Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CÔNG ƯỚC

VỀ TẠO THUẬN LỢI TRONG GIAO THÔNG HÀNG HẢI QUỐC TẾ NĂM 1965

(Bản hợp nhất với sửa đổi năm 2002)

LỜI NÓI ĐẦU

Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải Quốc tế (Công ước FAL) được Hội nghị Quốc tế về tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông và vận tải hàng hải thông qua ngày 9 tháng 4 năm 1965. Công ước có hiệu lực ngày 05 tháng 3 năm 1967.

Mục đích của Công ước này là nhằm tạo thuận lợi giao thông vận tải hàng hải bằng việc đơn giản hóa và giảm thiểu các thủ tục, các quy trình và  yêu cầu về giấy tờ liên quan tới việc đến, lưu lại và rời cảng của tàu hoạt động trên các tuyến quốc tế. Công ước được xây dựng để đáp ứng mối quan tâm quốc tế ngày càng tăng về việc đòi hỏi quá mức cần thiết các giấy tờ yêu cầu đối với vận tải thương mại. Theo thông lệ, một khối lượng lớn các giấy tờ về tàu, thuyền bộ và hành khách, hành lý, hàng hoá và thư từ cần phải xuất trình cho hải quan, nhập cảnh, y tế và các cơ quan có thẩm quyền khác liên quan tới. Các thủ tục giấy tờ không cần thiết đang là một vướng mắc trong hầu hết các ngành. Tuy nhiên,  thói quan liêu tiềm ẩn trong ngành vận tải biển có lẽ lớn hơn nhiều so với các ngành khác vì bản chất quốc tế của nó và sự bằng lòng chấp thuận các thủ tục và quy trình đó có tính truyền thống.

Công ước nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải và giải thích tại sao các cơ quan và các nhà khai thác nên xem xét chấp thuận một hệ thống giấy tờ mẫu do IMO xây dựng và Hội đồng IMO khuyến nghị để sử dụng rộng rãi. Các quốc gia tham gia Công ước đảm trách việc đưa tính đồng nhất và tính đơn giản vào việc tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế.

Phụ lục của Công ước bao gồm các quy tắc về đơn giản hóa thủ tục, các quy trình và yêu cầu về giấy tờ liên quan tới việc đến, lưu lại và rời cảng của tàu, và cụ thể giảm xuống chỉ còn 8 tờ khai do các cơ quan chức năng yêu cầu.

Đó là: Tờ khai tổng hợp, Tờ khai hàng hóa, Tờ khai các kho dự trữ của tàu, Tờ khai hành lý của thuyền viên, Danh sách thuyền viên, Danh sách hành khách, hai tờ khai do Công ước Bưu chính Thế giới và  Quy tắc về Y tế Thế giới yêu cầu IMO đã xây dựng các mẫu chuẩn hoá cho 6 tờ khai đầu nói trên.

Là một hình thức trợ giúp để tuân thủ, phụ lục của Công ước này bao gồm "Các tiêu chuẩn" và "Các khuyến nghị thực hiện" về các thủ tục, các quy trình và yêu cầu về giấy tờ áp dụng khi tàu đến, lưu lại và rời cảng, thuyền bộ, hành khách, hành lý, và hàng hoá.

Sửa đổi của Công ước

Mặc dầu, Công ước được công nhận là đã đóng góp một phần quan trọng vào việc xóa bỏ hàng rào thương mại, nhưng giá trị của nó nhiều năm nay đã bị hạn chế bởi một trở ngại quan trọng - Đó là quy trình sửa đổi. Một sửa đổi yêu cầu phải được hai phần ba các nước ký kết  chấp thuận hoàn toàn và trên thực tế điều này khó có thể trở thành hiện thực. Do đó, một quy trình mới ra đời có tên là" Mặc nhiên chấp thuận" theo đó các sửa đổi tự động có hiệu lực vào một thời điểm được chọn trước nếu các sửa đổi đó không bị một phần ba các nuớc phê chuẩn Công ước, có hiệu lực năm 1984 (Điều VII) bác bỏ. Đầu năm 1986 quy trình chấp thuận mới được áp dụng để thông qua các sửa đổi đưa ra trước đây cho phép sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu tự động và các kỹ thuật khác. Các sửa đổi này có hiệu lực vào tháng 10 cùng năm.

Sửa đổi năm 1990 có hiệu lực ngày 1 tháng 9 năm 1991 với nội dung tạo  thuận lợi về thủ tục cho hành khách bao gồm cả người cao tuổi và người khuyết tật. Sửa đổi cũng liên quan tới việc ngăn ngừa các hoạt động bất hợp pháp đối với an toàn hàng hải và kiểm soát buôn lậu ma tuý.

Sửa đổi năm 1992 có hiệu lực ngày 01 tháng 9 năm 1993 có liên quan tới các phần về làm thủ tục hàng hóa, hành khách, thuyền bộ và hành lý, thủ tục và yêu cầu về đến và đi của tàu, kiểm dịch và y tế công cộng, bao gồm cả các biện pháp an toàn vệ sinh đối với động thực vật, và giới hạn trách nhiệm của chủ tàu. Sửa đổi cũng đã đưa ra các định nghĩa mới về các biện pháp an ninh và các giấy tờ về giao thông vận tải cũng như các phần mới về kỹ thuật xử lý dữ liệu điện tử, quà biếu cá nhân, hàng mẫu, thủ tục và phí lãnh sự, xuất trình thông tin truớc khi nhập khẩu, thủ tục đối với trang thiết bị chuyên dùng cũng như các tài liệu bị giả mạo. Ngoài ra, trong lần sửa đổi lần này cấu trúc của Phụ lục cũng được thay đổi.

Sửa đổi năm 1996 có hiệu lực ngày 01 tháng 5 năm 1997 liên quan tới các phần về nội dung và mục đích của giấy tờ, các thủ tục và yêu cầu đến và đi của tàu, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu du lịch và tàu vận chuyển hành khách, các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thuyền viên của các tàu hoạt động trên các tuyến quốc tế - đi bờ, thủ tục nhập khẩu hàng hóa, Uỷ ban quốc gia về tạo điều kiện thuận lợi. Sửa đổi này đưa ra các tiêu chuẩn mới về đối tượng không được phép nhập cảnh và một khuyến nghị mới được áp dụng đối với thủ tục nhập cảnh trước khi tàu đến.

Ấn phẩm này bao gồm nguyên bản Công ước có hiệu lực ngày 1 tháng 5 năm 1997 và nguyên bản các Nghị quyết khác nhau đã được thông qua tại Hội nghị 1965, nguyên bản của một nghị quyết được Đại Hội đồng của Tổ chức thông qua ngày 19 tháng 11 năm 1987 (Nghị quyết A.628 (15) và thông tin bổ sung về các yêu cầu tạo thuận lợi, cụ thể là các mẫu FAL của IMO, các mã hiệu vận tải biển đơn giản hơn, Bộ luật IMDG - Lập chứng từ về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, định dạng mẫu chữ tham khảo tại Tiêu chuẩn 3.3.1, một danh sách các giấy chứng nhận và giấy tờ yêu cầu phải có trên tàu và một phần bổ sung  vào phụ lục của Công ước FAL gồm các thông tin về thông báo của các nước thành viên Công ước khi có sự khác nhau giữa tập quán quốc gia và tiêu chuẩn của Công ước và về việc thông qua các khuyến nghị thực hiện.

 

PHỤ LỤC

CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA CÔNG ƯỚC TẠO THUẬN LỢI TRONG GIAO THÔNG HÀNG HẢI QUỐC TẾ

(Phụ lục A của Đạo luật cuối cùng - Hội nghị 1965)

NGUYÊN BẢN PHỤ LỤC CỦA CÔNG ƯỚC

(Phụ lục B của Đạo luật cuối cùng)

MỤC 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

A. Định nghĩa

B. Điều khoản chung

C. Kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng phương pháp điện tử

 D. Người buôn lậu ma túy bất hợp pháp

MỤC 2. SỰ ĐẾN, LƯU LẠI VÀ ĐI CỦA TÀU

A. Tổng quát

B. Nội dung và mục đích của giấy tờ

C. Giấy tờ khi đến cảng

D. Giấy tờ khi rời cảng

E. Sự cập cảng liên tiếp từ hai cảng trở lên tại cùng một quốc gia

F. Hoàn thành thủ tục giấy tờ

G. Những sai sót khi lập giấy tờ và các chế tài phạt

H. Các biện pháp đặc biệt về tạo thuận lợi cho tàu cập cảng nhằm đưa thành viên của thuyền bộ, hành khách hoặc các đối tượng khác bị ốm hoặc thương lên bờ để điều trị y tế khẩn cấp.

MỤC 3. SỰ ĐẾN VÀ RỜI CỦA CÁC THỂ NHÂN

A. Các thủ tục và yêu cầu về đến và đi

B. Các biện pháp tạo thuận lợi khi làm thủ tục hàng hoá, hành khách, thuyền bộ và hành lý

C. Các thiết bị đặc biệt để vận chuyển bằng đường biển người cao tuổi và hành khách khuyết tật

D. Tạo thuận lợi cho tàu du lịch và hành khách du lịch bằng đường biển

E. Các biện pháp đặc biệt tạo thuận lợi cho hành khách quá cảnh

F. Các biện pháp tạo thuận lợi cho tàu hoạt động trong lĩnh vực khoa học

G. Các biện pháp khác tạo thuận lợi cho người nước ngoài thuộc thuyền bộ của tàu hoạt động trên các tuyến Quốc tế - Đi bờ

MỤC 4. NGƯỜI TRỐN TÀU RA NƯỚC NGOÀI

A. Những quy định chung

 B. Giải pháp ngăn ngừa

 C. Biện pháp xử lýy người trốn tàu ra nước ngoài trong khi ở trên tàu

 D. Sự đi chệch đường của tàu theo tuyến đã được xác định

 E. Sự rời tàu lên bờ và trở lại của một người trốn tàu ra nước ngoài

MỤC 5. SỰ ĐẾN, LƯU LẠI VÀ ĐI CỦA HÀNG HÓA VÀ CÁC ĐỒ VẬT KHÁC

A. Tổng quát

B. Thông quan hàng hoá

C. Hàng container và hàng palet

D. Hàng hóa không được dỡ tại cảng đích theo dự định

E. Giới hạn trách nhiệm của chủ tàu

MỤC 6. Y TẾ CÔNG CỘNG VÀ KIỂM DỊCH, KỂ CẢ CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN VỆ SINH ĐỐI VỚI  ĐỘNG THỰC VẬT

MỤC 7. CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC

A. Trái phiếu và các hình thức bảo đảm khác

B. Các dịch vụ tại cảng

C. Trợ giúp khẩn cấp

D. Ủy ban Quốc gia về tạo thuận lợi

CÁC NGHỊ QUYẾT DO HỘI NGHỊ THÔNG QUA

(Phụ lục C của Đạo luật cuối cùng)

Nghị quyết 1 - Khuyến khích chấp thuận và phê chuẩn công ước

Nghị quyết 2 - Chấp thuận tiêu chuẩn

Nghị quyết 3 - Hình thành các Uỷ ban cấp khu vực và cấp quốc gia

Nghị quyết 4 - Thành lập nhóm làm việc đặc biệt

Nghị quyết 5 - Công việc tương lai về tạo thuận lợi

Nghị quyết 6 - Tạo thuận lợi trong giao thông và du lịch quốc tế

NGHỊ QUYẾT DO ĐẠI HỘI ĐỒNG THÔNG QUA

Nghị quyết A.628(15) - Áp dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu tự động (ADP) như nêu tại Công uớc tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế 1965 sửa đổi

THÔNG TIN BỔ SUNG VỀ CÁC YÊU CẦU TẠO THUẬN LỢI

 Phụ lục 1 - Các mẫu FAL của IMO

 Phụ lục 2 - Các mã hiệu vận tải biển đơn giản hơn

 Phụ lục 3 - Bộ luật IMDG: Lập chứng từ vận chuyển hàng nguy hiểm bằng hàng hải

 Phụ lục 4 - Định dạng mẫu chữ tham khảo tại Tiêu chuẩn 3.3.1

 Phụ lục 5 - Các giấy chứng nhận và giấy tờ yêu cầu cần có trên tàu

 Phụ lục 6 - Phần bổ sung phụ lục của Công ước: Sự khác biệt giữa tập quán quốc gia của các Chính phủ tham gia và tiêu chuẩn và các khuyến nghị thực hiện nêu tại phụ lục như đã thông báo cho IMO.

 

CÔNG ƯỚC

VỀ TẠO THUẬN LỢI TRONG GIAO THÔNG HÀNG HẢI QUỐC TẾ 1965

CÁC CHÍNH PHỦ THAM GIA:

Mong muốn tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải thông qua việc đơn giản hóa và giảm tới mức tối thiểu các thủ tục, quy trình và yêu cầu về hồ sơ giấy tờ đối với tàu hoạt động trên tuyến quốc tế khi đến, lưu lại và rời cảng

Đã thỏa thuận như sau:

Điều I

Các Chính phủ tham gia thực hiện việc thông quan, phù hợp với các điều và phụ lục của Công ước này, tất cả các biện pháp thích hợp nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy giao thông hàng hải quốc tế và ngăn ngừa sự chậm trễ không cần thiết cho tàu, các thể nhân và tài sản trên tàu.

Điều II

(1) Các Chính phủ tham gia thực hiện hợp tác, phù hợp với các điều khoản của Công ước này, trong việc xây dựng và áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi khi  tàu đến, lưu lại và đi. Các biện pháp như vậy ở mức thực thi cao nhất sẽ không được kém thuận lợi hơn so với các biện pháp áp dụng đối với các phương tiện vận tải quốc tế khác; tuy nhiên, các biện pháp này có thể áp dụng khác đi tùy theo từng yêu cầu cụ thể.

(2) Các biện pháp tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế đưa ra theo Công ước và phụ lục của Công uớc này sẽ được áp dụng bình đẳng đối với tàu của các Quốc gia ven biển và không ven biển mà Chính phủ của các quốc gia đó là các thành viên của Công ước này.

(3) Các điều khoản của Công uớc này không áp dụng đối với tàu quân sự hoặc các loại tàu giải trí.

Điều III

Các Chính phủ tham gia thực hiện hợp tác trong việc đảm bảo mức độ thực thi cao nhất tính đồng nhất các thủ tục, quy trình và yêu cầu về hồ sơ giấy tờ trong tất cả các vấn đề mà tính đồng nhất đó sẽ tạo thuận lợi và cải thiện giao thông hàng hải quốc tế và hạn chế ở mức tối thiểu các thay đổi về thủ tục, quy trình và yêu cầu hồ sơ giấy tờ cần thiết đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của thực trạng trong nước.

Điều IV

Để đạt được mục đích nêu tại các điều khoản trên của Công ước, các Chính phủ tham gia phải tiến hành hợp tác với nhau hoặc thông qua Tổ chức Tư vấn hàng hải liên Chính phủ* (sau đây gọi là "Tổ chức") về các vấn đề liên quan tới thủ tục, quy trình và yêu cầu về hồ sơ giấy tờ cũng như việc áp dụng vào giao thông hàng hải quốc tế.

Điều V

(1) Không điều gì trong Công ước này hoặc các phụ lục của Công ước đuợc hiểu như là ảnh hưởng tới việc ngăn cản việc áp dụng bất kỳ các biện pháp thuận lợi hơn nào khác mà một Chính phủ tham gia trong tuơng lai dành hoặc có thể dành cho giao thông hàng hải quốc tế theo luật của Quốc gia đó hoặc các điều khoản của bất kỳ một thỏa thuận quốc tế nào khác.  

(2) Không điều gì trong Công ước này hoặc các phụ lục của Công ước đuợc hiểu như là ảnh hưởng tới việc ngăn cản một Chính phủ tham gia vào việc áp dụng các biện pháp tạm thời mà Chính phủ đó xem là cần thiết để bảo tồn đạo đức xã hội, trật tự và an ninh hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện và lan tràn các dịch bệnh, loài gây hại tới sức khoẻ cộng đồng, động, thực vật.

(3) Tất cả các vấn đề không được nêu ra trong Công uớc này sẽ áp dụng theo luật pháp của các Chính phủ tham gia.

Điều VI

Vì mục đích của Công ước này và các phụ lục của nó:

(a) Các tiêu chuẩn là những biện pháp mà các Quốc gia tham gia Công ước thấy cần thiết và có thể áp dụng một cách đồng bộ để tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế;

(b) Các khuyến nghị thực hiện là những biện pháp mà các Quốc gia tham gia mong muốn áp dụng nhằm tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế.

Điều VII

(1) Phụ lục của Công ước này có thể đuợc sửa đổi bởi các Chính phủ tham gia, hoặc do một trong số các Chính phủ tham gia đề xuất hoặc triệu tập Hội nghị cho mục đích đó.

(2) Bất kỳ một Chính phủ tham gia nào cũng có thể đề xuất sửa đổi đối với phụ lục bằng việc chuyển một bản dự thảo sửa đổi lên Tổng thư ký của Tổ chức (sau đây gọi là Tổng Thư ký):

(a) Bất kỳ một sửa đổi nào được đề xuất theo mục này sẽ được Uỷ ban tạo thuận lợi của tổ chức xem xét miễn là nó được gửi ít nhất ba tháng truớc khi Uỷ ban này họp. Nếu được hai phần ba các Chính phủ tham gia có mặt bỏ phiếu thông qua, thì sửa đổi sẽ được Tổng Thư ký thông báo tới tất cả các Chính phủ tham gia.

(b) Bất kỳ một sửa đổi nào của phụ lục được đề xuất theo mục này sẽ có hiệu lực sau 15 tháng kể từ khi Tổng Thư ký gửi đề xuất sửa đổi tới tất cả các Chính phủ tham gia trừ phi trong vòng 12 tháng sau khi gửi đề xuất sửa đổi có ít nhất một phần ba các Chính phủ tham gia thông báo cho Tổng Thư ký bằng văn bản rằng họ không chấp thuận đề xuất sửa đổi đó.

(c) Tổng Thư ký sẽ thông báo tới tất cả các Chính phủ tham gia về bất kỳ một thông báo nào nhận được theo mục (b) và ngày có hiệu lực.

(d) Các Chính phủ tham gia không chấp thuận sửa đổi sẽ không bị ràng buộc bởi các sửa đổi đó nhưng sẽ tuân theo các thủ tục được nêu tại Điều VIII của Công ước này.

(3) Một Hội nghị cho Chính phủ tham gia để xem xét sửa đổi phụ lục sẽ được Tổng Thư ký triệu tập khi có ít nhất một phần ba các Chính phủ tham gia này yêu cầu. Mỗi sửa đổi đuợc đa số hai phần ba các Chính phủ tham gia có mặt bỏ phiếu thông qua tại Hội nghị sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể từ ngày Tổng Thư ký thông báo tới các Chính phủ tham gia về sửa đổi được thông qua

(4) Tổng Thư ký sẽ nhanh chóng thông báo tới tất cả các Chính phủ ký kết về việc thông qua và có hiệu lực của bất kỳ một sửa đổi nào theo điều này.

Điều VIII

(1) Bất kỳ một Chính phủ tham gia nào nhận thấy rằng không thể tuân thủ một tiêu chuẩn nào đó bằng việc điều chỉnh các thủ tục, quy trình hoặc yêu cầu về giấy tờ riêng của mình cho phù hợp với tiêu chuẩn đó hoặc có lý do đặc biệt để ban hành các thủ tục, quy trình hoặc yêu cầu về giấy tờ khác với tiêu chuẩn đó thì Quốc gia đó sẽ phải thông báo cho Tổng thư ký về những khác biệt giữa tập quán riêng của nước mình và tiêu chuẩn đó. Thông báo như vậy sẽ đuợc gửi càng sớm càng tốt ngay sau khi Công ước này có hiệu lực đối với Chính phủ liên quan, hoặc sau khi thông qua những thủ tục, quy trình hoặc yêu cầu về giấy tờ khác biệt đó.

(2) Thông báo của một Chính phủ tham gia về bất kỳ sự khác biệt nào như vậy trong trường hợp có sửa đổi của một tiêu chuẩn hoặc một tiêu chuẩn mới vừa được thông qua sẽ được gửi lên Tổng thư ký ngay sau khi tiêu chuẩn được sửa đổi hay vừa thông qua có hiệu lực, hoặc sau khi ban hành những quy trình, thủ tục hoặc yêu cầu về giấy tờ có khác biệt đó, và có thể bao gồm cả phuơng pháp đề xuất thực hiện nhằm đưa các thủ tục, quy trình hoặc yêu cầu về giấy tờ có khác biệt đó hài hòa với tiêu chuẩn sửa đổi hoặc mới thông qua.

(3) Các Chính phủ tham gia nhất thiết phải điều chỉnh các quy trình, thủ tục hoặc yêu cầu về giấy tờ của mình cho phù hợp với các thông lệ được khuyến nghị thực hiện. Ngay sau khi bất kỳ một Chính phủ tham gia nào đã điều chỉnh quy trình, thủ tục hoặc yêu cầu về giấy tờ của mình phù hợp với các thông lệ khuyến nghị thực hiện, thì Chính phủ đó phải thông báo cho Tổng Thư ký.

(4) Tổng Thư ký sẽ thông báo tới tất cả các Chính phủ tham gia về bất kỳ một thông báo nào được gửi lên Tổng Thư ký phù hợp với nội dung các mục nói trên của Điều này.

Điều IX

Tổng Thư ký sẽ triệu tập Hội nghị của các Chính phủ tham gia vì mục đích sửa đổi hoặc bổ sung Công ước này theo yêu cầu của không dưới một phần ba các Chính phủ tham gia. Bất kỳ một sửa đổi hoặc bổ sung nào sẽ được thông qua nếu có đại đa số hai phần ba số phiếu nhất trí của Hội nghị, sau đó được Tổng Thư ký xác nhận và gửi tới tất cả các Chính phủ tham gia để chấp thuận. Một năm sau khi hai phần ba các Chính phủ tham gia chấp thuận sửa đổi hoặc bổ sung, thì mỗi sửa đổi hoặc bổ sung đó sẽ có hiệu lực đối với tất cả các Chính phủ tham gia trừ các Chính phủ có thông báo không chấp thuận sửa đổi hoặc bổ sung trước khi nó có hiệu lực. Hội nghị được đại đa số hai phần ba bỏ phiếu quyết định vào thời điểm thông qua một sửa đổi hoặc bổ sung mà có bấy kỳ một Chính phủ tham gia nào có thông báo như nói trên và không chấp thuận sửa đổi hoặc bổ sung trong vòng một năm sau khi sửa đổi hoặc bổ sung có hiệu lực sẽ, dựa theo ngày hết hạn của thời kỳ này, ngừng là một bên của Công ước.

Điều X

(1) Công ước này sẽ để ngỏ để lấy chữ ký trong vòng 6 tháng kể từ ngày này và sau đó sẽ để ngỏ để phê chuẩn.

(2) Chính phủ các quốc gia thành viên của Liên Hợp quốc, hoặc của bất kỳ một tổ chức chuyên ngành nào, hoặc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, hoặc các bên của Tòa Công lý Quốc tế có thể trở thành các bên của Công ước này bằng việc:

(a) Ký không bảo lưu để chấp thuận

(b) Ký bảo lưu để chấp thuận và sau đó chấp thuận

(c) Phê chuẩn

Chấp thuận hoặc phê chuẩn sẽ có hiệu lực khi đệ trình một văn kiện lên Tổng thư ký.

(3) Chính phủ của bất kỳ một Quốc gia nào không có quyền trở thành thành viên theo mục (2) của Điều này có thể đệ đơn lên Tổng Thư ký để trở thành thành viên và sẽ được kết nạp là thành viên theo quy định của mục (2), miễn là đơn trình của Chính phủ đó đã được hai phần ba các thành viên của Tổ chức không kể các thành viên liên kết thông qua.

Điều XI

Công uớc này sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày các Chính phủ của ít nhất 10 Quốc gia hoặc đã ký không bảo lưu để chấp thuận hoặc đã đệ trình văn kiện chấp thuận hay phê chuẩn. Công ước sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày đệ trình văn kiện chấp thuận hay phê chuẩn của Chính phủ chấp thuận hoặc phê chuẩn sau đó.

Điều XII

Sau ba năm khi Công ước này có hiệu lực đối với một Chính phủ tham gia, thì Chính phủ đó có thể tuyên bố bãi ước Công ước bằng việc thông báo bằng văn bản lên Tổng Thư ký, sau đó Tổng Thư ký sẽ thông báo tới tất cả các Chính phủ tham gia về nội dung và ngày nhận đuợc thông báo bãi ước. Một thông báo bãi ước như vậy sẽ có hiệu lực sau một năm hoặc một thời gian lâu hơn nếu có nêu cụ thể trong thông báo, kể từ khi Tổng Thư ký nhận được văn bản thông báo.

Điều XIII

(1)

(a) Liên Hợp Quốc, trong trường hợp nếu họ là Cơ quan công quyền một lãnh thổ, hoặc bất kỳ một Chính phủ tham gia nào chịu trách nhiệm về các mối quan hệ quốc tế với một lãnh thổ, thì ngay lập tức thảo luận với vùng lãnh thổ đó cho mục đích mở rộng Công ước này tới vùng lãnh thổ đó, và có thể vào bất cứ thời điểm nào thông báo cho Tổng thư ký bằng văn bản tuyên bố rằng Công ước sẽ được áp dụng tại lãnh thổ đó.

(b) Công ước này sẽ được áp dụng tới lãnh thổ kể từ ngày nhận được thông báo hoặc một ngày nào khác được nêu cụ thể trong thông báo.

(c) Các khoản của Điều VIII của Công ước này sẽ áp dụng cho bất kỳ lãnh thổ nào mà Công ước được áp dụng tới theo Điều này; vì mục đích này, cụm từ "Các thủ tục, các quy trình hoặc yêu cầu riêng của mình về giấy tờ "sẽ báo gồm cả các giấy tờ nói trên đang có hiệu lực tại lãnh thổ đó.

(d) Công ước này sẽ ngừng áp dụng tới bất kỳ lãnh thổ nào sau một năm khi Tổng thư ký nhận được thông báo về việc này, hoặc một ngày muộn hơn được nêu cụ thể trong đó.

(2) Tổng thư ký sẽ thông báo tới tất cả các Chính phủ tham gia về việc mở rộng phạm vi áp dụng Công ước này tới bất kỳ lãnh thổ nào theo mục (1) của Điều này, nêu rõ trong từng trường hợp ngày Công ước bắt đầu được mở rộng như vậy.

Điều XIV

Tổng thư ký sẽ thông báo tới tất cả các Chính phủ ký kết, các Chính phủ tham gia và tất cả các thành viên của Tổ chức về:

(a) Các chữ ký ký vào Công ước này và thời điểm ký;

(b) Văn kiện đệ trình chấp thuận và phê chuẩn và thời điểm đệ trình;

(c) Thời điểm Công uớc có hiệu lực theo Điều XI;

(d) Bất kỳ thông báo nào nhận được theo các Điều XII và XIII và thời điểm nhận;

(e) Việc triệu tập bất kỳ hội nghị nào theo các Điều VII hoặc IX.

Điều XV

Công ước này và các phụ lục của nó sẽ đuợc đệ trình lên Tổng thư ký, sau đó Tổng thư ký sẽ gửi các bản sao được chứng thực tới các Chính phủ tham gia và các Chính phủ ký kết. Ngay sau khi Công ước này có hiệu lực, Tổng thư ký sẽ đăng ký sổ theo Điều 102 Hiến chương của Liên hợp quốc.

Điều XVI

Công ước này và các phụ lục của nó được viết bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, các văn bản có giá trị như nhau. Các bản dịch chính thức sẽ là tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha và sẽ được đệ trình cùng với các bản gốc đã ký.

Để làm bằng, những người có tên dưới đây được Chính phủ các nước ủy quyền đã ký tên vào Công ước này.

Làm tại London ngày 9 tháng 4 năm 1965

MỤC 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐIỀU KHOẢN CHUNG

A. Định nghĩa

Với Mục đích những điều khoản của phụ lục này, những thuật ngữ sau được giải nghĩa như sau:

Người trốn tàu ra nước ngoài có chủ định: Một người mà người đó bí mật nấp ở trong tàu hay hàng hóa và sau đó được xếp xuống tàu mà không được phép của chủ tàu hoặc thuyền trưởng hoặc bất kỳ người có trách nhiệm nào khác và bị phát hiện trên tàu trước khi tàu đó rời cảng.

Hàng hóa: Bất cứ loại của cải, tài sản, vật dụng, vật phẩm các loại được chuyên chở trên tàu ngoại trừ thư tín, dự trữ của tàu, thiết bị phụ tùng của tàu, tư trang thuyền bộ, và hành lý của hành khách.

Tư trang thuyền bộ: Quần áo, vật dụng hàng ngày và những vật phẩm khác bao gồm tiền bạc thuộc về thuyền bộ trên tàu.

Thành viên thuyền bộ: Bất cứ cá nhân nào được tuyển dụng để thực hiện nhiệm vụ và dịch vụ trên tàu trong suốt hành trình và nằm trong danh sách thuyền bộ.

Tàu du lịch: Một con tầu hoạt động trên tuyến quốc tế chuyên chở hành khách tham gia trong một chương trình nhóm và ăn ở trên tàu, nhằm mục đích tạo lịch trình tham quan du lịch tạm thời tại một hoặc nhiều cảng khác nhau và trong suốt hành trình không:

(a) Nhận lên tàu hoặc cho lên bờ bất cứ hành khách nào

(b) Xếp, dỡ bất cứ hàng hóa nào

Chứng từ: Chứa đựng số liệu với các đầu mục số liệu

Chứa đựng số liệu: Phương tiện trung gian được thiết kế để chứa ghi chép về số liệu

Thư tín: Sự gửi thư từ và những vật được giao nhận theo sự quản lý bưu chính

Hành khách quá cảnh: Một người đi bằng tàu biển đến từ nước ngoài và có mục đích tiếp tục hành trình của mình tới một nước khác bằng tàu biển hoặc phương tiện giao thông nào đó khác.

Hành lý hành khách: Vật dụng sở hữu, có thể bao gồm tiền bạc, được vị hành khách mang trên cùng con tàu cho dù có dưới sự sở hữu của anh ta hay không miễn là việc này không nằm trong hợp đồng chuyên chở hoặc những thoả thuận tương tự khác.

Cảng: Bất kỳ cảng nào, bến bãi, công trình bến ngoài biển, tàu và bến sửa chữa hoặc vũng tàu thông thường được sử dụng cho việc xếp, dỡ, sửa chữa hoặc neo đậu cho tàu, hoặc bất kỳ nơi nào khác mà tàu có thể cập.

Cơ quan công quyền (hoặc ở Việt Nam được hiểu là Cơ quan công quyền Nhà nước) Cơ quan hoặc quan chức của Nhà nước chịu trách nhiệm thực thi pháp luật (hành pháp) của nước tham gia mọi khía cạnh công ước: “Tiêu chuẩn và Khuyến nghị thực hiện được nêu ra trong phụ lục này.

Biện pháp An ninh: Biện pháp được quốc tế thông qua nhằm cải thiện an ninh trên tàu và trong khu vực cảng nhằm ngăn chặn những hành động bất hợp pháp với khách hàng và thuyền bộ trên tàu.

Chủ tàu: Người sở hữu hoặc khai thác tàu, hoặc dù một cá nhân hoặc pháp nhân hay một thực thể hợp pháp, bất cứ người nào có thể thay mặt chủ tàu hay nhà khai thác.

Trang thiết bị tàu: Trang thiết bị, không bao gồm phụ tùng, hiện hữu sử dụng trên tàu, có thể chuyển dịch được nhưng không tiêu dùng được, bao gồm những trang thiết bị như xuồng cứu sinh, dụng cụ cứu sinh, đồ đạc trang trí tàu và những vật phẩm tương tự.

Phụ tùng tàu: Những vật liệu dùng để sửa chữa, thay thế gắn liền với tầu, được chuyên chở trong tàu.

Vật phẩm cung ứng dự trữ tầu (gọi tắt là dự trữ tầu): Hàng hóa sử dụng trên tàu, bao gồm hàng tiêu dùng, hàng bán phục vụ khách và thành viên thuyền bộ, nhiên liệu, dầu nhớt, nhưng không bao gồm thiết bị và phụ tùng tầu.

Đi bờ: Cho phép thành viên thuyền bộ lên bờ thời gian tầu đậu trên cảng theo một giới hạn địa lý và thời gian (hoặc khác)sẽ do Cơ quan công quyền quyết định.

Người trốn tàu ra nước ngoài: Một người mà người đó bí mật nấp ở trong tàu hay hàng hóa và sau đó được xếp xuống tàu mà không được phép của chủ tàu hoặc thuyền trưởng hoặc bất kỳ người có trách nhiệm nào khác và bị phát hiện trên tàu trước khi tàu đó rời cảng, hoặc trong hàng hóa trong khi dỡ hàng ở cảng đến và hoặc được thuyền trưởng báo cáo như là người trốn tàu với chính quyền thích hợp .

Thời gian đến: Thời gian khi tầu đến, neo đậu tại cầu, trong khu vực Cảng

Chứng từ vận tải: Chứng từ minh chứng hợp đồng chuyên chở giữa chủ tầu và người gửi hàng như Vận đơn đường biển, chứng từ vận tải đa phương thức,

B. Điều khoản chung

Cùng với mục 2 khoản 5 Công ước, Điều khoản chung của phụ lục này không ngoại trừ việc Cơ quan công quyền đưa những bước xác đáng bao gồm cả việc kêu gọi thêm những thông tin, cần thiết trong trường hợp nghi ngờ gian lận, hay đề cập tới những vấn đề đặc biệt có thể tạo ra những nguy hiểm không lường được đối với trật tự xã hội, sự lành mạnh, an ninh xã hội chẳng hạn những hành động bất hợp pháp chống lại an toàn giao thông hàng hải, buôn lậu ma tuý, các loại thuốc kích thích, cấm giới thiệu phổ biến bệnh tật, côn trùng, động vật lây nhiễm bệnh, cây cảnh

1.1 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền trong tất cả trường hợp yêu cầu được cung cấp những thông tin chắt lọc, sẽ giảm thiểu tối đa số đầu mục.

Với danh sách cụ thể những chi tiết nằm ngoài phụ lục này, Cơ quan công quyền không đòi hỏi những điều này vì cho rằng không thiết yếu

1.1.1 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền nên đưa vào những gợi ý tạo điều kiện thuận lợi do kết quả giới thiệu việc xử lý số liệu tự động, kỹ thuật chuyển số, đẩy mạnh hợp tác công tác này với chủ tàu và các bên liên quan

Yêu cầu những thông tin hiện hữu và các thủ tục điều chỉnh nên đơn giản hóa, lưu ý tới nỗ lực tăng năng lực cạnh tranh và những hệ thống thông tin liên quan.

1.2 Khuyến nghị thực hiện: Mặc dù thực tế cho thấy chứng từ với những tiêu chí xác định được quy định tách rời nhau theo yêu cầu của phụ lục này, Cơ quan công quyền, biết những đối tượng được yêu cầu hoàn chỉnh chứng từ cũng như mục đích sử dụng nên “trộn” những chứng từ đó thành một trong bất cứ trường hợp nào có thể thực hiện được và trong bất cứ trường hợp nào kết quả Công ước mong muốn.

1.3 Khuyến nghị thực hiện: Giải pháp và các bước thủ tục mà các quốc gia ký kết thực hiện nhằm mục đích an ninh hay chống buôn lậu nên tạo hiệu quả và lúc nào có thể, tận dung công nghệ tiên tiến, bao gồm sử lý số liệu tự động (ADP). Những việc làm này nên tiến hành theo cách giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng, sự chậm trễ không cần thiết tới tầu, người hay tài sản trên tàu.

C. Kỹ thuật xử lý số liệu bằng phương pháp điện tử

1.4 Khuyến nghị thực hiện: Khi giới thiệu kỹ thuật xử lý và giao dịch số liệu theo phương pháp này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm thủ tục của tầu. Chính phủ tham gia nên khuyến khích những thành phần Nhà nước, tư nhân có liên quan giao dịch điện tử phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế.

1.5 Tiêu chuẩn: Cơ quan chính quyền Nhà nước sẽ chấp nhận bất cứ chứng từ nào cần thiết cho việc làm thủ tục tầu mà kỹ thuật xử lý và giao dịch bằng điện tử theo quy chuẩn quốc tế, dưới dạng Form dễ hiểu và chứa đựng những thông tin yêu cầu.

1.6 Tiêu chuẩn: Cơ quan Nhà nước, khi giới thiệu kỹ thuật giao dịch và xử lý kỹ thuật bằng điện tử làm thủ tục tàu, sẽ giới hạn những thông tin yêu cầu được cung cấp ở những điều khoản của phụ lục này.

1.7 Khuyến nghị thực hiện: Khi lập kế hoạch, giới thiệu hay phân loại kỹ thuật giao dịch và xử lý số liệu bằng phương pháp điện tử làm thủ tục tàu, Cơ quan công quyền cần nỗ lực:

(a) Thu xếp những bên liên quan ngay từ đầu những dịp tư vấn;

(b) Đánh giá những bước thủ tục và loại bỏ những thứ không cần thiết;

(c) Vi tính hóa những bước trên;

(d) Sử dụng gợi ý của Liên Hợp quốc (UN) và những chuẩn mực liên quan của ISO tới mức độ khả thi lớn nhất;

(e) Hoàn hảo những kỹ thuật ứng dụng Đa phương; và

(f) Tiến hành những bước giảm thiểu chi phí thực thi kỹ thuật với nhà khai thác và thành phần tư nhân.

1.8 Tiêu chuẩn: Cơ quan Nhà nước, khi giới thiệu kỹ thuật giao dịch và xử lý kỹ thuật bằng điện tử làm thủ tục tàu, sẽ khuyến khích nhưng chưa đòi hỏi những Nhà kinh doanh Hàng Hải và các bên liên quan sử dụng.

D. Người buôn bán ma túýyý bất hợp pháp

1.9 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền sẽ tìm kiếm sự thiết lập thỏa thuận hợp tác với chủ tàu và các bên liên quan nâng cao khả năng đối phó với tình trạng buôn lậu ma túy, trong việc nâng cao tạo điều kiện thuận lợi. Những thỏa thuận này có thể dựa trên sự phối hợp của các Hội đồng hợp tác Hải quan và các hướng dẫn kèm theo.

1.10 Tiểu chuẩn: Khi đó, như là một phần của các thỏa thuận hợp tác, cơ quan công quyền, các chủ tàu và các bên có liên quan khác được cung cấp những thông tin nhạy cảm thương mại và thông tin khác, thông tin này được xử lýy một cách cẩn mật.

1.11 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền sẽ sử dụng các đánh giá rủi ro để nâng cao khả năng mục tiêu đối với sự di chuyển của ma tuýy bất hợp pháp theo cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và con nguời một cách hợp pháp.

MỤC 2. SỰ ĐẾN, LƯU LẠI VÀ KHỞI HÀNH RỜI CỦA TẦU

Phần này bao gồm những điều khoản liên quan tới thủ tục cần có của chủ tầu được yêu cầu bởi Cơ quan công quyền khi tầu đến, đậu và khởi hành rời và tất nhiên không được hiểu là đã loại trừ yêu cầu kiểm tra của các cấp thích hợp về bằng cấp và chứng từ khác của tầu như đăng ký, định biên, an toàn, thuyền bộ…

A. Tổng quát

2.1 Tiêu chuẩn: Theo Công ước khi tầu đi hay tầu đến, Cơ quan công quyền sẽ không quy định sự chiếm giữ bất cứ chứng từ khác nào ngoài những chứng từ được yêu cầu là:

Ø Khai báo chung

Ø Tờ khai hàng hóa

Ø Tờ khai dự trữ kho tầu

Ø Tờ khai tư trang thuyền bộ

Ø Danh sách thuyền bộ

Ø Danh sách hành khách

Ø Chứng từ yêu cầu chuẩn theo Công ước bưu chính toàn cầu

Ø Khai báo Hàng Hải về sức khỏe

2.1.1 Tiêu chuẩn: Chính phủ tham gia không quy định những thủ tục về lãnh sự, khoản phí, lệ phí liên quan những chứng từ để làm thủ tục tàu.

B. Nội dung và mục đích của chứng từ

2.2 Tiêu chuẩn: Tờ khai chung là chứng từ căn bản về sự đến, sự khởi hành cung cấp những thông tin yêu cầu liên quan đến tàu cho Cơ quan công quyền.

2.2.1 Khuyến nghị thực hiện: Mẫu vế tờ khai chung về sự đến và khởi hành của tàu nên được chấp nhận

2.2.2 Khuyến nghị thực hiện: Trong tờ khai chung, Cơ quan công quyền không nên yêu cầu ngoài những thông tin sau:

Ø Tên và sự mô tả về tàu

Ø Quốc tịch tàu

Ø Những đặc điểm liên quan đến đăng ký tàu

Ø Những đặc điểm liên quan đến trọng tải của tàu

Ø Tên thuyền trưởng

Ø Tên và địa chỉ của đại lý tàu

Ø Mô tả ngắn gọn về hàng hóa

Ø Số thuyền viên

Ø Số hành khách

Ø Những đặc điểm ngắn gọn về hành trình

Ø Ngày tháng tầu đến hoặc ngày tháng tàu đi

Ø Cảng đến hoặc cảng đi

Ø Vị trí của tàu trong cảng

2.2.3 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận Tờ khai chung có ghi ngày tháng và chữ ký của thuyền trưởng, Đại lý tàu hay người được thuyền trưởng ủy thác hoặc bằng những hình thức xác nhận có thể Cơ quan công quyền chấp nhận được.

2.3 Tiêu chuẩn: Tờ khai hàng hóa sẽ là chứng từ cơ bản về sự đến và khi hành đi cung cấp thông tin theo yêu cầu Cơ quan công quyền liên quan đến hàng. Tuy nhiên, những đặc thù của hàng nguy hiểm sẽ được nêu ra tại những tờ khai khác.

2.3.1 Khuyến nghị thực hiện: Trong tờ khai hàng hóa, Cơ quan công quyền không nên yêu cầu vượt quá những thông tin sau:

(a). Tầu đến:

Ø Tên và quốc tịch tàu

Ø Tên thuyền trưởng

Ø Đến từ cảng

Ø Cảng mà báo cáo được lập

Ø Ký mã hiệu và số lượng; số lượng và loại bao kiện; số lượng và mô tả hàng hoá

Ø Chứng từ vận tải hàng hóa dỡ tại cảng

Ø Những cảng dỡ phần hàng còn lại trên tàu

Ø Cảng gốc giao hàng mà hàng hóa được giao theo chứng từ vận tải Đa phương thức và vận đơn suốt

(b) Khởi hành đi:

Ø Tên và quốc tịch của tàu

Ø Tên thuyền trưởng

Ø Cảng đích

Ø Hàng hoá xếp tại cảng, chủng loại hàng, số lượng, mô tả hàng hóa

Ø Chứng từ vận tải hàng hóa chất tại cảng

2.3.2 Tiêu chuẩn: Đối với hàng hóa còn trên tàu, Cơ quan công quyền sẽ yêu cầu chi tiết ngắn gọn một hữu hạn lượng hàng hạn chế chủ yếu về những thông tin sẵn có.

