ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 236/KH-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 12 tháng 7 năm 2021 |
Thực hiện Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ vận tải đường bộ; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển phương tiện và quản lý phương tiện kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2030, cụ thể như sau:
1. Mục đích
Phát triển phương tiện kinh doanh vận tải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển giao thông vận tải và thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải; đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân; đảm bảo trật tự an toàn giao thông; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải của các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; tạo ra lực lượng vận tải bằng xe ô tô có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phù hợp với thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.
- Xác định rõ loại hình, số lượng phương tiện và mạng lưới vận tải hành khách công cộng theo từng giai đoạn đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đảm bảo kết nối đến các khu vực tập trung dân cư, các khu vực có nhu cầu đi lại và tăng mật độ bao phủ; kết nối thuận tiện với các đầu mối giao thông và giữa các loại hình giao thông.
- Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng đảm bảo mật độ bao phủ của mạng lưới, thuận lợi cho phương tiện vận tải hàng hóa hoạt động trên địa bàn tỉnh.
II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN KINH DOANH VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2021-2030.
1. Định hướng phát triển phương tiện vận tải
- Đảm bảo tính hợp lý và đầy đủ về cơ cấu phương tiện giữa các loại hình kinh doanh vận tải, thúc đẩy phát triển kinh doanh vận tải bằng xe ô tô để gắn kết mạng lưới vận tải đường bộ với đường thủy nội địa, đường sắt,… đảm bảo thông suốt, an toàn.
- Kiểm soát chặt sự phát triển số lượng đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, khuyến khích phát triển các đơn vị có quy mô lớn, hoạt động đáp ứng các yêu cầu theo quy định về kinh doanh vận tải; đồng thời thu hẹp và tiến tới xóa bỏ các đơn vị có năng lực quản lý điều hành yếu kém nhằm đảm bảo an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện phát triển mạnh ngành du lịch, dịch vụ với chi phí vận tải hợp lý, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân một cách tốt nhất.
2. Hiện trạng giao thông vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh
a) Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông.
Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh hiện có tổng chiều dài 13.314,61 km, trong đó: 9 tuyến Quốc lộ có chiều dài 737,65 km chiếm 5,54%; 10 tuyến tỉnh lộ có chiều dài 397,19km chiếm 2,98%, đường đô thị có 302,60km chiếm 2,27%, đường huyện có 947,95 km chiếm 7,12% và đường giao thông nông thôn là 10.929,76km chiếm 82,09%.
Mạng lưới giao thông đường bộ hiện nay đã được đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo kết nối liên hoàn từ Quốc lộ đến tỉnh lộ, đến đường giao thông nông thôn, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Một số tuyến như cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 8, Quốc lộ 8C, đường ven biển đoạn Kỳ Xuân - Vũng Áng, tuyến tránh ngập lụt Hà Tĩnh - Kẻ Gỗ - Hương Khê,... sẽ được đầu tư hoàn chỉnh trong kỳ kế hoạch 2021-2030.
b) Hiện trạng phương tiện vận tải đường bộ.
- Vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh bao gồm các loại hình: xe tuyến cố định, xe buýt, xe hợp đồng, xe taxi và các loại hình khác (xe ôm, xe xích lô, đường thủy nội địa,...), cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, gồm:
+ Xe tuyến cố định, gồm có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh (có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh), với 198 đầu xe;
+ Xe buýt tuyến cố định có 02 đơn vị hoạt động kinh doanh (có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh), với 128 đầu xe;
+ Xe hợp đồng có 25 đơn vị hoạt động kinh doanh (có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh), với 235 đầu xe; trong đó có 98 xe sử dụng hợp đồng truyền thống và 137 xe dưới 9 chỗ (kể cả người lái xe) sử dụng hợp đồng điện tử.
+ Xe taxi có 11 đơn vị hoạt động kinh doanh (có trụ sở, trụ sở chi nhánh đóng trên địa bàn tỉnh), với 717 đầu xe;
- Xe kinh doanh vận tải hàng hóa, bao gồm các loại hình: xe công-ten- nơ, xe đầu kéo, xe tải các loại, với 2.202 đầu xe.
