐ |
- |
- |
Dịch vụ dầu khí |
|
15.000 |
/527 |
63.00 |
|
15.000 |
/527 |
63.00 |
|
7 |
Bến cảng Container Vũng Tàu |
Chưa HĐ |
- |
- |
Container |
|
|
|
|
11.00 |
50.000-80.000 |
3/1,050 |
94.00 |
|
8 |
Bến cảng tiềm năng (kéo dài khu bến Sao Mai-Bến Đình) |
Chưa HĐ |
- |
- |
Container |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiềm năng |
9 |
Bến tàu khách và tổ hợp dịch vụ du lịch |
Chưa HĐ |
- |
- |
Bến khách quốc tế |
|
50.000-100.000 GRT |
|
|
|
50.000-100.000 GRT |
|
|
|
10 |
Cầu cảng Nhà máy đóng tàu Long Sơn |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD Đóng & S/C tàu |
|
5.000-30.000 |
/500 |
95.00 |
|
5.000-30.000 |
/500 |
95.00 |
|
11 |
Khu bến Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn |
Chưa HĐ |
- |
- |
CD |
|
|
|
|
|
1.500-100.000 |
|
|
|
12 |
Bến cảng Tổng hợp Long Sơn |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
|
|
|
|
14.00 |
80.000 |
5/1,800 |
108.00 |
|
III |
KHU BẾN CẢNG CÔN ĐẢO |
3/242 |
10.000 (50.000GRT) |
2.70 |
|
0.03 |
10.000-30.000 DWT 50.000 GRT |
4/442 |
7.70 |
0.03 |
10.000-30.000 (50.000 GRT) |
5/670 |
15.20 |
|
1 |
Bến cảng Bến Đầm |
3/242 |
10.000 (50.000GRT) |
2.70 |
TH và hành khách |
|
10.000-30.000 (50.000 GRT) |
3/242 |
2.70 |
0.03 |
10.000-30.000 (50.000 GRT) |
3/242 |
2.70 |
|
2 |
Bến cảng dịch vụ hàng hải và dịch vụ dầu khí |
Chưa HĐ |
- |
- |
TH |
|
30.000 |
1/200 |
5.00 |
|
30.000 |
2/428 |
12.50 |
|
Ghi chú:
- Viết tắt: TH: Tổng hợp; CD: Chuyên dùng; HĐ: Hoạt động; S/C: Sửa chữa.
THE
MINISTRY OF TRANSPORT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 1745/QD-BGTVT |
Hanoi, August, 03, 2011 |
DECISION
APPROVING THE DETAILED MASTER PLAN ON THE SEAPORT GROUP IN SOUTHEAST VIETNAM (GROUP 5) THROUGH 2020, WITH ORIENTATIONS TOWARD 2030
THE MINISTER OF TRANSPORT
Pursuant to the November 26, 2003 Construction Law; Pursuant to the June 14, 2005 Maritime Code of Vietnam;
Pursuant to the Government’s Decree No. 51/2008/ND-CP of April 22, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;
Pursuant to the Government’s Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on elaboration, appraisal, approval and management of socio- economic development master plans, and Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 92/2006/ND-CP;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 2190/QD-TTg of December 24, 2009, approving the master plan on development of Vietnam’s seaport system through 2020, with orientations toward 2030;
Pursuant to the Government Office’s Notice No. 132/TB-VPCP of June 2, 2011, on conclusions of Prime Minister Nguyen Tan Dung at a cabinet meeting on implementation of the detailed master plan on Group 5 of seaports;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
At the proposal of the standing body of the Appraisal Council and the director of the Planning and Investment Department,
DECIDES:
Article 1. To approve the detailed master plan on the seaport group in Southeast Vietnam (Group 5) through 2020, with orientations toward 2030, with the following principal contents:
1. Scope of the master plan Group 5 consists of seaports in coastal provinces and a city in the southeastern region, including Ho Chi Minh City, and Dong Nai, Ba Ria - Vung Tau and Binh Duong provinces, and ports on Soai Rap river in Long An and Tien Giang provinces.
