BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2003/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2003 |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 15/2003/TT-BGDĐT NGÀY 31 THÁNG 3 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THỤC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 18/2001/NĐ-CP NGÀY 04/5/2001 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ VĂN HÓA, GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Thực hiện Điều 28, Điều 37 Nghị định số 18/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/5/2001 quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghị định số 18), Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể một số điểm về thủ tục, các mẫu hồ sơ xin phép thành lập và hoạt động, cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập đối với: văn phòng đại diện, cơ sở liên kết, cơ sở giáo dục độc lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để tham gia vào việc phát triển giáo dục tại Việt Nam như sau:
1. Thông tư này quy định về lập và hoạt động của các cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam để phát triển giáo dục mầm non, phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học và sau đại học không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
2. Nguồn thu từ các hoạt động của cơ sở giáo dục nước ngoài, sau khi trừ mọi chi phí hợp pháp, chỉ dùng để đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và chi cho các hoạt động vì lợi ích chung của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.
3. Các cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 18 và được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
II. Về tên gọi của cơ sở giáo dục nước ngoài
Cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là tên gọi chung của các tổ chức, cơ sở giáo dục (như văn phòng đại diện, trường học quốc tế, trường đại học, trường văn hóa nghệ thuật) được Nhà nước Việt Nam cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài (gọi chung là Bên nước ngoài) thành lập hoặc tham gia thành lập và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.
III. Lĩnh vực được Chính phủ Việt Nam khuyến khích mở cơ sở giáo dục nước ngoài
Đào tạo kỹ thuật viên; cán bộ khoa học và cán bộ quản lý có trình độ cao trong các lĩnh vực kinh tế, công nghệ, khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên và môi trường; cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc, thông tin.
1. Văn phòng đại diện là đơn vị của tổ chức giáo dục nước ngoài, có nhiệm vụ đại diện cho tổ chức đó trong việc xúc tiến xây dựng các dự án, chương trình hợp tác trong lĩnh vực giáo dục được phía Việt Nam quan tâm; đôn đốc, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận về hợp tác giáo dục đã ký kết với các tổ chức giáo dục Việt Nam.
2. Cơ sở liên kết là cơ sở giáo dục nước ngoài được thành lập trên cơ sở Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một Bên ký kết, hoặc trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận giữa Bên nước ngoài với tổ chức giáo dục Việt Nam.
3. Cơ sở độc lập là cơ sở giáo dục nước ngoài do Bên nước ngoài chịu chi phí toàn bộ trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức và điều hành các hoạt động của cơ sở.
V. Việc hợp pháp hóa các giấy tờ, tài liệu của cơ sở giáo dục nước ngoài
Các giấy tờ, tài liệu (có trong hồ sơ để xin phép) do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, trước khi nộp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo đều phải được hợp pháp hóa tại Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một Bên ký kết có quy định khác (Theo Điều 26 Pháp lệnh Lãnh sự ngày 13/11/1990).
B. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ XIN PHÉP
I. Hồ sơ xin phép thành lập (đặt) văn phòng đại diện của tổ chức giáo dục nước ngoài tại Việt Nam
Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập (đặt) văn phòng đại diện tại Việt Nam do tổ chức giáo dục nước ngoài làm trên cơ sở bảo đảm có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định 18.
Hồ sơ gồm:
1. Đơn xin mở văn phòng đại diện, với những nội dung theo Mẫu số 1/VPĐD (đính kèm);
2. Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của tổ chức giáo dục nước ngoài xin đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam
3. Văn bản chứng nhận tư cách pháp nhân (đối với tổ chức giáo dục nước ngoài), nguồn và khả năng tài chính của tổ chức giáo dục nước ngoài xin đặt Văn phòng đại diện do cơ quan có thẩm quyền nơi tổ chức giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính xác nhận trong thời gian không quá 30 (ba mươi) ngày trước khi nộp Bộ Giáo dục và Đào tạo;
4. Sơ yếu lý lịch của người dự kiến sẽ được bổ nhiệm làm Giám đốc Văn phòng đại diện được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
5. Tóm tắt sự hình thành và phát triển hợp tác giữa tổ chức giáo dục nước ngoài xin đặt Văn phòng đại diện với các tổ chức giáo dục Việt Nam;
6. Tóm tắt các chương trình hợp tác, dự án đã thỏa thuận hoặc dự kiến ký kết giữa tổ chức giáo dục nước ngoài xin đặt Văn phòng đại diện với các tổ chức giáo dục Việt Nam;
Nếu có các tài liệu liên quan dưới đây thì nộp kèm hồ sơ để tham khảo:
7. Văn bản giới thiệu tổ chức giáo dục nước ngoài do một tổ chức chính trị, xã hội của nơi mà tổ chức giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính xác nhận;
8. Đề án hoạt động trong đó trình bày rõ các nội dung: sự cần thiết và lý do xin mở văn phòng đại diện; mô hình tổ chức, đội ngũ, cơ sở vật chất, nguồn tài chính;
9. Danh sách (trích ngang) của những người Việt Nam và người nước ngoài dự kiến được tuyển chọn để hoạt động tại Văn phòng đại diện;
