HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/NQ-HĐND |
Thanh Hóa, ngày 12 tháng 7 năm 2017 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17 tháng 01 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
Xét Tờ trình, số 93/TTr-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân, dân tỉnh, về việc đề nghị thông qua dự án Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 465/BC-HĐND ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với những nội dung sau:
1. Mục tiêu chung
Xây dựng hệ thống giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa phát triển đồng bộ, hiện đại tạo thành mạng lưới giao thông hợp lý, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng ngày càng cao, góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh khá của cả nước theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.
Tập trung nguồn lực đầu tư trọng tâm, trọng điểm các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, có tính đột phá; các tuyến kết nối đến Khu kinh tế, Khu công nghiệp, các trục chính trong đô thị và các trục nối các vùng kinh tế trọng điểm; các tuyến đảm bảo quốc phòng, an ninh.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Giai đoạn đến năm 2020
a) Về vận tải
- Tổng khối lượng vận tải hành khách hơn 68 triệu hành khách, tăng bình quân 16,9%; trong đó đường bộ đảm nhận 95,0%; đường sắt 0,9%; đường thủy nội địa 1,9% và hàng không 2,2%.
- Tổng khối lượng vận tải hàng hóa gần 123 triệu tấn, tăng bình quân 17,3 % trong đó đường bộ đảm nhận 59,2%; đường sắt 0,5%; đường thủy nội địa 8,3%; đường biển 32,0%.
h) Về kết cấu hạ tầng giao thông
- Từng bước đầu tư mở mới, nâng cấp, cải tạo các đoạn tuyến quốc lộ đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV; các đoạn tuyến đường tỉnh khu vực đồng bằng đạt tối thiểu cấp IV, khu vực miền núi đạt cấp V; hoàn thành cắm mốc lộ giới các tuyến đường tỉnh, đảm bảo quỹ đất dành cho đường giao thông các giai đoạn tiếp theo. Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn; đến năm 2020, cứng hóa 100% đường ô tô đến trung tâm xã.
- Nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân theo hướng hiện đại và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trở thành cảng hàng không quốc tế.
- Nâng cấp hệ thống thông tin tín hiệu, nhà ga đường sắt trên địa bàn tỉnh và xây dựng một số cầu đường bộ vượt đường sắt.
- Đầu tư xây dựng cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng để sớm hoàn chỉnh cảng Nghi Sơn theo quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải. Từng bước đầu tư, nâng cấp, mở rộng cảng Lễ Môn, Quảng Châu, Quảng Nham.
- Nâng cấp quản lý tuyến sông Chu, sông Yên lên Trung ương quản lý. Cải tạo tuyến vận tải thủy Thanh Hóa - Ninh Bình; một số cảng, bến thủy nội địa như Hàm Rồng, Hoằng Lý, Bình Minh,...
2.2. Giai đoạn đến năm 2025
a) Về vận tải
Đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và vận tải hành khách với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, tiện lợi tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường; một số chỉ tiêu cụ thể:
- Tổng khối lượng vận tải hành khách đạt 94 triệu hành khách; trong đó đường bộ đảm nhận 95,4%; đường sắt 0,8%; đường thủy nội địa 1,4% và hàng không 2,4%.
- Tổng khối lượng vận tải hàng hóa là 167 triệu tấn, tăng bình quân 11,6%; trong đó đường bộ đảm nhận 59,3%; đường sắt 0,4%; đường thủy nội địa 8,4%; đường biển 31,9%.
- Nâng cao tỷ trọng vận tải biển và thủy nội địa, từng bước hình thành cơ cấu vận tải hợp lý trên cơ sở phát huy ưu thế của mỗi phương thức vận tải.
- Giảm tai nạn giao thông về cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương, phấn đấu hàng năm giảm hơn mức giảm bình quân chung của cả nước.
b) Về kết cấu hạ tầng giao thông
- Hoàn thành và đưa vào khai thác đường cao tốc Bắc Nam và đường bộ ven biển đoạn qua Thanh Hoá.
- Đầu tư nâng cấp, cải tạo quốc lộ theo quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải; quy mô đường tỉnh đến năm 2025 đối với khu vực địa hình đồng bằng, trung du, đồi núi thấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, cấp IV; đối với khu vực địa hình miền núi cao đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, cấp V tùy theo điều kiện địa hình thực tế.
