ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 201/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2020 |
- Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050;
- Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
- Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/ 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển KT-XH thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Chương trình số 06-Ctr/TU ngày 29/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại giai đoạn 2016-2020;
- Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc thông qua Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030”;
- Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý điều hành hệ thống giao thông vận tải;
- Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 04/6/2020 của Chủ tịch UBND Thành phố về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;
- Thông báo số 1135/TB-UBND ngày 27/9/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc Kết luận của tập thể UBND Thành phố xem xét về việc ban hành Kế hoạch phát triển các phương tiện vận tải công cộng trên địa bàn Thành phố và Thông báo số 352/TB-UBND ngày 08/9/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Kết luận của tập thể Ủy ban nhân dân Thành phố tại cuộc họp xem xét ban hành Kế hoạch phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030.
1. Mục đích
Xác định số lượng và cơ cấu phương tiện vận tải hành khách công cộng (sau đây viết tắt là VTHKCC) phù hợp với chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận của VTHKCC theo Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Chính phủ, Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của HĐND Thành phố Hà Nội và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân góp phần giảm phương tiện giao thông cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; Lộ trình và tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả và khả thi.
2. Yêu cầu
a) Xác định rõ loại hình, số lượng phương tiện và mạng lưới VTHKCC theo từng giai đoạn, đảm bảo VTHKCC đáp ứng chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận theo các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ và Thành phố; đảm bảo kết nối đến các khu vực tập trung dân cư (khu đô thị, khu công nghiệp ...), các khu vực có nhu cầu đi lại và tăng mật độ bao phủ đến các huyện ngoại thành, các trung tâm phát triển kinh tế - xã hội; kết nối thuận tiện với các đầu mối giao thông và giữa các loại hình, phương thức vận tải.
b) Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng đảm bảo mật độ bao phủ của mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt đạt tới mục tiêu đến năm 2030 đạt tiêu chí trong phạm vi 500 m người dân có thể tiếp cận sử dụng xe buýt đạt tỷ lệ khoảng 80%÷90% tại khu vực trung tâm Thành phố.
c) Phân công rõ trách nhiệm, tiến độ thực hiện các giải pháp đối với các cấp, các ngành và các đơn vị liên quan đảm bảo các mục đích, yêu cầu đặt ra.
1. Hiện trạng phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố
Hệ thống VTHKCC trên địa bàn Thành phố bao gồm các loại hình xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng (bao gồm cả xe công nghệ), xe du lịch, xe tuyến cố định và các loại hình vận tải khác (xe ôm, xe ôm công nghệ, xe điện, xích lô, vận tải đường thủy nội địa,...). Hệ thống VTHKCC khối lượng lớn hiện nay đang trong quá trình đầu tư xây dựng, trong đó tuyến ĐSĐT số 2A Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành, hiện đang trong quá trình nghiệm thu kỹ thuật; tuyến ĐSĐT số 3 Nhổn - Ga Hà Nội dự đã hoàn thiện khoảng 60%, dự kiến đưa vào khai thác năm 2022.
Năm 2019, sản lượng VTHKCC đạt 949 triệu lượt, đáp ứng 17,03% nhu cầu đi lại của nhân dân, trong đó:
- Xe buýt: 1.952 xe đáp ứng 8,7% nhu cầu đi lại
- Xe taxi: 19.265 xe đáp ứng 1,97% nhu cầu đi lại
- Xe hợp đồng, du lịch: 57.383 xe (trong đó 38.853 xe dưới 09 chỗ) đáp ứng 3,35% nhu cầu đi lại.
- Xe tuyến cố định: 925 xe (của các đơn vị có trụ sở, trụ sở chi nhánh đóng trên địa bàn Thành phố) đáp ứng 1,13% nhu cầu đi lại.
- Các loại hình VTHKCC khác đáp ứng 1,88% nhu cầu đi lại.
2. Nguyên tắc phát triển phương tiện VTHKCC
a) Số lượng phương tiện cần phát triển được xác định trên cơ sở chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận của VTHKCC theo quy hoạch giao thông vận tải và chiến lược phát triển dịch vụ vận tải của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 04/6/2020 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
b) Đảm bảo định hướng quy hoạch và tiến độ đầu tư các tuyến đường sắt đô thị đã được xác định trong Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Các tuyến đường sắt đô thị, BRT là khung cơ bản cho toàn mạng lưới. Các loại hình vận tải khác như xe buýt, các loại hình vận tải VTHKCC khác ... mang tính kết nối, hỗ trợ gom khách, tạo điều kiện cho đường sắt đô thị hoạt động hiệu quả.
d) Phát triển các tuyến buýt, trong đó có phát triển mạng lưới xe buýt gom kết nối các khu dân cư, cụm dân cư tại các khu vực ngoại thành, các khu đô thị, khu công nghiệp,...; Phát triển mạng lưới các tuyến buýt nhỏ để tăng mật độ bao phủ trong khu vực nội thành, kết nối với các tuyến trên trục chính tăng khả năng tiếp cận của dịch vụ.
