THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2011/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2011 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (tờ trình số 7873/TTr-BGTVT ngày 09 tháng
11 năm 2010) về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng; chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải quốc gia và các địa phương có liên quan.
2. Phát triển giao thông vận tải với bước đột phá mạnh mẽ tạo tiền đề đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội vùng, đáp ứng yêu cầu là vùng đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá, thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập quốc tế, củng cố an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
3. Phát triển giao thông vận tải trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của vùng là vị trí trung tâm và cửa ngõ chiến lược về đường biển và đường hàng không; đảm bảo sự liên kết giữa các phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng không và cảng biển; sự liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với vai trò là đầu mối giao thông với các tỉnh, thành phố trong vùng.
4. Phát triển vận tải chất lượng cao với chi phí hợp lý, giảm thiểu tai nạn giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức và logistics.
5. Chú trọng bảo trì để khai thác triệt để năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; tập trung đầu tư có trọng điểm các công trình quan trọng bức thiết mang tính đột phá, ưu tiên các công trình giải quyết tình trạng ùn tắc.
6. Phát triển mạnh mẽ giao thông đô thị, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Liên kết chặt chẽ hệ thống giao thông vận tải quốc gia với hệ thống giao thông vận tải địa phương, chú trọng phát triển giao thông địa phương, nhất là giao thông nông thôn.
7. Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giao thông vận tải dưới nhiều hình thức.
8. Phát huy ưu tế về nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển giao thông vận tải vùng, làm hạt nhân phát triển cho toàn ngành.
9. Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và tăng cường công tác đảm bảo hành lang an toàn giao thông.
1. Mục tiêu phát triển đến năm 2020
a) Về vận tải: đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đảm bảo an toàn, tiện lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở tổ chức vận tải hợp lý và phát triển mạnh vận tải công cộng ở các đô thị, vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics. Các chỉ tiêu cụ thể:
Khối lượng vận tải toàn vùng sẽ đạt khoảng 450 – 500 triệu tấn hàng hoá và 700 – 800 triệu hành khách/năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân 9 – 10%/năm, trong đó lượng hàng hoá thông qua các cảng biển trong vùng là 115 – 160 triệu tấn/năm; lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trong vùng là 25 triệu hành khách/năm. Vận tải hành khách công cộng đô thị Hà Nội đạt 35%, Hải Phòng và các đô thị tương đương khác đạt 15 – 20%.
b) Về kết cấu hạ tầng:
Đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống quốc lộ hiện có; đẩy nhanh tốc độ xây dựng mạng lưới đường bộ cao tốc, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành khoảng 500 km đường bộ cao tốc. Đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường tỉnh và mở mới một số tuyến cần thiết. Tiếp tục phát triển giao thông nông thôn, 80% đường nông thôn được cứng hoá mặt đường.
Hoàn thành cải tạo, nâng cấp mạng đường sắt hiện có đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp 1; kết nối đường sắt với các cảng biển quốc tế, nhà máy, khu kinh tế, khu mỏ và các trung tâm du lịch lớn; nhanh chóng phát triển các tuyến vận tải bánh sắt khối lượng lớn tại các đô thị, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội; nghiên cứu cải tạo đường sắt Hà Nội – Hải Phòng thành đường đôi, điện khí hoá; hoàn thành tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân; nghiên cứu để đầu tư vào thời điểm thích hợp các tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Đồng Đăng – Hà Nội, cao tốc Bắc - Nam.
Từng bước nâng cấp, mở rộng hệ thống cảng biển đáp ứng lượng hàng hoá thông qua trong từng thời kỳ; tập trung xây dựng một số bến cảng nước sâu đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Lạch Huyện cho tàu trọng tải đến 100.000 DWT, Cái Lân cho tàu đến 50.000 DWT; phát triển cảng tại các huyện đảo với quy mô phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển và đảm bảo an ninh quốc phòng; nghiên cứu kết hợp chính trị và cải tạo, nâng cấp luồng đảm bảo tàu ra vào thuận lợi và đồng bộ với quy mô bến.
Hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật đảm bảo chạy tàu 24/24h hệ thống các tuyến đường thuỷ nội địa đang quản lý, đồng thời phấn đấu tăng chiều dài đường thuỷ nội địa được quản lý; xây dựng mới cảng container Phù Đổng, các cảng khách đầu mối tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; chuyển đổi công năng cảng Hà Nội theo hướng chủ yếu phục vụ du lịch kết hợp bốc xếp hàng sạch.
Nâng cấp, mở rộng các cảng hàng không hiện có đáp ứng nhu cầu trong từng thời kỳ, đồng thời từng bước xây dựng các cảng hàng không mới theo quy hoạch. Hoàn thành nhà ga T2 Nội Bài trước năm 2015. Nghiên cứu để xây dựng cảng hàng không Tiên Lãng đưa vào khai thác sử dụng khi Cảng hàng không Cát Bi mãn tải.
Đối với giao thông đô thị Thủ đô Hà Nội, cải tạo, nâng cấp và mở rộng kết hợp tăng cường công tác quản lý bảo trì để sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông đô thị hiện có; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm gồm các trục chính đô thị, các trục hướng tâm, các tuyến vành đai, các tuyến vận tải bánh sắt khối lượng lớn, hệ thống giao thông tĩnh theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội mở rộng để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Phấn đấu quỹ đất dành cho giao thông đô thị đạt 15%.
Đối với giao thông đô thị thành phố Hải Phòng và các thành phố, thị xã khác, hoàn chỉnh quy hoạch, từng bước phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đô thị và vận tải hành khách công cộng đáp ứng nhu cầu.
2. Định hướng phát triển đến năm 2030
Thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá thành hợp lý và cạnh tranh, nhanh chóng, an toàn; kết nối thuận lợi giữa các phương thức vận tải, giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, với cả nước và quốc tế.
Cơ bản hoàn thiện và hiện đại hoá mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Tiếp tục phát triển các công trình kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch.
1. Quy hoạch phát triển vận tải
Tổ chức vận tải hợp lý trên một số hành lang vận tải chủ yếu gồm:
- Hành lang Bắc – Nam gồm 4 phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Vận tải hàng hoá đường dài chủ yếu do đường biển và đường sắt đảm nhận. Vận tải hành khách đường dài sẽ chuyển dần sang đường sắt và hàng không. Hàng hoá và hành khách trên các cung đoạn ngắn và nội tỉnh chủ yếu do vận tải đường bộ đảm nhận.
- Hành lang Hà Nội – Hải Phòng gồm 3 phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa. Hành khách chủ yếu sử dụng vận tải đường bộ, hàng hoá chia sẻ giữa 3 phương thức vận tải đường bộ, đường sắt và đường sông.
- Hành lang Hà Nội – Quảng Ninh gồm 3 phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa. Hành khách chủ yếu sử dụng vận tải đường bộ, đường sắt; hàng hoá chia sẻ giữa 3 phương thức vận tải đường bộ, đường sắt và đường sông.
- Hành lang Hà Nội – Lào Cai gồm 3 phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa. Do điều kiện địa hình, việc vận tải hàng hoá và hành khách trên tuyến do đường bộ và đường sắt đảm nhận là chính.
- Hành lang Hà Nội – Lạng Sơn gồm 2 phương thức vận tải: đường bộ và đường sắt. Vận tải đường bộ chiếm ưu thế tuyệt đối về cả vận chuyển hàng hoá và hành khách.
- Hành lang Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh gồm 2 phương thức vận tải: đường bộ và đường thuỷ nội địa, trong đó vận tải đường bộ là chủ yếu.
2. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
a) Đường bộ
Các trục cao tốc
- Đại lộ Thăng Long: từ nút giao Trung Hòa đến quốc lộ 21A tại Hoà Lạc (thành phố Hà Nội), dài 30 km, quy mô 6 làn xe cao tốc và 2 tuyến đường đô thị hai bên.
- Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: từ vành đai III (thành phố Hà Nội) đến đập Đình Vũ (thành phố Hải Phòng), dài 105,5 km, quy mô 6 làn xe.
Đoạn Tân Vũ – Lạch Huyện: từ nút giao Tân Vũ đến cảng cửa ngõ Lạch Huyện (thành phố Hải Phòng), dài khoảng 16 – 17 km, quy mô 4 làn xe giai đoạn I, 6 làn xe giai đoạn II, trong đó, đoạn cầu Đình Vũ – Cát Hải dài khoảng 5 km làm cầu vượt biển.
- Cao tốc Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai: từ nút giao cao tốc Nội Bài – Hạ Long với quốc lộ 2 (thành phố Hà Nội) đến xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), dài 264 km, (trong đó, đoạn tuyến nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài khoảng 60 km), quy mô 4 làn xe giai đoạn I, 6 làn xe giai đoạn II.
- Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên: từ km 152 + 400 quốc lộ 1A mới tại Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) đến km 61 + 313 quốc lộ 3 tại Thịnh Đán (thành phố Thái Nguyên), dài 61,3 km (trong đó, đoạn thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 35 km), quy mô 4 làn xe giai đoạn I, 6 làn xe giai đoạn II.
- Cao tốc Lạng Sơn – Bắc Giang – Bắc Ninh: từ cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) đến cầu Như Nguyệt (tỉnh Bắc Ninh), dài 130 km, (trong đó đoạn tuyến nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 11 km), quy mô 4 – 6 làn xe.
- Cao tốc Nội Bài – Hạ Long: từ thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đến thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), dài 136 km, quy mô 4 làn xe giai đoạn I, 6 làn xe giai đoạn II.
- Cao tốc Hạ Long – Móng Cái: từ thành phố Hạ Long đến Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), dài 128 km, quy mô 4 – 6 làn xe.
- Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (thuộc trục cao tốc Bắc - Nam): từ nút giao Pháp Vân (thành phố Hà Nội) đến Km 210 quốc lộ 1A (tỉnh Hà Nam), dài 32,3 km. Hiện tại quy mô 4 làn xe, quy hoạch mở rộng 6 làn xe.
- Cao tốc Hoà Lạc – Hoà Bình: từ nút giao Hoà Lạc (thành phố Hà Nội) đến thành phố Hoà Bình (tỉnh Hoà Bình), dài 26 km, (trong đó, đoạn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài khoảng 15 km), quy mô 6 làn xe.
- Cao tốc Đoan Hùng – Hoà Lạc – Phố Châu (thuộc trục cao tốc Bắc – Nam phía Tây): từ Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đến Phố Châu (tỉnh Hà Tĩnh), dài 457 km, (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 40 km), quy mô 4 – 6 làn xe.
- Giai đoạn sau 2020, nghiên cứu xây dựng tuyến cao tốc ven biển Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh: từ thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) đến thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), dài 160 km, (trong đó, đoạn tuyến nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài khoảng 80 km), quy mô 4 làn xe.
Các trục quốc lộ hướng tâm Hà Nội
- Quốc lộ 2: từ km 13 + 600 (ranh giới thành phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc) đến cửa khẩu Thanh Thuỷ (tỉnh Hà Giang) tại km 312 + 500, dài 310 km, (trong đó, đoạn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 50,6 km). Đoạn từ km 13 + 600 đến km 30 + 600 dài 17 km đã đạt tiêu chuẩn cấp II, 4 làn xe. Đoạn còn lại hoàn thiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III, 2 làn xe; các đoạn qua khu vực có lưu lượng lớn đạt tiêu chuẩn đường cấp I, II, 4 – 6 làn xe.
- Quốc lộ 5: từ Như Quỳnh (tỉnh Hưng Yên) tại km 11 + 135 đến Đình Vũ (thành phố Hải Phòng) tại km 106 + 300, dài 95, 2 km, duy trì tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe;
- Quốc lộ 6: từ Hà Đông (Hà Nội) đến Mường Lay (tỉnh Lai Châu), dài 512 km, (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 34 km), hoàn thiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp I – II, 4 – 6 làn xe.
- Quốc lộ 32: từ Sơn Tây – Hà Nội (km 41) đến Bình Lư (tỉnh Lai Châu), dài 393 km, (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 22 km), hoàn thiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
Đường vành đai đô thị
- Vành đai III Hà Nội: Nội Bài – Mai Dịch – Thanh Xuân – Pháp Vân – Cầu Thanh Trì – Sài Đồng – Ninh Hiệp – Việt Hùng – Đông Anh – Tiên Dương – Nam Hồng, dài 55 km, quy mô đô thị kết hợp cao tốc ở giữa.
- Vành đai IV (vành đai vùng): gắn kết các khu công nghiệp – đô thị vệ tinh quanh Thủ đô Hà Nội: Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc); Mê Linh; Hồng Hà (Đan Phượng); Đức Thượng, An Khánh (Hoài Đức); Yên Nghĩa (Hà Đông); Thường Tín (thành phố Hà Nội), Mễ Sở, Như Quỳnh (tỉnh Hưng Yên); Tiên Sơn, Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh); Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang); Phố Nỉ, quốc lộ 2 khoảng km 11 + 300 (thành phố Hà Nội), dài khoảng 125 km, quy mô 6 – 8 làn xe.
- Vành đai V (vành đai vùng): liên kết các thành phố, thị xã vệ tinh quanh thành phố Hà Nội: Vĩnh Yên – Sơn Tây – Hoà Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn – Phủ Lý – Thái Bình – Hải Dương – Chí Linh – Bắc Giang – Thái Nguyên, dài khoảng 320 km, quy mô đường cấp I, 4 – 6 làn xe.
Các quốc lộ khác
- Quốc lộ 10: từ Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) đến Hoằng Hoá (tỉnh Thanh Hoá), dài 228 km, (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 58,2 km), hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp II, 4 làn xe.
- Quốc lộ 18: từ nút giao với quốc lộ 1A thuộc địa phận Đại Phúc (tỉnh Bắc Ninh) đến cầu Bắc Luân (tỉnh Quảng Ninh), dài 303 km, hoàn thiện nâng cấp đoạn Mông Dương – Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), dài 124 km đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe; mở rộng đoạn Uông Bí – Tuần Châu (tỉnh Quảng Ninh), dài 30 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe.
- Quốc lộ 18C: từ cầu Tiên Yên đến biên giới Việt – Trung (tỉnh Quảng Ninh), dài 50 km, hoàn thiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 38: từ thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đến Chợ Dầu (tỉnh Hà Nam), dài 81 km, (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 55 km), hoàn thiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 39: từ Phố Nối (tỉnh Hưng Yên) đến Diêm Điền (tỉnh Thái Bình), dài 108 km, (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 50,2 km), hoàn thiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 21: từ thị xã Sơn Tây (thành phố Hà Nội) đến Hải Thịnh (tỉnh Nam Định), dài 210 km, (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 46 km), hoàn thiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 21B: từ Phú Lâm (thành phố Hà Nội) đến Cầu Bà Đa (tỉnh Hà Nam), dài 59 km, (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 41,6 km), hoàn thiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Quốc lộ 2B: từ Dốc Láp đến Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), dài 25 km, hoàn thiện nâng cấp các đoạn trong khu vực thành phố đạt tiêu chuẩn đường đô thị, đoạn còn lại đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
- Quốc lộ 2C: từ Sơn Tây (thành phố Hà Nội) đến Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), dài 141 km, (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 44,9 km), hoàn thiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Tuyến nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình: từ nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và quốc lộ 39 đi phía trái quốc lộ 39, cách thành phố Hưng Yên từ 2 đến 4 km, đi qua Đại học Văn hoá Phố Hiến, vượt sông Hồng và đi trùng với hướng tuyến quy hoạch đường tỉnh 499 đến nút giao Liêm Tuyền (cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình), dài 47,7 km, quy mô đường cấp II, 4 làn xe giai đoạn I, 6 làn xe giai đoạn II.
Các trục liên kết vùng
- Các tuyến vành đai:
Hệ thống quốc lộ 4: gồm các quốc lộ 4A, 4B, 4C, 4D, 4E, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Lai Châu, dài khoảng 687 km, (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 27 km), từng bước hoàn thành nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.
Đoạn nối quốc lộ 4B đến khu kinh tế Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh): từ Tiên Yên chạy phía Tây đảo Cái Bầu (đảo chính khu kinh tế Vân Đồn) đến cầu Vân Đồn hiện tại, dài gần 32 km, quy mô đường cấp III, 2 làn xe giai đoạn I, 6 làn xe cao tốc giai đoạn II.
Quốc lộ 279: từ Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh) đến Tây Trang (tỉnh Điện Biên), dài 744 km, (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 42,5 km), hoàn thành xây dựng, nâng cấp đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe.
Quốc lộ 37: từ Diêm Điền (tỉnh Thái Bình) đến Cò Nòi (tỉnh Sơn La), dài 485 km, (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 85,3 km), hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe ở khu vực miền núi; các đoạn khu vực đông dân cư, đồng bằng đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.
- Tuyến đường bộ ven biển: từ cảng Núi Đỏ, Mũi Ngọc xã Bình Ngọc, thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đến cửa khẩu Hà Tiên thuộc địa phận thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), dài khoảng 3.041 km, (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 307,5 km) quy mô tối thiểu cấp III, 2 làn xe.
- Đường Hồ Chí Minh: từ Pác Bó (tỉnh Cao Bằng) đến Đất Mũi (tỉnh Cà Mau), dài khoảng 3.167 km, (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 49,6 km), quy mô cấp III, 2 làn xe giai đoạn I, cao tốc 4 – 6 làn xe giai đoạn II.