Bảng tổng hợp phương tiện kinh doanh vận tải giai đoạn 2016-2020
STT |
Loại xe |
Số lượng phương tiện (đầu xe) |
Ghi chú |
||||
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
|||
1 |
Xe khách tuyến cố định |
186 |
190 |
196 |
182 |
198 |
|
2 |
Xe hợp đồng |
80 |
88 |
97 |
97 |
235 |
|
3 |
Xe buýt |
126 |
130 |
130 |
130 |
128 |
|
4 |
Xe taxi |
742 |
794 |
806 |
790 |
717 |
|
5 |
Xe vận tải hàng hóa |
760 |
1.157 |
1.813 |
2.048 |
2.202 |
|
3. Kế hoạch phát triển số lượng phương tiện
a) Phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt nội tỉnh, liền kề.
Số lượng phương tiện cụ thể hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định và xe buýt được xác định trên cơ sở Danh mục mạng lưới tuyến và công suất các bến xe trên địa bàn tỉnh được cơ quan có thẩm quyền công bố, cụ thể:
- Danh mục mạng lưới vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Giao thông vận tải công bố và cập nhật hàng năm tại các Quyết định số 2288/QĐ-BGTVT ngày 26/6/2015, số 3848/QĐ-BGTVT ngày 29/10/2015, số 135/QĐ-SGTVT ngày 15/01/2016, số 2548/QĐ-BGTVT ngày 16/8/2016, số 189/QĐ-BGTVT ngày 19/01/2017, số 2318/QĐ-SGTVT ngày 04/8/2017, số 317/QĐ-SGTVT ngày 08/02/2018, số 1888/QĐ-BGTVT ngày 24/8/2018, số 667/QĐ-BGTVT ngày 19/4/2019, số 1725/QĐ-BGTVT ngay 19/9/2019, số 542/QĐ-BGTVT ngày 03/4/2020.
- Danh mục mạng lưới vận tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh và mạng lưới tuyến xe buýt cố định nội tỉnh, liền kề trên địa bàn tỉnh được phê duyệt và công bố tại Quyết định số 4255/QĐ-UBND ngày 14/12/2020 của UBND tỉnh.
Tùy theo từng giai đoạn cụ thể, có nhu cầu gia tăng mạng lưới vận tải hành khách thì cơ quan có thẩm quyền công bố bổ sung và trên cơ sở mức tăng trưởng để xác định số lượng phương tiện bổ sung tương ứng; dự kiến mức tăng trưởng giai đoạn 2021-2030, như sau:
Số TT |
Loại hình |
Tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 (%) |
Đến 2025 |
Đến 2030 |
Ghi chú |
||
Tỷ lệ (%) |
Số lượng (xe) |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng (xe) |
||||
1 |
Tuyến cố định |
1,20 |
3 |
230 |
3 |
265 |
|
2 |
Xe buýt |
0,40 |
5 |
150 |
4 |
180 |
Hình thành một số tuyến mới |
b) Phương tiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, dự kiến mức tăng trưởng giai đoạn 2021-2030, như sau:
Số TT |
Loại hình |
Tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 (%) |
Đến 2025 |
Đến 2030 |
Ghi chú |
||
Tỷ lệ (%) |
Số lượng (xe) |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng (xe) |
||||
1 |
Sử dụng đồng hồ tính tiền |
0,80 |
2 |
850 |
2 |
935 |
|
2 |
Sử dụng phần mềm tính tiền |
Chưa phát sinh |
5 |
85 |
5 |
105 |
Năm 2021 có 70 xe đăng ký |
c) Phương tiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng, xe du lịch. Khuyến khích ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng, xe du lịch. Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 9 chỗ (kể cả người lái xe) sử dụng hợp đồng điện tử mới phát sinh từ năm 2020, mức tăng trưởng giai đoạn 2021-2025 là phát triển nhanh, khoảng 10%/năm, đến giai đoạn từ năm 2026-2030 là phát triển bão hòa, khoảng 5%/năm, cụ thể:
Số TT |
Loại hình |
Tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 (%) |
Đến 2025 |
Đến 2030 |
Ghi chú |
||
Tỷ lệ (%) |
Số lượng (xe) |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng (xe) |
||||
1 |
Hợp đồng truyền thống |
0,5 |
1 |
108 |
2 |
120 |
|
2 |
Hợp đồng điện tử |
mới phát sinh năm 2020 |
10 |
210 |
5 |
260 |
Năm 2020 có 137 xe |
|
Cộng |
|
|
328 |
|
390 |
|
d) Phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa
Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vận tải đa phương thức kết nối được giữa cảng biển, đường bộ và đường sắt; phát triển đa dạng các loại hình và phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa kết nối vùng miền.
