Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2017/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 13 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TẠM THỜI VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG KHÔNG VÀO MỤC ĐÍCH GIAO THÔNG VÀ QUẢN LÝ THI CÔNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/5/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý cht lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 của Bộ Giao thông vận tải ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ";

Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại T trình số 109/SGTVT-TTr ngày 25/8/2017, Công văn s 2447/SGTVT-HTGT&ATGT ngày 29/9/2017; của Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định (lần 3) số 35/BCTĐ-STP ngày 22/8/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: Quy định quản lý, sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường không vào mục đích giao thông và quản lý thi công trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường giao thông thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hải Phòng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 25/10/2017; thay thế Quyết định số 1611/2009/QĐ-UBND ngày 18/9/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc Ban hành Quy định tạm thời về quản lý và sử dụng một phần lòng đường, vỉa hè không vào mục đích giao thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Chính phủ;
-
Bộ Giao thông vận ti;
-
Cục KTVBQPPL- Bộ Tư pháp;
- TTTU; TT HĐND.TP;
-
Ủy ban MTTQ VN TP;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Hải Phòng;
-
Sở Tư pháp;
-
Như Điều 3;
- Công báo TP, Báo HP, Đài PTT&THHP, Cổng thông tin điện tử thành phố;
- Các
PVP UBNDTP;
- Các Phòng CV-VP
UBND TP;
-
CV: GT;
- Lưu:
VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Tùng

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TẠM THỜI VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG KHÔNG VÀO MỤC ĐÍCH GIAO THÔNG VÀ QUẢN LÝ THI CÔNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số
15/2017/QĐ-UBND ngày 13/10/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

1. Quy định quản lý, sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường không vào mục đích giao thông và quản lý thi công trong phạm vi bảo vệ kết cu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị của thành phố Hải Phòng.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Các cơ, quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng tạm thời mt phần vỉa hè, lòng đường không vào mục đích giao thông.

b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, đầu tư xây dựng, khai thác và bảo trì đường bộ; thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cu hạ tầng giao thông đường bộ; lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn và đu nối với hệ thống đường tỉnh, đường huyện và đường đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm: đất đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phạm vi bảo vệ trên không của công trình đường bộ.

2. Đào đường: là việc đào, khoan, cắt, đục lỗ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

3. Hoàn trả: là công tác khôi phục lại kết cấu của đường bộ với điều kiện chất lượng đảm bảo bằng hoặc tốt hơn hiện trạng ban đầu.

4. Công trình ngầm: là các công trình đường cáp điện, đường cáp thông tin - viễn thông, đường ống cấp nước, đường cống thoát nước, đường ống dẫn khí đốt, hào kỹ thuật, đường hầm đặt dưới mặt đất.

5. Rào chắn: là vật dùng để ngăn chặn, bao quanh khu vực thi công, được cấu tạo vững chắc, an toàn và mỹ quan nhằm cách ly phạm vi công trường với khu vực xung quanh.

6. Đấu ni công trình vào đường bộ: Là việc kết nối đường dẫn từ trụ sở, nhà ở, cửa hàng, nhà xưởng, đường dẫn ra vào trạm xăng dầu, trạm dừng nghỉ, đường nhánh, đường chuyên dùng, đường huyện, đường xã, đường ni từ đường gom vào trực tiếp đường bộ (bao gồm cả đường đô thị).

7. Đơn vị cung cấp dịch vụ: các đơn vị cung cấp dịch vụ cấp nước, dịch vụ thoát nước, dịch vụ thông tin - viễn thông, điện lực.

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Việc sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường không vào mục đích giao thông: Thực hiện đúng quy định tại Điều 25a, 25b, 25c Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 100/2013/NĐ-CP).

