Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ CÔNG NGHIỆP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 115/2004/QĐ-BCN

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 115/2004/QĐ-BCN NGÀY 27 THÁNG 10 NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 175/2002/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;
Để việc đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô theo đúng Quy hoạch phát triển và có hiệu quả; sản phẩm đảm bảo chất lượng và có tính cạnh tranh cao trên thị trường;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố Trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này.

 

 

Đỗ Hữu Hào

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

TIÊU CHUẨN DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 115/2004/QĐ-BCN ngày 27 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Văn bản này quy định tiêu chuẩn đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, được thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô con, ô tô khách và ô tô tải, trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp giấy phép đầu tư trước ngày Quy định này có hiệu lực.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Ô tô con, ô tô khách và ô tô tải là ô tô được quy định theo TCVN 7271:2003; TCVN 6211:2003.

2. Lắp ráp ô tô là quá trình lắp ráp từ các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận và tổng thành tạo ra ô tô hoàn chỉnh.

3. Lắp ráp tổng thành là lắp ráp từ các chi tiết thành các cụm chi tiết hoàn chỉnh như: động cơ, hộp số, khung, vỏ, buồng lái, khoang hành khách, thùng chở hàng...

4. Khung ô tô là hệ thống kết cấu chịu lực để lắp động cơ, buồng lái, thùng xe, buồng hành khách, hệ thống lái, các cụm bánh xe, hệ thống truyền lực và các bộ phận khác của ô tô.

5. Thân ô tô là toàn bộ khung, vỏ và sàn ô tô

Chương 2:

TIÊU CHUẨN DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ

Điều 3. Tiêu chuẩn chung

Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Có báo cáo nghiên cứu khả thi được thẩm định, phê duyệt theo các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng; công suất lắp ráp (tính cho một ca sản xuất) bảo đảm tối thiểu 3.000 xe/năm đối với xe khách, 5.000 xe/năm đối với xe tải có trọng tải đến 5 tấn, 3.000 xe/năm đối với xe lam có trọng tải từ 5 đến 10 tấn, 1.000 xe/năm đối với xe tải có trọng tải đến 10 tấn và 10.000 xe/năm đối với xe con.

2. Khu vực sản xuất và nhà xưởng phải có đủ diện tích mặt bằng để bố trí các dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp ráp, kiểm tra; các phòng thiết kế, công nghệ, thử nghiệm kiểm tra chất lượng, kho bảo quản chi tiết, khu vực điều hành sản xuất, các công trình xử lý chất thải, bãi tập kết xe, đường chạy thử và các công trình phụ khác. Nhà xưởng phải được xây dựng phù hợp với qui hoạch phát triển công nghiệp của địa phương, trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp hoặc có hợp đồng thuê sử dụng đất trong thời gian tối thiểu 20 năm.

3. Từng chủng loại xe ô tô do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phải có đầy đủ hồ sơ thiết kế, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định hiện hành; không vi phạm bản quyền về sở hữu công nghiệp và phải có hợp đồng chuyển giao công nghệ theo li xăng từ nhà sản xuất gốc về một trong những đối tượng sau: mẫu thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết công nghệ, thông tin tư liệu, đào tạo.

4. Khu vực xưởng sản xuất, lắp ráp, bao gồm cả hàn, sơn, kiểm tra phải được bố trí theo quy trình công nghệ phù hợp. Các sơ đồ quy trình công nghệ tổng thể và theo từng công đoạn sản xuất, lắp ráp phải được bố trí đúng nơi quy định trong các phân xưởng để người công nhân thực hiện. Nền nhà xưởng phải được sơn chống trơn và có vạch chỉ giới phân biệt lối đi an toàn và mặt bằng công nghệ.

5. Có đủ trang thiết bị đảm bảo vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, giảm độc hại (tiếng ồn, nóng bức, bụi), phòng chống cháy nổ và xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí) theo đúng các quy định hiện hành; bảo đảm cảnh quan môi trường văn minh công nghiệp.