e) Phát triển một số loại hình VTHKCC khối lượng nhỏ để bổ sung và đảm bảo kết nối, hạ tầng VTHKCC cho kết nối giữa các loại hình VTHKCC và phương tiện giao thông cá nhân.
a) Chỉ tiêu tỉ lệ đảm nhận của VTHKCC
Bảng: Dự kiến chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận của vận VTHKCC cho các năm 2020, 2025, 2030
Năm |
Đường sắt đô thị (%) |
Xe buýt (%) |
Taxi (%) |
Xe hợp đồng, du lịch |
Xe tuyến cố định (%) |
Các loại hình VTHKCC khác (%) |
Tổng (%) |
|
dưới 9 chỗ (%) |
trên 9 chỗ (%) |
|||||||
2020 |
0 |
10,5 |
2,2 |
1,3 |
2,06 |
1,04 |
1,68 |
18,78 |
2025 |
3÷4,5 |
16÷18,0 |
2,5÷3,0 |
2,5÷3,0 |
3,0÷3,5 |
1,2 |
1,8 |
30÷35 |
2030 |
8÷10,3 |
25 |
2,5÷3,0 |
2,5÷3,0 |
4÷4,5 |
1,2 |
2,0÷3,0 |
45÷50 |
b) Phát triển các loại phương tiện VTHKCC chủ yếu sau:
- Đường sắt đô thị:
+ Đến năm 2025, dự kiến 3 tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động (tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông và đoạn tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội; Tuyến số 5 Văn Cao - Ngọc Khánh - Hòa Lạc dự kiến khai thác vận hành năm 2025), đáp ứng 3÷4,5% nhu cầu đi lại;
+ Đến năm 2030, dự kiến 04÷05 đoạn tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động, đáp ứng 8÷10,3% nhu cầu đi lại.
- Hệ thống xe buýt:
+ Năm 2020: Tỷ lệ đảm nhận của xe buýt phấn đấu đạt 10,5% tương ứng cần khoảng 2.500 phương tiện sức chứa trung bình 60 chỗ, trong đó phương tiện sử dụng năng lượng sạch từ 5-20%;
+ Năm 2025: Tỷ lệ đảm nhận của xe buýt từ 16% đến 18% tương ứng cần khoảng từ 4.000 đến 4.500 phương tiện sức chứa trung bình 60 chỗ;
+ Năm 2030: Tỷ lệ đảm nhận của xe buýt phấn đấu đạt 25% tương ứng cần khoảng từ 6.700 đến 6.800 phương tiện sức chứa trung bình 60 chỗ.
(Số lượng xe buýt phát triển từng năm - có phụ lục số 1 kèm theo)
- Xe taxi và xe hợp đồng, du lịch dưới 09 chỗ: Xe taxi và xe hợp đồng, du lịch dưới 09 chỗ nhằm hỗ trợ VTHKCC khối lượng lớn hình thành, mô hình VTHKCC đô thị đồng bộ, liên hoàn. Dự kiến số lượng phương tiện phát triển như sau:
+ Năm 2020: 65 ÷ 70 nghìn xe, trong đó phương tiện sử dụng năng lượng sạch từ 5-20%
+ Năm 2025: 73 ÷ 100 nghìn xe
+ Năm 2030: 79 ÷ 108 nghìn xe
(Số lượng xe taxi và hợp đồng, du lịch dưới 09 cho phát triển từng năm - có phụ lục số 1 kèm theo)
- Xây dựng hệ thống xe đạp công cộng, xe đạp điện:
+ Hệ thống xe đạp công cộng:
(1) Phát triển hợp lý xe đạp công cộng để kết nối nhu cầu sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (xe buýt, BRT, đường sắt đô thị...).
(2) Căn cứ vào nhu cầu và hạ tầng giao thông tại các điểm trung chuyển, nhà ga, điểm đầu cuối tuyến xe buýt, đường sắt; các khu đô thị, Trung tâm thương mại, Trường học, Ký túc xá ... để bố trí các điểm trông giữ, trạm tập kết xe đạp công cộng. Từ đó, tính toán số lượng xe đạp công cộng phù hợp với nhu cầu.
+ Xe đạp điện: Quản lý tương tự như đối với xe máy, đối với các khu vực, tuyến đường phố nếu cấm xe máy hoạt động theo ngày, giờ thì cũng phải cấm xe đạp điện.