2. Việc thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải đảm bảo cho người và phương tiện qua lại an toàn, thông suốt; bảo đm đường bộ đang khai thác luôn được bền vững; bảo đảm vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

Chương 2

CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẠM THỜI MỘT PHẦN VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG KHÔNG VÀO MỤC ĐÍCH GIAO THÔNG

Điều 4. Các trường hợp được phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường không vào mục đích giao thông

1. Tổ chức, cá nhân phải đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường không vào mục đích giao thông trong các trường hợp quy định tại điểm a, d, đ Khoản 2, Điều 25a và khoản 2, Điều 25b, Điều 25c Nghị định số 100/2013/NĐ-CP.

2. Tổ chức, cá nhân phải thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trước khi sử dụng tạm thời một phần vỉa hè trong các trường hợp quy định tại đim b, c, Khoản 2, Điều 25a Nghị định số 100/2013/NĐ-CP.

Điều 5. Thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường không vào mục đích giao thông hoặc trông giữ xe

1. Ủy ban nhân dân các quận, huyện: cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường không vào mục đích giao thông hoặc trông giữ xe đối với các tuyến đường do Ủy ban nhân dân quận, huyện qun lý.

2. Sở Giao thông vận tải: cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường không vào mục đích giao thông hoặc trông giữ xe đối với các tuyến đường được Ủy ban nhân dân thành phố giao quản lý.

Điều 6. Trình tự, thủ tục và hồ sơ cấp giấy phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường không vào mục đích giao thông

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường không vào mục đích giao thông hoặc trông giữ xe gửi 01 (một) bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Quy định này.

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục 1 của Quy định này.

b) Bản vẽ vị trí mặt bằng đề nghị cấp phép của tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường. Bản vẽ xác định rõ vị trí sử dụng, kích thước sử dụng theo mẫu tại Phụ lục 3 của Quy định này.

c) Bản sao hợp lệ văn bản pháp lý khác (nếu có) liên quan đến nhu cầu của tổ chức, cá nhân xin cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường.

Trường hợp sử dụng vỉa hè tập kết vật liệu phục vụ thi công xây dựng, sửa chữa công trình yêu cầu phải có bản sao giấy phép xây dựng hoặc sửa chữa do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ các trường hợp được miễn cấp Giấy phép xây dựng theo quy định tại Khoản 2, Điều 89 Luật Xây dựng s 50/2014/QH13).

2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ h sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép. Trường hợp không cấp thì phải có văn bản nêu rõ lý do.

3. Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp giấy phép phải nộp phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Trình tự, thủ tục và hồ sơ gia hạn giấy phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường không vào mục đích giao thông

1. Khi giấy phép còn thời hạn 05 ngày, nếu các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng phải làm thủ tục gia hạn. Việc gia hạn giấy phép được thực hiện một lần với thời gian không quá 06 (sáu) tháng. Khi giy phép đã hết thời hạn, tổ chức, cá nhân còn nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường phải làm thủ tục cấp giấy phép mới.

2. Trình tự, thủ tục gia hạn: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn Giấy phép nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Quy định này.

Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường của tổ chức, cá nhân theo mẫu tại Phụ lục 2 của Quy định này.

- Giấy phép đã được cấp

Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền gia hạn Giấy phép. Trường hợp không gia hạn phải có văn bản thông báo rõ lý do đối với tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

Chương 3

QUẢN LÝ THI CÔNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐANG KHAI THÁC

Mục 1. THI CÔNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU

Điều 8. Quản lý thi công công trình thiết yếu

1. Khi thi công công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ các tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/ 2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT).

2. Khi xây dựng công trình thiết yếu trên các tuyến đường bộ được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo, Ch đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT.

Điều 9. Biện pháp và thời gian thi công

1. Thi công các công trình thiết yếu nói chung:

a) Cấm đào, khoan đường để thi công các công trình nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ vào các ngày l, Tết. Trường hợp cần thiết phải thi công để phục vụ cho các hoạt động chính trị, văn hóa, thể thao phải báo cáo Sở Giao thông vận tải quyết định; chủ đầu tư công trình phải có kế hoạch thu dọn, hoàn trả lại mặt bằng theo đúng quy định.

b) Thời gian thi công: Chỉ được thi công trên đường bộ đang khai thác từ 22h00 ngày hôm trước đến 05h00 ngày hôm sau. Đơn vị thi công phải dọn dẹp mặt bằng, hoàn trả lại mặt đường trước 6h00 ngày hôm sau.

c) Ch đầu tư công trình có trách nhiệm làm việc trực tiếp với các đơn vị liên quan có nhu cầu đào và hoàn trả mặt đường trên cùng một tuyến đường để triển khai phối hợp thi công đồng bộ, tránh đào đường, hoàn trả mặt đường nhiều lần gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân, của giao thông trong khu vực.

