CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 146/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013 |
VỀ VIỆC CÔNG BỐ TUYẾN HÀNG HẢI VÀ PHÂN LUỒNG GIAO THÔNG TRONG LÃNH HẢI VIỆT NAM
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
Chính phủ ban hành Nghị định về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
Nghị định này quy định về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam phục vụ cho việc tàu thuyền đi qua không gây hại nhằm bảo đảm an toàn hàng hải.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công bố tuyến hàng hải, phân luồng giao thông và tàu thuyền tham gia giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tuyến hàng hải là tuyến đường đi của tàu thuyền trong lãnh hải Việt Nam, được giới hạn bởi các điểm có vị trí, tọa độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, công bố để chỉ dẫn cho tổ chức, cá nhân, tàu thuyền khi hoạt động trong lãnh hải Việt Nam.
2. Công bố tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố bằng các hình thức phù hợp cho tổ chức, cá nhân và tàu thuyền về vị trí, tọa độ và thông số kỹ thuật của tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam.
3. Phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và chỉ dẫn cho tàu thuyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn hàng hải.
1. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
2. Hợp tác quốc tế và tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
3. Tổ chức lập, công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
4. Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến công bố, quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
5. Tổ chức thực hiện quản lý bảo vệ môi trường biển, quốc phòng, an ninh; kiểm tra, giám sát các hoạt động trên tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam phục vụ cho việc tàu thuyền đi qua không gây hại nhằm bảo đảm an toàn hàng hải.
2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thiết lập, công bố, quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về công bố, quản lý tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
3. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về công bố tuyến hàng hải, phân luồng giao thông và hoạt động của tàu thuyền trong lãnh hải Việt Nam.
THIẾT LẬP, CÔNG BỐ TUYẾN HÀNG HẢI VÀ PHÂN LUỒNG GIAO THÔNG TRONG LÃNH HẢI VIỆT NAM
Mục 1: THIẾT LẬP, CÔNG BỐ TUYẾN HÀNG HẢI TRONG LÃNH HẢI VIỆT NAM
Điều 6. Thiết lập tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam
1. Việc thiết lập tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam phục vụ cho việc đi qua không gây hại và bảo đảm an toàn hàng hải của tàu thuyền phải phù hợp với pháp luật của Việt Nam, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế khác liên quan đến thiết lập tuyến hàng hải trong lãnh hải mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Thiết lập tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam:
a) Căn cứ vị trí, điều kiện cụ thể lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải tổ chức thiết lập tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam.
b) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập và phát hành hải đồ có thể hiện tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam phục vụ cho việc đi qua không gây hại và bảo đảm an toàn hàng hải của tàu thuyền.
Điều 7. Thẩm quyền công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
1. Bộ Giao thông vận tải thực hiện công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
2. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan thông báo cho các tổ chức quốc tế về tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan.
Điều 8. Nội dung công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
1. Tên tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam.
2. Vị trí, tọa độ và thông số kỹ thuật của tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam.
3. Thông tin liên quan đến phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
4. Các chỉ dẫn cho tàu thuyền đi qua không gây hại trên tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
5. Các thông tin cần thiết khác.
Điều 9. Hình thức công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
1. Việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam được thực hiện bằng các hình thức sau:
a) Phát hành hải đồ hoặc tài liệu bằng giấy hoặc điện tử liên quan phục vụ cho việc đi biển;
b) Phát thông báo hàng hải;
c) Lập danh bạ tuyến hàng hải và luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam;
d) Các hình thức phù hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm:
a) Tổ chức phát thông báo hàng hải đối với tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam đã công bố theo quy định;
b) Tổ chức lập, phát hành danh bạ các tuyến hàng hải và luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
3. Kinh phí lập và phát hành danh bạ tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Mục 2: PHÂN LUỒNG GIAO THÔNG TRONG LÃNH HẢI VIỆT NAM
Điều 10. Phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
1. Tàu thuyền đi qua lãnh hải Việt Nam nhưng không đi vào nội thủy Việt Nam thực hiện hành trình theo tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam đã được công bố.
