CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/1998/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 1998 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng chống lụt, bão ngày 20 tháng 3 năm 1993;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thủy sản,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nghị định này áp dụng đối với người và phương tiện nghề cá Việt Nam hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. Người và phương tiện nghề cá phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
Điều 2. Các thuật ngữ sử dụng trong Nghị định này được hiểu như sau:
1. "Phương tiện nghề cá" bao gồm: tàu, thuyền và các phương tiện di động và không di động trên biển dùng để hoạt động nghề cá.
2. "Hoạt động nghề cá" là các hoạt động: khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần, thu gom hàng thủy sản; điều tra thăm dò và kiểm tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
3. "Chủ phương tiện" là chủ sở hữu hoặc thuyền trưởng, người quản lý phương tiện.
Điều 3. Các phương tiện nghề cá khi hoạt động trên biển phải có đủ các giấy tờ và điều kiện sau đây:
1. Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.
2. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của phương tiện.
3. Giấy phép hoạt động nghề cá.
4. Sổ danh bạ thuyền viên (đối với phương tiện quy định phải có sổ thuyền viên).
Điều 4. Chủ phương tiện nghề cá bắt buộc phải thực hiện:
1. Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, cứu nạn cho người và phương tiện theo tiêu chuẩn quy định.
3. Mua bảo hiểm thân tàu đối với các phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ.
4. Xây dựng và ban hành nội quy, quy trình sử dụng an toàn các trang thiết bị trên phương tiện.
5. Đôn đốc thuyền trưởng thực hiện nghiêm chỉnh chế độ khai báo khi ra biển hoạt động và khi về cảng, bến đậu theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này.
6. Tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kiến thức nghiệp vụ đảm bảo an toàn đi biển cho thuyền viên.
7. Thường xuyên nắm số lượng thuyền viên và phương tiện, vùng biển hoạt động của phương tiện và báo cáo Bộ chủ quản hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú khi có yêu cầu; sẵn sàng cho phương tiện đi làm nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn khi có lệnh điều động của cấp có thẩm quyền
1. Phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc thuyền viên thực hiện các quy định về an toàn khi hoạt động trên biển; phân công nhiệm vụ cho từng thuyền viên và tổ chức cho thuyền viên thực tập các phương án đảm bảo an toàn.
2. Kiểm tra thuyền viên và phương tiện về trang thiết bị an toàn, thẻ bảo hiểm thuyền viên và thẻ bảo hiểm thân tàu trước khi ra biển hoạt động.
3. Chấp hành và đôn đốc thuyền viên chấp hành nghiêm chỉnh Quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền khi hoạt động trên biển.
4 Khai báo vùng biển hoạt động, số thuyền viên thực tế có trên phương tiện và xuất trình các giấy tờ quy định tại Điều 3 của Nghị định này với cảng vụ nơi đi và nơi đến khi đưa phương tiện ra biển hoạt động và khi về cảng. ở những nơi chưa có cảng vụ thì khai báo với ủy ban nhân dân xã, phường nơi phương tiện trú đậu.
Điều 7. Trong trường hợp có bão, thuyền trưởng có trách nhiệm:
1. Khi bão xa: Thông báo tin bão cho thuyền viên biết, đồng thời kiểm tra lại các thiết bị an toàn và thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết trên Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam; liên lạc chặt chẽ với đài chỉ huy trên bờ và bằng mọi biện pháp thông tin cho các phương tiện khác đang hoạt động trong cùng khu vực biết.
2. Khi bão gần: Thông báo tin bão gần cho thuyền viên biết, nhanh chóng ra lệnh thu lưới và rời khỏi ngư trường để về nơi trú bão gần nhất, thông báo kịp thời cho các phương tiện khác đang hoạt động trong cùng khu vực.
3. Khi có tin bão khẩn cấp: Phải ra lệnh cho thuyền viên mặc áo phao cá nhân, đưa các trang bị cấp cứu vào vị trí sẵn sàng ứng cứu và kịp thời đưa phương tiện vào nơi trú bão gần nhất. Trong trường hợp khẩn cấp, thuyền trưởng có thể quyết định bỏ lưới để kịp đưa phương tiện về nơi trú bão; điều động phương tiện và thuyền viên của mình ứng cứu khi phát hiện có người và phương tiện khác bị nạn.