2. Thi công các công trình thiết yếu là công trình ngầm:

Ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, việc thi công các công trình ngầm còn phải thực hiện các quy định sau:

a) Khi đầu tư phát triển mạng lưới cấp thoát nước mới thì chủ đầu tư thực hiện thiết kế chung cho toàn khu vực một ln (tránh thi công nhiu ln gây lãng phí, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mất mỹ quan đô thị).

b) Việc thi công khắc phục sự cố kỹ thuật khi thi công công trình ngầm được thực hiện theo Điều 19 của Quy định này. Thời gian từ khi đào đường đsửa chữa khắc phục sự cố đến khi hoàn trả hoàn chỉnh mặt đường là 24 giờ. Trước khi sửa chữa, chủ đầu tư công trình ngầm phải có văn bản thông báo gửi Sở Giao thông vận tải về việc sửa chữa, khắc phục sự cố kỹ thuật của đơn vị.

Trường hợp thời gian xử lý sự cố của các đơn vị lớn hơn 24 giờ thì phải báo Sở Giao thông vận tải quyết định.

c) Đơn vị thi công lắp đặt, sửa chữa, bảo trì công trình ngầm phải tiến hành thi công và hoàn tr mặt đường hoàn chỉnh theo phương pháp cuốn chiếu từng đoạn. Chiều dài và thời gian hoàn thành mi đoạn rãnh đào được quy định cụ thể như sau:

c.1) Đối với việc thi công lắp đặt cáp ngầm điện lực: Thời gian từ khi đào đến khi hoàn trả hoàn chỉnh mặt đường cho mỗi đoạn rãnh đào tối đa không quá 05 (năm) ngày. Chiều dài đoạn rãnh đào tối đa không quá 250m.

c.2) Đối với việc thi công lắp đặt tuyến cáp thông tin - viễn thông: Thời gian từ khi đào đến khi hoàn trả hoàn chỉnh mặt đường cho mỗi đoạn rãnh đào tối đa không quá 05 (năm) ngày. Chiều dài đoạn rãnh đào là khoảng cách giữa 2 hầm cáp kế nhau, tối đa không quá 250m.

c.3) Đối với việc thi công lắp đặt hệ thống thoát nước: Thời gian từ khi đào đến khi hoàn trả hoàn chỉnh mặt đường cho mỗi đoạn rãnh đào tối đa không quá 05 (năm) ngày. Chiều dài đoạn rãnh đào là khoảng cách giữa 2 hm ga kế nhau.

c.4) Đối với việc thi công lắp đặt hệ thống cấp nước: Thời gian từ khi đào đến khi hoàn trả hoàn chỉnh mt đường tối đa không quá 05 (năm) ngày (đối với tuyến ống cái). Chiều dài rãnh đào phụ thuộc vào điều kiện thi công và yêu cầu kỹ thuật của ngành nhưng tối đa không quá 300m.

c.5) Đối với việc thi công lắp đặt các trụ điện lực, trụ chiếu sáng công cộng, điện thoại, trụ quảng cáo và hạng mục công trình xây dựng hạ tầng kỹ thut trên đường bộ đang khai thác hoặc trong hành lang an toàn đường bộ: Thời gian từ khi đào đến khi trồng trụ xong tối đa không quá 24 giờ cho mi trụ.

c.6) Đối với các công trình có rào chắn chiếm dụng mặt đường: Thời gian được phép thi công không quá 60 ngày (tính cả thời gian tp kết vt tư, thiết bị và dựng rào chắn) và không quá 100m cho mỗi lần thi công. Trường hợp quá 60 ngày báo cáo Sở Giao thông vận tải quyết định.

Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ, chủ đầu tư, chủ sử dụng công trình thiết yếu

1. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ sử dụng công trình thiết yếu:

a) Thực hiện theo các quy định tại Điều 15, Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT.

b) Thực hiện đúng kích thước, kết cấu, phương án và thời gian thi công đã được cơ quan quản lý đường bộ chấp thuận. Trường hợp gặp sự cố khi thi công công trình thực hiện theo Điều 20 Quy định này.

c) Hoàn trả lại nguyên trạng và bảo hành chất lượng công trình đường bộ bị ảnh hưởng do việc thi công công trình thiết yếu theo quy định cụ thể tại Điều 11 Quy định này.

d) Thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo quy định.

2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ.

Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm báo cáo danh sách các chủ đầu tư, đơn vị thi công vi phạm và kết quả xử lý vào ngày 25 hàng tháng về Sở Giao thông vận tải để Sở Giao thông vận tải xem xét và có biện pháp xử lý hoặc kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố xử lý.

Điều 11. Hoàn trả công trình đường bộ

1. Xác định giá trị dự toán hoàn trả:

a) Giá trị Dự toán hoàn trả = Khối lượng (theo hợp đồng xây lắp) x đơn giá hoàn trả.

b) Sở Giao thông vận tải hướng dẫn về kết cấu mẫu hoàn trả mặt đường, vỉa hè và đơn giá hoàn trả để Chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế và dự toán hoàn trả theo quy định.

2. Bảo hành công trình hoàn tr

a) Thời gian bảo hành là 24 tháng tính từ thời điểm Chủ đầu tư bàn giao hoàn thành công trình hoàn trả đưa vào sử dụng cho cơ quan quản lý đường bộ

b) Kinh phí bảo hành: Chủ đầu tư nộp về Sở Giao thông vận tải qua hình thức chuyển khoản hoặc ký quỹ kinh phí bảo hành công trình hoàn trả có giá trị bằng 5% giá trị dự toán hoàn trả

3. Giám sát chất lượng hoàn tr

Thực hiện theo quy định đầu tư xây dựng cơ bản, do Tư vấn giám sát công trình của Ch đầu tư thực hiện; được cơ quan quản lý đường bộ kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.

Mục 2. ĐẤU NỐI ĐƯỜNG NHÁNH VÀO ĐƯỜNG TỈNH, ĐƯỜNG HUYỆN VÀ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

Điều 13. Nguyên tắc chung

1. Việc đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị chỉ được thực hiện khi có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 khu đất của Chủ đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp thực hiện các dự án riêng lẻ: Chủ đầu tư phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Xây dựng lập quy hoạch, thỏa thuận với Sở Giao thông vận tải đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

Trường hợp cần thiết, Sở Giao thông vận ti xem xét, quyết định đường nhánh đấu nối tạm có thời hạn để vận chuyển vật tư, thiết bị và thi công kết cấu hạ tầng của dự án nằm ngoài phạm vi đất dành cho đường bộ.

2. Tiêu chuẩn thiết kế nút giao: Tuân thủ theo các quy định tại tiêu chuẩn TCVN 4054:2005 - Đường ô tô, yêu cầu thiết kế và TCXDVN 104:2007- Đường đô thị, yêu cầu thiết kế

3. Khu vực ngoài đô thị, đường nhánh đấu nối vào đường bộ phải thông qua hệ thống đường gom. Khu vực trong đô thị, đường nhánh đấu nối vào đường bộ phải thông qua làn chuyển tốc, làn phụ. Trong trường hợp bắt buộc phải đấu nối trực tiếp vào đường bộ phải có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông của nút giao.

4. Khi có nhu cầu đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh và đường đô thị các tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 27 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT. Trường hợp đấu nối tạm thời có thời hạn vào đường tỉnh và đường đô thị đang khai thác, các tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT.

Điều 14. Trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ và chủ đầu tư

Theo quy định tại Điều 30, Điều 31, Điều 32 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT.