4. Các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC
a) Triển khai các kế hoạch và đề án: Thực hiện các Đề án đã được giao tại Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 09/9/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về Thực hiện các giải pháp cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng vào năm 2020 (tại khoản 1 mục II Kế hoạch số 201/KH-UBND).
b) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy và các cơ chế chính sách
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút các thành phần tham gia vào hoạt động vận tải hành khách công cộng:
+ Xây dựng bộ tiêu chí quy định về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội;
+ Xây dựng đơn giá dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phù hợp với giá thực tế của thị trường.
- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất về mức hỗ trợ lãi suất cho các đơn vị thực hiện đầu tư phương tiện tham gia cung ứng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố theo quy định;
- Báo cáo, đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách: “Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA hoặc vay lại vốn ODA cho các dự án đầu tư mua sắm phương tiện công cộng hiện đại, có mức phát thải đạt tiêu chuẩn EURO 5, sử dụng năng lượng sạch, động cơ thân thiện môi trường (năng lượng điện, Hybrid)”.
c) Tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các loại hình vận tải hành khách công cộng:
- Tăng cường kết nối các loại hình vận tải:
+ Tiếp tục nghiên cứu, tổ chức kết nối các tuyến xe buýt thường với các tuyến đường sắt đô thị, tuyến BRT tại điểm đầu cuối và dọc hành lang đường sắt đô thị và BRT; Tổ chức các điểm trông giữ xe đạp, xe máy tại khu vực lân cận các nhà ga, nhà chờ tạo thuận lợi để hành khách gửi xe cá nhân chuyển sang sử dụng tuyến đường sắt đô thị và tuyến BRT.
+ Nghiên cứu, tổ chức hợp lý hóa mạng lưới tuyến xe buýt để tăng tính kết nối, trung chuyển hành khách giữa hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với tuyến đường sắt đô thị.
+ Nghiên cứu tổ chức các tuyến buýt có sức chứa nhỏ để phù hợp với những đường phố hẹp để tăng khả năng tiếp cận của xe buýt. Phát triển các tuyến buýt kế cận để giảm phương tiện cá nhân, giảm áp lực cho giao thông Thành phố.
+ Phát triển xe đạp công cộng để tăng thêm sự lựa chọn cho người dân khi sử dụng dịch vụ vận tải công cộng.
- Phát triển hợp lý các loại hình vận tải:
+ Đối với hệ thống đường sắt đô thị:
Từ nay đến năm 2025 có các tuyến đường sắt đô thị đưa vào khai thác:
(1) Tuyến số 2A: Cát Linh - Hà Đông, dài 13,5km
(2) Tuyến số 3: Đoạn Nhổn - ga Hà Nội: 12,5km
(3) Tuyến số 5 Văn Cao - Ngọc Khánh - Hòa Lạc dự kiến khai thác vận hành năm 2025
Từ năm 2026 đến năm 2030 có các tuyến đường sắt đô thị đưa vào khai thác:
(1) Tuyến số 2: Đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo: dài 11,5km; Đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình: 5,9km.
(2) Tuyến số 3: Đoạn ga Hà Nội - Yên Sở, Hoàng Mai: 8,7km
+ Đối với vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:
(1) Tiếp tục mở rộng vùng phục vụ của mạng lưới tuyến tới các khu vực ngoại thành, các trung tâm phát sinh nhu cầu (đô thị mới, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khu công nghiệp, chung cư,...).
(2) Rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới và lựa chọn phương tiện xe buýt phù hợp với các tuyến đường, nâng cao chất lượng và hiệu quả vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố.
(3) Đầu tư, đổi mới đoàn phương tiện sử dụng trong hoạt động vận tải hành khách công cộng phải đảm bảo hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến và đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
(4) Phát triển thêm các tuyến buýt kế cận để giảm phương tiện cá nhân từ các tỉnh lân cận vào Thành phố.
+ Đối với loại hình xe taxi: Phát triển số lượng xe taxi một cách hợp lý, đảm bảo theo đúng quy định và nhu cầu sử dụng; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ xe taxi.
+ Đối với loại hình xe hợp đồng, du lịch: Quản lý có hiệu quả đối với loại hình xe hợp đồng (trong đó bao gồm cả xe hợp đồng dưới 9 chỗ) thông qua việc rà soát, thống kê số lượng xe hợp đồng đưa đón công nhân, đưa đón cán bộ công nhân viên và học sinh, xe phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư khu đô thị...
d) Đầu tư, khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là hạ tầng kết nối, trung chuyển
- Đối với hạ tầng giao thông công cộng chung: Quy định cụ thể về ưu tiên quỹ đất đô thị cho việc xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật cho VTHKCC (điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, làn dành riêng,..) khi thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng đô thị.