Trên tất cả các tuyến quốc lộ, từng bước mở rộng các đoạn qua khu đô thị, khu đông dân cư phù hợp với quy hoạch được duyệt; xây dựng các đoạn tuyến tránh tại các đô thị cần thiết. Xem xét nâng cấp một số tuyến lên thành quốc lộ phù hợp với nhu cầu thực tế và các tiêu chí của đường quốc lộ được quy định tại Luật Giao thông đường bộ.
b) Đường sắt
Các tuyến đường sắt hiện có
- Đường sắt Bắc – Nam: dài 1.726 km (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 33 km). Hoàn thành nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp I.
- Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng: dài 106 km. Hoàn thành nâng cấp, điện khí hoá toàn tuyến.
- Đường sắt Hà Nội – Lào Cai: dài 296 km (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 42,5km). Hoàn thành nâng cấp, đưa toàn tuyến vào cấp kỹ thuật.
- Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng: dài 162 km (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 22,5km). Nâng cấp, đưa toàn tuyến vào cấp kỹ thuật.
- Đường sắt Đông Anh – Quán Triều: dài 54 km (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 18,5km). Nâng cấp, đưa toàn tuyến vào cấp kỹ thuật.
Các tuyến đường sắt xây mới
- Đường sắt cao tốc Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh: dài 1.570 km (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 33,5km). Nghiên cứu xây dựng đoạn Hà Nội – Vinh vào thời điểm thích hợp căn cứ vào nhu cầu và khả năng huy động nguồn vốn.
- Đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân: dài 128 km. Xây dựng đường đơn, khổ lồng.
- Đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng: dài 381 km (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 128,5km). Nghiên cứu xây dựng đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hoá.
- Đường sắt Đồng Đăng - Hà Nội: dài 156 km (trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ dài 22,5 km). Nghiên cứu xây dựng đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa.
Giai đoạn sau 2020, nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt sau: tuyến ven biển Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh dài 120 km, theo tiêu chuẩn đường đơn cấp I và Hạ Long – Móng Cái theo tiêu chuẩn đường đơn cấp II; tuyến Lạng Sơn – Quảng Ninh – Mũi Chùa dài 95 km, theo tiêu chuẩn đường đơn cấp II; các tuyến đường sắt kết nối với các cảng biển, các khu công nghiệp; hoàn thành kết nối tuyến đường sắt đầu mối Thủ đô Hà Nội và mạng đường sắt liên vùng Thủ đô Hà Nội.
c) Đường biển
Cảng biển
- Cảng Hải Phòng: Cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại IA) có các khu chức năng:
Khu bến Lạch Huyện: khu bến chính của cảng Hải Phòng, chủ yếu làm hàng container xuất nhập khẩu trên tuyến biển xa cho tàu sức chở 4.000 – 6.000 TEU, trọng tải đến 100.000 DWT. Kết cấu hạ tầng, công nghệ bốc xếp quản lý khai thác đồng bộ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Có đầu mối logistic trong khu công nghiệp dịch vụ liền kề phía sau bến cảng. Trọng điểm đầu tư bao gồm cầu bến, hệ thống kỹ thuật hạ tầng kết nối mạng quốc gia và khu công nghiệp dịch vụ hậu cảng. Xây dựng đạt công suất 20,8 – 38,8 triệu tấn/năm.
Khu Đình Vũ: chủ yếu làm hàng tổng hợp container trên tuyến biển gần cho tàu trọng tải 20.000 – 30.000 DWT. Có bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp cơ sở sản xuất, dịch vụ của khu công nghiệp Đình Vũ. Xây dựng đạt công suất 18 – 20 triệu tấn/năm.
Khu Sông Cấm: chức năng chính là tổng hợp địa phương, cho tàu trọng tải 5.000 – 10.000 DWT không phát triển mở rộng; từng bước di dời và chuyển đổi công năng trên cơ sở sắp xếp lại và đầu tư chiều sâu, duy trì công suất 5 – 6 triệu tấn/năm. Các bến chủ yếu ở khu vực này là Chùa Vẽ, Vật Cách.
Khu sông Chanh (Yên Hưng – tỉnh Quảng Ninh): chức năng chính là chuyên dùng có bến tổng hợp container tiếp nhận tàu 10.000 – 40.000 DWT. Bao gồm chuyên dùng cho khu công nghiệp Yên Hưng – đầm Nhà Mạc, chuyên dùng phục vụ đóng sửa tàu biển, chuyên dùng sản phẩm dầu (tại hòn Quả Muỗm). Xây dựng đạt công suất 10 – 15 triệu tấn/năm.
Các bến chuyên dùng và vệ tinh khác: phục vụ trực tiếp cho cơ sở công nghiệp – dịch vụ, ven sông và bến địa phương cho phương tiện nhỏ khác trong vùng (kể cả Diêm Điền - tỉnh Thái Bình, Hải Thịnh – tỉnh Nam Định). Phát triển phù hợp với quy hoạch xây dựng chung, có vai trò là bến vệ tinh của cảng Hải Phòng.
- Cảng Hòn Gai – Quảng Ninh: Cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực, bao gồm khu bến tổng hợp, container Cái Lân và các bến chuyên dùng vệ tinh khác.
Khu Cái Lân: khu bến chính của cảng, chủ yếu làm hàng container kết hợp hàng tổng hợp cho tàu trọng tải đến 50.000 DWT, container đến 3.000 TEU. Hoàn thiện khu bến này cùng với đầu mối logistics sau cảng là trọng tâm đầu tư trong giai đoạn quy hoạch. Xây dựng đạt công suất 15 – 18 triệu tấn/năm.
Các bến chuyên dùng vệ tinh: bến chuyên dùng dầu B12, từng bước di dời, chuyển đổi công năng. Bến chuyên dùng của các nhà máy xi măng, nhiệt điện giữ quy mô hiện nay, đầu tư chiều sâu để nâng năng lực và hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới môi trường. Về lâu dài hạn chế phát triển loại bến này trong vịnh Cửa Lục và Hạ Long. Bến chuyên dùng phục vụ công nghiệp đóng sửa tàu biển và Khu công nghiệp Cái Lân, Việt Hưng phát triển từng bước phù hợp với quy hoạch xây dựng chung đảm nhận chức năng vệ tinh của khu bến Cái Lân. Xây dựng đồng bộ bến khách Hòn Gai để đảm nhận chức năng đầu mối khách du lịch quốc tế và đường dài Bắc – Nam.
- Cảng Cẩm Phả - Quảng Ninh: chức năng chính là chuyên dùng có bến tổng hợp container phục vụ chủ yếu cho công nghiệp khai thác than của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam. Cửa Ông là khu bến chính tiếp nhận tàu 50.000 – 70.000 DWT tại cầu bến, 120.000 DWT tại khu chuyển tải. Bến Nam Cầu Trắng, xi măng Cẩm Phả đầu tư chiều sâu, không phát triển mở rộng đảm nhận vai trò vệ tinh của cảng. Xây dựng đạt công suất 25 – 27 triệu tấn/năm.
- Cảng Hải Hà – Quảng Ninh: từng bước triển khai xây dựng cảng chuyên dùng gắn với khu công nghiệp. Giai đoạn đầu là cảng chuyên dùng có bến tổng hợp cho tàu 50.000 – 80.000 DWT. Về tiềm năng lâu dài có thể phát triển thành cảng tổng hợp đầu mối khu vực kết hợp làm hàng quá cảnh cho vùng Nam Trung Quốc.
- Cảng Vạn Gia – Quảng Ninh: cảng tổng hợp địa phương, cửa ngõ giao lưu bằng đường biển của thành phố cửa khẩu Móng Cái. Gồm khu chuyển tải cho tàu đến 10.000 DWT và các bến vệ tinh cho phương tiện nhỏ tại Dân Tiến và dọc sông Ka Long. Xây dựng đạt công suất 3,5 – 4,5 triệu tấn/năm.
- Cảng Mũi Chùa, Vạn Hoa – Quảng Ninh: cảng địa phương cho tàu 3.000 - 5.000 DWT. Bến Mũi Chùa chuyên dùng cho công nghiệp hoá chất mỏ, kết hợp hàng tổng hợp cho Cao Bằng, Lạng Sơn. Bến Vạn Hoa tổng hợp phục vụ trực tiếp cho khu kinh tế Vân Đồn. Xây dựng đạt công suất 2 – 2,5 triệu tấn/năm.
Luồng vào cảng: đầu tư nạo vét đoạn ngoài khu bến Lạch Huyện cho tàu 100.000 DWT, tàu container 6.000 TEU với chuẩn tắc phù hợp yêu cầu cảng cửa ngõ quốc tế. Đoạn trong vào khu bến sông Chanh cho tàu 30.000 – 50.000 DWT, khu bến Đình Vũ cho tàu 20.000 – 30.000 DWT (vơi mớn), khu bến sông Cấm cho tàu 10.000 DWT.
