Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 141/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 22 tháng 05 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRONG TÌNH HÌNH MỚI”

Thực hiện Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 16/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đưng thủy nội địa trong tình hình mới”; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, với các nội dung trọng tâm như sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa là trách nhiệm chính của các cơ quan quản lý nhà nưc, các đơn vị quản lý khai thác đường thủy nội địa, đặc biệt là chính quyền, người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp và những người có liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy nội địa.

b) Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới phải được triển khai thực hiện đng bộ, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải của cả nước và quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa của tỉnh; các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực khác có liên quan và phù hợp với điều kiện đặc thù của các vùng, min trên địa bàn tỉnh.

c) Phát huy những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; huy động tối đa các nguồn lực xã hội, tăng cường ứng dụng khoa học - công, nghệ mới, tiên tiến vào công tác quản lý hoạt động giao thông vận tải trong tình hình mới để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tng quát

Xác định, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho người tham gia giao thông và người dân sng dọc các tuyến đường thủy nội địa; tăng cường điều kiện an toàn của kết cấu hạ tng, phương tiện đường thủy nội địa nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

Trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức thực hiện và phấn đu đạt các nội dung hoạt động sau:

- Đi với kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa:

+ Cải tạo 100% các điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tnh;

+ Đảm bảo các tuyến đường thủy nội địa thông thoáng, lưu thông thuận tiện an toàn.

- Đối với phương tiện thủy:

+ 100% phương tiện thủy nội địa được lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động AIS, thiết bị thông tin liên lạc VHF và được đăng ký, đăng kiểm theo quy định.

+ 100% phương tiện thủy chở khách ngang sông được trang bị đầy đáo phao và dụng cụ nổi cầm tay cho hành khách trên phương tiện theo quy định.

- Đối với thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, người tham gia giao thông đường thủy nội địa:

+ 100% thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định;

+ 100% người tham gia giao thông đường thủy nội địa, chủ cảng, bến thủy nội địa, chủ phương tiện, thuyền trưởng, người lái phương tiện và người dân sinh sống dọc các tuyến đường thủy nội địa được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa;

+ 100% học sinh, sinh viên thường xuyên đi học bằng phương tiện thủy được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và được trang bị các kỹ năng cần thiết bảo đảm an toàn tính mạng khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa.

c) Định hướng sau năm 2030

Hoàn thiện quy hoạch và cơ chế chính sách về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh; đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đảm bảo tối đa nhu cầu vận tải thủy nội địa; áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong hoạt động quản lý về an toàn giao thông đường thủy nội địa nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa một cách bền vững.

II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch và cơ chế, chính sách.

a) Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Trung ương, rà soát, sửa đổi bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tnh trong lĩnh vực quản lý giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn.

b) Hoàn thiện quy hoạch: Rà soát, xây dựng quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017.

c) Cơ chế, chính sách: Rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về tài chính để khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa theo Quyết định số 47/2015/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phù hợp vi các điều kiện vùng, miền và địa phương.

2. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa

a) Đối với lung, tuyến: Cải tạo các đim đen và các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa chính; cải tạo, nâng cấp các lung, tuyến, cầu vượt sông; rà soát, hoàn thiện hệ thng báo hiệu đường thủy nội địa trên các tuyến đường thủy nội địa trung ương ủy thác và các tuyến địa phương trọng yếu; tiếp tục rà soát và công bố các tuyến đường thủy nội địa địa phương làm cơ sở cho công tác quản lý và bảo đảm các điều kiện an toàn giao thông, theo quy định hiện hành.

b) Đối với hệ thống cảng, bến thủy nội địa: Cải tạo điều kiện an toàn giao thông cho các bến khách ngang sông phục vụ dân sinh. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kinh doanh cảng, bến thủy nội địa.

c) Đối với hành lang an toàn: Rà soát, bổ sung mốc ch gii hành lang bảo vệ đường thủy nội địa quốc gia ủy thác và địa phương; nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường thủy nội địa.