2. Tàu thuyền đi qua lãnh hải Việt Nam để vào nội thủy Việt Nam thực hiện hành trình như sau:
a) Tàu thuyền vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý hoặc tàu quân sự và các loại tàu thuyền khác không vì mục đích thương mại đi vào cảng biển Việt Nam phải đi đến vùng đón trả hoa tiêu đã được công bố và thực hiện thủ tục tàu thuyền vào cảng biển theo quy định riêng của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Tàu thuyền vào nội thủy Việt Nam nhưng không đến cảng biển Việt Nam trong các trường hợp sau đây, thuyền trưởng phải thông báo ngay cho Cảng vụ Hàng hải khu vực biết về lý do, mục đích tàu thuyền vào nội thủy Việt Nam:
- Cấp cứu thuyền viên, hành khách trên tàu;
- Tránh, trú bão;
- Thực hiện hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền đã cứu được trên biển;
- Khắc phục hậu quả sự cố, tai nạn hàng hải đối với tàu thuyền;
- Các trường hợp cấp thiết khác.
Điều 11. Yêu cầu chung đối với tàu thuyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam
1. Tất cả các loại tàu thuyền không phân biệt quốc tịch, trọng tải được phép đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam nhưng phải thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tuân thủ quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Tàu thuyền khi đi qua lãnh hải Việt Nam phải treo quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh cột cao nhất, đi liên tục, nhanh chóng và thực hiện đầy đủ các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, trừ trường hợp gặp sự cố hàng hải, sự cố bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích phải cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn.
3. Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ.
4. Tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại, nguy hiểm, khi đi trong lãnh hải Việt Nam có nghĩa vụ:
a) Mang đầy đủ tài liệu kỹ thuật liên quan tới tàu thuyền và hàng hóa trên tàu, tài liệu về bảo hiểm dân sự bắt buộc;
b) Sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam mọi tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật của tàu thuyền cũng như của hàng hóa trên tàu thuyền;
c) Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đặc biệt đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên áp dụng đối với các loại tàu thuyền này;
d) Tuân thủ quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc áp dụng biện pháp phòng ngừa đặc biệt, kể cả cấm không được đi qua lãnh hải Việt Nam hoặc buộc phải rời ngay khỏi lãnh hải Việt Nam trong trường hợp có dấu hiệu hoặc bằng chứng rõ ràng về khả năng gây rò rỉ chất độc hại hoặc làm ô nhiễm môi trường.
1. Tàu thuyền đi qua lãnh hải Việt Nam nhưng không vào nội thủy Việt Nam, thuyền trưởng phải thông báo cho Cảng vụ Hàng hải khu vực tàu đi qua bằng các phương tiện thông tin liên lạc phù hợp.
2. Nội dung thông báo:
a) Tên, quốc tịch, hô hiệu, số IMO của tàu thuyền;
b) Chiều dài, chiều rộng, chiều cao và màu sơn mạn tàu;
c) Số lượng và loại hàng hóa chở trên tàu thuyền (nếu có);
d) Số lượng thuyền viên, hành khách và những người khác đi theo tàu;
đ) Tên cảng rời cuối cùng và cảng đến gần nhất.
e) Yêu cầu sự hỗ trợ, chỉ dẫn (nếu có).
3. Giám sát tàu thuyền hoạt động trong lãnh hải Việt Nam:
a) Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức hướng dẫn các Cảng vụ Hàng hải khu vực giám sát, chỉ dẫn, điều động tàu thuyền hoạt động trên tuyến hàng hải, luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam đã được công bố theo quy định.
b) Việc giám sát, chỉ dẫn và điều động tàu thuyền trong lãnh hải Việt Nam được thực hiện bằng các phương tiện thông tin liên lạc phù hợp.
