UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2009/QĐ-UBND |
Thái Nguyên, ngày 07 tháng 4 năm 2009 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THI ĐUA - KHEN THƯỞNG PHONG TRÀO “ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG”
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên tại Tờ trình số 584/ TTr-SNV
ngày 24 tháng 3 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy định về Thi đua - Khen thưởng trong phong trào “Đảm bảo trật tự an toàn giao thông”.
Điều 2. Giao Thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo an toàn giao thông tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH |
THI
ĐUA - KHEN THƯỞNG PHONG TRÀO “ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2009/QĐ-UBND, ngày 07 tháng 4 năm 2009
của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái
Nguyên)
a) Cá nhân: Cán bộ, công nhân viên chức, người dân, chiến sỹ, sỹ quan lực lương vũ trang nhân dân trên địa bàn tỉnh.
b) Tập thể: Các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, các trường học, bệnh viện các đơn vị kinh tế tham gia phong trào “Đảm bảo trật tự an toàn giao thông” trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Nguyên tắc Thi đua - Khen thưởng
1) Nguyên tắc thi đua: Tự nguyện, tự giác, công khai, đoàn kết, hợp tác cùng phát triển.
2) Nguyên tắc khen thưởng: Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời, đảm bảo tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương góp phần đảm bảo an toàn giao thông. Thực hiện khen thưởng đúng thẩm quyền quy định trong Luật Thi đua - Khen thưởng.
a) Thi đua thường xuyên được tổ chức hàng ngày, hàng tháng, hàng năm để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
b) Thi đua theo đợt nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất, những công việc khó khăn trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của mỗi người qua đó nâng cao ý thức, phát huy tinh thần trách nhiệm, tự giác chấp hành Luật giao thông; làm cho mọi người, mọi tổ chức, đơn vị, cá nhân thi đua đảm bảo trật tự, an toàn giao thông cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và hành lang giao thông.
b) Triển khai các biện pháp vận động, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức chỉ đạo, phát huy nhân tố tích cực, rút kinh nghiệm và nêu gương các điển hình tiên tiến trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
c) Thực hiện sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, đánh giá kết quả, lựa chọn dân chủ, công khai những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, xuất sắc để khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng.
HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
1. Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; các xã, phường, thị trấn quyết định khen thưởng cho các tập thể, cá nhân trực thuộc đạt thành tích xuất sắc trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
2. Các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu sẽ được đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xét tặng Cờ và Bằng khen.
Điều 6. Tiêu chuẩn khen thưởng
1. Cá nhân được xét tặng Giấy khen phải đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Được xét chọn trong số những người tích cực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ; chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Có tinh thần tự lực, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ mọi người cùng hoàn thành nhiệm vụ; có đạo đức, lối sống lành mạnh, có đăng ký thi đua hoặc ký cam kết thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông.
b) Có thành tích xuất sắc trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Bản thân và gia đình gương mẫu trong việc chấp hành Luật giao thông. Đơn vị, địa phương cá nhân đó sinh hoạt phải là tập thể có thành tích trong công tác đảm bảo an toàn giao thông.
Không xét khen đối với người có vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông; hoặc gia đình gồm: Bố, Mẹ, Vợ, Chồng, Con có người vi phạm để xảy ra tai nạn giao thông trong kỳ xét thành tích khen thưởng.
2. Cá nhân được xét tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và của Ban Chỉ đạo
An toàn giao thông Quốc gia phải đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nghĩa vụ công dân, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
b) Có thành tích tham gia phong trào đảm bảo an toàn giao thông hoặc có hành động dũng cảm trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ tính mạng, tài sản của tập thể, của Nhà nước, của nhân dân.
c) Cá nhân đạt tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen phải được xét chọn trong số những người tiêu biểu đạt tiêu chuẩn tặng Giấy khen về thành tích trong công tác bảo đảm Trật tự an toàn giao thông.
2. Tập thể được xét tặng Giấy khen phải đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch được giao, nỗ lực đoàn kết, không có người vi phạm các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các tệ nạn xã hội.
b) Có thành tích trong việc triển khai các nội dung thi đua “Đảm bảo trật tự an toàn giao thông” có nhiều biện pháp phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.
c) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục Pháp luật về giao thông và có các giải pháp, kiềm chế tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, đảm bảo thông tin báo cáo theo quy định.
d) Trong tập thể không có người vi phạm trật tự An toàn giao thông, không để xảy ra tai nạn giao thông. Nếu đơn vị là địa phương không để xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng trên địa bàn. Số vụ tai nạn giao thông, số người chết, số người bị thương giảm so với cùng kỳ.
