Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/HD-UBND

Yên Bái, ngày 17 tháng 01 năm 2022

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Nghị quyết số 73/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 79/2021/NQ-HĐND ngày 07/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 73/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 3022/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc sửa đổi, bổ sung Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.

Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Hướng dẫn thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025, với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Hướng dẫn thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025 là căn cứ để Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Ban Chỉ đạo xây dựng giao thông nông thôn các địa phương, tổ chức xây dựng các công trình đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh; đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặc biệt là sự tham gia trực tiếp của người dân để tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả Đề án phát triển giao thông nông thôn gắn với mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; tạo tiền đề, động lực phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn miền núi, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho các xã vùng sâu, vùng xa, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, giảm bớt sự chênh lệch, cách biệt giữa nông thôn và thành thị.

2. Yêu cầu

Các địa phương căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025 để xây dựng kế hoạch đầu tư hằng năm, kế hoạch triển khai thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến kết thúc đầu tư đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định hiện hành.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG

1. Đối tượng

Văn bản này hướng dẫn việc lập kế hoạch đầu tư hằng năm; hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ dự toán xây dựng công trình; hướng dẫn công tác nghiệm thu, quản lý chất lượng công trình; hướng dẫn việc thanh, quyết toán nguồn vốn và chính sách thuế; hướng dẫn một số yêu cầu kỹ thuật đối với đường giao thông nông thôn và quy định về chế độ báo cáo định kỳ.

2. Phạm vi áp dụng

Các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh thuộc Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025.

III. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN

1. Hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư hằng năm

1.1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách về phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn; chỉ đạo các thôn, bản, tổ dân phố tổ chức họp dân và thông báo cơ chế hỗ trợ đầu tư, tỷ lệ phân bổ vốn từ ngân sách nhà nước và mức đóng góp của nhân dân để làm cơ sở đề xuất nhu cầu đầu tư thực hiện trong năm.

1.2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn căn cứ quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới, nhu cầu thực tế của địa phương và khả năng huy động đóng góp của nhân dân để lựa chọn danh mục công trình; cử cán bộ chuyên môn cùng với đại diện thôn, bản, tổ dân phố tiến hành khảo sát, dự kiến quy mô đầu tư; tổng hợp, đề xuất nhu cầu đầu tư trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp trước các tuyến đường đi qua nhiều thôn, bản, tổ dân phố, các khu vực đông dân cư, các tuyến đường thiết yếu cho việc vận chuyển hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

1.3. Trên cơ sở đề xuất nhu cầu đầu tư của các xã, phường, thị trấn; căn cứ khả năng cân đối đủ vốn đối ứng từ ngân sách của huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổng hợp, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phân bổ vốn từ ngân sách cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định phân bổ vốn của Ủy ban nhân dân tỉnh và quyết định phê duyệt dự toán dự án xây dựng công trình phân bổ kế hoạch vốn chi tiết để triển khai thực hiện theo quy định.

2. Hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ dự toán xây dựng công trình

2.1. Lập dự toán xây dựng công trình đường bê tông xi măng

Dự toán công trình bao gồm các thành phần sau:

- Tên công trình: ……

- Chủ đầu tư: Xã, (phường, thị trấn)...

- Quy mô công trình: Chiều dài L = ...m; Chiều rộng B = ...m; chiều dày kết cấu mặt đường bê tông H = ...cm; Tổng số m3 bê tông V = ...m3 (bao gồm cả đoạn tránh xe nếu kiên cố bằng bê tông xi măng).

- Địa điểm xây dựng: Thôn (bản, tổ dân phố)..., xã (phường, thị trấn) ………………………….

- Mục tiêu và nội dung đầu tư xây dựng: ……………………………………………………………

- Thời gian dự kiến khởi công, hoàn thành:………………………………………………………….

- Hình thức thi công (tự thực hiện hoặc thuê nhân công...): ……………………………………..

- Tổng hợp chi phí xây dựng (dự toán do nhân dân tự thi công): ………………………………..

- Bản vẽ thi công công trình theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đã được quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

TT

Tên hạng mục

Đơn vị

Định mức cho 01 ĐVT

Slượng

Khối lượng

Đơn giá (1.000 đồng)

Thành tiền (1.000 đồng)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

A

VẬT LIỆU CHÍNH

 

 

 

 

 

 

 

1

Xi măng

kg

 

 

 

 

 

 

2

Cát

m3

 

 

 

 

 

 

3

Đá hoặc Sỏi

m3

 

 

 

 

 

 

B

VẬT LIỆU PHỤ (1+...+6)

 

 

 

 

 

 

 

1

Thép

kg

 

 

 

 

 

 

2

Nước

lít

 

 

 

 

 

 

3

Gỗ khe co giãn

m3

 

 

 

 

 

 

4

Nhựa đường

kg

 

 

 

 

 

 

5

Gỗ ván khuôn

m3

 

 

 

 

 

 

6

Lớp ngăn cách (giấy dầu đệm, nilon, bạt dứa)

m2

 

 

 

 

 

 

C

CHI PHÍ MÁY THI CÔNG (1+2+3+4)

 

 

 

 

 

 

 

1

Máy trộn bê tông

ca

 

 

 

 

 

 

2

Máy đầm bàn

ca

 

 

 

 

 

 

3

Máy đầm dùi

ca

 

 

 

 

 

 

D

NHÂN CÔNG (1+2)

 

 

 

 

 

 

 

1

Nhân công đổ bê tông 3,5/7

công

 

 

 

 

 

 

E

THUẾ VAT (A+B+C+D)*10%

 

 

 

 

 

 

 

F

TỔNG CHI PHÍ TRỰC TIẾP (A+B+C+D+E)

 

 

 

 

 

 

 

- Chi phí quản lý thi công, lập hồ sơ công trình: 05 triệu đồng/01km.

- Chi phí quyết toán: Theo tỷ lệ phần trăm quy định x 50% x Tổng mức đầu tư.

Ghi chú:

- Quy ước: VL là vật liệu; MTC là máy thi công; NC là nhân công; ĐVT là đơn vị tính.

