ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/KH-UBND |
Sơn La, ngày 24 tháng 01 năm 2021 |
GIẢI TỎA HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2021
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/09/2013;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017;
Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh Sơn La số 25/2016/QĐ-UBND ngày 05/10/2016 ban hành Quy định sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương; số 3224/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 ban hành Quy chế phối hợp xử lý vi phạm trong quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ kết cấu hạ tầng và hành lang an toàn giao thông đường bộ, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch giải tỏa hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2021 như sau:
1. Mục đích
- Tiếp tục duy trì hệ thống hành lang an toàn đường bộ, nhằm bảo vệ và khai thác có hiệu quả các công trình giao thông, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông trên địa bàn; lập lại trật tự, kỷ cương trong việc giữ gìn và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ của các tổ chức, cá nhân có liên quan; ngăn chặn và không để phát sinh các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ.
- Đảm bảo cho các tuyến đường được thông thoáng, tầm nhìn không bị che khuất, đặc biệt tại các vị trí giao cắt, điểm mất an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông và tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện cải tạo, mở rộng nâng cấp các tuyến đường.
- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương trong quản lý đất bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; nâng cao nhận thức của người dân về chấp hành các quy định của pháp luật, trong đó có quy định bảo vệ công trình giao thông, hành lang an toàn đường bộ, đất của đường bộ, góp phần tích cực xây dựng và hình thành văn hóa giao thông trong cộng đồng.
2. Yêu cầu
- Các cơ quan, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp phải xác định công tác giải tỏa hành lang an toàn đường bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng; chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương mình để thực hiện có hiệu quả công tác giải tỏa hành lang an toàn đường bộ.
- Trong quá trình thực hiện, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị phải có sự phối hợp chặt chẽ theo Quy chế phối hợp xử lý vi phạm trong quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 3224/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 và tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật.
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ
- Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ, sử dụng hành lang an toàn đường bộ đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các tổ chức cá nhân sinh sống dọc các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh. Nội dung tuyên truyền chủ yếu gồm các quy định tại: Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/09/2013; Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010, sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017; Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 05/10/2016 của UBND tỉnh Sơn La ban hành Quy định sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 31/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
- Việc tuyên truyền được thực hiện thông qua các hình thức như: Trực tiếp tuyên truyền miệng đến các hộ dân; thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở, báo in, báo hình; phát tờ rơi tuyên truyền; tổ chức các đợt thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ; ký cam kết không vi phạm hành lang an toàn đường bộ cho các hộ dân sinh sống dọc các tuyến đường.
2. Kiểm tra phát hiện các vi phạm hành lang an toàn đường bộ: Thường xuyên kiểm tra, rà soát kịp thời phát hiện các vi phạm về hành lang an toàn đường bộ; lập danh sách các trường hợp vi phạm trên từng tuyến đường, trong đó phải rõ tên tổ chức cá nhân vi phạm, vị trí, lý trình, nội dung, mức độ vi phạm làm cơ sở thực hiện các biện pháp giải tỏa theo quy định.
3. Tuyên truyền, cưỡng chế giải tỏa hành lang an toàn đường bộ: Tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân chấm dứt hành vi vi phạm, tự tháo dỡ di chuyển vật, kiến trúc trả lại nguyên trạng hành lang an toàn đường bộ. Trường hợp các tổ chức, cá nhân không nghiêm túc thực hiện, tiếp tục cố tình vi phạm thì xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, trường hợp nghiêm trọng cần tổ chức cưỡng chế giải tỏa thì thực hiện cưỡng chế giải tỏa theo đúng quy định của pháp luật.
4. Quản lý hành lang an toàn đường bộ: Thực hiện nghiêm việc quản lý hành lang an toàn đường bộ; đối với phạm vi hành lang an toàn đường bộ đã được giải phóng mặt bằng thì cơ quan quản lý đường bộ và đơn vị quản lý, bảo trì đường bộ phải xác định rõ ranh giới, phạm vi và quản lý theo quy định, không để xảy ra các trường hợp tái lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ; đối với phạm vi đất theo quy định thuộc hành lang an toàn đường bộ chưa được giải phóng mặt bằng thì chính quyền địa phương quản lý nghiêm theo quy hoạch, không cấp phép xây dựng công trình kiến trúc trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ.
1. Sở Giao thông vận tải
- Xây dựng kế hoạch giải tỏa hành lang an toàn đường bộ năm 2021 của Sở và tổ chức thực hiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Trong kế hoạch thực hiện phải cụ thể thời gian, biện pháp thực hiện các nội dung: Tuyên truyền pháp luật bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; kiểm tra, ra soát phát hiện các trường hợp vi phạm; tuyên truyền tự giải tỏa hoặc đề nghị chính quyền địa phương xử lý, cưỡng chế theo thẩm quyền. Chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến đường bộ được giao quản lý.
- Thực hiện đúng trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ được quy định tại Điều 6, Quy chế phối hợp xử lý vi phạm trong quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La (ban hành kèm theo Quyết định số 3224/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh).
- Định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện: Báo cáo 6 tháng trước 30/6/2021; báo cáo năm trước 31/12/2021.
2. UBND các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch giải tỏa hành lang an toàn đường bộ năm 2021 trên địa bàn quản lý và tổ chức thực hiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Trong kế hoạch thực hiện phải cụ thể thời gian, biện pháp thực hiện các nội dung: Tuyên truyền pháp luật bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; kiểm tra, ra soát phát hiện các trường hợp vi phạm; tuyên truyền, cưỡng chế giải tỏa. Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND các xã quản lý chặt chẽ trật tự xây dựng, tăng cường công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến đường thuộc địa bàn quản lý.
- Thực hiện đúng trách nhiệm của UBND cấp huyện được quy định tại Điều 7 và chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện trách nhiệm tại Điều 8 của Quy chế phối hợp xử lý vi phạm trong quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La (ban hành kèm theo Quyết định số 3224/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh) .
- Thực hiện quản lý sử dụng đất theo đúng quy định về quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện (qua Sở Giao thông vận tải): Báo cáo 6 tháng trước 25/6/2021; báo cáo năm trước 25/12/2021. Báo cáo phải rõ số trường hợp vi phạm trên từng loại đường (Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện .. . ) trên địa bàn; các trường hợp đã tự giải tỏa sau khi tuyên truyền; các trường hợp đã xử phạt, cưỡng chế giải tỏa; các trường hợp chưa được giải tỏa (lý do).
3. Công an tỉnh: Chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ thực hiện nghiêm các quy định về kiểm tra, xử lý vi phạm về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; xử lý các hành vi phá hoại công trình đường bộ và lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ làm mất an toàn giao thông. Phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý đường bộ trong việc tổ chức cưỡng chế giải tỏa các vi phạm hành lang an toàn đường bộ.
4. Sở Xây dựng: Chỉ đạo thực hiện công tác lập, quản lý quy hoạch xây dựng đảm bảo phù hợp với các quy định về hành lang an toàn đường bộ; chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng công trình phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ.
5. Các Sở, ban, ngành: Theo chức năng nhiệm vụ của mình phối hợp tuyên truyền, thực hiện công tác giải tỏa hành lang an toàn đường bộ.
Trên đây là Kế hoạch giải tỏa hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2021, yêu cầu các cấp, các ngành, các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Kế hoạch 33/KH-UBND về giải tỏa hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2021
Số hiệu: | 33/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La |
Người ký: | Lê Hồng Minh |
Ngày ban hành: | 24/01/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 33/KH-UBND về giải tỏa hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2021
Chưa có Video