Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1362/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 01 tháng 06 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH NỘI TỈNH; VỊ TRÍ CÁC ĐIỂM DỪNG, ĐÓN TRẢ KHÁCH TRÊN TUYẾN CỐ ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE TAXI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 74/TTr-SKHĐT ngày 06 tháng 4 năm 2016 về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; vị trí các điểm dừng, đón trả khách trên tuyến cố định và phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; vị trí các điểm dừng, đón trả khách trên tuyến cố định và phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

Đến năm 2020 hầu hết mọi người dân trên địa bàn tỉnh có thể thuận lợi trong việc đi lại nội tỉnh và liên tỉnh theo các tuyến vận tải hành khách cố định hoặc vận tải hành khách công cộng. Sau năm 2020 có ít nhất 70% người dân trên địa bàn tỉnh có thể tiếp cận sử dụng dịch vụ xe taxi để đi lại theo nhu cầu của mình với chi phí hợp lý. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm soát hoạt động kinh doanh và trên hết là phục vụngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân trong dịch vụ vận tải hành khách tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe taxi giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Người dân có thể sử dụng điện thoại thông minh, internet hoặc phương tiện khác để cập nhật nhanh chóng thông tin, dễ dàng mua vé, tiếp cận, sử dụng xe khách, xe taxi nhanh chóng thuận tiện nhất.

Mục tiêu quy hoạch được xây dựng cho giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Hoạch định kế hoạch phát triển cụ thể theo từng giai đoạn nhằm phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh, xây dựng phát triển hệ thống các điểm đón, trả hành khách tuyến cố định và phát triển kinh doanh vận tải taxi trên địa bàn tỉnh.

2. Nội dung quy hoạch

2.1. Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh

a) Mục tiêu:

Kết hợp với hiện trạng và quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, hiện trạng và quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải, phân bố dân cư và hệ thống trung tâm thương mại, đô thị, trường học, khu công nghiệp v.v. để thiết lập một hệ thống mạng lưới vận tải hành khách hợp lý, cơ bản phân bố rộng khắp toàn tỉnh. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và vận tải hành khách các tuyến cố định nội tỉnh bổ sung cho nhau nhằm tạo điều kiện tối đa cho người dân có thể dễ dàng đi lại trong tỉnh, đồng thời hướng tới nỗ lực giảm thiểu sự phát triển của xe gắn máy, làm cho người dân dần chuyển sang sử dụng xe ôtô đi lại nội tỉnh, giảm thiểu tai nạn giao thông, tiết kiệm chi phí cho xã hội đồng thời góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

b) Quy hoạch mạng lưới tuyến:

Trên cơ sở khối lượng vận tải hành khách dự báo, luồng tuyến vận tải, đặc điểm phân bố dân cư, công nghiệp, quy hoạch kinh tế, xã hội v.v. Hiện trạng và quy hoạch vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, hiện trạng các tuyến cố định nội tỉnh; Quy hoạch đến năm 2020, đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 có 12 tuyến, trong đó có 03 tuyến đang khai thác và 09 tuyến mới, gồm:

- Tuyến đang khai thác:

+ Hoà Thành - xã Biên Giới, lộ trình dài 42km

+ Gò Dầu - Tân Châu, lộ trình dài 68km

+ Hòa Thành - Tân Châu. Quy hoạch kéo dài tuyến Hòa Thành - Tân Châu đến Chàng Riệc, lộ trình dài 73km.