4. Trường hợp xảy ra sự cố an ninh hàng hải, tai nạn hàng hải hoặc ô nhiễm môi trường trong lãnh hải Việt Nam, ngay sau khi nhận được thông báo, Cảng vụ Hàng hải khu vực báo cáo ngay Cục Hàng hải Việt Nam để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
5. Các quy định tại Điều này chỉ thực hiện sau khi Bộ Giao thông vận tải công bố các tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
Điều 13. Hoạt động của các công trình trong lãnh hải Việt Nam
1. Mọi hoạt động khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, thiết lập công trình trong lãnh hải Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn hàng hải trên tuyến hàng hải và luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân trước khi tiến hành hoạt động khảo sát, thăm dò, xây dựng công trình, thiết lập vành đai an toàn của công trình hoặc các hoạt động khác trên tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.
Thủ tục xin phép thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Bộ Giao thông vận tải 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:
- Văn bản đề nghị tiến hành hoạt động khảo sát, thăm dò, xây dựng công trình, thiết lập vành đai an toàn của công trình hoặc các hoạt động khác trên tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam;
- Bản sao văn bản, tài liệu, giấy tờ chứng minh sự cần thiết tiến hành hoạt động khảo sát, thăm dò, xây dựng công trình, thiết lập vành đai an toàn của công trình hoặc các hoạt động khác trên tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam;
- Bản sao ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có).
b) Chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại Điểm a Khoản này, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận và gửi cho người đề nghị thông qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư đến nhận trực tiếp tại Bộ Giao thông vận tải; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
3. Các công trình lắp đặt, xây dựng trong lãnh hải Việt Nam phải có phạm vi an toàn ít nhất là 500 m tính từ mép ngoài cùng của công trình. Trong phạm vi 02 hải lý tính từ mép ngoài cùng của công trình, các tàu thuyền không có nhiệm vụ không được thả neo.
4. Khi hết hạn sử dụng, thiết bị, công trình trong lãnh hải Việt Nam phải được tháo dỡ. Chủ đầu tư của các thiết bị, công trình trên biển chưa kịp tháo dỡ vì lý do kỹ thuật hoặc bất khả kháng phải thông báo Cảng vụ Hàng hải khu vực biết về vị trí, kích thước, hình dạng, độ sâu và phải lắp đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng hải theo quy định.
5. Chủ đầu tư của công trình phải tiến hành các biện pháp bảo vệ công trình của mình, thông báo Cảng vụ Hàng hải khu vực biết để cảnh báo cho các tàu thuyền hoạt động gần khu vực biết.
Tổ chức, cá nhân, tàu thuyền khi hoạt động trên tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH TRONG LÃNH HẢI VIỆT NAM
Điều 15. Nguyên tắc và trách nhiệm phối hợp hoạt động quản lý
1. Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong quản lý tuyến hàng hải và luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam thực hiện theo các quy định của pháp luật, không gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành như: Cảnh sát biển, Biên phòng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ khi thi hành nhiệm vụ quản lý tuyến hàng hải nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đi qua không gây hại của tàu thuyền trên tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam.
3. Các vướng mắc phát sinh liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đều phải được trao đổi thống nhất để giải quyết kịp thời; trường hợp không thống nhất, phải kịp thời thông báo cho Cục Hàng hải Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp có vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nào thì cơ quan đó phải kịp thời báo cáo Bộ, ngành quản lý cấp trên của mình để giải quyết ngay. Khi cần thiết, các Bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để giải quyết nhưng chậm nhất là sau 04 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo, các Bộ, ngành phải thông báo quyết định xử lý của mình cho cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan biết.
5. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan khác tại khu vực để tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật đối với mọi hoạt động hàng hải trên tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam.
1. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm tổ chức phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, bao gồm:
a) Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
b) Tổ chức và chủ trì các hội nghị, cuộc họp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan khác hoạt động trên tuyến hàng hải để trao đổi thống nhất việc giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình quản lý tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam thuộc khu vực quản lý được giao;
c) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu các lực lượng thực hiện truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm pháp luật trong lãnh hải Việt Nam; yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác thông báo kịp thời kết quả quản lý trên tuyến hàng hải đã được công bố và biện pháp giải quyết những vướng mắc phát sinh; yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng của tàu thuyền và các cơ quan, tổ chức liên quan khác cung cấp số liệu, thông tin về hoạt động hàng hải trên tuyến hàng hải;
d) Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại khu vực giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền của tỉnh hoặc thành phố đó có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước chuyên ngành tại tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác có trách nhiệm:
a) Phối hợp chặt chẽ để giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các thủ tục liên quan đến tàu thuyền, hàng hóa, hành khách và thuyền viên khi hoạt động trên tuyến hàng hải theo quy định tại Nghị định này;
b) Thông báo kịp thời cho Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cảng vụ Hàng hải khu vực biết kết quả giải quyết thủ tục liên quan đến tàu thuyền, hàng hóa, thuyền viên, hành khách khi hoạt động trên tuyến hàng hải;
c) Thông báo ngay cho Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cảng vụ Hàng hải khu vực biết để phối hợp giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh sau khi nhận và xử lý thông tin từ Cảng vụ Hàng hải khu vực hoặc chủ tàu cung cấp.
1. Quyền tài phán dân sự và quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền trong lãnh hải Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
2. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với tổ chức, cá nhân, tàu thuyền khi hoạt động trên tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam được thực hiện theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
3. Việc giám sát trực tiếp trên tàu thuyền của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Tàu thuyền có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
b) Trường hợp cần thiết để bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và phòng, chống dịch bệnh.
4. Người có thẩm quyền khi thực thi nhiệm vụ được giao có hành vi cửa quyền, vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà, các biểu hiện tiêu cực khác đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trực thuộc thực hiện việc phối hợp hoạt động quản lý nhà nước trên tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
2. Kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật.
3. Triển khai thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho hoạt động hàng hải trên tuyến hàng hải.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 146/2013/ND-CP |
Hanoi, October 30, 2013 |
ON ANNOUNCEMENT OF SEA LANES AND TRAFFIC SEPARATION IN THE TERRITORIAL SEA OF VIETNAM
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Maritime Code of Vietnam;
Pursuant to the June 21, 2012 Law on the Sea of Vietnam;
Pursuant to the June 17, 2003 Law on National Boundaries;
At the proposal of the Minister of Transport,
The Government promulgates the Decree on announcement of sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides the announcement of sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam for vessels’ innocent passage for the purpose of ensuring safety of navigation.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to agencies, organizations and persons involved in the announcement of sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam and vessels operating in the territorial sea of Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Sea lanes means routes for vessels to navigate in the territorial sea of Vietnam, which are limited by points with positions and coordinates determined and announced by competent state agencies for indication to organizations, individuals and vessels when operating in the territorial sea of Vietnam.
2. Announcement of sea lanes in the territorial sea of Vietnam means competent state agencies publicizing in appropriate forms to organizations, individuals and vessels positions, coordinates and technical specifications of sea lanes in the territorial sea of Vietnam.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 4. State management of announcement of sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam.
1. To elaborate and promulgate legal documents, standards and technical regulations and techno-economic norms related to the announcement of sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam.
2. To carry out international cooperation in and join treaties related to the announcement of sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam.
3. To establish and announce sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam.
4. To organize the implementation of Vietnamese law and treaties to which Vietnam is a contracting party regarding announcement and management of sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam.
5. To organize the management of protection of the marine environment, national defense, security; to examine and supervise activities on sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam.
6. To inspect, examine, and handle violations in accordance with law.
Article 5. Responsibilities for state management of announcement of sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam
1. The Government shall perform the uniform state management of announcement of sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam for vessels' innocent passage for the purpose of ensuring safety of navigation.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Within the ambit of their functions, tasks and powers, ministries, sectors and provincial-level People’s Committees shall perform the state management of announcement of sea lanes, traffic separation and operation of vessels in the territorial sea of Vietnam.