2. Development viewpoints and objectives a/ Development viewpoints:
- To utilize and bring into full play natural and social conditions of the region for developing seaports in Cai Mep - Thi Vai, Ben Dinh - Sao Mai and Hiep Phuoc areas and such potential locations as Long Son… so as to efficiently exploit land areas for building ports, raising the capacity to accommodate large-tonnage ships and promoting the potential of international transshipment of group-5 seaports.
- To develop seaports of Group 5 in combination with synchronous connection of road, railway and internal waterway infrastructure facilities, creating a driving force and promoting the development of coastal economic zones and urban centers and large industrial parks in Ho Chi Minh City, Dong Nai, Ba Ria - Vung Tau, Binh Duong and Binh Phuoc provinces and adjacent provinces. To harmoniously develop special-use wharves for bulky or liquid goods, farm produce,… so as to handle various kinds of goods of the whole region.
- To reserve land and water surface areas for planning the development of general and container wharves or wharves for special-use goods in service of the whole region.
- To intensify the application of advanced and modern technologies to management and operation of seaports, first of all, large ones in Cai Mep -Thi Vai (Ba Ria - Vung Tau), Cat Lai and Hiep Phuoc (Ho Chi Minh City), to raise the operation efficiency and meet socio-economic development requirements of the southern dynamic economic region.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To mobilize to the utmost all social resources, especially from the private sector and foreign direct investment for developing seaports and seaport common-use infrastructure facilities.
- To develop ports in a sustainable manner, associating port development with environmental protection and protection of the natural ecosystem and avoiding bad impacts on social and daily-life activities of inhabitants in the region. The development and operation of regional seaports must be associated with the protection of the eco-environment in Ganh Rai bay, Can Gio submerged eco-forests and submerged forests along Thi Vai river, avoiding bad impacts on tourism potentials of Ho Chi Minh City and Vung Tau city.
- To develop seaports to meet also security and national defense requirements.
b/ Development objectives and orientations
- General objectives:
+ To rationally locate seaports in the group so as to promote their combined efficiency; and at the same time to create a balanced and synchronous development of seaports and infrastructure facilities related to their zone of attraction, and combine seaport development with industrial and service development to create a driving force for economic development, security and national defense.
+ To meet the requirements for relocating the port system on Sai Gon river and Ba Son shipyard in order to reduce the traffic flow and congestion in downtown Ho Chi Minh City.
+ To support the development of industrial parks and export processing zones in the region and concurrently facilitate the urban development in order to accelerate the regional industrialization and modernization from now through 2020, with orientations toward 2030.
+ To form and develop modern international gateway ports and regional major ports to follow the development trends of Vietnam’s and the world’s ocean shipping industry, attracting part of cargoes transshipped through the region.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ To ensure a cargo throughput at the planning points of time as follows:
. 169 - 200 million tons/year by 2015;
. 235 - 317 million tons/year by 2020;
. 393 - 681 million tons/year by 2030;
Of which, the container cargo throughput at the planning points of time are as follows:
. 7,563 - 9,563 thousand TEU/year by 2015;
. 12,125 - 17,995 thousand TEU/year by 2020;
. 23,370 - 46,229 thousand TEU/year by 2030;
And the number of seaborne passengers to arrive at these seaports at the planning points of time are as follows:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
. 418.1 - 539,4 thousand arrivals/year by 2020;
. 917,1 - 1,335.8 thousand arrivals/year by 2030;
+ To accommodate seagoing ships of the following types: sundry and bulky cargo ships of between 10,000 and 60,000 DWT, container ships of an equivalent tonnage of between 10,000 and 100,000 DWT, crude oil tankers of up to 300,000 DWT, oil product tankers of between 10,000 and 50,000 DWT, and passenger ships of between 50,000 and 100,000 GRT.
3. Contents of the master plan
a/ Detailed planning of seaports in the group
Group 5 consists of three seaports: Vung Tau seaport (including also Con Dao seaport), Dong Nai seaport (including also Binh Duong wharf area) and Ho Chi Minh City seaport (including also wharf areas of Long An and Tien Giang provinces on Soai Rap river).