4. Khi phương tiện đang trong vùng bão: Phải trực tiếp điều khiển và chỉ huy phương tiện của mình; sử dụng mọi biện pháp và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Kịp thời thông báo cho các đài trên bờ và các phương tiện gần nhất biết về vị trí phương tiện của mình đang hoạt động và phát tín hiệu cấp cứu khi phương tiện bị tai nạn; tham gia ứng cứu khi phát hiện người và phương tiện khác bị nạn.
5. Khi bão tan: Phải báo cáo kịp thời với cơ quan chủ quản hoặc chính quyền cấp xã, phường nơi cư trú hoặc nơi phương tiện di chuyển đến về tình trạng người và phương tiện của mình, đồng thời tự kiểm tra lại điều kiện an toàn của phương tiện trước khi tiếp tục ra biển hoạt động.
Điều 8. Điều kiện và quyền của thuyền viên làm việc trên phương tiện nghề cá:
1. Đủ 18 tuổi trở lên.
2. Có sức khỏe, biết bơi lội theo quy định của Bộ Thủy sản.
4. Được bồi dưỡng, phổ biến về kiến thức và nghiệp vụ đảm bảo an toàn đi biển.
5. Có quyền từ chối hoạt động trên biển nếu phương tiện nghề cá không đảm bảo an toàn.
Điều 9. Thuyền viên làm việc trên phương tiện nghề cá có trách nhiệm:
1. Tự giác chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
2. Khi phát hiện tai nạn xảy ra trên phương tiện của mình và các phương tiện khác, phải báo cáo ngay cho thuyền trưởng và sẵn sàng hỗ trợ, ứng cứu người và phương tiện bị nạn.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG NGHỀ CÁ
Điều 10. Bộ Thủy sản có trách nhiệm:
1. Quy định các tiêu chuẩn về chức danh thuyền viên; tổ chức đào tạo và cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá; cấp sổ thuyền viên tàu cá.
3. Phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống lụt, bão Trung ương chỉ đạo công tác phòng chống lụt, bão và khắc phục hậu quả bão lụt trong ngành thủy sản.
4. Phối hợp với ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn trên không và trên biển chỉ đạo ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị trực thuộc tổ chức tìm kiếm, cứu nạn kịp thời người và phương tiện nghề cá khi có tai nạn xảy ra.
5. Phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành có liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về an toàn kỹ thuật và cứu nạn cho người và phương tiện nghề cá phù hợp với từng vùng nước, từng loại phương tiện.
6. Chỉ đạo lực lượng thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các Sở Thủy sản phối hợp với các lực lượng Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của người và phương tiện nghề cá trên biển; xử lý theo thẩm quyền các trường hợp người và phương tiện không trang bị đủ các thiết bị an toàn, không mua bảo hiểm thuyền viên và thân tàu theo quy định.
3. Bộ Văn hóa - Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương kịp thời thông báo các bản tin dự báo khí tượng thủy văn; tuyên truyền, phổ biến cho ngư dân hiểu rõ sự cần thiết phải thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn khi tiến hành các hoạt động nghề cá trên biển.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo thẩm quyền hướng dẫn việc lập kế hoạch, áp dụng pháp luật về ngân sách để đầu tư, trang bị kỹ thuật cho công tác phòng chống lụt, bão, công tác tìm kiếm cứu nạn và đảm bảo thông tin liên lạc (kể cả việc bắn pháo hiệu) khi có bão.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thủy sản hướng dẫn cụ thể về mua bảo hiểm thuyền viên và bảo hiểm thân tàu theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 4 của Nghị định này; ban hành quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm cụ thể.
5. Tổng cục Bưu điện phối hợp với Bộ Thủy sản quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ cho công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm, cứu nạn; chỉ đạo việc truyền dẫn, phát sóng các bản tin thời tiết phục vụ người và phương tiện làm nghề cá hoạt động trên biển.
6. Tổng cục Khí tượng Thủy văn có trách nhiệm thu nhận, theo dõi và công bố kịp thời các thông tin về khí tượng thủy văn liên quan đến hoạt động nghề cá. Khi có hiện tượng thủy văn nguy hiểm (bão, áp thấp nhiệt đới, lũ) phải thực hiện đầy đủ những quy định của Quy chế báo bão, lũ.
7. Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các đài phát thanh và truyền hình địa phương có trách nhiệm phát các bản tin báo bão của Tổng cục Khí tượng Thủy văn theo quy định về báo bão, các mệnh lệnh của cơ quan chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp để phục vụ việc chỉ huy phòng chống lụt, bão và điều động người và phương tiện hoạt động trên biển về nơi trú đậu an toàn.
