VỀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CÁC ĐIỀU KIỆN HÀNG HẢI 1976
Các Quốc gia Thành viên của Công ước này,
Nhận thức được mong muốn xác định bằng thoả thuận một số qui tắc thống nhất nhất định liên quan đến giới hạn trách nhiệm đối với các khiếu kiện hàng hải;
Ðã quyết định ký kết một Công ước nhằm mục đích này và đã thoả thuận như sau:
Ðiều 1. Những người được hưởng giới hạn trách nhiệm
1. Chủ tàu và người cứu nạn, như được định nghĩa dưới đây, có thể giới hạn trách nhiệm của mình phù hợp với các qui tắc của Công ước này đối với các khiếu kiện nêu tại Ðiều 2.
2. Thuật ngữ chủ tàu có nghĩa là chủ sở hữu, người thuê tàu, người quản lý và người điều khiển tàu biển.
3. Người cứu nạn là bất kỳ người nào cung cấp các dịch vụ có liên quan trực tiếp đến các hoạt động cứu nạn. Các hoạt động cứu nạn sẽ bao gồm các hoạt động được nêu tại Ðiều 2, đoạn 1(d), (e) và (f).
4. Bất kỳ khiếu kiện nào nêu tại Ðiều 2 được thực hiện chống lại một người bất kỳ mà chủ tàu hoặc người cứu nạn phải chịu trách nhiệm đối với hành động, sự bất cẩn hoặc không thực hiện của họ, người này có quyền được hưởng giới hạn trách nhiệm quy định tại Công ước này.
5. Trong Công ước này trách nhiệm của một chủ tàu sẽ bao gồm trách nhiệm trong một vụ kiện được đưa ra chống lại bản thân tàu đó.
6. Trách nhiệm một nhà bảo hiểm đối với các khiếu kiện tuân thủ giới hạn theo các qui tắc của Công ước này sẽ có quyền hưởng các quyền lợi từ Công ước này trong phạm vi giống như bản thân người được bảo hiểm.
7. Hành vi viện dẫn giới hạn trách nhiệm không tạo thành một sự thừa nhận trách nhiệm.
Ðiều 2. Các khiếu kiện tuân thủ giới hạn trách nhiệm
1. Theo các Ðiều 3 và 4, các khiếu kiện dưới đây, dù trên căn cứ trách nhiệm nào, phải tuân thủ giới hạn trách nhiệm:
a. Các khiếu kiện liên quan đến sinh mạng hoặc thương vong hoặc thiệt hại về tài sản (bao gồm cả thiệt hại đối với các công trình cảng, các vũng vịnh và các đường hàng hải) và các thiết bị bảo đảm hàng hải xảy ra trên tàu hoặc có liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu hoặc các hoạt động cứu nạn, là kết quả của các thiệt hại phát sinh từ đó;
b. Các khiếu kiện liên quan đến các thiệt hại phát sinh từ sự chậm trễ trong việc vận chuyển hàng hoá, hành khách hoặc hành lý của họ bằng đường biển;
c. Các khiếu kiện liên quan đến các thiệt hại khác phát sinh từ việc xâm hại đến các quyền khác ngoài các quyền theo hợp đồng, phát sinh có liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu hoặc các hoạt động cứu nạn;
d. Các khiếu kiện liên quan đến việc trục vớt, di chuyển, phá huỷ hoặc vô hại hoá một tàu bị chìm, đắm, mắc cạn hoặc bị từ bỏ, bao gồm tất cả những gì đang hoặc đã từng có trên tàu đó;
e. Các khiếu kiện liên quan đến việc di chuyển, phá huỷ hoặc vô hại hoá hàng hoá trên tàu;
f. Các khiếu kiện của một người không phải là người chịu trách nhiệm liên quan đến các biện pháp được tiến hành để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại mà nhờ đó người chịu trách nhiệm có thể giới hạn được trách nhiệm của mình theo quy định của Công ước này, và những thiệt hại phát sinh khác do các biện pháp này gây ra.
2. Các khiếu kiện nêu trong đoạn 1 phải tuân thủ giới hạn trách nhiệm dù chúng được đưa ra theo con đường đòi bồi hoàn hay yêu cầu bồi thường thiệt hại theo hợp đồng hoặc khác.
Tuy nhiên, các khiếu kiện nêu tại các đoạn 1(d), (e) và (f) không phải tuân thủ giới hạn trách nhiệm trong phạm vi chúng có liên quan đến việc trả thù lao theo một hợp đồng với người chịu trách nhiệm.