- Tuyến quy hoạch mới:

+ Hoà Thành - Hòa Hiệp, lộ trình dài 48km

+ Hòa Thành - Suối Ngô, lộ trình dài 63km

+ Trảng Bàng-Bến Củi, lộ trình dài 34km

+ Trảng Bàng-Đôn Thuận, lộ trình dài 32km

+ Tây Ninh-Mộc Bài, lộ trình dài 35km

+ Gò Dầu-Tân Biên, lộ trình dài 62km

+ Trảng Bàng - Tân Hà, lộ trình dài 95km

+ Gò Dầu-Phước Chỉ, lộ trình dài 22km

+ Tây Ninh-Bến Đình-Mộc Bài, lộ trình dài 36km

c) Quy hoạch phương tiện:

Trên cơ sở quy hoạch 12 tuyến cố định nội tỉnh, quy hoạch số lượng phương tiện để đáp ứng nhu cầu vận tải đến năm 2020 và đến năm 2025 như sau:

- Đến năm 2020: có 32 phương tiện loại 16 đến 24 chổ ngồi.

- Đến năm 2025: có 58 phương tiện loại 16 đến 24 chổ ngồi.

d) Kinh phí thực hiện quy hoạch:

- Tổng kinh phí đầu tư phương tiện cho 12 tuyến được quy hoạch là 52.200 triệu đồng, trong đó:

+ Đến năm 2020: 28.800 triệu đồng.

+ Từ năm 2021 đến năm 2025: 23.400 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí: các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đầu tư

2.2. Quy hoạch các điểm dừng, đón, trả khách tuyến cố định trên địa bàn tỉnh

a) Mục tiêu:

Xây dựng một hệ thống các điểm đón/trả khách phân bố hợp lý trên hệ thống các tuyến đường trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi tối đa, đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải tuyến cố định trong việc dừng đón/trả khách dọc tuyến theo yêu cầu của hành khách, đảm bảo hành khách lên/xuống xe tập trung tại một số địa điểm thay vì rải rác như hiện nay, qua đó tuỳ theo quy mô, mật độ hành khách có thể xây dựng các nhà chờ, cung ứng dịch vụ thương mại, dịch vụ đưa đón bằng xe taxi, xe máy, ôtô người nhà đưa đón, xe buýt nội tỉnh để hành khách có thể chủ động về nhà hoặc tới trạm một cách dễ dàng. Mục tiêu là nâng cao tính thuận lợi, tiện nghi, an toàn cho cả doanh nghiệp lẫn hành khách, đồng thời làm cơ sở cho công tác quản lý vận tải hành khách của cơ quan chức năng được hiệu quả hơn và dễ dàng hơn. Trong thiết kế xây dựng trạm đón, trả khách phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu phục vụ đối với người khuyết tật, người cao tuổi.Xây dựng và khai thác quản lý tuân theo nguyên tắc không cho phép bất cứ loại phượng tiện nào dừng, đỗ tại phần diện tích dừng đón, trả khách tuyến cố định.Riêng đối với trạm dừng xe buýt công cộng, trước mắt, tùy theo từng vị trí cụ thể có thể nghiên cứu kết hợp điểm dừng giữa 2 loại này. Công trình phục vụ tại các khu vực đón trả khách về lâu dài cần được đầu tư phát triển chất lượng tương xứng để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.Đề xuất thể chế phù hợp để tạo điều kiện hình thành, xây dựng và phát triển hệ thống các trạm đón, trả khách trên các tuyến vận tải hành khách cố định.

b) Quy hoạch vị trí các điểm dừng, đón, trả khách tuyến cố định trên địa bàn tỉnh

Nhằm đáp ứng nhu cầu dừng, đón, trả khách các tuyến cố định trên địa bàn tỉnh, góp phần ổn định trật tự vận tải, quy hoạch 36 điểm dừng, đón, trả khách (mỗi vị trí trạm có 2 điểm dừng đón, trả khách theo 2 chiều xe chạy)như sau:

- Đường QL.22: có 04 vị trí (thị trấn Gò Dầu; thị trấn Trảng Bàng; xã Gia Bình, xã An Tịnh huyện Trảng Bàng).

