ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 02/2007/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn
cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về điều
kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô;
Theo đề nghị của Sở Giao thông - Công chính
(Công văn số 1038/SGTCC-VTCN ngày 04 tháng 10 năm 2006; Công văn số
1244/SGTCC-VTCN ngày 14 tháng 11 năm 2006 và Công văn số 1440/SGTCC-VTCN ngày
20 tháng 12 năm 2006); ý kiến của Sở Tư pháp (Công văn số 3463/STP-VB ngày 01
tháng 10 năm 2006),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế phối hợp tổ chức kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Giao thông - Công chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Công an thành phố, Cục trưởng Cục Thuế thành phố, Thủ trưởng các Sở - ban - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Chủ tịch Hiệp hội Taxi thành phố, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
QUY CHẾ
PHỐI
HỢP TỔ CHỨC KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI KHÁCH BẰNG XE TAXI TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-UBND ngày 05
tháng 01 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định việc phối hợp theo kế hoạch của các cơ quan chức năng của thành phố Hồ Chí Minh trong việc tổ chức kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi trên địa bàn thành phố.
2. Quy chế này không ảnh hưởng đến việc kiểm tra, xử phạt của các cơ quan chức năng.
Điều 2. Thành phần phối hợp
Bao gồm các cơ quan chức năng sau đây:
1. Lực lượng Công an nhân dân các cấp;
2. Thanh tra Sở Giao thông - Công chính;
3. Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thành phố và Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ;
4. Cục Thuế thành phố, các Chi cục Thuế trực thuộc;
5. Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng.
Điều 3. Đối tượng kiểm tra
Tất cả các xe hoạt động kinh doanh bằng xe taxi có biển số đăng ký thuộc thành phố Hồ Chí Minh quản lý.
TỔ CHỨC PHỐI HỢP VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
Điều 4. Nội dung kiểm tra
1. Giấy đăng ký xe ô tô; trường hợp xe taxi thuộc sở hữu cá nhân xã viên, khi hoạt động phải mang theo giấy chứng nhận xe đang hoạt động tại Hợp tác xã có chức năng kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi do Hợp tác xã cấp;
2. Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn thời hạn sử dụng;
3. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
4. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển và đủ tuổi quy định;
5. Giấy chứng nhận tập huấn về lái xe taxi;
6. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe;
7. Hộp đèn xe taxi;
8. Các biểu trưng (logo) hoặc tên doanh nghiệp hoặc tên giao dịch, số điện thoại giao dịch;
9. Màu sơn và kiểu sơn thân xe;
10. Đồng hồ tính tiền (bằng đồng Việt Nam/Km) và việc niêm yết giá cước;
11. Phù hiệu taxi (tem taxi).
Điều 5. Kế hoạch kiểm tra
Giao Thanh tra Sở Giao thông - Công chính chịu trách nhiệm lập kế hoạch phối hợp kiểm tra gửi đến các đơn vị phối hợp để thống nhất.
Điều 6. Phương thức phối hợp kiểm tra
1. Kiểm tra trên đường: Do Thanh tra Sở Giao thông - Công chính chủ trì triển khai; thành phần phối hợp gồm có Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ và Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thành phố.
2. Kiểm tra tại các giao lộ và tại các nơi công cộng: Do Thanh tra Sở Giao thông - Công chính chủ trì, phối hợp với lực lượng Cảnh sát Giao thông - Trật tự các quận - huyện.
Điều 7. Phân công trách nhiệm
1. Trong các phương thức phối hợp kiểm tra tại Điều 6 của Quy chế này, lực lượng Cảnh sát giao thông các cấp tiến hành ra hiệu lệnh dừng xe;
2. Thanh tra viên thuộc Thanh tra Sở Giao thông - Công chính tiến hành lập biên bản và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ; chuyển biên bản vi phạm hành chính có liên quan đến đồng hồ tính tiền trên xe taxi và phù hiệu taxi (tem taxi) cho cơ quan quy định tại khoản 3 và khoản 4 dưới đây để xử lý.
3. Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thành phố là đầu mối tiếp nhận biên bản vi phạm hành chính về đồng hồ tính tiền trên xe taxi bao gồm thời gian hiệu lực của tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định đồng hồ tính tiền, tình trạng niêm chì đồng hồ tính tiền và sử dụng đồng hồ tính tiền không có dấu, tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định do Thanh tra Sở Giao thông - Công chính chuyển đến để kiểm tra, xác minh và lập đề nghị Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.
4. Các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế thành phố:
a) Tiếp nhận biên bản vi phạm hành chính về phù hiệu taxi (tem taxi) thông qua hành vi vi phạm không có đăng ký kinh doanh taxi hoặc phù hiệu taxi (tem taxi) bị công bố vô hiệu do Thanh tra Sở Giao thông - Công chính chuyển đến (căn cứ vào địa chỉ của chủ sở hữu ghi trên giấy đăng ký xe) và tiến hành xử lý các hành vi vi phạm theo quy định dưới sự chỉ đạo thống nhất của Cục Thuế thành phố.
b) Tiến hành kiểm tra, đối chiếu danh sách cấp dán phù hiệu taxi (tem taxi) do Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng chuyển đến (qua Cục Thuế thành phố), với danh sách đăng ký thuế của các doanh nghiệp, Hợp tác xã kinh doanh taxi để tiến hành công tác hành thu và sau 02 (hai) tháng thông báo danh sách các xe không thực hiện nghĩa vụ thuế cho Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng để đơn vị này tiến hành việc công bố vô hiệu các phù hiệu taxi (tem taxi) đã cấp.
5. Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng có trách nhiệm cung cấp danh sách các xe taxi thuộc các doanh nghiệp, Hợp tác xã kinh doanh taxi đã dán phù hiệu taxi (tem taxi) và danh sách các xe taxi có phù hiệu taxi (tem taxi) bị công bố vô hiệu, cho các cơ quan chức năng nêu tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này và thông báo danh sách này trên trang web http://www.sgtcc.hochiminhcity.gov.vn/ của Sở Giao thông - Công chính.
Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan phối hợp
1. Tham gia các hoạt động phối hợp theo kế hoạch chuẩn bị của cơ quan chủ trì quy định tại Điều 6 Quy chế này.
2. Cử và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức của cơ quan mình khi tham gia công tác phối hợp.
Điều 9. Kinh phí
Kinh phí tổ chức các đoàn kiểm tra phối hợp theo kế hoạch quy định tại Điều 6 Quy chế này được sử dụng từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông để lại cho Ban An toàn giao thông thành phố.
Chánh Thanh tra Sở Giao thông - Công chính có trách nhiệm lập phương án và dự toán chi phí tổ chức các đoàn kiểm tra, trình cơ quan thẩm quyền xét duyệt theo quy định.
Điều 10. Giao Sở Giao thông - Công chính theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp tổ chức thực hiện Quy chế này; tổng hợp tình hình, đề xuất và báo cáo định kỳ hàng tháng cho Ủy ban nhân dân thành phố để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc hoặc điều chỉnh nội dung bản Quy chế (nếu có) cho phù hợp./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 02/2007/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp tổ chức kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 02/2007/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Nguyễn Hữu Tín |
Ngày ban hành: | 05/01/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 02/2007/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp tổ chức kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video