Mục 3. THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG, CẢI TẠO, SỬA CHỮA VÀ LẮP ĐẶT BIỂN BÁO, BIỂN CHỈ DẪN

Điều 15. Trách nhiệm khi thi công xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Việc thi công xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo Điều 18 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT.

2. Khi xây dựng mới, sửa chữa các công trình đảm bảo giao thông đường bộ hoặc cải tạo vỉa hè, chủ đầu tư phải phối hợp với các đơn vị liên quan để lập kế hoạch lắp đặt cáp điện, cáp thông tin - viễn thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng cùng lúc với việc thực hiện dự án đường bộ.

3. Các công trình thi công sửa chữa, nâng cấp, mở rộng cầu, đường bộ được cơ quan quản lý đường bộ tổ chức phân luồng giao thông tạm thời phục vụ thi công theo tiến độ của dự án.

Điều 16. Các yêu cầu khi thực hiện thi công công trình trên đường bộ

1. Chủ đầu tư phải nhận bàn giao mặt bằng trước khi khởi công xây dựng công trình với cơ quan quản lý đường bộ theo quy định.

2. K từ ngày nhận bàn giao mặt bằng, chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý và bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn; chịu mọi trách nhiệm nếu không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, để xảy ra tai nạn giao thông.

3. Đơn vị thi công phải niêm yết các văn bản pháp lý có dấu treo của đơn vị (bản sao) tại văn phòng Ban chỉ huy công trường (nếu có) và tại điểm đầu, điểm cuối công trường trên bảng công bố thông tin dự án. Đơn vị thi công phải c người có trách nhiệm thường xuyên có mặt tại hiện trường để giải quyết các vấn đề có liên quan đến công trình khi cơ quan chức năng đến kiểm tra làm việc tại công trường.

Điều 17. Yêu cầu khi thực hiện công tác nghiệm thu, bàn giao lại mặt bằng

1. Khi công trình đã hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu theo quy định hiện hành của Nhà nước. Chủ đầu tư phải mời cơ quan quản lý đường bộ tham gia nghiệm thu và tiếp nhận, quản lý mặt bằng thi công đã bàn giao trước đây. Sau 30 (ba mươi) ngày từ khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư phải gửi 01 bộ hồ sơ hoàn công công trình cho cơ quan quản lý đường bộ.

2. Khi cơ quan quản lý đường bộ có yêu cầu bằng văn bản, trong vòng 10 ngày chủ đầu tư phải có trách nhiệm bàn giao lại toàn bộ mặt bằng đã nhận và các hồ sơ liên quan cho cơ quan quản lý đường bộ.

3. Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm cập nhật các công trình ngầm trên các tuyến đường do mình quản lý và báo cáo về Sở Giao thông vận tải đ tổng hợp (hàng quý).

Điều 18. Thi công lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn

1. Khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn trong phạm vi bảo vệ kết cu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo Điều 16, Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT

2. Vị trí, quy cách lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn

a, Vị trí lắp đặt các biển báo, biển chỉ dẫn phải đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, mỹ quan đô thị. Không được lắp đặt các biển báo, biển chỉ dẫn bằng đèn có cường độ sáng cao trên đất của đường b gây ảnh hưởng đến người và phương tiện tham gia giao thông.

b, Quy cách lắp đặt, biển báo, biển chỉ dẫn: phải tuân thủ các quy định tai Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 8/4/2016 của Bộ Giao thông vận tải ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ".

3. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ sở hữu biển báo, biển chỉ dẫn

a. Các cá nhân, tổ chức được phép lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan do việc lắp đặt biển gây ra,

b. Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân lắp đặt biển báo phải di chuyển kịp thời mà không được bồi thường, hỗ trợ di chuyển. Đồng thời thực hiện hoàn trả theo quy định tại Điều 11 Quyết định này.

Mục 4. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG KHI THI CÔNG

Điều 19. Biện pháp bảo đảm giao thông và an toàn giao thông

Thực hiện các quy định tại Mục 2, Chương VI Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT. Trong mọi trường hợp, không được để xảy ra tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trong khu vực xung quanh công trường mà nguyên nhân là do lỗi của chủ đầu tư và đơn vị thi công đào đường gây ra.