- Đối với VTHKCC bằng xe buýt:
+ Tiếp tục đầu tư theo quy hoạch các hạng mục hạ tầng cơ bản gồm các điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, các hành lang ưu tiên để định hình một kết cấu mạng lưới ổn định, có phân cấp mạch lạc và kết nối hiệu quả với các loại hình VTHKCC khác;
+ Duy trì và phát huy có hiệu quả làn đường ưu tiên cho xe buýt nhanh BRT, phát huy tối đa lợi thế tuyến buýt nhanh làm cơ sở đánh giá, nghiên cứu, đề xuất Thành phố để tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt: các tuyến đường có nhiều làn xe, có số lượng tuyến và lưu lượng xe buýt lớn nghiên cứu bố trí làn đường ưu tiên cho xe buýt, làn đường ưu tiên phải đáp ứng yêu cầu: phù hợp với công tác tổ chức giao thông;
+ Triển khai điện chiếu sáng công cộng đến hệ thống nhà chờ, điểm trung chuyển, điểm đầu cuối của các tuyến xe buýt tạo mỹ quan đô thị, an ninh, an toàn cho hành khách và văn minh đô thị;
+ Số hóa hệ thống điểm dừng, nhà chờ xe buýt và cải thiện, đổi mới cách thức thông tin về lộ trình, điểm dừng đỗ, đặc biệt thông tin giờ xe trên hệ thống hạ tầng xe buýt toàn Thành phố (tại các pano đầu tuyến, tại các điểm dừng, nhà chờ, điểm trung chuyển xe buýt);
+ Xây dựng các điểm trung chuyển kết nối mạng lưới tuyến xe buýt; triển khai các loại hình giao thông tiếp cận (xe đạp công cộng ...), các điểm trông giữ phương tiện cá nhân cho hành khách đi xe buýt;
+ Hợp lý hóa hệ thống điểm dừng, nhà chờ, điểm kết nối giữa các tuyến xe buýt, ưu tiên tuyệt đối trong tổ chức giao thông cho xe buýt, ưu tiên trong tổ chức giao thông cho xe buýt.
+ Bố trí các điểm trông giữ phương tiện cá nhân tại điểm đầu cuối, nhà ga, điểm trung chuyển của vận tải hành khách công cộng;
+ Bố trí 13 vị trí bãi đỗ xe trung chuyển Park and Ride dọc theo các trục đường vành đai, trục hướng tâm tại vị trí gần các đầu mối giao thông vận tải, hành khách công cộng khối lượng lớn.
Phấn đấu đến năm 2030 tổ chức 10 làn ưu tiên cho xe buýt (có phụ lục số 2 kèm theo)
- Đối với loại hình xe taxi: Tiếp tục khảo sát, bố trí hợp lý các điểm dừng, đỗ xe taxi tại một số tuyến đường gần khu vực trung tâm thương mại, bệnh viện, nhà ga đường sắt đô thị, nhà ga đường sắt, bến xe, điểm đầu cuối tuyến BRT, các điểm trung chuyển lớn tạo điều kiện cho các phương tiện dừng, đỗ đúng quy định, tránh ùn tắc giao thông.
- Đối với loại hình xe hợp đồng, du lịch: Bố trí điểm dừng đón trả khách cho xe hợp đồng đưa đón công nhân, cán bộ công nhân viên và học sinh.
đ) Tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho vận tải hành khách công cộng
- Nghiên cứu, triển khai tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số tuyến trục chính đủ điều kiện.
- Rà soát, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, các tuyến phố không cho xe ô tô hoạt động.
- Tổ chức lại giao thông theo hướng ưu tiên cho vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn
e) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác hoạt động vận tải
- Xây dựng “Trung tâm điều hành giao thông, giám sát giao thông Thành phố” (trong đó có xe buýt, cứu hộ, cứu nạn, bãi đỗ xe, đường sắt đô thị ....) tại khu liên cơ Võ Chí Công có xem xét đến khả năng kết nối với Trung tâm điều hành chung hệ thống đường sắt đô thị của Thành phố NOCC (hiện đang được nghiên cứu bởi nguồn tài trợ của Ngân hàng thế giới và dự kiến báo cáo đề xuất với UBND Thành phố trong quý III/2020); Chú trọng các giải pháp quản lý, áp dụng công nghệ thông tin để quản lý và điều hành về giao thông chung của Thành phố và các phương tiện vận tải công cộng;
- Đổi mới và đa dạng hóa hình thức bán vé (trực tuyến, online, qua điện thoại,...) và các loại vé cho khách du lịch (vé ngày, tuần,...), triển khai các dự án ứng dụng công nghệ vé thông minh phù hợp với nhu cầu của hành khách;
- Nâng cấp, hoàn thiện các phần mềm hỗ trợ như phần mềm “timbus”, cung cấp dữ liệu thời gian thực về xe buýt cho hành khách;
- Triển khai hệ thống vé điện tử trên toàn bộ các tuyến xe buýt, tích hợp với các tuyến đường sắt đô thị và các loại hình VTHKCC khối lượng lớn trong tương lai, áp dụng một chuẩn kỹ thuật chung cho toàn bộ hệ thống giao thông vận tải hành khách công cộng của Thành phố;
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối và chia sẻ nguồn thông tin chung về tình hình giao thông với Trung tâm thông tin giao thông của Thành phố để tăng cường hoạt động điều hành xe buýt, đảm bảo tốt nhất dịch vụ cho hành khách.
f) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng
- Thực hiện việc tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông, thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân thông qua các bài viết, tổ chức các sự kiện.