- Đường QL.22B: có 08 vị trí (xã Phước Trạch, xã Thạnh Đức huyện Gò Dầu; xã Trường Đông, xã Trường Tây huyện Hòa Thành; xã Hiệp Tân huyện Hòa Thành; xã Thái Bình, xã Đồng Khởi huyện Châu Thành; xã Mỏ Công huyện Tân Biên)

- Đường ĐT.781: có 03 vị trí (xã Thành Long huyện Châu Thành; Khu vực cửa Hòa Viện, Tòa Thánh;xã Phan huyện Dương Minh Châu).

- Đường ĐT.782: có 02 vị trí (xã Phước Đông huyện Trảng Bàng; xã Bàu Đồn huyện Gò Dầu).

- Đường ĐT.784: có 04 vị trí (xã Truông Mít, xã Cầu Khởi, xã Chà Là, xã Bàu Năng huyện Dương Minh Châu).

- Đường ĐT.785: có 04 vị trí (xã Tân Hội, xã Tân Phú, xã Tân Hưng huyện Tân Châu; xã Thạnh Tân thành phố Tây Ninh).

- Đường ĐT.786: có 02 vị trí (xã Phước Chỉ huyện Trảng Bàng; thị trấn Bến Cầu).

- Đường ĐT.788: có 02 vị trí (xã Hòa Hiệp huyện Tân Biên; xã Phước Vinh huyện Châu Thành).

- Đường ĐT.789: có 02 vị trí (xã Đôn Thuận, xã Hưng Thuận huyện Trảng Bàng).

- Đường ĐT.789B: 01 vị trí (xã Bến Củi huyện Dương Minh Châu)

- Đường ĐT.795.2: 02 vị trí (xã Suối Dây, xã Suối Ngô huyện Tân Châu).

- Đường 30/4: có 01 vị trí (phường Ninh Sơn thành phố Tây Ninh).

- Đường huyện Châu Thành: có 01 vị trí (xã Biên Giới huyện Châu Thành).

c) Kinh phí thực hiện quy hoạch:

- Tổng kinh phí đầu tư các điểm dừng, đón, trả khách tuyến cố định được quy hoạch là 71.754 triệu đồng, trong đó:

+ Đến năm 2020: 66.103 triệu đồng.

+ Từ năm 2021 đến năm 2025: 5.651 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí: ngân sách và xã hội hóa

2.3. Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh

a) Mục tiêu:

Phát triển dịch vụ vận tải bằng xe taxi là một nhu cầu khách quan, tất yếu của ngành vận tải hành khách công cộng. Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải bằng xe taxi là quy hoạch hệ thống các bãi đỗ xe taxi với vị trí và quy mô phù hợp tạo điều kiện các doanh nghiệp vận tải taxi hoạt động hiệu quả, rút ngắn nhất quãng đường huy động phục vụ hành khách của doanh nghiệp, đảm bảo tính kịp thời phục vụ hành khách cũng như hiệu quả của công tác quản lý, kiểm soát hoạt động dịch vụ taxi theo quy định. Phát triển dịch vụ taxi cũng là góp phần phát triển dịch vụ du lịch tỉnh Tây Ninh. Kết hợp hài hoà phương án quy hoạch các điểm đón/trả hành khách trên các tuyến cố định được và quy hoạch phát triển hệ thống các bãi, điểm đỗ xe taxi là một phần trong chiến lược phát triển hệ thống các dịch vụ vận tải này. Nâng cao công tác quản lý, kiểm soát hoạt động kinh doanh vận tải taxi và vận tải tư nhân khác cũng nằm trong kế hoạch chiến lược phát triển dịch vụ vận tải bằng xe taxi.

b) Quy hoạch phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi:

*. Bãi đậu xe taxi

- Tại các điểm dừng, đón, trả khách tuyến cố định nội tỉnh: 21 khu vực, gồm:

+ Đường QL.22: có 04 vị trí (thị trấn Gò Dầu; thị trấn Trảng Bàng; xã Gia Bình, xã An Tịnh huyện Trảng Bàng).