Cảng cạn: Hình thành 5 cảng cạn tại khu vực và hành lang kinh tế phục vụ hàng hoá thông qua cảng Hải Phòng và cảng Quảng Ninh.
- Khu vực kinh tế ven biển: gồm các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Tây Hà Nội, Hoà Bình; thông qua khoảng 630.000 TEU/năm.
- Hành lang kinh tế Hà Nội – Lào Cai: gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang; thông qua 720.000 TEU/năm.
- Hành lang kinh tế Hà Nội – Lạng Sơn: gồm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Ninh; thông qua 550.000 TEU/năm.
- Khu vực kinh tế Tây Bắc Hà Nội: gồm các tỉnh, thành phố Hà Nội, Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; thông qua 380.000 TEU/năm.
- Khu vực kinh tế Đông Nam Hà Nội: gồm các tỉnh, thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Cạn; thông qua 1.300.000 TEU/năm.
d) Đường thuỷ nội địa
Luồng tuyến
- Tuyến Lạch Giang – Hà Nội: dài 187 km. Nâng cấp tuyến đạt cấp I, tập trung cải tạo cho phép tàu 1.000 tấn vào cảng Hà Nội với tiêu chuẩn luồng cấp II; tần suất ứng với mực nước chạy tàu 70%.
- Tuyến Quảng Ninh – Ninh Bình (qua sông Đào, sông Luộc): dài 266,5 km. Quy hoạch tuyến theo 2 phương án:
+ Phương án 1: tuyến đi như hiện nay qua sông Đào Hải Phòng và quy hoạch cấp III.
+ Phương án 2: tuyến đi vào cửa Lạch Tray nối vào kênh Đồng tiếp tục đi theo phương án 1 và quy hoạch toàn tuyến đạt cấp II. Cải tạo sông Lạch Tray (49 km), sông Luộc (72 km) và một số bãi cạn cục bộ trên đoạn sông Hồng.
- Tuyến Hải Phòng – Hà Nội (qua sông Đuống): dài 154 km, đi qua sông Cấm, sông Hàn, sông Kinh Thầy, sông Thái Bình, sông Đuống, sông Hồng. Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp II.
- Tuyến Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai: dài 362 km. Duy trì đoạn Hà Nội – Việt Trì đạt cấp II; nâng cấp đoạn Việt Trì – Yên Bái nâng lên cấp III; đoạn Yên Bái – Lào Cai xây dựng âu tàu và đập dâng nước để toàn tuyến có loại tàu ≤ 300 tấn lên đến Lào Cai.
- Tuyến Quảng Ninh – Phả Lại: dài 128 km. Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp II.
- Tuyến Phả Lại – Đa Phúc và Phả Lại – Á Lữ: dài 123 km. Nâng cấp đạt cấp III.
Cảng thuỷ nội địa
Nâng cấp cảng Khuyến Lương đạt công suất 1,7 triệu tấn/năm, xây dựng cảng hàng hoá Phù Đổng quy mô 1,1 triệu tấn/năm, cảng Chèm, quy mô 400.000 tấn/năm và cảng mới phía Bắc Hà Nội với quy mô 2 triệu tấn/năm.
đ) Đường hàng không
- Cảng hàng không quốc tế Nội Bài: là cảng hàng không quốc tế lớn nhất của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng như của cả miền Bắc, có khả năng tiếp nhận được máy bay A380 và tương đương. Cải tạo nhà ga T1, hoàn thành xây mới nhà ga hành khách T2 nâng công suất lên 25 triệu lượt khách/năm và 0,5 triệu tấn hàng/năm, giai đoạn sau đạt tổng công suất 50 triệu lượt khách/năm và 2 triệu tấn hàng/năm.
- Cảng hàng không quốc tế Cát Bi: nâng cấp, phát triển thành cảng hàng không quốc tế, tiếp nhận máy bay B777 và tương đương, công suất đạt 4 triệu lượt khách/năm và 0,4 triệu tấn hàng/năm. Sau năm 2020 chuyển sang Cảng hàng không Tiên Lãng.
- Cảng hàng không Gia Lâm: cải tạo, nâng cấp phục vụ cho hoạt động bay nội vùng, tiếp nhận các loại máy bay ATR72/F70 hoặc tương đương, công suất đạt 167.000 lượt khách/năm và 2.000 tấn hàng/năm.
- Cảng hàng không Quảng Ninh: xây dựng cảng hàng không Quảng Ninh phục vụ du lịch khu di sản thiên nhiên thế giới, tiếp nhận các loại máy bay như A320/321, công suất đạt từ 1 – 2 triệu lượt khách/năm.
- Cảng hàng không quốc tế Tiên Lãng: hoàn chỉnh quy hoạch, triển khai xây dựng để sau năm 2020 thay thế Cảng hàng không Cát Bi.
e) Giao thông đô thị và giao thông địa phương
Phát triển giao thông đô thị và địa phương theo quy hoạch được duyệt của các tỉnh, thành phố.
3. Dự kiến quỹ đất
Dự kiến quỹ đất dành cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo quy hoạch là trên 97.000 ha, chiếm 6,2% diện tích vùng (không tính đến giao thông đô thị và giao thông địa phương).
IV. CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU
1. Giải pháp, chính sách phát triển vận tải
- Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ vận tải; đổi mới phương tiện, công nghệ, trang thiết bị dịch vụ vận tải, ưu tiên phát triển vận tải container, đa phương thức và dịch vụ logistics để điều tiết hợp lý giữa các phương thức vận tải.
- Có chính sách hỗ trợ, ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng đô thị, đặc biệt là vận tải khối lượng lớn, đồng thời kiểm soát sự phát triển phương tiện cá nhân.
- Tổ chức hợp lý các đầu mối vận tải, đặc biệt tại khu vực Hà Nội, giảm thiểu lượng xe trung chuyển phải đi vào trung tâm thành phố, gây ách tắc giao thông.
2. Giải pháp, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
- Giai đoạn đến năm 2015, tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông để tăng khả năng liên kết vùng, liên kết giữa các phương thức vận tải và giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông.
- Huy động tối đa mọi nguồn lực, chú trọng nguồn nội lực, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
- Ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
- Tăng cường công tác quản lý bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, dành phần vốn thích đáng cho công tác quản lý bảo trì. Sớm hình thành quỹ bảo trì đường bộ.
3. Giải pháp, chính sách đảm bảo an toàn giao thông
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường cưỡng chế việc thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Tổ chức thẩm định an toàn giao thông đối với tất cả các công trình nâng cấp và xây dựng mới, tăng cường áp dụng các công nghệ giao thông thông minh để hỗ trợ và kiểm soát giao thông.
- Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý người điều khiển phương tiện vận tải, chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới.
4. Giải pháp, chính sách bảo vệ môi trường
- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là các dự án đường cao tốc, cảng biển đi qua các khu vực bảo tồn; thực hiện tốt công tác giám sát quản lý môi trường và tăng cường kiểm tra thường xuyên bảo vệ môi trường đối với các đơn vị xây dựng, sản xuất, kinh doanh giao thông vận tải.
- Kiểm soát chất lượng phương tiện và nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; khuyến khích sử dụng phương tiện và nhiên liệu sạch.
1. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng tổ chức quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch. Trong quá trình thực hiện tiến hành xem xét, đánh giá để điều chỉnh bổ sung kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực tế.