- (4): Ở đây định mức cho 1m3 bê tông xi măng trên cơ sở thiết kế mẫu đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành.

- (5): Là số lượng cần thiết thực tế để thi công hoàn thành công trình (Xi măng, cát trong bê tông, đá, nước tính theo 1m3 bê tông, các vật liệu khác tính theo tấm bê tông).

- (6): Là khối lượng (VL, MTC, NC) = (4) x (5).

- (7): Là đơn giá VL, MTC được tính toán đầy đủ theo quy định.

- NC: Nhân công thực hiện công tác thi công đường bê tông được tính bằng nhân công theo quy định.

- (8): Tổng chi phí thành tiền = (6) x (7).

- Chi phí VL, MTC, NC được tính trên đơn vị 1m3 bê tông.

- Thuế VAT được tính trên chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công.

- Nhà nước hỗ trợ 100% dự toán chi phí vật liệu chính (xi măng, cát, đá hoặc sỏi) được tính tới chân công trình đã bao gồm thuế VAT 10% đối với các xã chưa đạt chuẩn Nông thôn mới và các thôn, bản, tổ dân phố đặc biệt khó khăn (chỉ tính trên đoạn đường có xe ô tô đi được, không tính cước vận chuyển bộ, xe súc vật kéo).

- Nhà nước hỗ trợ 100% dự toán chi phí vật liệu xi măng được tính tới chân công trình đã bao gồm thuế VAT 10% đối với các phường, thị trấn và các xã còn lại (chỉ tính trên đoạn đường có xe ô tô đi được, không tính cước vận chuyển bộ, xe súc vật kéo).

- Nhân dân đóng góp:

+ Đối với các xã chưa đạt chuẩn Nông thôn mới và các thôn, bản, tổ dân phố đặc biệt khó khăn, nhân dân đóng góp vật liệu phụ, chi phí máy thi công, nhân công và thuế VAT của vật liệu phụ, máy thi công và nhân công (nếu có).

+ Đối với các phường, thị trấn và các xã còn lại, nhân dân đóng góp cát, đá hoặc sỏi, vật liệu phụ, chi phí máy thi công, nhân công và thuế VAT của cát, đá hoặc sỏi, vật liệu phụ, máy thi công và nhân công (nếu có).

- Chi phí máy, nhân công được tính theo quy định hiện hành.

2.2. Lập dự toán đối với dự án mở rộng mặt đường bê tông xi măng đã có; công trình thoát nước nhỏ D ≤ 75 cm; rãnh dọc thoát nước

Cơ cấu dự toán được lập tương tự như đối với dự toán đường bê tông xi măng. Nhà nước hỗ trợ chi phí ống cống định hình và các hạng mục còn lại, mức hỗ trợ thực hiện tương tự như hỗ trợ đầu tư đối với mặt đường bê tông xi măng.

2.3. Lập dự toán đối với dự án đường đất mở mới hoặc mở rộng; mở rộng nền đường của đường đã có mặt đường bê tông xi măng (nền đường tối thiểu sau khi mở rộng Bn = 6,5m)

Dự toán công trình bao gồm các thành phần sau:

- Tên công trình: ………………………………………………………………………………………..

- Chủ đầu tư: Xã (phường, thị trấn) …………………………………………………………………..

- Quy công trình: Chiều dài L = ....m; Chiều rộng B = ....m; Tổng số khối lượng đào, đắp: Vđào = ...m3; Vđắp = ...m3 (hạng mục công trình chính).

- Địa điểm xây dựng: Thôn (bản, tổ dân phố)..., xã (phường, thị trấn)………………………

- Mục tiêu và nội dung đầu tư xây dựng: ……………………………………………………….

- Thời gian dự kiến khởi công, hoàn thành: ……………………………………………………

- Tổng hợp chi phí xây dựng (dự toán do nhân dân tự thi công):

+ Chi phí đào = Vđào x đơn giá nhân công đào 1 m3 tại địa phương.

+ Chi phí đắp = Vđắp x đơn giá nhân công đắp 1m3 tại địa phương.

(Đối với công tác đào, đắp nền đường, nếu thuê máy dự toán được lập theo định mức xây dựng cơ bản hiện hành).

- Dự toán xây dựng công trình thoát nước (nếu có): .... đồng.

- Nhà nước hỗ trợ Chi phí quản lý thi công, lập hồ sơ công trình: 05 triệu đồng/ 1km.

- Kinh phí nhà nước hỗ trợ: ……đồng.

- Nhà nước hỗ trợ Chi phí quyết toán: Theo tỷ lệ phần trăm quy định x 50% x Tổng mức đầu tư.

Ghi chú:

- Đường mở mới: Nhà nước hỗ trợ mở mới nền đường loại bề rộng tối thiểu bằng 3,5m là 70 triệu đồng/ 01km.

- Mở rộng nền đường đất hoặc mở rộng nền đường của đường đã có mặt đường bê tông xi măng: Nhà nước hỗ trợ = (20 triệu x Bề rộng nền đường phân mở rộng (m))/01km.

- Nhân dân đóng góp: Nhân công để thực hiện thi công công trình.

- Đơn giá nhân công tính nhân công bậc 3/7, phục vụ tính tổng mức đầu tư.

- Định mức nhân công đào nền đường đất cấp III: 0,87 công/m3.

- Định mức nhân công đắp: 0,56 công/m3.

- Trong phần kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, địa phương có thể tổ chức thuê máy phục vụ đào, đắp để giảm công lao động của nhân dân.

2.4. Thẩm định, phê duyệt dự toán dự án xây dựng công trình

2.4.1. Thẩm định dự toán dự án xây dựng công trình

(1) Sau khi hoàn thành dự toán dự án xây dựng công trình, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn gửi cơ quan chuyên môn của huyện, thị xã, thành phố (phòng Kinh tế và Hạ tầng; phòng Quản lý đô thị...) để chủ trì tổ chức thẩm định.