6. Có đường thử ô tô riêng biệt với chiều dài tối thiểu 500m, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để kiểm tra được chất lượng của xe lắp ráp trước khi xuất xưởng trên các loại địa hình bằng phẳng, sỏi đá, gồ ghề, ngập nước, dốc lên xuống, cua, trơn ướt.

Điều 4. Dây chuyền công nghệ lắp ráp

1. Dây chuyền lắp ráp khung, thân xe phải được trang bị tối thiểu các thiết bị chính sau đây:

a) Các máy hàn điểm đứng, hàn điểm treo, hàn lăn, hàn Mig, hàn Tig, kèm theo thiết bị hàn và đồ đá chuyên dùng;

b) Thiết bị tán đinh bằng khí nén;

c) Hệ thống palăng nâng hạ, xe vận chuyển gá đẩy chuyên dụng theo dây chuyền, hệ thống ray dẫn hướng dùng cho xe gá đẩy;

d) Các đồ gá hàn lắp cho sườn trái, sườn phải, mui xe, sàn xe, đuôi xe và cho lắp các cụm khung, vỏ đối với ô tô con; các đồ gá cho hàn lắp các dầm ngang dọc của khung đối với ô tô khách và ô tô tải;

đ) Thiết bị căng tôn đối với ô tô khách;

e) Đồ gá lắp thùng chở hàng vào thân đối với ô tô tải;

g) Các đồ gá chuyên dụng cho ghép mảng, cụm vỏ ô tô vào khung;

h) Các trang thiết bị phụ, sửa chữa đi kèm.

2. Dây chuyền công nghệ lắp ráp tổng thành và lắp ráp ô tô bao gồm: lắp ráp các tổng thành, hệ thống gầm, cầu sau, cầu trước và động cơ vào khung, các cụm điều khiển chính, trang thiết bị nội thất bên trong và hệ thống cửa lên xuống, cửa cạnh vào thân ô tô ...

Ngoài ra dây chuyền lắp ráp còn được trang bị các trang thiết bị phụ trợ như: hệ thống cung cấp khí nén, xe vận chuyển chuyên dùng, súng siết bu lông, đai ốc bằng khí nén; bàn gá lắp cụm động cơ vào khung thân; đồ gá chuyên dùng lắp hệ thống gầm (có thiết bị nâng đối với ô tô con và xe tải nhẹ); cầu hầm để lắp hệ thống gầm đối với ô tô khách và ô tô tải; máy lắp lốp; máy cân bằng động chuyên dùng v,v...

3. Số lượng, chủng loại và đặc tính kỹ thuật của các trang thiết bị, dụng cụ, đồ gá cho dây chuyền lắp ráp phải phù hợp với chủng loại sản phẩm và quy mô sản lượng đã được phê duyệt trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án.

Điều 5. Dây chuyền công nghệ sơn

1. Tuỳ theo yêu cầu của từng chủng loại xe láp ráp, doanh nghiệp phải trang bị dây chuyền sơn tự động hoặc bán tự động phù hợp, gồm các công đoạn chính sau đây:

a) Làm sạch bằng nước áp lực cao;

b) Tẩy dầu mỡ và xử lý bề mặt;

c) Bể rửa axit, loại bỏ khoáng chất và bể điều hoà thể tích;

d) Phốt phát hoá;

đ) Bể sơn nhúng điện ly, buồng sơn (phun tĩnh điện, áp lực), buồng sấy;

e) Phun nhựa PVC vào các phân cách khe hàn và phun keo nhựa vào gầm xe để chống thấm nước;

g) Sơn trang trí, sơn bóng lớp ngoài cùng và phủ sáp để bảo vệ nước sơn

2. Yêu cầu kỹ thuật về công nghệ sơn:

a) Đối với ô tô con (đến 9 chỗ ngồi): thân xe phải được sơn nhúng điện ly (mạ điện sơn) lớp bên trong; lớp ngoài thân xe có thể được sơn phun tĩnh điện hoặc sơn phun áp lực.

