ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 128/KH-UBND |
Hải Phòng, ngày 03 tháng 5 năm 2019 |
Thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông,
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Văn bản số 1829/VPCP-CN ngày 06/3/2019,
Xét báo cáo của Công an thành phố tại Văn bản số 500/TTr-CAHP-PV01 ngày 11/4/2019,
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 45-KL/TW như sau:
1. Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các giải pháp trọng tâm của Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW (Chỉ thị 18) của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.
2. Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu trong Chỉ thị 18; yêu cầu giảm tai nạn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông, lập lại trật tự, an toàn giao thông.
1. Các Sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương các cấp cần tập trung tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông.
2. Cần xác định công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một nội dung của công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Việc phân công quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: “Một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính”, khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay.
3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị, xã hội trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông.
- Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Tăng cường quản lý nhà nước về giao thông vận tải, tập trung vào các lĩnh vực: Quy hoạch phát triển, xây dựng hạ tầng giao thông, khắc phục tình trạng mất cân đối giữ các loại hình vận tải; siết chặt công tác quản lý vận tải, gắn chặt chẽ trách nhiệm của chủ doanh nghiệp vận tải với người điều khiển phương tiện được chủ doanh nghiệp thuê; chấn chỉnh công tác kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện và bảo vệ môi trường; quản lý có nền nếp hành lang an toàn giao thông, vỉa hè, đường phố; có kế hoạch xử lý những “điểm đen” tai nạn giao thông, những nút thắt ùn tắc giao thông; thực hiện các giải pháp phát triển giao thông công cộng, từng bước hạn chế phương tiện cá nhân.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đi đôi với cưỡng chế bắt buộc việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải và quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; nêu cao tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu khi thi hành công vụ; kiên quyết xử lý những sai phạm, tiêu cực trong hoạt động quản lý giao thông vận tải và quản lý trật tự, an toàn giao thông; gắn trách nhiệm trực tiếp của cơ quan và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước với lĩnh vực được giao quản lý nếu để xảy ra vụ việc đặc biệt nghiêm trọng.
- Tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật công nghệ, hiện đại hóa công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhất là hệ thống giám sát, phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông; đẩy mạnh nghiên cứu, tiến tới thực hiện xử lý vi phạm giao thông qua hệ thống tài khoản ngân hàng.
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là giữa ngành Công an với ngành Giao thông vận tải; kết nối chia sẻ cơ sở dữ liệu, thông tin dùng chung phục vụ công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải và trật tự, an toàn giao thông.
1. Công an thành phố
- Các cấp ủy đảng trực thuộc Công an thành phố tổ chức phổ biến, quán triệt cho cán bộ, chiến sỹ, đảng viên nắm vững nội dung Kết luận số 45-KL/TW và các văn bản chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; xác định rõ “công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một nội dung của công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” để vận dụng trong công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đấu tranh phòng chống tội phạm trên các tuyến giao thông và xây dựng, đẩy mạnh phong trào Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Tăng cường tuần tra kiểm soát, chú trọng tuần tra lưu động; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cũng như phương án sử dụng thiết bị ghi hình của các tổ chức được giao quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông.
- Nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông, đảm bảo mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện và xử lý nghiêm.
- Nâng cao hiệu quả áp dụng khoa học công nghệ thông tin trong việc tổ chức thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu đăng ký xe để quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phục vụ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là với Sở Giao thông vận tải; tổ chức kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu, thông tin dùng chung phục vụ công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông.
- Tổ chức điều tra, xử lý các hành vi xâm phạm trật tự, an toàn giao thông có dấu hiệu tội phạm.
- Phối hợp với các đơn vị của Sở Giao thông vận tải rà soát, đánh giá hiện trạng các tuyến giao thông, xây dựng phương án tổ chức lại giao thông phù hợp với thực tiễn để kịp thời khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông; chú trọng các tuyến, địa bàn giao thông phức tạp và giải quyết các “điểm đen” tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.
- Nâng cao năng lực cho lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phải bố trí đủ lực lượng đảm đương được nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong điều kiện tình hình trật tự, an toàn giao thông ngày càng phức tạp, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu do phương tiện giao thông tăng nhanh. Kiên quyết xử lý những sai phạm, tiêu cực trong công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Gắn trách nhiệm trực tiếp của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan, đơn vị nếu để xảy ra vụ việc đặc biệt nghiêm trọng.
2. Sở Giao thông vận tải
- Chủ động rà soát, nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII: “Một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính”, khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay.
- Tăng cường quản lý nhà nước về giao thông vận tải; lập và triển khai thực hiện các đề án, dự án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho tất cả các lĩnh vực, tập trung vào lĩnh vực quy hoạch phát triển, xây dựng hạ tầng giao thông, khắc phục tình trạng mất cân đối giữ các loại hình vận tải.
- Tập trung triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án xây dựng công trình giao thông, đặc biệt chú trọng đối với các dự án trọng điểm.