3. Tập thể được xét tặng Bằng khen phải đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Là tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch, nội bộ đoàn kết gương mẫu chấp hành chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Có tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông.
b) Là điển hình tiên tiến, có nhân tố mới để các tập thể khác học tập trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
c) Là tập thể tiêu biểu được xét chọn trong số tập thể đạt tiêu chuẩn tặng Giấy khen trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
4. Tập thể được tặng Cờ thi đua xuất sắc phải đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Là tập thể đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu dẫn đầu các tập thể về công tác An toàn giao thông của tỉnh, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao.
b) Có nhân tố mới, mô hình mới để nêu gương học tập trong tỉnh.
c) Tổ chức tốt các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông và hạn chế thấp nhất thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra. Nếu là địa phương thì trên địa bàn không có tai nạn giao thông nghiêm trọng, giảm số vụ tai nạn giao thông, số người chết và người bị thương so với cùng kỳ.
d) Là tập thể có 2 năm liên tục trở lên được tặng Bằng khen trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông hoặc được suy tôn là tập thể dẫn đầu trong phong trào thi đua “Đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong tỉnh”.
4. Các tập thể phải thực hiện việc chấm điểm để bình xét thành tích (có bảng chấm điểm kèm theo).
Điều 7. Cơ cấu số lượng khen thưởng
1. Khen thưởng hàng năm
a) Giấy khen: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các đơn vị hoặc Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp phường, xã xét tặng mỗi đợt không quá 3 tập thể hoặc cá nhân. Cấp huyện, thành phố, thị xã khen thưởng 01 tập thể và 2 - 3 cá nhân.
b) Bằng khen: Cấp huyện, ngành và tương đương trình Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ban an toàn giao thông Quốc gia xét khen thưởng 01 tập thể hoặc 01 cá nhân.
c) Cờ thi đua: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc
Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia xét tặng.
d) Mức tiền thưởng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 121/2005/NĐ -CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
Điều 8. Quỹ thi đua khen thưởng
1. Nguồn quỹ thi đua khen thưởng được hình thành từ nguồn thu tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.
2. Quản lý Quỹ thi đua khen thưởng:
Quỹ thi đua khen thưởng được quản lý theo Luật ngân sách và phân cấp quản lý ngân sách.
Điều 9. Đề nghị khen thưởng và hồ sơ khen thưởng
1. Cấp nào chủ trì phát động thi đua về công tác An toàn giao thông thì lựa chọn các điển hình tiên tiến để xét khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng.
2. Hồ sơ khen thưởng: trong 1 bộ gồm có:
a) Tờ trình đề nghị khen thưởng;
b) Biên bản xét duyệt của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cùng cấp.
c) Danh sách trích ngang thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng.
d) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý.
đ) Số lượng hồ sơ: 02 bộ đối với đề nghị khen thưởng cấp tỉnh hoặc Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia; 04 bộ đối với đề nghị khen thưởng mức cao từ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên. (Đề nghị khen thưởng mức cao có thêm bản tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân, không ký tên, đóng dấu).
3. Khen thưởng đột xuất:
Được thực hiện ngay sau khi có tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong phong trào thi đua “ Đảm bảo trật tự an toàn giao thông”; Thủ tục hồ sơ được thực hiện đơn giản theo Điều 85 Luật Thi đua, Khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005.
Điều 10. Tổ chức phong trào thi đua
1. Trên cơ sở chỉ tiêu các nhiệm vụ được giao và mục tiêu phấn đấu bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Các đơn vị, tổ chức xây dựng nội dung kế hoạch thi đua, hình thức thi đua thiết thực và phù hợp.
2. Tuyên truyền, động viên các thành viên của mình và tham gia với các cơ quan chức năng tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện quy định về Đảm bảo an toàn giao thông.
3. Tổ chức phát động thi đua, đăng ký giao ước thi đua, ký cam kết thực hiện ngay từ đầu năm, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, phát hiện và xây dựng các điển hình về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
4. Kết thúc năm, kết thúc đợt thi đua, căn cứ vào kết quả thực hiện. Các địa phương, các tổ chức, các đơn vị tổ chức bình xét lựa chọn suy tôn đề nghị khen thưởng và báo cáo theo phân cấp quản lý.
1. Cá nhân được đề nghị khen thưởng chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc kê khai báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng.