- Giao thông đô thị: Phát triển theo hướng hiện đại, đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị đạt 16-25% đối với đô thị xây dựng mới. Hoàn thiện xây dựng đường vành đai khép kín thành phố Thanh Hóa; xây dựng, nâng cấp mở rộng các tuyến tránh trung tâm thành phố, thị trấn nhằm mục tiêu mở rộng không gian đô thị, góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.
- Giao thông nông thôn: Cứng hóa 100% đường huyện, 85% đường xã. Hoàn thành cơ bản việc xây dựng cầu, xây dựng cầu treo trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh tại các vị trí có nhu cầu.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa do trung ương quản lý theo quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải.
- Nạo vét các tuyến đường thủy nội địa chính của địa phương, đáp ứng nhu cầu và đảm bảo an toàn cho tàu thuyền đi lại; xây dựng, nâng cấp một số cảng, bến thủy nội địa chính trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Củng cố và phát triển các cơ sở sản xuất, sửa chữa ô tô, các cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy.
- Đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo lái xe, Trung tâm sát hạch lái xe và Trung tâm đăng kiểm, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2.3. Định hướng đến năm 2030
a) Về vận tải
- Tổng khối lượng vận chuyển hành khách đến năm 2030 là 130 triệu hành khách, trong đó đường bộ đảm nhận 95,6%; đường sắt 0,8%; đường thủy nội địa 1,1 % và hàng không 2,5%.
- Tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa đến năm 2030 là 221 triệu tấn, tăng bình quân giai đoạn 2025 - 2030 là 5,8%; trong đó đường bộ đảm nhận 60,8%; đường sắt 0,4%; đường thủy nội địa 8,6%; đường biển 30,2%.
b) Về kết cấu hạ tầng giao thông
- Hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, định hướng đến năm 2030 và sau năm 2030 quy mô đường tỉnh đối với khu vực địa hình đồng bằng, trung du, đồi núi thấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, đối với khu vực địa hình miền núi cao đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.
- Hoàn thành xây dựng hệ thống bến xe, bãi đỗ, trạm dừng nghỉ.
- Nhựa hóa và bê tông hóa 100% đường tỉnh, đường huyện và đường xã, gắn với việc xây dựng nông thôn mới.
1. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
Cập nhật, điều chỉnh quy hoạch hệ thống Quốc lộ, đường cao tốc, đường ven biển, cảng biển, đường sắt, hàng không theo quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành Trung ương. Cụ thể như sau:
a) Đối với đường bộ
- Quy hoạch nâng cấp, cải tạo 13 tuyến quốc lộ; nâng cấp quản lý đường Nghi Sơn - Thọ Xuân lên thành Quốc lộ 47B kéo dài; chỉnh tuyến Quốc lộ 47 từ ngã ba Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân đến thị trấn Thường Xuân; kéo dài Quốc lộ 10 đoạn cầu từ Thắm đến cầu Ghép, dài 40 km, quy mô tối thiểu cấp III, 2 làn xe; kéo dài Quốc lộ 217 đoạn từ Quốc lộ 1A đến đường ven biển (nâng cấp ĐT508), dài 14 km, đạt cấp III, 2 làn xe; kéo dài Quốc lộ 2173 đến giao với đường bộ ven biển theo tuyến đường Bỉm Sơn - Nga Sơn, chiều dài khoảng 20 km, cấp III, 2 làn xe.
- Quy hoạch tuyến đường cao tốc nối thành phố Thanh Hóa với Cảng hàng không Thọ Xuân theo hướng từ thành phố Thanh Hóa nối với đường Thọ Xuân - Nghi Sơn (tại xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn), sau đó tuyến đi theo đường Thọ Xuân - Nghi Sơn đến Cảng hàng không Thọ Xuân. Tổng chiều dài tuyến khoảng 37km.
- Nghiên cứu tuyến đường từ thành phố Thanh Hóa kết nối với các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát. Hướng tuyến từ thành phố Thanh Hóa nối với khu đô thị Ngọc Lặc, sau đó đi theo Quốc lộ 15 đến Lang Chánh; tuyến tiếp tục đi theo đường Lang Chánh - Lâm Phú, nối với đường Sông Lò - Nam Động và đi theo Quốc lộ 15C lên thị trấn Mường Lát. Tổng chiều dài khoảng 200km.