2.3.3 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận Tờ khai hàng hoá có ghi ngày tháng và chữ ký của thuyền trưởng, Đại lý tàu hay người được thuyền trưởng ủy thác hoặc bằng những hình thức xác nhận có thể Cơ quan công quyền chấp nhận được.

2.3.4 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận thay tờ khai hàng hóa bằng bản sao của kê khai hàng hoá (Manifest) miễn là cung cấp những thông tin tối thiểu theo như Gợi ý phương pháp 2.3.1 và tiêu chuẩn 2.3.2 ký xác nhận ngày tháng theo 2.3.3

2.3.4.1 Khuyến nghị thực hiện: Theo cách của 2.3.4, Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận bản sao của chứng từ vận tải được ký xác nhận theo khoản 2.3.3, hay bản sao công chứng. Nếu tình trạng và khối lượng hàng hoá đáp ứng được và những thông tin theo 2.3.1 và 2.3.2 không có trong chứng từ sẽ được thực hiện đầy đủ tại chỗ khác và được xác nhận đầy đủ.

2.3.5 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ cho phép những kiện hàng không được kê khai thuộc sự sở hữu của thuyền trưởng và không cần nằm trong bản khai hàng hóa với điều kiện là những chi tiết về các kiện này được cung cấp tách rời.

Chú ý: Đối với những hàng hóa chưa được kê khai nên được ghi theo mẫu tách rời và bao gồm những phần thông tin liên quan thông thường được thực hiện trong tờ khai chung. Tờ khai hàng hóa theo tiêu chuẩn IMO được tận dụng, tên sửa đổi, Ví dụ: đọc “Danh sách kiện hàng chưa được kê khai”.

2.4 Tiêu chuẩn: Tờ khai về dự trữ tầu là tài liệu cơ bản của sự đi và khởi hành tầu cung cấp nhưng thông tin liên quan theo yêu cầu Cơ quan công quyền.

2.4.1 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận tờ khai vật phẩm dự trữ tầu được ghi ngày tháng và ký kết bởi thuyền trưởng hoặc bởi sĩ quan khác được thuyền trưởng ủy nhiệm, là có những nhận biết về dụ trữ tàu được Cơ quan công quyền chấp nhận được.

2.5 Tiêu chuẩn: Tờ khai về tư trang của thuyền bộ là tài liệu cơ bản cung cấp những thông tin liên quan theo yêu cầu Cơ quan công quyền. Không cần trong khởi hành đi.

2.5.1 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận tờ khai tư trang thuyền bộ được ghi ngày tháng và ký kết bởi thuyền trưởng hoặc bởi sĩ quan khác được thuyền trưởng uỷ nhiệm, hay chứng thực bằng phương thức được Cơ quan công quyền chấp nhận được. Cơ quan công quyền có thể yêu cầu chữ ký từng thành viên thuyền bộ, nếu anh ta không có khả năng làm được (không biết chữ) thì đánh dầu lên tờ khai đối với tư trang của mình.

2.5.2 Khuyến nghị thực hiện: Với những tư trang phải chịu thuế hoặc bị hạn chế thì được Cơ quan công quyền yêu cầu tách riêng.

2.6 Tiêu chuẩn: Tờ khai về danh sách của thuyền bộ là tài liệu cơ bản những thông tin liên quan tới số lượng và thành phần của thuyền bộ, theo yêu cầu Cơ quan công quyền khi tàu đến hoặc rời.

2.6.1 Tiêu chuẩn: Ttrong danh sách thuyền bộ, Cơ quan công quyền sẽ không yêu cầu gì khác ngoài những thông tin sau:

Ø Tên và quốc tịch tàu

Ø Tên họ, đệm

Ø Tên thánh

Ø Quốc tịch

Ø Cấp bậc

Ø Ngày sinh

Ø Chứng minh thư

Ø Cảng và ngày đến

Ø Đến từ

2.6.2 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận tờ khai danh sách thuyền bộ tầu được ghi ngày tháng và ký kết bởi thuyền trưởng hoặc bởi sĩ quan khác được thuyền trưởng ủy nhiệm, hoặc bằng những hình thức xác nhận có thể Cơ quan công quyền chấp nhận được.

2.6.3 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ không yêu cầu phải xuất trình danh sách thuyền bộ trong mỗi lần một tầu ghé cùng một cảng trong vòng 14 ngày với lịch trình định trước và khi không có sự thay đổi trong thuyền bộ thì ghi chép “Không thay đổi” sẽ được xác nhận gửi cho Cơ quan công quyền.

2.6.4 Khuyến nghị thực hiện: Dưới tình huống 2.6.3, với bất cứ sự thay đổi nhỏ nào của của Danh sách thuyền bộ, Cơ quan công quyền không nên yêu cầu đệ trình một bản danh sách mới khác mà nên chấp nhận bản danh sách cũ có lưu ý tới những thay đổi.

2.7 Tiêu chuẩn: Danh sách hành khách là tài liệu cơ bản cung cấp những thông tin liên quan tới hành khách khi tầu đến và khởi hành , theo yêu cầu Cơ quan công quyền.

2.7.1 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền không nên yêu cầu danh sách hành khách đối với những tuyến vận tải ngắn và những dịch vụ liên vận (đường sắt, đường biển) giữa các quốc gia láng giềng.

2.7.2 Khuyến nghị thực hiện: ngoài Danh sách khách, Cơ quan công quyền không yêu cầu thẻ lên xuống của hành khách đặc biệt đối với những khách đã có tên trong danh sách. Tuy nhiên, có những nơi Cơ quan công quyền có những lưu ý đặc biệt về những mối nguy hiểm không lường được về y tế xã hội, một người trong hành trình quốc tế khi đến, sẽ bị yêu cầu cung cấp địa chỉ đích bằng văn bản.

2.7.3 Khuyến nghị thực hiện: Trong Danh sách hành khách, Cơ quan công quyền cần những thông tin sau:

Ø Tên và quốc tịch tàu

Ø Tên họ đệm

Ø Tên thánh

Ø Quốc tịch

Ø Ngày sinh

Ø Nơi sinh

Ø Cảng lên

Ø Cảng xuống

Ø Cảng và ngày đến của tàu

2.7.4 Khuyến nghị thực hiện: Bản danh sách mà chủ tàu thu thập để phục vụ trong công việc của anh ta có thể chấp nhận thay thế Bản danh sách hành khách được nếu ít nhất nó chứa đựng những thông tin theo gợi ý 2.7.3 và được ký xác nhận quy định theo 2.7.5

2.7.5 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận danh sách hành khách được ghi ngày tháng và ký kết bởi thuyền trưởng hoặc đại lý tàu hay ngưòi được thuyền trưởng ủy nhiệm,  hoặc bằng những hình thức xác nhận có thể Cơ quan công quyền  chấp nhận được.

2.8 Tiêu chuẩn: Bản lược khai hàng hóa nguy hiểm là những giấy tờ cơ bản được cơ quan công quyền cung cấp vởi những thông tin liên quan đến hàng hóa nguy hiểm.

2.8.1 Tiêu chuẩn: Trong lược khai hàng hóa nguy hiểm, cơ quan công quyền sẽ không yêu cầu những thông tin dưới đây:

Tên tàu

Số IMO

Quốc tịch của tàu

Tên Thuyền trưởng

Chỉ dẫn về hành trình

Cảng xếp

Cảng dỡ

Đại lýy hàng hải

Số kiện hàng

Kýý và mã hiệu

+ Số nhận dạng container

+ Số xe nâng hàng

Số và loại bao kiện

Tên người vận chuyển thích hợp

Cấp đăng kiểm

Số UN

Nhóm bao gói

Rủi ro phụ thuộc

Điểm bốc cháy (oc)

Chất gây ô nhiêm hàng hải

Khối lượng cả bì/tịnh

Quy trình đặc biệt cho tàu vận chuyển hàng hoá nguy hiểm

Vị trí xếp hàng trên tàu

2.9 Tiêu chuẩn: Tờ khai y tế hàng hải là chứng từ cơ bản cung cấp những thông tin yêu cầu theo quy định Cơ quan công quyền (y tế cảng) liên quan tình trạng thể chất khi tàu hành trình và khi đến Cảng.

C. Chứng từ khi đến

2.10 Tiêu chuẩn: Đối với tàu khi đến Cảng, Cơ quan công quyền sẽ không yêu cầu gì khác ngoài những thứ sau:

Ø 5 bản copy về khai báo chung

Ø 4 bản copy về khai báo hàng hóa

Ø 4 bản copy về dự trữ tàu

Ø 2 bản copy về tư trang thuyền bộ

Ø 4 bản copy về danh sách thuyền bộ

Ø 4 bản copy về danh sách hành khách

Ø 1 bản về y tế hàng hải

D. Chứng từ khi khởi hành

2.11 Tiêu chuẩn: Đối với tàu khi rời Cảng, Cơ quan công quyền sẽ không yêu cầu gì khác ngoài những thứ sau:

Ø 5 bản copy về khai báo chung

Ø 4 bản copy về khai báo hàng hoá

Ø 3 bản copy về dự trữ tàu

Ø 2 bản copy về danh sách thuyền bộ

Ø 2 bản copy về danh sách hành khách

2.11.1 Tiêu chuẩn: Đối với những hàng hoá đã đươc khai báo khi tàu và đối với những hàng hoá còn lại trên tàu thì không cần phải lập tờ khai mới khi tàu khởi hành rời

2.11.2 Khuyến nghị thực hiện: Khi khởi hành đi, Bản tờ khai dự trữ tàu được tách rời, không cần phải xuất trình (đặc biệt đối với hàng dự trữ) mà đã được khai khi đến, kể cả đối với hàng hoá được xếp lên tại Cảng đó và đã được bảo đảm bởi những chứng từ  (hải quan) trước đó tại cùng Cảng đó.

2.11.3 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền yêu cầu những thông tin về thuyền bộ của tàu khi khởi hành đi, bản sao của danh sách thuyền bộ được xuất trình khi tàu đến, sẽ được chấp nhận nếu được ký lại và ký hậu xác định bất cứ sự thay đổi vế số lượng hay cầu thành của thuyền bộ hoặc chỉ ra rằng không có bất cứ sự thay đổi nào.

E. Ghé liên tục tại hai hoặc nhiều cảng trong một nước

2.13 Khuyến nghị thực hiện: Thực hiện những bước thủ tục khi tàu đến tại Cảng đầu tiên trong lãnh thổ quốc gia, những yêu cầu về thủ tục, giấy tờ tại bất cứ Cảng ghé sau nào trong cung quốc gia đó mà không qua bất cứ Cảng trung gian nước ngoài nào, nên được giảm tới mức tối thiểu.

F. Hoàn chỉnh chứng từ

2.14 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền với chưng mực lớn nhất, chấp nhận những chứng từ được nêu ra trong phụ lục này ngoại trừ tiêu chuẩn 3.7, không kể ngôn ngữ thể hiện thông tin trong đó, với điều kiện là ngừoi ta sẽ yêu cầu bản dịch bằng miệng hoặc bằng văn bản ra một ngônngữ chính thức chung của nước họ hay tổ chức cần   .

2.15 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận bất cứ thông tin được truyền đạt bởi bất cứ phương tiện dễ hiểu, dễ tiếp thu, bao gồm những giấy tờ được viết tay bằng mực, hoặc bút chì mực hay bằng những kỹ thuật xử lý số liệu tự động.

2.15.1 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận chữ ký, khi cần, bằng viết tay, Fax, dấu nổi (đục khoan in vào), đống dấu, biểu tượng, hay bằng bất cứ phương tiện điện tử hay hoá học nào khác. Nếu sự chấp nhận này phù hợp Luật quốc gia. Sự xác nhận những thông tin được đệ trình lên qua những phương tiện “không trên giấy tờ” sẽ là cách mà Cơ quan công quyền có thể chấp nhận được.

2.16 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền của một nước tại bất cứ Cảng có ý định đến, dỡ, hay quá cảnh sẽ không yêu cầu chứng từ nào liên quan đến tàu, hàng hóa, dự trữ, hành khách, thuyền bộ, như đề cập ở phần này nếu sự xác nhận phân loại trước đó đã được thực hiện bởi Đại diện của họ ở nước ngoài. Điều này không có nghĩa là ngoại trừ sự xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh thư của vị hành khách hoặc thành viên thuyền bộ xin Visa nhập cảnh hay mục đích tương tự.

G. Lỗi trong chứng từ và chế tài do lỗi

2.17 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ, nhưng không trì hoãn tàu, chấp nhận những lỗi đúng sai không cố ý trong chứng từ đã thỏa mãn những điều nêu ra ở phụ lục này, không trong tình trạng nghiêm trọng, không phải do sự cẩu thả định kỳ, không phải do lỗi cố ý phạm luật hoặc những quy định, với điều kiện là những lỗi này được phát hiện trước khi chứng từ được kiểm tra đầy đủ và sửa chữa được thực hiện ngay không ảnh hưởng tới việc trì hoãn tàu.

2.18 Tiêu chuẩn: Nếu phát hiện bất cứ lỗi nào trong những chứng từ do chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người được uỷ quyền bằng những hình thức  xác nhận khác, không một chế tài nào được áp đặt tới khi vẫn có cơ hội chứng minh với Cơ quan công quyền rằng lỗi này là do vô ý, không trong tình trạng nghiêm trọng, không phải do sự cẩu thả định kỳ, không phải do lỗi cố ý phạm luật hoặc những quy định.

H. Những biện pháp đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi để tầu ghé cảng nhằm đưa vào bờ thành viên thuyền bộ, hành khách hay những người khác bị ốm bị thương để điều trị y tế khẩn cấp

2.19 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ tìm kiếm sự hợp tác với chủ tàu để đảm bảo rằng, khi tàu có ý định ghé cảng với mục đích duy nhất là đưa lên bờ thành viên thuyền bộ, hành khách hay những người khác bị ốm bị thương để điều trị y tế khẩn cấp, thuyền trưởng sẽ thông báo Cơ quan công quyền càng nhiều càng tốt về ý định này, và có thể  những chi tiết đầy đủ nhất về tình trạng ốm đau, bị thương, thân phận, tình trạng của con bệnh.

2.20 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ, bằng radio bất cứ khi nào có thể, bằng những kênh nhanh nhất sẵn có trong bất cứ trường hợp nào, thông tin cho thuyền trưởng trước khi tàu đến về lập chứng từ và những thủ tục cần thiết để đưa ngưòi ốm hoặc bị thương vào bờ một cách nhanh nhất và thông qua thủ tục tàu một cách không trì hoãn.

2.21 Tiêu chuẩn:  Đề cập tới vấn đề tầu ghé cảng với mục đích này và có ý định rời cảng ngay lập tức, Cơ quan công quyền sẽ ưu tiên cập cầu nếu tình trạng của con bệnh và những điều kiện về biển không cho phép con bệnh được xuống an toàn trên tuyến luồng vào cảng.

2.22 Tiêu chuẩn:  Đề cập tới vấn đề tầu ghé cảng với mục đích này và có ý định rời cảng ngay lập tức, Cơ quan công quyền thông thường sẽ không yêu cầu chứng từ theo tiêu chuẩn 2.1, đặc biệt ngoại trừ Tờ khai hàng hải về sức khỏe và thậm trí ngoại trừ cả tờ khai chung.

2.23 Tiêu chuẩn: Những nơi Cơ quan công quyền yêu cầu Tờ khai chung, chứng từ này sẽ không chứa thêm thông tin gì hơn ngoài những thông tin được đề cập trong phần GYPP 2.2.2 và thậm chí giảm thiểu ở một số chỗ có thể.

2.24 Tiêu chuẩn: Nơi mà Cơ quan công quyền áp dụng biện pháp điều khiển liên quan về việc ưu tiên cho tàu cập cảng do người ốm hoặc bị thương đưa lên bờ, điều trị y tế khẩn cấp và biện pháp bảo trợ y tế sẽ được ưu tiên trước những điều chỉnh trên.

2.25 Tiêu chuẩn: Trong trường hợp chịu chi phí chữa trị, di chuyển hay hồi hương con bệnh, Điều trị y tế khẩn cấp không được ngưng nghỉ trong hành trình trên.

2.26 Tiêu chuẩn: Sự điều trị khẩn cấp về y tế và những bện pháp bảo đảm y tế của Cơ quan công quyền sẽ được ưu tiên trước bất cứ biện pháp  điều khoản nào mà Cơ quan công quyền áp dụng đối với nhưũng đối tượng đau ốm hoặc bị thương được đuư lên bò.

MỤC 3. VIỆC ĐẾN, KHỞI HÀNH ĐI CỦA NHÂN SỰ (TRÊN TÀU)

Phần này bao gồm các điều khoản về các thủ tục chính quyền nhà nước yêu cầu thuỷ thủ đoàn và hành khách phải tiến hành khi tàu xuất hành và cập bến.

A. Yêu cầu và thủ tục khi đến, đi

3.1 Tiêu chuẩn: Giấy tờ cơ bản cần có là một hộ chiếu có giá trị cung cấp cho cơ quan chính quyền thông tin về cas nhân hành khách khi tàu cập bến và xuất hành.

3.1.1 Khuyến nghị thực hiện: Chính phủ tham gia Công ước nếu có thể nhất trí, trong các thoả thuận song phương hoặc đa phương, chấp nhận các giấy tờ chứng minh chính thức khác thay cho hộ chiếu.

3.2 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ thu xếp để cục xuất nhập cảnh kiểm tra hộ chiếu hay các chứng minh thư chính thức được chấp nhận khác của hành khách trên tàu chỉ một lần vào thời điểm đến và một lần vào thời điểm đi. Ngoài ra hộ chiếu và các chứng minh thư có thể được yêu cầu với mục đích nhận dạng, minh chứng tại hải quan hay các thủ tục khác vào thời điểm đến và đi.

3.3 Tiêu chuẩn: Sau khi các cá nhân xuất trình hộ chiếu hay giấy tờ chứng minh được chấp nhận, cơ quan chính quyền phải trả lại các giấy tờ này ngay sau khi kiểm tra, không được giữ lại cho mục đích kiểm soát hơn nữa, trừ phi có vấn đề vướng mắc trong việc chấp nhận hành khách vào khu vực lãnh thổ.

3.3.1 Tiêu chuẩn: Mỗi Chính phủ tham gia Công ước phải đảm bảo được các cơ quan chính quyền phát hiện được các giấy tờ đi lại giả mạo của các cá nhân không được phép nhập cảnh. Những giấy tờ giả này phải ngưng lưu hành và trả lại cho cơ quan chuyên trách khi có thể. Tại nơi phát hiện ra giấy tờ giả, nhà nước phải ban hành một công văn bảo đảm và đính kèm bản copy của giấy tờ giả nếu có cũng như bất cứ thông tin quan trọng nào khác. Công văn này cùng các giấy tờ đính kèm sẽ được chuyển đến người có trách nhiệm thải hồi cá nhân không được chấp nhận nhập cảnh, nó có tác dụng cung cấp thông tin cho các cơ quan chính quyền tại thời điểm chuyển tàu và/hoặc điểm cho lên tàu đầu tiên.

Chú ý: Tiêu chuẩn nói trên không phủ nhận quyền của các cơ quan chính quyền tại các Chính phủ tham gia Công ước trong việc quyết định việc sở hữu các giấy tờ giả mạo, tuỳ từng trường hợp, có tạo cơ sở cho việc từ chối nhập cảnh và trục xuất khỏi CP tham gia hợp đồng hay không. Tiêu chuẩn này được viết ra không xung đột với các điều khoản của Công ước của LHQ về Tình trạng người tị nạn ngày 28/7/1951 và Nghị định thư của LHQ về Tình trạng người tị nạn ngày 31/2/1967, trong đó có đề cập đến việc cấm trục xuất và trả người tị nạn.

3.3.2 Tiêu chuẩn: Quốc gia thành viên sẽ chấp nhận việc kiểm tra người ma người đó quay trở lại từ điểm rời tàu sau khi người đó không được chấp nhận nhập cảnh và người đó rời khỏi lãnh thổ của anh ta. Quốc gia thành viên sẽ không xem sự quay về quốc gia của khi người đó sớm không được phép nhập cảnh.

Lưu ý 1: Những quy định này không có y định ngăn ngừa cơ quan công quyền từ việc siêt chặt việc kiểm tra đối với sự quay về của người không được phép nhập cảnh để xác định sụ chấp nhận của anh ta ở nước mà tạo ra sự sắp xếp khi được chuyển đi, di chuyển hoặc trục xuất đến một quốc gia mà có thể chấp nhận anh ta. Khi một người mf ngưòi đó không được nhập cảnh do bị mất hoặc bị phá hủy giấy tờ, quốc gia thành viên sẽ chấp nhận thay thế giấy tờ chứng nhận đối với nơi tàu đến để rời tàu do cơ quan công quyền của quốc gia thành viên mà người đó không được chấp nhận nhập cảnh.

Lưu ý 2: Lưu y rằng trong Lưu y 1 được phân tích như là nhưng quy định của Công ước của Liên Hợp quốc về tình trạng của người ty nạn ngày 28/7/1951 và liên quan đến Nghị định ngày 31/1/1967 của Liên Hợp quốc liên quan đến lệnh cấm và trục xuất quay về của người ty nạn.

3.3.3 Tiểu chuẩn: Trước khi hành khách và thuyền bộ được chấp nhận cho việc kiểm tra như là sự cho phép vào một quốc gia, trách nhiệm của việc quan tâm và trông nom này sẽ được duy trì đối với chủ tàu.

3.3.4 Khuyến nghị thực hiện: Sau khi có sự chấp thuận cho hành khách và thuyền  bộ đối với việc kiểm tra, và nếu những người có liên quan theo sự quản lýy của cơ quan công quyền, cơ quan công quyền sẽ chịu trách nhiệm cho sự trông nom và sự chăm lo cho đến khi sự chấp nhận vào hoặc ra hoặc không thể chấp nhận được.

3.3.5 Tiêu chuẩn: Nghĩa vụ của một chủ tàu vận chuyển bất kỳ một người nào từ lãnh thổ của một quốc gia sẽ kết thúc vào thời điểm như là người đó đã được phép chắc chắn vào quốc gia đó.

3.3.6 Tiêu chuẩn: Khi một người được xem là không thể chấp nhận, cơ quan công quyền sẽ, không có sự chậm trễ không hợp lýy, thông báo cho chủ tàu và tư vấn cho chủ tàu liên quan đến sự sắp xếp việc di chuyển này. Chủ tàu chịu trách nhiệm về những chi phí của việc di chuyển của người không được phép vào, trong trường hợp đó người được chuyển quay lại với sự trông nom của chủ tàu, chủ tàu sẽ chịu trách nhiệm cho việc chủ động di chuyển ngay đến:

- Quốc gia mà người đó lên tàu

- Hoặc đến bất kỳ nơi nào mà chấp nhận người đó.

3.3.7 Tiêu chuẩn: Quốc gia thành viên công ước và chủ tàu sẽ phối hợp, nơi có thể thực hiện được, thiết lập tính hiệu lực và tính xác thực của hộ chiếu và thị thực.

3.4 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền không nên yêu cầu các hành khách lên/xuống tàu, hay chủ tàu hoặc người đại diện bất cứ thông tin gì bổ xung cho hoặc lặp lại những thông  tin đã xuất trình trong hộ chiếu hoặc chứng minh thư, trừ phi cần thiết phải hoàn thành các hồ sơ ghi trong phụ lục này.

3.5 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền yêu cầu thông tin bổ xung bằng văn bản hơn là hoàn chỉnh những chứng từ quy định trong phụ lục này, từ hành khách lên/xuống tàu nên giới hạn những quy định về việc xác minh thêm vị hành khách chỉ trong những đề mục được yêu cầu của phần khuyến nghị 3.6 (thẻ lên/xuống tàu). Chính quyền chỉ nên chấp nhận thẻ này do hành khách kê khai chứ không nên yêu cầu chủ tàu kê khai và kiểm tra. Chữ viết tay hợp lệ trên thẻ có thể được chấp nhận trừ những chỗ yêu cầu chữ viết hoa. Mỗi hành khách chỉ nên được yêu cầu một thẻ lên/xuống tàu, có thể có thêm một hoặc nhiều bản copy giấy than.

3.6 Khuyến nghị thực hiện: Trong thẻ lên/xuống tàu, Cơ quan công quyền không nên yêu cầu kê khai nhiều hơn các thông tin sau:

Ø Họ và tên

Ø Tên thánh

Ø Quốc tịch

Ø Số hộ chiếu/chứng minh thư

Ø Ngày sinh

Ø Nơi sinh

Ø Nghề nghiệp

Ø Cảng lên/xuống tàu

Ø Giới tính

Ø Nơi đến

Ø Chữ ký

3.7 Tiêu chuẩn: Trong trường hợp cần có chứng cứ về bảo vệ bệnh sốt vàng da từ phía hành khách trên tàu, chính quyền chấp nhận chứng nhận Quốc tế về tiêm chủng hoặc tái tiêm chủng theo mẫu của Quy định y tế Quốc tế.

3.8 Khuyến nghị thực hiện: khám sức khoẻ những người trên tàu hoặc những người xuống tàu thường chỉ giới hạn ở những ai đến  từ vùng bị nhiễm bệnh   trong thời gian ủ bệnh. Tuy nhiên có thể yêu cầu khám bổ xung theo Quy định y tế Quốc tế.

3.9 Khuyến nghị thực hiện: Chính quyền thường tiến hành thanh  tra hải quan về các hành lý gửi kèm của hành khách nhập cảnh trên cơ sở chọn mẫu. Tờ khai viết tay về hành lý đi kèm cần được phát hành càng sớm càng tốt.

3.9.1 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền nên, bất cứ khi nào có thể, bỏ việc thanh tra hàng hoá đi kèm của hành khách xuất cảnh, quan tâm đến nhu cầu có thể đặt ra các biện pháp an ninh phù hợp

3.9.2 Khuyến nghị thực hiện: Nếu không loại bỏ được hoàn toàn việc thanh tra hàng hoá, nên tiến hành dựa theo cơ sở  chọn mẫu ngẫu nhiên.

3.10 Tiêu chuẩn: Giấy xác nhận của thuỷ thủ có giá trị sử dụng hoặc hộ chiếu là  giấy tờ cơ bản cung cấp cho Cơ quan công quyền thông tin liên quan về thành viên thủy thủ đoàn khi tàu đi, đến.

3.10.1 Tiêu chuẩn: Trong giấy xác nhận này của thuỷ thủ Cơ quan công quyền không yêu cầu nhiều hơn các thông tin sau:

Ø Họ và tên

Ø Tên thánh

Ø Ngày và nơi sinh

Ø Quốc tịch

Ø Đặc điểm nhận dạng

Ø Ảnh (có đóng dấu)

Ø Chữ ký

Ø Ngày hết hạn (nếu có)

Ø Cơ quan cấp

3.10.2 Tiêu chuẩn: Khi 1 thuỷ thủ cần thiết nhập hoặc xuất cảnh một nước với tư cách như một hành khách bằng bất cứ phương tiện nào với mục đích:

(a) Trở lại tàu của mình hoặc chuyển sang một tàu khác

(b) Quá cảnh để lên tàu của mình ở một nước khác, hoặc hồi hương hoặc vì một mục đích khác đã được chính quyền nước này cho phép

Cơ quan công quyền sẽ chấp nhận từ thuỷ thủ này giấy xác nhận thuỷ thủ có giá trị sử dụng thay cho hộ chiếu, giấy xác nhận này bảo đảm việc chấp nhận lại người thuỷ thủ vào nước cấp giấy.

3.10.3 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyềnkhông nên yêu cầu xuất trình chứng minh cá nhân hay các thông tin bổ sung về xác nhận thủ thủ là thành viên thuỷ thủ đoàn ngoài những gì đã ghi trong danh sách thuyền bộ.

B. Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để thông quan hàng hóa, hành khách, thủy thủ và hành lý

3.11 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền nên, với sự cộng tác với chủ tàu và Chính quyền Cảng tiến hành các biện pháp phù hợp để thu xếp được một dòng chảy giao thông xuôn xẻ trên cảng để cho hành khách, thuỷ thủ và hành lý có thể được thông quan nhanh chóng; cơ quan nên cung cấp đủ nhân lực và bảo đảm được đầy đủ các thiết bị lắp đặt, đặc biệt chú ý đến chất dỡ hành lý và vận chuyển (trong đó có sử dụng các hệ thống cơ khí) và chú ý đến những điểm thường xảy ra ùn tắc hành khách. Nên thu xếp khi cần thiết đường dẫn từ tàu đến nơi kiểm tra hành khách, thuỷ thủ. Sự thu xếp và lắp đặt này cần tiến hành linh hoạt và có thể mở rộng để đáp ứng được các biện pháp an ninh tăng lên trong những tình huống bị đe dọa.

3.11.1 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền cần

(a) Phối hợp với chủ tàu và chính quyền cảng áp dụng cách thu xếp phù hợp như:

(i) Phương pháp riêng và có tính liên tục trong việc xử lý hành khách, hành lý.

(ii) Hệ thống cho phép hành khách sẵn sàng nhận dạng và lấy hành lý đã kiểm tra ngay khi ra đến nơi khai báo

(iii) Đảm bảo các thiết bị và dịch vụ sẵn có đáp ứng được nhu cầu của các hành khách cao tuổi và khuyết tật

(b) Đảm bảo được Chính quyền cảng tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết sao cho:

(i) Hành khách cùng với hành lý có thể tiếp cận nhanh chóng dễ dàng các phương tiện giao thông địa phương

(ii) Nếu các thành viên thuyền bộ báo cáo cơ quan vì mục đích quản lý, những cơ quan đó phải dễ tiếp cận và càng gần nhau càng tốt.

3.11.2 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền nên xem xét việc đưa vào sử dụng hệ thống kênh hai chiều như một phương tiện đảm bảo giải toả nhanh chóng để thông quan hành khách, hành lý và các phương tiện đường bộ cá nhân.

3.12 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền yêu cầu chủ tàu đảm bảo rằng tổ chức của tầu tiến hành các biện pháp thích hợp giúp giải quyết các thủ tục cho hành khách và thủy thủ. Các biện pháp này gồm có:

(a) Thông báo trước cho chính quyền về thời gian dự tính cập bến cùng những thông tin về thay đổi thời gian và nói rõ lộ trình chuyến đi, điều này có thể ảnh hưởng đến yêu cầu về thanh tra.

(b) Chuẩn bị sẵn các giấy tờ để kiểm tra

(c) Cung cấp tháng hay các phương tiện lên tàu khác khi tàu trên đường sắp sửa cập bến hoặc thả neo

(d) Cung cấp và xuất trình một cách gọn gàng thứ tự về nhân sự trên tàu cùng các giấy tờ cần thiết để thanh tra, chú ý phân công các thành viên thuyền bộ rời nhiệm vụ chính ở phòng máy và các nơi khác để tiến hành công việc này.

3.13 Khuyến nghị thực hiện: Việc ghi danh hành khách và thuỷ thủ trên các giấy từ nên ghi họ hoặc tên trước. Trong trường hợp mang cả họ bố và họ mẹ, họ của bố nên đặt trước. Trong trường hợp phụ nữ đã có gia định mang cả họ của mình và họ của chồng, họ của chồng nên đặt trước.

3.14 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ, một cách không chậm trễ, chấp nhận sát hạch các cá nhân trên tàu xem có đủ khả năng nhập cảnh vào quốc gia đó hay không.

3.15 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền không áp đặt bất cứ lệnh trừng phạt nào đối với chủ tàu trong trường hợp phát hiện ra một giấy tờ thuộc sở hữu của một cá nhân nào đó là không đầy đủ, hoặc trong trường hợp vì lý do trên mà cá nhân đó không được phép nhập cảnh vào quốc gia đó.

3.15.1 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền phải yêu cầu chủ tàu tiến hành mọi bước cẩn trọng đối với hành khách tại điểm nhập cảng và bảo đảm giấy tờ thuộc sở hữu của cá nhân theo quy định được chấp nhận hoặc của quốc gia quá cảnh.

3.15.2 Tiêu chuẩn: Khi một người không được phép nhập cảnh và bị di chuyển khỏi lãnh thổ của quốc gia đó, chủ tàu sẽ không can thiệp vào sự việc này và cũng không chịu bất kỳ các chi phí phát sinh từ việc không được nhập cảnh của anh ta.

3.15.3 Khuyến nghị thực hiện: Để sử dụng tại các cảng biển và trên tàu biển nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giải quyết giao thông đường biển quốc tế, cơ quan công quyền nên tiến hành hoặc, khi vấn đề không thuộc thẩm quyền pháp lý của họ, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm tại nước mình thực hiện các biển hiệu, biển báo tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức phối hợp với các tổ chức quốc tế khác xây dựng và chấp nhận, những biển hiệu ở mức áp dụng cao nhất là thường gặp đối với tất cả các phương thức vận tải.

C. Các thiết bị đặc biệt dùng trong vận tải đường biển cho các hành khách cao tuổi và khuyết tật

3.16 Khuyến nghị thực hiện: Cần có các biện pháp đảm bảo có sẵn tất cả các thông tin cần thiết về việc chuyên chở và sự an toàn cho hành khách, những người khiếm thính hoặc khiếm thị.

3.17 Khuyến nghị thực hiện: Đối với những hành khách cao tuổi và khiếm thị cần được trợ giúp đưa đón tại cảng đến, cần đặt trước một số chỗ càng gần cửa ra chính càng tốt. Những chỗ này cần được đánh dấu rõ bằng những dấu hiệu phù hợp. Lối ra cần loại bỏ các vật cản.

3.18 Khuyến nghị thực hiện: Ở những nơi khó tiếp cận đến các dịch vụ công cộng, cần cố gắng cung cấp các dịch vụ chuyên chở ở mức giá hợp lý, có thể tiếp cận được bằng cách điều chỉnh các dịch vụ trong kế hoạch hiện có hoặc bằng cách thu xếp đặc biệt cho các hành khách bị khuyết tật.

3.19 Khuyến nghị thực hiện: Điều khoản về thiết bị phù hợp cần được triển khai tại các cảng, trên tàu để cho phép những hành khách cao tuổi và khuyết tật có thể lên/xuống tàu an toàn.

D. Tạo điều kiện cho các tàu du lịch hoặc khách du lịch trên biển

3.20 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền uỷ quyền việc cho phép tàu vào cảng bằng radio cho các tàu du lịch khi, trên cơ sở thông tin nhận được trước khi đến, cơ quan y tế của cảng có ý kiến về việc cập cảng không gây ra lây nhiễm bệnh dịch.

3.21 Tiêu chuẩn: đối với tàu du lịch, Tuyên bố chung, Danh sách hành khách, và Danh sách thuỷ thủ đoàn phải trình ở cảng đến đầu tiên và cảng đi cuối cùng trong một nước, với điều kiện không thay đổi tình trạng chuyến đi.

3.22 Tiêu chuẩn: Đối với tàu du lịch, Tờ khai về dự trữ tàu và Tờ khai tư trang thuyền bộ phải trình ở cảng đến đầu tiên của một nước.

3.23 Tiêu chuẩn: Hộ chiếu và các loại giấy tờ chứng minh khác luôn phải có sẵn theo người các hành khách du lịch trên biển.

3.24 Khuyến nghị thực hiện: Nếu tàu du lịch ở tại một cảng duới 72 giờ đồng hồ, hành khách không cần có thị thực trừ khi có quy định cho tình huống đặc biệt từ cơ quan chính quyền có liên quan.

Chú ý: Đề xuất này có ý định đề nghị mỗi nhà nuớc tham gia Công ước ban hành riêng cho những hành khách loại này, hoặc chấp nhận khi họ đến, một mẫu cho phép những hành khách này được nhập cảnh.

3.25 Tiêu chuẩn: Tàu du lịch không được trì hoãn do những biện pháp hạn chế của chính quyền.

3.26 Tiêu chuẩn: Nói chung, trừ phi có mục đích an ninh hoặc để xác nhận và kiểm tra khả năng nhập cảnh, các hành khách du lịch trên biển không phải qua kiểm tra cá nhân tại Cơ quan công quyền nhập cảnh.

3.27 Tiêu chuẩn: Nếu một tàu du lịch ghé liên tiếp vào trên một cảng tại cùng một nước, nói chung hành khách sẽ phải qua kiểm tra cá nhân tại cơ quan chức trách ở cảng đến đầu tiên và cảng đi cuối cùng.

3.28 Khuyến nghị thực hiện: Đề tạo điều kiện cho việc xuống tàu, nên tiến hành kiểm tra kín các hành khách trên tàu du lịch ở trên tàu nếu có thể trước khi đến nơi xuống tàu.

3.29 Khuyến nghị thực hiện: Nhữgn khách du lịch xuống tại một cảng và lại lên đúng con tàu đó ở một cảng khác trong cùng một nước cũng được đối xử giống những hành khách xuống và lên tàu ở cùng một cảng.

3.30 Khuyến nghị thực hiện: Tờ khai sức khoẻ (y tế) hàng hải là giấy tờ cần thiết duy nhất để kiểm tra sức khoẻ áp dụng cho khách du lịch đường biển

3.31 Tiêu chuẩn: Kho hàng miễn thuế của tàu được phép cho lên tàu cho khách dulịch trong thời gian tàu đỗ tại cảng

3.32 Tiêu chuẩn: Khách du lịch trên biển thường không bắt buộc phải kê khai bằng văn bản vật dụng cá nhân. Tuy nhiên trong truờng hợp vật dụng thuộc diện phải nộp một khoản lớn phí hải quan hay các loại thuế và phụ phí khác, cần có một bản kê khai an ninh bằng văn bản.

3.33 Khuyến nghị thực hiện: Khách du lịch trên biển không phải qua kiểm tra tiền tệ.

3.34 Tiêu chuẩn: Khách du lịch trên biển không cần thiết phải có thẻ lên/xuống tàu

3.35 Khuyến nghị thực hiện: Trừ những nơi việc kiểm soát hành khách dựa trên danh sách hành khách, chính quyền không nên yêu cầu phải điền vào những thông tin chi tiết sau trên Danh sách hành khách:

Ø Quốc tịch (cột 6)

Ø Ngày và nơi sinh (cột 7)

Ø Cảng lên tàu (cột 8)

Ø Cảng xuống tàu (cột 9)

E. Các biện pháp đặc biệt nhằm tạo điều kiện cho hành khách khi quá cảnh

3.36 Tiêu chuẩn: Hành khách quá cảnh vẫn còn trên con tàu anh ta đến và đi sẽ không phải qua các bước kiểm soát thông thường tại cơ quan chính quyền trừ phi có mục đích an ninh.

3.37 Khuyến nghị thực hiện: Hành khách quá cảnh nên được phép cầm hộ chiếu hay các chứng minh thư khác của mình.

3.38 Khuyến nghị thực hiện: Hành khách quá cảnh không phải điền vào thẻ lên/ xuống tàu

3.39 Khuyến nghị thực hiện: Hành khách quá cảnh nếu vẫn tiếp tục chuyến đi từ cùng một cảng, trên cùng một tàu thường nhận giấy phép tạm thời để lên bờ trong khi tàu đỗ tại cảng nếu anh ta muốn

3.40 Khuyến nghị thực hiện: Hành khách quá cảnh nếu vẫn tiếp tục chuyến đi từ cùng một cảng, trên cùng một tàu thường không phải có thị thực trừ phi trong hoàn cảnh đặc biệt có sự yêu cầu của chính quyền

3.41 Khuyến nghị thực hiện: Hành khách quá cảnh nếu vẫn tiếp tục chuyến đi từ cùng một cảng, trên cùng một tàu thường không phải kê khai hải quan

3.42 Khuyến nghị thực hiện: Hành khách quá cảnh nếu rời tàu ở một cảng và lên đúng tàu đó tại một cảng khác trong cùng một nước được đối xử giốgn những hành khách đến và đi trên cùng một con tàu tại cùng một cảng.

F. Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho tàu liên quan đến các dịch vụ khoa học

3.43 Khuyến nghị thực hiện: Tàu làm dịch vụ khoa học chuyên chở những người cần thiết phải lên tàu với mục đích khoa học trong chuyến đi của mình. Nếu đã được xác định như vậy, những người này sẽ được đối xử ít nhất là ưu tiên hơn những thành viên thuỷ thủ đoàn trên tàu đó.

G. Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài thuộc thủy thủ đoàn trong các chuyến đi quốc tế - đi bờ

3.44 Tiêu chuẩn: Thuỷ thủ người nước ngoài được chính quyền cho phép đi bờ khi con tàu họ sử dụng để đến đang ở trong cảng, với điều kiện các thủ tục khi tàu đến đã được hoàn tất và chính quyền không có lý do gì để từ chối cấp phép đi biển trong các trường hợp sức khoẻ công cộng, an toàn công cộng hay trật tự công cộng.

3.45 Tiêu chuẩn: Thành viên thuỷ thủ đoàn không phải có thị thực khi đi bờ

3.46 Khuyến nghị thực hiện: Thành viên thuỷ thủ đoàn trước khi ra khơi hoặc khi trở về thường không phải kiểm tra cá nhân

3.47 Tiêu chuẩn: Thành viên thuỷ thủ đoàn không cần có một giấy phép đặc biệt, ví dụ giấy thông hành đi biển, cho mục đích đi biển

3.48 Khuyến nghị thực hiện: Nếu thành viên thuỷ thủ đoàn được yêu cầu phải mang các giấy tờ chứng minh theo người khi đi bờ, những giấy tờ này chỉ nên giới hạn như được đề cập tại Tiêu chuẩn 3.10.

3.49 Khuyến nghị thực hiện:  Cơ quan chính quyền nên có một hệ thống trù bị công tác thông quan trước khi tàu đến cho phép đoàn thuỷ thủ của những con tàu thường xuyên cập cảng của mình có được giấy phép đi bờ tạm thời trước. Đối với  những nơi tàu không có tiền lệ nhập cảnh xấu nào và thường có mặt chủ tàu hoặc một đại lý có uy tín cho chủ tàu, cơ quan chính quyền, sau khi đã xem xét kỹ lưỡng các giấy tờ trước khi đến cần thiết, thuờng cho phép tàu đi thẳng đến điểm đỗ và không yêu cầu làm thêm các thủ tục nhập cảng, trừ phi có những yêu cầu khác.

MỤC 4. NGƯỜI TRỐN TÀU RA NƯỚC NGOÀI

A. Những quy định chung

4.1 Tiêu chuẩn: Những quy định trong phần này sẽ được áp dụng phù hợp với những nguyên tắc bảo đảm quốc tế được thiết lập theo những chỉ dẫn quốc tế, như Công ước của Liên hợp quốc liên quan đến Nghị định thư về tình trạng của người tỵỵy nạn ngày 28/7/1951 ngày 31/1/1967 và pháp chế của các quốc gia có liên quan.

4.2 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền, chính quyền cảng, các chủ tàu, người đại diện và các thuyền trưởng sẽ hợp tác trên quy mô rộng lớn với tất cả khả năng có thể để ngăn ngừa những sự việc người trốn ra nước ngoài và giải quyết các trường hợp này, và đảm bảo việc hồi hương được sớm thực hiện. Tất cả các giải pháp thích hợp sẽ được thực hiện nhằm tránh trường hợp người trốn tàu ra nước ngoài sẽ ở trên trên tàu mà không biết đến bao giờ.