- Ho Chi Minh City seaport: This is a national and regional major general seaport (class I), which consists of the following main wharf areas: the wharf area on Sai Gon river; Cat Lai wharf area on Dong Nai river; the wharf area on Nha Be river; Hiep Phuoc wharf area on Soai Rap river; and the wharf areas in Long An and Tien Giang provinces on Soai Rap river.
The seaport’s projected cargo throughput by 2015, 2020 and 2030 will reach around 91.843 - 100.465, 105.825 - 132.57 and 160.133 - 271.289 million tons/year, respectively, of which container cargo volume will be around 4.183 - 4.908, 4.844 - 6.976 and 8.557 - 17.576 million TEU/year, respectively.
The number of international passengers expected to arrive at the seaport by 2015, 2020 and 2030 will reach 164.2 - 200.5, 202.8 - 261.5 and 444.7 -647.7 thousands/year, respectively.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ The wharf area on Sai Gon river: This area consists of 11 wharves/piers for ships of between 20,000 and 30,000 DWT. This wharf area will be relocated and have its utilities transformed under the Prime Minister’s Decision No. 791/QD-TTg of August 12, 2005. Khanh Hoi wharf will be partially transformed into a domestic passenger landing stage and a maritime service center. Wharves not to be relocated will only be renovated and upgraded.
+ Cat Lai wharf area (on Dong Nai river): This area consists of 9 wharves/piers for ships of up to 30,000 DWT. This is the major container wharf area of the seaport in the near future.
+ Nha Be wharf area (on Nha Be river): This area consists of 10 wharves/piers for ships of between 20,000 - 30,000 DWT. The wharves on Nha Be river are planned to be renovated and upgraded (not expanded) for ships of up to 30,000 DWT. A new passenger landing stage will be built in Phu Thuan (downstream Phu My bridge) for ships of 50,000 GRT.
+ Hiep Phuoc wharf area (on Soai Rap river): This is the major wharf area of the seaport in the future, mainly to handle general and container cargoes for ships of 50,000 DWT and container ships of 4,000 TEU. It will have several special-use wharves for ships of between 20,000 - 30,000 DWT to directly serve adjacent industrial establishments.
+ Long An and Tien Giang wharf areas (on Soai Rap river): This areas have wharves functioning as general cargo, oil and gas service and LPG special-use wharves which can accommodate ships of up to 50,000 DWT or larger tonnage suitable to their channels’ capacity.
- Dong Nai seaport: This is a national and regional major general seaport (class I), which consists of the following functional wharf areas: Long Binh Tan and Binh Duong wharf areas (on Dong Nai river); Phu Huu wharf area (on Dong Nai river and Long Tau - Nha Be river), Ong Keo wharf area (Long Tau river and Dong Tranh river); Go Dau and Phuoc An wharf areas (on Thi Vai river).
The port’s projected cargo throughput by 2015, 2020 and 2030 will reach around 19.663 - 21.135, 43.186 - 53.111 and 71.763 - 112.992 million tons/year, respectively, of which container cargo volume will be around 620 - 775, 2,280 - 2,850 and 4,413 - 7,543 thousand TEU/year, respectively.
Detailed planning of main functional wharf areas is as follows:
+ Phuoc An and Go Dau wharf areas (on Thi Vai river): This is the major wharf area of the seaport, mainly accommodating general and container ships of up to 60,000 DWT (Phuoc An) and 30,000 DWT (Go Dau), and having several special-use wharves which can accommodate ships of between 6,500 - 12,000 DWT in direct service of adjacent industrial establishments.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ The wharf area on Dong Nai river: This area consists of wharves for general, container and bulky cargo ships of up to 5,000 DWT and special- use wharves for ships of 1,000 DWT in Long Binh Tan area (Dong Nai province) and Binh Duong port for ships of up to 5,000 DWT.
- Vung Tau seaport: This is a national and international gateway general seaport (class IA), which consists of the following main functional wharf areas: Go Dau and Tac Ca Trung wharf areas; Phu My and My Xuan wharf areas; Cai Mep and Sao Mai-Ben Dinh wharf areas; Long Son wharf area; Vung Tau - Dinh river and Con Dao wharf areas.