- Tăng cường rà soát và xử lý dứt điểm các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông vào năm 2020; đưa ra lộ trình cụ thể để xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt vào năm 2025; giảm tối thiểu lối đi tự mở vào năm 2021.
- Tiếp tục kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn giao thông đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải; phối hợp với Sở Y tế tăng cường công tác khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về khám sức khỏe, kiểm tra các dấu hiệu sử dụng ma túy hoặc các chất kích thích khác đối với lái xe của các doanh nghiệp vận tải.
- Tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật công nghệ, hiện đại hóa công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhất là hệ thống camera giám sát, phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông; đẩy mạnh nghiên cứu, tiến tới thực hiện xử lý vi phạm giao thông qua hệ thống tài khoản ngân hàng.
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là với Công an thành phố; tổ chức kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu, thông tin dùng chung phục vụ công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông.
- Siết chặt công tác quản lý vận tải, gắn chặt chẽ trách nhiệm của chủ doanh nghiệp vận tải với người điều khiển phương tiện được chủ doanh nghiệp thuê; kiểm tra, siết chặt công tác kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện và bảo vệ môi trường, công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và có biện pháp quản lý chặt chẽ người điều khiển phương tiện giao thông.
- Ứng dụng mạnh mẽ khoa học - kỹ thuật công nghệ trong quản lý hoạt động vận tải và tổ chức giao thông trên địa bàn, kết nối, tích hợp với hệ thống điều hành chung của Bộ, ngành ở Trung ương để triển khai đồng bộ kể từ năm 2022.
- Nghiên cứu thực hiện các giải pháp phát triển giao thông công cộng, từng bước hạn chế phương tiện cá nhân; sắp xếp hợp lý luồng tuyến; thực hiện việc trợ giá cho hành khách và hỗ trợ phát triển xe buýt thân thiện với môi trường theo quy định.
- Thường xuyên rà soát, điều chỉnh tổ chức giao thông tại các nút giao thông, các tuyến đường theo thẩm quyền; điều chỉnh, đồng bộ bề rộng lòng đường, vỉa hè nhằm tối ưu hóa khả năng thông qua, tránh ùn tắc giao thông; phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường công tác quản lý hành lang an toàn giao thông, vỉa hè, đường phố.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải và quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; nêu cao tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu khi thi hành công vụ. Kiên quyết xử lý những sai phạm, tiêu cực trong hoạt động quản lý giao thông vận tải và quản lý trật tự, an toàn giao thông. Gắn trách nhiệm trực tiếp của cơ quan và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước với lĩnh vực được giao quản lý nếu để xảy ra vụ việc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, trước hết là người đứng đầu phát huy vai trò, chức trách, nhiệm vụ, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học.. an toàn; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, đề cao trách nhiệm tự giác chấp hành quy định khi tham gia giao thông, thực hiện nếp sống văn hóa giao thông, đấu tranh lên án các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
4. Đề nghị các Ban đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy:
- Chỉ đạo các cấp ủy đảng cơ sở, nhất là các chi bộ, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp thực hiện thường xuyên, liên tục, có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW, cốt lõi là giáo dục và yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên phải gương mẫu chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và vận động mọi người dân cùng thực hiện, xây dựng nếp sống văn hóa giao thông, văn minh trong cộng đồng dân cư.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cấp ủy đảng, xem xét kết quả lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá kết quả công tác của người đứng đầu các cấp ủy đảng; coi trọng việc triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của Chỉ thị số 18-CT/TW.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát các Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc để đôn đốc và xem xét biểu dương khen thưởng, xử lý trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW; chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền, đoàn thể tiếp tục có kế hoạch, biện pháp, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đã nêu trong Chỉ thị số 18-CT/TW.
- Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của cơ quan, đơn vị về lấy tiêu chí chấp hành Luật giao thông là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên; là một tiêu chuẩn đánh giá phân loại cuối năm và hạnh kiểm đạo đức đối với học sinh, sinh viên.
1. Căn cứ Kết luận số 45-KL/TW, đề nghị các Ban Cán sự đảng các Sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và các cấp ủy, chính quyền tổ chức thực hiện.
Quá trình tổ chức quán triệt Kết luận số 45-KL/TW cần gắn liền với việc đánh giá, kiểm điểm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW; đồng thời, đề ra được những nội dung, giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của đơn vị, địa phương nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của Chỉ thị số 18-CT/TW đã đề ra.
2. Căn cứ kế hoạch này, Đảng ủy Công an thành phố có trách nhiệm:
- Đề xuất Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố thành lập các Đoàn kiểm tra do lãnh đạo các sở, ban, ngành tiến hành kiểm tra công tác triển khai và kết quả thực hiện Kết luận số 45-KL/TW tại các đơn vị, địa phương vào Quý III/2019 và những năm tiếp theo.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này và báo cáo kết quả thực hiện của các đơn vị, địa phương./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 45-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do thành phố Hải Phòng ban hành
Số hiệu: | 128/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hải Phòng |
Người ký: | Nguyễn Văn Tùng |
Ngày ban hành: | 03/05/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 45-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do thành phố Hải Phòng ban hành
Chưa có Video