- Điều chỉnh quy hoạch 51 tuyến đường tỉnh hiện tại, bổ sung quy hoạch 22 tuyến đường huyện, đường đô thị nâng lên đường tỉnh.
- Quy hoạch xây dựng một số tuyến đường trục chính, tuyến đường kết nối các khu kinh tế, các khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh;
- Quy hoạch xây dựng một số tuyến đường kết nối các khu du lịch nhằm thực hiện chương trình trọng tâm về phát triển du lịch mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra.
- Quy hoạch giao thông đô thị: Quy hoạch các tuyến vành đai thành phố Thanh Hóa, định hướng quy hoạch tuyến tránh một số đô thị lớn, quy hoạch bãi đỗ xe, điểm dừng xe.
- Định hướng quy hoạch phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh; xây dựng hệ thống cầu treo, cầu dân sinh khu vực miền núi.
b) Đối với đường sắt
- Cập nhật quy hoạch đường sắt Bắc - Nam, đường sắt cao tốc của Bộ Giao thông vận tải.
- Quy hoạch tuyến đường sắt tránh khu vực thành phố Thanh Hóa; tuyến đường sắt nối ga Khoa Trường với Cảng Nghi Sơn.
- Quy hoạch các tuyến đường sắt kết nối Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng với Khu kinh tế Nghi Son; tuyến Metro kết nối Cảng hàng không Thọ Xuân với thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn.
c) Đối với hàng không
- Cập nhật quy hoạch cảng hàng không của Bộ Giao thông vận tải.
- Đua Cảng hàng không Thọ Xuân vào quy hoạch cảng hàng không quốc tế và là cảng hàng không dự bị cho Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài.
- Quy hoạch mở các đường bay đến Đà Nẵng, Đà Lạt, Cần Thơ, Điện Biên, Lào Cai; đường bay quốc tế khu vực ASEAN và Đông Bắc Á.
d) Đối với cảng biển
- Cập nhật quy hoạch hệ thống cảng biển của Bộ Giao thông vận tải;
- Quy hoạch phát triển các cảng: Nghi Sơn, Lễ Môn, Quảng Châu, Quảng Nham; nạo vét luồng hàng hải ra, vào cảng Nghi Sơn.
e) Đối với đường thủy nội địa
- Quy hoạch các tuyến thủy nội địa, cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa phục vụ vận tải hành khách, hàng hóa và phát triển du lịch.
- Quy hoạch các tuyến vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa để nâng cao tỷ trọng vận tải đường thủy, giảm tải cho vận tải đường bộ.
- Nạo vét, phá đá ngầm một số tuyến đường thủy lên khu vực phía Tây của tỉnh.
2. Quy hoạch phát triển vận tải
- Cập nhật quy hoạch phát triển vận tải của Bộ Giao thông vận tủi.
- Định hướng quy hoạch phát triển logistics, quy hoạch phát triển dịch vụ vận tải, quy hoạch taxi; quy hoạch các tuyến xe buýt nhanh phục vụ vận tải hành khách khu vực thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, huyện Tĩnh Gia và một số đô thị lớn.
- Quy hoạch các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh; xây dựng đế án và thành lập trung tâm quản lý điều hành vận tải hành khách cố định trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thành xây dựng mỗi huyện có ít nhất một bến xe khách đạt tối thiểu loại 4 hoặc loại 5; thành phố Thanh Hóa có tối thiểu 02 bến xe khách loại 1, loại 2.
- Quy hoạch trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông đô thị thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn.
- Quy hoạch các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ, các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe.
- Củng cố và phát triển các cơ sở sản xuất, sửa chữa ô tô, các cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy.
3. Quy hoạch quỹ đất dành cho giao thông
Quỹ đất dành cho phát triển giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 là 49.314 ha, tăng so với hiện tại là 18.195 ha; đến năm 2030 là 60.554,8 ha, tăng so với hiện tại là 29.436 ha.