1.Tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân và các chủ phương tiện làm nghề cá hiểu rõ lợi ích và tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá khi hoạt động trên biển; kiến thức và nghiệp vụ đảm bảo an toàn đi biển; trang bị đủ các thiết bị, an toàn và mua bảo hiểm thuyền viên và bảo hiểm thân tàu (đối với phương tiện bắt buộc mua bảo hiểm thân tàu) cho các phưong tiện nghề cá.
2. Nắm vững số lượng và khu vực hoạt động của người và phương tiện nghề cá thuộc địa phương quản lý; kịp thời thông báo về tình hình bão cho người và phương tiện đang hoạt động trên vùng biển thuộc địa phương quản lý để mọi người kịp phòng tránh; trong trường hợp khẩn cấp phải cố gắng tìm mọi cách đưa người và phương tiện đang hoạt động trên biển về nơi trú đậu an toàn.
3. Đôn đốc, kiểm tra ngư dân và doanh nghiệp nghề cá đóng trên địa bàn thực hiện các quy định của Nhà nước về đảm bảo an toàn khi hoạt động trên biển.
4. Củng cố, xây dựng cảng cá, bến đậu, nơi trú bão, hệ thống thông tin báo bão ở địa phương.
5. Triển khai kịp thời các mệnh lệnh của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương và ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn trên không, trên biển về công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm, cứu nạn; chỉ đạo việc điều tra các vụ tai nạn xảy ra trên vùng biển thuộc địa phương quản lý và tổ chức việc tìm kiếm, cứu nạn người và phương tiện, giúp ngư dân nhanh chóng khắc phục hậu quả để ổn định đời sống và sản xuất.
6. Báo cáo kịp thời tình hình hoạt động của người và phương tiện nghề cá trên vùng biển thuộc địa phương quản lý, đặc biệt trong mùa mưa, bão.
Điều 13. Việc chứng thực danh sách thuyền viên trên phương tiện nghề cá quy định như sau:
1. Danh sách thuyền viên trên các phương tiện nghề cá của các gia đình thuộc xã, phường quản lý do Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường chứng thực.
2. Danh sách thuyền viên trên các phương tiện nghề cá của doanh nghiệp do Giám đốc doanh nghiệp chứng thực.
2. Tổ chức, cá nhân không thực hiện các quy định của Nghị định này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF
VIET NAM |
No. 72/1998/ND-CP |
Hanoi, September 15,
1998 |
DECREE
ON ENSURING SAFETY FOR FISHERMEN AND FISHERY MEANS ON THE SEA
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Labor Code of June 23, 1994;
Pursuant to the Ordinance on the Flood and Storm Prevention and Combat of March
20, 1993;
At the proposal of the Minister of Aquatic Resources,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- This Decree shall apply to Vietnamese fishermen and fishery means operating in the Vietnamese sea areas. All those fishermen and fishery means shall have to observe the provisions of this Decree and other relevant current provisions of law.
...
...
...
1. "Fishery means" include: ships, boats and mobile and non-mobile means on the sea used for fishery activities.
2. "Fishery activities" mean such activities as exploiting, processing and rearing aquatic products; logistic services; gathering aquatic products; surveying, prospecting and inspecting, controlling the protection of aquatic resources.
3. The "means owner" is the owner, ship-master or manager of the means.
Chapter II
CONDITIONS FOR FISHERMEN AND FISHERY MEANS TO OPERATE
ON THE SEA AND FISHERMEN'S RESPONSIBILITIES
Article 3.- When operating on the sea, fishery means shall have to carry the following papers and fully meet the following conditions:
1. The certificate of the fishing means registration.
2. The certificate of technical safety of the means.
3. The fishery activity permit.
...
...
...
Article 4.- An owner of fishery means shall have to:
1. Fully equip fishermen and fishery means with safety and rescue facilities according to the prescribed criteria.
2. Purchase insurance for the crew.
3. Purchase insurance for ship hulls, regarding the offshore fishing means.
4. Elaborate and promulgate rules and processes for the safe use of equipment and facilities on the means.
5. Urge the ship-master to strictly abide by the reporting regime when sailing out to sea and when returning to ports or berths in accordance with the provisions of Clause 4, Article 6 of this Decree.
6. Organize the fostering and dissemination of professional knowledge on ensuring sailing safety for the crew members.
7. Regularly grasp the number of the crew members and means as well as the sea area of operation of the means and report them to the branch-managing ministry or the local authority of the place of residence at the latter's request; get ready to send his/her means to undertake the task of flood and storm prevention and combat as well as the task of search and rescue on the mobilization order of the competent level.