b) Đối với ô tô khách: khung và vỏ xe đến 15 chỗ ngồi phải được sơn như thân xe con; khung và vỏ xe từ 16 chỗ ngồi trở lên có thể được sơn phun tĩnh điện hoặc sơn phun áp lực trong 2 năm đầu sản xuất. Sau thời gian này, doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ sơn phun tĩnh điện.

c) Đối với ô tô tải: khung xe các loại và vỏ xe tải có trọng tải đến 3,5 tấn phải được sơn như thân xe con. Vỏ xe tải có trọng tải trên 3,5 tấn có thể sơn phun tĩnh điện hoặc sơn phun áp lực trong 2 năm đầu sản xuất. Sau thời gian này, doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ sơn phun tĩnh điện.

Doanh nghiệp phải trang bị đầy đủ các thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng lớp sơn như: độ dày, độ bóng, độ bám dính bề mặt.

Cho phép các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô hợp tác, liên kết đầu tư vào dây chuyền công nghệ sơn tiên tiến, phục vụ lắp ráp các sản phẩm ô tô xuất xưởng đạt yêu cầu kỹ thuật nêu tại khoản 2 Điều này.

Điều 6. Dây chuyền công nghệ kiểm tra chất lượng lắp ráp.

Dây chuyền lắp ráp ô tô phải được trang bị các thiết bị kiểm tra chuyên dùng theo từng công đoạn lắp ráp và thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu xuất xưởng theo qui định hiện hành, bao gồm cả chỉ tiêu an toàn và nồng độ khí thải. Việc kiểm tra các chỉ tiêu xuất xưởng phải được thực hiện cho 100% xe lắp ráp. Kết quả đó phải được xử lý và lưu giữ trên hệ thống máy tính.

Trước khi xuất xưởng, sản phẩm ô tô lắp ráp phải được chạy kiểm tra trên đường thử theo qui trình thử của cơ sở sản xuất

Việc kiểm tra và hiệu chuẩn các thiết bị đo phải được thực hiện theo qui định hiện hành của Nhà nước.

Điều 7. Thực hiện Chương trình phát triển sản xuất

Căn cứ chỉ đạo của Bộ Công nghiệp về thực hiện Chương trình và các giải pháp phát triển sản xuất ôtô đến năm 2010, doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện Chương trình và các giải pháp phát triển sản xuất ô tô theo đề án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 8. Tổ chức, quản lý của doanh nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có bộ phận nghiên cứu thiết kế, công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm; đủ lực lượng để tiếp thu chuyển giao công nghệ tiên tiến, nghiên cứu cải tiến sản phẩm; có đầy đủ hồ sơ thiết kế, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến từng chủng loại sản phẩm;

2. Có chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh, chương trình, kế hoạch phát triển nguồn lực, hợp tác chuyên gia và đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật;

3. Sau 24 tháng tính từ ngày bắt đầu sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp phải được cấp chứng chỉ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo LSO 9001:2000 hoặc một trong những hệ thống quản lý tiên tiến khác vào sản xuất, kinh doanh (TQM, QS 9000). Chậm nhất sau 36 tháng doanh nghiệp phải được cấp chứng chỉ áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001;

4. Doanh nghiệp phải có mạng lưới đại lý bán hàng, bảo hành, bảo dưỡng và dịch vụ sau bán hàng.

Chương 3:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Các bước thực hiện

1. Đối với các dự án mới, chủ đầu tư căn cứ vào quy định trong tiêu chuẩn này để lập hồ sơ dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.

2. Sở Công nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, thành phố tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, xác nhận doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định tại văn bản này trước khi nhà máy chính thức đi vào hoạt động.