(2) Hồ sơ trình thẩm định, gồm: Tờ trình đề nghị thẩm định; Dự toán dự án xây dựng công trình và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

(3) Nội dung thẩm định: Các yếu tố đảm bảo sự cần thiết đầu tư, quy mô, thời gian thực hiện, hiệu quả kinh tế - xã hội; tính hợp lý về kỹ thuật, tính hợp lý của các chi phí tính toán so với mặt bằng giá tại địa phương; khả năng huy động vốn, khả năng tự thực hiện của nhân dân.

(4) Thời gian thẩm định: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Quản lý đô thị...) có báo cáo kết quả thẩm định bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Trường hợp ý kiến thẩm định chưa thống nhất với dự toán dự án xây dựng công trình thì trong báo cáo thẩm định ghi rõ nội dung chưa thống nhất để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

2.4.2. Phê duyệt dự toán dự án xây dựng công trình

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn được giao làm chủ đầu tư căn cứ báo cáo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Quản lý đô thị...) có trách nhiệm phê duyệt dự toán dự án xây dựng công trình để làm cơ sở triển khai các công việc tiếp theo.

3. Hướng dẫn công tác nghiệm thu, quản lý chất lượng công trình

3.1. Công tác nghiệm thu, quản lý các loại vật liệu

3.1.1. Thành phần nghiệm thu

- Đại diện Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn).

- Đại diện thôn (bản, tổ dân phố).

- Đại diện Ban giám sát cộng đồng xã (phường, thị trấn).

3.1.2. Yêu cầu nghiệm thu và quản lý vật liệu trước khi thi công

- Các loại vật liệu xây dựng được tập kết trước khi đưa vào sử dụng cho công trình phải được nghiệm thu bằng biên bản nhằm đảm bảo đủ về số lượng, đúng về chủng loại và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

- Việc kiểm tra, nghiệm thu chất lượng và chủng loại vật liệu được thực hiện thông qua việc sử dụng các dụng cụ cân, đo, đong đếm và quan sát bằng mắt thường. Kiểm tra về kích thước, chất lượng, chủng loại, xuất xứ kèm theo chứng chỉ kỹ thuật của loại vật liệu đó (nếu có):

+ Xi măng: Là xi măng PC40 (PCB40) có chứng chỉ của nhà sản xuất, thường được đóng ở dạng bao 50kg. Trước khi đem vào thi công phải đảm bảo nguyên bao, trên bao bì phải có tên mác xi măng, khối lượng bao và số lô, hai mép vỏ bao đảm bảo kín khít. Khi sử dụng xi măng phải tơi, xốp, không bị vón cục.

+ Đá hoặc sỏi: Phải sạch, ít lẫn tạp chất, có kích cỡ hạt đồng đều, kích cỡ đá để sử dụng đổ bê tông mặt đường là đá (2x4)cm.

+ Cát: Cát đổ bê tông là loại cát hạt thô có đường kính cỡ hạt ≥ 2mm, hàm lượng hạt kích thước 5-:-10mm không được vượt quá 5%. Cát đảm bảo yêu cầu về chất lượng là loại cát ít lẫn tạp chất (rác, đất, sỏi vụn), có cỡ hạt đồng đều. Trong cát tuyệt đối không lẫn đất sét cục, khi cát lẫn nhiều tạp chất hữu cơ bùn, bụi sét phải rửa sạch và loại hết.

+ Nước: Nước dùng để sản xuất bê tông phải sạch không có dầu, mỡ, muối, axít, đường, thực vật hay các tạp chất khác.

- Vật liệu được nghiệm thu 01 lần để thực hiện thi công tối đa 200m dải đường bê tông xi măng.

3.1.3. Biên bản nghiệm thu: Theo mẫu số 01.

3.2. Công tác quản lý chất lượng trong quá trình thi công

- Đổ và đầm bê tông mặt đường: Việc đổ và đầm bê tông được tiến hành các bước như sau:

+ Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra các công tác chuẩn bị, lớp móng, ván khuôn. Kiểm tra chất lượng của các thiết bị phục vụ thi công: Máy trộn, máy đầm... và công tác chuẩn bị khác (đường vận chuyển, vải bạt che mưa...)

+ Đổ, đầm nén bê tông, làm khe nối, hoàn thiện mặt đường, công tác này phải được tiến hành khẩn trương trong khoảng thời gian hỗn hợp vữa bê tông bắt đầu ngưng kết.

+ Khi san hỗn hợp vữa bê tông không hất cao mà chỉ được gạt bê tông từ ở vị trí này sang vị trí khác để tránh hiện tượng phân tầng, đồng thời phải san đều tránh chỗ toàn đá, chỗ toàn vữa. Chiều dày lớp bê tông sau khi đầm phải đảm bảo đúng quy định (Chiều dày tấm bê tông mặt đường sau khi đầm không được mỏng hơn so với chiều dày tấm bê tông mặt đường theo thiết kế 1cm).

+ Đầm bê tông: Bắt đầu đầm từ mép ngoài vào giữa, thời gian đầm tại một chỗ khoảng 45 - 60 giây. Hai vị trí đặt đầm bàn trước và sau phải trùng lên nhau 5 -:-10 cm, trong khi đầm phát hiện chỗ cao hoặc thấp thì phải sửa chữa ngay, vì vậy khi thi công cần phải chuẩn bị một số vữa xi măng để bù vào chỗ trũng, sau đó dùng bàn xoa và thước cán phẳng bề mặt.

- Bảo dưỡng bê tông:

+ Quá trình bê tông đông cứng cần bảo đảm: Không cho xe, người đi lại làm hư hỏng mặt đường; không cho bê tông co ngót đột ngột dưới tác dụng của thời tiết; không cho mưa xói hỏng bê tông; có biện pháp ngăn nước trong hỗn hợp bê tông bốc hơi (Tưới nước, rải cát, che bạt...).