+ Đường QL.22B: có 06 vị trí (xã Phước Trạch, xã Thạnh Đức huyện Gò Dầu; xã Trường Đông huyện Hòa Thành; xã Thái Bình, xã Đồng Khởi huyện Châu Thành; xã Mỏ Công huyện Tân Biên).

+ Đường ĐT.781: có 01 vị trí (khu vực Tòa Thánh).

+ Đường ĐT.782: có 02 vị trí (xã Phước Đông huyện Trảng Bàng; xã Bàu Đồn huyện Gò Dầu).

+ Đường ĐT.784: có 04 vị trí (xã Truông Mít, xã Cầu Khởi, xã Chà Là, xã Bàu Năng huyện Dương Minh Châu).

+ Đường ĐT.785: có 02 vị trí (xã Tân Hưng huyện Tân Châu; xã Thạnh Tân thành phố Tây Ninh).

+ Đường ĐT.786: có 01 vị trí (thị trấn Bến Cầu).

+ Đường 30/4: có 01 vị trí (phường Ninh Sơn thành phố Tây Ninh).

- Bãi xe taxi tập trung; có 08 bãi xe, gồm:

+ Bãi taxi số 1: Phường 1 hoặc Bình Minh thành phố Tây Ninh

+ Bãi taxi số 2: Phường Ninh Sơn thành phố Tây Ninh

+ Bãi taxi số 3: Phường 3 thành phố Tây Ninh

+ Bãi taxi số 4: Xã Hiệp Tân huyện Hòa Thành

+ Bãi taxi số 5: Thị trấn Gò Dầu huyện Gò Dầu

+ Bãi taxi số 6: Thị trấn Trảng Bàng huyện Trảng Bàng

+ Bãi taxi số 7: Thị trấn Tân Biên huyện Tân Biên

+ Bãi taxi số 8: Thị trấn Tân Châu huyện Tân Châu

- Bãi đỗ tại các khu vực khác, gồm:

+ Trung tâm thương mại, siêu thị, bến xe khách quy hoạch.

+Khu du lịch, điểm du lịch.

+ Khu công nghiệp, cụm công nghiệp

*. Phương tiện taxi:

Để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân bằng xe taxi, quy hoạch đến năm năm 2030 có 520 xe, trong đó:

- Đến năm 2020: có 230 xe.

- Đến năm 2025: có 390 xe

- Đến năm 2030: có 520 xe

c) Kinh phí thực hiện quy hoạch:

- Kinh phí đầu tư 08 bãi xe taxi quy hoạch: 14.200 triệu đồng. Nguồn vốn doanh nghiệp đầu tư hoặc xã hội hóa (không bao gồm chi phí mua, thuê đất).

- Kính phí đầu tư các bãi đỗ tại các khu vực: do nhà đầu tư thực hiện

- Kinh phí đầu tư xe: doanh nghiệp đầu tư

3. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

3.1. Giải pháp về nguồn vốn đầu từ

Đưa ra một kế hoạch sử dụng nguồn vốn ngân sách hợp lý, tiết kiệm cùng với chính sách kêu gọi thu hút đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách sẽ thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đảm bảo tính khả thi cao trong triển khai thực hiện các dán theo quy hoạch. Nguyên tắc về phân chia nguồn vốn đầu tư theo quy hoạch như sau:

- Chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng bến bãi tại các trạm dừng đón, trả khách tuyến cố định sử dụng nguồn vốn ngân sách hoặc sử dụng một phần vốn của nhà đầu tư đường bộ;

- Chi phí xây dựng công trình dịch vụ phục vụ trạm dừng, đón trả khách có thể sử dụng một phần vốn ngân sách hoặc vốn xã hội hóa tùy theo từng trạm;

- Chi phí tạo lập hoặc thuê đất làm bãi xe taxi tập trung từ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi;

- Xây dựng bãi xe taxi tập trung và các công trình liên quan do các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi đầu tư;

- Xây dựng bãi đỗ xe taxi không tập trung do các chủ đầu tư các công trình dán liên quan thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hoặc vốn ngoài ngân sách tùy theo từng dự án cụ thể;

- Phương tiện vận tải do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đầu tư;

- Chi phí quản lý khác dùng ngân sách và vốn ngoài ngân sách tùy theo tính chất quản lý các công trình, dán theo quy hoạch.