B. Các giải pháp ngăn ngừa

4.3 Giải pháp đối với cảng và tàu

4.3.1 Chính quyền cảng/bến

4.3.1.1 Tiêu chuẩn: Quốc gia thanh viên sẽ bảo đảm cơ sở hạ tầng cần thiết và các thỏa thuận an ninh vì mục đích ngăn ngừa những người cố tình trốn lên tàu ra nước ngoài từ đường dẫn đến khu xây dựng cảng và tàu, được thiết lập cho mọi cảng, chú ý y đến việc xem xét trong việc phát triển những thoả thuận về kích cỡ của cảng, loại hàng hoá xếp ở cảng. Những việc này sẽ được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan công quyền có liên quan, các chủ tàu và những người có thẩm quyền của các cầu bến, với mục tiêu ngăn ngừa những tình huống do những người cố tình trốn tàu ra nước ngoài trong khu công nghiệp cảng.

4.3.1.2 Khuyến nghị thực hiện: Các thỏa thuận hành động và/hoặc các kế hoạch an ninh, không kể những cái khác, được xem xét với những vấn đề dưới đây:

(a) Tuần tra thường xuyên các khu vực cảng;

(b) Thiết lập sự tạo điều kiện thuận lợi đặc biệt với kho chứa hàng mà có nguy cơ rủi ro cao đối với người trốn tàu ra nước ngoài, và luôn duy trì sự giám sát đối với người và hàng hóa vào những khu vực này;

(c) Kiểm tra kho bãi và khu vực bảo quản hàng hóa;

(d) Tìm kiếm hàng hoá, mà nó có thể có sự xuất hiện của người trốn tàu ra ngước ngoài một cách rõ ràng;

(e) Sự phối hợp giữa các cơ quan công quyền, chủ tàu, thuyền trưởng và chủ thể quản lýy bến trong việc phát triển các kế hoạch hành động.

(f) Sự phối hợp giữa cơ quan công quyền và các cơ quan khác có liên quan (ví dụ : Công an, Hải quan, Xuất nhập cảnh) để ngăn ngừa việc mua bán người bất hợp pháp.

(g) Kế hoạch đối phó và thực hiện với điều độ cảng và các chủ thể quản lýy khác của bến cảng hoạt động tại quốc gia nhằm đảm bảo sự chỉ ủy quyền cá nhân bởi các thực thể tham gia quản lý trong việc san/xếp hoặc xếp/dỡ hàng của tàu hoặc theo những chức năng khác nhau liên quan đến tàu nằm trong cảng.

(h) Kế hoạch đối phó và thực hiện với điều độ cảng và các chủ thể quản lýy khác của bến cảng đảm bảo các cá nhân có đường dẫn đến tàu thì dễ dàng có thể nhận thấy, và danh sách tên những người cần lên tàu trong khi đang thi hành công vụ được đưa ra; và

(i) Khuyến khích điều độ và những người khác làm việc trong khu vực cảng báo cáo cho chính quyền cảng về sự xuất hiện của bất kỳ người nào mà không được phép ở trong khu vực cảng.

4.3.2 Chủ tàu/ thuyền trưởng

4.3.2.1 Tiêu chuẩn: Quốc gia thành viên sẽ yêu cầu chủ tàu và người đại diện trong cảng, cũng như là thuyền trưởng và những người có trách nhiệm khác có sự sắp xếp an ninh tại nơi mà có thể thực hiện được sẽ ngăn ngừa người có ý y định trốn tàu ra nước ngoài từ việc đột nhập lên tàu sẽ bị phát hiện trước khi tàu rời cảng.

4.3.2.2 Khuyến nghị thực hiện: Khi tàu cập tại cảng và trong thời gian tàu đỗ tại cảng, khi có sự rủi ro đối với người trốn tàu ra nước ngoài tại lúc lên tàu, thì thoả thuận an ninh sẽ được ít nhất bao gồm các giải pháp ngăn ngừa sau đây:

- Tất cả cửa sổ, nắp hầm hàng nghĩa là mọi đường dẫn đến hầm hàng và kho chứa hàng không được sử dụng trong thời gian tàu đỗ tại cảng đỗ tại cảng sẽ bị đóng.

- Các điểm dẫn lên tàu sẽ được giữ một cách tối thiểu và thích đáng về an ninh.

- Các khu vực về hướng biển của tàu sẽ được có phương án an ninh thích ứng;

- Trực ban trên tàu sẽ được xem xét cẩn mật;

- Việc lên tàu và xuống tàu (nếu có thể thực hiện được) sẽ được giám sát bởi thuyền bộ hoặc sau khi có sự thoả thuận với thuyền trưởng bởi những người khác.

- Các phương tiện thông tin thích hợp sẽ được duy trì và;

- Vào ban đêm, hệ thống chiếu sáng đầy đử sẽ được duy trì cả ở bên trong tàu và dọc theo mạn tàu

4.3.2.3 Tiêu chuẩn: Quốc gia thành viên sẽ yêu cầu tàu có quyền treo tàu của nước mình, trừ tàu khách, khi khởi hành từ một cảng, nếu có rủi ro từ việc lên tàu của người trốn ra nước ngoài, ….

4.3.2.4 Tiêu chuẩn: Quốc gia thành viên sẽ yêu cầu tàu của quốc gia có quyền treo cờ sẽ không thể được chuyên chở cho đến khi tìm kiếm khu vực bị khói hoặc sự bít kín được thực hiện với sự bảo đảm không có người trốn ra nước ngoài ở trong khu vực đó.

4.3.3 Sự trừng phạt của quốc gia

4.3.3.1 Tiêu chuẩn: Khi thích hợp, quốc gia thành viên sẽ căn cứ vào pháp luật của quốc gia mình khởi tố người trốn tàu ra nước ngoài, người cố tình trốn tàu ra nước ngoài và những người với mục đích trốn ra nước ngoài theo đường dẫn lên tàu.

C. Xử ly những người trốn tàu ra nước ngoài khi lên tàu

4.4 Những nguyên tắc chung- xử lýy nhân đạo

4.4.1 Tiêu chuẩn: Những sự việc liên quan đến người trốn tàu ra nước ngoài sẽ được xem xét một cách cẩn trọng với nguyên tắc nhân văn bao gồm những tiêu chuẩn đã được đề cập tại Tiêu chuẩn 4.1, bởi vị sự xem xét này sẽ luôn được đưa ra đư a ra với bảo đảm an toàn của tàu và an toàn cho người trốn tàu ra nước ngoài.

4.4.2 Tiêu chuẩn : Quốc gia thành viên sẽ yêu cầu thuyền trưởng khai thác tàu có quyền treo cờ của quốc gia mình, xem xét cẩn trọng những giải pháp đảm bảo an ninh, sức khoẻ, phúc lợi và sự an toàn của người trốn tàu ra nước ngoài trong khi anh ta ơ trên tàu, bao gồm cả cung cấp cho anh ta lương thực, điều kiện sinh hoạt, phương tiện y tế và vệ sinh thích hợp.

4.5 Làm việc ở trên tàu

4.5.1 Tiêu chuẩn: Người trốn tàu sẽ không yêu cầu làm việc ở trên tàu trừ trường hợp khẩn cấp hoặc liên quan đến điều kiện sinh hoạt của người trốn tàu ra nước ngoài trên tàu.

4.6 Sự thông báo và câu hỏi của thuyền trưởng

4.6.1 Tiêu chuẩn : Quốc gia thành viên sẽ yêu cầu thuyền trưởng tạo điều kiện để thiết lập sự đồng nhất, bao gồm quốc tịch và quốc gia của người trốn tàu ra nước ngoài và sự lên tàu tại cảng của người trốn tàu ra nước ngoài, và thông báo về sự sống sót của người trốn tàu ra nước ngoài theo chi tiết phù hợp của cơ quan công quyền tại cảng đầu tiên có kế hoạch cập đến. Những thông tin này sẽ được cung cấp cho chủ tàu, cơ quan công quyền tại cảng cập tàu, quốc gia có tàu treo cờ và bất kỳ cảng cập bến tiếp theo nếu thích hợp.

4.6.2 Khuyến nghị thực hiện: Khi việc thu thập những chi tiết phù hợp về sự thông báo của thuyền trưởng sẽ được sử dụng như quy định tại mẫu của phụ lục 3.

4.6.3 Tiêu chuẩn: Quốc gia thành viên sẽ chỉ dẫn cho thuyền trưởng khai thác có quyền treo cờ của tàu nước mình khi người trốn tàu ra  nước ngoài công bố bản thân như là người ty nạn, thông tin này sẽ được xử lý chặt chẽ và cần thiết cho an ninh của người trốn tàu ra nước ngoài.

4.7 Thông báo của Tổ chức Hàng hải quốc tế

4.7.1 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền sẽ báo cáo những người trốn tàu ra nước ngoài có liên quan đối với Tổng thư ky Liên hợp Quốc.

D. Sự chệch đường từ cảng xác định

4.8 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ khẩn thiết yêu cầu các chủ tàu hoạt động có quyền treo cờ đối với tàu của quốc gia mình chỉ dẫn cho thuyền trưởng không được tránh từ chuyến đi đã lên kế hoạch để tìm kiếm sự xuống tàu của người trốn tàu ra nước ngoài được phát hiện trên tàu sau khi đã rời khỏi lãnh hải của quốc gia khi người trốn tàu ra nước ngoài xuống tàu, trừ:

- Sự cho phép rời tàu của người trốn tàu ra nước ngoài được cấp bởi cơ quan công quyền của quốc gia mà cảng đó tàu đi trệch hướng; hoặc

- Hồi hương đã được sắp xếp một nơi nào khác với chứng từ đầy đủ và sự cho phép rời khỏi tàu; hoặc

- Có sự giảm sút đối với an ninh, sức khoẻ hoặc lýy do nhân văn.

E. Sự rời tàu và quay trở lại của người trốn tàu ra nước ngoài

4.9 Quốc gia mà tàu cập cảng đầu tiên theo chuyến đi xác định

4.9.1 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền của quốc gia mà tàu cập cảng đầu tiên theo lịch trình sau khi phát hiện người trốn tàu ra nước ngoài sẽ được quyết định dựa trên pháp chế quốc gia cho dù người đó không được phép nhập cảnh vào quốc gia đó.

4.9.2 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền của quốc gia mà tàu cập cảng đầu tiên theo lịch trình sau khi phát hiện người trốn tàu ra nước ngoài sẽ cho phép sự rời cảng của người trốn tàu, khi người này đang giữ giấy tờ du lịch có giá trị cho việc trở lại, và cơ quan công quyền hài lòng với sự sắp xếp đúng lúc của việc thực hiện hồi hương và tất cả sự cần thiết cho việc quá cảnh hoàn tất.

4.9.3 Tiêu chuẩn: Khi luật pháp của quốc gia cho phép, cơ quan công quyền của quốc gia đối với tàu cập cảng đầu tiên theo lịch trình sau khi phát hiện người trốn tàu ra nước ngoài sẽ cho phép người này rời tàu khi cơ quan công quyền hài lòng và họ cũng như chủ tàu sẽ giữ các chứng từ du lịch này, tạo ra thu xếp hợp lýy cho người trốn tàu ra nước ngoài hồi hương, và hoàn thành tất cả các điều kiện cần thiết cho việc quá cảnh. Cơ quan công quyền sẽ xem xét thích đáng để cho phép người trốn tàu rời khỏi tàu, khi không thể di chuyển người trốn tàu trên tàu đến hoặc các yếu tố tồn tại khác có thể ngăn ngừa sự di chuyển của tàu. Những yếu tố này có thể bao gồm nhưng không có giới hạn khi:

- Trong trường hợp mà không thể giải quyết tại thời điểm mà tàu đang chạy hoặc

- Sự xuất hiện của người trốn tàu ra nước ngoài trên tàu có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn hoạt động của tàu, sức khoẻ của thuyền viên hoặc của người trốn tàu ra nước ngoài.

4.10 Sự cập cảng tiếp theo

4.10.1 Tiêu chuẩn: Khi người trốn tàu mà được phép rời tàu không thực hiện khi tàu cập cảng đầu tiên theo lịch trình sau khi phát hiện người trốn tàu, thì cơ quan công quyền của cảng cập tàu tiếp theo sẽ kiểm tra người này như là sự cho phép rời tàu phù hợp với Tiêu chuẩn 4.9.1 và 4.9.3.

4.11 Quốc tịch của Quốc gia hoặc quyền cư trú

4.11.1 Tiêu chuẩn

Căn cứ vào luật pháp quốc tế, Cơ quan công quyền sẽ chấp thuận sự quay trở lại của người trốn tàu ra nước ngoài với đầy đủ tình trạng quốc tịch và công dân hoặc chấp nhận sự quay trở lại của người trốn tàu ra nước ngoài phù hợp với luật pháp quốc gia đó mà có quyền cư trú tại quốc gia này.

4.11.2 Tiêu chuẩn: Khi có thể, cơ quan công quyền sẽ trợ giúp cho sự xác định sự nhận dạng quốc tịch và công dân của người trốn tàu ra nước ngoài khiếu nại về quyền công dân và cư trú của quốc gia đó.

4.12 Quốc gia cho phép lên tàu

4.12.1 Tiêu chuẩn: Khi thiết lập được sự hài lòng đối với người trốn tàu ra nước ngoài sẽ lên tàu tại một cảng của một quốc gia, cơ quan công quyếnẽ chấp nhận sự kiểm tra đối với người này cho sự quay trở lại từ một điểm xuống tầu sau khi phát hiện không được phép nhập cảnh ở đó. Cơ quan công quyền của quốc gia mà người đó rời khỏi tàu sẽ không đưa người trốn tàu ra nước ngoầi đến quốc gia mà họ sớm phát hiện không được phép nhập cảnh.

4.12.2 Tiêu chuẩn: Khi thiết lập được sự hài lòng đối với người cố tình trốn tàu ra nước ngoài sẽ lên tàu tại một cảng của một quốc gia, cơ quan công quyền sẽ chấp nhận sự rời tàu của người này và người này bị phát hiện trên tàu trong khi vẫn ở lãnh hải hoặc áp dụng phù hợp với pháp luật của quốc gia trong khu vực thuộc thẩm quyền của quốc gia đó. Không xử phạt hoặc phí liên quan đến việc cầm giữ hoặc chi phí di chuyển sẽ áp đặt cho chủ tàu.

4.12.3 Tiêu chuẩn: Khi người cố tình trốn tàu ra nước ngoài không được rời tàu tại cảng lên tàu, anh ta hoặc cô ta sẽ bị xử lýy như là một người trốn tàu ra nước ngoài phù hợp với quy định của phần này.

4.13 Quốc gia có tàu treo cờ

4.13.1 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền của quốc gia có tàu treo cờ của tàu sẽ trợ giúp và hợp tác với thuyền trưởng/chủ tàu hoặc cơ quan công quyền thích hợp tại cảng cập tàu trong :

- Nhận dạng người trốn tàu ra nước ngoài và xác định được quốc tịch của anh hay chị này.

- Tạo nên sự trao đổi với cơ quan công quyền thích hợp để trợ giúp cho sự di chuyển người trốn tàu này từ tàu đến nơi thích hợp có thể ; và

- Tạo ra sự thoả thuận cho việc di chuyển hồi hương người trốn tàu này.

4.14 Sự quay trở lại của người trốn tàu ra nước ngoài

4.14.1 Khuyến nghị thực hiện: Khi người trốn tàu ra nước ngoài bị thiếu giấy tờ, cơ quan công quyền sẽ, cho dù việc thực hiện đến mở rộng có tương thích với luật pháp và yêu cầu về an ninh, thì vấn đề bao gồm cả chữ viết và ảnh của người trốn tàu ra nước ngoài và bất kỳ thông tin nào khác. Chữ viết, sự ủy quyền trở lại của người trốn tàu ra nước ngoài hoặc anh/chị ta đến quốc gia xuất xứ hoặc tại một điểm khi mà người trốn tàu ra nước ngoài bắt đầu chuyến hành trình, như sự xem xét, bởi bất kỳ phương thức vận tải nào với bất kỳ điều kiện cụ thể xác định nào bởi cơ quan này, sẽ được chuyển đến người hoạt động do sự ảnh hưởng của việc di chuyển của người trốn tàu ra nước ngoài. Chữ viết này bao gồm cả thông tin yêu cầu bởi cơ quan tại điểm quá cảnh hoặc điểm rời khỏi tàu.

4.14.2 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền tại quốc gia khi mà người trốn tàu ra nước ngoài rời khỏi tàu sẽ liên lạc với cơ quan công quyền thích hợp tại điểm quá cảnh trong quá trình quay lại của người trốn tàu, do vậy thông báo với họ về tình trạng của ngưởi trốn tàu. Hơn nữa cơ quan công quyền ở quốc gia quá cảnh trong quá trình quay lại của bất kỳ người này sẽ cho phép, tùy theo yêu cầu của thị thực thông thường và an ninh của quốc gia liên quan, sự quá cảnh thông qua cảng và sân bay của người trốn tàu ra nước ngoài theo sự chỉ dẫn và chỉ đạo của cơ quan công quyền của quốc gia và cảng người đó xuống tàu.

4.14.3 Khuyến nghị thực hiện: Khi một chính quyền cảng từ chối sự rời tàu của người trốn tàu ra nước ngoài của một quốc gia, không có sự chậm chễ thái quá, sẽ thông báo với quốc gia có tàu treo cờ về tàu đang chuyên chở người này với lýý do từ chối không cho rời tàu.

4.15 Chi phí của việc quay về hay duy trì người trốn tàu ra nước ngoài

4.15.1 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền của quốc gia khi một người trốn tàu ra nước ngoài được phép rời khỏi tàu sẽ thông báo cho chủ tàu, hay tàu của người trốn tàu đã bị phát hiện hoặc đại diện của anh ta, cho đến khi thực hiện được về các chi phí cho việc lưu giữ và quay trở lại của người này một cách tối thiểu, và dựa vào pháp luật của quốc gia đó, các chi phí này do chủ tàu chịu chi trả.

4.15.2 Khuyến nghị thực hiện: Trong khoảng thời gian mà chủ tàu chịu trách nhiệm chi trả các chi phí liên quan đến người trốn tàu ra nước ngoài bởi cơ quan công quyền của một quốc gia khi người trốn tàu ra nước ngoài đã rời khỏi tàu sẽ được giữ lại ít nhất.

4.15.3 Tiêu chuẩn: Theo luật pháp của quốc gia, cơ quan công quyền sẽ xem xét sự giảm phạt chống lại tàu khi mà thuyền trưởng của tàu đã công bố thích hợp sự tồn tại của người trốn tàu ra nước ngoài với cơ quan công quyền thích hợp tại cảng đến, và sẽ chỉ ra các giải pháp ngăn ngừa được tiến hành nhằm ngăn ngừa những người trốn tàu xuống tàu.

4.15.4 Khuyến nghị thực hiện : Theo luật pháp của quốc gia, cơ quan công quyền sẽ xem xét giảm bớt các chi phí khác có thể áp dụng khi chủ tàu đã hợp tác với chính quyền để kiểm ta và tạo sự hài lòng của cơ quan đó với những giải pháp được xác định cho việc ngăn ngừa những người trốn tàu ra nước ngoài bằng phương tiện vận tải.

MỤC 5. SỰ ĐẾN, LƯU LẠI VÀ RỜI CẢNG CỦA HÀNG HOÁ VÀ CÁC ĐỒ VẬT KHÁC

Phần này bao gồm các điều khoản về các thủ tục do cơ quan chính quyền yêu cầu đối với chủ tàu, đại lý của chủ tàu hay người người điều hành tàu.

A. Điều khoản chung

5.1 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan chính quyền, phối hợp với chủ tàu và Chính quyền cảng nên tiến hành các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu thời gian ở cảng, nên thu xếp dòng lưu thông tại cảng tối ưu và nên thường xuyên xem xét tất cả các thủ tục liên quan đến việc cập cảng và rời bến của tàu bao gồm các sắp xếp lên tàu, xuống tàu, dỡ hàng, chất hàng, dịch vụ và các hoạt động tương tự cùng với các biện pháp an ninh đi kèm. Chính quyền cũng nên thu xếp để các tàu chở hàng và hàng hoá có thể vào bến và làm thủ tục càng nhanh càng tốt tại khu vực làm việc của tàu.

5.2 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan chính quyền, phối hợp với chủ tàu và Chính quyền cảng nên tiến hành các biện pháp phù hợp thu xếp dòng lưu thông tối ưu tại cảng sao cho các thủ tục giao nhận và kiểm tra hàng hoá được tiến hành thuận lợi, dễ dàng. Những thu xếp này nên bắt đầu từ thời điểm tàu đến cầu cảng để dỡ hàng, làm thủ tục với chính quyền, xếp hàng vào kho và tái gửi hàng nếu cần. Cần có đường đi thuận tiện và trực tiếp từ kho chứa hàng và nơi làm thủ tục với chính quỳen, nên đặt gần khu vực cầu cảng và nên có sẵn các thiết bị chuyên chở cơ khí nếu có thể.

5.3 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan chính quyền nên khuyến khích chủ tàu và/hoặc người điều hành cầu cảng và kho chứa hàng cung cấp các thiết bị lưu kho đặc biệt nhằm đối phó với nguy cơ cao bị mất trộm và để bảo vệ những khu vực hàng hoá được cất giữ, tạm thời hoặc lâu dài, trước khi được vận chuyển đi tiếp hoặc giao hàng vào nội địa tránh trường hợp những người không có trách nhiệm tiếp cận đến hàng hoá.

5.4 Tiêu chuẩn: Một quốc gia thành viên sẽ vẫn tiếp tục yêu cầu giấy phép xuất, nhập khẩu và chuyển tải hoặc giấy phép cho bất kỳ một loại hàng hóa nào đó sẽ được thiết lập một quy trình đơn giản theo đó những giấy tờ này hoặc giấy phép này vẫn được sử dụng và làm mới nhanh chóng.

5.5 Khuyến nghị thực hiện: Khi bản chất của việc giao hàng mà có thể thu hút sự chú ýy của các cơ quan thông quan khác nhau, ví dụ như Hải quan, Thú y hoặc kiểm dịch vệ sinh, quốc gia thành viên sẽ giao phó thông quan cho Hải quan hoặc các cơ quan khác hoặc, khi không thể thực hiện được, tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc thông quan đó được tiến hành đồng thời tại một nơi và với sự chậm chễ là ít nhất.

5.6 Khuyến nghị thực hiện: Chính quyền nên cung cấp các thủ tục đơn giản hoá để làm thủ tục nhanh chóng cho các hàng hoá quà tặng cá nhân và các mẫu hàng thương mại có giá trị hoặc số luợng không vượt quá mức có thể đã được quy định.

B. Làm thủ tục thông quan hàng hoá xuất khẩu

5.7 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền, tuân theo tất cả các lệnh cấm, hạn chế của quốc gia, các yêu cầu an ninh của cảng và biện pháp kiểm soát chất gây nghiện, sẽ ưu tiên làm thủ tục cho động vật sống, hàng dễ hỏng và các lô hàng có bản chất tự nhiên khác.

5.8 Khuyến nghị thực hiện: Các Chính phủ tham gia Công ước nên tạo điều kiện chấp nhận tạm thời các thiết bị chuyển giao hàng hoá được chuyên môn hoá của tàu và được sử dụng trên bờ, tại cảng ghé để chất, dỡ và giao hàng.

5.9 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền sẽ phát triển các quy trình cho việc sử dụng những thông tin trước khi tàu đến để tạo thuận lợi cho quá trình khai hải quan và giấy phép thông quan cho đến khi hàng hóa đến cảng.

5.10 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền sẽ cung cấp các thủ tục cho việc thông quan hàng hóa dựa trên quy định phù hợp và kèm theo các hướng dẫn của Công ước Quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà các thủ tục hải quan – Công ước Kyoto.

5.11 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ giới hạn sự can thiệp vật lýy với sự xem xét tối thiểu để đảm bảo phù hợp với luật pháp trong việc sử dụng đánh giá rủi ro đối với việc kiểm tra hàng hóa.

5.12 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền sẽ, trên cơ sở yêu cầu,  đưa ra kiểm tra vật lýy đối với hàng hóa, nếu thấy cần thiết, tại điểm hàng hóa được xếp lên các phương thức vận tải trong khi việc xếp hàng vẫn được tiến hành, hoặc khi ở trên vũng tàu hoặc trong trường hợp hàng hoá đơn chất hoặc tại nơi container được đóng và kẹp chì.

5.13 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ bảo đảm những yêu cầu cho việc thu thập những số liệu khôngg làm giảm ý nghĩa của thương mại hàng hải.

5.14 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền nên xây dựng các thủ tục trong đó có thể bao gồm EDI (Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử), cho phép nạp các thông tin trước khi hàng đến để sử dụng cho mục đích làm thủ tục hải quan một cách đơn giản.

C. Container và pallet

5.15 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền tuân theo những quy định của mình, cho phép tạm nhập các container và pallet mà không phải trả thuế hải quan và các loại thuế và phụ phí khác, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các thiết bị này trong giao thông hàng hải

5.16 Khuýyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền nên đưa ra trong quy định của mình, tham chiếu đến Tiêu chuẩn 5.15, việc chấp nhận một tờ khai đơn giản cho container và pallet nhập sẽ được tái xuất trong giới hạn thời gian do nhà nước quy định.

5.17 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền cho phép container và palet vào lãnh thổ một nước theo điều khoản Tiêu chuẩn 5.15 được bỏ qua các hạn chế của cảng đến trong việc làm thủ tục cho hàng nhập khẩu và/hoặc dỡ hàng xuất khẩu với các thủ tục kiểm soát đơn giản hoá và giấy tờ tối thiểu.

5.18 Tiêu chuẩn: Chính phủ tham gia Công ước cho phép tạm nhập các bộ phận của container mà không phải trả thuế hải quan và các loại thuế, phụ phí khác khi những bộ phận này buộc phải có để sửa chữa chiếc container đã được chấp nhận ở Tiêu chuẩn 5.15.

D. Hàng hóa không dỡ ở cảng định đến

5.19 Tiêu chuẩn: Đối với bất cứ hàng hoá nào đã được kê khai trong Tờ khai hàng hoá mà không được dỡ ở cảng định đến, chính quyền sẽ cho phép sửa lại Tờ khai hàng hoá và không áp đặt lệnh trừng phạt nào nếu được khai báo đúng rằng hàng hoá thực tế không được chất lên tàu, hoặc có chất nhưng đã dỡ ở một cảng khác.

5.20 Tiêu chuẩn: Khi, do sai sót hoặc một lỗi chính đáng nào khác, hàng hoá được dỡ ở một cảng khác với cảng dự định, chính quyền sẽ tạo điều kiện để tái gửi hàng đến cảng dự định. Điều khoản này không áp dụng cho các lô hàng nguy hiểm, bị cấm hoặc bị hạn chế.

F. Hạn chế trách nhiệm của chủ tàu

5.21 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền không yêu cầu chủ tàu phải đưa ra những thông tin đặc biệt về quyền định đoạt trên chứng từ vận tải hoặc bản sao trừ phi chủ tàu là người xuất khẩu, nhập khẩu hay người đại diện.

5.22 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền không yêu cầu chủ tàu có trách nhiệm đối với việc xuất trình hoặc tính chính xác của chứng từ mà người xuất khẩu, nhập khẩu phải có để làm thủ tục cho hàng hoá trừ phi chủ tàu là người xuất khẩu, nhập khẩu

MỤC 6. Y TẾ VÀ KIỂM DỊCH CÔNG CỘNG, BAO GỒM PHƯƠNG PHÁP BẢO ĐẢM  VỆ SINH CHO ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT

6.1 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền của Nhà nước, không phải của tổ chức theo Quy định về y tế quốc tế sẽ nỗ lực áp dụng những điều khoản liên quan của những Luật này cho Vận tải biển quốc tế.

6.2 Khuyến nghị Thực hiện: Các Quốc gia thành viên nói chung có quyền lợi nhất định về y tế, địa lý, xã hội hoặc điều kiện kinh tế sẽ ký kết các thoả thuận riêng theo điều 85 của Quy định về Y tế Quốc tế khi những thoả thuận này tạo thuận lợi trong việc áp dụng các Quy định đó.

6.3 Khuyến nghị Thực hiện: Khi đưa lên tầu động vật, thực vật và các sản phẩm có nguồn gốc động, thực vật mà cần phải có Chứng chỉ đảm bảo vệ sinh hoặc tài liệu tương đương, những chứng chỉ hoặc tài liệu này cần phải đơn giản và được phát hành phổ biến và các Quốc gia thành viên cần phối hợp thực hiện trên quan điểm chuẩn hóa yêu cầu này.

6.4 Khuyến nghị Thực hiện: Cơ quan công quyền cần thông báo cho phép tàu vào cảng bằng radio tới tàu ngay khi có thể; trên cơ sở những thông tin đã nhận từ trước khi tàu đến, Cơ quan công quyền y tế tại cảng tàu dự định cập cho ý kiến làviệc cập tàu sẽ không truyền nhiễm hoặc lây lan các dịch bệnh. Cơ quan công quyền y tế cần xuống tàu trước khi tàu cập cảng ngay khi có thể.

6.4.1 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ yêu cầu sự phối hợp của Chủ tàu để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu mà theo đó, những gì mang tính ốm đau trên tàu cần được báo cáo rõ ràng bởi  radio tới Cơ quan công quyền y tế tại cảng để tàu được chuẩn bị sẵn sàng để tạo điều kiện cho chuyên viên y tế và thiết bị y tế cần thiết làm các thủ tục về y tế khi tàu tới.

6.5 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền sẽ sắp xếp để tạo điều kiện cho các đại lý du lịch và các dịch vụ khác liên quan chuẩn bị sẵn sàng cho hành khách một cách đầy đủ trước khi khởi hành, danh mục các loại tiêm chủng do Cơ quan công quyền của Quốc gia liên quan yêu cầu cũng như các Mẫu Chứng chỉ tiêm phòng phù hợp theo Luật Y tế Quốc tế. Cơ quan công quyền sẽ áp dụng mọi giải pháp để mọi người đã tiêm phòng được sử dụng Chứng chỉ quốc tế về Tiêm phòng hoặc Tái Tiêm phòng để đạt được sự chấp thuận đồng bộ.

6.6 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền cần tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành các Chứng chỉ Quốc tế về Tiêm phòng và Tái Tiêm phòng cũng như tạo điều kiện để có thể thực hiện tiêm phòng tất cả các cảng đủ điều kiện.

6.7 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền phải đảm bảo rằng các giải pháp đảm bảo vệ sinh và sự tuân thủ các thủ tục y tế được thực hiện ngay lập tức, không trì hoãn và không có sự phân biệt đối xử.

6.8 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền cần duy trì một cách chính xác tại càng nhiều cảng đủ điều kiện càng tốt việc tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý các giải pháp cho sức khỏe cộng đồng, kiểm dịch động vật và thực vật.

6.9 Tiêu chuẩn: Cần phải duy trì sẵn sàng đầy đủ tại tất cả các cảng trong nước đã đủ điều kiện những Phương tiện thuận lợi cho y tế để có thể điều trị khẩn cấp cho thuyền viên hoặc hành khách một cách hợp lý và khả thi nhất.

6.10 Tiêu chuẩn: Trừ trường hợp nguy cơ khẩn cấp tạo ra nguy hiểm trầm trọng cho sức khoẻ cộng đồng, một tàu không bị nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm các bệnh phải kiểm dịch sẽ không bị ngăn cấm việc xếp dỡ hàng, lấy và trữ nhiên liệu hoặc nước bởi Cơ quan công quyền y tế tại cảng, vì bất cứ bệnh dịch nào khác.

6.11 Khuyến nghị thực hiện: Khi chất động vật, vật liệu, sản phẩm thô từ động vật chưa xử lý, thực phẩm từ động vật và các sản phẩm thực vật cần phải kiểm dịch cần phải được cho phép trong từng trường hợp cụ thể có kèm theo Chứng chỉ Kiểm dịch theo Mẫu được Quốc gia sở tại chấp thuận.

MỤC 7. CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

A. Giao kèo (Khế ước) và các hình thức bảo đảm an ninh khác

7.1 Khuyến nghị thực hiện: Trong trường hợp các cơ quan chính quyền yêu cầu các chủ tầu phải sử dụng tín phiếu hoặc các hình thức bảo đảm khác để thực hiện các nghĩa vụ của chủ tầu liên quan đến các nghiệp vụ hải quan, nhập cảnh, y tế, kiểm dịch thực vật hoặc các quy định tương tự của pháp luật quốc gia thì tuỳ từng trường hợp, các cơ quan chính quyền đó nên cho phép sử dụng một loại tín phiếu nhất định hoặc các hình thức bảo đảm khác.

B. Các dịch vụ tại cảng

7.2 Khuyến nghị thực hiện: Các cơ quan chính quyền tại cảng khi thực hiện các nghiệp vụ thông thường, trong giờ làm việc thông thường thì không nên thu các loại phí. Các cơ quan chính quyền nên quy định thời gian làm việc thông thường cho các nghiệp vụ tại cảng phù hợp với thời gian để thực hiện khối lượng công việc thực tế.

7.3 Khuyến nghị thực hiện: Các quốc gia thành viên ban hành các biện pháp khả khi để tổ chức việc thực hiện các nghiệp vụ tại cảng của các cơ quan chính quyền, tránh việc tầu bị trì hoãn (khi đến và rời cảng) không cần thiết (trong trường hợp các cơ quan chính quyền đã được cung cấp đầy đủ các thông tin về thời gian dự kiến đến và thời gian dự kiến rời cảng), giảm thiểu thời gian làm thủ tục.

7.4 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan ý tế sẽ không thu phí khi kiểm tra sức khoẻ hoặc khám bổ xung (ban ngày hoặc buổi tối), dù đó là khám vệ sinh dịch tễ hoặc các chuyên môn khác, nếu việc khám đó là để xác định sức khoẻ của người được khám. Không thu phí đi lại, kiểm tra vệ sinh tầu, trừ trường hợp kiểm tra tầu để cấp GCN diệt chuột hoặc GCN miễn diệt chuột. Không thu phí tiêm phòng dịch, và phí cấp GCN tiêm phòng của các cá nhân đến cảng bằng tầu biển. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, vì sự cần thiết của tầu biển, hành khách, thuyền viên và cơ quan y tế có thu phí thì mức phí cần được xác định trên một biểu phí đơn nhất, tương ứng với khu vực liên quan. Mức phí áp dụng không phân biệt quốc tịch, nơi cư trú của đối tượng liên quan hoặc không phân biệt quốc tịch, cờ, nơi đăng ký, sở hữu của tầu.

7.5 Khuyến nghị thực hiện: Đối với các nghiệp vụ của cơ quan chính quyền được thực hiện ngoài giờ làm việc thông thường được đề cập ở phần 7.2, các nghiệp vụ đó phải được thực hiện một cách đúng đắn và mức phí không được cao hơn giá trị thực tế của nghiệp vụ được thực hiện.

7.6 Khuyến nghị thực hiện: Nếu lưu lượng hàng hoá qua cảng , cơ quan chính quyền cần bảo đảm rằng các dịch vụ được cung cấp sao cho phù hợp với các thủ tục đối với hàng hoá và hành lý, không phân biệt giá trị, chủng loại.

7.7 Khuyến nghị thực hiện: Các quốc gia thành viên cần ủng hộ việc thoả thuận, theo đó, quốc gia này dành cho quốc gia kia những thuận lợi nhất định trước và trong thời gian chuyến đi của tầu biển, liên quan đến kiểm tra đối với tầu, hành khách, thuyền viên, hàng hoá và hành lý, các thủ tục giấy tờ về hải quan, nhập cảnh, y tế, kiểm dịch động - thực vật. Nhờ đó, có thể giảm bớt được thủ tục tầu đến ở quốc gia kia.

C. Hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp

7.8 Khuyến nghị thực hiện: Các cơ quan hành chính sẽ hỗ trợ thủ tục đến và rời cảng đối với các tầu tham gia ứng cứu trong trường hợp có thảm hoạ, đấu tranh và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển, hoặc khi tầu tham gia các hoạt động khác như: Đảm bảo an toàn hàng hải, đảm bảo an toàn cho người, chống ô nhiễm môi trường biển.

7.9 Khuyến nghị thực hiện: Các cơ quan chính quyền, trong phạm vi tối đa có thể, hỗ trợ việc nhập cảnh và làm thủ tục đối với người, hàng, vật liệu và thiết bị cần thiết để ứng phó với các trường hợp đề cập ở phần 7.8

7.10 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan chính quyền sẽ thực hiện các thủ tục hải quan nhanh chóng đối với các thiết bị cần thiết để thực hiện các biện pháp an ninh.

D. Các uỷ ban tạo điều kiện thuận lợi của các quốc gia tham gia

7.11 Khuyến nghị thực hiện: Mỗi quốc gia thành viên, trong trường hợp thấy cần thiết và thích hợp, sẽ thành lập một Chương trình hỗ trợ vận tải biển quốc gia dựa trên những yêu cầu trong Phụ lục này và cần đảm bảo rằng mục đích của Chương trình hỗ trợ là ban hành các biện pháp khả thi để hỗ trợ sự vận chuyển của hành khách, hành lý, tầu, thư từ ... bằng việc xoá bỏ những rào cản, sự chậm trễ không cần thiết.

7.12 Khuyến nghị thực hiện: Mỗi quốc gia thành viên thành lập một Uỷ ban hỗ trợ vận tải biển quốc gia hoặc một Cơ quan quốc gia phối hợp tương tự, nhằm khuyến khích việc ban hành và thực thi các biện pháp hỗ trợ giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính phủ và các tổ chức có liên quan hoặc chịu trách nhiệm về các khía cạnh của vận tải biển quốc tế cũng như các cảng vụ hàng hải và chủ tầu.

Chú ý: Khi thành lập Uỷ ban hỗ trợ vận tải biển quốc gia hoặc một Cơ quan quốc gia phối hợp, các quốc gia thành viên cần tham khảo Hướng dẫn tại Thông tri 02, FAL.5

 

CÁC NGHỊ QUYẾT DO HỘI NGHỊ THÔNG QUA

Nghị quyết 1

Khuyến khích chấp thuận và phê chuẩn Công ước

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ TẠO THUẬN LỢI TRONG DU LỊCH VÀ VẬN TẢI HÀNG HẢI, 1965 THỪA NHẬN rằng sự đồng nhất trong đơn giản hoá và giảm tới mức tối thiểu các thủ tục, quy trình và yêu cầu về giấy tờ khi tàu hoạt động trên các tuyến quốc tế đến , lưu lại và rời cảng là điều mong muốn đối với tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải;

QUYẾT ĐỊNH

(1) Mời các quốc gia có mặt tại Hội nghị chấp thuận Công ước Tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải càng sớm càng tốt;

(2) Tổ chức Tư vấn Hàng hải liên Chính phủ kêu gọi sự quan tâm của thành viên Tổ chức, thành viên của Liên Hợp quốc, hoặc của bất kỳ một tổ chức chuyên ngành nào, hoặc thành viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, hoặc các bên của Tòa Công lý Quốc tế không phải là thành viên của Tổ chức và các Quốc gia chưa phải là các bên của Công ước tới mong muốn có sự hợp tác của họ trong thực hiện các biện pháp quốc tế về tạo thuận lợi này và mời họ trở thành các bên của Công ước.

(3) Ở mức độ có thể Tổ chức sẽ, theo đề nghị, cung cấp thông tin và thông báo tới các Chính phủ chưa phải là các bên của Công ước về việc tạo thuận lợi đối với  sự chấp thuận hoặc phê chuẩn Công uớc của các Chính phủ đó.

Nghị quyết 2

Chấp thuận các tiêu chuẩn

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ TẠO THUẬN LỢI TRONG DU LỊCH VÀ VẬN TẢI HÀNG HẢI, 1965:

THỪA NHẬN rằng các quy định của Phụ lục Công ước về tạo thuận lợi trong Giao thông Hàng hải Quốc tế, khi thực hiện, là các quy định đã được các Chính phủ tham gia thông qua;

ĐÃ DỰ THẢO các Tiêu chuẩn trong Phụ lục B nhằm tạo thuận lợi trong việc hợp nhất vào hệ thống luật pháp quốc gia;

QUYẾT ĐỊNH kêu gọi sự quan tâm của các Chính phủ tham gia và các thành viên của Tổ chức Tư vấn Hàng hải liên Chính phủ tới mong muốn chấp thuận các Tiêu chuẩn bất cứ khi nào có thể thực hiện được và điều chỉnh các thủ tục, quy trình và yêu cầu riêng của mình về giấy tờ cho phù hợp với các tiêu chuẩn đó.

Nghị quyết 3

Hình thành các Uỷ ban cấp khu vực và cấp quốc gia

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ TẠO THUẬN LỢI TRONG DU LỊCH VÀ VẬN TẢI HÀNG HẢI, 1965:

THỪA NHẬN giá trị ra đời của các Ủy ban cấp khu vực và cấp quốc gia về khuyến khích các biện pháp tạo thuận lợi sẽ thúc đẩy các mục tiêu của Công uớc tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế;

QUYẾT ĐỊNH

(1) Mời các Chính phủ tham gia thành lập các Ủy ban cấp khu vực và cấp quốc gia tại những nơi mà các Uỷ ban như vậy chưa ra đời nhằm khuyến khích  đưa ra các biện pháp tạo thuận lợi và có được sự thông qua và thực hiện của họ tại các Quốc gia có liên quan;

(2) Tiếp tục mời các Chính phủ đó thông báo cho Tổng thư ký sự tồn tại hoặc hình thành bất kỳ một Ủy ban nào như  vậy.

Nghị quyết 4

Thành lập nhóm làm việc đặc biệt

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ TẠO THUẬN LỢI  TRONG DU LỊCH VÀ VẬN TẢI HÀNG HẢI, 1965:

BÀY TỎ sự đánh giá đối với Tổ chức Tư vấn hàng hải liên Chính phủ về triệu tập Hội nghị quốc tế về tạo thuận lợi trong giao thông và du lịch bằng đường biển và về chuẩn bị bản dự thảo Công ước và các phụ lục của nó;

XEM XÉT các mục đích của Tổ chức như nêu tại Điều 1 Công ước của Tổ chức, trong đó có "cung cấp phương tiện cho việc hợp tác giữa các Chính phủ trong lĩnh vực luật định và tập quán của Chính phủ liên quan tới tất cả các vấn đề kỹ thuật có ảnh huởng đến vận tải biển ngoại thương quốc tế, và khuyến khích các Chính phủ loại bỏ hành động phân biệt  và những hạn chế không cần thiết ảnh hưởng đến vận tải biển ngoại thương quốc tế nhằm thúc đẩy tính hữu ích của dịch vụ vận tải biển đối với thương mại Thế giới không có phân biệt";

XEM XÉT Công ước của Tổ chức Tư vấn hàng hải liên Chính phủ, Hội đồng của Tổ chức có thể thành lập bất kỳ một cơ quan phụ trợ nào mà Hội đồng thấy là cần thiết;

NHẮC LẠI các Nghị quyết A.29(II) và A.63(III) của Hội đồng Tổ chức liên quan đến tạo thuận lợi trong giao thông và du lịch;

YÊU CẦU Tổ chức xem xét khả năng thành lập nhóm làm việc đặc biệt không thường xuyên có chức năng tư vấn và cố vấn gồm chuyên gia từ các Chính phủ tham gia Công ước tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế nhằm trợ giúp Tổng thư ký thực hiện nhiệm vụ được trao theo Công ước và cụ thể là kiểm tra từng trường hợp khi cần thiết các sửa đổi phụ lục của Công ước do các Chính phủ tham gia đề xuất. Các quan sát viên của các Tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ có quan hệ tư vấn  với Tổ chức  có thể được mời tham gia công việc của nhóm làm việc đặc biệt.

