ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/KH-UBND |
Thái Bình, ngày 05 tháng 02 năm 2014 |
Thực hiện Quyết định số 2043/QĐ-TTg ngày 05/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tuyên truyền về an toàn giao thông giai đoạn 2013-2015, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung sau:
- Triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Đề án nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho người tham gia giao thông, nhằm kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông;
- Kế hoạch phải được triển khai đồng bộ, thống nhất, huy động tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể nhân dân và mọi nguồn lực để thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh với kết quả cao nhất.
II. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Mục tiêu
a. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của các chủ thể tham gia giao thông, đặc biệt là các đối tượng trực tiếp tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông vận tải. Xây dựng và hình thành nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông;
b. Đến hết năm 2015 có 95% số người tham gia giao thông được phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn giao thông, 90% học sinh, sinh viên các bậc học được giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, 100% đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô được tuyên truyền kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho các lái xe, 100% lãnh đạo các cấp chính quyền được tuyên truyền về an toàn giao thông, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.
2. Nguyên tắc
a. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất về công tác tuyên truyền từ tỉnh đến cơ sở; thường xuyên tổng hợp cung cấp thông tin có định hướng;
b. Xác định rõ về nội dung cho phù hợp với từng nhóm đối tượng và thời điểm để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền trên cơ sở tiết kiệm, hiệu quả, tránh dàn trải, chồng chéo;
c. Việc tiến hành các hoạt động tuyên truyền phải chủ động thực hiện, phải tiến hành thường xuyên, liên tục; coi trọng việc đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền.
3. Đối tượng
a. Các đơn vị kinh doanh vận tải;
b. Học sinh, sinh viên;
c. Người điều khiển phương tiện giao thông;
d. Cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp;
đ. Các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở;
e. Các đối tượng tham gia giao thông khác.
4. Nội dung tuyên truyền
a. Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về an toàn giao thông trên các lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải;
b. Tuyên truyền về tình hình tai nạn giao thông để cảnh báo, nhắc nhở người tham gia giao thông;
c. Trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ: Tuyên truyền mạnh và thường xuyên về quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân; tuyên truyền tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và an toàn xã hội; phổ biến tuyên truyền về những hậu quả về sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, di chứng do tai nạn giao thông gây ra;
d. Trong lĩnh vực an toàn giao thông đường thủy nội địa, hàng hải: Tuyên truyền mạnh và thường xuyên về các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy, hàng hải, trong hoạt động chở khách ngang sông, chở hàng hóa trên sông, trên biển.
1. Thông tin tuyên truyền qua các hệ thống thông tin cơ sở
a. Tuyên truyền theo từng điểm: Áp dụng với khu vực đông dân cư trên các trục quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao. Các tụ điểm phức tạp về an toàn giao thông, các tuyến đường thường xảy ra tai nạn giao thông, các khu công nghiệp, trường học;
b. Tuyên truyền theo đối tượng: Vận động và cần tập trung các đối tượng có độ tuổi từ 16 đến 35 tuổi, nhất là nam giới. Đây là độ tuổi dễ vi phạm an toàn giao thông và thường gây tai nạn giao thông;
c. Tuyên truyền về an toàn giao thông tại các khu dân cư và trên các tuyến đường bằng các phương tiện như loa phát thanh xã, phường, thị trấn, các pa nô, áp phích, các biểu ngữ...;
d. Tổ chức các cuộc ra quân, phát động hưởng ứng theo chủ đề về an toàn giao thông;
đ. Xây dựng các đội tuyên truyền văn hóa lưu động ở cấp huyện nhằm cung cấp trực tiếp cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, nông thôn hiểu biết những thông tin cơ bản về an toàn giao thông và văn hóa an toàn giao thông bằng các phương pháp và hình thức dễ hiểu như văn nghệ, tiểu phẩm sân khấu, tấu hài... trong thời gian thích hợp.
