HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 78/2015/NQ-HĐND |
Bình Thuận, ngày 27 tháng 07 năm 2015 |
VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/07/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17/01/2012 của liên Bộ Giao thông vận tải - Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh;
Sau khi xem xét Tờ trình số 2182/TTr-UBND ngày 03/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua đồ án Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Tờ trình số 2182/TTr-UBND ngày 03/7/2015 của UBND tỉnh về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
Từng bước xây dựng hệ thống giao thông vận tải thống nhất, hiện đại, đồng bộ và liên hoàn, đảm bảo lưu thông nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng và đa dạng; phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng địa phương.
a) Về quy hoạch đường bộ:
- Đến năm 2020:
+ Quốc lộ: Đạt tiêu chuẩn đường cấp I, tối thiểu đạt cấp III, nhựa hóa 100% theo Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+ Đường tỉnh lộ: Nhựa hóa 100% các tuyến đường hiện hữu, đạt từ cấp II - III, tối thiểu là cấp IV, chú ý đúng mức đến các tuyến đường ven biển và hệ thống cầu để đảm bảo lưu thông thông suốt.
+ Đường huyện lộ: Nhựa hóa 100% các tuyến đường hiện hữu, trong đó các tuyến đường huyện chủ yếu đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V.
+ Đường giao thông nông thôn: Có 65 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
+ Giao thông đô thị: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các đường phố chính tại thành phố Phan Thiết và các thị xã, thị trấn trong tỉnh theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường đô thị, chú ý đầu tư đồng bộ hệ thống cấp thoát nước, cây xanh, cải tạo nút giao thông và hệ thống đèn tín hiệu... Phấn đấu quỹ đất dành cho giao thông đô thị đạt 15-25% diện tích đô thị.
+ Đảm bảo mỗi huyện, thị xã, thành phố có tối thiểu 1 bến xe đạt yêu cầu theo quy chuẩn quy định để đảm bảo tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân.
- Tầm nhìn đến năm 2030:
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, 100% xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; hoàn thiện và phát triển hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đảm bảo đúng cấp tiêu chuẩn và đầu tư xây dựng mới một số tuyến đường nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và chỉnh trang đô thị.
b) Về quy hoạch đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không: Đảm bảo thực hiện theo đúng các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
c) Thúc đẩy phát triển mạnh công nghiệp giao thông vận tải: Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư mở rộng, nâng cấp, hình thành một số cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho ngành.
Thống nhất nội dung cụ thể Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gồm: Mạng lưới đường bộ, mạng lưới đường sắt, mạng lưới đường biển, hệ thống giao thông đường thủy nội địa, quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không, quy hoạch cảng nội địa ICD và quy hoạch phát triển hệ thống vận tải được nêu trong báo cáo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trình ra kỳ họp.
4. Nhu cầu vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư:
Tổng mức vốn đầu tư cho toàn hệ thống giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 ước khoảng 59.341 tỷ đồng (chưa bao gồm vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc qua địa phận tỉnh). Trong đó:
- Giai đoạn từ 2014 - 2015: Tổng số vốn đầu tư ước khoảng 11.398 tỷ đồng. Trong đó: vốn ngân sách Trung ương 6.639 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 725 tỷ đồng, vốn vay tín dụng ưu đãi 384 tỷ đồng, vốn xã hội hóa 3.650 tỷ đồng.
- Giai đoạn từ 2016 - 2020: Tổng số vốn đầu tư ước khoảng 19.121 tỷ đồng. Trong đó: vốn ngân sách Trung ương 10.938 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 1.885 tỷ đồng, vốn vay tín dụng ưu đãi 1.942 tỷ đồng, vốn xã hội hóa 4.356 tỷ đồng.
- Giai đoạn từ 2021 - 2030: Tổng số vốn đầu tư ước khoảng 28.822 tỷ đồng. Trong đó: vốn ngân sách Trung ương 17.924 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 2.541 tỷ đồng, vốn vay tín dụng ưu đãi 4.484 tỷ đồng, vốn xã hội hóa 3.873 tỷ đồng).
