THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39-TTg |
Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 1997 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHỀ CÁ HOẠT ĐỘNG TRÊN BIỂN
Trong thời gian qua, mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều quy định yêu cầu các cấp chính quyền địa phương và ngư dân phải có những biện pháp để phòng ngừa, hạn chế những rủi ro cho người và phương tiện nghề cá khi gặp thiên tai, nhưng trên thực tế, do còn chủ quan, việc chấp hành các quy định còn lỏng lẻo, tuỳ tiện, thiếu kiểm tra đôn đốc và chưa có các biện pháp kiên quyết, vì vậy trong mấy năm gần đây, mưa bão đã gây tổn thất lớn về người và tài sản. Chỉ riêng năm 1996 có cơn bão đã cướp đi sinh mạng hàng trăm ngư dân, mất đi nhiều của cải...
Để chủ động phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của ngư dân do mưa bão gây ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Bộ Thuỷ sản tiến hành ngay một số công việc sau đây:
- Rà soát lại các quy định hiện hành, sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể về trang bị an toàn và cứu nạn cho người và tàu thuyền hoạt động nghề cá như phao cứu sinh, dụng cụ cứu hoả, phương tiện thông tin v.v..., phù hợp với từng vùng nước, từng loại tàu thuyền và khả năng vốn của ngư dân, bảo đảm tất cả mọi phương tiện đánh bắt thuỷ sản phải có các phương tiện an toàn tối thiểu khi đi biển.
- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp, các ngành thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện ngắn ngày để hướng dẫn ngư dân các kiến thức cần thiết về trang bị và sử dụng phương tiện an toàn, cứu nạn; sản xuất đủ và cung ứng kịp thời các trang bị an toàn, cứu nạn cho ngư dân.
- Xây dựng đề án tổng thể về phòng chống lụt bão của ngành và quy định cụ thể các nơi cư trú, neo đậu tàu thuyền, nơi sơ tán dân ở từng vùng, từng địa phương.
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức việc đăng ký và cấp giấy phép hoạt động nghề cá cho các tàu thuyền đánh bắt thuỷ hải sản có đủ trang bị an toàn, cứu nạn.
- Tổ chức các Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn người và tàu thuyền đánh bắt hải sản trên biển ở từng khu vực theo Quyết định số 780/TTg ngày 23 tháng 10 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm - cứu nạn trên không và trên biển cùng các ngành có liên quan tìm kiếm, cứu nạn kịp thời ngư dân khi có tai nạn xảy ra.
2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục cho ngư dân và các chủ phương tiện hoạt động nghề cá hiểu rõ lợi ích và tầm quan trọng của việc trang bị đầy đủ các phương tiện cứu hộ, để họ tự giác chấp hành các quy định của Nhà nước. Tổ chức kiểm tra việc chấp hành của ngư dân đối với công việc này. Trường hợp không đủ các điều kiện an toàn như quy định thì dứt khoát không được để cho ngư dân ra khơi và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chịu trách nhiệm về việc để ngư dân bị chết do thiếu các phương tiện an toàn theo quy định.
3. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với các Bộ: Thuỷ sản, Quốc phòng tổ chức mạng thông tin liên lạc và hệ thống đảm bảo an toàn hàng hải (đèn biển, phao bơi, cột tiêu...), trên các tuyến sông, biển.
4. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm - cứu nạn trên không và trên biển quy định thời gian và cách thức tổ chức bắn pháo hiệu báo bão, cứu nạn người và tàu thuyền khi gặp nạn.
5. Bộ Tài chính cùng với Bộ Thuỷ sản nghiên cứu đề xuất chính sách và các biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích ngư dân mua sắm các trang bị an toàn, cứu nạn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong quý I năm 1997; Chỉ đạo các cơ quan bảo hiểm tổ chức cho ngư dân mua bảo hiểm thuyền viên theo yêu cầu bắt buộc và khuyến khích mua bảo hiểm thân tàu.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét phân bổ kế hoạch tài chính hàng năm cho ngành Thuỷ sản, Quốc phòng, Nội vụ, Giao thông vận tải để làm tốt công tác phòng ngừa và cứu nạn cho người và phương tiện nghề cá.
7. Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương phối hợp chặt chẽ với Bộ Thuỷ sản, Tổng cục Khí tượng - Thuỷ văn, Tổng cục Bưu điện và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các phương tiện thông tin đại chúng có biện pháp và hình thức thông tin, thông báo kịp thời tình hình thời tiết bất thường nhất là trong mùa mưa bão cho ngư dân biết để chủ động ra khơi, phòng tránh tai nạn xảy ra khi đang đánh bắt hải sản trên biển.
8. Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm - cứu nạn trên không và trên biển chỉ đạo Bộ Thuỷ sản và các Bộ ngành có liên quan, phối hợp, tổ chức kịp thời việc cứu nạn cho ngư dân và các phương tiện hoạt động nghề cá khi có tai nạn xảy ra.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi trách nhiệm của mình cần khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
|
Trần Đức Lương (Đã ký) |
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
|
No.
39-TTg |
|
DIRECTIVE
ON ENSURING SAFETY FOR FISHERMEN AND FISHING FACILITIES ON THE SEA
The State has over the past period issued many regulations requiring local administrations and fishermen to take measures to guard against and reduce risks of calamities for fishermen and fishing facilities. However, the fact remains that there are manifestations of subjectivism and lax observance of these regulations as well as a lack of control and resolute measures to enforce them. As a result, storms and typhoons have over the recent years caused heavy losses in lives and property. In 1996 alone, a single storm caused hundreds of deaths to fishermen and the loss of a great amount of property.
With a view to raising preparedness in prevention and minimizing the losses in lives and property to fishermen, the Prime Minister hereby instructs:
1. The Ministry of Aquatic Products shall promptly undertake the following:
- To review the existing regulations and make changes and supplements to their provisions on safety and rescue gear for people and facilities in fishing business such as life buoys, fire extinguishers and communications instruments in accordance with each type of water area, boats and ships and the financial capability of the fishermen so as to ensure that fishing means are all equipped with the minimum essential safety facilities for operating in the sea.
- To coordinate with the Peoples Committees at all levels and all branches in organizing on a regular basis short-term training courses to provide fishermen with the necessary knowledge about safety and rescue means and how to use them; to manufacture enough and supply timely safety and rescue facilities to fishermen.
- To work out a master plan of the service for storm and flood control, and designate specific sheltering and locality and anchoring areas for boats and ships and evacuation areas for inhabitants in each region.
...
...
...
- To organize Coordination Centers for the rescue of fishermen and boats and ships operating in each region in accordance with Decision No.780-TTg of October 23, 1996, of the Prime Minister, and coordinate with the National Committee for Air and Sea Salvage and Rescue and other concerned agencies in conducting timely search and rescue operations when a disaster occurs.
2. The Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government are responsible for educating fishermen and owners of fishing facilities on the benefit and importance of having adequate safety and rescue facilities so that they will consciously comply with the related State provisions. In case of a lack of the specified safety facilities, they shall not allow fishermen to venture into the sea and shall have to bear the responsibility for the death of fishermen due to the lack of prescribed safety means.
3. The Ministry of Transport and Communications is responsible for coordinate with the Ministry of Aquatic Products and the Ministry of Defense in organizing the communication network and maritime safety system (light houses, life buoys, danger area marker posts, etc.) on the river and sea routes.
4. The Ministry of Defense shall take the main responsibility, and coordinate with the National Committee for Air and Sea Salvage and Rescue, in working out a timetable and modes of firing alarm signals against storms and for rescue of men and boats and ships in distress.
5. The Ministry of Finance and the Ministry of Aquatic Products shall study and recommend policies and specific measures to encourage fishermen to procure themselves safety and rescue means, and submit them to the Prime Minister for official decision in the first quarter of 1997; and to direct insurance agencies to organize compulsory purchase of life insurance by sailors and encourage ship owners to purchase insurance for their ships.
6. The Ministry of Planning and Investment shall annually consider and allocate financial plans to the services of Aquatic Products, National Defense, the Interior, and Transport and Communications to help them carry out well the preventive work and rescue operations for fishing personnel and their facilities.
7. The Central Steering Committee for Prevention and Control of Floods and Storms shall coordinate closely with the Ministry of Aquatic Products, the General Department of Meteorology and Hydrology, the Directorate General of Post and Telecommunications, the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and the mass media to take measures to promptly publicize information on unexpected weather developments, especially in the rainy and stormy seasons so that fishermen take the initiative in sailing off and guard against disaster while fishing at sea.
8. The National Committee for Air and Sea Salvage and Rescue shall direct the Ministry of Aquatic Products and concerned Ministries and agencies to coordinate and organize timely rescue operations for fishermen and their fishing facilities in time of disaster.
The Prime Minister requests the Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, and the Presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, within the scope of their responsibilities, promptly to organize the serious implementation of this Directive and report the results to the Prime Minister.
...
...
...
FOR
THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Tran Duc Luong
;
Chỉ thị 39-TTg năm 1997 về việc bảo đảm an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 39-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Trần Đức Lương |
Ngày ban hành: | 18/01/1997 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 39-TTg năm 1997 về việc bảo đảm an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video