- Đa dạng các hình thức tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng nhằm nâng cao nhận thức, hình thành thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng và tăng khả năng tiếp cận thông tin về các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông của người dân.
- Cung cấp thông tin kịp thời về tình hình giao thông đến người dân đồng thời tiếp nhận và xử lý các thông tin phản ánh về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thủ đô nhằm đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông.
g) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về trọng tải xe, tình trạng xe dù, bến cóc, xe dừng, đón trả khách không đúng quy định gây mất an toàn giao thông, đặc biệt các khu vực gần các bến xe khách.
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải khách qua hợp đồng du lịch. Tăng cường quản lý xe hợp đồng điện tử. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe hợp đồng dưới 9 chỗ, đặc biệt đối với các trường hợp sử dụng phần mềm không đúng quy định.
- Tăng cường chất lượng công tác kiểm tra, giám sát nhằm kiểm soát chất lượng dịch vụ xe buýt và tổ chức điều hành, ứng phó với các tình huống xảy ra trên tuyến để đảm bảo dịch vụ và an ninh, an toàn trên tuyến.
h) Sắp xếp lại bộ máy quản lý, tăng cường hiệu quả công tác quản lý để giảm chi phí
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý cho đội ngũ cán bộ làm quản lý vận tải hành khách công cộng từ Thành phố đến cơ sở đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hệ thống vận tải hành khách công cộng Thủ đô.
1. Giao Sở Giao thông vận tải: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố:
a) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy và các cơ chế chính sách;
b) Triển khai các giải pháp tăng cường kết nối, phát triển hệ thống xe buýt, xe đạp công cộng và Trung tâm điều hành giao thông công cộng của Thành phố; Tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên VTHKCC;
c) Tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các loại hình vận tải hành khách công cộng;
d) Đầu tư, khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là hạ tầng kết nối, trung chuyển; Tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho VTHKCC; Tổ chức và bố trí các vị trí làm điểm đỗ xe công cộng gần các điểm dừng, điểm đầu cuối, điểm trung chuyển xe buýt, nhà ga, bến xe, bệnh viện, trường học, khu đô thị và trên trục giao thông hướng tâm (tại vị trí gần nút giao với Vành đai 3 - Phục vụ cho người dân chuyển đổi từ phương tiện cá nhân sang phương tiện VTHKCC để đi vào khu vực trong Vành đai 3) để tạo thuận lợi cho việc kết nối các phương thức vận tải; giữa các loại hình vận tải công cộng và với phương tiện giao thông cá nhân; giải pháp nghiên cứu tăng cường khả năng tiếp cận của hành khách; Thẩm định các dự án đầu tư về vận tải hành khách công cộng, dự án xây dựng đường giao thông;
đ) Nghiên cứu đề xuất đầu tư các tuyến đường giao thông theo Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 và quy hoạch phân khu (của các quận, huyện, thị xã) lộ trình thực hiện đến năm 2025 và đến năm 2030;
e) Đổi mới và đa dạng hóa hình thức bán vé; Triển khai hệ thống vé điện tử trên toàn bộ các tuyến xe buýt, tích hợp với các tuyến đường sắt đô thị và các loại hình VTHKCC khối lượng lớn trong tương lai;
f) Cơ chế, chính sách khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động quản lý xe đạp công cộng;
g) Cơ chế chính sách để tạo động lực, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phương tiện hiện đại, thân thiện môi trường;
h) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
2. Tổng công ty vận tải Hà Nội; các đơn vị vận tải trên địa bàn Thành phố:
a) Tổng công ty vận tải Hà Nội: hoàn thiện Đề án “Nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thủ đô Hà Nội giai đoạn 2019-2020, đến năm 2025, định hướng 2030”; Nâng cấp, hoàn thiện các phần mềm hỗ trợ như phần mềm “timbus”, cung cấp dữ liệu thời gian thực về xe buýt cho hành khách;
b) Đầu tư đổi mới đoàn phương tiện và ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức quản lý và điều hành;
c) Sắp xếp lại bộ máy quản lý, tăng cường hiệu quả công tác quản lý để giảm chi phí
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo quy định
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND thành phố:
Báo cáo, đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách: “Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA hoặc vay lại vốn ODA cho các dự án đầu tư mua sắm phương tiện công cộng hiện đại, có mức phát thải đạt tiêu chuẩn EURO 5, sử dụng năng lượng sạch, động cơ thân thiện môi trường (năng lượng điện, Hybrid)”.
5. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND Thành phố:
a) Thành lập Trung tâm điều hành, giám sát giao thông Thành phố, đảm bảo chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải;
b) Nghiên cứu bổ sung nhân sự để triển khai các đề án phát triển vận tải hành khách công cộng.
6. Sở Thông tin và truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND thành phố:
a) Đưa nội dung về giao thông thông minh trong Đề án "Xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
b) Phối hợp Sở Giao thông vận tải và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với thành phố Hà Nội và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền chủ trương phát triển vận tải hành khách công cộng của Thành phố; thông tin tuyên truyền lợi ích của việc sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng nhằm nâng cao nhận thức, hình thành thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng của người dân
7. Cục Thuế thành phố Hà Nội: Miễn, giảm tiền thuê hạ tầng làm điểm trông, giữ xe đạp công cộng.
8. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp:
a) Chủ trì làm việc với Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan xây dựng bổ sung hạng mục “Trung tâm điều hành giao thông, giám sát giao thông” của Thành phố tại tầng 5, tòa nhà 27 tầng Khu Liên cơ Võ Chí Công.
b) Khẩn trương triển khai thực hiện dự án thành phần xây dựng Trung tâm điều hành giao thông Thành phố, trong đó cần bổ sung, hoàn thiện các nội dung liên quan quản lý, vận hành đảm bảo hoạt động hiệu quả, đúng công năng.
c) Hoàn thiện thiết kế và đảm bảo các mục tiêu xây dựng Trung tâm điều hành giao thông như sau:
- Giám sát điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông, hệ thống camera giám sát giao thông, quản lý giao thông công cộng (xe buýt, BRT, Taxi, metro, xe dịch vụ và hợp đồng)
- Quản lý giám sát an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm nơi công cộng, phòng chống khủng bố, bạo động. Giám sát an ninh các vị trí trọng yếu.
- Xử lý tai nạn giao thông, cứu hộ cứu nạn, tình huống khẩn cấp
- Quản lý, xử lý vi phạm trật tự đô thị
Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền các quận, huyện, thị xã xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình lưu thông, vận chuyển hành khách đảm bảo an toàn, ổn định để phát triển vận tải hành khách công cộng.
10. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch; Phối hợp bố trí quỹ đất giải phóng mặt bằng đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông theo quy hoạch phân khu giai đoạn 2025- 2030.
11. Các Sở, ban, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp thực hiện tốt Kế hoạch.
Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị các sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan của Thành phố, UBND các quận huyện, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, kịp thời báo cáo những vướng vắc, khó khăn phát sinh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp chung, báo cáo UBND Thành phố kịp thời chỉ đạo, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Năm |
Số lượng xe buýt |
Số lượng xe taxi và xe hợp đồng, du lịch dưới 9 chỗ |
Ghi chú (tỷ lệ phương tiện sử dụng năng lượng sạch) |
||
Taxi |
Hợp đồng, du lịch dưới 9 chỗ |
Tổng |
|||
2020 |
2.400 ÷ 2.500 |
19.265 |
45.735 ÷ 50.735 |
65.000 ÷ 70.000 |
Tối thiểu 5 ÷ 20 %
|
2021 |
2.720 ÷ 2.900 |
19.265 |
47.335 ÷ 56.735 |
66.600 ÷ 76.000 |
|
2022 |
3.040 ÷ 3.300 |
20.500 |
47.700 ÷ 61.500 |
68.200 ÷ 82.000 |
|
2023 |
3.360 ÷ 3.700 |
22.000 |
47.800 ÷ 66.000 |
69.800 ÷ 88.000 |
|
2024 |
3.680 ÷ 4.100 |
23.500 |
47.900 ÷ 70.500 |
71.400 ÷ 94.000 |
|
2025 |
4.000 ÷ 4.500 |
25.000 |
48.000 ÷ 75.000 |
73.000 ÷ 100.000 |
|
2026 |
4.540 ÷ 4.960 |
26.000 |
48.200 ÷ 75.600 |
74.200 ÷ 101.600 |
|
2027 |
5.080 ÷ 5.420 |
27.000 |
48.400 ÷ 76.200 |
75.400 ÷ 103.200 |
|
2028 |
5.620 ÷ 5.880 |
28.000 |
48.600 ÷ 76.800 |
76.600 ÷ 104.800 |
|
2029 |
6.160 ÷ 6.340 |
29.000 |
48.800 ÷ 77.400 |
77.800 ÷ 106.400 |
|
2030 |
6.700 ÷ 6.800 |
30.000 |
49.000 ÷ 78.000 |
79.000 ÷ 108.000 |
NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC LÀM ĐƯỜNG ƯU TIÊN CHO XE BUÝT, CỤ THỂ NHƯ SAU:
- Giai đoạn 2021 đến 2025: nghiên cứu để tổ chức 5 làn ưu tiên với 22,6 km
+ Tuyến đường Hoàng Quốc Việt: 2,5 km
+ Tuyến đường Trần Duy Hưng: 1,7 km
+ Tuyến đường Xã Đàn: 1,7 km
+ Tuyến đường Võ Chí Công: 4,7 km
+ Tuyến đường Võ Văn Kiệt: 12 km
- Giai đoạn 2026 đến 2030: nghiên cứu để tổ chức 5 làn ưu tiên với 82,3 km
+ Tuyến đường Nhổn - Hồ Tùng Mậu: 5 km
+ Tuyến đường Ngọc Hồi - Bến xe Thường Tín: 9,3 km
+ Tuyến đường Trần Duy Hưng - Hoa Lạc: 27 km
+ Tuyến đường Mỹ Đình - Nội Bài: 25 km (đoạn từ Bến xe Mỹ Đình - đường Phạm Hùng - đường Phạm Văn Đồng - cầu Thăng Long - đường Võ Văn Kiệt - Sân bay Nội Bài)
+ Tuyến đường Thường Tín - Phú Xuyên: 16 km ( dọc theo Quốc lộ 1 cũ)
BẢNG PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN
TẢI THƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ.