Nghị quyết 5

Công việc trong tương lai về tạo thuận lợi

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ TẠO THUẬN LỢI TRONG DU LỊCH VÀ VẬN TẢI HÀNG HẢI, 1965:

XEM XÉT Công uớc tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế và các phụ lục của nó;

CÂN NHẮC nhu cầu thông qua các biện pháp bổ sung trong từng lĩnh vực cụ thể kể cả các khoản mục tương ứng nêu trong Phụ lục;

QUYẾT ĐỊNH mời Tổng thư ký của Tổ chức áp dụng các biện pháp thích hợp thông qua Nhóm làm việc đặc biệt gồm chuyên gia của các nước ký kết Công uớc đối với:

(1) Thúc đẩy xây dựng các mẫu giấy tờ chuẩn nêu trong Phụ lục;

(2) Xem xét các thiết bị đặc biệt cho tàu hoạt động trong lĩnh vực du lịch vì sự phát triển du lịch bằng đường biển toàn cầu;

(3) Xem xét các biện pháp đặc biệt về tạo thuận lợi áp dụng đối với hành khách quá cảnh và xây dựng các quy định tạo thuận lợi trong thủ tục liên quan tới hành khách quá cảnh;

(4) Xem xét các biện pháp tạo thuận lợi có thể xem là cần thiết đối với hoạt động của tàu nghiên cứu khoa học;

(5) Xem xét các vấn đề đặc biệt còn tồn tại liên quan đến kiểm dịch động thực vật và, thừa nhận tính hữu ích của hợp tác quốc tế đối với mục tiêu ngăn ngừa sự lan tràn các loài gây hại và dịch bệnh của động thực vật, xây dựng các quy định đồng nhất về tạo thuận lợi cho các vấn đề nói trên.

Nghị quyết 6

Tạo thuận lợi giao thông du lịch quốc tế

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ TẠO THUẬN LỢI TRONG DU LỊCH VÀ VẬN TẢI HÀNG HẢI, 1965:

THỪA NHẬN rằng các khuyến nghị về tạo thuận lợi, đuợc thông qua tại Hội nghị liên hợp quốc về Giao thông và du lịch quốc tế tổ chức tại Roma năm 1963, là có thể áp dụng được đối với tất cả các phương tiện vận tải;

XÉT THẤY việc áp dụng các khuyến nghị nói trên có thể mang lại nhiều lợi ích trong du lịch và giao thông hàng hải;

LƯU TÂM các Quốc gia có mặt tại Hội nghị về các khuyến nghị nêu tại Báo cáo cuối cùng của Hội nghị liên hợp quốc về Giao thông và du lịch quốc tế, về tạo thuận lợi trong thủ tục của các Chính phủ đối với giao thông quốc tế;

TIẾP TỤC mời các Chính phủ xem xét các phương thức mà các khuyến nghị cụ thể có thể đuợc áp dụng nhằm đạt được các mục tiêu về tạo thuận lợi và mục đích của Hội nghị này.

 

NGHỊ QUYẾT DO ĐẠI HỘI ĐỒNG THÔNG QUA

Nghị quyết A.628 (15)

(Thông qua ngày 19 tháng 11 năm 1987)

Áp dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu tự động (ADP) như đã quy định trong Công ước tạo thuận lợi Giao thông hàng hải quốc tế, 1965 sửa đổi

ĐẠI HỘI ĐỒNG,

ĐÃ XEM XÉT mục đích chung của Công ước tạo thuận lợi Giao thông hàng hải quốc tế, 1965 sửa đổi, cụ thể là Điều III,

CÓ Ý KIẾN rằng các Cơ quan công quyền nên kiểm tra, có tham khảo ý kiến của các bên có liên quan, các lợi thế gia tăng có đuợc từ việc sử dụng các phương pháp xử lý và truyền thông tin tự động,

XEM XÉT có tính đến sự phát triển công nghệ sau khi Công ước được thông qua,

GHI NHẬN các quy định của Tiêu chuẩn 2.15 phần 2.G* phụ lục Công ước: "Các cơ quan nhà nuớc sẽ chấp thuận thông tin được truyền bởi bất kỳ một phương tiện truyền dẫn dễ hiểu và dễ đọc nào kể cả các giấy tờ viết tay bằng mực hoặc bút chì khó tẩy hoặc bởi các kỹ thuật xử lý dữ liệu tự động"

XÉT THẤY các phương thức áp dụng quy định này vào các quy định khác của Công ước cần sự giải thích rõ hơn,

1. KHUYẾN NGHỊ rằng, trong việc áp dụng Tiêu chuẩn 2.15:

(a) việc giới thiệu các phuơng pháp truyền thông tin bởi phuơng tiện truyền dẫn không phải là giấy tờ sẽ được ủng hộ và khuyến khích;

(b) khi có yêu cầu về giấy tờ, thì việc trình nộp dữ liệu duới bất kỳ hình thức xử lý dữ liệu tự động nào cũng phải theo các mẫu chuẩn về FAL của IMO; và

(c) Bất kỳ có một sai lệch lớn nào so với các mẫu nói trên đều cần có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan;

2. QUYẾT ĐỊNH là Nghị quyết này sẽ được đính kèm vào xuất bản có nội dung Công uớc tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế 1965, sửa đổi;

3. HỦY BỎ Nghị quyết A.452(XI).

Thông tin bổ sung về các yêu cầu tạo thuận lợi

 

PHỤ LỤC 1

Các mẫu FAL của IMO

Ghi chú: Các mẫu chuẩn về tạo thuận lợi (khổ giấy A4) đề cập đến ở các trang 44 - 45 có bán tại IMO.

TỜ KHAI TỔNG HỢP - IMO

 

 

 

Đến

 

Đi

 

1. Tên và đặc điểm của tàu

 

2. Cảng đến/đi

3. Ngày giờ đến/đi

4. Quốc tịch tàu

5. Tên thuyền trưởng

6. Khởi hành từ/ cảng đích

 

7. Chứng nhận đăng kiểm (Nơi chứng nhận, ngày tháng, số)

 

8. Tên, địa chỉ đại lý của tàu

 

9. Trọng tải đăng ký

10. Trọng tải tĩnh

 

 

11. Vị trí tàu tại cảng (Điểm neo, cầu cảng)

 

 

 

12. Tóm tắt đặc điểm hành trình (tên cảng theo thứ tự, gạch dưới những nơi hàng hoá sẽ được dỡ - sai …. )

 

 

 

13.Tóm tắt đặc điểm của hàng hoá

 

 

 

14. Số thuyền viên (kể cả thuyền trưởng)

 15. Số hành khách

16. Ghi chú

 

Giấy tờ kèm theo

(chỉ rõ số bản)

 

 

 

17. Tờ khai hàng hoá

18. Tờ khai các kho dự trữ của tàu

 

 

19. Danh sách thuyền viên

20. Danh sách hành khách

21. Ngày tháng, chữ ký thuyền trưởng, đại lý tàu, hoặc sỹ quan được uỷ quyền

 

22. Tờ khai tư trang thuyền viên*

23. Khai báo sức khoẻ thuyền viên*

 

 

 

 

 

 

Dùng cho cán bộ

Mẫu 1 (tiếp theo)

Mẫu này đã được các nước dưới đây chấp thuận, hoặc theo mẫu của IMO hoặc theo mẫu của mỗi quốc gia có cùng cách bố trí (trong một số trường hợp còn tùy thuộc vào những sửa đổi nhỏ hoặc theo từng hoàn cảnh cụ thể của người khai)*

 ARGENTINA                                         MEXICO

 AUSTRALIA                                         NETHERLANDS

 BELGIUM                                             NEW ZEALAND

 BRAZIL                                                NORWAY

 CANADA                                              PERU

 CHILE                                                  POLAND

 CUBA                                                  RUSSIAN FEDERATION

 CYPRUS                                              SEYCHELLES

 ECUADOR                                           SINGAPORE

 FINLAND                                              SWEDEN

 GERMANY                                           THAILAND

 HUNGARY                                           UNITED KINGDOM

 INDONESIA                                          UNITED STATES

 IRELAND                                             YUGOSLAVIA

 LIBERIA

----------------------

Mẫu này cũng được sử dụng ở Hong Kong, Trung quốc (Thành viên liên kết của IMO)

----------------------

Dùng cho cán bộ

 

10. Ngày tháng và chữ ký thuyền trưởng, đại lý hoặc sỹ quan được uỷ quyền.

 

Mẫu biểu 2 (tiếp theo)

Mẫu này đã được các nước dưới đây chấp thuận, theo mẫu biểu của IMO hoặc mẫu biểu tương tự của mỗi quốc gia (trong một số trường hợp có đưa ra những sửa đổi nhỏ hoặc sửa đổi theo từng hoàn cảnh cụ thể của người khai)*

 ARGENTINA                                         HUNGARY

 AUSTRALIA                                         IRELAND

 BRAZIL                                                LIBERIA

 CANADA                                              MEXICO

 CHILE                                                  NEW ZEALAND

 CUBA                                                  NORWAY

 CYPRUS                                              RUSSIAN FEDERATION

 ECUADOR                                           SPAIN

 FINLAND                                              SWEDEN

 FRANCE                                              UNITED KINGDOM

 GERMANY                                           YUGOSLAVIA

 -------------------------

 12.Ngày tháng và chữ ký của thuyền trưởng, đại lý hoặc sỹ quan được uỷ quyền

 

Mẫu biểu 3 (tiếp theo)

Mẫu này đã được các nước dưới đây chấp thuận, theo mẫu biểu của IMO hoặc mẫu biểu tương tự của mỗi quốc gia (trong một số trường hợp có đưa ra những sửa đổi nhỏ hoặc sửa đổi theo từng hoàn cảnh cụ thể của người khai)*

 ARGENTINA                                         IRELAND

 AUSTRALIA                                         LIBERIA

 BRAZIL                                                MEXICO

 CANADA                                              NEW ZEALAND

 CHILE                                                  NORWAY

 CUBA                                                  PERU

 CYPRUS                                              POLAND

 ECUADOR                                           SINGAPORE FINLAND SWEDEN

 FRANCE                                              UNITED KINGDOM

 GREECE                                             UNITED SATES

 HUNGARY                                           YUGOSLAVIA

 


TỜ KHAI TƯ TRANG CỦA THUYỀN VIÊN - IMO

 

 

 

Trang số

1.Tên tàu

 

2. Tư trang chịu thuế hoặc bị hạn chế  hoặc bị cấm*

 

3. Quốc tich tàu

 

 

 

 

 

 

4.  Số             5. Họ tên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Cấp bậc hoặc chức danh

 

 

 

 

7. Chữ ký

8. Ngày và chữ ký của thuyền trưởng, đại lý hoặc sỹ quan được uỷ quyền

 

Mẫu biểu 4 (tiếp theo)

Mẫu này đã được các nước dưới đây chấp thuận, theo mẫu biểu của IMO hoặc mẫu biểu tương tự của mỗi quốc gia (trong một số trường hợp có đưa ra những sửa đổi nhỏ hoặc sửa đổi theo từng hoàn cảnh cụ thể của người khai)*

 ARGENTINA                                         MEXICO

 AUSTRALIA                                         GREECE

 BRAZIL                                                NORWAY

 CANADA                                              CHILE

 CUBA                                                  FRANCE

 FINLAND                                              SWEDEN

 HUNGARY                                           IRELAND

 LIBERIA                                               UNITED STATES

 PERU                                                  POLAND

 ECUADOR                                           RUSIAN FEDERATION

 SEYCHELLES                                      YUGOSLAVIA

-----------------

 * Chi tiết hơn, xem phần bổ xung của Phụ lục công ước FAL, 1965  (IMO, 4 Albert Embankment, London SE1 7SR, số xuất bản IMO-350E)

 

DANH SÁCH THUYỀN VIÊN - IMO

 

 

 

Trang số

 

 

 

Khởi hành

 

Đến

 

1.Tên tàu

 

2. Cảng khởi hành/đến

3. Ngày khởi hành/đến

4. Quốc tịch tàu

 

5. Khởi hành từ

6. Loại và số giấy tờ tuỳ thân (hộ chiếu thuyền viên)

7.  Số                  8. Họ tên

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Cấp bậc hoặc chức danh

10. Quốc tịch

11. Ngày sinh, nơi sinh

 

12. Ngày và chữ ký thuyền trưởng, đại lý hoặc sỹ quan được uỷ quyền

 

Mẫu biểu 5 (tiếp theo)

Mẫu này đã được các nước dưới đây chấp thuận, theo mẫu biểu của IMO hoặc mẫu biểu tương tự của mỗi quốc gia (trong một số trường hợp có đưa ra những sửa đổi nhỏ hoặc sửa đổi theo từng hoàn cảnh cụ thể của người khai)*

 ARGENTINA                                         MEXICO

 AUSTRALIA                                         GREECE

 BRAZIL                                                NORWAY

 CANADA                                              CHILE

 CUBA                                                  FRANCE

 SWEDEN                                             ITALY

 HUNGARY                                           IRELAND

 LIBERIA                                               UNITED STATES

 PERU                                                  POLAND

 ECUADOR                                           RUSIAN FEDERATION

 SEYCHELLES                                      YUGOSLAVIA

 BELGIUM                                             NETHERLANDS

 NEW ZEALAND                                    GERMANY

 SPAIN                                                 UNITED KINGDOM

 * Chi tiết hơn, xem phần bổ xung của Phụ lục Công ước FAL, 1965  (IMO, 4 Albert Embankment, London SE1 7SR, số xuất bản IMO-350E)


DANH SÁCH HÀNH KHÁCH

 

 

 

Trang số

 

 

 

Khởi hành

 

Đến

 

1.Tên tàu

 

2. Cảng khởi hành/đến

3. Ngày khởi hành/đến

4. Quốc tịch tàu

 

 

 

5. Họ và tên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Quốc tịch

 

 

 

 

7. Ngày sinh, nơi sinh

8. Cảng lên tàu

9. Cảng rời tàu

10. Ngày và chữ ký của thuyền trưởng, trợ lý hoặc sỹ quan đuợc ủy quyền

 

Mẫu biểu 6 (tiếp theo)

Mẫu này đã được các nước dưới đây chấp thuận, theo mẫu biểu của IMO hoặc mẫu biểu tương tự của mỗi quốc gia (trong một số trường hợp có đưa ra những sửa đổi nhỏ hoặc sửa đổi theo từng hoàn cảnh cụ thể của người khai)*

 ARGENTINA                                         MEXICO

 AUSTRALIA                                         GREECE

 BRAZIL                                                NORWAY

 CHILE                                                  SWEDEN

 CUBA                                                  FRANCE  

 HUNGARY                                           IRELAND

 LIBERIA                                               UNITED STATES

 PERU                                                  POLAND

 ECUADOR                                           RUSIAN FEDERATION

 SEYCHELLES                                      YUGOSLAVIA

 BELGIUM                                             NETHERLANDS

 NEW ZEALAND                                    GERMANY

 UNITED KINGDOM

-----------------

 * Chi tiết hơn, xem phần bổ xung của Phụ lục công ước FAL, 1965  (IMO, 4 Albert Embankment, London SE1 7SR, số xuất bản IMO-350E)

 

PHỤ LỤC 2

GHI MÃ HIỆU VẬN TẢI ĐƠN GIẢN HƠN*

I. NỀN TẢNG

1. Mục đích của việc ghi mã hiệu hàng hoá vận chuyển đường biển là để xác định hàng hoá, hỗ trợ việc vận chuyển nhanh gọn, an toàn tránh nhầm lẫn và giúp cho công tác đối chiếu hàng hoá với các tài liệu liên quan. Tuy nhiên, có trường hợp, các ký hiệu quá dài, quá chi tiết nên khó có thể viết hết lên bao bì hàng hoá. Bao bì khi đó không khác gì một thứ giấy tờ về hàng hoá. Hậu quả của tình trạng trên là gây ra các chi phí không đáng có, gây nhầm lẫn, chậm trễ và việc ghi mã hiệu không có ý nghĩa.

2. Việc ghi mã hiệu hàng hoá vận chuyển đường biển giữa các quốc gia là khác nhau, đồng thời các hình thức vận tải khác nhau cũng có các hình thức ghi mã hiệu khác nhau. Trong khi lượng hàng hoá ngoại thương tăng, với sự phát triển của vận tải đa phương thức và liên hiệp vận chuyển, trước sự cần thiết phải quản lý các số liệu về hàng hóa bằng các hệ thống quản lý hiện đại, các chương trình tự động xử lý dữ liệu, một điều dễ nhận thấy là phải thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng, thống nhất trong việc ghi mã hiệu hàng hoá vận chuyển đường biển.

3. Một số ưu điểm của việc tiêu chuẩn hoá:

Giảm chi phí: Mỗi ký tự được bớt đi trên mã hiệu hàng hoá sẽ tiết kiệm thời gian, tiền bạc trong việc soạn thảo tài liệu, mô tả hàng hoá, sử dụng máy vi tính.

Giúp kiểm tra hàng hóa và tài liệu nhanh hơn: Chẳng hạn đối với việc kiểm kiện và đối chiếu tài liệu thanh toán tiền hàng ... điều này giúp tăng tần xuất khai thác tầu, tăng tốc độ lưu chuyển của dòng tiền tệ.

Tăng độ an toàn do có hướng dẫn xếp dỡ hàng hoá, các thông tin về hàng nguy hiểm được thể hiện bằng các dấu hiệu được quốc tế công nhận.

Giảm thiểu các rắc rối phát sinh trong khi giao nhận hàng hoá: Khi tiêu chuẩn hóa thì việc ghi mã hiệu mới có ý nghĩa, tránh được chậm trễ, các rắc rối trong vận chuyển do mã hiệu hàng hoá quá dài, phức tạp.

Ví dụ:

MÃ HIỆU HÀNG HÓA PHỨC TẠP

MÃ HIỆU ĐƠN GIẢN

ASSOCIATION BUYING CORPORATION LIMITED

ABC

BOMBAY INDIA

1234

CONTRACT NO. 1234

BOMBAY

IMPOT LICENCE NO. SA-100-77-35790

1/25

PAKAGE NO. 1 OF 25

 

DESTINATION: BOMBAY INDIA

 

NET WEIGHT: 401 KGS

 

GROSS WEIGHT: 462 KGS

 

DIMENSIONS: 105CMLX90CMWX62CMH

 

CONTRACTOR: STANDARD TRADING CO LTD TOKYO JAPAN

 

MADE IN THE UNITED KINGDOM

 

4. Kết quả nghiên cứu chi tiết tại các quốc gia như PHÁP, ĐỨC, NHẬT BẢN, LIÊN XÔ, ANH, BẮC AILEN,  MỸ và kết hợp với các tổ chức quốc tế như Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) Hiệp hội Quốc tế về giao nhận hàng hoá (ICHCA) cho thấy cần xây dựng:

Một tiêu chuẩn ghi mã hiệu hàng hoá vận chuyển đường biển áp dụng đối trên bao bì và trong các tài liệu giao dịch.

Các mã hiệu thông tin cung cấp những thông tin bổ trợ, chỉ áp dụng trên bao bì.

5. Công nhận rằng mã hiệu hàng vận chuyển đường biển chủ yếu được những nhà nhập khẩu quy định, những khuyến nghị trên không những áp dụng đối với họ - đặc biệt là trong việc mua bán hàng hoá và trong các tài liệu tín dụng - mà còn áp dụng đối với những chủ thể khác có liên quan đến việc ghi mã hiệu, giao nhận hàng hoá và xử lý tài liệu về hàng hoá, chẳng hạn như: Các cơ quan Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các công ty thương mại, các nhà sản xuât, công ty đóng gói hàng xuất khẩu, nhân viên kho hàng, công ty giao nhận, nhân viên thủ tục, nhân viên phân nhóm hàng hoá tại điểm thông quan nội địa, công nhân xếp dỡ hàng hoá, cảng vụ hàng hải, người vận chuyển hàng hoá dưới mọi hình thức, các công ty kiểm kiện, đo lường.

II. MỤC ĐÍCH:

6. Khuyến nghị này nhằm xây dựng một tiêu chuẩn để nhận biết hàng hoá vận chuyển dưới hình thức các mã hiệu hàng hải đơn giản, được tiêu chuẩn hoá. Mã hiệu đó được thể hiện trên bao bì và trong các tài liệu. Đồng thời khuyến nghị trên còn nhằm xây dựng các quy tắc sử dụng mã hiệu, mặc dù các quy tắc đó không được thể hiện trong khuyến nghị này.

III. PHẠM VI ÁP DỤNG:

7. Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn xây dựng trong khuyến nghị này được ghi trên bao bì của tất cả các loaị hàng hoá vận chuyển quốc tế, không phân biệt phương thức vận chuyển, được sử dụng trong các tài liệu liên quan đến hàng hoá đó và sử dụng như các dữ liệu trong giao dịch thương mại điện tử.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

8. Những tài liệu sau đã được tham khảo trong quá trình chuẩn bị soạn thảo khuyến nghị:

UN/ECE Nhóm làm việc về Tạo thuận lợi trong thủ tục thương mại quốc tế, khuyến nghị số 01 "ECE Quy định chung về hồ sơ giao dịch thương mại" (từ nay gọi là Các quy định chung của Liên hợp quốc về hồ sơ giao dịch thương mại), ME/TTD/73/D1.

UN/ECE Nhóm làm việc về Tạo thuận lợi trong thủ tục thương mại quốc tế, khuyến nghị số 08 "Tham khảo chung", Trade/WP.4/INF.50:TD/

B/FAL/INF.50.

Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) "Tài liệu tham khảo về Tiêu chuẩn hoá quốc tế đối với các sản phẩm được chọn, đóng gói, nhãn hiệu"

Hiệp hội hàng không quốc tế (IATA), Nghị quyết số 606 "Mẫu nhận dạng hàng hoá"

Hiệp hội quốc tế hợp tác giao nhận hàng hoá (ICHCA), "Các khuyến nghị cho việc ghi mã hiệu đối với hàng bách hóa".

V. CÁC MÃ HIỆU TIÊU CHUẨN

Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn

9. Khuyến nghị này xây dựng một Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn và thiết lập các mã hiệu thông tin.

10. Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn được cấu thành bởi 04 yếu tố, xắp xếp theo thứ tự như sau và được thể hiện trên bao bì hàng hoá và trên các chứng từ có liên quan.

Ví dụ

(1) Tên viết tắt hoặc giản lược                 ABC

(2) Số tham khảo                                   1234

(3) Đích đến                                           BOMBAY

(4) Số bao bì                                          1/25

Nếu yếu tố nào không cần thiết, trong số 04 yếu tố trên, đối với việc vận chuyển hàng hoá thì có thể được lược bỏ. Phần IV sẽ có một số ví dụ về những mã hiệu được đơn giản hoá.

(1) Tên viết tắt hoặc giản lược của người nhận hàng hoặc người mua: tên/địa chỉ không cần phải thể hiện đầy đủ trừ khi hàng hoá được vận chuyển bằng đường sắt, bởi vì Công ước CIM yêu cầu phải thể hiện đầy đủ địa chỉ trên bao bì; đây cũng là tập quán thông thường đối với hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ. Chú ý: để thuận tiện, những người xuất/nhập khẩu có thể thoả thuận về việc viết tắt, viết giản lược, áp dụng đối với những chuyến hàng được giao dịch giữa họ. Trong trường hợp sử dụng chữ viết tắt thì có thể dùng địa chỉ TELEX hoặc CABLE của người mua/người nhận hàng.

(2) Số tham khảo: Cần viết càng ngắn càng tốt để tránh nhầm lẫn. Chỉ cần thể hiện những thông số quan trọng nhất, ví dụ: Số hoá đơn hoặc số lệnh đặt hàng hoặc số chuyến hàng như đã thoả thuận giữa người mua và người bán. Không cần thiết phải ghi ngày, tháng, năm, của lệnh đặt hàng.

(3) Đích đến: Tên cảng đến hoặc địa điểm đến cuối cùng của hàng hoá cần phải được thể hiện (cảng dỡ hàng, nơi giao hàng, nơi giao hàng bởi người vận chuyển).

Trong trường hợp trong quá trình vận chuyển có chuyển tải, tên của cảng/địa điểm chuyển tải có thể được ghi, trước đó là cụm chữ "VIA" ví dụ: New Dehli VIA BOMBAY.

Tuy nhiên, đối với vận tải đa phương thức hoặc liên hiệp vận chuyển, chỉ cần ghi địa điểm đến cuối cùng của hàng hóa; điều này cho phép người vận chuyển lựa chọn hành trình tối ưu (ví dụ: qua ADENLAIDE thay vì qua SYDNEY) và tránh việc hàng hoá bị lưu lại tại địa điểm chuyển tải (ví dụ: hàng có mã hiệu: CANBERRA VIA SYDNEY có thể làm thủ tục tại SYDNEY).

 Ví dụ:               ABC

                        1234

                        CANBERRA

                        1/25

(4) Số bao bì: Cần ghi số thứ tự bao bì và nếu có thể thì ghi tổng số bao bì hoặc đơn vị, ví dụ: 1/25, 2/25 ... cho đến 25/25. Trên chứng từ hàng hoá, 1/25 có nghĩa là bao bì thứ 1 trong tổng số 25 bao bì. Các ký tự như P/N0 không cần thiết phải ghi.

Các mã hiệu thông tin

11. Các mã hiệu thông tin không quan trọng trong việc giao hàng đến đích; chúng được thể hiện trên bao bì hàng hoá (tách biệt rõ ràng với mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn), nhưng không được thể hiện trong các chứng từ hàng hoá.

12. Tổng trọng lượng, được tính bằng đơn vị Kg, được thể hiện nếu nó giúp cho quá trình giao nhận hàng hoá được thuận tiện, xếp dỡ đúng phương pháp (chẳng hạn đối với vận tải hàng không). Mã hiệu này được thể hiện phía dưới, tách biệt với Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn, ví dụ: 462 KG. Những thông tin như: GROSS/BRUTTO WEIGHT không cần thết phải ghi.

13. Những thông tin như xuất xứ hàng hoá, Số giấy phép nhập khẩu ... đôi lúc cần thiết khi pháp luật có quy định hoặc để hỗ trợ quá trình làm thủ tục hải quan. Các chi tiết đó cũng có thể được ghi theo yêu cầu của người mua để giúp họ phân loại, phân phối hàng hoá. địa chỉ, tên người gửi hàng không cần thiết phải được thể hiện để tránh việc hàng hoá có thể bị ăn cắp. Toàn bộ các thông tin trên cần được ghi tách biệt khỏi mã hiệu tiêu chuẩn và ghi bằng khổ chữ nhỏ hơn, cần ghi tắt nếu có thể, ví dụ:  IL GG22455 17067 2 thay vì IMPORT LICENCE NUMBER. G/G 22455-17067-2.

14. Thông thường, không cần ghi Khối lượng tịnh, Kích thước trên bao bì (mặc dù vậy, đối với một số loại hàng hoá như hoá chất chở trong bồn hoặc đối với những kiện hàng có kích thước lớn thì việc ghi các thông số trên là tập quán chung); Luật pháp quốc gia và quốc tế, trong phạm vi có thể, không nên bắt buộc việc ghi các thông số trên, nếu không, cần viết tắt, ví dụ: N401 KG 105x90x62CM.

Chú ý đặc biệt đối với các mã hiệu tiêu chuẩn

15.1 Mã hiệu hàng hải không được dài quá 10 dòng, mỗi dòng không quá 17 ký tự. Đây là độ dài tối đa được áp dụng trong việc soạn thảo văn bản, chế độ làm việc của hệ thống máy tính, chúng được quy định dựa trên các tiêu chuẩn được quốc tế khuyến nghị.

15.2 Chỉ các ký tự có thể sử dụng được trên máy đánh chữ, máy telex hoặc có thể chuyển tải được qua các hệ thông điệu tử mới có thể được sử dụng làm mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn và mã hiệu thông tin. Các ký tự đó là các chữ từ A đến Z, các số từ 1 đến 9, dấu cách, dấu chấm, phẩy, gạch nối, ngoặc đơn, gạch chéo. Một số ký tự đồ hoạ không nên dùng ví dụ như: dấu cộng, dấu hai chấm, dấu bằng, dấu hỏi, dấu chấm than, dấu mũ (').

15.3 Các hình học như hình tam giác, hình vuông, hình tháp không nên dùng làm mã hiệu.

15.4 Do mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn được thể hiện bằng các ngôn ngữ, bảng chữ cái khác nhau (Sery, Arập, Trung Quốc) nên ít nhất phải có 1 mã hiệu bằng ký tự Latinh, các mã hiệu khác được ghi trong dấu ngoặc đơn, ở bên cạnh hoặc ở mặt bên kia của kiện hàng (các mã hiệu được thể hiện ở hai mặt của mỗi kiện hàng - Xem Phần VII). Chỉ có mã hiệu bằng ký tự Latinh mới được ghi trong các chứng từ giao dịch (quy định này không áp dụng đối với hàng hoá được vận chuyển giữa các quốc gia không sử dụng bảng chữ Latinh).

15.5 Mã mầu - chẳng hạn như các vạch, ô mầu xanh lá cây - không nên sử dụng và trong các chứng từ về hàng hoá không nên có yêu cầu về mã mầu.

VI. MÃ HIỆU ĐƠN GIẢN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC HÌNH THỨC VẬN TẢI KHÁC NHAU:

16. Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn có thể được đơn giản hơn, áp dụng đối với một số hình thức vận tải mà Mã hiệu xếp dỡ hàng hoá - đặc biệt là mã hàng nguy hiểm - được ghi đầy đủ.

Hàng bách hóa: Với mọi hình thức vận tải cần ghi đầy đủ mã hiệu theo như quy định tại Phần V.

Hàng gom nhóm: Mặc dù hàng gom được chứa trong Container trong suốt quá trình vận tải hoặc chuyên chở bằng đường bộ quốc tế, việc xếp dỡ hàng tại các điểm gom hàng là cần thiết và mỗi bộ phận của khối lượng hàng cần phải ghi đầy đủ mã hiệu theo quy định tại Phần V. Nếu như nguyên một Container hàng hoặc một toa hàng của một người vận chuyển được mở ra trong quá trình chuyển tải để giao lẻ thì mọi phần của khối hàng phải được ghi đầy đủ mã hiệu.

Hàng nguyên: (nguyên Container (FCL), nguyên toa xe ...): Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn có thể được đơn giản hoá như sau:

(a) Nếu như việc xếp hàng được thể hiện trong 01 bộ tài liệu và nếu bao bì và hàng hóa bên trong các bao bì đều giống nhau về mọi mặt như: kích thước, chủng loại, phẩm cấp (ví dụ: các bao 50 kg chứa đường tinh luyện) thì không cần ghi mã hiệu.

(b) Nếu việc xếp hàng được thể hiện tại nhiều bộ chứng từ (chẳng hạn như 02 bộ hoá đơn để phục vụ nghiệp vụ kế toán) hoặc có nhiều bao bì chứa hàng hoá khác nhau, thì yếu tố thứ 2 và thứ 4 của Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn (Số tham khảo, Số bao bì) cần được ghi để phục vụ nghiệp vụ đối chiếu hàng hóa và các chứng từ liên quan và để cán bộ hải quan hoặc người nhận hàng xác định hàng hoá.

Ví dụ:

                   1234

                   1/25

17. Trong mọi trường hợp, cần đảm bảo để có thể đối chiếu các bao bì với phiếu đóng gói, việc này là để hải quan giám sát và để phân loại, trả hàng.

18. Cần chú ý rằng Container, toa xe chở hàng nguy hiểm phải được kẻ mã hiệu nguy hiểm ở bên ngoài, đồng thời phải ghi các số liệu bắt buộc như: Tên hoá học chính xác, tên hàng hải chính xác của hàng nguy hiểm bên trong. Quy định này cũng được áp dụng đôi với hàng hoá là chất phóng xạ.

Chuyên chở hàng không, hàng gom.

19. Nghị quyết số 606 của IATA có quy định mã hiệu như sau:

(a) Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn, Số vận đơn đường không, được coi là thông số thống nhất, thay thế yếu tố thứ 1 và 2 của Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn (Tên viết tắt và số tham khảo); Mã số của IATA gồm 03 ký tự được sử dụng, thay thế yếu tố thứ 3; yếu tố thứ 4 không thay đổi.

Ví dụ:

                   015-12345675

                   DEL

                   1/25

(b) Đối với hàng gom, Số vận đơn thứ cấp đường không được ghi ở phần cuối của mã hiệu.

(c) Mã hiệu thông tin. Các quy tắc của IATA quy định rằng tổng trọng lượng được ghi dưới mã hiệu hàng hải và địa chỉ đầy đủ của người nhận hàng phải được ghi ở ít nhât 01 kiện hàng.

Chú ý về Phương pháp đánh mã nhận diện thống nhất (INIC)

20. Phương pháp đánh mã nhận diện thống nhất được áp dụng trong thương mại, bởi người vận chuyển và các chính quyền theo như Khuyến nghị số 08 của Nhóm làm việc về tạo thuận lợi trong thủ tục thương mại quốc tế. áp dụng Phương pháp đánh mã nhận diện thống nhất có thể đơn giản hoá việc ghi mã hiệu hàng hải và nâng cao khả năng áp dụng các chương trình tự động hoá cũng như áp dụng giao dịch thương mại điện tử.

21. Phương pháp đánh mã nhận diện thống nhất (UNIC) có thể được sử dụng để thay thế yếu tố thứ 1 và 2 của Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn (tên viết tắt và số tham khảo) và liên hệ với hệ thống ADP ở một hay cả hai quốc gia.

Ví dụ:                                         16/12875648/B2465

                                                   HELSINKI

                                                   1/25

22. Nếu hệ thống ADP hoàn chỉnh được áp dụng bởi hai quốc gia và người chuyên chở để quản lý sự di chuyển của hàng hóa  và trao đổi thông tin thì có thể thay thế Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn (trừ yếu tố thứ 4 - số bao bì) bằng UNIC

Ví dụ:                         16/12875648/B2465

                                   1/25

23. Có thể so sánh bằng ví dụ: Người khai thác một tầu Container có thể dùng phương pháp ADP để điều hành và kiểm soát sự di chuyển của 01 Container chỉ thông qua số hiệu của nó là ABCU 2128835 và kiểm soát hàng hoá được vận chuyển bằng đường hàng không thông qua số vận đơn là 015-12345675.

Mã vạch

24. Trong trường hợp sử dụng mã vạch để ghi mã hiệu hàng hải, số lượng ký tự tối đa được mã hoá phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đầu tiên là phụ thuộc vào kỹ thuật in mã vạch, thiết bị đọc và quy ước về ký hiệu. Các công ty hoặc tổ chức muốn áp dụng mã vạch để ghi Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn cần có quy ước về ký hiệu và thiết bị đọc mã vạch phù hợp.

VII. Phương thức ghi mã hiệu

Cách ghi trên chứng từ

25. Theo quy ước của Liên hợp quốc, mã hiệu được ghi dưới dòng chữ: "Marks and numbers", theo như hình dưới:

Transport details

 

 

Terms of delivery and payment

Shipping marks; Container No                                 Number and kind of package; Good description

ABC                      xxxxxxxxxxxxxxxxx

1234                      xxxxxxxxxxxxxxxxx

BOMBAY             xxxxxxxxxxxxxxxxx

1/25                       xxxxxxxxxxxxxxxxx

 

Chỉ cần ghi Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn và người mua cần lưu ý rằng những chỉ dẫn về chứng từ giao dịch (cụ thể là những chỉ dẫn trong các chứng từ tín dụng) không yêu cầu thêm bất kỳ yếu tố nào được ghi dưới dòng chữ "Marks and numbers" ngoài Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn. Về vấn đề này cần tham khảo thêm phần "Chú ý đặc biệt đối với các mã hiệu tiêu chuẩn" theo quy định tại Phần V.

Cách ghi trên hàng hoá

26. Mã hiệu được ghi to, đậm và ngắn gọn.

Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn

(a) Cần được ghi ở vị trí chính giữa, trên hai mặt của bao bì hoặc thùng hàng; đối với hàng bách hoá thông thường, vận chuyển đường biển cần ghi ở cả mặt trên của kiện hàng.

(b) Các ý tự cao khoảng 05 cm, tuy nhiên có thể thay đổi cho phù hợp với kích thước tương đối của kiện hàng.

(c) Nên sử dụng khuôn chữ và mực đen (hoặc dùng loại mầu tương phản với bề mặt kiện hàng) để ghi mã hiệu, mực ghi mã hiệu phải là loại chịu được chùi rửa, bền mầu, không phai bởi yếu tố như độ ẩm, chầy xước.

Chú ý 1. Nếu ghi bằng bút dạ, phải dùng loại bút có mực chịu được chùi rửa, bền mầu, (như được ghi trên vỏ bút). Nét viết phải lón, rõ ràng và viết chữ in.

Chú ý 2. Có thể dùng các loại mầu sáng, mầu đỏ chỉ được dùng đối với hàng hoá nguy hiểm. Có thể dùng bút mầu viết trên nền dạ quang ...

Mã hiệu thông tin cần được ghi tách biệt khỏi Mã hiệu hàng hải tiêu chuẩn và được ghi bằng loại chữ nhỏ hơn hoặc ghi bằng loại mực khác mầu.

Chú ý về phương thức ghi mã hiệu

27. Những mục hàng không bao gói, chẳng hạn như các kết cấu kim loại, cần được ghi mã hiệu trên một miếng kim loại và được gắn chắc chắn bằng dây kim loại vào hàng hoá. Đối với hành lý cá nhân, có thể ghi mã hiệu lên nhãn và gắn vào hành lý, đối với hàng hoá khác, tránh việc ghi mã hiệu lên nhãn và gắn như vậy.

Đối với hàng bao, cần ghi mã hiệu trên cả hai mặt của bao.

Đối với túi hàng, dùng loại mực không thấm vào bề mặt của túi, nếu hàng hóa có thể thẩm thấu qua bao bì, chẳng hạn như khi bao bì là vải bố, vải gai, thì cần ghi mã hiệu trước khi đóng hàng.

Đối với bao bì hình trụ, cần ghi mã hiệu ở vị trí đầu và trên thân bao bì. Do vị trí tại đầu bao bì có diện tích hẹp nên mã hiệu tại vị trí này có thể ghi bằng chữ nhỏ.

Đối với bao bì đựng hàng lỏng, mã hiệu được ghi lên nhãn, dán trên hai mặt đối diện của bao bì.

Những vùng có băng hoặc nhãn dán thì không ghi mã hiệu đè lên.

Những mã hiệu cũ phải được tẩy sạch.

 

PHỤ LỤC 3

BỘ LUẬT IMDG-PHẦN 9, SỬA ĐỔI, GIỚI THIỆU CHUNG (SỬA ĐỔI 27-94,28-96 VÀ 29-98)

9. Chứng từ của hàng nguy hiểm vận chuyển đường biển1

9.1 Khi hàng nguy hiểm được gửi, cần chuẩn bị các chứng từ tương tự như yêu cầu đối với các loại hàng khác. Mẫu của các chứng từ, các yếu tố được ghi trong chứng từ và các nghĩa vụ liên quan đến chứng từ đó được quy định bởi các công ước quốc tế và luật pháp quốc gia, phù hợp với phương thức vận tải.

9.2 Yêu cầu đầu tiên đối với chứng từ vận tải hàng nguy hiểm đó là nó phải ghi những thông tin cơ bản, liên quan đến mức độ nguy hiểm của hàng hoá. Nghĩa là trong chứng từ cần có những thông tin cơ bản về hàng hoá được gửi, trừ khi Bộ luật này có quy định miễn trừ hoặc quy định khác.

9.3 Những thông tin cơ bản cần thiết về hàng hoá nguy hiểm là:

. 1 Tên chính xác của hàng hoá (xem Đoạn 7.1 của phần Giới thiệu chung).

. 2 Cấp và Hạng, nếu có, của hàng hoá. Thêm vào đó, sau Cấp của hàng hoá, có thể là:

Đối với các chất thuộc Cấp 1, Nhóm tương ứng và Sơ đồ xếp dỡ có thể được ghi liền sau Hạng hàng hóa.

Đối với các chất khí nguy hiểm thì cần ghi thêm các thông tin cụ thể hơn như: "Dễ cháy", "Chất ôxi hoá", "Chất ăn mòn".

Đối với chất khí nén (NU No 1950), chỉ vận chuyển với số lượng giới hạn, xem 18.8.2.

Đối với chất phóng xạ Cấp 7, cần ghi chữ "Chất phóng xạ" ngay sau Cấp, trừ khi điều này đã được ghi tại phần tên hàng hoá.

.3 Số UN của hàng nguy hiểm được ghi trong Bộ luật IMDG, phía trước có chữ "UN" (không cần thiết đối với các loại hàng đã được xác định là "Hàng nguy hiểm, chỉ vận chuyển với số lượng giới hạn Cấp...").

.4 Nhóm bao bì, nếu có.

.5 Đối với hàng phóng xạ Cấp 7, ghi số Danh mục Cấp 7.

.6 Đối với bao bì rỗng, gồm cả bình chứa xách tay và bao bì rời, còn các chất nguy hiểm sót lại thì cũng phải ghi "Rỗng, chưa rửa" hoặc "Còn chứa chất cặn" ở trước hoặc sau tên hàng.

.7 Đối với chất cặn của hàng nguy hiểm, trừ chất thải phóng xạ, được vận chuyển đi đổ hoặc đi xử lý trước khi đổ, trước phần tên hàng phải ghi "Rác".

.8 Số, loại bao bì và tổng số hàng nguy hiểm được thể hiện trong bản kê khai (theo khối lượng, thể tích, đối với hàng thuộc Cấp 1, ghi Thể tích tịnh của chất).

.9 Điểm bốc cháy tổi thiểu, nếu bằng hoặc dưới 610C, do sự xuất hiện của tạp chất, có thể điểm bốc cháy của hợp chất cao hoặc thấp hơn số liệu ghi tại bản kê khai.

.10 Những nguy hiểm thứ cấp không được thể hiện trong tên của hàng hoá.

.11 Cần ghi đặc điểm của hàng là "Chất gây ô nhiễm biển", nếu có, (xem phần 23 của Mục Giới thiệu chung) và khai báo theo quy định tại N.O.S hoặc ghi theo nhóm như quy định tại Mục 7.1.13 phần Giới thiệu chung, tên được công nhận của chất gây ô nhiễm môi trường biển được ghi trong dấu ngoặc (xem Đoạn 7.1 phần Giới thiệu chung).

.12 Đối với chất tự sinh phản ứng thuộc Cấp 4.1, chất Peroxyd hữu cơ thuộc Cấp 5.2 thì ghi cả cách kiểm soát, yêu cầu về bảo ôn, nếu có.