2. Các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng tiến hành rà soát điều chỉnh các quy hoạch có liên quan phù hợp với quy hoạch này, đồng thời phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các Bộ, ngành và các địa phương khác trong quá trình thực hiện đảm bảo các quy hoạch được triển khai khả thi và đồng bộ, tạo được hệ thống giao thông vận tải vùng liên hoàn, liên kết nhằm nâng cao năng lực của toàn mạng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2011.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN
GIAO THÔNG VẬN TẢI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2011/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên dự án |
Quy mô |
I |
Đường bộ |
|
1 |
Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ |
32,3 km, 6 làn xe |
2 |
Cao tốc Nội Bài – Lào Cai |
264 km, thuộc vùng 60 km, 4 – 6 làn xe |
3 |
Cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn |
130 km, thuộc vùng 11 km, 4 – 6 làn xe |
4 |
Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng |
105,5 km, 6 làn xe |
5 |
Đường Tân Vũ – Lạch Huyện (gồm cầu Đình Vũ – Cát Hải) |
17 km (trong đó cầu Đình Vũ – Cát Hải 5 km) 4 – 6 làn xe |
6 |
Cao tốc Nội Bài – Hạ Long |
136 km, 4 - 6 làn xe |
7 |
Cao tốc Hạ Long – Móng Cái |
128 km, 4 - 6 làn xe |
8 |
Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên |
61,3 km, thuộc vùng 35 km, 4 – 6 làn xe |
9 |
Vành đai III Hà Nội (Giai đoạn II) |
55 km, đô thị kết hợp cao tốc ở giữa |
10 |
Đường Nhật Tân – Nội Bài |
12,2 km, mặt cắt ngang 80 – 100 m. |
11 |
Cầu Nhật Tân |
3,9 km, mặt cắt ngang 33 m, 8 làn xe |
12 |
Mai Dịch – Nội Bài |
12,2 km, mặt cắt ngang 29 m, 6 làn xe |
13 |
Cầu Vĩnh Thịnh |
5,5 km, mặt cắt ngang 16,5 m, 4 làn xe |
14 |
Đường nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình |
47,7 km, 4 – 6 làn xe |
15 |
Đoạn nối quốc lộ 4B – Vân Đồn |
32 km, 6 làn xe |
16 |
Cải tạo, nâng cấp, mở rộng các quốc lộ hiện có: quốc lộ 2C, quốc lộ 3 cũ, quốc lộ 37, quốc lộ 39, quốc lộ 21… |
cấp III, 2 làn xe |
II |
Đường sắt |
|
1 |
Đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân |
128 km, đường đơn, khổ lồng |
|
- Đoạn Phả Lại – Hạ Long |
|
|
- Đoạn Yên Viên – Lim |
|
2 |
Yên Viên – Ngọc Hồi |
25 km, đường sắt trên cao (đường sắt quốc gia kết hợp đô thị) |
3 |
Cát Linh – Hà Đông |
13 km, đường sắt đô thị |
4 |
Nội Bài – Trung tâm thành phố - Thượng Đình |
33,9 km, đường sắt đô thị |
5 |
Nhổn – Ga Hà Nội – Hoàng Mai |
21 km, đường sắt đô thị |
III |
Đường thủy nội địa |
|
1 |
Dự án phát triển giao thông vận tải đồng bằng Bắc Bộ: - Tuyến Quảng Ninh – Việt Trì - Tuyến Quảng Ninh – Ninh Bình - Tuyến Lạch Giang – Hà Nội |
Khoảng 700 km, cấp I – III |
2 |
Nâng cấp tuyến vận tải thủy Quảng Ninh – Hải Phòng – Nam Định – Ninh Bình |
266,5 km, cấp II – III |
3 |
Nâng cấp tuyến vận tải thủy Tài Xá – Mũi Chùa |
31,5 km, tiếp nhận tàu 100 tấn |
4 |
Cải tạo giao thông thủy sông Hồng – khu vực Hà Nội |
Tiếp nhận tàu 1.000 tấn |
5 |
Dự án nâng cao an toàn bến khách ngang sông và lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường thủy nội địa |
7 tỉnh, thành phố thuộc vùng |
IV |
Đường biển |
|
1 |
Khu Lạch Huyện – Cảng Hải Phòng |
Tiếp nhận tàu 100.000 DWT/6.000 TEU, công suất 20,8 – 38,8 tấn/năm |
2 |
Khu Cái Lân – Cảng Hòn Gai |
Tiếp nhận tàu 50.000 DWT/3.000 TEU, công suất 15 –18 tấn/năm |
3 |
Khu Đình Vũ – Cảng Hải Phòng |
Tiếp nhận tàu 20.000 - 30.000 DWT, công suất 18 – 20 tấn/năm |
4 |
Luồng vào cảng Lạch Huyện – Cảng Hải Phòng |
Tiếp nhận tàu 100.000 DWT/6.000 TEU |
V |
Đường hàng không |
|
1 |
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài |
Xây dựng sân đỗ, đường lăn nhà ga hành khách, ga hàng hoá T2 đạt công suất 25 triệu lượt khách/năm, tiếp nhận máy bay A380 |
2 |
Cảng hàng không quốc tế Cát Bi |
Cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay đạt công suất 4 triệu lượt khách/năm, tiếp nhận máy bay B777 |
3 |
Cảng hàng không Quảng Ninh |
Đầu tư xây dựng mới đạt công suất 1 - 2 triệu lượt khách/năm, tiếp nhận máy bay A320/321 |
4 |
Cảng hàng không Gia Lâm |
Cải tạo, xây dựng đạt công suất 0,167 triệu lượt khách/năm, tiếp nhận máy bay ATR72/F70 |
THE
PRIME MINISTER |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 05/2011/QD-TTg |
Hanoi, January 24, 2011 |
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25.
2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the. Ministry of Transport (Report No. 7873/Tlr-BGTVT of
November 9, 2010) regarding the master plan on transport development in the
northern key economic region through 2020 and orientations towards 2030,
DECIDES:
Article 1. To approve the master plan on transport development in the northern key economic region through 2020 and orientations towards 2030, with the following principal contents:
1. The master plan on transport development in the northern key economic region must be in line with the regional socio-economic development orientations as well as national and local transport development strategies and plans.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. To develop transport on the basis of promoting to the utmost the advantages of the region as a central region and a strategic gateway for both seaway and airway; to ensure linkage between road, inland waterway, railway, airway and airport transportation; and linkage between Hanoi capital as a transport hub and provinces and cities in the region.
4. To develop high-quality transportation at reasonable costs, reduce traffic accidents, limit environmental pollution and conserve energy; to step up the application of advanced transportation technologies, especially multimodal transportation and logistic services.
5. To attach importance to maintenance work for thoroughly tapping the capacity of existing transport infrastructure; to concentrate investment in urgent important works with priority given to those that help ease traffic congestion.
6. To strongly develop urban transport, especially in Hanoi capital. To closely link national and local transport systems, attaching importance to developing local transport, especially rural transport.
7. To mobilize all resources at home and abroad and encourage all economic sectors to invest in transport development in different forms.
8. To promote human resource advantages, apply advanced science and technology and enhance international cooperation in developing regional transport as a core for developing the entire transport sector.
9. To reserve a reasonable land fund for developing transport infrastructure and further assure traffic safety corridors.
E Development objectives through 2020
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The entire region's transportation volume will reach 450-500 million tons of cargo and 700-800 million passengers per year with an annual average growth rate of 9-10%. of which the volume of cargo to be handled at regional seaports will be 115-160 million tons/year, and the number of passengers to pass regional airports will be 25 million/year. Urban mass transit in Hanoi will account for 35%, in Hai Phong and other equivalent urban centers. 15-20%.
b/ Infrastructure facilities:
To upgrade the existing system of national highways up to prescribed technical standards; to accelerate the construction of expressways, striving to complete the construction of around 500 km of expressways by 2020. To upgrade provincial roads up to prescribed technical standards and build some new necessary routes. To further develop rural transport so that 80% of rural roads will he concreted.
To complete the renovation and upgrading of existing railway networks up to grade-1 national railway standards; to link, railways with international seaports, factories, economic zones, mining areas and major tourist centers. To rapidly develop large-volume iron-wheel transportation routes in urban centers, especially in Hanoi capital. To upgrade the Hanoi-Hai Phong railway into a electrified double-track railway. To complete the Yen Vien-Pha Lai-Ha Long-Cai Lan railway. To invest at an appropriate time in the Lao Cai-Hanoi-Hai Phong and Dong Dang-Hanoi railways and the north-south express railway.
To step by step upgrade and expand the system of seaports to meet cargo handling requirements in each period. To build some deep-water wharves up to international standards in Lach Huyen for ships of up to 100.000 DWT. and in Cai Lan for ships of up to 50,000 DWT. To develop on island districts ports of appropriate size to meet development needs and ensure security and national defense. To combine renovation and upgrading of navigable channels to ensure convenience for ships to enter and leave wharves and compatibility with wharf sizes.
To upgrade inland waterways currently under regional management up to prescribed technical standards for ships to operate round-the-clock, and strive to increase the length of such inland waterways. To build new Plui Dong container port and major passenger ports in Hanoi, Hai Phong and Quang Ninh. To shift Hanoi port to mainly serve tourism in combination with the loading of clean cargo.
To upgrade and expand existing airports to meet demand in each period and step by step build new airports under planning. To complete Noi Bai T2 terminal before 2015. To study the construction of Tien Lang airport and put it into operation when Cat 13i airport operates at full capacity.
For Hanoi capital, to upgrade and expand existing urban transport infrastructure works and concurrently manage the maintenance of such works for efficient use.. To accelerate the construction of key works, including urban trunk roads, centripetal roads, bell roads, high-volume iron-wheel routes, and sialic traffic systems under the planning on expanded Hanoi capital for easing traffic congestions and meeting people's (ravel needs. To strive to reserve 15% of land areas for urban traffic.
For Hai Phong city and other cities and towns, to complete plans on. and step by step develop, urban transport infrastructure works and mass transit to meet people's needs.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
To satisfy social needs for transportation and transportation services up lo international standards, with high quality, fast, safety, and reasonable and competitive charges. To ensure convenient transfer among modes of transportation and among provinces and cities in the region with the whole country and countries worldwide.
To basically complete and modernize the transport infrastructure network. To further develop transport infrastructure facilities under planning.