Ðiều 3. Các khiếu kiện bị loại trừ khỏi giới hạn trách nhiệm
Các qui tắc của Công ước không áp dụng cho:
a. Các khiếu kiện về cứu nạn hoặc đóng góp trong tổn thất chung;
b. Các khiếu kiện về thiệt hại do ô nhiễm dầu theo nghĩa của Công ước quốc tế về Trách nhiệm Dân sự đối với các Thiệt hại do Ô nhiễm Dầu ngày 29 tháng 11 năm 1969, hoặc của bất kỳ sửa đổi hay Thoả ước nào liên quan đang có hiệu lực.
c. Các khiếu kiện tuân thủ bất kỳ công ước quốc tế hoặc luật quốc gia nào có điều chỉnh hoặc cấm việc hạn chế trách nhiệm đối với các thiệt hại hạt nhân;
d. Các khiếu kiện chống lại chủ tàu hạt nhân về các thiệt hại hạt nhân;
e. Các khiếu kiện được tiến hành bởi người phục vụ của chủ tàu hoặc người cứu nạn, người mà nhiệm vụ của họ có liên quan đến tàu hoặc đến các hoạt động cứu nạn, bao gồm các khiếu kiện của những người thừa kế, người phụ thuộc của họ hoặc những người khác có quyền đưa ra những khiếu kiện như vậy, nếu theo luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ giữa chủ tàu hoặc người cứu nạn và những người phục vụ đó, chủ tàu hoặc người cứu nạn không được hưởng giới hạn trách nhiệm liên quan đến các khiếu kiện như vậy, hoặc nếu chủ tàu hoặc người cứu nạn chỉ được luật đó cho phép hưởng giới hạn trách nhiệm tới một khoản tiền lớn hơn khoản tiền nêu tại Ðiều 6.
Ðiều 4. Những hành vi làm loại trừ giới hạn trách nhiệm
Một người phải chịu trách nhiệm không được hưởng giới hạn trách nhiệm của mình nếu thiệt hại được chứng minh là xuất phát từ hành vi, hành động hoặc không hành động, của cá nhân người đó được thực hiện với chủ ý gây ra thiệt hại đó, hoặc được thực hiện một cách liều lĩnh và ý thức được rằng có thể gây ra thiệt hại như vậy.
Trường hợp một người được hưởng giới hạn trách nhiệm theo các qui tắc của Công ước này có khiếu kiện chống lại người có khiếu kiện trong cùng một vụ việc, các khiếu kiện tương ứng của họ sẽ được bù trừ cho nhau và các quy định của Công ước này chỉ áp dụng cho khoản chênh lệch, nếu có.
1. Các giới hạn trách nhiệm đối với các khiếu kiện không phải là các khiếu kiện nêu tại Ðiều 7 phát sinh trong một vụ việc nhất định, sẽ được tính như sau:
a. Liên quan đến các khiếu kiện về tính mạng hoặc thương vong,
(a). 333. 000 đơn vị tiền tệ pháp định đối với tàu có trọng tải không vượt quá 500 tấn,
(i) Đối với tàu có trọng tải vượt quá mức trên, cộng thêm khoản tiền sau đây vào khoản tiền nêu trên,
(ii) Đối với mỗi tấn vượt quá trong khoảng từ 501 đến 3000 tấn, 500 đơn vị tiền tệ pháp định; đối với mỗi tấn vượt quá trong khoảng từ 3001 đến 30. 000 tấn, 333 đơn vị tiền tệ pháp định; đối với mỗi tấn vượt quá trong khoảng từ 30. 001 đến 70. 000 tấn, 250 đơn vị tiền tệ pháp định; và đối với mỗi tấn vượt quá trên 70. 000 tấn, 167 đơn vị tiền tệ pháp định;
b. Liên quan đến bất kỳ khiếu kiện nào khác,
(b) 167. 000 đơn vị tiền tệ pháp định đối với tàu có trọng tải không vượt quá 500 tấn,
(i) Đối với tàu có trọng tải vượt quá mức trên, cộng thêm khoản tiền sau đây vào khoản tiền nêu trên,
(ii) Đối với mỗi tấn vượt quá trong khoảng từ 501 đến 30. 000 tấn, 167 đơn vị tiền tệ pháp định; đối với mỗi tấn vượt quá trong khoảng từ 30. 001 đến 70. 000 tấn, 125 đơn vị tiền tệ pháp định; và đối với mỗi tấn vượt quá trên 70. 000 tấn, 83 đơn vị tiền tệ pháp định;
2. Trường hợp khoản tiền được tính theo đoạn 1(a) không đủ để trả đầy đủ cho các khiếu kiện nêu tại đây, khoản tiền được tính theo đoạn 1(b) sẽ được áp dụng cho việc thanh toán khoản chênh lệch chưa được thanh toán của các khiếu kiện theo đoạn 1(a) và khoản chênh lệch chưa thanh toán đó sẽ được xếp tỷ lệ với các khiếu kiện nêu tại đoạn 1(b).