Article 5.- A ship-master of fishery means must obtain operating license corresponding to the size and type of the means (for means which require license from the ship-master).
...
...
...
1. Disseminate, guide and urge the crew members to implement the regulations on safety while working on the sea; assign tasks to each crew member and organize their practice of plans for ensuring safety.
2. Check the crew members and means in term of safety equipment and facilities, as well as insurance cards for crew members and the ship hull before sailing.
3. Abide by and urge the crew members to strictly abide by the rules on the prevention of ship and/or boat collision during their operation on sea.
4. Declare the sea area of operation, the actual number of crew members aboard the means and produce papers prescribed in Article 3 of this Decree to the authorities of the ports of their departure and arrival when sailing out to sea and returning to ports. Where a port authority is not available, declaration shall be made with the People's Committee of the commune or ward where the means are anchored.
Article 7.- In case of a storm, the ship-master shall have the responsibility:
1. When the storm is far away: To notify the crew members of the storm, at the same time check all safety equipment and constantly follow the weather development forecast on the Radio Voice of Vietnam and the Vietnam Television; to keep close contact with the commanding station ashore and seek ways and means to notify other means operating in the same area of the storm.
2. When the storm is near: To inform the crew members of the near storm, quickly order the gathering of fishing-nets and leave the fishing place for the nearest storm-shelter; to promptly notify other means operating in the same area of the storm.
3. Upon hearing the urgent news on storm: To order the crew members to wear personal life buoys, to ready all rescue equipment into their proper places and promptly take the means to the nearest storm-shelter. In case of emergency, the ship-master may also decide to abandon fishing-nets so as to quickly take the means to the storm-shelter; to mobilize his/her means and crew members for the rescue of men and/or other means in distress.
4. When the means are in a storm area: To directly personally operate and command the means; to resort to every measures and experiences in order to ensure safety for men and means. To promptly inform radio stations ashore as well as the nearest means of the present location of his/her means and give out signals of emergency when the means are in distress; to take part in the rescue of men and other means in distress.
...
...
...
Article 8.- Conditions and rights of the crew members working on fishery means:
1. Aged full 18 years or more.
2. To have good health and be able to swim as prescribed by the Ministry of Aquatic Resources.
3. To abide by the crew registration regime as prescribed and have a "crew members' register" (for crew members working on means where the "crew members' register" is required), identity cards (for crew members working on means where the "crew members' register" is not required).
4. To be professionally fostered and provided with knowledge about ensuring sea-faring safety.
5. To be entitled to refuse to take part in activities on the sea, if the fishery means are not safe.
Article 9.- The crew members working aboard fishery means shall have the responsibility to:
1. Abide by the regulations on ensuring safety for men and means.
2. Immediately report all accidents detected aboard their means and other means to the ship-master and get ready to support or rescue men and means in distress.
...
...
...
STATE MANAGEMENT OVER FISHERY ACTIVITIES
Article 10.- The Ministry of Aquatic Resources shall have the responsibility to:
1. Set criteria on crew members' posts and titles; organize the training of fishery ship-master and chief mechanist and granting licenses thereto; grant fishery crew registers.
2. Issue fishing permits and registration papers of fishery means and fishermen in accordance with the regulations of the State; conduct examination and issue certificates of technical safety for fishery means operating in the country, which has a designed length of waterline of 20m or less.
3. Coordinate with the Central Steering Committee for Flood and Storm Prevention and Combat in directing the flood and storm prevention and combat and overcoming their consequences within the aquatic resources branch.
4. Coordinate with the National Committee for Air and Sea Search and Rescue in directing the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government as well as the attached units to promptly organize search and rescue of fishermen and fishery means in distress.
5. Coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Communications and Transport and the relevant ministries and branches in revising, amending and supplementing the current regulations on technical safety and rescue of fishermen and fishery means suited to each water area and each type of means.
6. Direct the aquatic resource protection inspec-torate and the provincial/municipal Departments of Aquatic Resources to coordinate with such forces as border guards, coast guards and naval forces in regularly inspecting and supervising activities of fishermen and fishing means on the sea; to handle, according to its competence, cases where people and means are not fully equipped with safety equipment, or insurance is not purchased for the crew members and the ship(s) as prescribed.
Article 11.-
...
...
...