3. Các doanh nghiệp đã được các cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô trước ngày văn bản này có hiệu lực phải hoàn tất đầu tư bổ sung trước ngày 01 tháng 7 năm 2005, lập hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, xác nhận đủ tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo Quy định này.

Điều 10. Chế độ báo cáo

1. Các doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo định kỳ sáu tháng và cả năm về kết quả đầu tư, sản xuất, kinh doanh lên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chịu trách nhiệm trước pháp luật và sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về các hoạt động xuất - nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, kinh doanh ô tô.

2. Các Sở Công nghiệp có trách nhiệm tổng hợp tình hình đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đóng trên địa bàn, báo cáo về Bộ Công nghiệp trước ngày 15 tháng 12 hàng năm để theo dõi, quản lý và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 11. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định

Giao Vụ Khoa học, công nghệ chủ trì, phối hợp với các Vụ chức năng và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

THE MINISTRY OF INDUSTRY
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 115/2004/QD-BCN

Hanoi, October 27, 2004

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON CRITERIA OF AUTOMOBILE-MANUFACTURING AND/OR -ASSEMBLING ENTERPRISES

THE MINISTER OF INDUSTRY

Pursuant to the Government's Decree No. 55/2003/ND-CP of May 28, 2003 on the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 175/2002/QD-TTg of December 3, 2002 approving the Strategy on development of Vietnam's automobile industry till 2010, with a vision towards 2020;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 177/2004/QD-TTg of October 5, 2004 approving the Planning on development of Vietnam's automobile industry till 2010, with a vision towards 2020;
In order to make investment in the manufacture and assembly of automobile in strict accordance with the development planning and with efficiency; and to ensure the products' quality and market competitiveness;
At the proposal of the director of the Science and Technology Department,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on criteria of automobile-manufacturing and/or -assembling enterprises.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

Article 3.- The Director of the Office, the Chief Inspector, the directors and heads of departments and units of the Ministry, the presidents of the provincial/municipal People’s Committees and the concerned organizations and individuals shall have to organize the implementation of this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF INDUSTRY
VICE MINISTER




Do Huu Hao

 

REGULATION

ON CRITERIA OF AUTOMOBILE-MANUFACTURING AND/OR -ASSEMBLING ENTERPRISES

(Issued together with the Industry Minister's Decision No. 115/2004/QD-BCN of October 27, 2004)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope and subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Interpretation of terms and phrases

In this document, the following terms and phrases shall be construed as follows:

1. Cars, passenger cars and trucks mean automobile prescribed under Vietnamese standards TCVN 7271: 2003 and TCVN 6211:2003.

2. Automobile assembly means the process of assembling details, detail assemblies and parts into complete automobiles.

3. Component assembly means the assembly of details into complete detail assemblies such as engines, gearboxes, chassis, cases, driver's cabs, passenger compartments, cargo trunks.

4. Automobile chassis means the system of pressure-bearing structures to be assembled with engines, driver's cabs, cargo trunks, passenger compartments, steering systems, wheel assemblies, transmission systems and other parts of automobiles.

5. Automobiles' body means the whole chassis, case and floor of automobiles.

Chapter II

CRITERIA OF AUTOMOBILE-MANUFACTURING AND/OR -ASSEMBLING ENTERPRISES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Automobile-manufacturing and/or -assembling enterprises must meet the following conditions:

1. Having their feasibility study reports appraised and approved according to the State's current regulations on construction and investment management; having the assembly capacity (for one production shift) of at least 3,000 passenger cars/year; 5,000 trucks of a tonnage of up to 5 tons /year; 3,000 trucks of a tonnage of between 5 and 10 tons/year; 1,000 trucks of a tonnage of over 10 tons/year; and 10,000 cars /year.

2. Having adequate production space and workshops for arrangement of technological chains for manufacture, assembly and testing; having designing, technology and quality-testing sections, detail-preserving stores, production-administration areas, waste-treating works, storing-yards, test-runs and other supporting works. Workshops must be built in conformity with plannings on local industrial development on land plots under enterprises' lawful use right or with lease contracts of a duration of at least 20 years.