The port’s projected cargo throughput by 2015, 2020 and 2030 will reach around 57.257 - 78.043, 85.669 - 131.088 and 161.491 - 296.291 million tons/year, respectively, of which container cargo volume will be around 2.76 - 3.88, 5.001 - 8.169 and 10.4 - 21.11 million TEU/year, respectively.
The number of seaborne international passengers expected to arrive at the seaport by 2015, 2020 and 2030 will reach 174.4 - 213.1, 215.4 - 277.9 and 472.4 - 688.1 thousand arrivals/year, respectively.
Detailed planning of main functional wharf areas is as follows:
+ Go Dau and Tac Ca Trung wharf areas: This area is for general and container ships and can accommodate ships of up to 30,000 DWT.
+ Phu My and My Xuan wharf areas (Thi Vai river): These areas are for handling general and container cargoes of ships of between 50,000 and 80,000 DWT or between 4,000 and 6,000 TEU. To further study the possibility of renovating and expanding channels to accommodate ships of between 60,000 and 120,000 DWT (loading capacity of between 4,000 and 10,000 TEU) in Phu My and ships of up to 60,000 DWT in My Xuan. These areas have several special-use wharves to serve industrial and service establishments.
+ Cai Mep and Sao Mai - Ben Dinh wharf areas: These areas are major wharf areas of the seaport, mainly for handling container cargoes exported or imported on ocean shipping routes and attracting international transshipment containers. Cai Mep area will accommodate ships of between 80,000 and 100,000 DWT (loading capacity of between 4,000 and 10,000 TEU). To further study the possibility of renovating channels to accommodate ships of over 100,000 DWT in Cai Mep. Sao Mai - Ben Dinh area will accommodate container ships of between 80,000 DWT (loading capacity of 6,000 TEU) and over 100,000 DWT and have landing stages for international tourists carried by ships of up to 100,000 GRT.
+ Long Son wharf area: This area functions as a special-use wharf area of the petrochemical complex having a terminal to receive crude oil for ships of 300,000 DWT and a wharf of between 30,000 and 50,000 DWT for import of other materials and export of products. The southeastern coastline section of the area will be reserved for building a general wharf for long-term development of the region.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Con Dao wharf area: This area functions mainly as a general cargo wharf and a passenger landing stage for Con Dao, which can accommodate ships of between 2,000 and 5,000 DWT. A maritime and oil and gas service wharf will also be built for ships of up to 10,000 DWT.
b/ Orientations for the planned relocation in subsequent periods
A main road linking ports along Saigon river from Tan Phu My bridge to Cat Lai, Thu Duc, Long Thanh, Vung Tau and Dong Nai industrial parks will be built. As a result, these ports will continue operating like at present and will only be studied for relocation after 2020 if necessary.
(A detailed list of seaports in the group and their sizes and functions and locations and scopes of logistics centers is specified in the Appendix and the master plan dossier attached to this Decision, not printed herein).
c/ Solutions to moored wharves
The location of moored wharves on channels is just temporary to meet practical needs in the near future in areas where conditions do not permit the building of solid wharves. Therefore, the building of moored wharves must be incorporated in the development planning and suitable to operations of solid wharves. When the construction of solid wharves is completed, investors of moored wharves shall remove these moored wharves as required to assure safe and effective operation of solid wharves.
d/ Planned renovation and upgrading of channels
- Saigon - Vung Tau channel: To renovate some bending sections, maintain a depth and a maritime signaling system of Long Tau channel for ships of 30,000 DWT which can enter and leave the seaport all the day on the high tide.
- Soai Rap channel: From now to 2015, this channel will accommodate fully loaded ships of up to 30,000 DWT and partially loaded ships of 50,000 DWT. In subsequent periods, to consider dredging the channel for fully loaded ships of up to 50,000 DWT and partially loaded ships of over 50,000 DWT.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Cai Mep - Thi Vai channel: To study and determine the largest tonnage of ships which can enter wharf areas in the coming period. Projected ship tonnage which can be accommodated by wharf areas are as follows:
+ Cai Mep wharf area: For ships of between 80,000 and over 100,000 DWT and container ships of between 4,000 and 8,000 TEU;
+ Phu My wharf area (Thi Vai): For ships of between 60,000 and 100,000 DWT and container ships of between 4,000 and 8,000 TEU;
+ Phuoc An and My Xuan wharf areas: For ships of up to 60,000 DWT;
+ Go Dau wharf area: For ships of up to 30,000 DWT.