(1) Tuy nhiên, với điều kiện không ảnh hưởng đến quyền khiếu kiện về sinh mạng hoặc thương vong theo đoạn 2, một Quốc gia Thành viên có thể quy định trong luật quốc gia của mình rằng các khiếu kiện liên quan đến thiệt hại đối với các công trình cảng, các vũng vịnh và các đường hàng hải, và các thiết bị bảo đảm hàng hải sẽ được ưu tiên so với các khiếu kiện theo đoạn 1(b) như được quy định tại luật đó.
(2) Các giới hạn trách nhiệm đối với người cứu nạn không tác nghiệp từ tàu đó hoặc đối với người cứu nạn chỉ tác nghiệp trên tàu đó hoặc có liên quan đến tàu mà người đó đang cung cấp các dịch vụ cứu nạn, được tính theo tàu có trọng tải 1. 500 tấn.
(3) Vì mục đích của Công ước này, trọng tải của tàu là trọng tải tổng tính theo các qui tắc đo trọng tải trong Phụ lục 1 của Công ước Quốc tế về Ðo trọng tải tàu 1969.
Ðiều 7. Giới hạn đối với các khiếu kiện của hành khách
1. Về các khiếu kiện phát sinh trong một vụ việc nhất định liên quan đến thiệt hại về sinh mạng hoặc thương vong của các hành khách của tàu, giới hạn trách nhiệm của chủ tàu sẽ là khoản tiền trị giá 46. 666 đơn vị tiền tệ pháp định nhân với số lượng khách mà tàu đó được phép vận chuyển theo chứng nhận của tàu, nhưng không vượt quá 25 triệu đơn vị tiền tệ pháp định.
2. Vì mục đích của Ðiều này "khiếu kiện về các thiệt hại về sinh mạng hoặc thương vong của hành khách của tàu" là mọi khiếu kiện được tiến hành bởi hoặc nhân danh một người bất kỳ được vận chuyển bằng tàu đó:
a. Theo một hợp đồng vận chuyển hành khách, hoặc
b. Người, với sự chấp thuận của người vận chuyển, đi kèm với một phương tiện giao thông hoặc các động vật sống được ghi nhận bởi một hợp đồng vận chuyển hàng hoá.
Ðiều 8. Ðơn vị tiền tệ pháp định
1. Ðơn vị tiền tệ pháp định nêu trong các Ðiều 6 và 7 là Quyền vay vốn đặc biệt do Quỹ Tiền tệ Quốc tế xác định. Các khoản tiền nêu trong các Ðiều 6 và 7 sẽ được tính qui đổi ra đồng tiền của quốc gia nơi giới hạn trách nhiệm được yêu cầu, theo giá trị của đồng tiền đó vào ngày quỹ giới hạn trách nhiệm được thiết lập, ngày khoản tiền được thanh toán hoặc ngày hình thức đảm bảo được đưa ra mà theo luật của quốc gia đó thì hình thức đảm bảo này tương đương với khoản tiền phải trả đó. Giá trị biểu thị bằng Quyền vay vốn đặc biệt của đồng nội tệ của một Quốc gia Thành viên là một thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế được tính theo phương thức tính giá trị được Quỹ Tiền tệ Quốc tế áp dụng cho các nghiệp vụ và giao dịch của Quỹ có hiệu lực vào ngày liên quan. Giá trị biểu thị bằng Quyền vay vốn đặc biệt của đồng nội tệ của một Quốc gia Thành viên không phải là thành viên của Quỹ Tiền tệ quốc tế được tính theo cách thức do Quốc gia Thành viên đó xác định.