+ Quá trình bảo dưỡng bê tông như sau: Tiến hành sau khi hoàn thiện mặt đường mục đích là giữ không cho bốc hơi nước quá nhanh làm cho bê tông co ngót đột ngột dưới tác dụng của thời tiết và bảo vệ không cho mưa làm hỏng mặt đường. Công tác bảo dưỡng sử dụng bạt che chắn bề mặt bê tông; sau khi mặt bê tông se lại (Đặt bàn tay lên mặt đường không bị dính vữa xi măng) khi đó sẽ phủ một lớp cát dày khoảng 5cm hoặc các loại vật liệu có khả năng giữ ẩm lên mặt đường, tưới nước thường xuyên bằng thùng hoa sen để giữ độ ẩm (Thời gian kéo dài trong 07 ngày đối với mùa đông, 14 ngày đối với mùa hè).

3.3. Công tác nghiệm thu công trình

3.3.1. Thành phần nghiệm thu

- Đại diện diện cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Đại diện Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn).

- Đại diện thôn (bản, tổ dân phố).

- Đại diện Ban giám sát cộng đồng xã (phường, thị trấn).

3.3.2. Yêu cầu công tác nghiệm thu công trình

- Nghiệm thu xây dựng công trình gồm nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu hạng mục công trình và nghiệm thu hoàn thành công trình.

- Việc nghiệm thu được thực hiện thông qua các phương pháp: Kiểm tra bằng trực quan, kiểm tra bàng phương pháp đo thực tế và kiểm tra bằng phương pháp thí nghiệm.

+ Phương pháp kiểm tra bằng trực quan: Là phương pháp kiểm tra bằng mắt thường.

+ Phương pháp đo thực tế: Là phương pháp thông qua số liệu đo thực tế về chiều dài, chiều rộng, chiều dày...đối chiếu với hồ sơ thiết kế hoặc thiết kế mẫu được ban hành.

+ Phương pháp thí nghiệm: Là phương pháp kiểm tra thông qua các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân được Nhà nước công nhận thực hiện.

- Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, hạng mục công trình: Theo mẫu số 02.

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình: Theo mẫu số 03.

4. Hướng dẫn việc thanh, quyết toán nguồn vốn và chính sách thuế

4.1. Mở tài khoản quan hệ với ngân sách

Các công trình thuộc Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh trước khi mở tài khoản thanh toán vốn tại Kho bạc nhà nước phải được Sở Tài chính cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 về hướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Chủ đầu tư được mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi giao dịch theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước (Kho bạc nhà nước hướng dẫn mở tài khoản cho Chủ đầu tư).

4.2. Quản lý thanh toán vốn

4.2.1. Thành phần hồ sơ pháp lý

- Kế hoạch đầu tư công hàng năm được cấp có thẩm quyền giao.

- Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền và các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có).

- Hợp đồng, phụ lục bổ sung hợp đồng trong trường hợp thay đổi các nội dung của hợp đồng (nếu có).

4.2.2. Thành phần hồ sơ cam kết chi (đối với các hợp đồng có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên)

- Kế hoạch vốn đầu tư năm được cấp có thẩm quyền giao; giấy đề nghị cam kết chi ngân sách nhà nước (Mẫu 04a kèm theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP của Chính phủ); hợp đồng (gửi một lần khi có phát sinh hoặc thay đổi).

- Trường hợp đề nghị điều chỉnh cam kết chi: Kế hoạch vốn đầu tư năm (nếu có điều chỉnh) được cấp có thẩm quyền giao; hợp đồng (nếu có điều chỉnh); giấy điều chỉnh cam kết chi ngân sách nhà nước (Mẫu 04b kèm theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP của Chính phủ).

4.2.3. Thành phần hồ sơ tạm ứng

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (Mẫu số 04.a/TT theo Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ).

- Chứng từ chuyển tiền (Mẫu số 05/TT theo Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ).

- Văn bản bảo lãnh tạm ứng hợp đồng (đối với trường hợp phải có bảo lãnh tạm ứng).

4.2.4. Thành phần hồ sơ thanh toán

- Giấy đề nghị thanh toán vốn (Mẫu số 04.a/TT theo Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ).

- Chứng từ chuyển tiền (Mẫu số 05/TT theo Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ).

- Giấy đề nghị thu hồi vốn tạm ứng (đối với trường hợp thu hồi tạm ứng, Mẫu số 04.b/TT theo Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ).

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành (Mẫu số 03.a/TT theo Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ).

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng ban đầu trong trường hợp có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng ban đầu (Mẫu số 03.c/TT theo Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ).

4.2.5. Thời hạn giải quyết

- Đối với các khoản cam kết chi: Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi Kho bạc Nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp của Chủ đầu tư.

- Đối với các khoản tạm ứng: Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi Kho bạc Nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp của Chủ đầu tư.

- Đối với các khoản thanh toán: Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày Kho bạc Nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp của Chủ đầu tư.

4.2.6. Kết quả thực hiện

Trường hợp Kho bạc Nhà nước chấp thuận đề nghị thanh toán, tạm ứng: Xác nhận của Kho bạc Nhà nước trực tiếp trên giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, chứng từ chuyển tiền. Trường hợp Chủ đầu tư có tham gia giao dịch điện tử với Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước gửi chứng từ báo Nợ cho đơn vị qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước để xác nhận đã thực hiện thanh toán, tạm ứng.

Trường hợp Kho bạc Nhà nước từ chối đề nghị thanh toán, tạm ứng: Kho bạc Nhà nước thông báo từ chối chấp thuận thanh toán, tạm ứng của Chủ đầu tư (bằng văn bản giấy hoặc qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước).

4.3. Quyết toán vốn

4.3.1. Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hằng năm

- Hằng năm các chủ đầu tư thực hiện quyết toán nguồn vốn niên độ ngân sách theo Thông tư số 85/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính quy định việc quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm.

Trường hợp Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định việc quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hăng năm thay thế Thông tư số 85/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 để đảm bảo phù hợp với Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ thì thực hiện theo Thông tư mới kể từ ngày Thông tư mới có hiệu lực.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hằng năm gửi về Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị xã, thành phố để thẩm định, ra thông báo quyết toán vốn theo niên độ ngân sách theo quy định.