2. Xây dựng hệ thống truyền thông qua các phương thức:
a. Tuyên truyền trực quan: Sử dụng pa nô, áp phích, băng rôn trên các trục đường chính, đưa các thông tin về quy định xử phạt để người dân hiểu như: Tại điểm dừng đèn đỏ quy định nếu vi phạm bị phạt mức phí bao nhiêu, tại các điểm rẽ quy định nếu vi phạm bị phạt mức phí bao nhiêu...;
b. Tuyên truyền bằng tờ rơi: In nội dung về quy định tốc độ xe cơ giới tham gia giao thông, cụ thể là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông và kèm theo hình ảnh;
c. Tuyên truyền tại các nơi công cộng nhà ga, bến xe: Sử dụng hệ thống âm thanh để tuyên truyền những quy định xử phạt vi phạm hành chính, in những hành vi vi phạm pháp luật giao thông;
d. Tổ chức các buổi tọa đàm nói chuyện về an toàn giao thông: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về an toàn giao thông, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua việc mở các diễn đàn, để tạo dư luận xã hội lên án các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự giao thông;
đ. Tuyên truyền qua cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông: Đưa hình ảnh, bài viết về các vụ tai nạn giao thông và các gương người tốt, việc tốt để người dân nâng cao ý thức chấp hành khi tham gia giao thông; giải đáp các thắc mắc của người dân về pháp luật giao thông qua các hình thức giao lưu trực tuyến.
1. Ban An toàn giao thông tỉnh
a. Phối hợp, hướng dẫn các đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ tuyên truyền theo kế hoạch và các chủ đề về an toàn giao thông của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đề ra hàng năm;
b. Biên tập tài liệu tuyên truyền các quy định về bảo đảm an toàn giao thông; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông cho các đối tượng là học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
c. Lập dự toán kinh phí hàng năm trên cơ sở tổng hợp kinh phí của các cơ quan, đơn vị gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
a. Hướng dẫn các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh, Truyền thanh các huyện, thành phố và Đài Truyền thanh cơ sở thực hiện thông tin tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống truyền thanh cơ sở:
- Tăng thời lượng, mở các chuyên trang, chuyên mục để phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, giúp mọi người nhận thức và hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia giao thông;
- Tuyên truyền, phổ biến về nguyên nhân, các biện pháp phòng tránh, giảm tai nạn giao thông; các quy tắc giao thông, tạo thói quen, nếp sống văn hóa của các tầng lớp nhân dân khi tham gia giao thông; phổ biến tuyên truyền về những hậu quả về sức khỏe, gánh nặng bệnh tật, di chứng do tai nạn giao thông gây ra;
- Tăng cường tin bài, phóng sự phản ánh tình trạng vi phạm an toàn giao thông, gương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật giao thông; những hình thức và biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật giao thông, đặc biệt là các hành vi vi phạm về nồng độ cồn, chạy xe quá tốc độ, tránh vượt sai quy định, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép, chở quá số người quy định, quá tải trọng của xe, của cầu đường.
b. Lọc danh sách các đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông cập nhật lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; đồng thời gửi cho các địa phương, đơn vị theo hộp thư điện tử, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị;
c. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh xuất bản bản tin, tài liệu không mang mục đích kinh doanh, tờ rời, tờ gấp... tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông.
3. Sở Tài chính
a. Cân đối, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh trên cơ sở dự toán kinh phí tổng hợp của các cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
b. Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
a. Phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa như: Tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu, sinh hoạt dưới cờ... với nội dung tuyên truyền về an toàn giao thông;
b. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức ký cam kết không vi phạm trật tự giao thông trong học sinh, sinh viên;
c. Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp khác nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông.
5. Sở Giao thông Vận tải
a. Đẩy mạnh tuyên truyền về việc đội mũ bảo hiểm, không sử dụng chất uống có cồn, các quy định của pháp luật khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông;
b. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho các lái xe ở các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; gắn trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị kinh doanh vào công tác bảo đảm an toàn giao thông;
c. Đẩy mạnh quản lý chất lượng công tác đào tạo sát hạch lái xe ô tô, mô tô, xe máy. Nâng cao hiệu quả quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra bảo đảm an toàn cho các công trình giao thông, kiểm tra việc thực hiện, chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa, bến khách ngang sông.
6. Công an tỉnh
a. Tăng cường tổ chức lực lượng, phương tiện thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông;
b. Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải mở các đợt cao điềm xử lý vi phạm an toàn giao thông; tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn giao thông trong trường học, cộng đồng dân cư, các cụm công an xã, phường, thị trấn; nghiên cứu, xem xét tại các điểm dừng đèn đỏ, ngã ba, ngã tư, đường vòng xuyến để đặt các biển phổ biến quy định của pháp luật về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm về an toàn giao thông.
c. Thông qua các hoạt động nghiệp vụ, phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trong đó tập trung tuyên truyền các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông và những hành vi dễ gây ra thương vong khi xảy ra tai nạn giao thông;
d. Chỉ đạo Công an các địa phương thực hiện các biện pháp xử lý đối với các đối tượng vi phạm Luật Giao thông đường bộ, gây mất trật tự công cộng.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a. Tuyên truyền về an toàn giao thông tại các khu vực đông dân cư, trường học, một số điểm trên các tuyến quốc lộ bằng các phương tiện như pa nô, áp phích, biểu ngữ...
b. Chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp các đội tuyên truyền văn hóa lưu động ở cấp huyện nhằm cung cấp trực tiếp cho người dân hiểu biết các thông tin về an toàn giao thông và văn hóa an toàn giao thông bằng các phương pháp và hình thức dễ hiểu như văn nghệ, tiểu phẩm sân khấu... trong thời gian thích hợp.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a. Chỉ đạo tập trung tuyên truyền tại khu vực đông dân cư, trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao; các tụ điểm phức tạp về an toàn giao thông, các tuyến đường thường xảy ra tai nạn giao thông;
b. Chú trọng vận động, tuyên truyền tập trung các đối tượng có độ tuổi từ 16 đến 35, nhất là nam giới, các đối tượng hay vi phạm an toàn giao thông và thường gây tai nạn giao thông. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức ký cam kết không vi phạm trật tự giao thông trong đoàn viên, hội viên khối cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, trên địa bàn khu dân cư;
c. Chỉ đạo lồng ghép tuyên truyền tại các buổi họp của nhân dân trên địa bàn khu dân cư, trên các phương tiện như loa truyền thanh của xã, phường, khu dân cư. Tổ chức các cuộc ra quân, phát động hưởng ứng theo chủ đề về an toàn giao thông;
d. Xây dựng các Đội tuyên truyền văn hóa lưu động ở cấp huyện nhằm cung cấp trực tiếp cho nhân dân ở nông thôn hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông và văn hóa an toàn giao thông bằng các phương pháp và hình thức phù hợp.
9. Các cơ quan báo chí của tỉnh
a. Thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
b. Phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch; bố trí thời lượng, thời gian đưa tin bài, phát sóng thích hợp, chủ động bố trí chuyên trang, chuyên mục về an toàn giao thông để thu hút được sự quan tâm của nhiều người, nhiều đối tượng cùng theo dõi;
c. Xây dựng các phóng sự, băng, đĩa về an toàn giao thông với các nội dung như: Nguyên nhân, các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông, các quy tắc giao thông...; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ tuyên truyền tới Đài Phát thanh, Truyền thanh các huyện, thành phố cùng phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông.
10. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể nhân dân
a. Tăng cường chỉ đạo đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông vào các kỳ sinh hoạt của tổ chức cơ sở trực thuộc, khu dân cư. Xác định nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông là tiêu chí bình xét thi đua hàng năm của địa phương, cơ sở; hành vi vi phạm an toàn giao thông của đoàn viên, hội viên các đoàn thể được đưa vào đánh giá phân loại hàng năm;
b. Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo chuyên đề, giao lưu về công tác bảo đảm an toàn giao thông; phản ánh, kiến nghị các giải pháp tiêu biểu tuyên truyền về an toàn giao thông;
c. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức ký cam kết không vi phạm trật tự giao thông trong đoàn viên, hội viên khối cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, trên địa bàn dân cư. Tổ chức, phát động phong trào nhân dân giám sát cán bộ, công chức thực thi công vụ thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông.
11. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, sản xuất ô tô, xe máy
a. Tổ chức các khóa đào tạo hoặc hướng dẫn cho chủ sở hữu phương tiện về thực hành các kỹ năng lái xe và phản xạ nhanh với các tình huống gây nguy hiểm bất ngờ;
b. Tập huấn kiến thức pháp luật giao thông, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho các lái xe ở các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trong công tác bảo đảm an toàn giao thông.
1. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này được chi từ nguồn ngân sách của tỉnh.
2. Huy động các nguồn kinh phí tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch.
3. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí thực hiện hàng năm của cơ quan, đơn vị, gửi Ban An toàn giao thông tỉnh gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
1. Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí và tổ chức việc thực hiện; định kỳ hàng quý báo cáo kết quả về Ban An toàn giao thông tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Giao Ban An toàn giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ngành, địa phương, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2014 tuyên truyền về an toàn giao thông giai đoạn 2014-2015 theo Quyết định 2043/QĐ-TTg do tỉnh Thái Bình ban hành
Số hiệu: | 07/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Bình |
Người ký: | Phạm Văn Sinh |
Ngày ban hành: | 05/02/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2014 tuyên truyền về an toàn giao thông giai đoạn 2014-2015 theo Quyết định 2043/QĐ-TTg do tỉnh Thái Bình ban hành
Chưa có Video