2. Tuy nhiên, các quốc gia không phải là thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế mà luật của các quốc gia đó không cho phép áp dụng các qui định của đoạn 1 có thể, vào thời điểm ký kết không bảo lưu cho việc phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt hoặc vào thời điểm phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập hoặc vào bất kỳ thời điểm nào sau đó, tuyên bố rằng các giới hạn trách nhiệm quy định tại Công ước này được áp dụng trên lãnh thổ của họ sẽ được ấn định như sau:
a. Đối với Ðiều 6, đoạn (a), tới một khoản tiền là:
i. 5 triệu đơn vị tiền tệ đối với tàu có trọng tải không vượt quá 500 tấn;
ii. Đối với tàu có trọng tải vượt quá, khoản tiền sau đây sẽ được cộng thêm vào khoản tiền nêu tại (i):đối với mỗi tấn vượt quá trong khoảng từ 501 đến 3000 tấn, 7. 500 đơn vị tiền tệ; đối với mỗi tấn vượt quá trong khoảng từ 3001 đến 30. 000 tấn, 5. 000 đơn vị tiền tệ; đối với mỗi tấn vượt quá trong khoảng từ 30. 001 đến 70. 000 tấn, đơn vị tiền tệ; và đối với mỗi tấn vượt quá trên 70. 000 tấn, 2. 500 đơn vị tiền tệ; và
b. Đối với Ðiều 6 đoạn 1(b), tới một khoản tiền là:
i. 2,5 triệu đơn vị tiền tệ đối với tàu có trọng tải không vượt quá 500 tấn;
ii. Đối với tàu có trọng tải vượt quá mức trên, cộng thêm khoản tiền sau đây vào khoản tiền nêu trong (i):đối với mỗi tấn vượt quá trong khoảng từ 501 đến 30. 000 tấn, 2. 500 đơn vị tiền tệ; đối với mỗi tấn vượt quá trong khoảng từ 30. 001 đến 70. 000 tấn, 1. 850 đơn vị tiền tệ; và đối với mỗi tấn vượt quá trên 70. 000 tấn, 1. 250 đơn vị tiền tệ; và
c. Đối với Ðiều 7, đoạn 1, tới một khoản tiền là 700. 000 đơn vị tiền tệ nhân với số hành khách mà tàu đó được phép vận chuyển theo chứng nhận của tàu nhưng không được phép vượt quá 375 triệu đơn vị tiền tệ. Các đoạn 2 và 3 của Ðiều 6 áp dụng tương ứng cho các tiểu đoạn (a) và (b) của đoạn này.
3. Ðơn vị tiền tệ nêu trong đoạn 2 tương ứng với 65,5 miligam vàng có độ tinh khiết 900/1000. Việc qui đổi khoản tiền này ra đồng nội tệ sẽ được thực hiện phù hợp với luật của quốc gia liên quan.
4. Việc tính toán nêu tại câu cuối cùng của đoạn 1 và việc qui đổi nêu tại đoạn 3 phải được thực hiện theo cách thức sao cho thể hiện tương đương đến mức có thể bằng đồng nội tệ của Quốc gia Thành viên giá trị thực của các khoản tiền được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ pháp định nêu tại các Ðiều 6 và 7. Các Quốc gia Thành viên phải thông báo cho người giữ lưu chiểu cách thức tính toán theo đoạn 1, hoặc kết quả của việc qui đổi tại đoạn 3, tuỳ từng trường hợp, vào thời điểm ký kết không bảo lưu cho việc phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt, hoặc khi nộp lưu chiểu một tài liệu nêu tại Ðiều 16 hoặc mỗi khi có thay đổi về cách thức tính toán hay kết quả qui đổi.
Ðiều 9. Kết hợp các khiếu kiện
1. Các giới hạn trách nhiệm xác định theo Ðiều 6 sẽ được áp dụng tổng thể các khiếu kiện phát sinh từ một vụ việc nhất định bất kỳ:
a. Chống lại người hoặc những người nêu tại đoạn 2 Ðiều 1 và bất kỳ người nào mà người đó hoặc họ phải chịu trách nhiệm về hành vi, sự bất cẩn hay không thực hiện của người này; hoặc
b. Chống lại một chủ tàu của một tàu cung cấp các dịch vụ cứu nạn từ tàu đó và người cứu nạn hoặc những người cứu nạn tác nghiệp từ tàu đó và bất kỳ người nào mà người đó hoặc họ phải chịu trách nhiệm về hành vi, sự bất cẩn hoặc không thực hiện của người này; hoặc
c. Chống lại người cứu nạn hoặc những người cứu nạn không tác nghiệp từ tàu hoặc đối với người cứu nạn chỉ hoạt động từ tàu hoặc có liên quan đến tàu mà các dịch vụ cứu nạn được thực hiện và bất kỳ người nào mà người đó hoặc họ phải chịu trách nhiệm về hành vi, sự bất cẩn hoặc không thực hiện của người này.