*. Một số kế hoạch, giải pháp đầu tư cụ thể:

- Công trình điểm dừng đón, trả khách các tuyến cố định trên các tuyến đường quốc lộ: Đề nghị đưa vào dán đầu tư nâng cấp mở rộng quốc lộ, trong đó bãi đậu xe sẽ xây dựng cùng với thi công mở rộng nâng cấp quốc lộ bằng vốn ngân sách Trung ương hoặc vốn của nhà đầu tư tuyến đường. Vốn giải phóng mặt bằng dùng ngân sách Tỉnh hoặc Trung ương, hoặc của nhà đầu tư tuyến đường;

- Một số các công trình phòng chờ, nhà vệ sinh, dịch vụ bán hàng v.v. tại các trạm đón, trả khách có mật độ giao thông cao đề xuất do các cá nhân, tổ chức đầu tư và khai thác;

- Cũng tương tự, các dán trạm đón, trả khách trên các tuyến đường tỉnh sẽ thực hiện cùng với kế hoạch cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh. Trong trường hợp các tuyến đường tỉnh chưa có kế hoạch nâng cấp thì có thể xây dựng dự án đầu tư độc lập và triển khai thực hiện theo kế hoạch mà không chờ nâng cấp, cải tạo đường. Nguồn vốn có thể sử dụng một phần ngân sách Trung ương (nếu có) hoặc nguồn nhà đầu tư, còn lại sử dụng ngân sách tỉnh đầu tư.

- Đối với các trung tâm thương mại, du lịch, bến xe đang hoạt động, cần ra soát và yêu cầu hoặc phối hợp với các chủ đầu tư có kế hoạch cải thiện chổ để xe taxi và vạch sơn tại các ô ưu tiên xe taxi đậu đón, trả khách được thuận lợi nhất.Nguồn vốn sử dụng cho các công trình này do các chủ đầu tư công trình thương mại, du lịch đầu tư.

3.2. Giải pháp về tuyên truyền

- Sau khi đã hoàn thành các công trình dán theo tiến độ cho từng giai đoạn, cần có giải pháp để thông tin cho mọi người dân, doanh nghiệp vận tải biết về vị trí, chức năng, quy mô v.v. công trình dán đã hoàn thành đưa vào sử dụng.Đồng thời quy định trách nhiệm của doanh nghiệp, hành khách sử dụng dịch vụ vận tải trong việc sử dụng các công trình dán đó.Hình thức tuyên truyền thông qua nhiều kênh như: báo in, báo mạng, các trang web của Sở ngành liên quan, truyền hình địa phương, phát tờ rơi đến các hành khách đi trên xe, thông báo đến các doanh nghiệp tham gia vận tải v.v.

- Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan quản lý hành chính địa phương, cơ quan quản lý công trình đường bộ của Bộ giao thông vận tải, cơ quan thực thi luật pháp về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ cùng các cơ quan liên quan, có kế hoạch phối hợp, triển khai thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp và người dân cùng thực hiện hiệu quả việc sử dụng, khai thác các dán, công trình sau khi hoàn thành theo quy hoạch.

- Tổ chức thông tin cho hành khách sử dụng vận tải ngay tại các bến xe, các đầu mối giao thông, làm băng rôn thông báo cho người dân tham gia giao thông biết và hưởng ứng thực hiện.