ESTABLISHMENT AND ANNOUCEMENT OF SEA LANES AND TRAFFIC SEPARATION IN THE TERRITORIAL SEA OF VIETNAM
Section 1. ESTABLISHMENT AND ANNOUCEMENT OF SEA LANES IN THE TERRITORIAL SEA OF VIETNAM
Article 6. Establishment of sea lanes in the territorial sea of Vietnam
1. The establishment of sea lanes in the territorial sea of Vietnam for innocent passage and assurance of safety of navigation for vessels must comply with Vietnamese law, the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea and other treaties related to the establishment of sea lanes in the territorial sea to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. Establishment of sea lanes in the territorial sea of Vietnam:
a/ On the basis of positions and specific conditions of territorial sea of the mainland, territorial sea of islands and territorial sea of archipelagos of Vietnam, the Ministry of Transport shall organize the establishment of sea lanes in the territorial sea of Vietnam.
b/ The Ministry of National Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in, making and distributing nautical charts showing sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam for innocent passage and assurance of safety of navigation for vessels.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The Ministry of Transport shall announce sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam.
2. The Ministry of Foreign Affairs shall coordinate with the Ministry of Transport and related agencies in notifying international organizations of sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam in accordance with Vietnamese law and relevant treaties.
Article 8. Contents of announcement of sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam
1. Names of sea lanes in the territorial sea of Vietnam.
2. Positions, coordinates and technical specifications of sea lanes in the territorial sea of Vietnam.
3. Information related to traffic separation in the territorial sea of Vietnam.
4. Indications for vessels’ innocent passage on sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam.
5. Other necessary information.
Article 9. Forms of announcement of sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a/ Distribution of nautical charts or relevant paper or electronic documents for sea navigation;
b/ Dispatch of marine notices;
c/ Making a directory of sea lanes and navigable channels in the territorial sea of Vietnam;
d/ Other relevant forms in accordance with law.
2. The Vietnam Maritime Administration shall:
a/ Organize the dispatch of notices to mariners for announced sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam under regulations;
b/ Organize the making and distribution of a directory of sea lanes and navigable channels in the territorial sea of Vietnam.
3. Funds for making and distributing a directory of sea lanes in the territorial sea of Vietnam come from the state budget and other lawful funding sources.
Section 2. TRAFFIC SEPARATION IN THE TERRITORIAL SEA OF VIETNAM
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Vessels that pass through the territorial sea of Vietnam without entering the internal waters of Vietnam shall follow their voyage according to announced sea lanes in the territorial sea of Vietnam.
2. Vessels that pass through the territorial sea of Vietnam to enter the internal waters of Vietnam shall make their voyage as follows:
a/ Vessels transporting cargos, passengers and luggage or military vessels and noncommercial vessels that enter Vietnamese seaports shall go to announced pilot boarding grounds and clear formalities for vessels to enter seaports according to separate regulations of the Government of the Socialist Republic of Vietnam.
b/ The captain of a vessel that enters the internal waters of Vietnam without going to a Vietnamese seaport in the cases below shall promptly notify the regional maritime administration of the reason and purpose of the vessel’s entrance into the internal waters of Vietnam:
- Giving first aid to crewmembers or passengers onboard;
- Sheltering from storms;
- Carrying out search and rescue activities; transferring people, assets or vessels rescued at sea;
- Remedying vessels’ incidents or accidents at sea;
- Other necessary cases.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. All kinds of vessels regardless of their flag states and tonnage may conduct innocent passage through the territorial sea of Vietnam but shall respect peace, independence, sovereignty and law of Vietnam and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party and the principle of prevention of collision of vessels at sea provided by the Minister of Transport.
2. When passing through the territorial sea of Vietnam, vessels shall fly the national flag of Vietnam on the top of the highest mast, ran constantly and fast and fully observe related provisions of Vietnamese law and the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea, unless they suffer marine incidents, force majeure events or accidents or they rescue people, vessels or airplanes in distress.