(Kèm theo Kế hoạch số: 201/KH-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2020)
TT |
Nhiệm vụ |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Lãnh đạo phụ trách |
Thời gian dự kiến hoàn thành |
1 |
- Triển khai các giải pháp phát triển hệ thống xe buýt, xe đạp công cộng và Trung tâm điều hành giao thông công cộng của Thành phố. - Tổ chức và bố trí các vị trí làm điểm đỗ xe công cộng gần các điểm dừng, điểm đầu cuối, điểm trung chuyển xe buýt, nhà ga, bến xe, bệnh viện, trường học, khu đô thị và trên trục giao thông hướng tâm (tại vị trí gần nút giao với Vành đai 3 - Phục vụ cho người dân chuyển đổi từ phương tiện cá nhân sang phương tiện VTHKCC để đi vào khu vực trong Vành đai 3) để tạo thuận lợi cho việc kết nối các phương thức vận tải; giữa các loại hình vận tải công cộng và với phương tiện giao thông cá nhân; giải pháp nghiên cứu tăng cường khả năng tiếp cận của hành khách. - Nghiên cứu đề xuất đầu tư các tuyến đường giao thông theo Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 và quy hoạch phân khu (của các quận, huyện, thị xã) lộ trình thực hiện đến năm 2025 và đến năm 2030 - Cơ chế, chính sách khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động quản lý xe đạp công cộng. - Thẩm định các dự án đầu tư về vận tải hành khách công cộng, dự án xây dựng đường giao thông; - Cơ chế chính sách để tạo động lực, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phương tiện hiện đại, thân thiện môi trường; - Tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các loại hình vận tải hành khách công cộng; - Đầu tư, khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là hạ tầng kết nối, trung chuyển; - Tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho vận tải hành khách công cộng; - Đổi mới và đa dạng hóa hình thức bán vé (trực tuyến, online, qua điện thoại,...) và các loại vé cho khách du lịch (vé ngày, tuần,...), triển khai các dự án ứng dụng công nghệ vé thông minh phù hợp với nhu cầu của hành khách; - Triển khai hệ thống vé điện tử trên toàn bộ các tuyến xe buýt, tích hợp với các tuyến đường sắt đô thị và các loại hình VTHKCC khối lượng lớn trong tương lai, áp dụng một chuẩn kỹ thuật chung cho toàn bộ hệ thống giao thông vận tải hành khách công cộng của Thành phố; - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối và chia sẻ nguồn thông tin chung về tình hình giao thông với Trung tâm thông tin giao thông của Thành phố để tăng cường hoạt động điều hành xe buýt, đảm bảo tốt nhất dịch vụ cho hành khách; - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; |
Giao Sở Giao thông vận tải |
- Công an TP - Sở KH ĐT - Sở Tài chính - Sở Thông Truyền thông - Sở Khoa học và công nghệ - Tổng công ty vận tải Hà Nội |
Phó Chủ tịch UBND Thành phố |
Nhiệm vụ thường xuyên |
- Tiếp tục triển khai và hoàn thiện: + Bộ tiêu chí quy định về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội; + Xây dựng đơn giá dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phù hợp với giá thực tế của thị trường. |
- Theo Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 24/3/2020 của UBND TP - Quý IV năm 2020 |
||||
2 |
- Bố trí, dự trù nguồn kinh phí để phục vụ công tác triển khai mở mới các tuyến xe buýt. - Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo quy định |
Sở Tài chính |
- Sở GTVT - Sở KHĐT - Tổng công ty vận tải Hà Nội |
Phó Chủ tịch UBND Thành phố |
Nhiệm vụ thường xuyên |
3 |
- Báo cáo, đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách: “Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA hoặc vay lại vốn ODA cho các dự án đầu tư mua sắm phương tiện công cộng hiện đại, có mức phát thải đạt tiêu chuẩn EURO 5, sử dụng năng lượng sạch, động cơ thân thiện môi trường (năng lượng điện, Hybrid)”. |
Sở Kế hoạch – Đầu tư |
- Sở GTVT - Sở Tài chính - Tổng công ty vận tải Hà Nội. |
Phó Chủ tịch UBND Thành phố |
2020-2021 |
4 |