- Cơ cấu nguồn vốn như sau: Ngân sách Trung ương 35.501 tỷ đồng (chiếm 59,83%), nguồn vốn ngân sách địa phương 5.152 tỷ đồng (chiếm 8,68%), nguồn vốn vay tín dụng 6.810 tỷ đồng (chiếm 11,48%), các nguồn vốn xã hội hóa 11.878 tỷ đồng (chiếm 20,02%).
5. Cơ chế chính sách và giải pháp thực hiện:
Thống nhất các giải pháp thực hiện và chính sách quản lý quy hoạch theo Tờ trình số 2182/TTr-UBND ngày 03/7/2015 của UBND tỉnh. Đồng thời đề nghị UBND tỉnh khi tổ chức triển khai thực hiện chú ý một số giải pháp chủ yếu sau:
a) Tập trung chỉ đạo tổ chức xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định rõ từng công trình, phần việc; công bố công khai quy hoạch; dành quỹ đất hợp lý để mở rộng, nâng cấp các công trình giao thông theo quy hoạch. Đồng thời, xây dựng kế hoạch ngắn hạn và trung hạn cho việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo các dự án đầu tư, cải tạo nâng cấp các tuyến đường, công trình phục vụ vận tải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt và Luật Đầu tư công; triển khai có hiệu quả đề án giao thông nông thôn trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố để đảm bảo khả năng nối kết và giao thông thông suốt từ tỉnh đến huyện, từ huyện đến xã; phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển các ngành kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Ưu tiên tập trung đầu tư các công trình giao thông ở những khu vực và những vùng trọng điểm để phát huy ngay hiệu quả kinh tế - xã hội, tránh đầu tư dàn trải; đồng thời, chú ý đầu tư các công trình giao thông ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo đảm bảo giao thông thông suốt, thuận tiện, an toàn.
c) Tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ Trung ương và nguồn ngân sách địa phương để phát triển giao thông vận tải theo quy hoạch. Quan tâm thực hiện tốt việc huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân thông qua các hình thức hợp tác đầu tư; thu hút nguồn vốn xây dựng các tuyến giao thông huyết mạch theo hình thức PPP (đối tác công - tư) như các dự án BOT, BT, BTO.
d) Đối với phát triển giao thông nông thôn: Khuyến khích đầu tư xây dựng theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, tranh thủ các nguồn vốn từ các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Có cơ chế chính sách phù hợp để thu hút đầu tư hạ tầng giao thông, phương tiện vận tải và thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình.
e) Với mục tiêu xây dựng và phát triển tỉnh Bình Thuận trở thành trung tâm năng lượng, trung tâm chế biến quặng sa khoáng ti tan, trung tâm du lịch - thể thao biển, cần đề ra những giải pháp hiệu quả, kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh như: Phát triển hạ tầng giao thông đối ngoại, phát triển phương tiện vận tải, chất lượng dịch vụ và công nghệ xếp dỡ đồng bộ, có tiêu chuẩn phù hợp với các nước trong khu vực và quốc tế. Hình thành các tập đoàn đủ mạnh để có thể hội nhập và cạnh tranh; sử dụng các dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện thành phẩm, bán thành phẩm hiện đại, nâng cao trình độ công nhân lành nghề, cán bộ quản lý trong sản xuất công nghiệp, thi công các công trình giao thông vận tải.
g) Sắp xếp lại các đơn vị quản lý theo mô hình chức năng, tách chức năng quản lý Nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh, tinh gọn bộ máy quản lý. Đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa, thực hiện chủ trương giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp Nhà nước. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các dịch vụ công như xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng giao thông, môi trường giao thông đô thị.
h) Triển khai áp dụng các quy trình quy phạm trong xây dựng, quản lý bảo trì công trình giao thông; khuyến khích áp dụng công nghệ, vật liệu mới vào xây dựng; áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành; xây dựng các trung tâm kiểm định, quản lý chất lượng công trình.
Điều 2. Giao UBND tỉnh hoàn chỉnh và phê duyệt đồ án Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và các vị đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Bình Thuận khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 21 tháng 7 năm 2015 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 78/2015/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu: | 78/2015/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký: | Nguyễn Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 27/07/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 78/2015/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Chưa có Video