3. Having adequate designing dossiers for each category of automobiles to be manufactured and/or assembled, which have been appraised and approved by competent agencies according to current regulations; not violating industrial property rights and having license contracts on technology transfer from original manufacturers regarding the following objects: products' designs, trademarks, technological know-how, documentary information and training.

4. Having manufacture and/or assembly workshops, covering areas for welding, painting and testing, arranged according to appropriate technological process. Charts on the overall technological process and each manufacture or assembly stage must be arranged right at prescribed places in the workshops for workers to comply with. The workshops' floors must be covered with anti-slippery paint and marked with line to demarcate safe aisles and working grounds.

5. Having adequate equipment and facilities to ensure industrial sanitation and labor safety, reduce hazards (noise, heat, dust), prevent and fight fires and explosions and treat wastes (solid, liquid and gaseous) in strict accordance with current regulations; to ensure landscape, environment and industrial civilization.

6. Having separate test-runs at least 500 m long, which satisfy technical requirements, so as to test the quality of to-be-delivered assembled automobiles when running on flat, gravel, bumpy, submerged, slope, turning and slippery roads.

Article 4.- Technological chains for assembly

1. Chains for assembling automobiles' chassis and bodies must be equipped at least with the following main devices:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Compressed air riveting equipment;

c/ Hydraulic lift, special-use pushcarts and systems of guide rails for pushcarts;

d/ Welding fixtures for assembling left sides, right sides, roofs, floors, tails, chassis and case assemblies for cars; fixtures for welding and assembling spars and beams of passenger cars' and trucks' chassis;

e/ Iron-sheet stretching equipment for passenger cars;

f/ Fixtures for assembling cargo trunks into trucks' bodies;

g/ Fixtures exclusively used for assembling case pieces and assemblies into chassis;

h/ Attached auxiliary and repair equipment and devices.

2. Technological chains for general assembly and automobile assembly include: assembly of components, understructure systems, rear wheel-drive, front wheel-drive and engines into chassis and assembly of main control assemblies, interior equipments and system of doors and side doors into automobiles' bodies…

Besides, assembly chains shall be equipped with supporting devices such as compressed air supply system, special-use pushcarts, compressed air bolt and screw drivers; fixtures for assembling engines into chassis; special-use fixtures for assembling understructure systems (with lifting equipment for cars and light trucks); trestle works for assembling understructure systems of passenger cars and trucks; tire fixers; special-use dynamic balancing machines, etc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- Painting technological chains

1. Depending on the requirements of each type of automobiles to be assembled, enterprises shall have to equip suitable automatic or semi-automatic painting chains, covering the following main steps:

a/ Cleaning by high-pressure water;

b/ Degreasing and surface treatment;

c/ Acid- and mineral-removing tanks and regulating tanks

d/ Phosphating;

e/ Electrolytic immersion-painting tanks, painting rooms (electrostatic paint-spraying or pressure paint-spraying), drying rooms;

f/ Injecting PVC into welding joints and plastic colloid into understructure of automobiles' bodies for waterproofing;

g/ Decoration painting, gloss painting of outermost coat and wax covering for paint protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ For cars (of up to 9 seats): The inner coats of bodies must be painted by electrolytic immersion-painting technology while the outer coats may be painted by electrostatic or pressure paint-spraying.

b/ For passenger cars: Chassis and cases of cars of up of 15 seats must be painted like cars' bodies; chassis and cases of cars of 16 seats or over may be painted by electrostatic or pressure paint-spraying for the first 2 production years. After that period, enterprises must apply the painting technology of electrostatic paint-spraying.

c/ For trucks: Chassis of assorted trucks and cases of trucks of a tonnage of up to 3.5 tons must be painted like cars' bodies. Cases of trucks of a tonnage of over 3.5 tons may be painted by electrostatic paint-spraying or pressure paint-spraying for the first 2 production years. After that period, enterprises must apply the painting technology of electrostatic paint-spraying.