- Miễn, giảm tiền thuê hạ tầng làm điểm trông, giữ xe đạp công cộng. |
Cục thuế thành phố Hà Nội |
- Sở GTVT - Sở Tài chính |
Phó Chủ tịch UBND Thành phố |
2020-2021 |
5 |
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND Thành phố: - Thành lập Trung tâm quản lý điều hành giao thông chung của Thành phố, đảm bảo chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải. - Nghiên cứu bổ sung nhân sự để triển khai các đề án phát triển vận tải hành khách công cộng |
Sở Nội vụ |
- Sở GTVT - Sở Tài chính |
Phó Chủ tịch UBND Thành phố |
2020-2021 và các năm tiếp theo |
6 |
- Đưa nội dung về giao thông thông minh trong Đề án “Xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” - Phối hợp Sở Giao thông vận tải và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với thành phố Hà Nội và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền chủ trương phát triển vận tải hành khách công cộng của Thành phố; thông tin tuyên truyền lợi ích của việc sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng nhằm nâng cao nhận thức, hình thành thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng của người dân. |
Sở Thông tin và truyền thông |
- Sở GTVT - Sở KHĐT - Sở Tài chính |
Phó Chủ tịch UBND Thành phố |
Nhiệm vụ thường xuyên |
7 |
- Hoàn thiện Đề án “Nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thủ đô Hà Nội giai đoạn 2019-2020, đến năm 2025, định hướng 2030”; - Nâng cấp, hoàn thiện các phần mềm hỗ trợ như phần mềm timbus, cung cấp dữ liệu thời gian thực về xe buýt cho hành khách. |
Tổng công ty vận tải Hà Nội |
- Sở GTVT - Sở Tài chính - Sở KHĐT |
Phó Chủ tịch UBND Thành phố |
- Theo Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 24/3/2020 của UBND TP |
- Đầu tư đổi mới đoàn phương tiện và ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức quản lý và điều hành; |
Tổng công ty vận tải Hà Nội và các đơn vị vận tải hành khách bàng xe buýt trên địa bàn Thành phố |
Nhiệm vụ thường xuyên |
|||
8 |
Các sở ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ để phối hợp thực hiện và UBND các quận, huyện, thị xã với chức năng quản lý nhà nước trên đại bàn có trách nhiệm triển khai, phối hợp thực hiện nghiêm túc các nội dung của kế hoạch. |
Các sở ngành và UBND các quận, huyện, thị xã |
- Sở GTVT - Sở Tài chính - Sở KHĐT - Sở Xây dựng |
Phó Chủ tịch UBND Thành phố |
2020-2021 và các năm tiếp theo |
9 |
- Chủ trì làm việc với Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan xây dựng bổ sung hạng mục “Trung tâm điều hành giao thông, giám sát giao thông” của Thành phố tại tầng 5, tòa nhà 27 tầng Khu Liên cơ. - Khẩn trương triển khai thực hiện dự án thành phần xây dựng Trung tâm điều hành giao thông Thành phố, trong đó cần bổ sung, hoàn thiện các nội dung liên quan quản lý, vận hành đảm bảo hoạt động hiệu quả, đúng công năng. - Hoàn thiện thiết kế và đảm bảo các mục tiêu xây dựng Trung tâm điều hành giao thông như sau: - Giám sát điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông, hệ thống camera giám sát giao thông, quản lý giao thông công cộng (xe buýt, BRT, Taxi, Metro, xe dịch vụ và hợp đồng) - Quản lý giám sát an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm nơi công cộng, phòng chống khủng bố, bạo động. Giám sát an ninh các vị trí trọng yếu. - Xử lý tai nạn giao thông, cứu hộ cứu nạn, tình huống khẩn cấp - Quản lý, xử lý vi phạm trật tự đô thị |
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Thành phố. |
- Sở GTVT - Sở Tài chính - Sở KH và ĐT |
Phó Chủ tịch UBND Thành phố |
2020-2021 |
Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2020 về phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030
Số hiệu: | 201/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Nguyễn Thế Hùng |
Ngày ban hành: | 16/10/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2020 về phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030
Chưa có Video