.13 Đối với hàng nguy hiểm được trục vớt, khi vận chuyển cần ghi "SALVAGE PACKAGINGS" cùng với mo tả hàng hoá.

Đồng thời, các thông số được coi là quan trọng đối với các cơ quan chính quyền của quốc gia cũng cần được ghi. Thứ tự và vị trí ghi các thông số trên là tuỳ thuộc vào người ghi, còn các thông số: Tên hàng, Cấp, Số UN, Nhóm bao bì, nếu có, thì được ghi theo thứ tự như trên. Cấp hàng hoặc các số tương ứng với mức độ nguy hiểm của hàng hoá có thể được sử dụng thay vì miêu tả các thông số trên bằng chữ cái, ví dụ:

"Bromine chloride, cấp 2.3, UN 2901, (5.1 và 8)"

"Methyl chloroformate, cấp 6.1, UN 1238, (3,8)"

Ví dụ về việc miêu tả hàng nguy hiểm:

"Formic acid, cấp 8, UN 1779, P.G.II"

"Chất lỏng, dễ cháy, N.O.S. (ethanol và dodecyl phenol), cấp 3.2, UN 1993, P.G II, (-180C c.c.), chất gây ô nhiễm môi trường biển"

Bởi vì có thể xảy ra nhầm lẫn giữa các số UN hoặc các số khác trong các chứng từ, số trang của Bộ luật IMDG không nên viết trên bản khai hàng hoá.

9.4 Các chứng từ về hàng nguy hiểm được lập bởi người gửi hàng cần kèm theo 01 giấy chứng nhận hoặc xác nhận rằng hàng hoá đã được đóng gói, ghi mã hiệu, dán nhãn đúng cách và ở trong điều kiện có thể chuyên chở đi được, theo như các quy định. Mẫu của bản xác nhận này được lập phù hợp với các phương thức vận tải, đối với vận tải đa phương thức hoặc liên hiệp vận chuyển thì xác nhận về hàng nguy hiểm được lập, giao cho người chuyên chở đầu tiên thì cũng có giá trị đối với ngưòi chuyên chở thiếp theo. Mẫu xác nhận có thể như sau:

"Tôi xác nhận rằng hàng hoá bên trong kiện hàng này được mô tả đúng và đầy đủ như trên, theo tên hàng, được phân cấp, đóng gói, ghi mã hiệu, dán nhãn và xét mọi mặt là ở điều kiện phù hợp để vận chuyển theo quy định của pháp luật quốc tế và luật pháp quốc gia

Ký thay người gửi hàng"

9.4.1 Nếu chứng từ về hàng nguy hiểm được xuất trình cho người vận tải bằng thiết bị xử lý dữ liệu điện tử (EDP) hoặc thiết bị chuyển giao số liệu điện tử (EDI), chữ ký có thể được thay bằng tên (chữ in) của người được uỷ quyền ký.

9.5 Bản xác nhận trên và những thông tin đặc biệt liên quan đến mức độ nguy hiểm của hàng hoá vận chuyển (như trong phần 9.3 ở trên) cần được thể hiện hoặc kết hợp với những tài liệu vận chuyển đường biển hoặc tài liệu vận tải. Cách trình bầy những thông tin trên chứng từ (hoặc thứ tự chuyền số liệu trong kỹ thuật EDI hoặc EDP) như được quy định ở phần 9.3.

9.6 Trong trường hợp các chứng từ vận tải hoặc mẫu giao nhận hàng hoá không thể sử dụng được cho mục đích làm chứng từ về hàng nguy hiểm trong vận tải đa phương thức thì có thể sử dụng Mẫu xác nhận (xem 9.11)*, mẫu này có thể sử dụng như một tài liệu độc lập. Trong trường hợp trong số hàng chuyên chở có cả hàng nguy hiểm và hàng thông thường thì không cần phải lập riêng một chứng từ vận tải cho hàng nguy hiểm hoặc không hạn chế việc miêu tả từng loại hàng hóa trong một chứng từ. Tuy nhiên, nếu ghi cả hàng nguy hiểm và hàng thông thường trong một chứng từ thì hàng hoá nguy hiểm cần được ghi trước, hoặc cần được ghi gây chú ý.

9.7 Thông tin đặc biệt

9.7.1 Thông tin đặc biệt được yêu cầu:

.1 Đối với hàng thuộc Cấp 1(xem phần 2, Giới thiệu về Cấp 1);

.2 Đối với các chất tự sinh phản ứng ở Cấp 4.1 được miễn ghi mã nguy hiểm thứ cấp của Cấp 1 (xem phần 6.1, Giới thiệu về Cấp 4.1);

.3 Đối với một số Chất hữu cơ Peroxyd được miễn ghi mã nguy hiểm thứ cấp của Cấp 1 (xem phần 5.1.1, Giới thiệu về Cấp 5.2);

.4 Đối với chất lây nhiễm (xem Giới thiệu về Cấp 6.2);

.5 Đối với chất phóng xạ (xem phần 8, Giới thiệu về Cấp 7);

9.7.2 Trong một số trường hợp, một số giấy chứng nhận đặc biệt được yêu cầu phải có, chẳng hạn như:

.1 GCN đóng hàng vào Container (xem 12.3.7, phần Giới thiệu chung);

.2 Tờ khai xe vận tải(xem 17.7.7, phần Giới thiệu chung);

.3 GCN ăn mòn đối với một số loại hoá chất;

.4 GCN miễn trừ đối với một chất, hợp chất, chất liệu theo quy định tại Bộ luật IMDG (ví dụ, xem các đầu mục như CHARCOAL, SEED CAKE, FISHMEAL).

.5 Đối với một số loại chất tự sinh phản ứng, chất hữu cơ Peroxyd mới hoặc các công thức mới được công nhận của những chất tự sinh phản ứng, chất hữu cơ Peroxyd, cần có xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền của nhà nước nơi phân cấp và thông qua các điều kiện vận tải.

9.8 Đối với các kiện hàng nguy hiểm được đóng theo từng đơn vị, ví dụ như Container, toa xe, giá xếp hàng hoặc xe vận tải được vận chuyển đường biển, những người chịu trách nhiệm đóng gói hàng phải cung cấp một GCN hoặc xác nhận phù hợp với quy định tại phần 12.3.7 hoặc 17.7.7, phần Giới thiệu chung. Số Container, toa xe, giá xếp hàng cần được ghi rõ.

9.9 Chứng từ của các đơn vị hàng hoá khử trùng khi vận tải

9.9.1 Chứng từ vận tải của các đơn vị hàng hoá có khử trùng khi vận tải cần ghi rõ ngày khử trùng và số lượng, chủng loại thuốc khử trùng. Thêm vào đó, cần cung cấp cách thức loại bỏ phần thuốc khử trùng thải, các thiết bị khử trùng (nếu có).

9.10 Các chứng từ cần có trên tầu

9.10.1 Mỗi tầu chuyên chở hàng nguy hiểm hoặc các chất gây ô nhiễm môi trường biển cần có một danh sách đặc biệt hoặc bản lược khai, trên đó ghi rõ các loại hàng nguy hiểm và vị trí của chúng trên tầu, phù hợp với Quy tắc 5, Chương VII của SOLAS 1974, sửa đổi, và phù hợp với Quy tắc 4, Phụ lục III của MARPOL 1973, sửa đổi bởi Nghị định thư 1978. Danh sách hoặc bản lược khai về hàng nguy hiểm hoặc các chất gây ô nhiễm môi trường biển cần được lập theo quy định về chứng từ và chứng nhận của Bộ luật này và ít nhất, ngoài các yêu cầu tại phần 9.3, phải có kèm theo sơ đồ xếp dỡ hàng hoá.

9.10.2 Đối với hàng nguy hiểm, những thông tin có liên quan luôn phải được cung cấp đầy đủ để có thể ứng phó với những tai nạn và sự biến có liên quan đến hàng nguy hiểm được chuyên chở. Những thông tin đó không nên kèm theo bao bì chứa hàng hoá và phải dễ dàng truy cập trong trường hợp có tai nạn xảy ra, có các phương pháp sau:

.1 Ghi trong danh sách đặc biệt hoặc bản lược khai hoặc bản khai báo hàng nguy hiểm; hoặc

.2 Ghi trên một tài liệu riêng, ví dụ như Tờ thông tin an toàn; hoặc

.3 Ghi trên một tài liệu riêng và sử dụng cùng với chứng từ vận tải, chẳng hạn như Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp cho tầu chuyên chở hàng nguy hiểm (EmS)Hướng dẫn sơ cứu trong trường hợp tai nạn liên quan đến hàng nguy hiểm (MFAG).

VÍ DỤ: MẪU CÓ THỂ ĐƯỢC DÙNG KẾT HỢP NHƯ CHỨNG TỪ VẬN TẢI VÀ PHIẾU ĐÓNG GÓI CONTAINER ĐỐI VỚI HÀNG NGUY HIỂM VẬN CHUYỂN ĐA PHƯƠNG THỨC

MẪU CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC HÀNG NGUY HIỂM

Mẫu này có thể được sử dụng như bản khai báo hàng nguy hiểm nếu như nó đáp ứng được các yêu cầu tại Quy tắc 5, chương VII, SOLAS 74; Quy tắc 4, phụ lục III, MARPOL 73/78 và Phần 9, Giới thiệu chung về Bộ luật IMDG.

1. Người gửi

2. Số chứng từ vận tải

 

3. Trang 1 trong số  ....... trang

4. Số tham khảo của người gửi hàng

 

 

5. Số tham khảo của ngươi giao nhận

6. Người nhận

7. Người vận chuyển (do người vận chuyển ghi)

 

KHAI BÁO CỦA NGƯỜI GỬI HÀNG

Tôi xác nhận rằng hàng hoá của khối lượng hàng gửi này đã được mô tả đầy đủ và chính xác theo tên hàng và được phân cấp, đóng gói, ghi mã hiệu, dán nhãn và xét trên mọi khía cạnh là trong điều kiện phù hợp để chuyên chơ theo các quy định của quốc tế và quốc gia.

8. Lượng hàng này nằm trong giới hạn của: (xoá nếu không phù hợp)

9. Các thông tin bổ trợ về xếp dỡ hàng hoá

MÁY BAY CHỞ HÀNH KHÁCH VÀ HÀNH LÝ

MÁY BAY CHỈ CHỞ HÀNG

 

10. Tầu/chuyến bay số và ngày

11. Cảng/điểm xếp hàng

 

12. Cảng/điểm dỡ hàng

13. Đích

 

14. Mã hàng hải*   Số và chủng loại bao bì; Mô tả hàng hoá ... ... Trọng lượng hàng (kg); Trọng lượng tịnh ... ... ;Thể tích(m3) ... ... ...

15. Số nhận diện Container/Số đăng ký xe

16. Số niêm phong

17. Cỡ, loại Container/xe

18. Trọng lượng bao bì

Tổng trọng lượng (cả bì) (kg)

GIẤY XÁC NHẬN XẾP HÀNG VÀO CONTAINER/XE

Tôi xác nhận rằng hàng hoá được mô tả ở trên đã được đóng/xếp vào Container/xe được xác định ở trên theo quy định của pháp luật**

PHẢI ĐƯỢC GHI VÀ KÝ NHẬN CHO TẤT CẢ CÁC CONTAINER/XE ĐƯỢC BỞI NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM ĐÓNG GÓI/XẾP HÀNG.

21. XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI NHẬN

Nhận số hàng trên gồm bao bì/Container/xe trong tình trạng và điều kiện tốt, trừ khi có tuyên bố dưới đây: NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI NHẬN HÀNG

 

20. Tên công ty

Tên người lái

22. Tên công ty (người gửi hàng ghi phần này)

Tên/chức danh của người khai

Số đăng ký xe

Tên/chức danh của người khai

Địa điểm và thời gian

Ký tên và ngày

Địa điểm và thời gian

Chữ ký của người khai

Chữ ký của người lái xe

Chữ ký của người khai

 

1. Người gửi hàng

2. Số chứng từ vận tải

 

3. Trang 1 trong số ... trang

4. Số tham khảo của người gửi hàng

 

 

5. Số tham khảo của ngươi giao nhận

14. Mã hàng hải   Số và chủng loại bao bì; Mô tả hàng hoá ... ... Trọng lượng hàng (kg); Trọng lượng tịnh ... ... ;Thể tích(m3) ... ... ...

 

 

 

Các yếu tố của chứng từ vận chuyển hàng nguy hiểm

GCN Container/xe

Chữ ký tại ô 20 ở trang bên phải là của người giám sát sự vận chuyển của Container/xe

Xác nhận rằng:

Container/xe đã được làm vệ sinh, làm khô, phù hợp để nhận hàng.

Nếu trong số hàng hoá có hàng nguy hiểm thuộc nhóm 1, nhưng không thuộc phân nhóm 1.4, cấu trúc của Container phải phù hợp với quy định tại phần 12, Giới thiệu về hàng nguy hiểm nhóm 1, Bộ luật IMDG.

Không có hàng hoá khác loại được đóng trong Container/xe, trừ khi được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Tất cả các bao bì đã được giám định bề ngoài và chỉ có các bao bì tốt mới được đóng vào Container/xe.

Các bao bì hình trụ được xếp thẳng đứng, trừ khi Cơ quan công quyềncó thẩm quyền cho phép làm khác đi.

Tất cả các bao bì đã được chằng buộc chắc chắn trong Container/xe.

Đối với các hàng hoá vận chuyển rời, hàng hoá được phân phối đều trong Container/xe.

Bao bì, Container/xe đã được ghi mã hiệu, dán nhãn phù hợp. Các mã hiệu, nhãn mác không liên quan đã được xoá bỏ.

Nếu CO2 dạng rắn được sử dụng để làm lạnh, Container và xe hàng được ghi rõ ở mặt ngoài tại vị trí dễ nhận thấy, ví dụ: tại cửa, dòng chữ: "Bên trong có khí CO2 nguy hiểm- để thông gió trước khi vào".

Nếu Mẫu khai hàng nguy hiểm này chỉ được dùng như Giấy đóng gói Container/xe hàng, không phải là chứng từ kết hợp, Bản khai hàng nguy hiểm có chữ ký của người gửi hàng phải được cấp cho mỗi khối lượng hàng nguy hiểm đóng trong Container.

Chú ý, Phiếu đóng gói không cần thiết đối với Container bồn.

 

PHỤ LỤC 4

CÁCH TRÌNH BẦY MẪU THƯ ĐỀ CẬP Ở TIÊU CHUẨN 3.3.1

Người gửi: Cơ quan nhập cảnh hoặc cơ quan tương đương: (tên)

Cảng/sân bay: (tên)

Quốc gia: (tên)

Điện thoại:

Telex:

Facsimile

Nơi nhận: Cơ quan nhập cảnh hoặc cơ quan tương đương: (tên)

Cảng/sân bay: (tên)

Quốc gia: (tên)

Kèm theo là bản sao của hộ chiếu/chứng minh thư

 

 

Ảnh

(nếu có)

Số tài liệu

Quốc gia, nơi cấp tài liệu này:

Tài liệu nêu trên được sử dụng bởi:

Họ:

Tên:

Ngày sinh:

Quốc tịch:

Nơi ở:

Người có tên trên đã đến vào (ngày) tại cảng (tên) trên một con tầu khởi hành từ (tên thành phố/quốc gia) vào (ngày) (số chuyến).

Người cầm thư này bị từ chối nhập cảnh vào (tên quốc gia) và chủ tầu có trách nhiệm đã được thông báo về việc vận chuyển hành khách trên khỏi lãnh thổ của quốc gia vào chuyến tầu/chuyến bay số (số chuyến tâu/chuyến bay) khởi hành từ (ngày, giờ) từ (tên cảng/sân bay).

Tài liệu trên là bằng chứng trong trường hợp người cầm thư này bị khởi kiện, và tài liệu trên đã bị giữ. Trong trường hợp tài liệu trên được quốc gia cấp theo đúng thủ tục thì tài liệu đó sẽ được trả lại, sau khi tố tụng, cơ quan có thẩm quyền của .........

Ngày:

Tên và chữ ký

Chức danh

Tên của cơ quan nhập cảnh

hoặc cơ quan tương đương

(Chú ý: Đây không phải là tài liệu căn cước)

 

PHỤ LỤC 5

CÁC CHỨNG CHỈ VÀ TÀI LIỆU CẦN CÓ TRÊN TẦU

Ghi chú: Các Chứng chỉ trên tầu phải là bản gốc

1. Tất cả các tầu

Tham khảo

GCN quốc tế về dung tích tàu biển (1969)

GCN quốc tế về dung tích tàu biển (1969) được cấp cho tất cả các tầu có trọng tải toàn phần và trọng tải tịnh được xác định theo điều 7 của Công ước

Công ước về tấn trọng tải, Điều 7.

GCN quốc tế về dấu chuyên chở

GCN quốc tế về dấu chuyên chở được cấp cho tất cả các tầu đã được kiểm tra và giám định theo quy định của Công ước quốc tế về dấu chuyên chở 1966.

GCN miễn trừ quốc tế về dấu chuyên chở được cấp cho các tầu được miễn trừ theo quy định tại điều 6 của Công ước.

Công ước dấu chuyên chở, Điều 16.

 

 

Công ước dấu chuyên chở, Điều 16. 

Sổ ổn định

Tất cả các tầu có chiều dài từ 24 m trở lên sẽ được đánh giá các yếu tố ổn định sau khi đóng xong. Thuyền trưởng tầu sẽ được cung cấp Sổ ổn định, trong đó có các thông tin quan trọng, giúp họ có thể dễ dàng giữ tầu trong trạng thái ổn định trong các tình huống xếp dỡ hàng khác nhau bằng các thao tác nhanh chóng và đơn giản.

SOLAS 1974, Quy tắc II-1/22

Tài liệu định biên an toàn tối thiểu

Tất cả các tầu chịu sự điều chỉnh của Chương I, Công ước sẽ được cơ quan hành chính cấp Tài liệu định biên an toàn tối thiểu hoặc Giấy chứng nhân tương đương, xác nhận về định biên tối thiểu của tầu.

SOLAS 1974

(sửa đổi 1998)

Quy tắc V/13(b)

GCN cấp cho thuyền trưởng, các sỹ quan hoặc GCN phân hạng

GCN cấp cho thuyền trưởng, các sỹ quan hoặc GCN phân hạng được cấp cho những người thỏa mãn các điều kiện của chính quyền hành chính về trình độ, tuổi, sức khoẻ, đào tạo, đủ điều kiện qua các kỳ thi theo quy định tại Phụ lục của Công ước STCW 1978. Các GCN cấp cho thuyền trưởng và các sỹ quan được cấp theo quy định tại điều này sẽ được ký xác nhận bởi cơ quan hành chính, theo như quy định tại Quy tắc I/2 của Phụ lục

STCW 1978,

Điều VI

GCN ngăn ngừa ô nhiễm dầu do tầu biển gây ra

GCN ngăn ngừa ô nhiễm dầu do tầu biển gây ra, được cấp cho các tầu dầu có GRT từ 150 trở lên và các tầu khác có GRT từ 400 trở lên tham gia hành trình đến các cảng biển hoặc các cảng ở xa bờ thuộc quyền tài phán của các bên tham gia công ước MARPOL 73/78, sau khi các tầu đó được kiểm tra theo quy định tại Quy tắc 4, Phụ lục I, MARPOL 73/78. Ngoài ra cần có kèm theo GCN an toàn kết cấuGCN an toàn trang thiết bị cho những tầu không phải là tầu dầu (mẫu A) hoặc GCN an toàn kết cấu và GCN an toàn trang thiết bị cho tầu dầu (mẫu B), tuỳ theo loại tầu.

MARPOL 73/78

Phụ lục I

Quy tắc V

Nhật ký dầu

Các tầu dầu có GRT từ 150 trở lên và các tầu khác có GRT từ 400 trở lên sẽ được cấp Nhật ký dầu, Phần I (Vận hành không gian máy). Các tầu dầu có GRT từ 150 trở lên còn được cấp Nhật ký dầu, Phần II (Vận hành hàng hoá/nước dằn tầu).

MARPOL 73/78

Phụ lục I

Quy tắc 20

Kế hoạch ứng phó trên tầu trong trường hợp xảy ra ô nhiễm dầu (SOPEP)

Các tầu dầu có GRT từ 150 trở lên và các tầu khác có GRT từ 400 trở lên phải có trên tầu SOPEP, SOPEP phải được cơ quan hành chính xác nhận. Đối với các tầu đóng trước ngày 4/04/1993, quy định này có hiệu lực sau 24 tháng, kể từ ngày đóng.

MARPOL 73/78

Phụ lục I

Quy tắc 26

2. Ngoài những GCN như quy định tại Phần 1, các tầu khách cần có:

GCN an toàn tầu khách

GCN an toàn tầu khách được cấp sau khi tầu khách được kiểm tra và giám định phù hợp với quy định của Chương II-1, II-2, III và IV cùng các quy định có liên quan của SOLAS 1974. Danh sách các trang thiết bị luôn được đính kèm theo GCN an toàn tầu khách.

SOLAS 1974, quy tắc I/12, sửa đổi bởi GMDSS, sửa đổi

GCN miễn trừ

Khi tầu được miễn trừ theo quy định tại Quy tắc I/12, SOLAS 1974, cùng với các GCN nêu trên, tầu được cấp GCN miễn trừ.

SOLAS 1974, quy tắc I/12

Tầu khách thương mại đặc biệt

GCN an toàn tầu khách thương mại đặc biệt được cấp theo quy định tại Hiệp định về tầu khách thương mại đặc biệt 1973

Hiệp định STP

Quy tắc 6

GCN không gian tầu khách thương mại đặc biệt được cấp theo quy định của Nghị định thư về Các yêu cầu về không gian đối với tầu khách thương mại đặc biệt, 1973

SSTP 73

Quy tắc 5

3 Ngoài các GCN như Phần 1, các tầu hàng phải có:

GCN an toàn kết cấu tầu hàng

GCN an toàn kết cấu tầu hàng được cấp  cho các tầu từ 500 GRT trở lên sau khi được kiểm tra, giám định phù hợp với quy định về kiểm tra tầu hàng, Quy tắc I/10, SOLAS 1974 và phù hợp với các quy định tại Chương II-1 và II-2 cùng các quy định về trang thiết bị cứu hoả và sơ đồ cứu hoả.

SOLAS 1974

Quy tắc I/12, sửa đổi bởi GMDSS

GCN an toàn trang thiết bị tầu hàng

GCN an toàn trang thiết bị tầu hàng được cấp cho các tầu từ 500 GRT trở lên sau khi được kiểm tra, giám định phù hợp với quy định tại Chương II-1, II-2 và III cùng các quy định có liên quan của SOLAS 1974. Một Danh sách, (mẫu E) các trang thiết bị được đính kèm GCN an toàn trang thiết bị tầu hàng.

SOLAS 1974

Quy tắc I/12, sửa đổi bởi GMDSS

GCN an toàn vô tuyến điện tầu hàng

GCN an toàn vô tuyến điện tầu hàng được cấp cho các tầu từ 300 GRT trở lên có trang bị các thiết bị vô tuyến điện, bao gồm cả các thiết bị VTĐ được sử dụng cùng thiết bị cứu sinh, sau khi được kiểm tra, giám định phù hợp với quy định tại Chương III, IV  cùng các quy định có liên quan của SOLAS 1974. Một Danh sách, (mẫu R) các trang thiết bị luôn được đính kèm GCN an toàn vô tuyến điện tầu hàng.

SOLAS 1974

Quy tắc I/12

GCN miễn trừ

Khi tầu được miễn trừ theo quy định tại SOLAS 1974, cùng với các GCN nêu trên, tầu được cấp GCN miễn trừ.

SOLAS 1974

Quy tắc I/12

GCN phù hợp đối với các tầu chuyên chở hàng nguy hiểm

Một tài liệu phù hợp được cấp như bằng chứng của việc tuân thủ các quy định của công ước về kết cấu, trang thiết bị.

SOLAS 1974

Quy tắc I/2/54.3

Lược khai hàng hoá nguy hiểm hoặc sơ đồ xếp dỡ hàng hoá

Các tầu chuyên chở hàng nguy hiểm phải có một danh sách đặc biệt hoặc bản lược khai các hàng nguy hiểm và vị trí của chúng trên tầu, phù hợp với sự phân cấp quy định tại Quy tắc VII/2. Sơ đồ chi tiết xếp dỡ hàng trên tầu có ghi cấp hàng, vị trí của hàng đó trên tầu có thể sử dụng thay thế bản lược khai hoặc danh sách đặc biệt. Một bản copy của tài liệu trên cần được cung cấp, trước khi tầu khởi hành, cho nhân viên có thẩm quyền của cơ quan cảng vụ hàng hải.

SOLAS 1974

Quy tắc VII/5(5);

MARPOL

73/78,

Phụ lục III

Quy tắc 4

Tài liệu cho phép vận chuyển hàng ngũ cốc

Một văn bản cho phép sẽ được chính quyền nhà nước hoặc cơ quan được uỷ quyền hợp pháp cấp cho các tầu chịu sự điều chỉnh bởi Bộ luật quốc tế về vận chuyển an toàn hàng ngũ cốc rời. Tài liệu sẽ kèm theo Sổ tay xếp dỡ hàng ngũ cốc để giúp cho thuyền trưởng trong việc giữ tầu ổn định phù hợp yêu cầu của Bộ luật.

SOLAS 1974

Quy tắc VI/9

Bộ luật quốc tế về vận chuyển an toàn hàng ngũ cốc rời, phần 3

GCN bảo hiểm hoặc bảo đảm về tài chính liên quan đến trách nhiệm dân sự trong trường hợp xảy ra ô nhiễm dầu

Một GCN xác nhận rằng đơn bảo hiểm hoặc bảo đảm về tài chính còn hiệu lực sẽ được cấp cho các tầu chở xô từ 2000 tấn dầu trở lên. GCN được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tầu mang đăng ký nếu tầu thoả mãn các quy định của Điều VII, đoạn 1, Công ước CLC.

CLC 69

điều VII

Hồ sơ báo cáo kiểm tra nâng cao

Hồ sơ báo cáo kiểm tra và các tài liệu bổ sung, phù hợp với quy định tại đoạn 6.2 và 6.3 của phụ lục A, phụ lục B của Nghị quyết A.744(18)-Hướng dẫn chương trình kiểm tra nâng cao trong quá trình giám định tầu hàng rời và tầu dầu.

 

MARPOL 73/78

Phụ lục I

Quy tắc 13G

SOLAS 1974

Quy tắc XI/2

4. Ngoài các GCN theo quy định tại phần 1 và 3 kể trên, trong trường hợp cần thiết, các tầu chuyên chở xô hóa chất độc hại cần có:

GCN quốc tế ngăn ngừa ô nhiễm do tầu chuyên chở xô các chất độc hại gây ra (Giấy chứng nhận NLS)

Sau khi được kiểm tra theo quy định tại Quy tắc 10, phụ lục II, MARPOL 73/78, một GCN quốc tế ngăn ngừa ô nhiễm do tầu chuyên chở xô các chất độc hại gây ra (Giấy chứng nhận NLS) sẽ được cấp cho các tầu chuyên chở xô hoá chất độc hại, hoạt động giữa các cảng biển hoặc cảng xa bờ thuộc quyền tài phán của quốc gia là thành viên của MARPOL 73/78. Đối với các tầu chuyên chở hoá chất, GCN đủ điều kiện chở xô hoá chất độc hại và GCN quốc tế đủ điều kiện chở xô hoá chất độc hại được cấp tương ứng theo Bộ luật về chở xô hoá chấtBộ luật quốc tế về chở xô hoá chất sẽ có hiệu lực và được công nhận tương tự như Giấy chứng nhận NLS.

MARPOL 73/78

Phụ lục II

Quy tắc 12 và 12A

Nhật ký hàng

Các tầu thuộc sự điều chỉnh của Phụ lục II, MARPOL 73/78 sẽ được cấp Nhật ký hàng, Nhật ký hàng có thể là một phần trong số các nhật ký chính thức của tầu biển hoặc được thể hiện dưới hình thức như quy định tại phụ chương IV của phụ lục II.

MARPOL 73/78

Phụ lục II

Quy tắc 9

5. Ngoài các GCN được nêu tại phần 1 và 3, tùy trường hợp, tầu chở hoá chất còn phải có:

GCN đủ điều kiện chở xô hóa chất nguy hiểm

GCN đủ điều kiện chở xô hóa chất nguy hiểm, mẫu mới được quy định tại Phụ chương của Bộ luật về chở xô hoá chất, được cấp cho các tầu chở hoá chất tham gia vận tải quốc tế, sau khi tầu đó được kiểm tra ban đầu hoặc kiểm tra định kỳ theo các quy định có liên quan của Bộ luật.

Chú ý: Bộ luật này có hiệu lực bắt buộc đối với các tầu chở hoá chất đóng trước ngày 01/07/1986, theo như phụ lục II của MARPOL 73/78.

Hoặc:

GCN quốc tế đủ điều kiện chở xô hoá chất nguy hiểm

GCN quốc tế đủ điều kiện chở xô hoá chất nguy hiểm, mẫu mới được quy định tại Phụ chương của Bộ luật quốc tế về chở xô hoá chất, được cấp cho các tầu chở hoá chất tham gia vận tải quốc tế, sau khi tầu đó được kiểm tra ban đầu hoặc kiểm tra định kỳ theo các quy định có liên quan của Bộ luật.

Chú ý: Bộ luật này có hiệu lực bắt buộc đối với các tầu chở hoá chất đóng trước ngày 01/07/1986 , theo như Chương VII của SOLAS 1974 và phụ lục II của MARPOL 73/78.

Bộ luật BCH

Phần 1.6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ luật IBC

Phần 1.5

6. Ngoài các GCN được nêu tại phần 1 và 3 kể trên, tuỳ trường hợp, tầu chở GAS còn phải có:

GCN đủ điều kiện chở xô khí hoá lỏng

GCN đủ điều kiện chở xô khí hoá lỏng, mẫu mới được quy định tại Phụ chương của Bộ luật về chuyên chở GAS, được cấp cho các tầu chở GAS tham gia vận tải quốc tế, sau khi tầu đó được kiểm tra ban đầu hoặc kiểm tra định kỳ theo các quy định có liên quan của Bộ luật.

Hoặc;

GCN quốc tế đủ điều kiện chở xô khí hoá lỏng

GCN quốc tế đủ điều kiện chở xô khí hoá lỏng, mẫu mới được quy định tại Phụ chương của Bộ luật quốc tế về chở xô hoá chất, được cấp cho các tầu chở GAS tham gia vận tải quốc tế, sau khi tầu đó được kiểm tra ban đầu hoặc kiểm tra định kỳ theo các quy định có liên quan của Bộ luật.

Chú ý: Bộ luật này có hiệu lực bắt buộc đối với các tầu chở GAS đóng từ ngày 01/07/1986 trở đi, theo như Chương VII của SOLAS 1974 và phụ lục II của MARPOL 73/78.

Bộ luật GC

Phần 1.6

 

 

 

 

 

Bộ luật IGC

Phần 1.5

7 Ngoài các GCN như quy định tại phần 1 và 3, tùy từng trường hợp, tầu cao tốc còn phải có:

GCN an toàn tầu cao tốc

GCN an toàn tầu cao tốc được cấp sau khi tầu được kiểm tra ban đầu hoặc kiểm tra lại theo các yêu cầu của Bộ luật về tầu cao tốc (HSC).

SOLAS 1974

Quy tắc X/3

Bộ luật HSC

Phần 1.8

Giấy phép hoạt động của tầu cao tốc

Giấy phép hoạt động của tầu cao tốc được cấp cho các tầu thoả mãn các quy định tại phần 1.2.2 đến 1.2.7 của Bộ luật HSC.

Bộ luật HSC

Phần 1.9

Các loại GCN khác đối với các tầu chuyên dụng

GCN an toàn của tầu chuyên dụng

GCN an toàn của tầu chuyên dụng được cấp sau khi tầu được kiểm tra theo quy định tại phần 1.6 của Bộ luật về tầu chuyên dụng. Thời hạn và hiệu lực của GCN phù hợp với các  quy định tương ứng như đối với tầu hàng tại SOLAS 1974. GCN được cấp cho các tầu có GRT dưới 500 cần ghi mức độ miễn giảm cho phép trong việc áp dụng các yêu cầu của phần 1.2.

Nghị quyết A.534(13)

Phần 1.7

GCN bổ xung cấp cho tầu hỗ trợ hoạt động xa bờ

GCN bổ xung cấp cho tầu hỗ trợ hoạt động xa bờ được cấp theo Hướng dẫn về chở xô và xếp dỡ một lượng giới hạn hoá chất độc hại và nguy hiểm bằng tầu chuyên dụng hoạt động xa bờ.

Trường hợp tầu chuyên dụng hoạt động xa bờ chỉ chở các chất lỏng nguy hiểm thì GCN đủ điều kiện có thể được thay thế bởi GCN quốc tế ngăn ngừa ô nhiễm do hoạt động chở xô chất lỏng độc hại gây ra được xác nhận một cách phù hợp.

Nghị quyết A.673(16)

Phần 1.5

MARPOL 73/78

Phụ lục II

Quy tắc 13(4)

Đối với hệ thống lặn

GCN an toàn về hệ thống lặn

GCN an toàn về hệ thống lặn được chính quyền hoặc cá nhân, tổ chức được Chính quyền hành chính uỷ quyền hợp pháp cấp sau khi đã kiểm tra hoặc giám định hệ thống lặn phù hợp với quy định của Bộ luật an toàn đối với hệ thống lặn. Trong mọi trường hợp, Chính quyền hành chính chịu hoàn toàn trách nhiệm về GCN an toàn về hệ thống lặn.

Nghị quyết A.536(13)

Phần 1.6

Đối với bè hỗ trợ động lực

GCN kết cấu và trang thiết bị

được cấp sau khi tầu được giám định theo quy định tại Đoạn 1.5(a) của Bộ luật an toàn bè hỗ trợ động lực.

Nghị quyết A.373(X)

Phần 1.6

Giấy phép hoạt động.

 

Nghị quyết A.373(X)

Phần 1.6

Đối với thiết bị khoan di động ngoài khơi

GCN an toàn

Được cấp sau khi một cuộc kiểm tra phù hợp với quy định tại Bộ luật về kết cấu và trang thiết bị của thiết bị khoan di động xa bờ, 1979 hoặc đối với các thiết bị được xây dựng từ ngày 01/05/1991 trở về sau thì theo quy định tại Bộ luật về kết cấu và trang thiết bị của thiết bị khoan di động xa bờ, 1989.

Nghị quyết A.414(XI)

Phần 1.6

Nghị quyết A.649(16)

Phần 1.6

Về mức độ tiếng ồn

Báo cáo tiếng ồn

Mỗi tầu lập một Báo cáo tiếng ồn theo quy định tại Bộ luật về tiếng ồn trên tầu.

Nghị quyết A.468(XII)

Phần 4.3

 

PHỤ LỤC 6

NHỮNG BỔ SUNG LIÊN QUAN ĐẾN PHỤ LỤC CỦA CÔNG ƯỚC VỀ TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI TRONG GIAO THÔNG HÀNG HẢI QUỐC TẾ, 1965, SỬA ĐỔI

Những khác biệt tập quán Quốc gia các Quốc gia thành viên và Những tiêu chuẩn và Thực tiễn tham khảo được đề cập trong Phụ lục như đã được thông báo cho IMO theo Điều VIII của Công ước tháng Ba, 1998

Thông báo của các quốc gia thành viên liên quan đến sự khác biệt giữa các tập quán quốc gia với Những tiêu chuẩn của Công ước

CÁC TIÊU CHUẨN

Tiêu chuẩn 1.5

Bỉ Tiêu chuẩn còn chưa được áp dụng đầy đủ cho việc giải phóng tàu vì hiện chưa có những phương tiện phù hợp cho việc xử lý hoặc trao đổi dữ liệu điện tử.

Hồng kông Tiêu chuẩn này có thể được chấp nhận tại Hồng kông, Trung quốc nếu Thuật ngữ Những tiêu chuẩn Quốc tế được thay thế bởi thuật ngữ Những thông báo Tiêu chuẩn UN.

Tiêu chuẩn 2.1

ÚC Những hành khách đến và đi được yêu cầu hoàn thành những thẻ hành khách.

Phải có danh sách các cảng trong hành trình để xác định ngày xuất khẩu hàng hóa.

Nếu chở động vật, cần phải có những tài liệu nhất định liên quan đến kiểm dịch động vật.

Phải phát thanh thông báo về sức khỏe, có động vật trên boong, thông tin về nước ballast và việc có mang Giấy chứng nhận diệt chuột hoặc Miễn diệt chuột còn hiệu lực.

Babados Những tài liệu quy định trong Tiêu chuẩn thì không đủ và cần phải mở rộng bao gồm :

(a) Giấy chứng nhận diệt chuột/Miễn diệt chuột như đã đề cập trong Phụ lục 1 của Quy tắc về Sức khỏe Quốc tế, 1969;

 (b) Một Tờ khai Hàng hóa chưa được Kê khai;

 (c) Giấy chứng nhận về Động vật trên Tàu

 (d) Giấy phép rời cảng cuối cùng.

Bỉ Tiêu chuẩn còn chưa áp dụng hoàn chỉnh. ý kiến của Bỉ: Để theo kịp sự phát triển quốc tế, số lượng những tài liệu được quy định tại tiêu chuẩn 2.1 cần được mở rộng, bao gồm:

 (a) Một danh sách những người đi lậu vé (hai Tờ sao) nếu có;

 (b) Giấy phép rời cảng của Cảng trước;

(c) Giấy chứng nhận diệt chuột/Miễn diệt chuột như đã đề cập trong Phụ lục 1 của Quy tắc Sức khỏe Quốc tế, 1969;

Cu ba Tại Cuba, Tờ lược khai hàng hóa của tàu được yêu cầu thay cho Tờ khai Hàng hóa. Tại thời điểm tàu đến, Cơ quan công quyền Nhà nước cũng yêu cầu xuất trình những tài liệu sau :

 (a) Giấy chứng nhận giảm thuế hoặc Giấy chứng nhận miễn thuế;

 (b) Tờ khai về vũ khí, chất nổ;

 (c) Tờ khai về thuốc ngủ, thuốc mê;

 (d) Tờ khai các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật.

Những giấy tờ để xuất trình này phải được ghi ngày tháng và do Thuyền trưởng ký, trừ những trường hợp áp dụng các phương án theo tiêu chuẩn số 2.2.3, 2.3.3, 2.4.1, 2.5.1, 2.6.2 và 2.7.5.

Đan Mạch Cục Hải quan Đan Mạch có quyền, theo mục 5 của Công ước Helsinki ngày 19 tháng 8 năm 1925, yêu cầu Thuyền trưởng của những tàu nhỏ hơn 500T chở đồ uống có cồn giữa các Quốc gia Thành viên của Công ước đó, một tài liệu do Cơ quan Hải quan tại Quốc gia mà tàu khởi hành chứng nhận, trong đó có các thông tin về việc xếp và dỡ các loại đồ uống có cồn đó.

Trường hợp của Greenland, Cơ quan công quyền của Đan Mạch có quyền yêu cầu tài liệu cùng với một Tờ khai Hàng hải về Sức khỏe - cho thấy bằng chứng rằng không ai trên tàu đang bị bệnh giang mai.

Ấn Độ Ngoài những tài liệu liệt kê trong Tiêu chuẩn này, theo Luật và những Quy định hiện hành của ấn Độ, phải có Giấy chứng nhận của Sĩ quan Cảng và Giấy chứng nhận Hàng hóa trên boong.

Ai len Thông lệ tại Ireland khác với Tiêu chuẩn 2.1 trong hai khía cạnh. Trước hết, Thuyền trưởng tàu khách trong những dịch vụ nhất định cần phải hoàn thành, phục vụ mục đích thống kê, một Tờ khai đơn giản số hành khách đến hoặc đi khỏi Quốc gia cùng với Danh sách Hành khách.

Hai là, Thuyền trưởng của các tàu hàng hạt, khi đến các cảng của Ireland, cần phải hoàn thành một thông báo về các đặc tính của tàu và kho.

Niu Di Lân Những thảo luận giữa các Phòng, Ban của Chính phủ cho rằng những sự khác biệt do Chính phủ Niu Dilân thông báo trước đây về việc bổ sung tài liệu theo quy định của Tiêu chuẩn không đáp ứng hết những yêu cầu theo Luật pháp của Niu Dilân. Do đó những khác biệt sau đây cần được sửa đổi:

Ngoài những giấy tờ trong Tiêu chuẩn, Niu Dilân yêu cầu phải xuất trình thêm các giấy tờ sau cho Các Cơ quan công quyền:

Ø Danh sách di dân bị cấm hoặc bị hạn chế;

Ø Các đặc điểm của Giấy chứng nhận của tàu;

Ø Danh sách các chất độc (không có Mẫu quy định);

Ø Danh sách Hành khách quá cảnh (không có Mẫu quy định nhưng có thể sử dụng mẫu 1D của Niu Dilân tương ứng với Danh sách Hành khách đã tiêu chuẩn hóa của IMO)

Ø Tờ khai về vũ khí, chất nổ (không có Mẫu quy định; không áp dụng cho hàng hóa);

Ø Giấy chứng nhận của Thuyền trưởng về thịt trên tàu, rác thải và tất cả các động vật sống trên tàu.

Ø Cam kết và bảo đảm của Thuyền trưởng buộc Thuyền trưởng phải nhốt các động vật không được chấp thuận vào Niu Dilân.

Tây Ban Nha Thay cho Tờ khai tổng hợp và Tờ khai hàng hóa, yêu cầu phải có Tờ lược khai hàng hóa của tàu.

Một Tờ khai các kho trên tàu và 01 Tờ khai dụng cụ và phụ tùng thay thế của Tàu cũng được yêu cầu.

Trinidad và Tobago Ngoài những tài liệu được Liệt kê, cần có thêm một Danh sách những Người đi lậu vé (hai bản sao) và Thẻ lên/xuống tàu cho các hành khách khi lên tàu hoặc lên bờ.

Hoa Kỳ Các Cơ quan công quyền của Mỹ yêu cầu :

 (1) Giấy phép rời cảng nếu được cấp ở cảng nước ngoài.

 (2) Đảm bảo Quyền sở hữu con tàu.

(3) Xin chấp thuận hoặc giấy phép để đưa lên và đưa xuống tàu hành khách, hàng hóa, hành lý và các đồ dùng khác.

(4) Báo cáo về tính năng và hoạt động của tàu và Báo cáo Thống kê về công ten nơ trên tàu cả đi vào và đi ra khỏi biên giới. Những tài liệu này phải được gửi cho Hải quan Mỹ để chuyển tới Cơ quan công quyền hàng hải, 30 ngày sau khi làm Hải quan hải quan lần đầu tiên tại cảng của Mỹ từ một cảng nước ngoài và 30 ngày sau khi hoàn thành hải quan tại cảng cuối cùng của Mỹ để đi nước khác.

Nam Tư Ngoài những tài liệu liệt kê, phải có một “Báo cáo về hàng hóa nhập khẩu và quá cảnh”.