4.3.2. Quyết toán công trình hoàn thành

Tất cả các công trình đầu tư khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán và được thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo đúng chế độ quy định.

a) Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

Hồ sơ quyết toán công trình hoàn thành gồm các biểu mẫu báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành số 14/QTDA và số 15/QTDA kèm theo Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính Quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước.

Trường hợp Bộ Tài chính ban hành Thông tư (mới) Quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước thay thế Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/2/2020 để đảm bảo phù hợp với Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ thì thực hiện theo Thông tư mới kể từ ngày Thông tư mới có hiệu lực.

b) Hồ sơ trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán

Hồ sơ trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán các công trình thuộc Đề án phát triển giao thông trên địa bàn tỉnh, bao gồm:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản chính). Trường hợp các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (sau đây gọi là thanh tra), kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, cơ quan pháp luật thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra dự án, trong tờ trình chủ đầu tư phải nêu rõ việc chấp hành các kiến nghị, kết luận của các cơ quan trên.

- Biểu mẫu báo cáo quyết toán theo quy định tại điểm a mục này (bản chính).

- Toàn bộ các văn bản pháp lý có liên quan (bản chính hoặc bản do chủ đầu tư sao y bản chính).

- Hồ sơ quyết toán của từng hợp đồng gồm các tài liệu (bản chính hoặc do chủ đầu tư sao y bản chính): Hợp đồng xây dựng và các phụ lục hợp đồng (nếu có); các biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn thanh toán; biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành toàn bộ hợp đồng; bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng (quyết toán A-B); biên bản thanh lý hợp đồng đối với trường hợp đã đủ điều kiện thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật về hợp đồng; các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng liên quan đến nội dung thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.

- Biên bản nghiệm thu công trình hoặc hạng mục công trình độc lập hoàn thành đưa vào sử dụng (bản chính).

- Báo cáo kiểm toán hoặc thông báo kết quả kiểm toán (sau đây gọi chung là báo cáo kiểm toán), kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm của các cơ quan Kiểm toán nhà nước, thanh tra, kiểm tra trong trường hợp các cơ quan này thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán dự án; kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật trong trường hợp dự án có vi phạm pháp luật bị cơ quan pháp luật điều tra. Báo cáo của chủ đầu tư kèm các tài liệu liên quan về tình hình chấp hành các ý kiến của các cơ quan nêu trên.

c) Thẩm quyền phê duyệt, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán

Đối với các công trình thuộc Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025 phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã và thành phố chủ trì tổ chức thẩm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt quyết toán theo quy định.

d) Thời gian lập hồ sơ quyết toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán

Thời gian chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán trình phê duyệt được tính từ ngày công trình được ký biên bản nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng đến ngày chủ đầu tư nộp đầy đủ hồ sơ quyết toán đến cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán là 04 tháng.

Thời gian thẩm tra quyết toán tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán nhận đủ hồ sơ quyết toán đến ngày trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán là 03 tháng.

Thời gian phê duyệt quyết toán tính từ ngày người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán nhận đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán dự án hoàn thành của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán đến ngày ban hành quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành là 15 ngày.

e) Chế độ báo cáo, kiểm tra

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố có trách nhiệm tổng hợp báo cáo quyết toán dự án hoàn thành của Đề án theo quy định.

Cơ quan Tài chính cấp trên định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra tình hình thực hiện công tác quyết toán theo niên độ, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của Đề án tại các Phòng Tài chính - Kế hoạch. Trường hợp trong quá trình kiểm tra, phát hiện có sai sót, vi phạm về công tác quyết toán theo niên độ, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, cơ quan kiểm tra kiến nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp điều chỉnh lại Quyết định phê duyệt quyết toán niên độ, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành cho phù hợp hoặc báo cáo có quan tài chính cấp trên xử lý theo thẩm quyền.

4.4. Chính sách thuế

Tại Khoản 12, Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT):

“Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân (bao gồm cả vốn đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân), vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.

Trường hợp có sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo mà nguồn vốn khác không vượt quá 50% tổng số nguồn vốn sử dụng cho công trình thì đối tượng không chịu thuế là toàn bộ giá trị công trình.

Trường hợp có sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo mà nguồn vốn khác vượt quá 50% tong số nguồn vốn sử dụng cho công trình thì toàn bộ giá trị công trình thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. ”

Căn cứ các quy định nêu trên, công trình xây dựng đường giao thông nông thôn có sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo mà nguồn vốn khác vượt quá 50% tổng số nguồn vốn sử dụng cho công trình thì toàn bộ giá trị công trình thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, cụ thể từng trường hợp như sau:

- Trường hợp đối với công trình xây dựng đường giao thông nông thôn được thực hiện dưới hình thức giao cho dân tự làm (đóng góp trực tiếp bằng nhân công, vật liệu), chủ đầu tư ký hợp đồng trực tiếp thông qua Người đại diện của cộng đồng dân cư thôn, do không phát sinh doanh thu bán ra nên không phải kê khai và không phải nộp thuế; chủ đầu tư không thanh toán các khoản thuế đã tính trong cơ cấu dự toán.

- Trường hợp công trình xây dựng đường giao thông nông thôn do các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh nhận thầu thi công thì phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TNDN hoặc cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nhận thầu thi công thì phải kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN theo quy định của Luật Quản lý thuế và các Luật thuế hiện hành.

- Đối với công trình xây dựng đường giao thông nông thôn do các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh nhận thầu thi công có một phần giá trị do dân tự làm (đóng góp trực tiếp bằng nhân công, vật liệu) và được lập dự toán riêng, trong hợp đồng ghi rõ phần đơn vị nhận thầu thực hiện, phần dân tự làm thì:

+ Phần giá trị nhân công do dân tự làm không phải kê khai, nộp thuế và không được thanh toán các khoản thuế tương ứng với phần giá trị nhân công tự làm đã tính trong cơ cấu dự toán công trình.