2. Thủ trưởng các đơn vị, các đoàn thể, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về tính chính xác của các hồ sơ, báo cáo thành tích đề nghị xét khen thưởng cho tập thể, cá nhân do mình quản lý.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân xác nhận sai thành tích cho tập thể, cá nhân thì tuỳ theo mức độ vi phạm xử lý theo quy định.
Điều 12. Giao cho Thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ, thẩm định, xét duyệt thành tích các tập thể, cá nhân, trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Điều 13. Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và người dân tham gia giao thông, các ngành, các đoàn thể của tỉnh thực hiện Quy định này./.
THI
ĐUA
- ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
ĐỐI VỚI TẬP THỂ
(Kèm theo Quyết định
số
07/2009/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2009)
TT |
Nội dung |
Điểm chuẩn |
Cộng điểm |
Trừ điểm |
Điểm chấm |
1 |
Hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị |
20 |
|
|
|
|
- Đã được khen thưởng trong cùng kỳ đánh giá thành tích. |
|
+ 5 |
|
|
|
- Không đạt tiêu chuẩn tập thể lao động tiên tiến. |
|
|
- 5 |
|
2 |
Công tác đảm bảo TT-ATGT tốt |
20 |
|
|
|
|
- Đã được khen thưởng trong cùng kỳ đánh giá thành tích. |
|
+ 5 |
|
|
|
- Không thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch, sơ tổng kết và báo cáo theo quy định. |
|
|
- 5 |
|
3 |
Tình hình TT-ATGT |
20 |
|
|
|
|
- Giảm cả 3 tiêu chí (Số vụ, số người chết, số người bị thương) hoặc đơn vị đảm bảo tuyệt đối ATGT. |
|
+ 5 |
|
|
|
- Một trong 3 tiêu chí không giảm so với cùng kỳ năm trước hoặc đơn vị có người để xảy ra TNGT |
|
|
- 5 |
|
4 |
Tổ chức tốt phong trào thi đua ATGT |
10 |
|
|
|
|
- Có phát động, đăng ký, cam kết, tổ chức tốt các hội thi tạo phong trào sâu rộng. |
|
+ 3 |
|
|
|
- Không tổng kết phong trào. |
|
|
- 3 |
|
5 |
Công tác phối kết hợp |
20 |
|
|
|
|
- Xây dựng kế hoạch, chủ động phối hợp tốt giữa tập thể, tổ chức, cá nhân về công tác ATGT. |
|
+ 5 |
|
|
|
- Không tổ chức phối hợp hoặc phối hợp kém hiệu quả, không phát huy được sức mạnh tập thể, trong công tác ATGT. |
|
|
- 5 |
|
6 |
Chấp hành tốt chủ chương, chính sách, pháp luật |
05 |
|
|
|
|
- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, 100% CBCNVC được học tập, tuyên truyền về pháp luật. |
|
+ 2 |
|
|
|
- Đơn vị có người vi phạm pháp luật, người mắc các tệ nạn xã hội (Cờ bạc, nghiện ma túy…). |
|
|
- 2 |
|
7 |
Công tác tổ chức |
05 |
|
|
|
|
- Đổi mới tổ chức, đưa ra giải pháp mới có hiệu quả, xây dựng được nhân tố điển hình trong công tác TT-ATGT. |
|
|
|
|
|
Cộng: |
100 |
+ 25 |
- 25 |
|
- Đơn vị chấm đạt 100 điểm được xét thành tích thi đua khen thưởng.
- Đơn vị đạt 115 điểm trở lên được xét đề nghị cấp trên khen thưởng.
- Không xét khen thưởng đối với các đơn vị tăng cả 3 tiêu chí (Số vụ TNGT, số người chết, số người bị thương) so với cùng kỳ năm trước, trên địa bàn xảy ra TNGT đặc biệt nghiêm trọng hoặc trong đơn vị có người trực tiếp gây TNGT nghiêm trọng./.
Quyết định 07/2009/QĐ-UBND quy định về Thi đua - Khen thưởng phong trào đảm bảo trật tự an toàn giao thông do tỉnh Thái Nguyên ban hành
Số hiệu: | 07/2009/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Nguyên |
Người ký: | Phạm Xuân Đương |
Ngày ban hành: | 07/04/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 07/2009/QĐ-UBND quy định về Thi đua - Khen thưởng phong trào đảm bảo trật tự an toàn giao thông do tỉnh Thái Nguyên ban hành
Chưa có Video