Hồng kông Hồng kông yêu cầu Giấy phép rời tại cảng cuối cùng và Giấy chứng nhận đăng ký tàu.

Tiêu chuẩn 2.2

Hoa Kỳ Ngoài Tờ khai Tổng hợp, Cơ quan công quyền của Mỹ yêu cầu “Đảm bảo của thuyền trưởng về việc cập cảng trong buôn bán ngoại thương” (Mẫu hải quan số 1300), cung cấp thông tin liên quan đến tàu.

Tiêu chuẩn 2.2.3

Ác hen ti na Tờ khai Tổng hợp cần phải được ghi ngày tháng được thuyền trưởng, hoặc người có trách nhiệm với phương tiện vận tải ký. Không chấp thuận ủy quyền cho đại lý tàu hoặc cá nhân khác do thuyền trưởng ủy quyền.

Úc Tờ khai tổng hợp phải được ghi ngày tháng và do thuyền trưởng, thuyền trưởng, hoặc đại diện hợp pháp của họ ký.

Một phần của Tờ khai tổng hợp phải được làm và gửi cho hải quan trước khi tàu đến mỗi cảng trong hành trình. Các chi tiết khác được làm và gửi theo hải quan trong vòng 24 giờ khi tàu đến mỗi cảng.

Italia Tiêu chuẩn này không phù hợp với Luật pháp của Italia và bởi vậy không được chấp nhận, do điều 179, 180, 181,182 và 183 của Bộ luật Hành hải Italia không xem “Đại lý tàu” là 1 trong số những cá nhân được phép ký ký trong Tờ khai Tổng hợp. (Sự đánh số của những Điều khoản nêu trên mới đây đã được thay đổi).

Trinidad&Tobago Với những tàu ít hơn 100T, Tờ khai tổng hợp cần phải được ghi ngày tháng và do thuyền trưởng ký.

Hoa Kỳ Tờ khai Chung phải được ký bởi thuyền trưởng hoặc sĩ quan boong hoặc người quản lý trên tàu khách. Đại lý tàu thì không được ủy quyền để ký.

Tiêu chuẩn 2.3

Seychelles Chi tiết về bất kỳ hàng hóa nguy hiểm nào và tất cả thực vật và động vật sống cần phải được cung cấp riêng rẽ trong Tờ khai hàng hóa.

Tất cả thực vật và động vật sống trên boong tàu chịu sự kiểm tra bởi Cơ quan y tế.

Hồng Kông Hồng kông yêu cầu phải ghi tên của người nhận hàng trong Tờ khai hàng hóa.

Tiêu chuẩn 2.3.2

Canada Luật pháp Quốc gia quy định tất cả hàng hóa chở đến Canada thì phải được báo cáo đầy đủ tại thời điểm đến cảng đầu tiên. Tại các cảng kế tiếp trong hành trình, thuyền trưởng hoặc đại diện chỉ cần phải báo cáo Cơ quan hải quan về những hàng hóa sẽ được bốc dỡ tại cảng đó.

Hà Lan Văn bản cần phải được xây dựng sao cho nó chỉ áp dụng đối với hàng hóa còn trên tàu để dỡ tại cảng của quốc gia khác. Vì lý do này, Tiêu chuẩn này không thể được thực hiện với hàng hóa còn lại trên tàu tại một cảng của Hà Lan để dỡ tại cảng của nước khác.

Ba Lan Chính phủ Ba lan có một ý kiến bảo lưu về tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn 2.3.3

Tây Ban Nha Phải đệ trình Bản lược khai hàng hóa của tàu (thay thế Tờ khai Tổng hợp và Tờ khai hàng hóa theo thông báo về sự khác biệt với Tiêu chuẩn 2.1) do thuyền trưởng hoặc bở sỹ quan được thuyền trưởng ủy quyền hợp pháp ký.

Trinidad&Tobago Với những tàu nhỏ hơn 100T, chỉ có thuyền trưởng mới được ghi ngày tháng và ký vào Tờ khai hàng hóa.

Hoa Kỳ Mỹ chấp nhận Tờ khai hàng hóa như một tài liệu đính kèm với Tờ khai tổng hợp cho tuyến vào và ra Mỹ. Mỹ không yêu cầu phải ký ký trên Tờ khai hàng hóa; chữ ký trên Tờ khai tổng hợp bao trùm Tờ khai hàng hóa và tất cả các tài liệu khác tạo thành Tờ lược khai của tàu. Tờ khai tổng hợp phải được ký bởi thuyền trưởng hoặc bất kỳ Sỹ quan boong có giấy phép hoặc người quản lý trên tàu khách. Đại lý tàu không được ký ký.

Hồng kông Hồng kông quan tâm tới người mà thuyền trưởng ủy quyền ký và đang xác lập sự rõ ràng về mặt pháp lý để có thể chấp thuận theo luật pháp của Hồng Kông.

Tiêu chuẩn 2.3.4

Úc Xem các Khuyến nghị thực hiện 2.3.1 và 2.3.4.1.

Bỉ Trong những trường hợp nhất định, Hải quan tạm thời chấp nhận bản sao Bản lược khai hàng hóa thay cho Tờ khai hàng hóa để tăng tốc độ bốc dỡ, nhưng Tờ khai phải được đệ trình sau đó.

Italia Luật pháp Italia (Điều 179 nêu trên của Bộ luật Hành hải Italia, và Điều 106 D.P.R. 23 tháng Giêng 1973, số 43, và những điều 125, 126 và 127 R.D. 13 tháng Hai 1896, số 65) yêu cầu thông tin bổ sung và không chấp thuận điều khoản về Tờ khai Tổng hợp và Tờ khai hàng hóa như tiêu chuẩn.

Mê hi cô Mê hi cô hiện không chấp nhận các tiêu chuẩn 2.3.4 và 2.6.1 và Khuyến nghị thực hiện mới 2.3.4.1 vì chúng ảnh hưởng tới những điều khoản hiện có hiệu lực liên quan đến Hải quan và nhập cư.

Niu Di Lân Trong khi tiêu chuẩn này có thể được chấp nhận, trong giai đoạn này, Niu Dilân trong giai đoạn này không chấp nhận bản sao những vận đơn thay cho bản sao Bản lược khai hàng hóa trên tàu.

LB Nga Những Luật định liên quan không cho phép các điều khoản này thực hiện như tiêu chuẩn.

V.Q.Anh Tiêu chuẩn được chấp nhận phụ thuộc vào những thông tin bổ sung được thông báo theo Khuyến nghị thực hiện 2.3.1 (b); Vận đơn có thể được chấp nhận như một giải pháp thay thế chỉ khi toàn bộ hàng hóa đều thuộc một Vận đơn.

Hoa Kỳ Hải quan Mỹ xem Tờ khai hàng hóa chỉ là một trong số các tài liệu cấu thành nên Bản lược khai của tàu. Về cơ bản, đối với Tờ khai tuyến ra, Hải quan Mỹ yêu cầu một Tờ khai hàng hóa, với những Vận đơn hoặc những tài liệu thương mại tương đương liên quan đến hàng hóa; Đối với Tờ khai tuyến đến, Hải quan Mỹ chỉ yêu cầu Tờ khai hàng hóa. Trong mỗi trường hợp, những tài liệu khác cũng phải đệ trình để thành một Bản lược khai của tàu hoàn chỉnh.

Tiêu chuẩn 2.3.5

Seychelles Nói chung cần một Danh sách kiện hàng.

Singapore Không chấp nhận. Tất cả hàng hóa phải được kê khai.

V.Q.Anh Được chấp nhận. Bất kỳ những kiện hàng nào chưa được kê khai thuộc quyền sở hữu của thuyền trưởng phải được kê khai trong Tờ khai về vật dụng của thuyền viên.

Hồng kông Không có điều khoản nào cho điều này theo Luật pháp Hồng Kông hiện hành.

 Ghi chú: Luật pháp Hồng Kông yêu cầu những kiện hàng hoặc bất kỳ hàng hóa nhập khẩu mà phải được đưa vào Bản lược khai hàng hóa mà có nghĩa là Một tài liệu được chuẩn bị như một Bản lược khai hàng hóa chứa đựng các đặc tính theo quy định của luật pháp và không chấp nhận bất kỳ tài liệu nào, có đặc tính giống hoặc tương tự, mà không được chuẩn bị như Bản lược khai hàng hóa.

Tiêu chuẩn 2.4

Cuba Việc xuất trình Tờ khai về kho trên tàu không loại trừ khả năng các kho này vẫn phải được Cơ quan công quyền có thẩm quyền kiểm tra.

Tiêu chuẩn 2.4.1

Úc Tờ khai về kho trên tàu phải được ghi ngày tháng và ký bởi thuyền trưởng.

 Tờ khai về kho trên tàu sử dụng cho cửa hàng hoặc căng tin trên tàu phải được ký bởi người chịu trách nhiệm về cửa hàng hoặc căng tin đó.

Trung Quốc Tại Trung Quốc, Tờ khai về kho trên tàu và Tờ khai về vật dụng của thuyền viên cũng cần phải bao gồm:

 (a) Rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá và thuốc điếu...;

 (b) Tiền tệ và các hóa đơn;

 (c) Vàng, bạc hoặc những vật bằng vàng, bạc và đồ nữ trang;

 (d) Những vật dụng có giá trị trên 500 Nhân dân tệ.

 (e) Thuốc mê, thuốc ngủ.

Niu Dilân Niu Dilân cũng yêu cầu Giấy chứng nhận của thuyền trưởng về thịt của tàu, rác và tất cả các động vật sống trên tàu.

V.Q.Anh Cả Tờ khai Tổng hợp và Tờ khai về kho trên tàu phải do đích thân thuyền trưởng ký và ghi ngày tháng.

Tiêu chuẩn 2.5

Úc Tờ khai về vật dụng của thuyền viên được yêu cầu khi tàu khởi hành với mục đích kiểm tra.

Tiêu chuẩn 2.5.1

Úc Tờ khai về vật dụng của thuyền viên phải được thuyền trưởng ghi ngày tháng và ký.

Trung Quốc Tại Trung Quốc, Tờ khai về kho trên tàu và Tờ khai về vật dụng của thuyền viên cũng cần phải bao gồm:

 (a) Rượu, những đồ uống có cồn, các loại thuốc lá và thuốc điếu;

 (b) Tiền tệ và các hóa đơn;

 (c) Vàng, bạc hoặc những vật bằng vàng, bạc và đồ nữ trang;

 (d) Những vật dụng có giá trị trên 500 Nhân dân tệ.

 (e) Thuốc ngủ, thuốc mê.

Tiêu chuẩn 2.6.1

Ác hen ti na Trong Danh sách thuyền viên cần bổ sung các thông tin về “Giới tính”.

Úc Một phần của Danh sách thuyền viên phải được gửi cho Hải quan 24 hoặc 48 giờ trước khi tàu đến mỗi cảng trong hành trình. Thông tin bổ sung sau được yêu cầu :

Ø Số chuyến đi

Ø Số tham chiếu trong thoả thuận

Ø Giới tính của Thành viên thuyền viên

Trung quốc Tại Trung Quốc, trong Danh sách thuyền viên cần bổ sung các thông tin về “Giới tính”.

Mê hi cô Mê hi cô hiện chưa chấp nhận những tiêu chuẩn 2.3.4 và 2.6.1 và Khuyến nghị thực hiện mới 2.3.4.1 vì chúng ảnh hưởng những điều khoản hiện có hiệu lực liên quan đến hải quan và nhập cư.

Singapore Nói chung, tiêu chuẩn được chấp nhận. Tuy nhiên, thông tin yêu cầu trong Danh sách thuyền viên ở Singgapo hiện do Luật pháp quy định. Trong đó yêu cầu những chi tiết nhất định không có trong Tiêu chuẩn, như: “Tên theo chữ Trung Quốc”, “Cảng đảm nhiệm chức danh” và “Ngày tháng đảm nhiệm chức danh”. Thông tin bổ sung này là quan trọng trong những trường hợp nhất định.

Mỹ Danh sách Thuyền viên yêu cầu có các thông tin như ngày tàu rời cảng cuối cùng ở nước ngoài trước khi đến Mỹ và chức danh của từng người trong Thuyền viên.

Hồng kông Để bổ sung, Hồng Kông yêu cầu địa điểm, ngày tháng ký hợp đồng đầu tiên, và giới tính của thủy thủ.

Tiêu chuẩn 2.6.2

Áchentina Danh sách thuyền viên sẽ được ghi ngày tháng và ký bởi thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm với phương tiện vận tải.

Úc Danh sách thuyền viên phải được ghi ngày tháng và ký bởi thuyền trưởng, chủ tàu hoặc đại diện ủy quyền của họ.

Bỉ Mặc dầu tiêu chuẩn nói chung được chấp nhận, chỉ có Danh sách thuyền viên được ghi ngày tháng và ký bởi thuyền trưởng mới được chấp nhận.

Italy Danh sách thuyền viên sẽ được chấp nhận với chữ ký của thuyền trưởng.

V.Q.Anh Chính phủ Vương quốc Anh chỉ chấp nhận ký của thuyền trưởng.

Hồng kông Hồng kông quan tâm tới người mà thuyền trưởng ủy quyền ký và đang xác lập sự rõ ràng về mặt pháp lý để có thể chấp thuận theo luật pháp của Hồng Kông.

Tiêu chuẩn 2.6.3

Ác hen ti na Ác hen ti na muốn thông báo rằng Luật pháp của nước này (Sắc lệnh 4418/ 65 chương VII) khác Tiêu chuẩn được sửa đổi, trong đó, Luật pháp quy định Cơ quan công quyền ác hen ti na sẽ yêu cầu một Danh sách Thuyền viên của một tàu bất cứ khi nào tàu tới hoặc rời một cảng của ác hen ti na, không xét đến việc có phải tàu đang phục vụ theo một chương trình đã định hay thời gian yêu cầu của chuyến.

Vì lý do An ninh Quốc gia và kiểm soát nhập cư, không thể điều chỉnh luật pháp và những thông lệ trong nước để phù hợp với Tiêu chuẩn 2.6.3.

Bỉ Theo luật pháp Bỉ, Thuyền trưởng của bất kỳ tàu biển nào về nguyên tắc, chưa kể những điều khác, phải cung cấp một Danh sách Thuyền viên cho Cơ quan biên phòng có thẩm quyền khi cập cảng của nước này.

Cơ quan công quyền của Bỉ muốn xem xét để chấp thuận Tiêu chuẩn này cho đến khi vẫn còn có khả năng kiểm soát, khi thực hiện cho thấy rằng Danh sách thuyền viên trên phà thông thường nước ngoài ghi “Không thay đổi ” không phải thường xuyên phù hợp với thực tế.

Dựa vào thực tế từ tuyến phà hàng ngày (giữa Vương quốc Anh và Bỉ), về cả mặt thủ tục lẫn thực tiễn đều cho thấy rằng sự tuân thủ hoàn toàn tiêu chuẩn là không thể thực hiện được.

Quyết định này, tuy nhiên, sẽ không hề ảnh hưởng đến thái độ truyền thống ở Bỉ trong quá trình xúc tiến hơn nữa Chính sách Tạo điều kiện thuận lợi của IMO.

Cuba Danh sách Thuyền viên phải xuất trình mỗi khi tàu cập cảng, bất kể số lần cập.

Italy Không thể chấp nhận. Theo luật pháp của Italia, thuyền trưởng của bất kỳ tàu biển nào đều phải cung cấp một Danh sách thuyền viên tới Cơ quan biên phòng có thẩm quyền khi cập cảng của Italia.

Mêhicô Mê hi cô hiện chưa chấp nhận nội dung của tiêu chuẩn 2.6.3 vì sự tồn tại của một điều khoản đặc biệt trong luật pháp Hàng hải quốc gia mà điều khoản này yêu cầu đệ trình một Danh sách thuyền viên cùng với những tài liệu khác, mỗi khi bất kỳ tàu nào, đăng ký trong nước hay nước ngoài, cập cảng của Mê hi cô, với mục đích được cấp phép hoạt động tại các cảng quốc gia.

 Điều khoản này không có ngoại lệ. Do vậy, Mê hi cô hiện cũng không chấp nhận Khuyến nghị Thực hiện số 2.6.4, trực tiếp liên quan tới Tiêu chuẩn 2.6.3 mới.

Hà Lan Theo Luật pháp với người nước ngoài, thuyền trưởng của một tàu biển, về nguyên tắc, phải cung cấp một Danh sách thuyền viên cho Cơ quan biên phòng khi tàu đến. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể cho miễn những yêu cầu trên, để được thế, đơn đề nghị cần phải đệ trình tới Bộ Tư pháp bởi Công ty vận tải biển hoặc đại diện hàng hải liên quan. Tuy nhiên tiêu chuẩn 2.6.3 mới, cho rằng viện miễn giảm đó có thể được tự xem xét: nghĩa là, Công ty vận tải biển hoặc đại diện hàng hải liên quan không cần phải xin. Điều kiện rõ ràng rằng Luật pháp Hà Lan đã cung cấp rất nhiều mức độ về việc tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hải. Đó chỉ là một vấn đề mà quá trình tạo điều kiện thuận lợi mang lại về hải quan, mà theo đó Luật pháp Hà Lan khác chút ít so với tiêu chuẩn 2.6.3 mới.

Hơn thế nữa, nghiên cứu đã chứng minh, những chuyến vận tải ngắn tới hoặc rời Hà Lan được đặc trưng bởi tính gián đoạn cấu trúc về những vấn đề về nhân lực, vật liệu và thiết bị có liên quan. Do đó, một Tờ khai về sự không thay đổi, như được quy định trong tiêu chuẩn mới, là ngoài quy định. Bởi vậy, trong tình hình hiện tại, Vận tải hàng hải hầu như không thể xin miễn.

Trên cơ sở cân nhắc những Hải quan và thực tế này mà Chính phủ Hà Lan đã kết luận là việc tuân thủ tiêu chuẩn 2.6.3 mới là không thể thực hiện được.

Quyết định này sẽ không ảnh hưởng chính sách truyền thống của Chính phủ Hà Lan trong nỗ lực hội nhập tối ưu với tất cả giải pháp tạo điều kiện thuận lợi của IMO.

Thái Lan Thái Lan yêu cầu một danh sách thuyền viên phải được xuất trình tới Cơ quan chức năng vào mỗi lần cập cảng, trong vòng 24 giờ sau khi tàu vào cảng.

Hoa Kỳ Mỹ yêu cầu huyền trưởng hoặc đại lý tàu xuất trình, tại thời điểm vào biên giới Mỹ từ một Quốc gia khác hoặc một Bang ngoại biên của Mỹ, một Bản lược khai tất cả các thành viên thủy thủ đoàn theo Mẫu I-418 cùng các hướng dẫn theo mẫu.

Những tàu đăng ký của Mỹ, Ca-na-đa, hoặc Anh hoạt động tại Hồ Lớn được miễn trình Bản lược khai hàng hóa. Tuy nhiên, nếu những tàu bố trí thuyền viên không phải là người Mỹ, Ca-na-đa, hoặc Anh, thì phải có một Bản lược khai hàng hóa theo Mẫu I-418 trong chuyến đi đầu tiên của năm.

Hồng kông Hồng kông yêu cầu một bản Danh sách thuyền viên mới với mỗi dịp tàu cập cảng.

Tiêu chuẩn 2.7.5

Ác hen ti na Danh sách hành khách sẽ được ghi ngày tháng và ký bởi thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm với phương tiện vận tải.

Úc Danh sách hành khách phải được ghi ngày tháng và ký bởi thuyền trưởng, thuyền trưởng hoặc đại diện ủy quyền của họ.

Bỉ Mặc dầu tiêu chuẩn này nói chung được chấp nhận, nhưng chỉ những danh sách hành khách được ghi ngày tháng và ký bởi thuyền trưởng mới được chấp nhận.

Hoa kỳ Danh sách hành khách phải được ký bởi thuyền trưởng hoặc bất kỳ sĩ quan boong hoặc người quản lý trên tàu khách có thẩm quyền. Đại lý tàu không được ủy quyền ký ký.

Tiêu chuẩn 2.7.6

Ác hen ti na Luật Nhập cư quy định rằng thuyền trưởng hoặc người đại diện ủy quyền hợp pháp cần phải thông báo sự có mặt của bất kỳ trường hợp đi lậu vé nào. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt.

Bỉ Vấn đề về nhập cư trái phép được thông tin một cách dễ dàng tới Cơ quan biên phòng bằng cách thông báo trực tiếp từ thuyền trưởng hoặc đại diện tại địa phương của ông ta nếu có. Hiểu rằng họ làm việc này thay mặt cho thuyền trưởng, trừ phi được thông báo cách khác.

Balan Chính phủ tiếng Ba lan có ý kiến bảo lưu về Tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn 2.9

Đan Mạch Trong trường hợp Greenland, Cơ quan công quyền của Đan mạch bảo lưu quyền đòi hỏi các tàu, tại cảng đầu tiên tại Greenland, sẽ phải có ký về sức khỏe của chuyên viên y tế của địa phương mà đó sẽ là tài liệu cơ bản cung cấp thông tin cần thiết cho Cơ quan công quyền cảng liên quan đến trạng thái sức khỏe trên tàu tại tất cả các cảng tiếp theo trong quá trình hành trình tại Greenland. Cơ quan công quyền cảng Greenland chưa được trao quyền chấp nhận Tờ khai hàng hải về sức khỏe thay cho ký trên.

Hoa Kỳ Cần có Tờ khai kiểm dịch hàng hải HSM 13.19 (NCDC).

Tiêu chuẩn 2.10

Ác hen ti na Cần có số bản sao của các tài liệu như sau:

Ø 01 bản sao Tờ khai tổng hợp

Ø 02 bản sao Danh sách thuyền viên

Ø 01 bản sao Danh sách hành khách

Úc Có thể cần tới sáu bản sao Danh sách hành khách cho mỗi chuyến.

Barbados Cơ quan công quyền yêu cầu bảy thay vì bốn bản sao Tờ khai hàng hóa và hai thay vì một bản sao Tờ khai hàng hải về Sức khỏe.

Trung Quốc Ở Trung quốc, Cơ quan công quyền cũng yêu cầu hai bản sao Bản lược khai hàng hóa cùng với Tờ khai hàng hóa. Không cần phải có Tờ khai hàng hóa nếu không có nhập khẩu hoặc những xuất khẩu nào trên tàu.

Niu Di Lân Nói chung số bản sao thừa theo những yêu cầu của Niu Dilân. Tuy nhiên, thêm vào đó, một bản sao Giấy chứng nhận của thuyền trưởng được yêu cầu về thịt trên tàu, rác và tất cả các động vật sống trên tàu. Đồng thời, phải có một bản sao cam kết và bảo đảm của thuyền trưởng khi có động vật sống ở trên tàu.

Thái Lan Thái Lan có thể yêu cầu những tài liệu khác và các bản sao bổ sung của những tài liệu theo hạng mục này.

Trinidad và Tobago Thay vì bốn bản sao Tờ khai hàng hóa, Cơ quan công quyền hải quan yêu cầu sáu bản sao.

Tiêu chuẩn 2.11

Ác hen ti na Cần có số bản sao của các tài liệu như sau:

Ø 01 bản sao Tờ khai tổng hợp

Ø 02 bản sao Danh sách thuyền viên

Ø 01 bản sao Danh sách hành khách

Úc Cần có ba bản sao Danh sách hành khách rời tàu.

2.11 Tiêu chuẩn

Trung Quốc Ở Trung Quốc, CCCQ cũng yêu cầu 2 bản sao bản Lược khai hàng hoá gắn liền với Tờ khai hàng hoá. Nếu trên tàu không có hàng nhập khẩu hay xuất khẩu thì không cần phải khai báo hàng hoá. ở Trung Quốc, khi tàu rời cảng thì cần phải có một bản sao Tờ khai hàng hoá, ba bản sao Danh sách thuyền viên để trong trường hợp có bất kỳ sự thay đổi nào về số lượng hoặc thành phần thuyền bộ trên tàu khi tàu đến hoặc rời cảng; ba bản sao Danh sách hành khách để trong trường hợp có bất kỳ sự thay đổi nào về số lượng hoặc thành phần hành khách trên tàu khi tàu đến hoặc rời cảng.

Ấn độ Theo yêu cầu của Quốc gia, cần phải có ba bản sao Danh sách thuyền viên và hành khách

Niu Di Lân New Zealand yêu cầu bốn bản sao Danh sách hành khách khi tàu rời khỏi đất nước.

Thái Lan Thái lan có thể yêu cầu các văn bản khác và thêm vào các bản sao theo khoản này .

Trinidad và Tobago Yêu cầu bốn bản sao Danh sách hành khách thay vì hai bản sao được đề cập trong phần này, và hai bản sao thông báo thời gian dự kiến rời cảng sẽ được đính kèm vào danh sách các giấy tờ bắt buộc bởi Cơ quan công quyền trước khi tàu rời cảng.

2.11.1 Tiêu chuẩn

Ý Không được chấp nhận vì các qui định của Quốc gia đòi hỏi tất cả hàng tạo thành hàng hoá phải được liệt kê trong các tờ khai khi rời cảng, với các tờ khai riêng biệt cho từng loại hàng ngoại và nội. Ngoài ra, tất cả các loại hàng vẫn còn lại ở trên tàu cần phải được kê khai riêng, tách biệt với những loại hàng đã xếp hoặc nhận trong quá trình chuyển tải.

2.11.3 Tiêu chuẩn

Bỉ Nhìn chung tiêu chuẩn hiện tại là có thể chấp nhận được, tuy nhiên một bản sao Danh sách thuyền viên do thuyền trưởng trình khi đến cảng và được ký lại khi rời cảng chỉ có thể được chấp nhận trong trường hợp không có sự thay đổi nào về số lượng hay thành phần thuyền bộ. Nếu có thay đổi thì phải trình bản Danh sách thuyền viên đã được sửa đổi cho cơ quan kiểm soát biên phòng.

2.15 Tiêu chuẩn

Áchentina Bản khai báo tàu đến được viết bằng tay một cách rõ ràng cũngđược chấp thuận, tuy nhiên nếu có thể thì nên trình bản đánh máy.

Cu Ba Các bản khai trình cho Cơ quan công quyền phải rõ ràng và dễ hiểu và phải được soạn thảo bằng các phương tiện máy móc hoặc điện tử.

Hoa Kỳ Hiện nay, luật pháp quốc gia đòi hỏi thông tin về Tờ lược khai hàng hoá phải trình bằng văn bản cho cơ quan Hải quan Hoa kỳ. Hiện tại, cơ quan Hải quan Hoa kỳ đang xin phép Chính quyền lập pháp cho truyền những số liệu đó bằng điện tử.

2.15.1 Tiêu chuẩn

Cuba Các thông tin phải được thuyền trưởng xác nhận bằng chữ ký gốc

2.16 Tiêu chuẩn

Hy Lạp Luật pháp của Hy lạp (Các qui định của hải quan, điều 18) giành cho Bộ trưởng Tài chính quyền được xem xét các yêu cầu hợp thức hoá các bản khai và tờ khai của tàu không quá 100 tấn đến từ cảng nước ngoài và không thuộc phạm vi điều chỉnh của một công ước nào đó liên quan đến việc chở bưu phẩm. Thẩm quyền này cũng được cho phép trong trường hợp tàu có trọng tải bất kỳ nếu đến từ những cảng nước ngoài nhằm mục đích ngăn chặn buôn lậu hoặc lý do nào khác.

Madagascar Madagascar đang có xu hướng muốn nới lỏng ngay điều 82 của pháp lệnh số 61-553, ngày 12 tháng 10 năm 1961; điều khoản này yêu cầu bản khai báo hàng hoá phải được Lãnh sự ký xác nhận trước. Như vậy từ nay trở đi Lãnh sự có thể ký xác nhận hồ sơ nói trên vào những thời điểm do luật pháp hải quan qui định.

Tây Ban Nha Thị thực lãnh sự bắt buộc trong những trường hợp sau:

 (a) Tờ khai của tàu cỡ nhỏ, đó là tàu dưới 150 tấn đăng ký tịnh.

(b)Tờ lược khai hàng của tàu tham gia hành trình Quốc tế, chuyên chở hàng hoá thương mại độc quyền ngoại trừ tàu độc quyền chở xăng dầu. Trong mọi trường hợp cần phải hiểu rằng trong bản khai có thị thực lãnh sự vẫn cần có nghĩa vụ ghi đầy đủ lượng thuốc lá vượt quá những loại qui định tại điều 70 của Qui định hải quan.

(c) Tờ lược khai hàng của tàu tham gia hành trình Quốc tế chuyên chở những mặt hàng mà Bộ Tài chính qui định bởi một văn bản qui phạm chung.

2.17 Tiêu chuẩn

Áchentina Những sai sót trong tờ khai sẽ bị phạt tuỳ thuộc vào các qui định Quốc gia.

Bỉ theo thông lệ thủ tục hành chính tiêu chuẩn này luôn luôn được tuân thủ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này cũng chuyển đổi thông lệ đó thành nghĩa vụ đầy đủ đối với các cơ quan có thẩm quyền mà thông lệ đó không được chấp thuận theo qui định của luật pháp Bỉ ( xem thêm phần bình luận của Pháp).

Pháp Tiêu chuẩn này thực sự phù hợp với thông lệ hành chính của Pháp; nhưng một khi thông lệ này được chuyển đổi thành nghĩa vụ đối với Chính quyền thì điều này không được chấp thuận.

Hy Lạp Về vấn đề này pháp luật của Hy Lạp có điểm khác bởi vì, trong khi các Cơ quan công quyền theo qui định trên đây có thể cho phép sửa đổi những lỗi ở một số giấy tờ nhất định thì luật của Hy Lạp lại không cho phép có những sửa đổi như vậy. Đặc biệt trong điều 16 của Qui định Hải quan qui định rằng "Bản lược khai phải viết bằng mực mà không được sửa chữa, xoá hay sửa đổi bổ sung và phải đề cập tổng số đầy đủ bằng chữ số và do thuyền trưởng ký hoặc trong những trường hợp cụ thể phải do đại lý tàu ký.

Tay Ban Nha Theo qui tắc chung thì việc sửa chữa lỗi trong bản lược khai và các giấy tờ bổ sung chỉ được phép nếu chủ tàu, người xếp hàng hay người nhận hàng yêu cầu trước khi tàu đến cảng thứ nhất ở Tây Ban Nha hoặc nếu có thể chỉ ra rằng đó chỉ là lỗi soạn thảo văn bản.

Thái Lan Tiêu chuẩn này không phù hợp với luật pháp của Thái Lan.

V.Q.Anh Tiêu chuẩn này tiêu biểu cho thông lệ hành chính thông thường của Anh, nhưng nếu không đáp ứng những nghĩa vụ theo luật pháp hải quan vẫn luôn phải chịu chế tài theo luật pháp đó.

2.18 Tiêu Chuẩn

Áchentina Các lỗi về giấy tờ sẽ phải chịu phạt theo các qui định quốc gia.

Bỉ Theo nguyên tắc thì có thể chấp nhận được nhưng tuy nhiên những điều khoản này ngược với các qui định về xử phạt do đó Toà án sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong từng trường hợp, lưu tâm đến tất cả các yếu tố liên quan được đưa ra.

Hy Lạp Tương tự như tiêu chuẩn 2.17

Tây Ban Nha Những lỗi trong giấy tờ của tàu có thể là nguyên nhân để phạt. Việc phạt này có thể được giảm nhẹ rất nhiều nếu có sự biện hộ xác đáng.

Thái Lan Tiêu chuẩn này không phù hợp với luật pháp của Thái Lan.

V.Q.Anh Tiêu chuẩn này tiêu biểu cho thông lệ hành chính thông thường của Anh, nhưng không có khả năng đáp ứng những nghĩa vụ theo luật pháp hải quan vẫn luôn phải chịu chế tài theo luật pháp đó.

Hoa Kỳ Trong trường hợp phát hiện ra sơ xuất hoặc bất cẩn thì Hoa Kỳ có thể và ngay lập tức áp dụng các biện pháp xử phạt. Lý do "không có động cơ vi phạm" cũng không giúp chúng ta tránh khỏi bị xử phạt. Tuy nhiên vào thời điểm quyết định xử phạt được ban hành thì bên bị xử phạt được thông báo trong vòng 30 ngày có thể đệ trình đơn xin xem xét giảm nhẹ cho Hải Quan Hoa Kỳ, trong đó có nêu rõ những tình tiết giảm nhẹ.

2.22 Tiêu chuẩn

Canada Những qui định về xuất nhập cảnh của Canada yêu cầu thuyền trưởng của tàu sẽ phải trình ngay cho nhân viên xuất nhập cảnh phụ trách về danh sách của thuyền viên trong mỗi lần khi tàu đến cảng tại Canada, từ cảng ngoài địa phận Canada mẫu do Bộ trưởng qui định (mẫu FAL số 5) và phải trình báo số lượng thuyền viên để kiểm tra khi cần thiết.

Trung Quốc ở Trung Quốc, Cơ quan công quyền yêu cầu các tàu cập cảng để đưa những thuyền viên, hành khách bị ốm hay bị thương hoặc những người cần điều trị ngay lên bờ sẽ phải trình giấy tờ và sẽ phải khám trong trường hợp tàu bị giữ không cho rời khỏi cảng trong vòng hơn 24 tiếng theo điều kiện đặc biệt. Các chủ tàu hoặc những người khai thác tàu chở những người đi lậu vé, những người bị cấm xuất nhập cảnh vào Trung quốc hoặc những người không có giáyn tờ hợp pháp sẽ bị phạt theo qui định liên quan của Trung Quốc.

L.B.Nga Trong những trường hợp tàu nước ngoài cập các cảng ở Nga để đưa những hành khách và thuyền viên bị ốm hoặc bị thương lên bờ thì cần phải trình cho các cơ quan biên phòng Danh sách thuyền viên hoăc hành khách và hộ chiếu của những người ở lại trên bờ.

Singapore Việc sửa đổi liên quan đến các biện pháp đặc biệt của việc tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu cập các cảng nhằm đưa số hành khách, thuyền viên bị ốm hoặc bị thương hoặc những người cần điều trị khẩn cấp lên bờ là có thể được chấp thuận với điều kiện hạn chế tại tiêu chuẩn này.

Hồng Kông, Trung Quốc Hồng Kông, Trung Quốc xem xét từng trường hợp cụ thể một. Thường thường tàu chỉ vào đến giới hạn cảng để chuyển những thuyền viên bị ốm hoặc bị thương lên bờ và quay ra biển ngay thì được miễn các thủ tục xuất nhập cảng.

2.23 Tiêu chuẩn

Hồng Kông Hồng Kông, Trung Quốc xem xét từng trường hợp cụ thể Trung Quốc một. Thường thường tàu chỉ vào đến giới hạn cảng để chuyển những thuyền viên bị ốm hoặc bị thương lên bờ và tàu quay ra biển ngay thì được miễn các thủ tục ra vào cảng.

2.25 Tiêu chuẩn

Pháp Tiêu chuẩn này có thể áp dụng với điều kiện là chi phí hồi hương cho thuyền viên nước ngoài lên bờ tại Pháp để điều trị y tế sẽ do người vận chuyển chịu.

Tây Ban Nha Điều này được hiểu rằng những chi phí cho việc hồi hương, hoặc là tự nguyện hoặc bắt buộc đối với bất cứ người nào được lưu ý phải điều trị y tế sẽ do người vận chuyển hoặc đại lý tàu chịu.

3.1 Tiêu chuẩn

Bỉ Mặc dù tiêu chuẩn hiện hành được áp dụng cần chú ý tới thực tế về:

(a) sự khác biệt giữa hành khách quá cảnh và hành khách lên bờ

(b) Trong một vài trường hợp thì hộ chiếu còn hiệu lực vẫn chưa đủ mà còn phải có thị thực có hiệu lực kèm theo.

3.3.1 Tiêu chuẩn

Hồng Kông, Trung Quốc Theo như thủ tục pháp lý của luật pháp Hồng Kông và Trung Quốc, nếu một người nào đó bị kết án là sử dụng hoặc chiếm hữu bất hợp pháp, giả mạo hoặc gian lận trong việc sử dụng giấy tờ thông hành thì theo lệnh của Toà án giấy tờ này sẽ bị thu giữ. Cơ quan hành pháp của Hồng Kông và Trung Quốc không thể bắt buộc tuân theo toà án Hồng Kông và Trung Quốc bằng cách đòi trả lại những giấy tờ bất hợp pháp, giả mạo hoặc gian lận cho các cấp có thẩm quyền. Những người đến Hồng Kông hoặc Trung Quốc mà không có các giấy tờ thông hành còn hiệu lực thì thường sẽ không được phép lên bờ. Hồng Kông và Trung Quốc sẽ không chấp nhận thư đề nghị thay cho những giấy tờ thông hành có hiệu lực. Hiện thời ở Hồng Kông, Trung Quốc vẫn tồn tại một thủ tục xác định địa vị pháp lý của người tị nạn Việt nam.

3.3.3 Tiêu chuẩn

V.Q.Anh Người mà bị phát hiện nhập cảnh vào Anh vi phạm luật nhập cảnh thì có thể bị trục xuất và người vận chuyển sẽ phải chịu chi phí cho người đó hoặc trong trường hợp người đó là thuyền viên thì công ty vận tải biển liên quan sẽ phải chi trả chi phí.

3.7 Tiêu chuẩn

Cu Ba Các cơ quan y tế công cộng không yêu cầu cả thuyền viên và hành khách phải trình Giấy chứng nhận Tiêm chủng miễn dịch Quốc tế.

3.10 Tiêu chuẩn

V.Q.Anh Mặc dù Chính phủ Hoàng gia chấp thuận giấy tờ của thuyền viên thay cho hộ chiếu nếu như giấy tờ đó ghi rõ quốc tịch cũng như đặc điểm nhận dạng, trong trường hợp giấy tờ của thuyền viên được cấp bởi quốc gia mà thuyền viên không mang quốc tịch, thì chính phủ Hoàng gia sẽ yêu cầu sự bảo đảm khả năng hoàn trả cho nước cấp cũng như thông tin nêu tại tiêu chuẩn 3.10.1

3.10.1 Tiêu chuẩn

Ác hen ti na Yêu cầu giấy tờ nhận dạng của thuyền viên sẽ phải ghi rõ giới tính.

V.Q.Anh Mặc dù Chính phủ Hoàng gia chấp thuận giấy tờ của thuyền viên thay cho hộ chiếu nếu như giấy tờ đó ghi rõ quốc tịch cũng như đặc điểm nhận dạng, trong trường hợp giấy tờ của thuyền viên được cấp bởi quốc gia mà thuyền viên không mang quốc tịch, thì chính phủ Hoàng gia sẽ yêu cầu sự bảo đảm khả năng hoàn trả cho nước cấp cũng như thông tin nêu tại tiêu chuẩn này.

Hồng Kông Hồng Kông, Trung Quốc chấp thuận giấy tờ của thuyền viên thay cho hộ chiếu nếu như giấy tờ đó ghi rõ quốc tịch cũng như đặc điểm nhận dạng, trong trường hợp giấy tờ của thuyền viên được cấp bởi quốc gia mà thuyền viên không mang quốc tịch, thì chính phù Hoàng gia sẽ yêu cầu sự bảo đảm khả năng hoàn trả cho nước cấp cũng như thông tin nêu tại tiêu chuẩn này.

3.10.2 Tiêu chuẩn

Đan Mạch Một giấy tờ nhận dạng của thuyền viên mà không được viết bằng ngôn ngữ Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức, Ý, Na Uy, Tây Ban Nha hoặc Thụy điển thì phải ghi rõ đặc điểm nhận dạng và quốc tịch của người cầm giấy đó ít nhất bằng một trong những ngôn ngữ này.

Ấn Độ Ấn Độ chấp nhận giấy tờ nhận dạng của thuyền viên như là giấy thông hành có hiệu lực thay cho Hộ chiếu quốc gia, nhưng thuyền viên mà vào Ấn Độ như là hành khách thì phải có thị thực vào Ấn Độ.

Niu Di Lân Qui định hiện thời của New Zealand không công nhận giấy tờ nhận dạng có hiệu lực của thuyên viên thay cho hộ chiếu. Vì vậy phải có sự phân biệt sau:

Thông lệ này không được New Zealand chấp thuận. Thuyền viên mà áp dụng tiêu chuẩn này thì buộc xuất trình hộ chiếu.

3.10.2 Tiêu chuẩn

 

Ba Lan

Trong các trường hợp quy định tại Tiêu chuẩn 3.10.2, Cơ quan công quyền của Ba lan chấp nhận giấy nhận dạng của thuyền viên thay cho hộ chiếu cần thiết để được cấp giấy phép (thị thực).

Thái Lan

Thái Lan không chấp nhận giấy thông hành của thuyền viên không có thị thực thay cho hộ chiếu.

3.12 Tiêu chuẩn

 

Ba Lan

Chính phủ Ba Lan bảo lưu tiêu chuẩn này.

3.14 Tiêu chuẩn

 

Madagascar

Cơ quan công quyền sẽ chấp thuận kiểm tra ngay các hành khách và thuyền viên nếu tàu thông báo cho cơ quan nhập cảnh và y tế cảng.

- 24 giờ trước khi đến cảng và xác nhận trước 3 giờ.

- Xác nhận 6 giờ trước khi khởi hành rời cảng.

3.15 Tiêu chuẩn

 

Ác-hen-ti-na

Theo Nghị định 4805/63 và Quy định về nhập cảnh (Nghị định 4418/65) thì người nào chịu trách nhiệm về các phương tiện vận tải cũng là người chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển những hành khách không tuân thủ các thủ tục quy định và do đó cũng là đối tượng chịu chế tài.

Úc

Hành khách không xuất trình được các bằng chứng bằng văn bản (khi được yêu cầu) về tiêm chủng có thể được yêu cầu đi kiểm dịch. Chủ tàu hoặc thuyền trưởng sẽ phải chịu chi phí cho hành khách đó.

 

Thuyền trưởng, Chủ tàu, đại lý hoặc người thuê tàu sẽ bị coi là có lỗi nếu có một hành khách bị phát hiện là không được phép được vào Úc. Người vận chuyển phải chịu chi phí cho việc trục xuất người đó ra khỏi Úc.

Bỉ

Việc bảo lưu vẫn có giá trị và được giải thích theo những quy định pháp luật hiện hành. Những quy định mới trong pháp luật hiện hành liên quan đến việc cho phép vào, lưu lại và trục xuất người nước ngoài (theo Luật ngày 15/12/1980) đã được đưa ra nghị viện xem xét nhằm phù hợp với luật tương tự của các nước láng giềng như Anh quốc, Đức và Mỹ.

 

Theo Điều 74/4 Nghị định ngày 5/4/1995 của Hoàng gia thì người vận chuyển (hàng không hoặc đường biển) phải chịu một khoản tiền phạt trị giá 150.000 BEF/1 hành khách nếu đưa một người nước ngoài vào Bỉ mà không có giấy phép cư trú thích hợp hoặc giấy tờ du lịch

 

Bất kỳ người vận chuyển nào vi phạm quy định này cũng phải có nghĩa vụ thanh toán chi phí cho việc hồi hương của (những) hành khách đó về quê hương họ hoặc về nơi họ đã lên tàu nếu quốc gia này chấp thuận cho tái nhập.