3. Foreign submarines and other foreign underwater vehicles shall operate on the water surface and fly their state flags unless other-wise permitted by the Vietnamese Government or agreed upon between the Vietnamese Government and the governments of the flag states.
4. When operating in the territorial sea of Vietnam, nuclear-powered foreign vessels or those carrying radioactive, hazardous or dangerous substances shall:
a/ Bring all technical documents related to the vessels and cargo onboard and documents on compulsory civil insurance;
b/ Be ready to provide competent state agencies of Vietnam with all documents related to technical specifications of the vessels and cargo onboard;
c/ Take all special preventive measures as prescribed by Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party applicable to these vessels;
d/ Comply with competent Vietnamese agencies’ decisions on application of special preventive measures, including ban from passage through the territorial sea of Vietnam or forced leaving from the territorial sea of Vietnam in case there are signs or clear evidence of possibility to cause leakage of hazardous substances or environmental pollution.
Article 12. Notification by and supervision of vessels operating on sea lanes and navigable channels in the territorial sea of Vietnam
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Contents of a notice:
a/ Name, flag state, call sign and IMO number of the vessel;
b/ Length, breadth, height and paint color of sides of the vessel;
c/ Volume and type of cargo onboard (if any);
d/ Numbers of crewmembers, passengers and other people onboard;
dd/ Names of the port of last call and the nearest port of next call.
e/ Request for assistance or indication (if any).
3. Supervision of vessels operating in the territorial sea of Vietnam:
a/ The Vietnam Maritime Administration shall guide regional maritime administrations in supervising, guiding and controlling vessels operating on announced sea lanes and navigable channels in the territorial sea of Vietnam under regulations.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. In case a maritime security incident, maritime accident or environmental pollution occurs in the territorial sea of Vietnam, after receiving a notice, the regional maritime administration shall immediately report to the Vietnam Maritime Administration for promptly adopting remedies and handling measures.
5. This Article applies only after the Ministry of Transport announces sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam.
Article 13. Operation of works in the territorial sea of Vietnam
1. All activities of survey, exploration, construction investment and establishment of works in the territorial sea of Vietnam must comply with Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party but may not affect the safety of navigation on sea lanes and navigable channels in the territorial sea of Vietnam.
2. Before conducting survey or exploration, building works, establishing safety belts of works or carrying out other activities on sea lanes in the territorial sea of Vietnam, organizations or individuals must obtain written approval of the Ministry of Transport.
Procedures for obtaining such approval are carried out as follows:
a/ An organization or individual shall send to the Ministry of Transport directly or by post 1 set of dossier, which comprises the following documents:
- A written request for conducting survey or exploration, building a work, establishing the safety belt of a work or carrying out other activities on sea lanes in the territorial sea of Vietnam;
- Copies of documents, materials and papers proving the necessity of such survey, exploration, building, establishment or other activities on sea lanes in the territorial sea of Vietnam;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b/ Within 15 working days after receiving a valid dossier provided at Point a of this Clause, the Ministry of Transport shall issue a written approval which will be sent by post to the applicant or directly received by the investor at the Ministry of Transport. In case of disapproval, it shall clearly state the reason.
3. A work installed or built in the territorial sea of Vietnam must have a scope of safety of at least 500 m from the furthermost outer edge of the work. Within 2 nautical miles counting from the furthermost outer edge of the work, unauthorized vessels may not anchor.
4. When their use duration expires, equipment and works in the territorial sea of Vietnam must be dismounted. Investors of equipment and works at sea which have not been dismounted for technical reason or due to force majeure events shall notify regional maritime administrations of the positions, sizes, shapes and depths of these equipment and works and install maritime signs and signals under regulations.
5. Investors of works shall take measures to protect their works and notify such to regional maritime administrations for warning to vessels operating in the regions.
Article 14. Provisions on safety of navigation, maritime security and environmental pollution prevention when vessels operate on sea lanes in the territorial sea of Vietnam
When operating on sea lanes in the territorial sea of Vietnam, organizations, individuals and vessels shall fully observe provisions of Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party regarding safety of navigation, maritime security and environmental pollution prevention.