2. Các giới hạn trách nhiệm được xác định theo Ðiều 7 sẽ được áp dụng cho tổng số tất cả các khiếu kiện tuân thủ Ðiều đó có thể phát sinh từ một vụ việc nhất định bất kỳ chống lại người hoặc những người nêu tại đoạn 2 của Ðiều 1 liên quan đến tàu nêu tại Ðiều 7 và bất kỳ người nào mà người đó hoặc họ phải chịu trách nhiệm về hành vi, sự bất cẩn hoặc không thực hiện của người này.
Ðiều 10. Giới hạn trách nhiệm mà không thiết lập một quỹ giới hạn trách nhiệm
1. Giới hạn trách nhiệm có thể được nêu ra dù một quỹ giới hạn nêu tại Ðiều 11 chưa được thiết lập. Tuy nhiên, một Quốc gia Thành viên có thể quy định trong luật quốc gia của mình rằng trường hợp một vụ kiện được đưa ra trước các Tòa án của mình để giải quyết một khiếu kiện tuân thủ giới hạn trách nhiệm, một người phải chịu trách nhiệm chỉ có thể nêu ra quyền được giới hạn trách nhiệm nếu một quỹ giới hạn đã được thiết lập phù hợp với các quy định của Công ước này hoặc được thiết lập khi quyền hưởng giới hạn trách nhiệm được nêu ra.
2. Nếu giới hạn trách nhiệm được nêu ra mà không thiết lập quỹ giới hạn, các quy định tại Ðiều 12 sẽ được áp dụng tương ứng.
3. Các vấn đề thủ tục phát sinh theo các qui tắc của Ðiều này phải được quyết định phù hợp với luật nội địa của Quốc gia Thành viên nơi vụ kiện được đưa ra.
1. Một người bất kỳ bị xem là phải chịu trách nhiệm có thể thiết lập một quỹ cùng với Tòa án hoặc nhà chức trách có thẩm quyền ở một Quốc gia Thành viên bất kỳ nơi đang tiến hành thủ tục tố tụng tư pháp liên quan đến khiếu kiện tuân thủ giới hạn trách nhiệm. Quỹ phải được thiết lập với khoản tiền nêu tại các Ðiều 6 và 7 được áp dụng cho các khiếu kiện mà người đó có thể phải chịu trách nhiệm, cùng với khoản lãi trên số tiền đó kể từ ngày có vụ việc làm phát sinh trách nhiệm cho đến ngày thiết lập quỹ. Bất kỳ quỹ nào được thiết lập như vậy đều chỉ được sử dụng để thanh toán cho các khiếu kiện mà giới hạn trách nhiệm có thể được nêu ra.
2. Một quỹ có thể được thiết lập hoặc bằng cách ký quỹ khoản tiền, hoặc bằng cách đưa ra một bảo đảm chấp nhận được theo pháp luật của Quốc gia Thành viên nơi quỹ được thiết lập và được Tòa án hoặc nhà chức trách có thẩm quyền khác coi là phù hợp.
3. Một quỹ được thiết lập bởi một trong số những người được nêu trong đoạn 1(a), (b) hoặc (c) hoặc đoạn 2 Ðiều 9 hay bởi nhà bảo hiểm của người này sẽ được coi như được thiết lập bởi tất cả những người được nêu trong đoạn 1(a) (b) hoặc (c) hoặc đoạn 2 tương ứng.
1. Tuân thủ các quy định của đoạn 1, 2 và 3 Ðiều 6, và Ðiều 7, quỹ sẽ được phân bổ cho những người có khiếu kiện tỷ lệ với các khiếu kiện của họ được lập chống lại quỹ.
2. Nếu, trước khi quỹ được phân bổ, người phải chịu trách nhiệm, hoặc nhà bảo hiểm của người này, đã giải quyết một khiếu kiện chống lại quỹ, người đó sẽ được thế các quyền mà người được thanh toán được hưởng theo Công ước này trong phạm vi khoản tiền mà người đó đã thanh toán.
3. Quyền thế quyền quy định tại đoạn 2 có thể được thực hiện bởi những người không phải là những người được nêu trong trường hợp đó liên quan đến một khoản bồi thường bất kỳ mà họ đã thanh toán, nhưng chỉ trong phạm vi mà việc thế quyền đó được luật quốc gia áp dụng cho phép.
4. Trường hợp người phải chịu trách nhiệm hoặc một người khác chứng minh rằng anh ta có thể bị buộc phải thanh toán, vào một thời điểm sau đó, toàn bộ hoặc một phần khoản bồi hoàn mà anh ta được hưởng quyền thế quyền theo các đoạn 2 và 3, nếu khoản bồi hoàn đó đã được thanh toán trước khi quỹ được phân bổ, Tòa án hoặc nhà chức trách có thẩm quyền khác của Quốc gia nơi quỹ được thiết lập có thể ra lệnh rằng một khoản tiền vừa đủ sẽ phải để ra định kỳ để giúp người đó có thể tiến hành khiếu kiện chống lại quỹ vào một thời điểm sau đó.