 

Nếu người vận chuyển (hoặc đại diện của họ) không trả hoặc ký quỹ số tiền phạt 150.000 BEF/1 hành khách, thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thể ra quyết định giữ phương tiện vận tải (máy bay, tàu thuỷ,...) hoặc bất kỳ phương tiện nào khác thuộc về người vận tải, cho đến khi thanh toán khoản tiền phạt hoặc có bảo đảm của ngân hàng.

Canada

Các quy định nhập cảnh của Canada có một quy định về tiền phạt khi thuyền trưởng không xuất trình giấy tờ kiểm tra. Canada yêu cầu Công ty vận tải bảo đảm rằng mọi hành khách vận chuyển đến Canada trên phương tiện của họ phải có hộ chiếu, chứng minh hoặc giấy tờ du lịch, thị thực hoặc thư tiền kiểm tra theo đúng nội quy. Bất kỳ công ty vận tải nào vi phạm quy định của nội quy này sẽ bị phạt. Thêm vào đó, hành khách thiếu các giấy tờ kiểm tra nhất định hoặc có các giấy tờ nhưng đã hết hạn sẽ bị trục xuất và Công ty vận tải đã chở họ đến Canada phải chịu các chi phí liên quan đến việc trục xuất này.

Cuba

Chủ tàu chịu trách nhiệm bảo đảm rằng hành khách và thuyền viên có đủ các giấy tờ kiểm tra mới nhất và hợp lệ, và chịu trách nhiệm về hành khách và thuyền viên cho đến khi họ được nhận vào nước. Mọi vi phạm sẽ bị pháp luật trừng trị.

Đan Mạch

Người nào mang vào Đan Mạch người nước ngoài không có bằng chứng về chứng minh hoặc thị thực cần thiết cho chuyến đi của mình thì sẽ bị phạt tiền.

Đức

Luật nhập cảnh của Đức (“Auslandergesetz”) quy định nghĩa vụ của người vận tải là phải đưa trở lại ngay người nước ngoài đã vào Cộng hòa Liên bang Đức mà không có hộ chiếu và/hoặc thị thực theo yêu cầu, hoặc người đã bị từ chối cho phép vào Cộng hòa Liên bang Đức.

 

Luật này cũng quy định rằng nghĩa vụ của người vận tải là không vận chuyển bất kỳ người nước ngoài nào vào trong lãnh thổ của Cộng hòa Liên bang Đức trừ khi anh/chị ta có hộ chiếu và/hoặc thị thực theo yêu cầu. Trong trường hợp người vận chuyển vi phạm quy định này, người vận chuyển sẽ bị phạt hành chính từ 2.000 DM/1 hành khách trở lên.

Ấn Độ

Tiêu chuẩn này không chỉ rõ là chủ tàu phải chở hành khách quay trở lại trong trường hợp hành khách đó có giấy tờ du lịch không phù hợp hoặc không được phép vào Ấn Độ.

Italia

Tiêu chuẩn này không được chấp nhận vì sẽ là bất hợp pháp nếu Công ty vận tải hoặc chủ tàu, người vận chuyển hoặc đại lý hàng hải của bất kỳ tàu nào vận chuyển người nước ngoài không có hộ chiếu có giá trị hoặc thị thực, nếu thị thực là bắt buộc hoặc người đã bị biên phòng của quốc gia khác đuổi ra hoặc người trốn lậu vé.

Madagascar

Không một giải thích nào của các quy định của Tiêu chuẩn 3.15 được chấp nhận mà nhờ đó người vận chuyển được miễn nghĩa vụ chứa chấp trên tàu những hành khách không thoả mãn các thủ tục pháp lý cho việc nhập cảnh.

Hà Lan

Từ 01/12/1993, Luật người nước ngoài của Hà Lan, định chế việc cho phép vào và cư trú của người nước ngoài, cũng quy định về nghĩa vụ pháp lý của người vận chuyển (Khoản 2, Điều 6). Căn cứ quy định này, chủ tàu (theo định nghĩa của Công ước) sẽ bị phạt nếu họ vận chuyển hành khách không đáp ứng các thủ tục giấy tờ đến Hà Lan. Và do đó Luật của Hà lan sẽ không phù hợp với quy định của Tiêu chuẩn 3.15 của Phụ lục.

Nigeria

Tiêu chuẩn này trái với mục 16 Luật nhập cảnh của Nigeria 1963 quy định, không kể những quy định khác, trách nhiệm của người cho phép hành khách lên tàu (tức là chủ tàu) là phải chịu trách nhiệm đưa hành khách quay trở lại.

Seychelles

Theo Nghị định về nhập cảnh 1978, người vận tải hoặc chủ tàu có thể chịu trách nhiệm về việc di dời dân nhập cư bất hợp pháp.

Thái Lan

Trong những trường hợp này, chủ tàu hoặc người chịu trách nhiệm chuyên chở sẽ bị phạt theo quy định của Luật nhập cư Thái Lan.

V.Q.Anh

Chủ tàu hoặc đại lý sẽ bị phạt tiền nếu hành khách không có các giấy tờ thích hợp.

Hoa Kỳ

Sẽ là bất hợp pháp cho bất kỳ ai, kể cả công ty vận tải hoặc chủ tàu, thuyền trưởng, sỹ quan chỉ huy, đại lý, người thuê tàu hoặc người nhận hàng của bất kỳ tàu hoặc máy bay nào đem đến Mỹ từ bất kỳ nơi nào ngoài nước Mỹ người không có thị thực còn hiệu lực, nếu thị thực bắt buộc. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền và chi phí vận chuyển. Việc phạt tiền cũng áp dụng đối với trường hợp không xuất trình giấy tờ kiểm tra thích hợp nếu giấy tờ đó là bắt buộc.

Hongkong, Trung Quốc

Người vận tải hoặc chủ tàu phải chịu trách nhiệm cho việc đưa hành khách không có giấy tờ thích hợp rời khỏi Hong Kong, Trung Quốc.

3.15.1 Tiêu chuẩn

 

Cu Ba

Chủ tàu chịu trách nhiệm bảo đảm rằng hành khách và thuyền viên có đủ các giấy tờ kiểm tra mới nhất và hợp lệ, và chịu trách nhiệm cho hành khách và thuyền viên cho đến khi họ được nhận vào nước. Mọi vi phạm sẽ bị pháp luật trừng trị.

3.20 Tiêu chuẩn

 

Cu Ba

Cơ quan y tế xã hội sẽ cấp miễn dịch qua VTĐ nếu các thông tin cần thông báo trước khi tàu đến là phù hợp và đầy đủ, và cho thấyviệc tàu vào cảng sẽ không dẫn đến việc mang vào hoặc lan truyền bệnh dịch có thể kiểm dịch được.

 

Để được cấp phép qua VTĐ, tất cả các tàu phải bảo đảm cung cấp các thông tin sau cho cơ quan y tế xã hội ít nhất 24 giờ trước khi tàu đến cảng:

 

- Ngày và nơi cấp Giấy chứng nhận diệt chuột hoặc Giấy chứng nhận miễn diệt chuột

 

- Có người nào bị chết trong chuyến hành trình không và nguyên nhân

 

- Số lượng thuyền viên và hành khách trên tàu

 

- Có hành khách hoặc thuyền viên nào bị ốm trong chuyến hành trình với bệnh cúm kéo dài hoặc tiêu chảy cấp tính không.

 

- Có động vật trên tàu không

 

- Tàu có vận chuyển hàng hoá chứa sản phẩm hoặc sản phẩm phụ có nguồn gốc động hoặc thực vật không

 

- Thịt ở trên tàu lấy từ nguồn nào

 

- Cảng nước ngoài đã ghé qua trong vòng 90 ngày trước, nêu ngày rời mỗi cảng

 

- Tàu có chở sỹ quan cảnh sát hoặc người bị đi đầy không

 

- Số lượng các hộ chiếu hết hạn

Pháp

Các quy định của Pháp có liên quan không cho phép quy định này được áp dụng như là một Tiêu chuẩn

Ireland

Hiện thời, Ireland không áp dụng Tiêu chuẩn này.

Nigeria

Cơ quan hải quan của Nigeria không chấp nhận tiêu chuẩn này.

Seychelles

Hiện thời, không cấp phép kiểm dịch qua VTĐ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định cũng có thể áp dụng. Cơ quan y tế sẽ lên tất cả các tàu khi tàu đến cảng.

3.21 Tiêu chuẩn

 

Úc

Tờ khai tổng hợp là bắt buộc tại mọi cảng. Tuỳ theo cảng đến, Danh sách thuyền viên và Bảng lược khai hàng hoá của hành khách phải được thông báo trước từ 24 đến 48 giờ trước khi đến cảng. Trên tàu phải có một bản sao  Danh sách thuyền viên và Bảng lược khai hàng hoá của hành khách có xác nhận của Hải quan tại cảng ghé đầu tiên của Úc và được chứng thực tại mỗi cảng ghé. Nếu có hành khách lên, xuống tàu tại bất kỳ cảng nào thì phải có thêm các danh sách hành khách phụ.

Bỉ

Mặc dù Tiêu chuẩn này có thể được chấp nhận nhưng việc Danh sách Thuyền viên và hành khách có sẵn trên tàu tại mỗi cảng ghé của Bỉ chứng tỏ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề phát sinh khi thuyền viên hoặc hành khách gặp các khó khăn trên bờ.

Cu Ba

Tàu khách cũng phải xuất trình Tờ khai hàng hải về Sức khoẻ và Giấy chứng nhận Diệt chuột hoặc Giấy chứng nhận miễn diệt chuột.

Đan Mạch

Các giấy tờ cơ bản phải xuất trình khi tàu đến một cảng của Đan Mạch là Tờ khai tầu đến (Toddeklaration). Giấy này phải do Hải Quan điền, nếu cần thiết thì phối hợp với đại lý để điền, và thuyền trưởng chỉ phải ký vào thôi. Tờ khai này thay thế cho Tờ khai tổng hợp, Tờ khai các kho dự trữ của tàu và Tờ khai hành lý của Thuyền viên theo quy định của IMO. Tờ khai tàu đến là yêu cầu bắt buộc khi tàu đến và rời tất cả các cảng của Đan Mạch.

 

Danh sách hành khách và Danh sách thuyền viên chỉ yêu cầu tại cảng ghé đầu tiên và cảng rời cuối cùng của Đan Mạch.

 

Các quy định hiện hành của Đan Mạch thì không trái với Tiêu chuẩn và do đó Tiêu chuẩn này được Chính Phủ Đan Mạch chấp nhận.

Italy

Theo luật pháp của Ý thì tiêu chuẩn này thì không được chấp nhận vì Danh sách thuyền viên và Tờ khai chung phải xuất trình tại tất cả các cảng.

Hà Lan

Nếu một tàu khách ghé vào một vài cảng của Hà Lan Antilles, ví dụ trên tuyến St. Maarten-Curacao-Aruba, bản sao của Danh sách thuyền viên và Danh sách hành khách phải được nộp tại từng đảo(xem mục 15 và 16. Nghị định về cho phép nhập cảnh, Công Báo số 19 năm 1996).

Ba Lan

Tờ khai tổng hợp, Danh sách hành khách và Danh sách thuyền viên luôn cần thiết.

Hoa Kỳ

Tàu nước ngoài phải làm thủ tục vào và rời cảng tại tất cả các cảng trung gian trên đất Mỹ.

3.22 Tiêu chuẩn

 

Đan Mạch

Xem giải thích tại Tiêu chuẩn 3.12

Pháp

Chính phủ Pháp chỉ chấp nhận Tiêu chuẩn này trong một trường hợp duy nhất khi tàu ghé vào duy nhất một cảng của Pháp để tiếp tế lương thực.

Đức

Trong trường hợp tàu rời khỏi khu vực Hải quan trong khi quá cảnh thì Công hòa Liên bang Đức cũng yêu cầu những Tờ khai này phải được xuất trình khi tàu đến cảng tiếp theo. Trong trường hợp này, Tờ khai các kho dự trữ của tàu tại cảng đầu tiên có thể được cơ quan hải quan ở cảng thứ 2 chấp nhận.

Hà Lan

Tờ khai các kho dự trữ của tàu là yêu cầu bắt buộc nếu một tàu khách ghé vào Aruba, Bonaire và Curacao.

Hoa Kỳ

Tại các cảng đến tiếp theo của Mỹ, thuyền trưởng phải trình Tờ khai các kho dự trữ của tàu, Mẫu hải quan số 1303 về dữ trữ còn lại trên tàu, Tờ khai hành lý thuyền viên, Mẫu hải quan số 1304 về tất cả các đồ chưa khai do sỹ quan và thuyền viên mua ở nước ngoài.

3.23 Tiêu chuẩn

 

Nigeria

Nigeria có quyền thu giữ hộ chiếu hoặc các giấy chứng minh khác khi thấy cần thiết.

Nga

Khi rời tàu, tất cả hành khách du lịch bằng đường biển mà không có thị thực và thuyền viên (trừ thuyền trưởng) phải nộp hộ chiếu cho người gác tại chân cầu thang để đổi lấy một giấy phép đặc biệt. Hộ chiếu sẽ được hoàn trả lại cho người có hộ chiếu khi họ quay trở lại tàu.

Seychelles

Hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng minh khác phải luôn có sẵn để cho cơ quan nhập cư kiểm tra.

 

Cơ quan nhập cư có quyền thu giữ hộ chiếu hoặc các giấy chứng minh khác khi thấy cần thiết.

Nam

Theo các quy định của Nam Tư, thuyền trưởng có trách nhiệm xuất trình hộ chiếu và các giấy tờ chứng minh khác của thuyền viên và hành khách cho sỹ quan nhập cư.

3.26 Tiêu chuẩn

 

Úc

Sỹ quan Hải quan Úc thực hiện chức năng quản lý nhập cảnh và do đó họ có quyền bắt hành khách du lịch bằng đương biển để thẩm vấn nếu cần.

Canada

Tiêu chuẩn này không được áp dụng tại Canada

Pháp

Quy định này không thể được Chính phủ Pháp chấp nhậm như là một Tiêu chuẩn nếu “sỹ quan nhập cảnh” bao gồm cả cơ quan y tế. Trong một vài trường hợp thì việc hỏi hành khách các thông tin khác, đặc biệt liên quan đến nơi anh ta xuất phát và có thể là địa chỉ của anh ta tại nơi đến là cần thiết.

Niu Di Lân

New Zealand giải thích cụm “hành khách du lịch bằng đường biển” là người đi cùng với tàu khi tàu rời các cảng của New Zealand nơi hành khách đó xuống tàu và New Zealand có quyền buộc mọi hành khách khác phải làm đầy đủ các thủ tục nhập cảnh.

Nga

Xem xét Nghị quyết A. 584(14) của IMO về “Các biện pháp ngăn ngừa các hành vi bất hợp pháp đe dọa an toàn của tàu và sự an toàn của hành khách và thuyền viên tàu”, Cơ quan công quyền - cơ quan nhập cảnh có quyền khám người hành khách du lịch bằng đường biển.

Thái Lan

Mọi hành khách du lịch bằng đường biển đến hoặc rời khỏi Thái Lan đều có thể bị sỹ quan nhập cư khám người.

Hoa Kỳ

Việc kiểm tra mọi đối tượng xin nhập cảnh là bắt buộc theo luật hiện hành nhằm khẳng định là người quốc tịch Mỹ hay người nước ngoài được phép vào Mỹ.

3.27 Tiêu chuẩn

 

Pháp

Hành khách là đối tượng kiểm tra hải quan tại mỗi cảng ghé.

Italy

Không được chấp thuận. Hành khách là đối tượng kiểm tra công an tại mỗi cảng ghé.

Niu Di lân

New Zealand có quyền khám xét hành khách tại mỗi cảng ghé nhằm ngăn ngừa buôn lậu.

Ba Lan

Nếu tàu khách liên tục ghé vào nhiều hơn một cảng, hành khách sẽ là đối tượng kiểm tra của sỹ quan nhập cảnh tại tất cả các cảng đó.

Nga

Hành khách là đối tượng kiểm tra hải quan tại mỗi cảng ghé

Seychelles

Seychelles có quyền kiểm tra hành khách lên hoặc xuống tàu tại một cảng không phải là cảng tới đầu tiên hoặc cảng cuối cùng để rời Seychelles

 

Việc lên hay xuống tàu của những hành khách này sẽ được bố trí đặc biệt với các nhà chức trách theo yêu cầu của thuyền trưởng.

Hoa Kỳ

Hành lý của hành khách đã được kiểm tra tại cảng đến đầu tiên cũng sẽ là đối tượng để tái kiểm tra khi rời tàu tại bất kỳ cảng tiếp theo nào.

3.31 Tiêu chuẩn

 

Đan Mạch

Theo Luật thuế của Đan Mạch, các kho dự trữ và các lương thực khác trên tàu đến từ ngoài khu vực hải quan sẽ được miễn thuế nếu chúng chỉ được sử dụng trên tàu trong chuyến hành trình và trong thời gian lưu lại cảng, tuy nhiên theo đánh giá của mình, có xem xét đến số hành khách chở trên tàu và thời gian tàu lưu lại cảng, cơ quan hải quan sẽ giới hạn lượng kho dự trữ miễn thuế sử dụng trong thời gian lưu lại cảng.

 

Do đó, theo Điều 22 của Luật thuế nói trên, theo đánh giá của mình, có xem xét đến số hành khách chở trên tàu và thời gian tàu lưu lại cảng, Cục Hải quan Đan Mạch có quyền giới hạn các kho dự trữ miễn thuế sử dụng trong thời gian ở lại cảng.

Phần Lan

Có một số hạn chế nhất định áp dụng riêng cho tàu đi tới các cảng thuộc Bắc Âu.

Niu Di Lân

Tàu khách không được quyền bán hàng hoá từ các kho dự trữ miễn thuế của họ khi trong các cảng của New Zealand, trừ những thứ thiết yếu hàng ngày.

Seychelles

Vì mục đích hải quan, các kho dự trữ miễn thuế của tàu thường bị niêm phong, nhưng cũng có thể để mở nếu thuyền trưởng đề nghị.

Thụy Điển

Có một số hạn chế nhất định áp dụng riêng cho tàu đi lại giữa các cảng thuộc Bắc Âu.

Hoa Kỳ

Theo quy định pháp luật, vì mục đích kiểm dịch nông nghiệp, thịt, hoa quả, rau,... bị hạn chế hoặc bị cấm sẽ bị niêm phong hoặc nếu không cũng không được sử dụng trên tàu trong khi tàu trong lãnh thổ của Mỹ. Vì mục đích hải quan, một tàu khách ghé một cảng nước ngoài có thể nhập lên tàu, trong một cảng của Mỹ, các hàng hoá nhập cảnh miễn phí tiêu thụ được như là đồ uống, đồ ăn và nước hoa để hành khách sử dụng trên tàu trong chuyến hành trình, kể cả thời gian trong các cảng vủa Mỹ. Khi tàu đến một cảng của Mỹ kho của tàu có thể được sử dụng bởi hành khách khi tàu đậu trong cảng.

 

Những hàng hoá nhập cảnh không tiêu thụ được như túi xách, trang sức, quần áo, đồng hồ và vòng xuyến không được phép mang lên tàu khách để bán cho hành khách như là hàng miễn thuế. Hơn thế nữa, những hàng hoá loại này nếu đã có ở trên tàu thì cũng không được bán cho hành khách khi tàu ở trong cảng.

3.32 Tiêu chuẩn

 

Úc

Tất cả hành khách rời tàu đều phải hoàn thành Bản kê khai hải quan và kiểm dịch

Đan Mạch

Thông thường có thể sử dụng Thông báo hải quan miệng tại Đan Mạch,  tuy nhiên trong một số trường hợp có thể phải sử dụng Tờ khai bằng văn bản.

 

Do đó, theo điều 21 Luật thuế của Đan Mạch, điều 6 của Lệnh thi hành của Bộ tài chính (số 80 ngày 3/3/1971) thì Cục Hải quan Đan Mạch có quyền yêu cầu hành khách trình Tờ khai hải quan trong một số trường hợp đặc biệt.

Niu Di Lân

Vì mục đích kiểm dịch nông nghiệp, trong một vài trường hợp, New Zealand có thể yêu cầu khai bằng văn bản.

Nigeria

Mọi hành khách đến và/hoặc rời khỏi Nigeria đều phải hoàn thành kê khai bằng văn bản lượng ngoại tệ và hàng hóa phải nộp thuế của mình.

Thái Lan

Mọi hành khách du lịch bằng đường biển đến và/hoặc rời khỏi Thái Lan phải xuất trình Tờ khai hải quan.

3.34 Tiêu chuẩn

 

Ác-hen-ti-na

Hành khách du lịch bằng đường biển phải có Thẻ lên tàu hoặc xuống tàu.

Úc

Hành khách phải điền đầy đủ Thẻ hành khách.

Trung Quốc

Tại Trung quốc, Cơ quan công quyền yêu cầu tất cả khách du lịch không có thẻ lên tàu hoặc xuống tàu phải xuất trình các giấy tờ tuỳ thân khác hoặc các dấu hiệu hữu hình chứng tỏ rằng du khách đó thuộc tàu đó để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý của các cơ quan chức trách và lên/xuống của các hành khách.

Ireland

Không chấp thuận

Niu Di Lân

Tờ khai đến và đi là yêu cầu bắt buộc cho tất cả hành khách ở trên đất của New Zealand từ 24 giờ trở lên.

Na Uy

Theo thông lệ ngày nay, trong một số trường hợp nhất định, chỉ có hành khách cần thị thực là đối tượng kiểm tra bằng thẻ lên/xuống tàu.

Nga

Trong các cảng của Nga, thông thường một hành khách quá cảnh đang ở trên sẽ không phải là đối tượng kiểm tra thông thường của Cơ quan công quyền khi anh ta không đi bờ, thậm chí là tạm thời.

Seychelles

Thẻ lên/xuống tàu không phải là yêu cầu bắt buộc cho những hành khách quay lại tàu.

Thái Lan

Thẻ lên/xuống tàu là yêu cầu bắt buộc đối với mọi hành khách du lịch bằng đường biển.

V.Q.Anh

Trong một số trường hợp nhất định, phải có thẻ lên/xuống tàu. Nếu tàu ở trong cảng quá 24 giờ trong cảng, công dân nước nào cần có thị thực khi vào Vương Anh Quốc cần phải có thị thực đó.

Hoa Kỳ

Không chấp nhận. Mẫu I-94, Bản ghi đến/đi là yêu cầu bắt buộc cho tất cả các tàu khách.

Nhận xét chung

(Mục 3 - Chương E)

Phần Lan

Trong khi quá cảnh, mọi hành khách rời khỏi tàu sẽ là đối tượng áp dụng các quy định về hải quan giống như các hành khách khác đến hoặc rời khỏi Phần Lan

3.36 Tiêu chuẩn

 

Úc

Hành khách như vậy phải có tên trong danh sách hành khách (bản lược khai) phải xuất trình giấy tờ du lịch và là đối tượng cấp giấy phép nhập cảnh trừ ngoại lệ nhất định.

Italy

Không chấp nhận. Mọi hành khách quá cảnh rời tàu, thậm chí là tạm thời, cũng là đối tượng áp dụng các quy định kiểm tra tương tự như là hành khách đến hoặc rời Italy

Niu Di lân

New Zealand có quyền kiểm tra và khám xét tất cả các khách du lịch quốc tế tới New Zealand (kể cả khách quá cảnh) và hành lý của họ.

Nga

Mọi hành khách quá cảnh rời tàu, thậm chí là tạm thời, cũng là đối tượng áp dụng các quy định hải quan và nhập cư tương tự như là hành khách đến hoặc rời LB Nga.

Thái Lan

Hành khách quá cảnh cũng có thể là đối tượng kiểm tra thông thường của Cơ quan công quyền.

V.Q.Anh

Chấp nhận, theo quy định hành khách có thể bị sỹ quan nhập cư thẩm vấn để xác định mục đích của hành khách.

Hoa Kỳ

Để bảo đảm việc tuân thủ các luật và quy định mà Cơ quan công quyền Mỹ chịu trách nhiệm thi hành, mọi người khi đến các cảng của Mỹ đều bị CCCQ kiểm tra nhằm xác định xem có thể cho phép họ vào dựa trên văn chứng hoặc các chứng cớ khác hoặc văn chứng cho nhập như là “quá cảnh không cần thị thực”. Thêm vào đó, Bản ghi đến/đi, Mẫu I-94 là bắt buộc để bảo đảm rằng sẽ khởi hành.

Hồnng Kông, Trung Quốc

Mọi hành khách đến Hồng Kông bằng đường biển đều bị cơ quan Nhập cảnh của Hồng Kông, Trung Quốc kiểm tra nhằm xác định xem họ có được phép vào không, dựa trên văn chứng hoặc các chứng cớ khác phù hợp với các luật của Hồng Kông, Trung Quốc.

3.44 Tiêu chuẩn

 

V.Q.Anh

Chấp thuận, với bảo lưu là thuyền viên có thể bị từ chối không cho phép nhập nếu sỹ quan nhập cư không thoả mãn rằng thuyền viên đó sẽ rời Anh Quốc trên tàu của mình.

3.45 Tiêu chuẩn

 

Trung Quốc

Cơ quan công quyền sẽ áp dụng Tiêu chuẩn này (3.45) dựa trên cơ sở có đi có lại với các quốc gia thành viên Công ước khác.

Italy

Không chấp nhận. Thuyền viên phải có thị thực có giá trị theo yêu cầu của thoả thuận song phương giữa Ý với quốc gia khác.

Tây Ban Nha

Không chấp nhận vì nó không phù hợp với thoả thuận về việc công nhận Sổ đăng ký hàng hải và Sổ 108 của ILO về giấy tờ của thuyền viên.

Hoa kỳ

Không chấp nhận. Thuyền viên phải có thị thực có giá trị để xin vào Mỹ trừ ngoại lệ theo Luật và quy định. Trong những trường hợp khẩn cấp bất ngờ, hoặc các kiều bào hoặc cư dân sống ở khu vực kế cận hoặc các đảo lân cận hoặc người nước ngoài đi quá cảnh qua liên tục và thẳng qua Mỹ thì không cần thị thực.

3.47 Tiêu chuẩn

 

Trung Quốc

Cơ quan công quyền yêu cầu mọi thuyền viên nước ngoài phải có Thẻ rời tàu của thuyền viên hoặc Thẻ lên tàu do Cơ quan công quyền cấp để lên bờ.

Pháp

Không chấp nhận, phải có giấy đi bờ.

Đức

Vì lý do an ninh nội bộ, Cộng hoà Liên bang Đức không chấp nhận “Thuyền viên không phải có giấy phép đặc biệt nào, ví dụ giấy đi bờ, để đi lên bờ”.

Italy

Không chấp nhận vì dựa trên cơ sở có đi có lại hiệp định cấp lãnh sự lại có thể yêu cầu phải có chứng thực thị thực của hộ chiếu thuyền viên, giấy chứng nhận hành hải hoặc các giấy tờ tương tự.

 

Trong trường hợp này, nếu người cầm giấy chứng nhận hành hải hoặc các giấy tờ tương tự không xuất trình thị thực nêu trên, chính quyền Italia sẽ cấp giấy thông hành có giá trị giới hạn cho người đó.

Ba Lan

Tiêu chuẩn này không được chấp nhận vì theo các quy định khác đây là giấy chứng nhận bắt buộc tại Ba Lan

Nga

Theo các quy định hiện hành trong các cảng của Nga, khi đi bờ, thuyền viên tàu nước ngoài bắt buộc phải xuất trình chứng minh thư có giá trị hoặc hộ chiếu thuyền viên cho cơ quan biên phòng để nhận một giấy phép đặc biệt khi ở trên bờ.

Singapo

Sửa đổi liên quan đến các biện pháp về tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài thuộc thuyền viên của các tàu hoạt động trên các tuyến quốc tế đó là việc đi bờ thì được chấp thuận với các điều kiện hạn chế của Tiêu chuẩn này.

Tây Ban Nha

Chấp nhận, dựa trên cơ sở có đi có lại

Hoa Kỳ

Không chấp nhận. Thuyền viên phải có hoặc Giấy phép đi bờ của thuyền viên nước ngoài và Thẻ căn cước, Mẫu I-184 hoặc Giấy phép đi bờ của thuyền viên, Mẫu I-95.

4.8 Tiêu chuẩn

 

Tây Ban Nha

Không chấp nhận

 

Tây Ban Nha đã đưa Công ước hải quan về Công-ten-nơ, ký tại Geneva ngày 02/12/1972 vào luật pháp của mình.

 

Không cần phải có một giấy tờ nào nếu tạm thời nhập khẩu nhiều công-ten-nơ, thậm chí là cả thông báo như nêu trong Tiêu chuẩn. Việc kiểm soát sự di chuyển của các công-ten-nơ được thực hiện thông qua giấy tờ do chủ tàu, người sử dụng hoặc đại diện của họ sở hữu.

 

Tóm lại, chủ tàu hoặc người sử dụng cần phải có đại diện của họ tại Tây Ban Nha nhằm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của Hải quan cũng như là trả các phí hoặc thuế phát sinh do vi phạm các quy định nhập khẩu tạm thời (Điều 7 và Phụ lục 2 của Công ước). Container không thoả mãn các yêu cầu này cần có giấy tờ nhập khẩu tạm thời và bảo đảm (Điều 8 của Công ước)

4.10 Tiêu chuẩn

 

Hồng Kông, Trung Quốc

Những quy định pháp luật hiện hành của Hồng Kông, Trung Quốc không có các giới hạn về thời hạn các công-ten-nơ và pa-lét lưu tại Hồng Kông, Trung Quốc.

4.12 Tiêu chuẩn

 

Hy Lạp

Chú giải 2.17 và 2.19 thích hợp với Tiêu chuẩn này

Tây Ban Nha

Chú giải 2.17 và 2.19 thích hợp với Tiêu chuẩn này

V.Q.Anh

Tiêu chuẩn này mô tả thông lệ hành chính thông thường của Anh Quốc, nhưng không đáp ứ các quy định theo luật hải quan là luôn tồn tại đối tượng để phạt tiền theo luật.

4.14 Tiêu chuẩn

 

Hoa Kỳ

Thông tin về nơi đến của hàng hoá xuất khẩu phải ghi trong vận đơn.

Hồng Kông, Trung Quốc

Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm cho việc bảo đảm rằng các giấy phép có sẵn trước khi hàng hoá có thể được cấp phép nhập khẩu vào hoặc xuất khẩu khỏi Hồng Kông, Trung Quốc. Người vận tải phải nộp cho Bộ thương mại Hồng Kông bản sao của các giấy phép này cùng với bản lược khai hàng hoá.

5.9 Tiêu chuẩn

 

Pháp

Chính phủ Pháp không chấp nhận nâng khuyến nghị thực hiện này lên thành Tiêu chuẩn.

5.10 Tiêu chuẩn

 

Úc

Không chấp nhận. Các quy định về kiểm dịch động vật và thực vật cho phép sỹ quan y tế chấp nhận các biện pháp tẩy uế, loại bỏ các côn trùng thích hợp.

Trung Quốc

Các tàu bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm theo quy định tại các quy định của Trung Quốc về các căn bệnh lây nhiễm, là đối tượng quản lý của nhà chức trách tại Trung Quốc khi tàu này đi vào lãnh thổ của Trung Quốc.

6.3 Tiêu chuẩn Pháp

Chính phủ Pháp không chấp thuận việc bổ sung tiêu chuẩn của khuyến nghị thực hiện.

6.4 Tiêu chuẩn Úc

Các dịch vụ thông thường của các cơ quan kiểm dịch liên quan trực tiếp đến việc làm thủ tục rời bến của tàu được trả phí thống nhất như khoản phí đã thu cho lần làm thủ tục rời bến đầu tiên của tàu, yêu cầu của tàu về các quy định kiểm dịch hợac bất kỳ vấn đề nào  liên quan đến những vi phạm các quy định về kiểm dịch của tàu hoặc các thuyền viên trên tàu.

Trung Quốc

Ở Trung Quốc, các khoản phí được các Cơ quan công quyền của Chính phủ ban hành phù hợp với luật quốc gia có liên quan.

Đức

Phải trả phí cho việc kiểm tra sức khoẻ.

Seychelles

Phí được trả cho việc lên tàu và kiểm tra tàu. Ngoài ra, phí cũng được thu kể cả trong trường hợp có giấy chứng nhận miễn giảm thuế.

Thái Lan

Các khoản phí về xét nghiệm y tế theo luật của Thái Lan sẽ được cơ quan chăm sóc y tế ban hành.

Hoa kỳ

Cơ quan y tế cộng đồng của Hoa Kỳ được hoàn trả chi phí của các dịch vụ kiểm dịch được thực hiện ngoài giờ hành chính theo yêu cầu của chủ tàu, đại lý, người gửi, người khai thác, thuyền trưởng hay cá nhân có trách nhiệm đối với con tàu.

6.8 Tiêu chuẩn

 

Pháp

Trên cơ sở các quy định trong trường hợp khẩn cấp đang có hiệu lực, Pháp không phản đối việc áp dụng những quy định này đối với sự hỗ trợ dành cho Pháp theo yêu cầu của các cơ quan Pháp hoặc theo thoả thuận của họ.

Singapore

Bổ sung liên quan đến công tác trợ giúp thảm hoạ do thiên nhiên gây ra được chấp thuận với một đề xuất là: các tiêu chuẩn cung cấp các hoạt động cứu trợ nên được ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời IMO hay 1 cơ quan chức năng thích hợp nào đó được chỉ định là người điều phối để thực hiện công tác dự báo  cũng như ý kiến tư vấn của họ. 

6.9 Tiêu chuẩn

 

Pháp

Bảo lưu ý kiến như Tiêu chuẩn 6.8

Singapore

Như Tiêu chuẩn 6.8


 

Thông báo của các chính phủ tham gia về việc chấp thuận các các Khuyến nghị thực hiện

Các Khuyến nghị thực hiện

2.2.1 Khuyến nghị thực hiện

Bỉ

Khả năng thực thi các khuyến nghị thực hiện hiện nay đang được xem xét.

Pháp

Do Chính phủ Pháp không yêu cầu xuất trình Tờ khai chung, nên khuyến nghị thực hiện này coi như được Chính phủ Pháp chấp thuận.

Nam

Thay vì yêu cầu xuất trình Tờ khai chung, yêu cầu phải có Bản thông báo đến và đi của tàu. 

2.2.2 Khuyến nghị thực hiện

Trung Quốc

Tại Trung Quốc, các cơ quan công quyền có chức năng yêu cầu khai thêm các thông tin liên quan tới số lượng và loại vũ khí được mang theo tàu và các thông tin liên quan đến các động vật, thực vật, hay các sản phẩm từ động vật hoặc thực vật do thuyền bộ của tàu mang theo có ghi trong Tờ khai chung, tên của thuyền viên có liên quan và chủng loại động vật/ thực vật được khai báo.

Đan Mạch

Tại Đan Mạch Tờ khai chung, Tờ khai hàng hoá và Tờ khai các kho dự trữ được kết hợp trong một Hồ sơ được gọi là Tờ khai của thuyền trưởng.

Pháp

Do Chính phủ Pháp không yêu cầu xuất trình Tờ khai chung, nên quy định này coi như được chấp thuận

Niu Dilân

Niu Dilân yêu cầu thêm thông tin liên quan đến số lượng hành khách xuống tàu hay quá cảnh

Nam

Yêu cầu Bản thông báo đến và đi của tàu, thay vì Tờ khai chung.

Hồng Kông, Trung Quốc

Hong kong, Trung Quốc yêu cầu khai thêm thông tin liên quan đến chiều dài tàu, mớn nước, mớn nước tối đa, các đặc điểm liên quan đến các giấy chứng nhận theo luật định, hô hiệu, các chi tiết của hàng nguy hiểm trên tàu, các container được chuyên chở và mục đích cập cảng.

2.3.1 Khuyến nghị thực hiện

Ác hen ti na

Yêu cầu khai thêm thông tin trong Tờ khai hàng hoá liên quan đến việc gửi hàng và số lượng các vận tải đơn tương ứng theo các quy định quốc gia hiện hành.

Úc

Yêu cầu kèm theo các thông tin sau đây trong Tờ khai hàng hoá nhập cảng:

* Người gửi đầu tiên

* Người nhận cuối cùng

* Tên tàu

* Mã số nhận dạng tàu

 

Yêu cầu khai thêm các thông tin sau đây trong tờ khai hàng hoá rời cảng:

* Mã số nhận dạng tàu

* Số lượng thuyền viên

* Tổng trọng lượng và trọng lượng thực

* Ngày đi

* Tên đại lý của chủ tàu

* Người gửi hàng

* Người  nhận

* Chủ tàu

* Một số thông tin bổ sung trong phụ biểu kê khai hàng hoá

Canada

Hải quan Canada yêu cầu khai tên người nhận trong Bản lược khai hàng hoá (được sử dụng thay cho Tờ khai hàng hoá). Trong điều kiện như vậy, thông lệ này không được chấp nhận.

Pháp

Vì mục đích của tờ khai hàng hoá, các cơ quan Pháp yêu cầu xuất trình bản sao lược khai hàng hoá trong đó phải khai các số liệu về tổng trọng tải và trọng tải thực, khai thêm các số liệu tóm tắt như được kê trong Khuyến nghị thực hiện 2.3.1.  

Ba Lan

Có thể chấp thuận, nhưng cần ghi rõ tổng trọng lượng của hàng hoá trong tờ khai hải quan khi tàu đến và tàu đi. Các cơ quan công quyền chức năng có thể yêu cầu cùng cấp các thông tin liên quan đến hàng nguy hiểm cũng như các sản phẩm nông nghiệp để tiêu dùng cho người hoặc gia súc.

V.Q.Anh

Thông qua. Yêu cầu khai thêm thông tin: tên người gửi hàng, số lượng người được uỷ thác chịu trách nhiệm đối với các tờ khai hải quan về hàng hoá hay số lượng các cơ quan hải quan kiểm tra trong bản sao kê khai  trước khi nhập hàng.     

Hoa Kỳ

Ngoài các thông tin cơ bản đuợc liệt kê trong Khuyến nghị thực hiện 2.3.1. Hoa Kỳ còn yêu cầu kèm theo tờ khai hải quan CF 7527 những thông tin sau đây:

- Mẫu tờ khai hải quan cảng đến: Cảng nước ngoài vận chuyển hàng hoá tới, ngày tàu rời cảng đó, tên người nhận, tên người vận tải và tổng trọng lượng hàng.

- Mẫu tờ khai hải quan cảng xuất phát: Số lượng Tờ khai hàng xuất cho mỗi lần gửi hàng yêu cầu tờ khai hàng xuất phải được chứng thực theo các quy định của Cục điều tra dân số hay sự chỉ dẫn của các mục trong các quy định miễn yêu cầu khai tại cảng. Gửi kèm theo Tờ khai hàng xuất là các vận tải đơn và các hồ sơ thương mại tương ứng liên quan đến hàng hoá.  

Hồng Kông, Trung Quốc

Yêu cầu thuyền trưởng trình Tờ lược khai hàng hoá khi tới cảng Hongkong, Trung Quốc

2.3.4.1 Khuyến nghị thực hiện

Úc

Xem Khuyến nghị thực hiện 2.3.1

Cuba

Khuyến nghị thực hiện này là không được áp dụng do luật pháp của Cuba yêu cầu xuất trình Tờ khai hàng hoá.

Pháp

Chấp thuận

Mexico

Không chấp thuận. Do ảnh hưởng tới các quy định hiện hành về hải quan và nhập cư.

Nga

Yêu cầu xuất trình Tờ khai hàng hoá

2.5.2 Khuyến nghị thực hiện

Anh

Chấp thuận

Hoa Kỳ

Yêu cầu kê khai chi tiết các mục tất cả các vật dụng trên tàu do sĩ quan và thuyền bộ đã mang từ nước ngoài về. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ yêu cầu kê khai chi tiết tất cả các vật dụng đó; hải quan Hoa Kỳ sẽ lọại trừ các vật dụng đó để sử dụng tiếp cho hải trình của tàu hay để các cơ quan hải quan của Hoa Kỳ làm công tác kiểm dịch. Hoa Kỳ thống nhất áp dụng biểu mẫu được ban hành theo quy định của IMO về tư trang thuyền viên ngoại trừ cột 2 có sự khác biệt so với những quy định trên.

2.6.4 Khuyến nghị thực hiện

Đức

Chấp thuận

Mexico

Xem tiêu chuẩn 2.6.3

Hoa Kỳ

Khi tàu đến từ nước ngoài hoặc từ những vùng lãnh thổ không thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ yêu cầu thuyền trưởng hay đại lý xuất trình bản kê khai đầy đủ danh sách toàn bộ thuyền viên trên tàu theo biểu mẫu I-418 theo hướng dẫn ở trên.

Các tàu trong vùng hồ lớn của Hoa Kỳ và Canada hay những tàu mang quốc tịch Anh được miễn xuất trình bản kê khai trên. Tuy nhiên nếu thuỷ thủ đoàn của những tàu này không phải là công dân của Hoa Kỳ, Canada hay Anh thì chỉ phải xuất trình Bản kê khai danh sách thuyền viên theo biểu mẫu I-418 trong chuyến hải trình đầu tiên của năm niên lịch.

Hồng Kông

Hồng Kông yêu cầu xuất trình danh sách đầy đủ thuyền bộ trong tất cả các cảng mà tàu đến.

2.7.1 Khuyến nghị thực hiện

Ác hen ti na

Yêu cầu xuất trình danh sách hành khách

Úc

Đối với các tàu du lịch định tuyến, yêu cầu thuyền trưởng xuất trình bản kê khai hành khách tại mỗi cảng đón khách.

Cuba

Tất các các tàu đến hay rời Cuba đều phải xuất trình danh sách hành khách cho các cơ quan bất kể thời gian hải trình.

Ấn Độ

Khi mà các quy định hiện thời chưa được áp dụng đối với các tàu hành trình trực tiếp giữa một cảng của Ấn Độ với một cảng nào đó của nước láng giềng, thì việc thay đổi những quy định đó trên cơ sở cân nhắc đến lợi ích an ninh quốc gia là cần thiết.

Ba Lan

Không thông qua

Nga

Yêu cầu xuất trình danh sách hành khách

Singapo

Không thông qua

Hoa Kỳ

Các cơ quan chức năng của Hoa Kỳ không yêu cầu xuất trình danh sách hành khách một cách đơn thuần. Mà chính phủ Hoa Kỳ còn yêu cầu thuyền trưởng hay đại lý của các tàu tới các cảng của Hoa Kỳ phải xuất trình một tờ lược khai khi đến. tờ lược khai này phải được làm theo mẫu riêng biệt I-94,hồ sơ đến/khởi hành, được khai cho mỗi hành khác nước ngoài không phải là người nhập cư, kèm thêm Mẫu tờ khai đầy đủ I-92, Bản thông báo lịch trình tàu/máy bay. 

Hồng Kông, Trung Quốc

Các dịch vụ vận chuyển hành khách ven biển và các dịch vụ vận tải liên hợp phải tuân theo các quy định thông quan thông thường.

2.7.2 Khuyến nghị thực hiện

Ác hen ti na

Yêu cầu xuất trình thẻ lên/xuống tàu.