III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Có phụ lục chi tiết kèm theo)
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy định của pháp luật hiện hành tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả với Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa Khoá XVII, Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 7 năm 2017.
|
CHỦ TỊCH |
CÁC
DỰ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị
quyết số: 59/NQ-HĐND
ngày 12/7/2017 của HĐND tỉnh Thanh Hóa)
Đơn vị: Tỷ đồng
TT |
Danh mục dự án |
Địa điểm đầu tư |
Quy mô đầu tư |
Tổng mức đầu tư |
Dự kiến nhu cầu vốn |
Nguồn vốn |
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
1612,4 |
|
* |
Dự án khởi công mới năm 2017 |
|
|
|
|
|
1 |
Đường vành đai Đông Tây Thành phố Thanh Hoá, đoan qua thị trấn Rừng Thông đến Quốc lộ 1A. |
Thành phố Thanh Hóa |
8 km, 4 làn xe |
1.283,00 |
300 |
Ngân sách tỉnh |
2 |
Đường ven biển, đoạn từ Đại lộ Nam sông Mã (thành phố Sầm Sơn) đến cầu ghép (huyện Quảng Xương). |
Huyện Quảng Xương |
5km |
1.480,00 |
50 |
Ngân sách tỉnh |
3 |
Đầu tư xây dựng tuyến đường tránh Quốc lộ 45 vào Cụm Công nghiệp phía tây thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định. |
Huyện Yên Định |
5 km |
199,99 |
60 |
Ngân sách tỉnh |
4 |
Tuyến đường từ Quốc lộ 1A đi Cảng Nghi Sơn - KKT Nghi Sơn (đoạn từ Quốc lộ 1A đến đường Đông Tây 4 đi cảng Nghi Sơn). |
Khu kinh tế Nghi Sơn |
10 km |
1.487,00 |
100 |
Ngân sách tỉnh |
5 |
Nâng cấp mở rộng đường giao thông nội tỉnh lộ 526 với Quốc lộ 10 huyện Hậu Lộc. |
Huyện Hậu lộc |
4 km |
23 |
17,8 |
Ngân sách tỉnh |
6 |
Cải tạo, nâng cấp đường Đông Cổ (đoạn từ đường Hàm Long đến Thiền Viện Trúc Lâm Hàm Rồng). |
Thành phố Thanh Hóa |
2 km |
11,81 |
10 |
Ngân sách tỉnh |
7 |
Đường giao thông Quảng Bình - Quảng Thái, huyện Quảng Xương. |
Huyện Quảng Xương |
9 km |
173,5 |
147 |
Ngân sách tỉnh |
8 |
Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 515 Ba Chè - Thiệu Toán - Hạnh Phúc. |
Các huyện: Thiệu Hóa, Thọ Xuân |
22,5 km |
120 |
100 |
Ngân sách tỉnh |
9 |
Đường giao thông Cẩm Bình - Cẩm Thạch - Cẩm Liên - Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy. |
Huyện Cẩm Thủy |
25 km |
164,7 |
140 |
Ngân sách tỉnh |
10 |
Dự án đầu tư xây dựng cầu bê tông cốt thép Tổ Rồng bắc qua sông Chu |
Huyện Thường Xuân |
|
|
125 |
Ngân sách Trung ương |
* |
Dự án khởi công mới giai đoạn 2018 - 2020 |
|
|
|
|
|
11 |
Đường gom đường vành đai phía Tây đoạn từ KCN Tây Bắc Ga (mốc A tới mốc C) và đường nối KCN Tây Bắc Ga với nút giao đường vành đai phía Tây, Thành phố Thanh Hóa. |
Thành phố Thanh Hóa |
12km |
150 |
45 |
Ngân sách tỉnh |
12 |
Nâng cấp, cải tạo đường tỉnh 514 đoạn từ Cầu Thiều đi xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn. |
Huyện Triệu Sơn |
13.5km |
135 |
55 |
Ngân sách tỉnh |
13 |
Nâng cấp cải tạo đường tỉnh 515B Thiệu Lý - Đông Hoàng. |
Các huyện: Thiệu Hóa, Đông Sơn |
4km |
40 |
25 |
Ngân sách tỉnh |
14 |
Nâng cấp cải tạo đường tỉnh 526B (Hậu Lộc - Quán Dốc). |
Huyện Hậu Lộc |
7,8 km |
85 |
30 |
Ngân sách tỉnh |
15 |
Nâng cấp cải tạo đường tỉnh 515C Đu - Thọ Vực. |