Enterprises must fully equip devices for testing the quality of painting coats such as thickness, brightness and surface adheresiveness.

Automobile-manufacturing and/or -assembling enterprises may cooperate with others to make investment in advanced painting technology for ex-factory automobiles to reach technical requirements mentioned in Clause 2 of this Article.

Article 6.- Technological chain for checking assembly quality

Automobile-assembling chains must be equipped with special-use testing devices for each assembly stage and equipment in order to test ex-factory norms according to current regulations, including safety norms and exhaust concentration. The testing of ex-factory norms must be carried out for 100% of assembled automobiles. Testing results must be processed and archived on computer system.

Before their delivery, assembled automobiles must be put on test runs according to testing process set by manufacturing establishments.

The inspection of adjustment of testing devices must be carried out according to the State’s current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Enterprises shall, basing themselves on the Industry Ministry's direction for the implementation of the Program and solutions to develop automobile manufacture till 2010, have to formulate and implement their programs and measures for the development of automobile manufacture according to the schemes already approved by competent authorities, in compatibility with the strategy and planning on the development of automobile industry till 2010, with a vision towards 2020, already approve by the Prime Minister.

Article 8.- Organization and management of enterprises

Automobile-manufacturing and/or -assembling enterprises must also meet the following conditions:

1. Having sections for designing and technological research as well as product-quality inspection; having adequate staff to receive the transfer of advanced technologies, and research and improve products; having full dossiers on design, technology and quality standards related to each category of products;

2. Having strategies on production and business development, programs and plans on human resource development as well as on cooperation with specialists and training of technical officials and workers;

3. Being granted the certificate of application of quality management system under ISO 9001:2000 or one of other advanced quality management systems to their production and business activities (TQM, QS 9000) within 24 months as from the date of commencement of automobile manufacture and/or assembly and certificate of application of environmental management system ISO 14001 within 36 months;

4. Having the networks of sale, warranty, maintenance and post-sale service agents.

Chapter III

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For new projects, investors shall base themselves on the criteria in this Regulation to elaborate dossiers on investment projects for submission to competent authorities for approval, and implement such projects after they are approved.

2. The provincial/municipal Industry Services shall assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial/municipal functional agencies in, appraising dossiers and making field inspection, then proposing the provincial/municipal People's Committees to consider and certify enterprises' qualification for automobile manufacture and assembly as prescribed in this document before the plants are officially put into operation.

3. Enterprises which have been licensed by competent authorities for investment in automobile manufacture and/or assembly before the effective date of this documents shall have to complete additional investment before July 1, 2005 and submit dossiers thereon to the provincial/municipal People's Committees for the latter to consider and certify their satisfaction of criteria of automobile-manufacturing and/or -assembling enterprises as prescribed in this Decision.

Article 10.- Reporting regimes

1. Enterprises shall have to make biannual and annual reports on their investment, production and business results to the provincial/municipal People's Committees; to bear responsibility before law for, and submit to the inspection and supervision by concerned State management agencies of their automobile import-export, manufacture, assembly and trading activities.

2. The provincial/municipal Industry Services shall have to synthesize the investment, production and business situation of automobile-manufacturing and/or -assembling enterprises in their respective localities and annually report such to the Ministry of Industry before December 15 for monitoring, management and reporting to the Prime Minister.

Article 11.- Inspection of the implementation of the Regulation

The Department for Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with functional agencies and concerned agencies and units in, organizing the inspection of the implementation of this Regulation.

;

Quyết định 115/2004/QĐ-BCN ban hành tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành

Số hiệu: 115/2004/QĐ-BCN
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
Người ký: Đỗ Hữu Hào
Ngày ban hành: 27/10/2004
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 115/2004/QĐ-BCN ban hành tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…