Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ GIÁO DỤC
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 16-TT

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 1964 

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC THI HẾT CẤP II TRƯỜNG PHỔ THÔNG NÔNG NGHIỆP

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

Kính gửi:
Đồng kính gửi:

-Các khu, sở, ty giáo dục
-Uỷ ban hành chính các khu, thành phố, tỉnh.

 

Bộ quy định trong thông tư này thể thức tiến hành kỳ thi hết cấp II trường phổ thông nông nghiệp áp dụng từ năm học 1963-1964.

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Cuối mỗi năm học sẽ mở kỳ thi hết cấp II trường phổ thông nông nghiệp cho học sinh đã học hết lớp 7 trường này nhằm mục đích kiểm tra và xác nhận kết quả học tập mà học sinh đã đạt được.

Mỗi năm học chỉ mở một khoá thi. Ngày thi do Bộ Giáo dục ấn định.

2. Sở hay Ty Giáo dục phụ trách trực tiếp chỉ đạo các trường cấp II phổ thông nông nghiệp và các hội đồng thi tiến hành kỳ thi dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban hành chính thành phố hay tỉnh.

3. Những học sinh sau đây không được dự kỳ thi hết cấp II trường phổ thông nông nghiệp:

- Học sinh học quá kém có từ ba môn học trở lên ở lớp 7 được điểm tổng kết dưới 3.

- Học sinh được điểm tổng kết hạnh kiểm cả năm là 2 mà hội đồng nhà trường, sau khi xét, quyết định không cho dự thi.

Khi trường quyết định không cho một học sinh dự thi phải báo cho gia đình học sinh biết rõ lý do ít nhất 15 ngày trước khi thi.

II. NỘI DUNG KỲ THI

1. Chương trình thi:

Chương trình thi là chương trình lớp 7 trường phổ thông nông nghiệp đang áp dụng trong năm mở kỳ thi. Riêng về môn kỹ thuật nông nghiệp, chương trình thi là chương trình của cả cấp II trường phổ thông nông nghiệp.

2. Bài thi:

Học sinh sẽ thi bốn bài thi sau:

a) Ba bài thi viết:

- Làm văn: 180 phút.

- Toán: 180 phút (gồm hai đề: một về đại số, một về hình học)

- Lý thuyết kỹ thuật: 120 phút (gồm hai đề: một về chăn nuôi, một về trồng trọt)

(Thời gian của mỗi bài thi viết trên chưa kể thì giờ chép đề thi).

b) Một bài thi thực hành kỹ thuật (về chăn nuôi hoặc về trồng trọt)

Khi tiến hành bài thi thực hành, hội đồng thi chia học sinh thành từng nhóm từ ba đến năm người. Mỗi nhóm rút thăm một đề tài và làm trong thời gian nhiều nhất là 30 phút. Giám khảo theo dõi từng học sinh và cho mỗi học sinh một điểm riêng về bài thi thực hành (không cho điểm chung cả nhóm).

Ngoài bốn bài thi trên, hội đồng thi không lấy điểm tổng kết cả năm của những môn học khác còn lại ở lớp 7 tính làm điểm bài thi.

3. Đề thi:

Vụ Giáo dục cấp I và II phụ trách ra đề ba bài thi viết và các đề tài bài thi thực hành cho tất cả các trường cấp II phổ thông nông nghiệp.

Sở hay Ty Giáo dục sẽ công bố cho học sinh biết những đề tài của bài thi thực hành vào đầu học kỳ 2 mỗi năm học.

4. Điều kiện trúng tuyển:

a) Những học sinh có bốn bài thi (viết và thực hành) được điểm từ 3 trở lên, đều được trúng tuyển.

b) Hội đồng thi có thể xét lấy trúng tuyển thêm những học sinh có một bài thi được điểm 2 theo nguyên tắc sau:

- Đối với học sinh có một bài thi (văn hay toán) được điểm 2: trong quá trình năm học, học sinh này phải thuộc loại khá về thực hành kỹ thuật nông nghiệp.

- Đối với học sinh có bài thi lý thuyết kỹ thuật nông nghiệp được 2 điểm: học sinh này phải có điểm bài thi thực hành từ 4 điểm trở lên và có điểm hạnh kiểm tốt thể hiện chủ yếu trên hai mặt: tư tưởng và tư cách đạo đức tốt, tinh thần và thái độ lao động tốt.

- Đối với học sinh có bài thi thực hành kỹ thuật nông nghiệp được điểm 2: học sinh này phải có ba bài thi viết khác được từ 4 điểm trở lên và có hạnh kiểm tốt thể hiện chủ yếu trên hai mặt: tư tưởng và tư cách đạo đức tốt; tinh thần và thái độ lao động tốt.

III. HỘI ĐỒNG THI

1. Tổ chức.

- Về coi thi viết: Nguyên tắc chung là mỗi trường cấp II phổ thông nông nghiệp sẽ tổ chức thành một hội đồng coi thi riêng.

- Về chấm thi viết và thực hành: Tuỳ theo tình hình các trường cấp II phổ thông nông nghiệp, có thể thành lập hội đồng chấm thi riêng cho từng trường hoặc hội đồng chấm thi chung cho nhiều trường.

- Chủ tịch hội đồng thi nên chọn trong các hiệu trưởng các trường phổ thông nông nghiệp.

Uỷ ban hành chính thành phố hay tỉnh ra quyết định thành lập những hội đồng coi thi, chấm thi và cử thành phần các hội đồng thi theo đề nghị của các Sở, Ty Giáo dục.

2. Thành phần hội đồng thi.

Mỗi hội đồng coi thi hay chấm thi gồm có:

- Một số giáo viên của trường cấp II có học sinh dự thi trong hội đồng coi thi hay chấm thi.

- Một số giao viên của trường cấp II khác không có học sinh dự thi trong hội đồng coi thi hay chấm thi.

- Một số cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của các cơ quan nông nghiệp trong thành phố hay tỉnh được mời tham gia hội đồng chấm thi.

IV. DUYỆT KẾT QUẢ KỲ THI VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRÚNG TUYỂN

Chấm thi xong, chủ tịch hội đồng gửi biên bản kèm toàn bộ hồ sơ kỳ thi về Sở hay Ty Giáo dục.

Sau khi duyệt xong kết quả của các hội đồng chấm thi, Sở hay Ty Giáo dục cấp giấy chứng nhận cho học sinh trúng tuyển(1)và làm báo cáo tổng kết gửi về Bộ Giáo dục, Khu Giáo Dục (nếu có) và Uỷ ban hành chính thành phố hay tỉnh.

Bộ đề nghị các Khu, Sở, Ty Giáo dục phổ biến thông tư này cho các trường cấp II phổ thông nông nghiệp biết.

 

[1]Mẫu giấy chứng  nhận trúng tuyển không đăng Công báo

K.T BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
THỨ TRƯỞNG
 


 

Võ Thuần Nho

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư 16-TT-1964 về việc thi hết cấp II trường phổ thông nông nghiệp do Bộ Giáo Dục ban hành

Số hiệu: 16-TT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục
Người ký: Võ Thuần Nho
Ngày ban hành: 05/04/1964
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư 16-TT-1964 về việc thi hết cấp II trường phổ thông nông nghiệp do Bộ Giáo Dục ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…