Điều 20. Biện pháp bảo đảm an toàn giao thông khi gặp sự cố

1. Quy định về sự cố trong quá trình thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình xây dựng theo quy định tại Chương VI Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

2. Các cơ quan quản lý trực tiếp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, có trách nhiệm cung cấp số điện thoại đường dây nóng của đơn vị và Lãnh đạo phụ trách cho Sở Giao thông vận tải để thông báo rộng rãi cho các đơn vị có liên quan và phối hợp xử lý khi có sự cố xảy ra trên đường bộ đang khai thác.

3. Khi có sự cố xảy ra, đơn vị thi công và Chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo đến số điện thoại nóng hoặc bằng phương pháp nhanh nhất đến Sở Giao thông vận tải, Thanh tra Sở Giao thông vận tải, cơ quan quản lý đường bộ và các cơ quan quản lý trực tiếp hệ thống hạ tầng kỹ thuật có liên quan để triển khai ngay các biện pháp xử lý nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

4. Thanh tra Sở Giao thông vận tải phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ và Chủ đầu tư xác định cụ thể nguyên nhân xảy ra sự cố cũng như trách nhiệm của các đơn vị liên quan; xác định thời hạn xử lý, kinh phí khắc phục sự cố để buộc các đơn vị có liên quan thực hiện. Đồng thời báo cáo kết quả xử lý về Sở Giao thông vận tải để theo dõi tổng hợp theo quy định

5. Thanh tra Sở Giao thông vận tải và cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi và hỗ trợ các đơn vị trong quá trình khắc phục các sự cố xảy ra trên đường bộ đang khai thác.

6. Trường hp hư hỏng đường do hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình gây ra mà đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống hạ tng kỹ thuật công trình không kịp thời sửa chữa mặt đường đ đảm bảo an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông, cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm tiến hành sửa chữa mặt đường. Sau khi xử lý xong sự cố, đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống hạ tầng kỹ thuật (để xảy ra sự c) có trách nhiệm thanh toán toàn bộ kinh phí sửa chữa cho cơ quan quản lý đường bộ.

7. Đối với các công việc cần sửa chữa khẩn cấp để khắc phục sự cố của đường dây thông tin liên lạc, đường ống cấp nước, thoát nước, điện lực và các công trình thiết yếu khác trong phạm vi đất của đường bộ; đơn vị chủ quản công trình gặp sự c phải thông báo ngay cho Sở Giao thông vận tải, đơn vị bo trì và chủ động tổ chức sửa chữa. Yêu cầu phải có biện pháp hữu hiệu đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình khác; đồng thời việc sửa chữa phải theo đúng văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ và phối hợp với đơn vị bảo trì thực hiện hoàn trả theo quy định.

Chương 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

1. Chủ trì phối hợp với Công an thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện thống nhất quy hoạch và khu vực, tuyến đường được phép sử dụng một phần lòng đường vỉa hè ngoài mục đích giao thông.

2. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý thống nhất quy hoạch đấu nối công trình vào đường bộ trên địa bàn thành phố phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải của thành phố theo đúng quy định của pháp luật; Quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật, cách thức tổ chức nút giao, điều kiện đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

3. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải và đơn vị quản lý đường trực thuộc phối hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ, vi phạm các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trật tự đường hè.

4. Cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường; thu phí sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường theo quy định của pháp luật.

5. Sơn kẻ đường, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn phạm vi sử dụng vỉa hè, lòng đường ngoài mục đích giao thông.

6. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện và thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện

1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc và Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra trên địa bàn do mình quản lý, cụ thể:

a) Thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân thành phố giao trong công tác quản lý trật tự an toàn giao thông, quản lý trật tự đường hè.

b) Phát hiện các trường hợp lấn chiếm hè phố, lòng đường trên địa bàn quản lý, Có biện pháp tổ chức, tuyên truyền đến từng hộ gia đình và nhân dân về chủ trương của thành phố trong công tác quản lý trật tự đường hè; đồng thời có trách nhiệm xử lý các hộ lấn chiếm hè phố, lòng đường để kinh doanh buôn bán hàng hóa;

c) Phối hợp, phát hiện kịp thời những hư hỏng, khiếm khuyết về hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; có trách nhiệm xử lý đối với sự cố trên các tuyến đường, vỉa hè được phân cấp cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện quản lý hoặc thông báo ngay cho cục Quản lý đường bộ 1, Sở Giao thông vận tải trên những tuyến đường không do Ủy ban nhân dân các quận, huyện quản lý.

d) Thu hồi hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè ngoài mục đích giao thông đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

2. Cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường; thu phí sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

1. Sở Công Thương:

a) Chủ trì phối hợp với các Sở: Giao thông vận tải, Công an thành phố, Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Ủy ban nhân dân các quận, huyện thống nhất các khu phố tổ chức đi bộ, phố tổ chức thương mại, phố ẩm thực, chợ đêm trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc quy hoạch và xây dựng hệ thống cửa hàng xăng dầu, công trình điện và các cơ sở dịch vụ khác dọc theo đường bộ phải tuân th các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và an toàn giao thông.

2. Các Sở, ban, ngành khác:

a) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Ủy ban nhân dân thành phố giao trong công tác quản lý trật tự an toàn giao thông, quản lý trật tự đường hè.

b) Phối hp với Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức thực hiện các nội dung theo Quy định này.

4. Các cơ quan thông tin đại chúng:

a) Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện nghiêm Quy định này.

b) Phổ biến kịp thời các thông tin liên quan đến nếp sống văn minh đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 24. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè

Các tổ chức, cá nhân được cấp phép dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng lòng đường, vỉa hè, không được gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông và không làm hư hại đến các công trình giao thông và các công trình khác. Nếu để xảy ra mất an toàn giao thông, hư hỏng công trình giao thông và các công trình khác phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 25. Trách nhiệm các tổ chức, cá nhân thi công công trình

1. Các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án:

a) Chịu trách nhiệm đối với công trình hạ tầng kỹ thuật đang thi công hoặc đã thi công xong nhưng chưa nghiệm thu, bàn giao và chưa hết thời gian bảo hành; phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng công trình, bảo đảm việc thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật tuân thủ nghiêm các quy trình thi công và nghiệm thu theo quy định hiện hành.

b) Ban hành quy chế cụ thể quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của các đơn vị liên quan (đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát,...). Nếu để xảy ra sự cố, hư hỏng mặt đường gây thiệt hại về người, tài sản thì chủ đầu tư và các đơn vị liên quan phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Các đơn vị chủ quản công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành hiện hữu (cấp nước, thoát nước, cáp thông tin - viễn thông, điện lực, cây xanh, vệ sinh môi trường) tăng cường công tác kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời và triệt đ các khiếm khuyết của hệ thống đang quản lý. Khi xảy ra sự cố, phải thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Quy định này./.

 

PHỤ LỤC 01

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬ DỤNG TẠM THỜI LÒNG ĐƯỜNG, VỈA HÈ KHÔNG VÀO MỤC ĐÍCH GIAO THÔNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN Đ NGHỊ SỬ DỤNG TẠM THỜI MỘT PHẦN LÒNG ĐƯỜNG, VỈA HÈ

Kính gửi: ……………..(6)……………..

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định v quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông và quy định v thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hi Phòng ban hành kèm theo Quyết định số      /QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng;

Tôi tên là: (hoặc tên Tổ chức) …………….. (1) ……………..

Đa chỉ thường trú:…………….. (2) ……………..

CMND số (đối với cá nhân): …………….. do ……… (nơi cấp) ngày ... tháng... năm .....

Điện thoại số: ………………………………………………………………………..