Ðiều 13. Cấm các khiếu kiện khác
1. Trường hợp một quỹ giới hạn trách nhiệm đã được thiết lập phù hợp với Ðiều 11, bất kỳ người nào đã khiếu kiện chống lại quỹ sẽ bị cấm thực hiện bất kỳ quyền gì liên quan đến khiếu kiện đó chống lại các tài sản khác của một người mà quỹ được thiết lập bởi hoặc nhân danh người này.
2. Sau khi một quỹ giới hạn trách nhiệm đã được thiết lập phù hợp với Ðiều 11, mọi tàu hoặc tài sản khác, thuộc sở hữu của người mà quỹ đã được thiết lập nhân danh người này, đã bị bắt giữ hoặc bị tịch biên trong phạm vi quyền tài phán của một Quốc gia Thành viên đối với một khiếu kiện có thể được đưa ra chống lại quỹ, hoặc bất kỳ hình thức đảm bảo nào đã được thực hiện, có thể được giải phóng theo lệnh của Tòa án hoặc nhà chức trách có thẩm quyền khác của quốc gia đó. Tuy nhiên, lệnh giải phóng này luôn phải được ban hành nếu quỹ giới hạn trách nhiệm đã được thiết lập:
a. Tại cảng nơi vụ việc xảy ra, hoặc nếu vụ việc xảy ra bên ngoài cảng, tại cảng nghỉ đầu tiên sau đó; hoặc
b. Tại cảng trả khách trong trường hợp các khiếu kiện về thiệt hại về sinh mạng hoặc thương vong; hoặc
c. Tại cảng dỡ hàng đối với thiệt hại về hàng hoá; hoặc
d. Tại Quốc gia nơi việc bắt giữ được thực hiện.
3. Các qui tắc của đoạn 1 và 2 sẽ chỉ áp dụng nếu người có khiếu kiện có thể đưa khiếu kiện chống lại quỹ giới hạn trách nhiệm trước Tòa án quản lý quỹ đó và quỹ tại thời điểm đó ở tình trạng sẵn sàng và giải ngân dễ dàng cho khiếu kiện đó.
Tuân thủ các quy định của chương này, các qui tắc liên quan đến việc thiết lập và phân bổ một quỹ giới hạn trách nhiệm, và tất cả các qui tắc về thủ tục liên quan đến vấn đề này sẽ được điều chỉnh bởi luật của Quốc gia nơi quỹ được thiết lập.
1. Công ước này sẽ được áp dụng bất cứ khi nào một người bất kỳ được nêu trong Ðiều 1 yêu cầu giới hạn trách nhiệm của mình trước Tòa án của một Quốc gia Thành viên hoặc yêu cầu được thực hiện việc giải phóng tàu hoặc tài sản khác hoặc dỡ bỏ một hình thức đảm bảo đã đưa ra trong phạm vi quyền tài phán của một Quốc gia Thành viên. Tuy nhiên, mỗi Quốc gia Thành viên có thể loại trừ toàn bộ hoặc một phần việc áp dụng Công ước này đối với một người bất kỳ nêu tại Ðiều 1, người mà vào thời điểm các qui tắc của Công ước này được viện dẫn trước một Tòa án của quốc gia đó không có nơi thường trú tại một Quốc gia Thành viên, hoặc không có nơi giao dịch chính tại một Quốc gia Thành viên, hoặc đối với một tàu bất kỳ mà việc giới hạn trách nhiệm được viện dẫn hoặc việc giải phóng nó đang được yêu cầu và vào thời điểm được nêu ở trên tài đó không mang cờ của một Quốc gia Thành viên.
2. Một Quốc gia Thành viên có thể bằng các quy định cụ thể của luật quốc gia điều chỉnh hệ thống giới hạn trách nhiệm áp dụng cho các tàu mà:
a. Theo luật của quốc gia đó, tàu đó được sử dụng cho hàng hải trong các tuyến hàng hải nội địa;
b. Các tàu dưới 300 tấn.
Một Quốc gia Thành viên sử dụng khả năng lựa chọn quy định tại đoạn này phải thông báo cho người giữ lưu chiểu biết về các giới hạn trách nhiệm được ấn định trong luật quốc gia của mình hoặc về việc không có bất kỳ giới hạn nào.