+ Các đơn vị nhận thầu chỉ nghiệm thu phần khối lượng và xuất hóa đơn đối với phần giá trị công trình do đơn vị thi công cho chủ đầu tư, nếu đơn vị nhận thầu lập hóa đơn thể hiện toàn bộ giá trị công trình thì đơn vị phải kê khai nộp thuế đối với toàn bộ giá trị công trình trên hóa đơn.

5. Một số yêu cầu kỹ thuật đối với đường giao thông nông thôn

5.1. Thiết kế mẫu: Theo tập bản vẽ thiết kế mẫu điển hình kèm theo Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.

5.2. Quy định về điểm tránh xe

Đối với các tuyến đường loại 2 (ngay cả đối với đường loại 1 khi cần thiết) được quy định trong Đề án phải lựa chọn vị trí thích hợp để bố trí chỗ xe tránh nhau ngược chiều; khoảng cách giữa các vị trí xe tránh nhau tùy thuộc vào lưu lượng và địa hình thực tế nhưng không lớn hơn 500m đối với đường loại 1 và không lớn hơn 300m đối với đường loại 2. Chiều rộng nền đường mở thêm từ 2,0m đến 3,0m đảm bảo đoạn tránh xe có nền đường tối thiểu 6,5m, chiều dài đoạn tránh xe từ 10m đến 15m kể cả đoạn vuốt nối; phần mở rộng thêm có thể kiên cố bằng bê tông xi măng như kết cấu tuyến chính để đảm bảo thuận lợi cho việc tránh xe.

5.3. Quy định về nút giao thông

Khi đường giao thông nông thôn giao nhau hoặc giao với các Quốc lộ, Đường tỉnh thì đoạn tuyến giao nhau nên chọn là đường thăng, có độ dốc dọc nhỏ, địa hình tương đối bằng phẳng, có tầm nhìn tốt. Hướng giao nhau cố gắng bố trí giao chính diện, nếu như giao chéo nhau thì góc giao nhau phải lớn hơn 45°. Các điểm giao nhau phải được vuốt nối đảm bảo đi lại êm thuận và tầm nhìn thông thoáng.

5.4. Về công tác phá đá, nổ mìn các tuyến đường mở mới, mở rộng có địa chất là đá

5.4.1. Đối với chính quyền địa phương và Chủ đầu tư

- Khi triển khai thi công các tuyến đường mở mới, mở rộng mà phải tiến hành nổ mìn để phá đá thì phải thông báo cho chính quyền, công an địa phương và nhân dân sống hoặc làm việc ở trong vùng nguy hiểm và giáp ranh. Kịp thời thông báo và sơ tán người, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm;

- Hạn chế nổ mìn phá đá ở những vị trí gần khu dân cư, cơ sở khám, chữa bệnh, khu vực có di tích lịch sử, văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, công trình quốc phòng an ninh hoặc công trình quan trọng của quốc gia,...Nếu tiến hành nổ mìn phải tổ chức giám sát các ảnh hưởng của sóng xung kính, chấn động, không khí đối với con người, đảm bảo an toàn cho người và các công trình xung quanh.

5.4.2. Đối với đơn vị, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động phá đá nổ mìn

- Quán triệt và thực hiện nghiêm Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nố và công cụ hỗ trợ ngày 20/6/2017, Thông tư số 32/2019/TT-BCT ngày 21/11/2019 của Bộ Công Thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất nổ;

- Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ phá đá, nổ mìn phải được huấn luyện, hướng dẫn nắm chắc về kỹ thuật, quy chuẩn trong công tác nổ mìn, có trình độ chuyên môn và chứng chỉ năng lực hoạt động phá đá nổ mìn. Phải có kế hoạch, phương án thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phải đảm bảo các yếu tố an toàn về vật liệu nổ công nghiệp, thiết bị gây nổ và các thiết bị điện, phòng chống sét, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, các công trình xung quanh và an toàn tuyệt đối về con người.

6. Quy định chế độ báo cáo định kỳ

6.1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp số liệu, báo cáo về việc xây dựng giao thông nông thôn, cụ thể như sau:

- Nội dung báo cáo: Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện xây dựng giao thông nông thôn trên địa bàn địa phương quản lý gồm: Các dự án thuộc Đề án phát triển giao thông nông thôn; các dự án theo cơ chế hỗ trợ của Đề án phát triển giao thông nông thôn và các dự án bằng cách lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình, dự án khác; Những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị trong quá trình thực hiện xây dựng giao thông nông thôn.

- Yêu cầu báo cáo: Đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ, phục vụ công tác tổng hợp số liệu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định, theo mẫu báo cáo tại Phụ biểu số 01, 02, 03 (Có chi tiết kèm theo).

- Thời gian chốt số liệu báo cáo hằng tháng: Số liệu báo cáo tình hình thực hiện giao thông nông thôn trên địa bàn địa phương quản lý tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo (khối lượng lũy kế tỉnh từ đầu năm đến thời điểm báo cáo hằng tháng).

- Thời gian gửi báo cáo: Thực hiện báo cáo định kỳ hằng tháng gửi về Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái trước ngày 16 hằng tháng.

* Trường hợp nộp báo cáo chậm, báo cáo cung cấp các thông tin, số liệu sai lệch thì thủ trưởng các đơn vị phải tự chịu trách nhiệm.

6.2. Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái tổng hợp số liệu xây dựng giao thông nông thôn báo cáo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 20 hằng tháng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành của tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn theo đúng các nội dung Hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

- Hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong việc lập hồ sơ thi công, hồ sơ dự toán, hồ sơ thanh, quyết toán công trình.

3. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

Tổ chức triển khai thực hiện các công trình đường giao thông nông thôn trên địa bàn thuộc Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025 theo đúng các nội dung Hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

Trên đây là Hướng dẫn thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025, yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCT Nguyễn Thế Phước;
- Các Sở: KHĐT, TC, XD, GTVT, NN&PTNT;
- Bộ Chỉ huy quân
sự tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Chánh, PCVP.UBND tỉnh (KT);
- Lưu: VT, XD.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Phước

 

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Yên Bái, ngày... tháng... năm...

BIÊN BẢN NGHIỆM THU VẬT LIỆU

Công trình: ……………………………………………………………………………………………….