1. Transportation development
To organize rational transportation on some major corridors, including:
- North-south corridor, with 4 modes of transportation: road, railway, seaway and airway. Long-distance cargo transportation will be mainly by sea and rail. Long-distance passenger transportation will gradually shift to railway and airway. Short-distance and intra-provincial transportation of cargo and passengers will be mainly by road.
- Hanoi-Hai Phong corridor, with 3 modes of transportation: road, railway and inland waterway. Passengers will mainly use road while cargo will be transported by road, rail and river.
- Hanoi-Quang Ninh corridor, with 3 modes of transportation: road, railway and inland waterway. Passengers will mainly use road and railway while cargo will be transported by road, rail and river.
- Hanoi-Lao Cai corridor, with 3 modes of transportation: road, railway and inland waterway. Due to terrain conditions, cargo and passengers will be transported mainly by road and rail.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Ninh Binh-Hai Phong-Quang Ninh corridor, with 2 modes of transportation: road and inland waterway, of which road transportation be the overwhelming mode.
2. Transport infrastructure development
a/ Roads
Highways
- Thang Long boulevard: from Trung Hoa junction to national highway 21A in Hoa Lac (Hanoi), 30 km long. 6 high-speed lanes and 2 urban roads on both sides.
- Hanoi-Hai Phong expressway: from belt road III (Hanoi) to Dinh Vu dam (Hai Phong city). 105.5 km long, 6 lanes.
Tan Vu-Lach Huyen section: from Tan Vu junction to Lach Huyen gateway port (Hai Phong city), 16-17 km long. 4 lanes in phase I. and 6 lanes in phase IT, of which the Dinh Vu bridge-Cat Hai section is around 5 km long as a sea-crossing bridge.
- Hanoi-Viet Tri-Lao Cai expressway: from Noi Bai-Ha Long high-speed junction with national highway 2 (Hanoi) to Quang Kim commune (Bat Xat district, Lao Cai province), 264 km long (of which (he section within the northern key economic region is around 60 km long), 4 lanes in phase I and 6 lanes in phase II.
- Hanoi-Thai Nguyen expressway: from km 152+400 on new national highway IA in Ninh Hiep (Gia Lam district, Hanoi) to km 61+313 on national highway 3 in Thinh Dan (Thai Nguyen city), 61.3 km long (of which the section within the northern key economic region is 35 km long), 4 lanes in phase I and 6 lanes in phase II.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Noi Bai-Ha Long expressway: from Bac Ninh city (Bac Ninh province) to Ha Long city (Quang Ninh province). 136 km long, 4 lanes in phase I and 6 lanes in phase II.
- Ha Long-Mong Cai expressway: from Ha Long city to Mong Cai (Quang Ninh province), 128 km long, 4-6 lanes.
- Phap Van-Gie bridge expressway (belonging to the north-south expressway): from Phap Van junction (Hanoi) to km 210 on national highway 1A (Ha Nam province). 32.3 km long. It currently has 4 lanes and is planned to have 6 lanes.
- Hoa Lac-Hoa Binh highway: from Hoa Lac junction (Hanoi) to Hoa Binh city (Hoa Binh province). 26 km long (of which the section within the northern key economic region is around 15 km long). 6 lanes.
Doan Hung-Hoa Lac-Pho Chau expressway (belonging to the western north-south expressway): from Doan Hung (Phu Tho province) to Pho Chau (Ha Tinh province), 457 km long (of which the section within the northern key economic region is 40 km long), 4-6 lanes.
- In the post-2020 period, to study the construction of the Ninh Binh-Hai Phong-Quang Ninh coastal expressway: from Ninh Binh city (Ninh Binh province) to Ha Long city (Quang Ninh province, 160 km long (of which the section within the northern key economic region is around 80 km long), 4 lanes.
National highways from Hanoi
- National highway 2: from km 13+600 (the boundary between Hanoi and Vinh Phuc province) to Thanh Thuy border gate (Ha Giang province) at km 312+500, which is 310 km long (of which the section wilhin the northern key economic region is 50.6 km long), The 17-km section from km 13+600 to km 30+600 is already up to grade-II road standards, with 4 lanes. The remaining section will be upgraded at least up to grade-III road standards, with 2 lanes. The sections running through heavy-traffic areas will reach grade-I or -II road standards, with 4-6 lanes.
- National highway 5: from Nhu Quynh (Hung Yen province) at km 11 + 135 to Dinh Vu (Hai Phong city) at km 106+300, which is 95.2 km long, will be maintained at grade-II road standards, with 4 lanes.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- National highway 32: from Son Tay-Hanoi (km 41) to Binh Lu (Lai Chau province), 393 km long (of which the section within the northern key economic region is 22 km long), will be upgraded up to grade-III road standards. with 2 lanes.
Urban belt roads
- Belt road III. Hanoi: Noi Bai-Mai Dich-Thanh Xuan-Phap Van-Thanh Tri bridge-Sai Dong-Ninh Hiep-Viet Hung-Dong Anh-Tien Duong-Nam Hong. 55 km long, as an urban road with a median high-speed lane.
- Belt road IV (regional belt road): linking satellite industrial-urban zones surrounding Hanoi capital, including Phuc Yen (Vinh Phuc province): Me Linh; Hong Ha (Dan Phuong); Duc Thuong and An Khanh (Hoai Duc); Yen Nghia (Ha Dong); Thuong Tin (Hanoi); Me So and Nhu Quynh (Hung Yen province); Tien Son and Yen Phong (Bac Ninh province); Hiep Hoa (Bac Giang province): Pho Ni. on national highway 2 at around km 11 +300 (Hanoi), around 125 km long. 6-8 lanes.
Belt road V (regional belt road): linking satellite cities and towns surrounding Hanoi, including Vinh Yen-Son Tay-Hoa Lac-Xuan Mai-Mieu Mon-Phu Ly-Thai Binh-Hai Duong-Chi Linh-Bac Giang-Thai Nguyen, around 320 km long, grade-I road standards. 4-6 lanes.
Other national highways
- National highway 10: from Long Bi (Quang Ninh province) to Hoang Hoa (Thanh Hoa province), 228 km long (of which the section within the northern key economic region is 58.2 km long), will be upgraded up to grade-TT road standards, with 4 lanes.
- National highway 18: from the junction with national highway 1A in Dai Phuc (Bac Ninh province) to Bac Luan bridge (Quang Ninh province), 303 km long; to upgrade 124-km Mong Duong-Mong Cai (Quang Ninh province) up to grade-Ill road standards with 2 lanes; to expand the 30-km Dong Bi-Tuan Chau (Quang Ninh province) section up to grade-II road standards, with 4 lanes.
- National highway 18C: from Tien Yen bridge to the Vietnam-China border (Quang Ninh province), 50 km long, will be upgraded up to grade-III road standards, with 2 lanes.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- National highway 39: from Pho Noi (Hung Yen province) to Diem Diet] (Thai Binh province). 108 km long (of which the section within the northern key economic region is 50.2 km long), will be upgraded up to grade-Ill road standards, with 2 lanes.
- National highway 21: from Son Tay town (Hanoi) to Hai Thinh (Nam Dinh province). 210 km long (of which the section within the northern key economic region is 46 km long), will be upgraded up to grade-Ill or -IV road standards, with 2 lanes.
- National highway 2IB: from Phu Lam (Hanoi) to 13a Da bridge (Ha Nam province). 59 km long (of which the section within the northern key economic region is 41.6 km long), will be upgraded up to grade-III road standards. with 2 lanes.
- National highu ay 2B: from Doc Lap to Tarn Dao (Vinh Phuc province), 25 km long. To upgrade intra-city sections up to urban road standards and remaining sections up to grade-IV road standards, with 2 lanes.
- National highway 2C: from Son Tay (Hanoi) to Son Duong (Tuyen Quang province), 141 km long (of which the section within the northern key economic region is 44.9 km long), will be upgraded up to grade-Ill road standards, with 2 lanes.
- Hanoi-Hai Phong and Gie bridge-Ninh Binh express routes: from Hanoi-Hai Phong express junction and national highway 39 to the left of this highway. 2-4 km from Hung Yen city, crossing Pho I lien University of Culture, passing the Red River, with the same direction with that of provincial road 449, to Liem Tuyen junction (Gie bridge-Ninh Binh expressway). 47.7 km long. grade-II road standards, 4 lanes in phase I and 6 lanes in phase II. Regional linkage axes
- Belt roads:
National highway 4 system, including national highways 4A, 4B, 4C. 4D and 4E, from Quang Ninh province to Lai Chan province, around 687 km long (of which the section within the northern key economic region is 27 km long), will be step by step upgraded at least up to grade-IV road standards, with 2 lanes.