Các huyện: Thiệu Hóa, Triệu Sơn |
4km |
40 |
25 |
Ngân sách tỉnh |
16 |
Đường kết nối từ tỉnh lộ 510 (thị trấn Bút Sơn) đi xã Hoằng Ngọc, huyện Hoàng Hóa. |
Huyện Hoằng Hóa |
5 km |
98 |
30 |
Ngân sách tỉnh |
17 |
Nâng cấp, cải tạo đường giao thông từ xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc đi làng Thung, xã Đông Lương, huyện Lang Chánh. |
Huyện Ngọc Lặc |
7.5km |
83 |
35 |
Ngân sách tỉnh |
18 |
Cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ nhà máy may IVORY kết nối với đường tỉnh 526, huyện Hậu Lộc. |
Huyện Hậu Lộc |
7km |
84 |
35 |
Ngân sách tỉnh |
19 |
Đường giao thông nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 45 đi xã Tân Bình, huyện Như Xuân. |
Huyện Như Xuân |
6km |
99.1 |
45 |
Ngân sách tỉnh |
20 |
Đường giao thông nối Quốc lộ 45 với tỉnh lộ 505. |
Huyện Như Thanh |
13.5km |
50 |
20 |
Ngân sách tỉnh |
21 |
Nâng cấp, cải tạo đường Xuân Tín - Quảng Phú, huyện Thọ Xuân. |
Huyện Thọ Xuân |
5 km |
54,9 |
25 |
Ngân sách tỉnh |
22 |
Đường giao thông từ La Hán, xã Ban Công đi Thiết Giang, xã Thiết ông, huyện Bá Thước, |
Huyện Bá Thước |
71cm |
95,3 |
45 |
Ngân sách tỉnh |
23 |
Đường giao thông từ xã Xuân Cẩm đi Lương Sơn, huyện Thường Xuân. |
Huyện Thường Xuân |
7,5km |
119,4 |
50 |
Ngân sách tỉnh |
24 |
Đường giao thông từ xã Phú Sơn đi xã Các Sơn, huyện Tĩnh Gia. |
Huyện Tĩnh Gia |
12km |
168,8 |
60 |
Ngân sách tỉnh |
25 |
Đường nối Khu di tích Lam Kinh với đường Hồ Chí Minh. |
Huyện Thọ Xuân |
3km |
30 |
20 |
Ngân sách tỉnh |
26 |
Nâng cấp, cải tạo đường giao thông Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thái, huyện Nga Sơn. |
Huyện Nga Sơn |
3km |
25 |
17,6 |
Ngân sách tỉnh |
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
43.725 |
|
1 |
Đầu tư- xây dựng đường bộ cao tốc qua tỉnh Thanh Hóa |
TP Thanh Hóa; Thị xã Bỉm Sơn; các huyện: Hà Trung, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia |
Đường cao tốc loại A, 4 làn xe, dài 100km |
|
20.000 |
BOT |
2 |
Nâng cấp Quốc lộ 15 đoạn qua tỉnh Hòa Bình và Thanh Hoá, Tiểu dự án 3 nâng cấp đoạn Km53+00 - Km 109+00 (qua tỉnh Thanh Hoá) |
Các huyện: Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc |
Cấp III, 2 làn xe |
|
1.000 |
Trung ương |
3 |
Nâng cấp Quốc lộ 15C đoạn Km0 - Km40 |
Huyện Quan Hóa |
Cấp IV, 2 làn xe |
|
500 |
Trung ương |
4 |
Nâng cấp Quốc lộ 45 đoạn Km 14+500 - Km72+370, xây dựng mới tuyến tránh thị trấn Kim Tân (huyện Thạch Thành ) |
Thành phố Thanh Hóa: các huyện: Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Đông Sơn |
58km; cấp III, 2-4 làn xe |
|
2.000 |
BOT |
5 |
Nâng cấp Quốc lộ 47 đoạn từ Thành phố Thanh Hóa đến Thọ Xuân |
Thành phố Thanh Hóa; Các huyện: Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân |
31,5 km. Cấp III, 4 làn xe |
|
2.000 |
BOT |
6 |
Nâng cấp đoạn tuyến Quốc lộ 217 từ Km 59+900 - Km 104 +475 |
Các huyện: Hà Trung, Cấm Thủy, Bá Thước |
Cấp III, 2 làn xe |
|
1.800 |
ODA |
7 |
Đường từ trung tâm thành phố Thanh Hóa nối với đường giao thông từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn |
Thành phố Thanh Hóa; các huyện: Đông Sơn, Triệu Sơn |
