Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 03/CT-UBND

Quy Nhơn, ngày 01 tháng 02 năm 2010

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG, THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM TAI NẠN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Năm 2009, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, đã xảy ra: 231 vụ, làm chết 264 người, bị thương 108 người, so với năm 2008, số vụ: tăng 09 vụ (+ 4,05%), số người chết: tăng 15 người (+ 6,02%), bị thương giảm 08 người (- 6,89%). Bình Định là tỉnh có số người chết do tai nạn giao thông cao, xếp thứ 9 trên 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Thực hiện Quyết định số 259/2008/QĐ-TTg ngày 04/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu đề ra trong năm 2010 giảm ít nhất 5% số người chết do tai nạn giao thông; UBND tỉnh yêu cầu Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Giám đốc các doanh nghiệp, Hiệu trưởng các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề trên địa bàn tỉnh phải xác định công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời tổ chức thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu, chấp hành nghiêm túc pháp luật về an toàn giao thông, văn hóa giao thông.

- Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh xây dựng kế hoạch nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông; phối hợp với Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định, các đơn vị có liên quan tổ chức bằng nhiều hình thức hoạt động tuyên truyền, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người khi tham gia giao thông.

- Sở Giáo dục- Đào tạo, các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, Tỉnh đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Công an tỉnh giáo dục pháp luật cho thanh - thiếu niên, trước mắt tập trung vào đối tượng thanh- thiếu niên ở trường học. Trong năm 2010, kiên quyết chấn chỉnh các biểu hiện học sinh, sinh viên không chấp hành quy tắc giao thông; xây dựng các mô hình học sinh, sinh viên gương mẫu, tích cực về thực hiện an toàn giao thông và văn hóa giao thông để phát huy, nhân rộng trong thanh - thiếu niên toàn tỉnh.

- Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo các Trường dạy nghề lái xe, các doanh nghiệp vận tải phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát giao thông để tuyên truyền, phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông, nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của lái xe trước khi sát hạch cấp Giấy phép lái xe; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, Giám đốc các doanh nghiệp, Hiệu trưởng các trường học triển khai thường xuyên các chương trình tuyên truyền và giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho cán bộ, nhân viên, giáo viên, người lao động, sinh viên, học sinh khi tham gia giao thông.

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức vận động hội viên, đoàn viên gương mẫu chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông; nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các hội viên, đoàn viên để tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, giám sát công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

2. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo huy động mọi lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông; kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm trật tự an toàn giao thông như: vi phạm tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; chở quá số người quy định, vi phạm về sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông; không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông.

Tổ chức tuần tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông đường sắt, đò ngang. Kiên quyết xử lý các trường hợp chống người thi hành công vụ; chỉ đạo thanh tra chống tiêu cực trong tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, đăng ký, đăng kiểm, đào tạo và sát hạch cấp Giấy phép lái xe.

3. Quản lý hạ tầng giao thông, phương tiện và người lái xe.

- Giám đốc Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm phối hợp với Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, đơn vị quản lý đường bộ, thường xuyên kiểm tra để có kế hoạch duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, kịp thời khắc phục các “điểm đen”; nghiên cứu tổ chức giao thông hợp lý; rà soát, bổ sung biển báo giao thông.

- Tăng cường công tác quản lý an toàn kỹ thuật, thời hạn lưu hành của các loại phương tiện cơ giới, đặc biệt là phương tiện chở khách; nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe; kiểm tra, hướng dẫn các địa phương quản lý hiệu quả bến đò và đò chở khách.

- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động đề ra các phương án xử lý chống lấn, chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt gây mất an toàn giao thông; chủ động kiểm tra và xử lý kịp thời các hư hỏng, xuống cấp về hạ tầng nhằm bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn.

4. Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo các Bệnh viện, Trung tâm y tế các huyện, thành phố có kế hoạch xử lý kịp thời các trường hợp tai nạn giao thông, đặc biệt là các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng; tích cực phối hợp các lực lượng chức năng xác định nồng độ cồn các trường hợp tai nạn giao thông.

5. Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch tăng cường biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương trong tỉnh thực hiện Chỉ thị này.

Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này và thường xuyên báo cáo kết quả cho UBND tỉnh./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thiện

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2010 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thực hiện mục tiêu giảm tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành

Số hiệu: 03/CT-UBND
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
Người ký: Nguyễn Văn Thiện
Ngày ban hành: 01/02/2010
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2010 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thực hiện mục tiêu giảm tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…