Article 15. Principles of and responsibilities for coordination in management activities
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Specialized state management agencies such as the Marine Police and the Border Guard shall closely coordinate with one another when managing sea lanes in order to facilitate vessels’ innocent passage on sea lanes in the territorial sea of Vietnam.
3. Problems arising in the performance of functions and tasks by specialized state management agencies must be discussed and agreed upon for prompt settlement. In case of failing to reach agreement, these problems must be promptly reported to the Vietnam Maritime Administration for settlement in accordance with law.
4. In case a problem arising beyond the settlement competence of a specialized state management agency, that agency shall promptly report such to its managing ministry 01' sector for immediate settlement. When necessary, related ministries and sectors shall coordinate with the Ministry of Transport in the settlement, but within 4 hours after receiving a report, shall notify their settlement decisions to related agencies, organizations and persons.
5. When performing their duties, specialized state management agencies shall coordinate with related regional agencies and organizations in strictly implementing law for all navigation activities on sea lanes in the territorial sea of Vietnam.
Article 16. Coordination in management of sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam
1. The Vietnam Maritime Administration shall coordinate activities among specialized state management agencies, covering:
a/ Assuming the prime responsibility for and administering the coordination in management activities among specialized state management agencies;
b/ Organizing and hosting conferences and meetings with specialized state management agencies or other related agencies, organizations and enterprises operating on sea lanes to discuss and reach agreement on the settlement of problems arising in the management of sea lanes in the territorial sea of Vietnam in the regions under their management;
c/ Proposing competent agencies to request forces to pursue foreign vessels violating law in the territorial sea of Vietnam; requesting other specialized state management agencies to promptly notify results of management of announced sea lanes and solutions for arising problems; requesting owners and captains of vessels and other related agencies and organizations to provide data and information on navigation activities on sea lanes;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Other specialized state management agencies shall:
a/ Closely coordinate with one another to promptly and lawfully settle formalities related to vessels, cargoes, passengers and crewmembers operating on sea lanes under this Decree;
b/ Promptly notify the Vietnam Maritime Administration or regional maritime administrations of results of settlement of formalities related to vessels, cargoes, passengers and crewmembers operating on sea lanes;
c/ Promptly notify the Vietnam Maritime Administration or regional maritime administrations of arising problems after receiving and processing information from regional maritime administrations or vessel owners for coordination in prompt settlement.
Article 17. Specialized inspection, examination and supervision on sea lanes and navigable channels in the territorial sea of Vietnam
1. The civil jurisdiction and penal jurisdiction to vessels in the territorial sea of Vietnam comply with Vietnamese law and relevant treaties to which Vietnam is a contracting party.
2. Specialized state management agencies’ inspection, examination and supervision of organizations, individuals and vessels operating on sea lanes in the territorial sea of Vietnam comply with this Decree and other relevant laws.
3. Specialized state management agencies may conduct direct surveillance onboard vessels only in the following cases:
a/ Vessels show signs of violating law;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. When on duty, competent persons who commit acts of authoritarianism, self-seeking, annoyance or harassment or other negative practices shall be handled in accordance with law.
Article 18. Responsibilities of ministries, sectors and localities for activities of specialized state management agencies on sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam
1. To direct and guide activities of specialized state management agencies under their management in coordinating state management activities on sea lanes and traffic separation in the territorial sea of Vietnam.
2. To examine, inspect, and strictly handle violations in accordance with law.
3. To apply information technology to management activities to effectively facilitate navigation activities on sea lanes.
This Decree takes effect on January 1, 2014.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The Minister of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors and provincial-level People’s Committees in, organizing the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall implement this Decree.-
ON BEHALF OF
THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
;
Nghị định 146/2013/NĐ-CP công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
Số hiệu: | 146/2013/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 30/10/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 146/2013/NĐ-CP công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
Chưa có Video