3. Một Quốc gia Thành viên có thể bằng các quy định cụ thể của luật quốc gia điều chỉnh hệ thống giới hạn trách nhiệm áp dụng cho các khiếu kiện phát sinh trong các trường hợp trong đó quyền lợi của những người có quốc tịch của các quốc gia khác không hề có liên quan.
4. Các Tòa án của một Quốc gia Thành viên không áp dụng Công ước này đối với các tàu được đóng, hoặc sửa để phù hợp, và tham gia vào việc khoan thăm dò:
a. Khi quốc gia đó ấn định trong luật quốc gia của mình một giới hạn trách nhiệm cao hơn giới hạn nêu tại Ðiều 6; hoặc
b. Khi quốc gia đó trở thành một thành viên của một công ước quốc tế điều chỉnh hệ thống trách nhiệm liên quan đến các tàu đó. Trong trường hợp áp dụng tiểu đoạn (a) Quốc gia Thành viên đó phải thông báo cho người giữ lưu chiểu.
5. Công ước này không áp dụng cho:
a. Các phương tiện trượt trên đệm khí;
b. Các cấu trúc nổi được thiết kế với mục đích thăm dò hoặc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên dưới đáy biển hoặc trên vùng đất dưới đáy biển.
Ðiều 16. Ký kết, phê chuẩn và gia nhập
1. Công ước này được mở cho tất cả các Quốc gia ký kết tại Trụ sở chính của Tổ chức tư vấn Hàng hải Liên Chính phủ (sau đây gọi tắt là "Tổ chức") từ ngày 1 tháng 2 năm 1977 đến ngày 31 tháng 12 năm 1977 và sau đó tiếp tục được mở cho việc gia nhập.
2. Tất cả các Quốc gia có thể trở thành thành viên của Công ước này bằng cách:
a. Ký kết không bảo lưu cho việc phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt; hoặc
b. Ký kết tuân thủ việc phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt theo sau bởi phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt; hoặc
c. Gia nhập
3. Phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập phải được thực hiện bằng việc nộp văn kiện chính thức về việc này cho Tổng thư ký của Tổ chức (sau đây gọi là "Tổng thư ký").
1. Công ước này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo một năm sau ngày có 12 quốc gia hoặc là đã ký không bảo lưu cho việc phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt hoặc đã nộp văn kiện về việc phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập yêu cầu.
2. Ðối với Quốc gia nộp các văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập, hoặc ký kết không bảo lưu cho việc phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt đối với Công ước này sau khi các điều kiện để Công ước này có hiệu lực đã được đáp ứng nhưng trước ngày công ước có hiệu lực, việc phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập, hoặc ký kết không bảo lưu cho việc phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt sẽ có hiệu lực vào ngày Công ước này bắt đầu có hiệu lực hoặc vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo 90 ngày sau ngày ký kết hoặc nộp văn kiện này nếu đó là một ngày muộn hơn
3. Ðối với bất kỳ Quốc gia nào trở thành Thành viên Công ước này vào thời điểm sau đó, Công ước sẽ có hiệu lực pháp luật vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau khi hết thời hạn 90 ngày kể từ ngày quốc gia đó nộp tài liệu của mình.
4. Ðối với các mối quan hệ giữa các Quốc gia đã phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt hoặc gia nhập Công ước này, Công ước này sẽ thay thế và huỷ bỏ Công ước Quốc tế liên quan đến Giới hạn Trách nhiệm của Chủ tàu biển, ký tại Brussels ngày 10 tháng 10 năm 1957, và Công ước Quốc tế về Thống nhất các Qui tắc nhất định liên quan đến Giới hạn Trách nhiệm của Chủ tàu biển, ký tại Brussels ngày 25 tháng 8 năm 1924.
1. Bất kỳ Quốc gia nào đều có thể, vào thời điểm ký kết, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập bảo lưu quyền loại trừ việc áp dụng Ðiều 2 đoạn 1 (d) và (e). Không chấp nhận mọi bảo lưu khác đối với các quy định nội dung của Công ước này.
2. Các bảo lưu được thực hiện tại thời điểm ký kết phải được xác nhận sau khi phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt.
3. Bất kỳ Quốc gia nào đã thực hiện bảo lưu đối với Công ước này có thể rút lại bảo lưu đó vào bất kỳ thời điểm nào bằng việc gửi thông báo đến Tổng thư ký. Việc rút lại như vậy sẽ có hiệu lực từ ngày nhận được thông báo đó. Nếu thông báo nêu rằng việc rút lại một bảo lưu có hiệu lực từ một ngày được xác định trong thông báo đó, và ngày đó muộn hơn ngày Tổng thư ký nhận được thông báo, việc rút lại sẽ có hiệu lực kể từ ngày muộn hơn đó.