Đường cao tốc 6-8 làn xe |
|
2.000 |
Trung ương và Địa phương |
8 |
Đầu tư đường từ thành phố Thanh Hóa kết nối với các huyện phía Tây của tỉnh |
Thành phố Thanh Hóa; các huyện: Đông Sơn, Thiệu Hóa, Yên Định, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Quan Sơn, Quan Hóa. Mường Lát. |
|
|
3.000 |
Trung ương và Địa phương |
9 |
Đại lộ Nam sông Mã |
Thành phố Thanh Hóa |
14,6km đường đô thị lộ giới 67m |
|
1.500 |
Địa phương |
10 |
Đường Voi - Sầm Sơn |
Thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn |
12km đường đô thị, lộ giới 40m |
|
1.000 |
Địa phương |
11 |
Cầu vượt đường sắt tại nút giao đầu tuyến Quốc lộ 217 (điểm đầu Km0+00) với Quốc lộ 1A (Km301+514) |
Huyện Hà Trung |
Cầu BTCT |
|
500 |
Trung ương |
12 |
Cầu vượt đường sắt tại nút giao với Quốc lộ 47 (Km19+463) |
Thành phố Thanh Hóa |
Cầu BTCT |
|
300 |
Trung ương |
13 |
Cầu vượt đường sắt tại nút giao đầu tuyến Bỉm Sơn - Thạch Quảng (điểm đầu Km0+00) với Quốc lộ 1A (Km293+155) |
Thị xã Bỉm Sơn |
Cầu BTCT |
|
300 |
Trung ương |
14 |
Cầu vượt đường sắt tại vị trí nút giao đường Bà Triệu - Nguyễn Chí Thanh, Thành phố Thanh Hóa (Km322+120 Quốc lộ 1A) |
Thành phố Thanh Hóa |
Cầu BTCT |
|
500 |
Địa phương |
15 |
Đầu tư xây dựng khu Cảng Nghi Sơn |
Khu kinh tế Nghi Sơn |
Đầu tư theo quy hoạch |
|
5.000 |
Trung ương, Địa phương, Doanh nghiệp |
16 |
Nạo vét luồng tàu từ bến số 4 đến Đê Bắc có chiều dài khoảng 3,5km, tiếp nhận tàu có tải trọng 30.000DWT |
Huyện Tĩnh Gia |
|
|
305 |
PPP |
17 |
Đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ, đường Hồ Chí Minh |
Thành phố Thanh Hóa; các huyện: Tĩnh Gia, Nga Sơn, Vĩnh Lộc, Bá Thước, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Như Xuân |
|
|
270 |
Doanh nghiệp |
18 |
Đầu tư xây dựng vị trí các điểm đón, trả khách tuyến cố định |
|
|
|
50 |
Địa phương |
19 |
Nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa Trung ương |
Tuyến Lạch Bạng - Đảo Hòn Mê, Cửa Hới, tuyến sông Tào đoạn từ Ngã ba sông Tào đến cửa Lạch Trường, sông Yên (cửa Lạch Ghép); Nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Len |
Nâng cấp, nạo vét, duy tu |
|
700 |
ODA, Trung ương, Địa phương |
20 |
Nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa địa phương |
Xây dựng cụm cảng Đò Lèn, Hàm Rồng, bến Thiệu Khánh (bến Vồm), cầu Tào (cảng Hoằng Lý), Bút Sơn; khắc phục thác đèn Han trên sông Mã; cải tạo kênh Nga, kênh De; xây dựng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa |
Xây dựng, nâng cấp, cải tạo |
|
500 |
Trung ương, Địa phương |
21 |
Đầu tư bến xe |
7 bến xe tại trung tâm của 7 huyện chưa có bến xe; bến xe gần cầu Hoàng Long, bến xe phía Đông Bắc (gần cầu Nguyệt Viên), bến xe mới phía Tây Thành phố Thanh Hóa |
|
|
500 |
Địa phương, Doanh nghiệp |
Nghị quyết 59/NQ-HĐND năm 2017 về điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 59/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký: | Trịnh Văn Chiến |
Ngày ban hành: | 12/07/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 59/NQ-HĐND năm 2017 về điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Chưa có Video