3. Đối với phương tiện thủy nội địa:

Tiếp tục có cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển đóng mới các mẫu phương tiện đường thủy nội địa có tính năng an toàn cao, giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện của địa phương.

4. Công tác đào tạo, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa:

Áp dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng đào tạo và thi, kiểm tra cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; tăng cường xã hội hóa công tác đào tạo; tổ chức phương pháp đào tạo phù hợp với một số loại, hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, người có trình độ học vấn thấp.

5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa:

ng dụng khoa học công nghệ trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; tăng cường thanh tra, kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện thủy nội địa và hoạt động của các cảng, bến thủy nội địa.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa. Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, “Cảng, bến sông an toàn”, mô hình “Cụm, khu dân cư an toàn giao thông đường thủy nội địa”.

Tập trung tuyên truyền, phổ biến về quy tắc giao thông đường thủy nội địa; các quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện; các điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, đặc biệt chú trọng tuyên truyền về điều khiển phương tiện phải có chứng chỉ chuyên môn, không sử dụng rượu bia khi điều khin phương tiện và không chở quá tải trọng theo quy định. Tăng thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt tại các địa phương có nhiều tuyến sông.

6. Giải pháp về nguồn vốn

Tăng cường huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên cơ sở các quy đnh của pháp luật; phát triển cảng, bến thủy nội địa, các cơ sở công nghiệp đóng mới và sửa chữa phương tiện; ưu tiên bố trí kinh phí xây dựng nâng cấp các bến đò ngang dân sinh, nht là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

7. Quản lý an toàn giao thông: Chủ động tiếp cận, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong công tác tổ chức, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa; tăng cường công tác quản lý cảng, bến thủy nội địa; hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, điều hành quốc gia về lĩnh vực giao thông vận tải đường thủy nội địa, có kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các lực lượng chức năng và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giao thông vận ti:

a) Chủ trì phối hợp Văn phòng Ban an toàn giao thông tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch. Báo cáo kết quả triển khai thực hiện theo quy định.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành tổ chức rà soát tham mưu quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định, rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh liên quan đến công tác quản lý giao thông đường thủy nội địa.

c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức kiểm tra, lập và trình UBND tỉnh công bố danh mục các dự án, các điểm đen, điểm tiềm n tai nạn giao thông; trên cơ sở đó, tổ chức lập kế hoạch đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, cải tạo, xóa bỏ các điểm đen, điểm tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật, bao gồm cả việc cải tạo các cầu vượt sông không đảm bảo kích thưc khoang thông thuyền, lắp đặt hệ thống tự động giám sát, cảnh báo giao thông, hệ thống phao tiêu, báo hiệu đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa.

d) Phối hợp với địa phương nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường thủy nội địa quốc gia và đường thủy nội địa địa phương.

đ) Chỉ đạo các đơn vị quản lý đường thủy nội địa đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến trong quản lý giao thông vận tải đường thủy nội địa.

e) Trên cơ sở quy chuẩn Quốc gia, chủ trì phối hợp với các sở, ngành và địa phương khuyến khích các cơ sở đóng tàu, thuyền phát triển đóng mi các mẫu phương tiện đường thủy nội địa có tính năng an toàn cao, giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện địa phương.

g) Chỉ đạo các đơn vị quản lý, các phòng chức năng, Thanh tra Sở triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiểm tra xử lý vi phạm theo nội dung của Kế hoạch.

h) Phối hợp Cục đường thủy nội địa Việt Nam nâng cấp cơ sở dữ liệu đường thủy nội địa quốc gia, chia s d liệu dùng chung với Công an tnh, các ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã.

2. Công an tnh:

a) Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan, chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa, tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa, khai thác vật liệu trái phép trên các tuyến sông; đng thời chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, cảnh sát môi trường…và công an các địa phương tăng cường tun tra kim soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa trên từng địa bàn.

b) Phối hợp với các ngành, đoàn thể đi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.

c) Chủ trì, rà soát, đề xuất đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ cho lực lượng Cảnh sát giao thông.

d) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

đ) Chỉ đạo, đôn đốc Công an các huyện, thành phố, thị xã chủ động tham mưu chính quyền địa phương các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên từng địa bàn.