1. Công ước này có thể bị một Quốc gia Thành viên bãi bỏ vào bất kỳ thời điểm nào sau một năm kể từ ngày Công ước có hiệu lực đối với Quốc gia đó.
2. Việc bãi bỏ sẽ có hiệu lực bằng cách nộp một văn kiện cho Tổng thư ký.
3. Việc bãi bỏ sẽ có hiệu lực vào ngày đầu của tháng sau khi hết thời hạn một năm kể từ ngày gửi văn kiện, hoặc sau một thời gian lâu hơn có thể nêu trong văn kiện.
1. Một Hội nghị để sửa đổi và bổ sung Công ước này có thể được Tổ chức triệu tập.
2. Tổ chức phải triệu tập một Hội nghị các Quốc gia Thành viên của Công ước này để sửa đổi hoặc bổ sung Công ước theo yêu cầu của không ít hơn một phần ba các Quốc gia Thành viên.
3. Sau ngày có hiệu lực của một sửa đổi đối với Công ước này, mọi văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập được nộp sẽ được coi như áp dụng Công ước đã sửa đổi, trừ khi một ý định ngược lại được nêu rõ trong văn kiện đó.
Ðiều 21. Sửa đổi các khoản tiền giới hạn và sửa đổi đơn vị tiền tệ pháp định hoặc đơn vị tiền tệ
1. Mặc dù có các quy định tại Ðiều 20, một Hội nghị chỉ nhằm mục đích thay đổi các khoản tiền nêu tại Ðiều 6 và 7 và tại Ðiều 8, đoạn 2, hoặc một trong hai hoặc cả hai loại Ðơn vị được định nghĩa tại Ðiều 8, đoạn 1 và 2 bằng các loại đơn vị khác phải được Tổ chức triệu tập theo quy định tại các đoạn 2 và 3 của Ðiều này. Một thay đổi về các khoản tiền chỉ phải thực hiện do có một thay đổi đáng kể về mặt giá trị thực của chúng.
2. Tổ chức sẽ triệu tập một hội nghị như vậy theo yêu cầu của không ít hơn một phần tư các Quốc gia Thành viên.
3. Một quyết định thay đổi các khoản tiền hoặc thay thế các Ðơn vị bằng các loại đơn vị khác phải được thực hiện bằng đa số hai phần ba số các Quốc gia Thành viên có mặt và tham gia bỏ phiếu tại Hội nghị.
4. Bất kỳ Quốc gia nào nộp văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập Công ước sau khi một sửa đổi có hiệu lực sẽ phải áp dụng Công ước được sửa đổi.
1. Công ước này được Tổng thư ký lưu giữ.
2. Tổng thư ký phải:
a. Chuyển các bản sao được xác thực của Công ước này đến tất cả các Quốc gia đã được mời tham dự Hội nghị về Giới hạn Trách nhiệm đối với các Khiếu kiện Hàng hải và đến các Quốc gia khác gia nhập Công ước này;
b. Thông báo cho tất cả các Quốc gia đã ký hoặc gia nhập Công ước này về:
i. Mỗi sự ký kết mới và mỗi lần nộp văn kiện và bất kỳ một bảo lưu nào đối với công ước cùng với ngày bảo lưu;
ii. Ngày Công ước có hiệu lực pháp luật hoặc bất kỳ sửa đổi nào đối với Công ước;
iii. Bất kỳ sự bãi bỏ Công ước này vào ngày mà việc bãi bỏ có hiệu lực;
iv Mọi sửa đổi thực hiện theo Ðiều 20 hoặc 21;
v. Mọi thông tin theo yêu cầu của bất kỳ điều nào của Công ước này.
3. Khi Công ước có hiệu lực, một bản sao được xác thực của Công ước phải được Tổng thư ký chuyển cho Ban thư ký Liên Hợp Quốc để đăng ký và công bố theo quy định tại Ðiều 102 Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Công ước này được lập bằng một bản gốc duy nhất bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, mỗi bản có giá trị xác thực như nhau.
Lập tại London ngày 13 tháng 11 năm 1976.
Ðể làm bằng, các đại diện toàn quyền được uỷ quyền hợp pháp đã ký Công ước này.
Công ước về giới hạn trách nhiệm đối với các điều kiện hàng hải 1976
Số hiệu: | Khongso |
---|---|
Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 13/11/1976 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công ước về giới hạn trách nhiệm đối với các điều kiện hàng hải 1976
Chưa có Video