Đối tượng nghiệm thu: ………………………………………………………………………………….

* Thành phần tham gia nghiệm thu:

2. Đại diện UBND xã (phường, thị trấn):

- Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………..

- Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………..

3. Đại diện thôn (bản, tổ dân phố):

- Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………..

- Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………..

4. Đại diện Ban Giám sát cộng đồng:

- Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………..

- Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………..

* Thời gian Nghiệm thu:

Bắt đầu……. ngày…… tháng…… năm...

Kết thúc…… ngày…… tháng…… năm...

6. Đánh giá khối lượng nghiệm thu

6.1. Tài liệu căn cứ để nghiệm thu

- Đề án phát triển Giao thông nông thôn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái ban hành kèm theo Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 và Quyết định số 3022/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.

- Hồ dự toán công trình theo Hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.

- Các tài liệu khác có liên quan...

6.2. Chất lượng vật liệu được nghiệm thu (đánh dấu X vào ô vuông để chọn):

- Đá:

Đạt

Không đạt

- Cát:

Đạt

Không đạt

- Xi măng:

Đạt

Không đạt

- Nước:

Đạt

Không đạt

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

7. Các ý kiến tham gia, đánh giá:

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

8. Kết luận:

Đồng ý hay không đồng ý nghiệm thu đưa vật liệu vào thi công………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

 

Đại diện
Thôn (bản, tổ dân phố)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Đại diện
Ban Giám sát cộng đồng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện
UBND xã (phường, thị trấn)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Yên Bái, ngày... tháng... năm ...

BIÊN BẢN NGHIỆM THU HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

Công trình: ……………………………………………………………………………………………….

Đối tượng nghiệm thu: ………………………………………………………………………………….

* Thành phần tham gia nghiệm thu:

1. Đại diện Phòng chuyên môn của UBND cấp huyện: ……………………………………………..

- Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………..

- Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………..

2. Đại diện Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) …………………………………………………..

- Ông: ………………………………………………………………………………………………………

- Ông: ………………………………………………………………………………………………………

3. Đại diện thôn (bản, tổ dân phố): …………………………………………………………………….

- Ông: ……………………………………………………………………………………………………..

- Ông: …………………………………………………………………………………………………….

4. Đại diện Ban Giám sát cộng đồng:

- Ông: …………………………………………………………………………………………………….

- Ông: ……………………………………………………………………………………………………..

* Thời gian Nghiệm thu:

Bắt đầu……. ngày….. tháng….. năm...

Kết thúc……. ngày….. tháng….. năm...

4. Tài liệu căn cứ để nghiệm thu

- Đề án phát triển Giao thông nông thôn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái ban hành kèm theo Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 và Quyết định số 3022/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.

- Hồ sơ dự toán công trình theo Hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.

- Các tài liệu khác có liên quan.

5. Đánh giá chất lượng công việc xây dựng

- Về nền đường: (Đánh giá độ ổn định nền đường, bề rộng nền đường, độ bằng phẳng...) ………………………………………………………………………………………………………….

- Về mặt đường: (Đánh giá bề rộng mặt đường, độ bằng phẳng...)

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

6. Về khối lượng thi công

STT

Nội dung nghiệm thu

Dự toán

Thực tế thi công

Chênh lệch tăng (giảm)

1

Chiều dài tuyến

 

 

 

2

Nền đường (nếu có)

 

 

 

-

Khối lượng đào

 

 

 

-

Khối lượng đắp

 

 

 

3

Chiều rộng mặt đường

 

 

 

4

Chiều dày mặt đường

 

 

 

5

Khối lượng bê tông

 

 

 

6

Khối lượng bê tông phát sinh

 

 

 

7

Số lượng cống thoát nước

 

 

 

8

....

 

 

 

7. Các ý kiến tham gia, đánh giá

……………………………………………………………………………………………………………..

* Ý kiến của đại diện ban giám sát cộng đồng

……………………………………………………………………………………………………………..

8. Kết luận

……………………………………………………………………………………………………………..

 

Đại diện Phòng chuyên môn của UBND huyện

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện thôn (bản, tổ dân phố)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện Ban Giám sát cộng đồng

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Yên Bái, ngày... tháng... năm....

BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH

Công trình: ……………………………………………………………………………………………….

Đối tượng nghiệm thu: ………………………………………………………………………………….

* Thành phần tham gia nghiệm thu:

1. Đại diện Phòng chuyên môn của UBND cấp huyện: …………………………………………….

- Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………..

- Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………..

2. Đại diện Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) …………………………………………………..

- Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………..

- Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………..

3. Đại diện thôn (bản, tổ dân phố): …………………………………………………………………….

- Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………..

- Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………..

4. Đại diện Ban Giám sát cộng đồng:

- Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………..

- Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………..

* Thời gian Nghiệm thu:

Bắt đầu……. ngày……. tháng……. năm ……

Kết thúc…… ngày……. tháng ……..năm ……

5. Tài liệu căn cứ để nghiệm thu

- Đề án phát triển Giao thông nông thôn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái ban hành kèm theo Quyết định số 3446/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 và Quyết định số 3022/QĐ-UBND ngày 30/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.

- Hồ sơ dự toán công trình theo Hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.

- Các tài liệu khác có liên quan.

6. Chất lượng công việc xây dựng

- Về kỹ thuật thi công: ………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

7. Về khối lượng thi công

STT

Nội dung nghiệm thu

Dự toán

Thực tế thi công

Chênh lệch tăng (giảm)

1

Chiều dài tuyến

 

 

 

2

Nền đường (nếu có)

 

 

 

-

Khối lượng đào

 

 

 

-

Khối lượng đắp

 

 

 

3

Chiều rộng mặt đường

 

 

 

4

Chiều dày mặt đường

 

 

 

5

Khối lượng bê tông

 

 

 

6

Khối lượng bê tông phát sinh

 

 

 

7

Khối lượng của cống thoát nước

 

 

 

8

....

 

 

 

8. Các ý kiến tham gia, đánh giá

………………………………………………………………………………………………………………

* Ý kiến của đại diện ban giám sát cộng đồng

………………………………………………………………………………………………………………

9. Kết luận

Công trình đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu ……………………………………………………….