- Tại các công trình dán sau khi đã hoàn thành xây dựng, cần có bảng chỉ dẫn và thông báo về chức năng, quy định cụ thể về khu vực dành cho các phương tiện và quy định về nghiêm cấm các phương tiện không được phép đậu, đỗ hoặc làm cản trở hoạt động khai thác công trình dán của phương tiện vận tải hành khách tuyến cố định, vận tải taxi.

- Cơ quan thực thi luật pháp về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ cần có lộ trình, giải pháp cụ thể từng bước nhắc nhở, tuyên truyền đối với các hành vi vi phạm quy định sử dụng khai thác các công trình, dán sau khi hoàn thành đưa vào khai thác theo quy hoạch.Sau đó từng bước xử phạt đối với các hành vi tái vi phạm, dần đưa hoạt động kinh doanh vận tải vào nề nếp khi xây dựng các công trình dán phục vụ vận tải vận tải hành khách tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe taxi theo quy hoạch phù hợp theo từng giai đoạn.

3.3. Giải pháp về chính sách quản lý

- Nghiên cứu ban hành quy chế quản lý khai thác đối với công trình do Nhà nước đầu tư như: trạm đón trả khách tuyến cố định, khu vực đậu xe taxi do cơ quan nhà nước quản lý, bao gồm phương án thu phí, phương án duy trì hoạt động v.v.

- Xây dựng ban hành quy chế quản lý hoạt động và đầu tư dịch vụ vận tải hành khách bằng xe taxi, dịch vụ vận tải hành khách tuyến cố định bao gồm nội tỉnh và liên tỉnh theo quy hoạch mới và quy định về điều kiện kinh doanh vận tải của Bộ Giao thông Vận tải.

- Nghiên cứu xây dựng quy định về hoạt động quảng cáo trong kinh doanh vận tải theo quy hoạch mới.

- Nghiên cứu ban hành quy định quản lý, khai thác sử dụng khu vực đậu đỗ taxi tại các trung tâm thương mại, du lịch v.v. Quy định về dành một phần diện tích cho xe taxi đậu, đón trả khách trong dán đầu tư các công trình trung tâm thương mại, khu điểm du lịch, công trình công cộng khác.

- Xây dựng khung chính sách chi tiết và lộ trình kêu gọi đầu tư các công trình, dán bằng hình thức PPP.

3.4. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

- Đối với cơ quan quản lý: Đào tạo về nâng cao kỹ năng quản lý hoạt động kinh doanh vận tải trong cơ chế thị trường, đào tạo nâng cao hiểu biết về ứng dụng giao thông thông minh trong quản lý, hoạt động kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, quản lý khai thác các bến bãi xe, các trạm dừng đón trả khách v.v.

- Đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải: Ngoài việc đào tạo về kỷ năng chuyên môn, lực lượng tham gia kinh doanh vận tải cần được đào tạo về tính chuyên nghiệp trong phục vụ hành khách, đào tạo về kỹ năng tuyên truyền vận động hành khách đồng lòng với doanh nghiệp, với cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nghiêm túc việc lên, xuống xe tại các vị trí quy định, đào tạo về sử dụng công nghệ giao thông thông minh v.v.

- Lực lượng tham gia quản lý các bến xe và các trạm dừng đón, trả khách cũng cần phải qua các lớp đào tạo ngắn hạn để nâng cao năng lực trong quản lý, điều hành hoạt động các bến xe, các trạm dừng đón, trả khách được hiệu quả.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện quy hoạch này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Giao thông Vận tải;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 4;
- Lưu: VT.VPUBND tỉnh;
Hiệu 06 QĐ SGTVT

KT. CHỦ TỊCH
PH
Ó CH
Ủ TỊCH




Nguyễn Mạnh Hùng

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; vị trí điểm dừng, đón trả khách trên tuyến cố định và phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu: 1362/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
Ngày ban hành: 01/06/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh; vị trí điểm dừng, đón trả khách trên tuyến cố định và phát triển vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Văn bản liên quan cùng nội dung - [8]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…