+ Dinh river channel (from buoy zero to VietsovPetro port): To maintain the conditions for stable operation for ships of 10,000 DWT.
e/ Priority projects through 2015
- Port access channels:
+ Cai Mep - Thi Vai: channel: To comprehensively study the channel section for ships of over 100,000 DWT entering Cai Mep wharf area; ships of up to 100,000 DWT to enter wharves of Phu My area; ships of up to 60,000 DWT entering wharves of My Xuan and Phuoc An areas; and for ships of up to 30,000 DWT entering wharves of Go Dau area.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Wharves:
(1) For general and container wharves
+ Vung Tau international wharves in Sao Mai - Ben Dinh: These wharves are mainly for international container transshipment for ships of between 80,000 DWT (6,000 TEU) and over 100,000 DWT.
+ Lower Cai Mep general and container wharves: These wharves accommodate ships of between 80,000 DWT (6,000 TEU) and over 100,000 DWT.
+ Hiep Phuoc downstream wharf area: This is the major general and container wharf area of Ho Chi Minh City which can accommodate ships of up to 50,000 DWT (4,000 TEU) and may be upgraded to accommodate ships of over 50,000 DWT to suit the development of channels.
(2) For special-use wharves
+ To invest in a special-use wharf area for Long Son petrochemical refinery: This area is exclusively for crude oil, oil products and imported materials.
- Port-linking roads
+ National highway 51 (Dong Nai - Ba Ria-Vung Tau): To complete the upgrading and expansion of this national highway to link Cai Mep - Thi Vai port system with the regional transport network.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Phu Huu - Ong Keo (Dong Nai) inter-port road: To invest in this road in order to accelerate the formation and development of Phu Huu - Ong Keo wharf area.
+ Provincial road 25B to Cat Lai port (Ho Chi Minh City: To complete the upgrading and expansion of this road to link Hanoi expressway with Cat Lai wharf area.
+ Road to wharves in Hiep Phuoc area: To continue investing in and completing the North-South axial road to Hiep Phuoc area and trunk roads in Hiep Phuoc industrial park linking to wharves.
+ Roads linking to Long An and Tien Giang wharf areas: To study the building of roads linking to Long An and Tien Giang wharf areas.
4. Policies, mechanisms and solutions for implementation
a/ Regarding investment in port development in general
- To step up mobilization of all social resources for investment in developing seaport infrastructure facilities in the forms of PPP, BOT, BT,… To intensify investment promotion, encourage and create favorable conditions for all economic sectors at home and abroad to invest in developing seaports in the prscribed forms.
- To concentrate state budget sources on investing in public infrastructure facilities (navigable channels and breakwaters for common use) connected to important seaports. Wharf infrastructure facilities will be built with funds lawfully mobilized from enterprises. All infrastructure and port- linking infrastructure facilities of seaport and wharves recommended by investors, including general wharves, will be built with capital raised by these investors themselves.
- To study and permit on a pilot basis foreign partners to invest in loading and unloading equipment and hire other entities to operate port infrastructure facilities invested with domestic capital (associated with transfer of advanced technologies).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To step up the building of wharves and wharf areas for common use in economic zones and industrial parks so as to promote the investment efficiency and use of natural resources in the coastline for building seaports. To reserve land areas for port development, each of a width of 500 - 700 meters along big rivers with potential for port development (Cai Mep - Thi Vai, Soai Rap, Long Tau, Nha Be, Dong Nai,…). To reserve appropriate land areas behind seaports for building goods distribution centers with logistic functions.
- To further step up administrative reform in the management of investment and operation of seaports toward simplicity and modernity; to study and apply on a pilot basis the model of “port management office” at seaports where conditions permit; to facilitate the location of working offices of maritime port authorities and specialized state management agencies in new port areas in order to ensure prompt state management at seaports; and to encourage investors in economic zones and industrial parks to invest in seaport infrastructure and port-linking infrastructure facilities.
b/ Mechanisms and policies for and organization of the planned relocation
- Mechanisms and policies for and organization of the planned relocation of ports on Saigon river and Ba Son shipyard shall continue complying with the Prime Minister’s Decision No. 791/QD-TTg of August 12, 2005 and other relevant directing documents.