Section linking national highway 4B with Van Don economic zone (Quang Ninh province): from Tien Yen running west of Cai Bail island (the major island of Van Don economic zone) to existing Van Don bridge, around 32 km long. grade-Ill road standards. 2 lanes in phase I and 6 lanes in phase II.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
National highway 37: from Diem Dien (Thai Binh province) to Co Noi (Son La province), 485 km long (of which the section within the northern key economic region is 85.3 km long), will be upgraded at least up to gradc-IV road standards, with 2 lanes in mountainous areas; and grade-Ill road standards, with 2 lanes in densely populated and delta areas.
- Coastal road: from Nui Do port and Mai Ngoc in Binh Ngoc commune, Mong Cai city (Quang Ninh province) to Ha Tien border gate in Ha Tien town (Kien Giang province), around 3.041 km (of which the section within the northern key economic region is 307.5 km long), al least grade-Ill road standards, with 2 lanes.
- Ho Chi Minh road: from Pac Bo (Cao Bang province) to Dat Mui (Ca Mau province), around 3.167 km long (of which the section within the northern key economic region is 49.6 km long), grade-Ill road standards, 2 lanes in phase I and 4-6 lanes in phase IT.
On all national highways, to step by step expand the sections running through urban and densely populated areas under approved planning. To build by-pass roads in necessary urban centers. To consider the upgrading of some routes into national highways to meet practical needs and criteria of national highways provided in the Law on Road Traffic.
b/ Railways
Existing railways
- North-south railway: 1,726 km long (of which the section within the northern key economic region is 33 km long). To complete the upgrading of this railway up to grade-I national railway standards.
- Hanoi-Hai Phong railway: 106 km long. To complete the upgrading and electrification of the whole railway.
- Hanoi-Lao Cai railway: 296 km long (of which the section within the northern key economic region is 42.5 km long). To complete the upgrading of the whole railway up to prescribed technical standards.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-Dong Anh-Quan Trieu railway: 54 km long (of which the section within the northern key economic region is 18.5 km long). To complete the upgrading of the whole railway up to prescribed technical standards.
New railways
- Hanoi-Ho Chi Minh City express railway: 1.570 km long (of which the section within the northern key economic region is 33.5 km long). To study the construction of the Hanoi-Vinh section at an appropriate time based on capital raising needs and capacity.
- Yen Vien-Pha Lai-Ha Long-Cai Lan railway: 128 km long. To build a single-track dual-gauge railway.
- Lao Cai-Hanoi-Hai Phong railway: 381 km long (of which the section within the northern key economic region is 128.5 km long). To study the construction of an electrified double-track railway of 1.435 mm.
- Dong Dang-Hanoi railway: 156 km long (of which the section within the northern key economic region is 22.5 km long). To study the construction of an electrified double-track railway of 1,435 mm.
Tn the post-2020 period, to study the construction of the following railways: the 120-km coastal Nam Dinh-Thai Binh-Hai Phong-Quang Ninh railway up to gradc-1 single-track railway standards, and the 11a Long-Mong Cai railway up to grade-11 single-track railway standards; the 95-km Lang Son-Quang Ninh-Mui Chua railway up to grade-II single-track railway standards; and railways linking seaports and industrial parks. To completely link Hanoi capital's major railway with the Hanoi capital's inter-regional railway network.
c/ Seaways
Seaports
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Lach Huyen wharf zone: This is a major wharf zone of Hai Phong port which mainly handles containerized imports and exports on offshore routes for ships of 4,000-6,000 TEU and up to 100,000 DWT. Infrastructure and loading, managing and exploiting technologies will be modernized up to international standards. To build a logistics center in the adjacent industrial-service zone behind the harbor. Investment will focus on wharf bridges, technical infrastructure linking the national port network and the port logistics industrial-service zone. To build the zone to reach a capacity of 20.8-38.8 million tons/year.
Dinh Vu zone: This zone will mainly handle general container cargo on onshore routes for ships of 20,000-30,000 DWT. To build a special-use wharf to directly serve the zone's production-service establishment. To build the zone with a capacity of 18-20 million tons/year.
Cam river zone: This zone has the main function of handling local cargo for ships of 5,000-10.000 DWT; to step by step remove and shift the functions of the zone on the basis of reorganizing and making in-depth investment to maintain its capacity of 5-6 million tons/year. Chua Ve and Vat Cach are major wharves in this zone.
Chanh river zone (Yen Hung. Quang Ninh province): This zone is a special-use zone with a general container wharf for accommodating ships of 10,000-40,000 DWT. for Yen Hung-Nha Mac dam industrial park, for building and repairing ships using oil products (at Qua Muom islet). To build the zone with a capacity of up to 10-15 million tons/year.
Other special-use and satellite wharves will directly serve the riverside industrial-service zone and local wharves for small-sized vehicles in the region (including Diem Dicn in Thai Binh province and Hai Thinh in Nam Dinh province). To develop these wharves according to the general construction planning as satellite wharves of Hai Phong port.
- Hon Gai port-Quang Ninh: This is a national general port in the region, embracing the general wharf zone. Cai Lan container wharf and other satellite special-use wharves.
Cai Lan zone: This is a major wharf zone of Cai Lan port, which mainly handles containerized and general cargo for ships of up to 50,000 DWT and containers of up to 3,000 TEU. To complete this zone with a port logistics center as an investment focus in the planning period. To build the zone with a capacity of 15-18 million tons/year.
Satellite special-use wharves: B12 oil special-use wharf, which will be gradually relocated and transformed. The sizes of special-use wharves of cement and thermo-power plants will be kept unchanged but in-depth investment will be made to raise their capacity and minimize adverse impacts on the environment. In the long term, to limit the development of this kind of wharf in Cua Luc and Ha Long bays. To step by step develop special-use wharves for ship building and repair industries and for Cai Lan and Viet Hung industrial parks according to the general construction planning as satellite wharves of Cai Lan wharf zone. To completely build Hon Gai passenger wharf into a major wharf for international tourists and for the north-south road.
- Cam Pha porl-Quang Ninh: This port will operate as a special-use porl with a general container wharf mainly for coal mining activities of the Vietnam Coal and Mineral Industries Group, Cua Ong will be the major wharf zone to accommodate ships of 50.000-70.000 DWT at wharf bridges, and ships of 120.000 DWT in transshipment areas. To make in-depth investment but not expand south Trang bridge wharf and Cam Pha cement plant, which will be the port's satellite areas. To build the port with a capacity of 25-27 million tons/year.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Van Gia port-Quang Ninh: This is a local general port and a seaway gateway of Mong Cai border gate city. It consists of a transshipment area for ships of up to 10,000 DWT and satellite wharves for small-sized vehicles in Dan Tien and along Ka Long river. To build the port with a capacity of 3.5-4.5 million tons/year.
- Mui Chua, Van Hoa port-Quang Ninh: This is a local port for ships of 3.000-5.000 DWT. Mui Chua wharf is exclusively reserved for mining chemical industries, which also handles general cargo for Cao Bang and Lang Son provinces. Van Hoa general wharf will directly serve Van Don economic zone. To build the port with a capacity of 2-2.5 million tons/year.
Port channels: To dredge the outside section of the Lach Huyen wharf zone for ships of 100.000 DWT and container ships of 6.000 TEU to meet the standards of an international gateway port. The inside section in the Chanh river wharf zone will be for ships of 30,000-50.000 DWT, in the Dinh Vu wharf zone for ships of 20,000-30,000 DWT (half load draft), and in the Cam river wharf zone for ships of 10.000 DWT.
Dry ports: To build 5 dry ports in the region and economic corridor for cargo to be handled at Hai Phong and Quang Ninh ports.
- Coastal economic zone, which embraces the provinces of Thai Binh. Nam Dinh. Ha Nam. Ninh Binh and Hoa Binh, and western Hanoi, and will handle around 630.000 TEU/year.
- Hanoi-Lao Cai economic corridor, which embraces the provinces of Lao Cai, Yen Bai, Phu Tho. Vinh Phuc. Tuyen Quang and Ha Giang. and will handle 720.000 TEU/year.
- Hanoi-Lang Son economic corridor, which embraces the provinces of Lang Son, Cao Bang. Bac Giang and Bac Ninh, and will handle 550.000 TEU/year.
- Northwestern Hanoi economic zone, which embraces Hanoi and Phu Tho. Hoa Binh, Son La, Dien Bien and Lai Chau provinces, and will handle 380,000 TEU/year.
- Southeastern Hanoi economic zone, which embraces Hanoi and Bac Ninh, Hai Duong. Hung Yen, Thai Nguyen and Bac Can provinces, and will handle 1.3 million TEU/year.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Channel routes
- Lach Giang-Hanoi channel: 187 km long. To upgrade this channel up to grade-I channel standards. To upgrade it up to grade-II channel standards for accommodating ships of 1,000 tons at Hanoi port; its frequency corresponds to the ship operating water level of 70%.
- Quang Ninh-Ninh Binh channel (crossing Dao and Luoc rivers): 266.5 km long. To plan this channel as follows:
+ Option 1: The current channel crossing Dao river in Hai Phong will be planned to reach grade-III channel standards.