3. Sở Tài chính: Hàng năm căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan tham mưu, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các sở, ngành liên quan bố trí vốn đầu tư cho các dự án, nhiệm vụ theo khả năng cân đối ngân sách; ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước đầu tư xóa bỏ các điểm đen tai nạn giao thông, điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa và cải tạo bến đò ngang dân sinh theo lộ trình phù hợp.

5. Sở Tư pháp phối hợp với Sở Giao thông vận tải rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật của tnh liên quan đến công tác quản lý giao thông đường thủy nội địa.

6. Sở Công Thương, Sở Xây dựng chỉ đạo các đơn vị, chủ công trình đường dây tải điện, tuyến đường ống qua sông phối hợp với các cơ quan quản lý giao thông đường thủy tổ chức lp đặt và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo đúng quy định.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Công an tnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về khai thác cát, sỏi nói riêng và khoáng sản nói chung trên đường thủy nội địa.

8. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Ban An toàn giao thông tnh, Sở Giao thông vận tải xây dựng nội dung cụ thể về các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, “Cảng, bến sông an toàn”, “Cụm, khu dân cư an toàn giao thông đường thủy nội địa” để đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên hệ thống thông tin, báo chí địa phương và truyền thanh cơ sở trên địa bàn toàn tnh.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các trường (có học sinh đến trường qua đò ngang) tuyên truyền, vận động thực hiện nghiêm quy định về người đi đò phải mặc áo phao. Tổ chức giảng dạy nội dung an toàn giao thông đường thủy nội địa theo chđạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải chđạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện việc lắp đặt, duy trì báo hiệu đường thủy nội địa đối với các công trình thủy lợi; đng thời, kịp thời tổ chức việc thanh thải các công trình thủy lợi không còn sử dụng, ảnh hưởng đến lung và hành lang bảo vệ lung.

b) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải xác định hành lang bảo vệ lung chạy tàu trong trường hợp chng lấn với hành lang bảo vệ công trình thủy lợi; xây dựng cảng, bến thủy nội địa trong hành lang bảo vệ công trình thủy lợi.

11. Văn phòng Ban an toàn giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các sở, ngành và Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục thực hiện Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, “Cảng, bến sông an toàn”, “Cụm, khu dân cư an toàn giao thông đường thủy nội địa”. Phối hợp Sở Giao thông vận tải kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ tham mưu báo cáo theo quy định.

12. Các sở, ban, ngành theo chức năng, thẩm quyền, nghiên cứu phối hợp và tổ chức thực hiện các nội dung trong phạm vi quản lý nhà nước có liên quan đến Kế hoạch này.

13. y ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:

Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện theo đặc thù, điều kiện của địa phương; trọng tâm một số nội dung sau:

a) Tổ chức triển khai, quản lý hoạt động của bến khách ngang sông, nuôi trồng thủy sản, đăng, đáy cá, xây dựng công trình và các hoạt động khác trên hành lang bảo vệ lung.

b) Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường thủy nội địa và lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường thủy nội địa.

c) Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các bến khách ngang sông ở vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế khó khăn để phục vụ dân sinh.

d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông vận tải, các cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý, kiểm tra trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, nhất là hoạt động bến khách ngang sông trên địa bàn.

Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã căn cứ Kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy trên địa bàn toàn tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ; (b/c)
- Ủy ban ATGT Quốc gia (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy
(b/c)
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- Báo Hà T
ĩnh, Đài PT-TH tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- CVP, các PVP;
- Trung tâm TT-CB-TH;
- Văn phòng BATGT tỉnh;
- Lưu: VT, GT, GT
1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Tất Thắng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 141/KH-UBND năm 2019 triển khai Đề án “Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới” do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Số hiệu: 141/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký: Dương Tất Thắng
Ngày ban hành: 22/05/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 141/KH-UBND năm 2019 triển khai Đề án “Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới” do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…