Xin sử dụng lòng Đường đô thị ....(3).... hoặc vỉa hè phố ………(4)…….. trước, sau hoặc bên cnh nhà s: …………….. (5)

Lòng đường (vỉa hè) hiện tại: chiều dài (theo tim đường) ……………..m x Chiều rộng (hướng vuông góc tim đường) ………….m = …………….m2

Kích thước xin sử dụng: chiu dài... mét x chiều rộng mét = ……m2

Thời gian sử dụng: ………..tháng, từ ngày…………………. đến ngày ……………..

Mục đích sử dụng .......................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

- Phần cam kết của cá nhân, đơn vị xin sử dụng: thực hiện đúng nội dung Giấy phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè. Cam kết di dời khi có yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ, không được bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, kinh phí liên quan đến việc di dời.

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

- Các tài liệu khác kèm theo

……………………………………

 

 

Ngày ... tháng ... năm 201...
(Ký tên )
Họ tên (hoặc Tổ chức đóng dấu)

Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức (cá nhân) đứng Đơn đề nghị

(2) Địa ch trụ sở cử tổ chức (cá nhân theo hộ khẩu).

(3) Lòng đường trên đường ….., Phường …….., Quận ……..

(4) Vỉa hè trên đường...., Phường...Quận ……….

(5) Trong trường hợp nhà không có số phải xác định bằng số nhà liền kề.

(6) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình (Sở Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân các quận, huyện)

 


MẪU BẢN VẼ XIN PHÉP SỬ DỤNG LÒNG ĐƯỜNG VỈA HÈ

(Địa chỉ công trình: ……………………………………………..)

 


PHỤ LỤC 02

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẠM THỜI LÒNG ĐƯỜNG, VỈA HÈ KHÔNG VÀO MỤC ĐÍCH GIAO THÔNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẠM THỜI LÒNG ĐƯỜNG, VỈA HÈ

Kính gửi: ……………………………………

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn c Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông và Quy định v thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hi Phòng ban hành kèm theo Quyết định số      /QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thanh ph Hải Phòng;

Tôi tên là: (hoặc tên Tổ chức) …………(1) ………….

Địa chỉ thường trú: ………………………(2)………………………..

CMND số (đối với cá nhân ): ....do ..... (nơi cấp) ngày ... tháng... năm….

Điện thoại số: …………………………………………………………

Đã được ……………….(6)…………………….. cấp Giấy phép sử dụng lòng đường, vỉa hè số ..……..(3) ………….với thi gian sử dụng từ ngày ………………đến ngày ……………

Tại địa chỉ……………………………………………(4)

Với kích thước sử dụng là: chiều dài ………..mét x chiu rộng ……………m =…………m2

Nay do nhu cầu ..….(5) ……tôi (hoặc tên Tổ chức) đề nghị…(6)…….. cho phép tôi được gia hn giấy phép trên đến ngày ………………..

- Phần cam kết của cá nhân, đơn vị xin sử dụng: thực hiện đúng nội dung Giấy phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè.

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

 

 

…….., Ngày... tháng... năm 200...
(Ký tên )
Họ tên (hoặc Tổ chức đóng dấu)

Đính kèm hồ sơ gồm:

 

Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức (cá nhân) đứng Đơn đề nghị

(2) Địa chỉ trụ sở cử tổ chức (cá nhân theo hộ khẩu).

(3) Số giấy phép đã được cấp

(4) Lòng đường (va hè) trên đường...., Phường......Quận ……

(5) Nhu cầu của tập thể, cá nhân

(6) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình (Sở Giao thông vận ti hoặc Ủy ban nhân dân các quận, huyện)

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 15/2017/QĐ-UBND về quy định quản lý, sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường không vào mục đích giao thông và quản lý thi công trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên tuyến đường giao thông thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hải Phòng

Số hiệu: 15/2017/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
Người ký: Nguyễn Văn Tùng
Ngày ban hành: 13/10/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [8]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 15/2017/QĐ-UBND về quy định quản lý, sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường không vào mục đích giao thông và quản lý thi công trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên tuyến đường giao thông thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hải Phòng

Văn bản liên quan cùng nội dung - [15]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…