2. The Ministry of Defense shall assume the prime responsibility and coordinate with the National Committee for Air and Sea Search and Rescue, the Central Committee for Flood and Storm Prevention and Combat and the Ministry of Aquatic Resources in firing storm warning signals at key canals, ports, berths and fishing grounds in case of a storm; direct such forces as border guards, coast guards, aquatic resource protection inspectorate and the local administrations to closely manage sea lines, not allowing fishermen and fishery means to sail out to sea when they are not fully equipped with safety facilities and when there's a storm notice; get ready together with the localities to rescue men and means when accidents occur.
3. The Ministry of Culture and Information shall direct the central and local mass media agencies to promptly announce meteorological weather forecasts; propagate among fishermen the necessity to observe the regulations on ensuring safety for fishery activities on the sea.
4. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall, according to their respective competence, guide the elaboration of plans and application of the budget legislation for invest-ment and technical equipment in the flood and storm prevention and combat activities, in the search and rescue work and in ensuring smooth communications (including signals firing) when there is a storm.
The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Aquatic Resources in providing detailed guidance on the purchase of insurance for the crew members and ship-hulls in accordance with the provisions of Clauses 2 and 3, Article 4 of this Decree; and promulgating the rules, charge brackets as well as concrete levels of insurance responsibility.
5. The General Department of Post and Telecom-munications shall coordinate with the Ministry of Aquatic Resources in planning the communication network for the flood and storm prevention and combat, and for search and rescue activities; directing the transmission and broadcasting of weather forecasts in service of fishermen and fishery means on the sea.
6. The General Department of Meteorology and Hydrology shall have to receive, follow and promptly announce meteorological and hydrological information related to fishery activities. In case of any dangerous meteorological phenomena (storm, low pressure, flood), it shall have to fully comply with the storm and flood regulations.
7. The Radio Voice of Vietnam, the Vietnam Television and the local radio and television stations shall have to broadcast storm notices issued by the General Department of Meteorology and Hydrology in accordance with the regulations on storm notice; and orders issued by the flood and storm prevention and combat agencies of different levels, in order to serve the flood and storm prevention and combat command as well as the evacuation of men and means operating on the sea to safe sheltering and anchoring areas.
Article 12.- The People's Committees of the pro-vinces and cities directly under the Central Government shall have to direct the lower-level People's Committees and branches in their respective localities to perform the following tasks:
1. To popularize and educate fishermen and owners of fishery means about the benefits and importance of ensuring safety for fishermen and fishery means operating on the sea; and about sea-faring safety knowledge and operations; to fully supply safety equipment and buy insurance for the crew members and ship(s) (regarding the means requiring the purchase of ship insurance).
...
...
...
3. To urge and inspect fishermen and fishery enterprises in their respective localities in the observance of the State's regulations on ensuring safety for activities on the sea.
4. To consolidate and build local fishing harbors, berths, storm-shelter as well as storm-warning communications network.
5. To promptly execute the orders of the Central Steering Committee for Flood and Storm Prevention and Combat and the National Committee for Air and Sea Search and Rescue in the flood and storm prevention and combat as well as search and rescue activities; to direct the investigation of accidents that occur on the locally-controlled sea areas and organize the search and rescue of men and means, helping fishermen quickly overcome the consequences and stabilize their life and production activities.
6. To promptly report on the activities of fishermen and fishery means in locally-controlled sea areas, especially in the rainy and stormy seasons.
Article 13.- The verification of the list of the crew members onboard fishery means is stipulated as follows:
1. The list of the crew members onboard fishery means owned by family households and managed by the commune/ward authorities shall be verified by the president of the commune/ward People's Committee.
2. The list of the crew members onboard fishery means owned by enterprises shall be verified by directors of such enterprises.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
...
...
...
1. Organizations and/or individuals with meritorious achievements in ensuring safety for, search and rescue of fishermen and fishery means on the sea shall be commended and/or rewarded in accordance with the current regulations of the State.
2. Organizations and/or individuals that fail to comply with the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be dealt with in accordance with the current provisions of law.
Article 15.- This Decree takes effect 15 days after its signing. The Ministry of Aquatic Resources shall coordinate with the concerned ministries and branches in guiding the implementation of this Decree.
Article 16.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People's Committee of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
THE GOVERNMENT
Phan Van Khai
Nghị định 72/1998/NĐ-CP về việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển
Số hiệu: | 72/1998/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 15/09/1998 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 72/1998/NĐ-CP về việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển
Chưa có Video