+ Option 2: The channel entering Lach Tray river mouth and linking Dong canal under option 1 will be planned to reach grade-IT channel standards. To upgrade Lach Tray river (49 km), Luoc river (72 kin) and some sandbanks in the Red River's section.
- Hai Phong-Hanoi channel (crossing Duong river): 154 km long, crossing Cam. Han, Kinh Thay, Thai Binh, Duong and Red rivers. To upgrade the whole channel up to grade-11 channel standards.
- Hanoi-Viet Tri-Lao Cai channel: 362 km long. To maintain the Hanoi-Viet Tri section at grade-li channel standards; to upgrade the Viet Tri-Yen Bai section up to grade-Ill channel standards; in the Yen Bai-Lao Cai section, to build a ship dock and a water dam so that the whole channel can accommodate ships of up to 300 tons to Lao Cai.
- Quang Ninh-Pha Lai channel: 128 km long. To upgrade the whole channel up to grade-II channel standards.
- Pha Lai-Da Phuc and Pha Lai-A Lu channels: 123 km long. To upgrade them up to grade-Ill channel standards.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
To upgrade Khuven Luong port to reach a capacity of 1.7 million tons/year. To build Phu Dong cargo port with a capacity of 1.1 million tons/year. Chem port, 400.000 tons/year, and a new port north of Hanoi, 2 million tons/year.
e/ Airways
- Xoi Bai international airport: This is the biggest international airport in the northern key economic region and the whole northern Vietnam as well. It can receive A380 aircraft and equivalent. To upgrade T1 terminal. To complete the construction of T2 passenger terminal of a capacity of 25 million arrivals and 0.5 million tons of cargo per year, then 50 million arrivals and 2 million tons of cargo per year in the subsequent period.
- Cat Bi international airport: To upgrade and develop it into an international airport for receiving B777 aircraft and equivalent with a capacity of 4 million arrivals and 0.4 million tons of cargo per year. After 2020. it will be replaced with Tien Lang airport.
- Gia Lam airport: To upgrade it for local Bights and for receiving ATR72/F70 aircraft or equivalent with a capacity of 167.000 passenger arrivals and 2.000 tons of cargo per year.
- Quang Ninh airport; To build this airport to serve sightseeing at the world natural heritage and receive A320/321 aircraft with a capacity of 1-2 million passenger arrivals per year.
- Tien Lang international airport: To complete the planning on this airport and build it so that after 2020 it will replace Cat Bi airport.
f/ Urban and local transport
To develop urban and local transport under approved plans of the provinces and cities.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Land funds for development of the national transport infrastructure system in the northern key economic region under planning are estimated at over 97.000 ha. accounting for 6.2% of the region's area (excluding land for urban and local transport).
IV MAJOR SOLUTIONS AND POLICIES
1. Transportation development solutions and policies
- To create a fair business environment for and encourage all economic sectors to engage in transportation business and provide transportation services; to renew vehicles and transportation technologies and equipment, with priority given to developing container and multimodal transportation and logistic services in order to rationally regulate modes oi transportation.
- To adopt policies to support and develop urban mass transit, particularly large-capacity transportation, and control the increase of individual vehicles.
- To rationally organize transportation terminals, especially in Hanoi, and reduce vehicles passing the city's center and causing traffic congestion.
2. Transport infrastructure development solutions and policies
- In the period up to 2015. to locus investment in transport infrastructure for increasing regional linkage and transfer among modes of transportation, and reduce traffic congestion.
- To mobilize all resources, attaching importance to internal resources and attract domestic and foreign investment from different economic sectors and in different forms for transport infrastructure development.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To enhance the management of transport infrastructure maintenance, reserving appropriate funds for maintenance management work. To early set up a road maintenance fund.
3. Traffic safety assurance solutions and policies
-To step up public information and education about, in combination with enforcement of, the law on traffic order and safety.
- To appraise traffic safely for all upgraded and newly built works and enhance the application of smart traffic technologies for traffic support and control.
- To raise the quality of driving training and tests and management oi drivers and inspection of motor vehicles.
4. Environmental protection solutions and policies
- To closely manage the assessment of environmental impacts on transport development projects, especially projects on expressways running through and seaports in conservation zones; to properly supervise environmental management and increase regular environmental protection inspection of transport construction, production and business units.
- To control the quality of vehicles and fuel for minimizing environmental pollution; to encourage the use of clean vehicles and fuel.
Article 2. Organization of implementation
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Ministries, sectors and People's Committees of provinces and cities in the region shall review and adjust relevant plans in line with this master plan, and at the same time coordinate with the Ministry of Transport and other ministries, sectors and localities in the course of implementation to ensure such plans are feasible and compatible, helping create an uninterrupted and linked regional transport system in order to increase the capacity o: the whole transport network.
Article 3. This Decision takes effect on March 10, 2011.
Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and chairpersons of People's Committees of provinces and cities in the northern key economic region shall implement this Decision.
PRIME
MINISTER
Nguyen Tan Dung
LIST OF PRIORITIZED TRANSPORT DEVELOPMENT PROJECTS
IN THE NORTHERN KEY ECONOMIC REGION
(To the Prime Minister's Decision No. 05/2011/QD-TTg of January 24, 2011)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Name of project
Size
I
Roads
1
Phap Van-Gie bridge expressway
32.3 km. 6 lanes
2
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
264 km. including 60 km in the region. 4-6 lanes
3
Hanoi-Lang Son expressway
130 km. including 11 km in the region, 4-6 lanes
4
Hanoi-Hai Phong expressway
105.5km, 6 lanes
5
Tan Vu-Lach Huyen road (including Dinh Vu-Cat Hai bridge)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6
Noi Bai-Ha Long expressway
136 km. 4-6 lanes
7
Ha Long-Mong Cai expressway
128 km, 4-6 lanes
8
Hanoi-Thai Nguyen expressway
61.3 km, including 35 km in the region, 4-6 lanes
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Belt road III. Hanoi (phase II)
55 km, urban road with a median high-speed lane
10
Nhat Tan-Noi Bai road
12.2 km, cross-section of 80-100 m
11
Nhat Tan bridge
3.9 km, cross-section of 33 m, 8 lanes
12
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
12.2 km, cross-section of 29 m. 6 lanes
13
Vinh Thinh bridge
5.5 km. cross-section of 16.5 in, 4 lanes
IV
Seawavs
1
Lach Huycn-Hai Phong port zone
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
14
Road linking the Hanoi-Hai Phong expressway and Gie bridge-Ninh Binh expressway
47.7 km. 4-6 lanes
15
Section linking national highway 4B-Van Don
32 km, 6 lanes
16
Upgrading and expansion of former national highway 3, national highways 2C, 37, 39. 21. etc
Gradc-lII road standards, 2 lanes
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Railways
1
Yen Vien-Pha Lai-Ha Long-Cai Lan
128 km, single-track dual-gauge railway
- Pha Lai-Ha Long section
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2
Yen Vien-Ngoc Hoi
25 km, sky railway (national railway in combination with urban railway)
3
Cat Linh-Ha Dong
13 km, urban railway
4
Noi Bai-city's center-Thuong Dinh
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5
Nhon-Hanoi railway station-Hoang Mai
21 km. urban railway
III
Inland waterways
1
Project on transport development in the northern delta:
- Quang Ninh-Viel Tri route
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Lach Giang-Hanoi route
Around 700 km, grade I to III
2
Upgrading of Quang Ninh-Hai Phong-Nam Dinh-Ninh Binh waterway
266.5 km. grade II or III
3
Upgrading of Tai Xa-Mui Chua waterway
31.5 km, for receiving ships of 100 tons
4
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
For receiving ships of 1,000 tons
5
Project on increasing safety of river passenger wharves and re-establishing order of inland waterway traffic safety corridor
7 provinces and cities in the region
2
Cai Lan-Hon Gai port zone
For receiving ships of 50,000 DWT/3,000TEU, with a capacity of 15-18 tons/year
3
Dinh Vu-Hai phong port zone
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4
Channel to Lach linyen port-Hai Phong pott
For receiving ships of 100.000 DWT/6.000TEU
V
Airways
I
Noi Bai international airport
To build airport grounds, taxiways of passenger terminals. T2 cargo terminal, with a capacity of 25 million passenger arrivals/year, for receiving A380 aircraft
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cat Bi international airport
To upgrade and expand runways, taxiways and airport grounds, with a capacity of 4 million passenger arrivals/year, for receiving B777 aircraft
3
Quang Ninh airport
To build new with a capacity of 1-2 million passenger arrivals/year, for receiving A3 20/321 aircraft
4
Gia Lam airport
To upgrade to reach a capacity of 167,000 passenger arrivals/year, for receiving ATR72/F70 aircraft
;
Quyết định 05/2011/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 05/2011/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24/01/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 05/2011/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video