 

Đại diện Phòng chuyên môn của UBND huyện

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện thôn (bản, tổ dân phố)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện Ban Giám sát cộng đồng

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 


Đơn vị báo cáo: UBND huyện, thị, thành phố…………………..

PHỤ BIỂU SỐ 01: KẾT QUẢ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GTNT THUỘC ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GTNT NĂM

(Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng báo cáo, khối lượng lũy kế từ đầu năm đến tháng báo cáo)

STT

Tên công trình

Kinh phí giao

Kế hoạch đã được phê duyệt

Khối lượng thực hiện

Kinh phí thực hiện (giải ngân)

Xã, thôn đặc biệt khó khăn (đánh dấu X)

Tổng

Trong đó

tông hóa (Km)

Cạp mở rộng nền, mặt đường

Đường đất mở mới, mở rộng (Km)

Công trình thoát nước (cái)

Bê tông hóa (Km)

Cạp mỡ rặng nền, mặt dưỡng

Đường đất mở mới, mở rộng (Km)

Công trình thoát nước (cái)

Tổng

Trong đó

NS tỉnh

NS huyện

Huy động hợp pháp và nhân dân đóng góp

Chiều dài

B mặt

B nền

Chiều dài

B mặt

B mặt mới

B nền cũ

B nền mới

Chiu dài

B nền

Cầu

Cống

Chiều dài

B mặt

B nền

Chiều dài

B mặt cũ

B mặt mới

B nền cũ

B nền mới

Chiều dài

B nền

Cầu

Cống

NS tỉnh

NS huyện

Huy động hợp pháp và nhân dân đóng góp

 

TỔNG CỘNG:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

DỰ ÁN CHUYỂN TIẾP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

XÃ A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công trình A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Công trình B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

XÃ B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công trình A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Công trình B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

DỰ ÁN MỚI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

XÃ A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công trình A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Công trình B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

XÃ B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công trình A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Công trình B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị báo cáo: UBND huyện, thị, thành phố

PHỤ BIỂU SỐ 02: KẾT QUẢ XÂY DỰNGCÁC CÔNG TRÌNH GTNT THEO CƠ CHẾ HỖ TRỢ CỦA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GTNT NĂM

(Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng báo cáo, khối lượng lũy kế từ đầu năm đến tháng báo cáo)

STT

 

 

Kinh phí đã giao

Kế hoạch đã được phê duyệt

Khối lượng thực hiện

Kinh phí thực hiện (giải ngân) (triệu đồng)

 

Tên công trình

Tổng

Trong đó

Bê tông hóa (Km)

Cạp mở rộng nền, mặt đường

Đường đất mở mới, mở rộng (Km)

Công trình thoát nước (cái)

Bê tông hóa (Km)

Cạp mở rộng nền, mặt đường

Đường đất mở  mới, mở rộng (Km)

Công trình thoát nước (cái)

Tổng

Vốn NSTW, Vốn NS tỉnh

Vốn của huyện

Vốn khác (135, WB,...)

Huy động hp pháp và nhân dân đóng góp

Xã, thôn đặc biệt khó khăn (đánh dấu X)

NS tỉnh

NS huyện

Huy động hợp pháp và nhân dân đóng góp

Chiều dài

B mặt

B nn

Chiều dài

B mặt cũ

B mặt mới

B nền cũ

B nền mới

Chiều dài

B mặt

B nền

Cầu

Cống

Chiều dài

B mặt

B nền

Chiều dài

B mặt

B mặt mới

B nền cũ

B nền mới

Chiều dài

B mặt

B nền

Cầu

Cống

 

TỔNG CỘNG:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

DỰ ÁN CHUYỂN TIẾP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

XÃ A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công trình A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Công trình B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công trình A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Công trình B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

DỰ ÁN MỚI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công trình A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Công trình B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công trình A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Công trình B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn v báo cáo: UBND huyện, thị, thành phố…………………..

PHỤ BIỂU SỐ 03: KẾT QUẢ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GTNT BẰNG CÁCH LỒNG GHÉP CÁC NGUỒN VỐN, CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHÁC NĂM…..

(Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng báo cáo, khối lượng lũy kể từ đầu năm đến tháng báo cáo)

STT

Năm thực hiện

Kinh phí giao

Kế hoạch dã được phê duyệt

Khối lượng thực hiện

Kinh phi thực hiện (giải ngân) (triệu đồng)

Xã, thôn đặc biệt khó khăn (đánh dấu X)

Tổng

Trong đó

Bê tông hóa (Km)

Cạp mở rộng nền, mặt đường

Đường đất m mới, m rộng (Km)

Công trình thoát nước (cái)

Bê tông hóa (Km)

Cạp mở rộng nền, mặt đường

Đường đất mở mới, mở rộng (Km)

Công trình thoát nước cái

Tổng

Vốn NSTW, vốn NS tình

Vốn của huyện

Vốn khác (135, WB,..)

Huy động hợp pháp vì nhân dân đóng góp

NS tỉnh

NS huyện

Huy động hợp pháp và nhân dân đóng góp

Chiều dài

B mặt

B nền

Chiều dài

B mặt cũ

B mặt mới

B nền

B nền mới

Chiều dài

B mặt

B nền

Cầu

Cống

Chiều dài

B mặt

B nền

Chiều dài

B mặt cũ

B mặt mới

B nền

B nền mới

Chiều dài

B mặt

B nền

Cầu

Cống

 

TỔNG CỘNG:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

DỰ ÁN CHUYỂN TIẾP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

XÃ A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công trình A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Công trình B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

XÃ B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công trình A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Công trình B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

DỰ ÁN MỚI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

XÃ A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công trình A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Công trình B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

XÃ B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Công trình A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Công trình B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2022 thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025

Số hiệu: 01/HD-UBND
Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
Người ký: Nguyễn Thế Phước
Ngày ban hành: 17/01/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [9]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Hướng dẫn 01/HD-UBND năm 2022 thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…