Úc

Yêu cầu xuất trình thẻ hành khách. Khai báo địa chỉ nơi đến của hành khách.

Đan Mạch

Căn cứ vào các quy định của Công ước được ký ngày 12/7/1957 về việc bãi bỏ thủ tục kiểm tra hộ chiếu tại các cửa khẩu trên toàn khu vực Bắc Âu, các nước Bắc Âu áp dụng các thẻ quản lý việc xuất nhập cảnh tại các nước này để kiểm tra những người nước ngoài bắt buộc phải có thị thực và những người nước ngoài được phép nhập cảnh mặc dù lệnh trục xuất trước đây ra khỏi các nước Bắc Âu vẫn còn hiệu lực. 

Ấn Độ

Yêu cầu xuất trình thẻ lên/xuống tàu kèm theo danh sách các hành khách

Ailen

Không chấp thuận

Niu Dilân

Yêu cầu xuất trình Tờ khai xuất nhập cảnh đối với những hành khách ở Niudilân quá 24 giờ.

Nga

Yêu cầu xuất trình thẻ lên/xuống tàu

Seychelles

Hành khách rời tàu hoặc lên tàu lần đầu phải làm thẻ lên/xuống tàu theo quy định.

V.Q.Anh

Không thông qua. Yêu cầu xuất trình thẻ lên/xuống tàu.

Hoa Kỳ 

Kèm theo danh sách hành khách, Mẫu khai I-94, người nước ngoài không phải là người nhập cư phải trình hồ sơ xuất nhập cảnh.

Hồng Kông

Yêu cầu hành khách xuất nhập cảnh từ Hongkong, Trung Quốc phải làm thẻ lên/xuống tàu phù hợp.

2.7.3 Khuyến nghị thực hiện

Ác hen ti na

Yêu cầu bổ sung các thông tin liên quan đến giới tính trong bản danh sách hành khách.

2.7.3 Khuyến nghị thực hiện

Úc

Nội dung chính trong bản kê khai hành khách phải được xuất trình với hải quan trong vòng 24 giờ hoặc 48 giờ trước khi tàu đến cảng. Các thông tin bổ sung được yêu cầu bao gồm:

·       Giới tính hành khách

·       Số hộ chiếu

·       Số phòng

Trung Quốc

Yêu cầu bổ sung thông tin về giới tính, loại và số của giấy nhận dạng trong ban danh sách hành khách.

Nga

Bổ sung các thông tin liên quan đến nội dung và số của giấy nhận dạng trong bản danh sách hành khách.

Seychelles

Trong moi trường hợp, Bản kê khai danh sách hành khách phải bao gồm các thông tin về số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp hộ chiếu, cảng xuống tàu.

Singapore

Có thể thông qua nhưng cần có các thông tin bổ sung như giới tính, hạng khách, nghề nghiệp, các hồ sơ hành trình và địa chỉ ở Singapo.

V.Q.Anh

Thông qua, nhưng được quyền yêu cầu xuất trình địa chỉ nơi đến trong bất kỳ thời điểm nào. 

Hoa Kỳ

Phải kê khai đầy đủ trong tờ khai hành lý của hải quan số hiệu đăng ký của tàu, cảng nước ngoài cuối cùng trước khi tới Hoa Kỳ, ngày giờ rời đó, loại và số hộ chiếu của mỗi hành khách và một số thông tin dành cho nguời nhập cư.

Hồng Kông, Trung Quốc

Luật pháp của Hồng Kông, Trung quốc  yêu cầu hành khách khai đầy đủ về nghề nghiệp, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú của hành khách.

2.7.4 Khuyến nghị thực hiện

Úc

Thuyền trưởng phải ký vào Bản tổng hợp/Tờ khai danh sách hành khách. Thuyền truởng phải chịu trách nhiệm về hành khác đến khi họ được phép nhập cảnh.

V.Q.Anh

Chấp thuận

Hoa Kỳ

Bản lưu danh sách hành khách được giữ lại theo yêu cầu của các cơ quan chức năng, trong trường hợp Mẫu khai I-418 không quy định.

2.7.6 Khuyến nghị thực hiện

V.Q.Anh

Chấp thuận

2.7.6.1 Khuyến nghị thực hiện

Trung Quốc

Khi được thông báo về bất kỳ trường hợp có ý định đi lậu vé nào, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra những trường hợp này đối với tàu có liên quan. Khi trường hợp đi lậu vé này được xác nhận là gây ảnh hưởng đến lợi ích an ninh của Trung quốc, thì chủ tàu hay những người khai thác tàu phải chịu trách nhiệm về sự an toàn tính mạng của những trường hợp này và có trách nhiệm đưa họ theo tàu. Người đi lậu vé không được phép rời khỏi tàu trong quá trình tàu cập tại cảng. Khi hồi hương đi lậu vé bằng các phương tiện giao thông khác không phải tàu, thì mọi chi phí liên quan phải do chủ tàu chịu. Khi người có ý định nhập cư trái phép đang được điều tra bị chứng mình là gây thiệt hại cho lợi ích an ninh của Trung Quốc, thì họ phải chịu phạt theo chế tài có liên quan của Trung Quốc.     

Đức

Không chấp thuận

Hồng Kông, Trung Quốc

Chính quyền Hồng Kông, Trung Quốc không cấp giấy phép cho những người đi lậu vé.

Ở Hồng Kông, Trung Quốc hiện vẫn tồn tại thủ tục xác định địa vị pháp lý của người di cư Việt Nam.

2.11.2 Khuyến nghị thực hiện

Đan Mạch

Phải kê khai tất cả hàng hóa được bốc xếp lên tàu tại cảng khởi hành

V.Q.Anh

Không thông qua. Anh không cho phép miễn xuất trình tờ khai các kho dự trữ của tàu  tại cảng đến ngay cả khi hàng hoá lưu kho đã được kê khai trong tờ khai hải quan tại cảng cảng xếp dỡ .

2.13 Khuyến nghị thực hiện

Úc

Quy định này được chấp thuận tại Úc và Tasmania nhưng không được chấp thuận ngoài lãnh thổ Úc .

2.14 Khuyến nghị thực hiện

Úc

Các tài liệu phải được viết bằng tiếng Anh. Bản dịch các tài liệu phải xuất trình như danh sách hành khách hay thuyền bộ phải được nộp trược khi làm thủ tục thông quan và lên tàu.

Cuba

Các hồ sơ khai báo phải được xuất trình bằng tiếng Tây Ban Nha, hoặc bằng tiếng Anh. Trường hợp hồ sơ bằng tiếng Anh, thời hạn được phép để dịch sang tiếng Tây Ban Nha là 4 giờ.

Niu Dilân

Tất cả thông tin liên quan phải được thể hiện bằng tiếng Anh.

Singapore

Không thông qua. Tất cả các tài liệu phải thể hiện bằng tiếng Anh. Đối với giấy chứng nhận y tế có thể sử dụng ngôn ngữ khác.

Thuỵ Điển

Để được chấp thuận tại Thụy Điển, hộ chiếu được cấp phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nauy, Tây Ban Nha hoặc Thụy Điển hay có bản dịch có xác nhận bằng một trong các ngôn ngữ  này.

V.Q.Anh

Được chấp thuận trong trường hợp “ Biểu mẫu chuẩn” (biểu mẫu FAL) được thông qua tại Anh.

3.4 Khuyến nghị thực hiện

Úc

Phải cấp thẻ hành khách cho tất cả các hành khách

Đan Mạch

Xem Khuyến nghị thực hiện 2.7.2

Ấn Độ

Tại Ấn Độ, Thẻ lên/ xuống tàu là yêu cầu tuân thủ bắt buộc đối với tất cả hành khách. Thẻ xuống tàu đang sử dụng phải kèm theo các điều kiện tiếp nhận. Biểu mẫu này sẽ được sửa lại và biểu mẫu mới sẽ bổ sung thêm thông tin, có nghĩa đó là các thông tin liên quan đến nơi cấp ngày cấp hộ chiếu, địa chỉ thường trú và địa chỉ đến cuối cùng tại Ấn Độ. Tương tự, thẻ lên tàu bao gồm các thông tin bổ sung về điều kiện tiếp nhận liên quan đến nơi cấp, ngày cấp hộ chiếu, địa chỉ thường trú và địa chỉ đến cuối cùng tại Ấn Độ.

Nga

Thẻ lên tàu đang lưu hành phải được bổ sung các thông tin liên quan đến loại nghề nghiệp, hành trình, thời gian ở tại Nga.

Seychelles

Yêu cầu bổ sung thông tin đối với tất cả hành khách

Singgapo

Không thông qua. Yêu cầu bỗ sung thông tin đối với tất cả hành khách.

3.5 Khuyến nghị thực hiện

Úc

Xem Khuyến nghị thực hiện 3.6

Đan Mạch

Xem Khuyến nghị thực hiện 2.7.2

Ấn Độ

Xem Khuyến nghị thực hiện 3.4

Nga

Xem Khuyến nghị thực hiện 3.4

Singapore

Không thông qua. Yêu cầu bổ sung thông tin đối với tất cả hành khách

Hoa Kỳ

Yêu cầu xuất trình Biểu mẫu I-94, người chuyên chở phải chuẩn bị hồ sơ xuất/nhập cảnh như là một phần của bản kê khai danh sách hành khách.

3.6 Khuyến nghị thực hiện

Úc

Các thông tin được yêu cầu bổ sung bao gồm:

· Thẻ lên tàu: tình trạng hôn nhân, tình trạng nhâp cư của hành khách, ngày đến cảng, nước mà hành khách xuống tàu, thời gian lưu trú dự kiến/thực tế, mục đích chuyến đi, thời gian lưu trú lâu nhất tại quốc gia mà hành khách đã/dự kiến ở, bang mà hành khách lưu trú tại Ôxtrâylia, ngày ký.

· Thẻ xuống tàu: tình trạng hôn nhân, tình trạng nhâp cư của hành khách, ngày đến cảng, nước mà hành khách lên tàu, thời gian lưu trú dự kiến/thực tế, mục đích chuyến đi, thời gian lưu trú lâu nhất tại quốc gia mà hành khách đã/dự kiến ở, ngày ký.

Đan Mạch

Xem Khuyến nghị thực hiện 2.7.2

Ấn Độ

Xem Khuyến nghị thực hiện 3.4

Niu Di Lân

Niudilân muốn bổ sung nhiều thông tin hơn trong thẻ lên xuống tàu so với những thông tin đã được liệt kê trong phần này.

Ba Lan

Không chấp thuận bởi vì các cơ quan chức năng cũng đã yêu cầu các thông tin sau: Mục địch chuyến đi, tên trẻ em hay những người đi cùng được ghi trong hộ chiếu, nghề nghiệp và nơi làm việc, số lượng kiểu dáng của ôtô được mang tới nước nhâp cảnh (mục này liên quan tới hành khác nước ngoài).

Nga

Xem Khuyến nghị thực hiện 3.4

Singapo

Không thông qua. Tất cả các cá nhân đều phải được kiểm tra y tế.

Hoa Kỳ

Biểu mẫu I-94, Hồ sơ xuất/nhập cảnh phải bao gồm cả tên tàu. Phải ghi rõ trong biểu mẫu I-94 địa chỉ ở nước ngoài, nơi cấp và ngày cấp thị thực. 

Hồng Kông, Trung Quốc

Chính quyền Hồng Kông, Trung Quốc yêu cầu kê khai thêm nơi phát hành và ngày phát hành hồ sơ hành trình, địa chỉ nhà riêng của hành khách xuất nhập cảnh.

3.8 Khuyến nghị thực hiện

Úc

Úc không tham gia IHR. Có trường hợp việc kiểm tra y tế được thực hiện theo các quy đinh của IHR.

Cuba

Các cơ quan ý tế công đồng không thể thường xuyên tiến hành kiểm tra ý tế cho tất cả mọi người trên tàu, bất kể họ từ nước nào đến cũng như độ dài của hải trình, trừ khi họ xuất hiện các dấu hiệu hay triệu chứng về những căn bệnh phải cách ly cũng như những căn bệnh nguy hiểm khác ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.

V.Q.Anh

Thông qua, nhưng bảo lưu quyền lợi theo các điều khoản quy định tại quy chế (đối với các tàu) về y tế cảng biển 1966, đối các nhân viên y tế cảng, trong việc áp dụng hình thức quản lý y tế tại cảng nhập theo thoả thuận của uỷ ban các Cơ quan công quyền y tế của Châu Âu cũng như các quy định về kiểm dịch quốc tế, trong trương hợp cần thiết. Khi khách du lịch đến Anh từ một khu vực bị nhiễm bệnh đậu mùa hay chịu ảnh hưởng của bệnh thì nhân viên y tế cảng có quyền yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận quốc tế về tiêm phòng vắc xin đậu mùa đồng thời tiến hành tiêm vắc xin nếu giấy chứng nhận tiêm phòng không có. Các khu vực chịu ảnh hưởng của bệnh đậu mùa được ủy ban các Cơ quan công quyền y tế Châu Âu đưa ra là:

  Châu Phi, Châu Á, châu Mỹ, ngoai trừ Azore, Madeira, quần đảo Canary, Reunion, Bermuda, Canada, French guiana, Greenland, Martinique, Netherland’Antilles, St. Pierre vaf Miquelon, Surimane và Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ

Người bệnh có thể được khám chữa bệnh trên tàu, cũng như bệnh về thể chất và tinh thần.

3.9 Khuyến nghị thực hiện

Úc

Yêu cầu hành khác kê khai danh mục hành lý mang theo vào Tờ khai hải quan và kiểm dịch.

Pháp

Chấp thuận

Balan

Có thể thông qua, nhưng yêu cầu kê khai ngoại tệ bằng bản viết tay.

Nga

Yêu cầu xuất trình Bản kê khai viết tay hành lý mang theo tại các cảng của Nga.

3.9.1 Khuyến nghị thực hiện

Pháp

Chấp thuận

Nga

Các cơ quan công quyền có quyền kiểm tra hanh lý mang theo của hành khách xuất cảng.

3.10.3 Khuyến nghị thực hiện

Nga

Yêu cầu xuất trình giấy nhận dạng của thuyền bộ tại các cảng của Nga.

Seycheles

Yêu cầu xuất trình trong bất kỳ tình huống nào giấy nhận dạng thuyền viên của toàn bộ thuỷ thủ đoàn.

Singapo

Không thông qua như là quy định chung bởi vì hồ sơ cá nhân hay phụ lục thông tin kèm theo giấy nhận dạng thuyền viên phải được xuất trình trong bất kỳ tình huống nào.

Hoa Kỳ

Nếu không bị từ chối cho phép nhập cảnh, thì hộ chiếu hay các giấy nhận dạng cá nhân vẫn còn hiệu lực sẽ được dùng trong quá trình làm thủ tục vào cảng.

3.11 Khuyến nghị thực hiện

Pháp

Chấp thuận

Thuỵ Điển

Chính phủ Thụy Điển không bắt buộc phải tuân theo Khuyến nghị thực hiện 3.11 và 4.2 do các cảng ở Thuỵ Điển không được quản lý và không thuộc quyển sở hữu của nhà nước mà thuộc sơ hữu của tổ chức hay cá nhân ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, các phương pháp vận dụng liên quan đến những thông lệ này hầu như được các Cơ quan công quyền cảng có liên quan tuân theo.

3.15.2 Khuyến nghị thực hiện

Đức

Chấp nhận

3.24 Khuyến nghị thực hiện

Canada

Các Khuyến nghị thực hiện này này không được áp dụng ỏ Canada.

Trung Quốc

Ỏ Trung Quốc, cơ quan công quyền yêu cầu tất cả khách du lịch phải có thị thực nhập cảnh khi vào lãnh thổ Trung Quốc, ngoại trừ những hành khách từ những nước theo hiệp định miễn trừ thị thực nhập với Trung Quốc.

Đan Mạch

Chấp nhận. Những hành khách yêu cầu phải có thị thực mới được phép vào lãnh thổ Đan Mạch khi họ mang một thẻ đi bờ đặc biệt.

Niu Di Lân

Hầu hết hành khách thăm quan Niu Di Lân bằng tàu biển yêu cầu phải xin phép giấy phép nhập cảnh hiện hành ngoại trừ họ rời cùng tàu và khi tàu rời cảng cho hành  khách lên bờ.

V.Q.Anh

Nếu một tàu ở cảng quá 24 giờ, thì tàu của Quốc gia này phải có thị thực nhập cảnh Vương Quốc Anh.

Hồng Kông, Trung Quốc

Pháp luật Hồng Kông, Trung Quốc yêu cầu trước khi vào Hồng Kông - Trung Quốc bất luận có xem xét thời gian gia hạn hay không đều phải có thị thực nhập cảnh.

3.28 Khuyến nghị thực hiện

Đan Mạch

Tại Đan Mạch, việc làm thủ tục hải quan và kiểm tra hộ chiếu hành khách được tiến hành tại điểm kiểm tra khi hành khách tới. Thông thường, công việc này dường như không thể thực hiện trên tàu khách trước khi tàu cập bờ.

Na Uy

Hầu hết các cảng ở Na Uy, các cơ quan công quyền không thể tiến hành việc kiểm tra hành khách trên tàu du lịch khi tàu cập bờ.

Thụy Điển

Việc làm thủ tục nhập cảnh đối với khách du lịch không được tiến hành trước khi tàu đến cảng.

3.29 Khuyến nghị thực hiện

Đan Mạch

Nhìn chung, không thể cho phép hành khách có thị thực lên bờ tại một cảng của Đan Mạch và quay lại cùng một con tàu đó tại một cảng khác mà không có thị thực mới.

Đức

Không chấp nhận

Niu Di Lân

Tại đây cho phép bảo lưu đối với tất cả các hành khách lên bờ tại một cảng ở Niu Di Lân và quay lại cùng con tàu đó tại một cảng khác của nước này với đầy đủ các thủ tục xuất nhập cảnh.

Nigeria

Tất cả các thủ tục Hải quan thông thường áp dụng đối với hành khách xuất cảnh ra nước ngoài sẽ được áp dụng đối với hành khách tàu khách du lịch đi tàu tại một cảng khác ngoài cảng đích của họ.

Na Uy

Hành khách du lịch cập tại một cảng của Na Uy sẽ phụ thuộc vào việc kiểm tra Hộ chiếu thông thường khi họ quay trở lại tàu này tại một cảng khác của Na Uy.

Nga

Hành khách của tàu khách du lịch lên bờ tại một cảng nước này và quay trở lại tàu đó tại một cảng khác của Nga chịu sự kiểm tra hộ chiếu hiệu lực sthông thường.

Thụy Điển

Một hành khách yêu cầu phải có thị thực, lên bờ tại một cảng và với mục đích trở lại cùng con tàu đó tại một cảng khác thì cần phải có thị thực hợp lệ. Tuy nhiên, thị thực khẩn cấp có thể được cấp tại một cảng lên bờ.

V.Q.Anh

Ở Vương Quốc Anh, mọi thủ tục sẽ được hoàn tất nếu khách du lịch rời cùng một tàu đó và cùng tại cảng đó

3.30 Khuyến nghị thực hiện

Canada

Các khuyến nghị thực hiện không được thực hiện ở Canada

Trung Quốc

Ở Trung Quốc, Giấy chứng nhận sức khoẻ hoặc những giấy tờ liên quan của khách du lịch sẽ được kiểm tra khi cần thiết

Đức

Chấp nhận

V.Q.Anh

Khi cần thiết, khách du lịch sẽ được yêu cầu trình ra giấy chứng nhận tiêm chủng Quốc tế.

Hoa Kỳ

Hành trình của tàu, tình trạng bệnh tật trên tàu và giấy chúng nhận cho tàu sau kiểm dịch có thể coi là cần thiết phụ thuộc vào khách du lịch được kiểm tra giáy chứng nhận tiêm chủng Quốc tế cùng như giấy chứng nhận kiểm dịch.

3.33 Khuyến nghị thực hiện

Úc

Việc vấn đề kiểm tra ngoại hối, yêu cầu khách du lịch phải tuân theo quy định ngoại hối.

Đan Mạch

Chấp nhận; điểm kiểm tra không thể loại trừ.

Ai Len

Không chấp nhận; Tuy nhiên, các chính sách kiểm soát ngoại tệ hiện hành ở Ai Len cho phép khách du lịch đến các nước chịu sự chi phối bởi các chính sách và các cơ quan kiểm soát ngoại tệ khác có liên quan, (1) giữ lại, và không càn phải khai báo, với bất cứ đồng tiền mà họ mang theo, (2) trao đổi những đồng tiền đó như thế với đòng tiền nội tệ trong việc sử dụng đòng tiền khi họ ở nước này ở nước này, (3) mua  (sử dụng đồng tiền họ đang sở hữu) từ một ngân hàng ở Ai Len với bất kỳ đồng tiền nào có thể sử dụng trong chuyến đi. (Tuy bhiên có sự hạn chế trong tổng số tiền ở khu vực sử dụng đồng bảng Anh có thể trao đổi với đồng ngoạI tệ khác.)

Nigeria

Việc nhập khẩu và /hoặc xuất khẩu tiền tệ đều bị ngăn cấm.

Singapore

Không chấp nhận. Việc kiểm soát tiền tệ thông thường được áp dụng.

Thụy Điển

Các hành khách du lịch có thể bị kiểm tra ngãu nhiênviệc trao đổi ngoại tệ.

Nam

Những quy định hiện hàng của Nam Tư quy định rằng những hành khách và thuyền viên trên tàu khách du lịch chịu sự kiểm soát ngoại tệ trong thời gian tàu lưu trong vùng nước của quốc gia này.

3.35 Khuyến nghị thực hiện

Úc

Yêu cầu phải có danh sách hành khách và phải điền đầy đủ tất các khai báo của hành khách.

Trung Quốc

Ở Trung Quốc, danh sách hành khách bao gồm cả Quốc tịch.

Đan Mạch

Trong mọi trường hợp, danh sách hành khách phải bao gồm cả Quốc tịch, ngày và nơi sinh.

Niu Di lân

Nước này quy định, trong một số trường hợp yêu cầu phải có thẻ lên xuống.

Nigeria

Ở nước này quy định, bảng kê danh sách hành khách tại cột 6,8 và 9 phải khai báo hành khách được chuyên chở trên tàu khách du lịch.

Singapore

Không chấp nhận. Việc xem xét các khuyến nghị thực hiện 2.7.3 và 2.7.4 sẽ được áp dụng đối với tàu khách du lịch.

Hoa Kỳ

Quy định của Hoa kỳ yêu cầu danh sách hành khách trên tàu theo mẫu 1-418. Mẫu này quy định những thông tin dưới bổ sung vào những đIều quy định của IMO về danh sách hành khách (FAL Mãu 6):

(a)     Họ và tên bao gồm cả tên đệm;

(b)      Số hộ chiếu và

(c)     Ngày khởi hành từ cảng nước ngoài cuối cùng;

Mục này không quy định nơi sinh của hành khách.

Tại Hoa Kỳ quy định mỗi hành khách nước ngoài xuất trình giấy thông hành (INS FM-1-94) thẻ đến và đi.

Hồng Kông, Trung Quốc

Luật pháp quy định yêu cầu 4 mục đã nêu ở trên phải được cung cấp trong danh sách hành khách.

Những lưu ý chung (Phần 3, Chương E)

Phần Lan

Về nguyên tắc các thủ tục hải quan của hành khách quá cảnh rời tàu giống như các hành khách xuất nhập cảnh khỏi đất nước.

Nga

Các quy định về nhập cảnh đối với hành khách cũng giống như đối với hành khách quá cảnh thậm chí tạm thời khỏi tàu.

3.37 Khuyến nghị thực hiện

Đức

Chấp nhận

Nga

Xem lưu ý chung Phần 3, Chương E.

Singapore

Các sửa đổi liên quan đến các giải pháp tạo thuận lợi cho hành khách quá cảnh được chấp nhận với sự bảo lưu các khuyến nghị thực hiện.

3.38 Khuyến nghị thực hiện

Pháp

Chính phủ Pháp không áp dụng các khuyến nghị thực hiện đã nêu ở trên bởi vì các tập quán và Quy định của quốc gia này.

Đức

Chấp nhận

Niu Di Lân

Đối với hành khách còn lại ở trên bờ ở nước này quá 24 giờ phải khai báo đến và rời khỏi nước này.

Nga

Xem lưu ý chung ở Phần 3, Chương E

Tây Ban Nha

Không chấp nhận. Khi quá cảnh không cần danh sách hành khách mà việc kiểm tra thông qua thẻ lên bờ, đây là phương pháp hữu hiệu để kiểm tra hành khách theo yêu cầu của Đại Sứ quán hoặc lãnh sự quán hoặc Hội chữ thập đỏ..

V.Q.Anh

Thông thường không yêu cầu thẻ lên xuống đối với hành khách dự định rời trong vòng 24 giờ trên con tàu mà họ đến.

Mỹ

Không chấp nhận. Mỗi hành khách nước ngoài yêu cầu phải khai báo vào Mẫu 1-94, hồ sơ xuất nhập cảnh.

3.39 Khuyến nghị thực hiện

Trung Quốc

Ở Trung Quốc, các cơ quan công quyền yêu cầu phải có thị thực nhập cảnh khi lên tàu trong thời gian tàu đậu tại cảng, ngoại trừ những hành khách từ những nước có thoả thuận với nuớc này về miễn thị thực.

Đức

Chấp nhận

Niu Di lân

Yêu cầu các hành khách quá cảnh ở Niu Di Lân phải trình ra Giấy chứng nhận tiêm chủng hợp lý và phù hợp. Tát cả những hành khách ở quá 24 giời thì phải khai báo tờ khai đến và đi.

Nga

Xem lưu ý chung Phần 3, Chương E

Singapore

Như khuyến nghị thực hiện 3.37

3.40 Khuyến nghị thực hiện

Trung Quốc

Như khuyến nghị thực hiện 3.39

Pháp

Như khuyến nghị thực hiện 3.38

Đức

Chấp nhận

Nga

Xem lưu ý chung ở Phần 3 Chương E

Singapore

Như khuyến nghị thực hiện 3.37

Tây Ban Nha

Không chấp nhận vì nó không phù hợp với quy định hiện hành, cũng như các thoả thuận Quốc tế về huỷ bỏ yêu cầu thị thực.

V.Q.Anh

Điều này có thể chấp nhận chỉ khi việc ở lại của hành khách quá cảnh có giới hạn là 24 giờ, sau đó yêu cầu phải có thị thực.

3.41 Khuyến nghị thực hiện

Đức

Không chấp nhận

Niu Di Lân

Luật pháp yêu cầu phải có tờ khai đối với hàng hoá nông nghiệp.

Nga

Xem lưu ý chung Phần 3 Chương E

3.42 khuyến nghị thực hiện

Úc

Tất cả các hành khách yêu cầu phải hoàn thành các thủ tục hải quan và nhập cảnh thông thường.

Phần Lan

Hành khách quá cảnh rời tàu tại một cảng và lên tàu tại cảng khác thì cũng giống như quy định đối với hành khách xuất nhập cảnh khỏi đất nước.

Pháp

Chấp nhận

Đức

“ Một hành khách quá cảnh rời tàu tại một cảng và lên cùng một tàu tại một cảng khác thì cũng giống như hành khách đi và rời tại cùng một cảng” thì không thể chấp nhận ở Liên Bang Đức bởi vị tại thời điểm này nó không phù hợp với luật pháp của Quốc gia.

Niu Di Lân

Trừ khi họ ở lại tàu và tàu rời khỏi nơi trả khách thì hầu hết các hành khách đến Niu Di Lân  đều phải xin giấy phép giấy phép nhập cảnh.

Nga

Xem lưu ý chung tại Phần 3 Chương E.

Tây Ban Nha

Không chấp nhận vì nó không phù hợp vứi Luật pháp hiện hành của nước này.

Thụy Điển

Đối với hành khách quá cảnh rời tàu tại một cảng và xuống tàu đó tại một cảng khác thì phải có thị thực hợp lệ. Một thị thực khẩn cẩp, tuy nhiên có thể được cấp tại cảng đến.

V.Q.Anh

Các hành khách được đề cập tại các khuyến nghị thực hiện trên chịu sự kiểm soát:

(i) Việc giám sát nhập cảnh tại cảng đến đầu tiên và cảng rời cuối cùng.

(ii) Việc giám sát hải quan tại cảng đến đầu tiên cũng như trách nhiệm kiểm tra tại cảng rời cuối cùng, về tiền tệ và hàng hoá chịu sự kiểm soát xuất khẩu

3.43 Khuyến nghị thực hiện

Phần Lan

Những người đi trên tàu Phần Lan vì mục đích nghiên cứu khoa học không được ưu tiên các thủ tục hải quan tương tự như các ưu đãi đối với thuyền viên trên tàu.

Pháp

Giống như khuyến nghị thực hiện 3.38

Đức

“Một con tàu nghiên cứu khoa học chuyên chở những hành khách có mục đích nghiên cứu khoa học trong chuyến đi. Nếu xác định như vậy, những người này được hưởng quyền lợi tối thiểu giống như các thuyền viên trên tàu” không được áp dụng ở CHLB Đức vì nó không phù hợp với luật pháp Quốc gia.

Niu Di Lân

Tập quán này không chấp nhận bởi luật pháp hiện hành của nước này. Tất cả mọi người, bao gồm các nhà khoa học không phải là thành viên thuyền bộ thì vẫn chịu sự kiểm soát thủ tục nhập cảnh mà nước họ áp dụng.

Nga

Những người tham gia trên tàu vì mục đích khoa học và không nằm trong danh sách thuyền viên đều không được hưởng ưu đãi thủ tục hải quan nhập cảnh giống như các thuyền viên trên tàu.

Hoa Kỳ

Không chấp nhận. Theo luật pháp và quy định hiện hành, một nhà khoa học Mỹ đến từ hoặc rời đến, hoặc một địa điểm mà anh ta được yêu cầu người có tên trong hộ chiếu không đựoc đối xử theo cách tương tự như thành viên thuỷ thủ thực sự, người đang sở hữu một giấy chứng nhận hành nghề hàng hải hợp lý và do đó được miễn trừ yêu cầu về hộ chiếu. Cơ quan công quyền Mỹ đối xử những người nghiên cứu khoa học trên con tàu tiến hành các công việc khoa học như thuyền bộ, do đó những người này được hưởng các thủ tục tối thiểu như các thành viên thuyền bộ của tàu . Tuy nhiên, nhưng người làm việc ở nước ngoài trên những con tàu nghiên cứu hải dương học bị đối xử như những hành khách thông thường. Bởi vậy, họ có quyền hưởng miễn trừ thuế lớn hơn, ngoại trừ những miễn trừ được giới hạn một lần sau 30 ngày . Mặt khác thuyền viên của thuyền bộ, được hưởng các miển trừ ít hơn, nới chung được hưởng quyền miễn trừ cho mỗi chuyến đi bất kể tần xuất của những chuyến đi như vậy.

Hồng Kông, Trung Quốc

Theo luật pháp Hồng Kông, Trung Quốc những người như thế này được xem là các hành khách chịu sự kiểm soát nhập cảnh như áp dụng đối với hành khách thông thường.

3.46 Khuyến nghị thực hiện

Cuba

Việc kiểm tra hành khách được tiến hành trên cơ sở giấy nhận dạng của thuyền viên.

Pháp

Chính quyền Pháp có thể áp dụng những khuyến nghị thực hiện này với phạm vi loại trừ nguyên tắc kiểm tra cá nhân thông thường nhưng cho lập phép các đơn vị kiểm soát tại bất cứ lúc nào thấy cần thiết.

Đức

“Thuyền viên thuyền bộ trước khi rời hoặc trở lại tàu thông thường sẽ chịu sự kiểm tra cá nhân” không được chấp nhận bởi vì an ninh Quốc gia.

Niu Di Lân

Nước này bảo lưu quyền của nhân viên hải quan đối với thủy thủ đoàn  đối với kiểm tra cá nhân trước khi đến và rời khỏi tàu sau khi đi bờ.

Tây Ban Nha

Không chấp nhận vì lý do an ninh Quốc gia.

Mỹ

Không chấp nhận. Tất cả thuyền viên thuyền bộ phải được kiểm tra trước khi được cho phép và cam kết vào nước Mỹ.

3.48 Khuyến nghị thực hiện

Đức

Không chấp nhận.

Ba Lan

Ghi nhớ các bảo lưu của chúng tôi tại Tiêu chuẩn 3.47, khuyến nghị thực hiện này không được chấp nhận

Hoa Kỳ

Không chấp nhận. Những giấy tờ được đề cập tiêu cập tại 3.10 là giấy nhận dạng hoặc hộ chiếu thyền viên. Những giấy tờ này không chấp nhận thay cho Mẫu 1-95 hoặc Mẫu 1-184.

4.2 Khuyến nghị thực hiện

Thụy Điển

Chính phủ Thụy Điển không thực thi đối với việc áp dụng các tập quán 3.11 và 4.2 Do các cảng ở Thuỵ Điển không được sở hữu hoặc khai thác bởi nhà nước mà do các tổ chức tư nhân và Hội đồng Thành phố. Tuy nhiên các các biện pháp đề cập trong các khuyến nghị thực hiện này, trong hầu hết các trường hợp được giám sát bởi các chính quyền cảng có liên quan.

Đức

Chấp nhận

4.7 Khuyến nghị thực hiện

V.Q.Anh

Chấp nhận

4.9 Khuyến nghị thực hiện

Đức

Chấp nhận

Hồng Kông, Trung Quốc

Với việc loại trừ hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển tải và sử dụng container rỗng nhập và xuát khẩu thường xuyên và sử dụng các chuyến hàng chuyên chở hàng độc nhất, tất cả các loại hàng hoá chuyên chở phải tuân theo luật pháp Hồng Kông- Trung Hoa hiện hành được nêu trong các mẫu khai hàng hóa thương phẩm quy định.

5.2 Khuyến nghị thực hiện

Úc

Nước này không muốn bị ràng buộc bởi Khuyến nghị thực hiện này.

5.3 Khuyến nghị thực hiện

Úc

Một mẫu tiêu chuẩn hóa không được chấp nhận, theo yêu cầu của của nước Úc về vấn đề này và mức độ chấp nhận của việc cấp giấy chứng nhận, sẽ thay đổi phù hợp với rủi ro kiểm dịch.

Pháp

Giấy chứng nhận vệ sinh không thể bao giờ cũng đúng hoàn toàn: các điều kiện và yêu cầu bảo đảm phải được lưu tâm tới tình trạng vệ sinh tại nước xuất xứ các loại động vật và sản phẩm của động vật và, trong trường hợp  sau thì yêu cầu về vệ sinh và thanh tra.

Về việc chuyên chở thực vật, yêu cầu giấy chứng nhận vệ sinh thực vât kiểu mẫu được ban hành bởi Công ước Quốc tế về bảo vệ thực vật và sản phẩm thực vật năm 1951.

5.4 Khuyến nghị thực hiện

Cu ba

Cơ quan y tế công cộng sẽ cấp miễn phí giấy phép tàu vào thông qua phương tiện truyền tin (Radio) nếu thông tin yêu cầu trước khi tàu đến là hợp lệ và đầy đủ, và chỉ ra rằng việc tàu đến vào cảng sẽ không dẫn kết quả của việc truyền nhiễm hoặc các bệnh truyền nhiễm.

Để có giấy phép tàu vào miễn phí, tất cả con tàu phải đảm bảo rằng cơ quan y tế công cộng, tối thiểu 24 giờ trước khi tàu vào tàu phải cung cấp các thông tin dưới đây:

- Ngày và nơi cấp giấy chứng nhận giảm thuế và giáy miễn giảm thuế.

- Về việc chết người xảy ra trong chuyến đi và các nguyên nhân.

- Số thuyền viên và hành khách trên tàu cho dù bất kỳ các thành viên thủy thủ đoàn hoặc hành khách bị ổm trong chuyên đi, bị sốt nặng và ỉa chảy cấp tính.

- Về bất kỳ động vật nào trên tàu cho dù con tàu đang chuyên chở hàng hóa bao gồm sản phẩm của động vật hoặc bán sản phẩm động vật, hoa quả.

- Nguồn thịt chứa trên tàu.

- Các cảng nước ngoài đã đến trong 90 ngày trước, ghi rõ ngày khởi hành mỗi chuyến.

- Cho dù tàu có sỹ quan cảnh sát hoặc người bị trục xuất.

- Số Hộ chiếu hết hạn.

5.6 Khuyến nghị thực hiện

Cuba

Tiêm vắc xin hoặc tái tiêm vắc xin được tiến hành theo yêu cầu khẩn cấp của thành viên thuyền viên của thuyền bộ hoặc của hành khách. 

5.11 Khuyến nghị thực hiện

Úc

Bảo lưu quyền miễn trừ từ bất kỳ thứ hàng hoá nào cho dù có chứng nhận hay không, mà không phù hợp với yêu cầu của Úc.

Trung Quốc

Động vật và thực vật, sản phẩm của nó hoặc các sản phẩm bị truyền nhiễm khác sẽ không được xếp cho đến khi tàu được kiểm tra và xử lý bởi cơ quan công quyền và chứng minh sự phù hợp với yêu cầu chống lan truyền dịch bệnh ở Trung Quốc.

Pháp

Về vấn đề nhập khẩu sản phẩm thực vật, theo các quy định của Điều 6 của Công uớc Quốc tế về bảo vệ thực vật và sản phẩm thực vật năm 1951 được áp dụng.

Hoa Kỳ

Động vật, thực vật và sản phẩm của chúng bị cấm bởi Đạo luật sẽ không được phép nhập khẩu cho dù đã có Giấy chứng nhận kiểm dịch kèm theo.

Hồng Kông, Trung quốc

Tiêu chuẩn được áp dụng ở Hồng Kông -Trung Quốc là tiêu chuẩn OIE, nó là một Tổ chức sức khoẻ động vật Thế giới. Hồng Kông -Trung Quốc có thỏa thuận với Uỷ ban bảo vệ Thực vật Châu Á Thái Bình Dương của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO).

6.1 Khuyến nghị thực hiện

Bỉ

Luật pháp liên quan đến thanh toán Quốc gia gặp những khó khăn trong việc thông qua. Xét về khía cạnh giảm nhẹ các thủ tục đảm bảo trả nợ mà cơ quan hải quan đã yêu cầu các chủ tàu hoặc người môi giới tàu phải cung cấp, cho đến nay đã không xảy ra bất kỳ vấn đề gì anh hưởng đến việc trả các món nợ đó. 

Canada

Không xem xét các tập quán kết hợp các việc cam kết bao gồm nghĩa vụ hoạt động đối với tát cả các yêu cầu  Chính phủ để trở thành thoả thuận có thể thực hiện được. Trong nhiều hoàn cảnh, những tập quán này không thể thực hiện

Singapore

Không thể chấp nhận bởi nó không thể thực hiện ở Singapore. Cơ quan nhập cảnh, hải quan và y tế hoạt động theo các luật khác nhau.

Hoa Kỳ

Yêu cầu các ràng buộc riêng rẽ.

6.2 Khuyến nghị thực hiện

Cuba

Phí phải nộp cho hải quan với một tỷ lệ giảm, cho các dịch vụ được cung cấp trong giờ bình thường.

Pháp

Chấp nhận.

V.Q.Anh

Phí phải nộp cho sự tham gia của nhân viên hải quan để thông quan hàng hóa vào các ngày chủ nhật và những ngày nghỉ, thậm chí các cảng là việc như thường lệ. Không phải trả phí cho việc  làm thủ tục của hành khách.

Hoa Kỳ

Hiện nay, Luật Quốc gia yêu cầu việc thu một khoản phí đối với các tàu chuyên chở hàng hóa là 100 T hoặc hơn bao gồm chi phí hải quan thủ tục đến 15 chuyến trong năm dương lịch. Loại trừ các con tàu sử dụng duy nhất như là tàu lai tại thời điểm chúng đến, phà (được định nghĩa trong luật Quốc gia), tàu chuyên chở hành khách nước ngoài thực hiện ít nhất 3 chuyến một tuần từ một cảng của Mỹ đến hải phận Quốc tế và trở lại mà không cập bến bất kỳ tại cảng và địa điểm nào ở nước ngoài, và và con tàu nước ngaòi của Mỹ của Chính phủ nước ngoài không tham gia vào thương mại. Hiện tại, Luật Quốc gia cũng yêu cầu thu 5 Đô La phí thủ tục hải quan và 5 Đô La phí kiểm tra phí nhập cảnh đối với những hành khách đi trên con tàu hoặc máy bay thương mại.

6.7 Khuyến nghị thực hiện

Pháp

Chấp nhận.

Ấn Độ

Hiện nay, Ấn Độ không có thỏa thuận như vậy với bất kỳ Quốc gia nào khác.

Nga

Chấp nhận nếu được thoả thuận trên nguyên tắc dành cho nhau những ưu đãi giữa các Chính phủ có liên quan.

V.Q.Anh

Chấp nhận.


* Tên của tổ chức được đổi thành "Tổ chức Hàng hải Quốc tế" tại nội dung sửa đổi Công ước của Tổ chức có hiệu lực ngày 22 tháng 5 năm 1982

* Chỉ cần khi đến

* Chi tiết hơn, xem phần bổ xung của Phụ lục công ước FAL, 1965 sửa đổi (tại IMO, 4 Albert Embankment, London SE1 7SR, số xuất bản IMO-350E)

* Chi tiết hơn, xem phần bổ xung của Phụ lục công ước FAL, 1965  (IMO, 4 Albert Embankment, London SE1 7SR, số xuất bản IMO-350E)

* Chi tiết hơn, xem phần bổ xung của Phụ lục công ước FAL, 1965  (IMO, 4 Albert Embankment, London SE1 7SR, số xuất bản IMO-350E)

* Ví dụ như rượu, thuốc lá...

* Đây là Khuyến nghị số 15, xuất bản lần 3, (tháng 5/1992) của Uỷ ban kinh tế Châu Âu, thuộc Liên hiệp quốc và được thông qua bởi Nhóm làm việc về Tạo thuận lợi về thủ tục trong thương mại quốc tế

1 Xem phần 7, Giới thiệu chung, Bộ luật IMDG.

* Mẫu xác nhận được lập phù hợp với các khuyến nghị trong Danh mục các yếu tố dữ liệu thương mại do UN/ECE Nhóm làm việc về Tạo thuận lợi về thủ tục trong thương mại quốc tế (ấn phẩm của Liên hiệp quốc ECE/TRADE/200), cụ thể là Khuyến nghị số 1 (Mẫu chứng từ thương mại của Liên hiệp quốc) (ECE/TRADE/137, ấn bản 82.2) (Các vấn đề về chứng từ trong Vận tải quốc tế hàng nguy hiểm) (ECE/TRADE/204, ấn bản 96.1).

* Hàng nguy hiểm:

Ông/bà bắt buộc phải ghi rõ: nên, mức độ nguy hiểm, số UN, nhóm bao bì, (nếu có) chất gây ô nhiễm biển, và tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế và quốc gia. Áp dụng Bộ luật IMDG, xem phần 9.3

** Áp dụng Bộ luật IMDG, xem đoạn 12.3.7 hoặc 17.7.7

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế năm 1965

Số hiệu: Khongso
Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: ***
Người ký: ***
Ngày ban hành: 09/04/1965
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế năm 1965

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…