- Giai đoạn 2016-2020 mức tăng trưởng 7%/năm.
- Giai đoạn 2021-2030, dự kiến mức tăng trưởng phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa khoảng 7,5%/năm, đến năm 2025 đạt 2.975 xe, đến năm 2030 đạt 4.090 xe.
Để Kế hoạch phát triển phương tiện và quản lý phương tiện kinh doanh vận tải phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân và thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2030 được triển khai có hiệu quả và đạt yêu cầu đề ra, Ủy ban nhân dân tỉnh phân công nhiệm vụ cho các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và các cơ quan đơn vị liên quan tổ chức thực hiện việc quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ vận tải đường bộ;
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành việc thực hiện kế hoạch này, căn cứ lộ trình để chủ động giải quyết tăng, giảm số lượng các đơn vị, số lượng phương tiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội;
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông và các phòng ban chuyên môn có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định;
- Phối hợp xử lý các đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đề nghị của cơ quan thuế.
- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các phương tiện vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải;
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các địa phương tham mưu xác định các vị trí lắp đặt camera giám sát tại các vị trí cố định (nút giao thông, tụ điểm tiềm ẩn mất an toàn giao thông,...), tuyến đường để kiểm soát hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn.
- Phối hợp xử lý các đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đề nghị của cơ quan thuế.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý và hướng dẫn đơn vị cung cấp phần mền ứng dụng kết nối vận tải thực hiện các quy định tại Điều 35 Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường công tác tuyên truyền về các nội dung tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ; phản ánh các vụ việc liên quan đến công tác quản lý phương tiện kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền trong mọi tầng lớp nhân dân;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan xuất bản các tài liệu tuyên truyền các nội dung tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ.
- Công bố các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện khám sức khỏe cho người lái xe và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở theo quy định;
- Chỉ đạo các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám sức khỏe cho người lái xe; đồng thời kiểm tra xử lý nghiêm các cơ sở y tế vi phạm trong việc khám sức khỏe cho người lái xe theo quy định.
- Hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ vận tải;
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải hướng dẫn các đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải, đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện việc cung cấp thông tin về hợp đồng điện tử đảm bảo quản lý chặt chẽ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế;
- Chủ động phối hợp với Sở Giao thông vận tải cập nhật thông tin của các tổ chức, cá nhân phát sinh hoạt động kinh doanh vận tải để thực hiện việc quản lý thu thuế;
- Cung cấp thông tin các trường hợp vi phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho các ngành liên quan phối hợp xử lý;
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với các đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm các quy định về Pháp luật thuế.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước tại địa phương, phối hợp với Sở Giao thông vận tải triển khai thực hiện Kế hoạch này;
- Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương đề xuất triển khai các nội dung liên quan: Quy định và xây dựng các vị trí đón, trả khách cho xe taxi; vị trí đón, trả khách cho xe hợp đồng, xe du lịch trong nội thành, nội thị; Quy định và xây dựng điểm đỗ xe xe taxi công cộng trên địa bàn.
1. Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp thực hiện Kế hoạch này.
2. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch, tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Giao thông vận tải tổng hợp để điều chỉnh, bổ sung phù hợp./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Kế hoạch 236/KH-UBND năm 2021 về phát triển phương tiện và quản lý phương tiện kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2030
Số hiệu: | 236/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký: | Võ Trọng Hải |
Ngày ban hành: | 12/07/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 236/KH-UBND năm 2021 về phát triển phương tiện và quản lý phương tiện kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2030
Chưa có Video