- Capital amounts obtained from transformation of utilities, conversion of land use rights and sale of workshops and other works shall be used under the Prime Minister’s Decision No. 74/2005/QD-TTg of April 6, 2005, on use of proceeds from the transfer of land use rights, sale of workshops and other works upon relocation of economic organizations’ offices, production or business establishments under the master plan, and the Prime Minister’s Decision No. 46/2010/QD-TTg of June 24, 2010, promulgating the financial regulation applicable to the relocation of ports on Saigon river and Ba Son shipyard.
- Other regimes and policies (land rents, taxes, use of preferential credit loans,…) for to-be-relocated enterprises comply with current regulations.
In case of necessity, problems arising in the course of relocation must be reported to the Steering Committee for implementation of the plan on relocation of ports on Saigon river and Ba Son shipyard for settlement or to the Prime Minister, for issues beyond local authorities’ competence.
c/ Mechanisms to promote internationally transshipped cargoes
For Vung Tau seaport with the role of an international gateway seaport of class 1A in the South Vietnam, in addition to its principal function of handling exports and imports on ocean shipping routes of the whole South Vietnam, it is necessary to study and acquire fundamental conditions of infrastructure, management and operation, financial, banking and other specialized services for raising competitiveness, attraction and handling of internationally transshipped cargoes of the region.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The Vietnam Maritime Administration shall:
- Coordinate with provincial-level People’s Committees and related agencies in publicizing and managing the implementation of the approved master plan.
- Report to the Ministry of Transport for consideration and decision on addition and adjustment of functions and sizes of seaports and wharves.
- For potential seaports and wharves: Summarize and report on practical needs and proposals of investors and provincial-level People’s Committees to the Ministry of Transport for consideration and decision.
- Annually coordinate with local administrations and related agencies in inspecting the implementation of the master plan, reviewing and proposing measures to handle projects implemented not under the master plan, and reporting them to the Ministry of Transport.
- Assign the Vietnam Maritime Administration to study a general mechanism for management, operation and development of infrastructure facilities and other related services in order to attract internationally transshipped cargoes for Cai Mep and Sao Mai - Ben Dinh wharf areas, enabling them to compete with international transshipment ports in the region.
2. Ministries, sectors and provincial-level People’s Committees shall:
- Direct investors in formulating projects to build, renovate and upgrade seaports and navigable channels in line with the approved master plan and in accordance with current regulations on construction investment management.
- Provincial-level People’s Committees shall base themselves on the approved master plan to closely manage and use for proper purposes land areas reserved for building seaports; arrange land areas for synchronous development of seaports and port-linking infrastructure facilities, service areas behind seaports, logistic and maritime service areas in order to assure favorable conditions for seaport operation; and coordinate with the Ministry of Transport in organizing harmonious traffic, ensuring that port- linking traffic does not conflict with urban traffic.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ For wharf areas and wharves for different types of cargoes and built by different investors: Provincial-level People’s Committees shall direct functional agencies in working out and submitting detailed master plans to the Vietnam Maritime Administration for appraisal and reporting to the Ministry of Transport for consideration and approval.
+ For other wharf areas and wharves: Provincial-level People’s Committees shall direct investors or functional agencies in working out and submitting detailed master plans to the Ministry of Transport and the Vietnam Maritime Administration for study and updating in the detailed master plan on the seaport group, and manage these master plans.
Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.
Article 4. The director of the Office, the Chief Inspector, directors of the departments, the Ministry of Transport, the director of the Vietnam Maritime Administration, and heads of related organizations and related individuals shall implement this Decision.-
MINISTER
OF TRANSPORT
Ho Nghia Dung
;
Quyết định 1745/QĐ-BGTVT năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 1745/QĐ-BGTVT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký: | Hồ Nghĩa Dũng |
Ngày ban hành: | 03/08/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1745/QĐ-BGTVT năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Chưa có Video