10. Tài liệu có liên quan đến địa điểm dự kiến đặt văn phòng đại diện.
II. Hồ sơ xin phép thành lập cơ sở liên kết giữa bên nước ngoài với bên Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập cơ sở liên kết do bên nước ngoài và bên Việt Nam cùng làm trên cơ sở bảo đảm đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 Nghị định 18. Ngoài ra, cơ sở liên kết trong lĩnh vực giáo dục đại học, sau đại học phải bảo đảm các điều kiện được quy định tại Phụ lục số 1/ĐKTC (đính kèm).
Hồ sơ gồm:
1. Đơn xin phép thành lập cơ sơ liên kết với những nội dung theo Mẫu số 2/CSLK (đính kèm);
2. Hợp đồng thỏa thuận giữa các bên liên kết với những nội dung chính theo Mẫu số 3/HĐLK (đính kèm);
3. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các bên liên kết, nguồn và khả năng tài chính của các bên liên kết trong lĩnh vực giáo dục do cơ quan có thẩm quyền xác nhận trong thời gian không quá ba mươi ngày trước khi nộp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo;
4. Đề án hoạt động trong đó nêu rõ: sự cần thiết, lý do liên kết, mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng; mô hình tổ chức; dự kiến đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất (kể cả trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập), nguồn tài chính, đối tượng tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp. Cơ chế đảm bảo chất lượng của các bên liên kết;
5. Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở liên kết với những nội dung chủ yếu dưới đây:
a) Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở.
b) Tổ chức và quản lý.
c) Các hoạt động giảng dạy, khoa học và công nghệ.
d) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo.
e) Nhiệm vụ và quyền của người học.
f) Tài sản, tài chính.
6. Tóm tắt sự hình thành và phát triển về sự hợp tác của hai bên liên kết;
7. Danh sách trích ngang của những người Việt Nam và người nước ngoài dự kiến tuyển chọn để hoạt động tại cơ sở liên kết;
8. Sơ yếu lý lịch của người dự kiến sẽ được bổ nhiệm làm Giám đốc (hoặc Hiệu trưởng) của cơ sở liên kết trong lĩnh vực giáo dục được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
III. Hồ sơ xin phép thành lập cơ sở giáo dục nước ngoài độc lập tại Việt Nam
Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập cơ sở giáo dục nước ngoài độc lập tại Việt Nam do bên nước ngoài làm trên cơ sở bảo đảm đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 18.
Hồ sơ gồm:
1. Đơn xin cấp giấy phép thành lập cơ sở giáo dục độc lập tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm những nội dung chính theo Mẫu số 4/CSĐL (đính kèm);
2. Đề án hoạt động bao gồm các nội dung: tôn chỉ mục đích hoạt động, hệ thống tổ chức điều hành, nội dung chương trình đào tạo, phương án xây dựng đội ngũ giảng viên, phương án xây dựng cơ sở vật chất (kể cả trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập), quy mô trong năm đầu và những năm sau, nguồn tuyển sinh, quy trình đào tạo, thu chi học phí và văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp và cơ chế đảm bảo chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục nước ngoài. Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Đề án hoạt động.
3. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, nguồn và khả năng tài chính do cơ quan có thẩm quyền của bên nước ngoài xác nhận trong thời gian không quá ba mươi ngày trước khi nộp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo;
4. Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở độc lập nước ngoài với những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở.
b) Tổ chức và quản lý.
c) Các hoạt động giảng dạy, khoa học và công nghệ
d) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo.
e) Nhiệm vụ và quyền của người học.
f) Tài sản, tài chính.
5. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của tổ chức giáo dục xin thành lập cơ sở giáo dục độc lập tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Sơ yếu lý lịch của người dự kiến sẽ bổ nhiệm làm Giám đốc (hoặc Hiệu trưởng) của cơ sở độc lập được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
7. Hồ sơ có liên quan đến địa điểm (nhà, đất) dự kiến đặt (hoặc xây dựng) cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.
Nếu có các tài liệu liên quan dưới đây thì nộp kèm hồ sơ để tham khảo:
8. Văn bản giới thiệu bên nước ngoài do một tổ chức chính trị, xã hội của nước mà bên nước ngoài mang quốc tịch;
9. Danh sách trích ngang của những người Việt Nam và người nước ngoài dự kiến sẽ tuyển chọn để hoạt động tại cơ sở.
IV. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép
1. Các cá nhân, các tổ chức giáo dục nước ngoài xin lập văn phòng đại diện, thành lập cơ sở liên kết hoặc cơ sở độc lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục phải làm 08 (tám) bộ hồ sơ theo quy định tại các Mục I, II, III của Thông tư này và gửi tới Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Quan hệ Quốc tế). Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có sổ theo dõi và phải trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ khi tiếp nhận hồ sơ.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức thẩm định và lấy ý kiến của các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt cơ sở giáo dục nước ngoài trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc trình để Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt hay không phê duyệt.
3. Các yêu cầu cơ bản về thẩm định:
Việc thẩm định hồ sơ xin thành lập cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây:
a) Việc thành lập cơ sở liên kết, cơ sở độc lập là phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, của đất nước, không trái với những chủ trương, chính sách và pháp luật của Việt Nam.
b) Chương trình giáo dục theo từng bậc học, cấp học, trình độ đào tạo là phù hợp với các yêu cầu về nội dung, phương pháp theo quy định của Luật Giáo dục.
c) Đề án hoạt động là khả thi, trước hết đối với phương án xây dựng cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo
4. Thời hạn thẩm định hồ sơ quy định như sau:
a) Đối với các cơ sở giáo dục độc lập, cơ sở giáo dục đào tạo trình độ đại học và sau đại học (quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định 18), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 90 ngày, cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ phải thẩm định xong và trình lên Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có ý kiến quyết định cấp giấy phép hoặc thông báo không cấp giấy phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả bằng văn bản cho đương sự.
b) Đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định 18, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 30 ngày đối với văn phòng đại diện, 60 ngày đối với cơ sở giáo dục nước ngoài liên kết đào tạo ở bậc mầm non, phổ thông, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản cho đương sự.
c) Trường hợp hồ sơ không làm theo quy định tại Mục I, II, III của Thông tư này, nội dung kê khai có thiếu sót như: kê khai không đầy đủ, không thống nhất giữa các giấy tờ trong hồ sơ, tên của cơ sở giáo dục nước ngoài trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục nước ngoài khác cùng loại hình đã đăng ký trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, điều kiện và hồ sơ của cơ sở giáo dục nước ngoài không đúng với quy định tại các Điều 5, 6, 7 của Nghị định 18 thì trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ Bộ Giáo dục và đào tạo thông báo cho đương sự những nội dung cần phải bổ sung để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ.
1. Theo Điều 12 của Nghị định 18 thì trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép, cơ sở giáo dục nước ngoài phải hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đóng trụ sở theo Mẫu số 5/ĐKHĐ (đính kèm).
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đóng trụ sở, cơ sở giáo dục nước ngoài phải thông tin qua báo Trung ương và báo địa phương trong 5 số liên tiếp các nội dung sau:
a) Tên cơ sở giáo dục nước ngoài: Văn phòng đại diện; cơ sở liên kết hoặc cơ sở độc lập bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài thông dụng;
b) Giấy phép thành lập (số, ngày và cơ quan cấp);
c) Họ và tên Giám đốc;
d) Địa điểm đặt trụ sở, điện thoại, FAX, biểu tượng và trang Web (nếu có), E-mail;
đ) Số tài khoản tại Ngân hàng giao dịch.
3. Nếu trong thời hạn trên, cơ sở giáo dục nước ngoài không hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động thì tuỳ theo mức độ mà áp dụng các hình thức xử lý vi phạm quy định tại Chương V của Nghị định 18 hoặc xử lý theo pháp luật hiện hành của Việt Nam.
4. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở đóng trụ sở, việc triển khai hoạt động của cơ sở được quy định như sau:
a) Văn phòng đại diện được triển khai ngay các hoạt động theo mục tiêu, nội dung, phạm vi, thời hạn đã được quy định trong giấy phép.
b) Cơ sở liên kết, cơ sở độc lập có trách nhiệm tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và cơ sở vật chất theo kế hoạch đã đăng ký trong đề án hoạt động của cơ sở. Chỉ khi nào cơ sở có đủ các điều kiện tối thiểu về đội ngũ và cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ra quyết định cho phép tuyển sinh khóa học đầu tiên. Khi đó cơ sở mới được thông báo tuyển sinh theo đúng mục tiêu, nội dung và phạm vi hoạt động đã được quy định trong giấy phép.
c) Trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ cơ sở giáo dục nước ngoài đóng trụ sở, nếu cơ sở giáo dục nước ngoài không được tổ chức và hoạt động theo đề án và kế hoạch đã được phê duyệt thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ thu hồi giấy phép hoặc thu hồi giấy phép theo thẩm quyền.
1. Khi có yêu cầu thay đổi tên gọi, trụ sở, giám đốc, lập chi nhánh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, hoặc gia hạn giấy phép (sau đây gọi chung là thay đổi bổ sung) cơ sở giáo dục nước ngoài phải báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và chỉ được thay đổi, bổ sung hoặc gia hạn khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với diện quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 18 hoặc của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các loại hình không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 18.
2. Hồ sơ đăng ký thay đổi bổ sung gồm:
a) Đơn xin thay đổi, bổ sung với những nội dung chính sau đây:
- Tên đầy đủ, địa chỉ của cơ sở giáo dục nước ngoài
- Giấy phép thành lập (số, ngày và cơ quan cấp)
- Giấy đăng ký hoạt động (số, ngày và cơ quan cấp);
- Mục tiêu, nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động được quy định trong giấy phép;
- Lý do thay đổi, bổ sung;
- Nội dung thay đổi, bổ sung.
b) Các tài liệu kèm theo nhằm bảo đảm tính khả thi của việc thay đổi bổ sung. Cụ thể như sau:
- Hồ sơ về nơi dự kiến làm trụ sở mới nếu là thay đổi trụ sở;
- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc mới nếu là thay đổi giám đốc;
- Đề án hoạt động bổ sung nếu là lập chi nhánh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động hoặc gia hạn giấy phép.
3. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung của cơ sở giáo dục nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Quan hệ Quốc tế) phải có sổ theo dõi và phải có giấy biên nhận để trao cho cơ sở giáo dục nước ngoài khi tiếp nhận hồ sơ.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, cơ sở giáo dục nước ngoài phải đăng trên báo Trung ương và địa phương trong 5 số liên tiếp về nội dung được phép thay đổi.
VII. Báo cáo hoạt động, kiểm tra, thanh tra
1. Cơ sở giáo dục nước ngoài có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 27 Nghị định 18. Vụ Quan hệ Quốc tế, Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của cơ sở giáo dục nước ngoài có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo; tiếp nhận báo cáo hoạt động hàng năm; tổng hợp trình lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của cơ sở giáo dục nước ngoài, để có kế hoạch kiểm tra, thanh tra và đánh giá về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục nước ngoài.
Báo cáo tài chính hàng năm của cơ sở giáo dục nước ngoài (trong trường hợp tiến hành các hoạt động có thu) được gửi về Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Kế hoạch Tài chính).
2. Cơ sở giáo dục nước ngoài có trách nhiệm tổ chức thực hiện thường xuyên việc tự kiểm tra các hoạt động của cơ sở theo các quy định của Nghị định 18, giấy phép thành lập và Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục nước ngoài.
3. Các Vụ bậc học và Vụ Kế hoạch Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính Vật giá của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính, để định kỳ kiểm tra hoạt động chuyên môn, hoạt động tài chính (trong trường hợp có thu) của cơ sở giáo dục nước ngoài; đánh giá kết quả hoạt động, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Tài chính; công bố công khai kết quả kiểm tra, đánh giá
4. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thực hiện thanh tra cơ sở giáo dục nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 101/2002/NĐ-CP ngày 10/12/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Giáo dục.
VIII. Về chấm dứt hoạt động của cơ sở giáo dục nước ngoài
1. Trước 30 ngày khi văn phòng đại diện, cơ sở liên kết, cơ sở giáo dục độc lập chấm dứt hoạt động do hết thời hạn ghi trong giấy phép hoặc theo đề nghị của cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc theo Quyết định thu hồi Giấy phép, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Quan hệ Quốc tế) có trách nhiệm thông báo cho cơ sở giáo dục nước ngoài và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan biết.
2. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được thông báo chấm dứt hoạt động cơ sở giáo dục nước ngoài phải giải quyết xong mọi thủ tục có liên quan bao gồm thông báo trên báo Trung ương và báo địa phương về việc chấm dứt hoạt động, thanh toán các khoản nợ, tiền thuế, tiền lương, tiền thuê nhà, thanh lý tài sản, thanh lý hợp đồng, hoàn trả Giấy phép, con dấu và gửi báo cáo bằng văn bản đến cơ quan cấp giấy phép và cơ quan nhà nước liên quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp đặc biệt, được cơ quan cấp giấy phép chuẩn y, thời hạn này có thể kéo dài hơn, nhưng không quá một năm.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
2. Đối với cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động không nhằm mục đích thu lợi nhuận đã được Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập trước khi ban hành Nghị định 18, Vụ Quan hệ Quốc tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát các điều kiện hoạt động và hồ sơ thành lập; yêu cầu cơ sở giáo dục nước ngoài hoàn tất điều kiện và hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định của Thông tư này; báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ cho Vụ bậc học có liên quan và Vụ Kế hoạch Tài chính phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính - Vật giá của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đóng trụ sở để theo dõi, đôn đốc cơ sở giáo dục nước ngoài thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra theo quy định tại Mục VII, Phần B của Thông tư này.
3. Tổ chức, cá nhân của cơ sở giáo dục nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam, các quy định của Nghị định 18 và của Thông tư này thì bị xử lý theo pháp luật hiện hành của Việt Nam và theo các quy định tại Chương V của Nghị định 18.
Đề nghị các đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo những vướng mắc trong quá trình thực hiện, để nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung nếu thấy cần thiết.
|
Nguyễn Minh Hiển (Đã ký) |
(Tên tổ chức giáo dục nước ngoài)
Số......... Tên tỉnh, thành phố, ngày.... tháng.... năm 200...
ĐƠN XIN PHÉP
LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Kính gửi: Bộ giáo dục và đào tạo
- Căn cứ Luật Giáo dục được
Quốc hội Khóa X nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998;
- Căn cứ Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn
hóa giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số:..../2003-TT-BGDĐT ngày...... tháng.... năm...của Bộ Giáo
dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của
Chính phủ.
1. Tên của tổ chức giáo dục nước ngoài (ghi bằng chữ in hoa tiếng Việt, tiếng Anh và bằng tiếng nước sở tại):
........................................................................................
........................................................................................
........................................................................................
2. Giấy chứng nhận hoặc quyết định thành lập (số................... do.....................
cấp ngày:.........................................................................
3. Địa chỉ trụ sở chính (ở nước ngoài nơi có tổ chức giáo dục nước ngoài làm đơn xin phép):
........................................................................................
........................................................................................
Điện thoại:................. Fax............... E-mail....................
4. Lĩnh vực đang hoạt động hợp pháp của tổ chức giáo dục nước ngoài:
5. Tóm tắt quá trình phát triển của tổ chức giáo dục nước ngoài:
........................................................................................
........................................................................................
6. Nguồn và khả năng tài chính:
Xin phép lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam với nội dung sau:
1. Tên Văn phòng đại diện (ghi bằng chữ in hoa)
........................................................................................
- Địa chỉ dự kiến đặt Văn phòng đại diện:
- Điện thoại:............... Fax........... E-mail...................Website:
- Tôn chỉ, mục đích hoạt động của Văn phòng đại diện:
- ........................................................................................
..........................................................................................
- Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện:
- ......................................................................................
........................................................................................
- Lý do thành lập Văn phòng đại điện ở Việt Nam:
2. Số người dự kiến làm việc tại Văn phòng đại diện là... người
- Số người từ nước ngoài vào là....................... người
- Số người tuyển dụng tại Việt Nam là............ người
3. Họ tên người đứng đầu Văn phòng đại diện:
........................................................................................
........................................................................... Nam/nữ
- Sinh ngày...../...../..... Dân tộc............ Quốc tịch...........
- Hộ chiếu (Chứng minh nhân dân), số:
Ngày cấp...../..../...... Nơi cấp
Thời hạn sử dụng:
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ở nước sở tại và địa chỉ nơi làm việc:
- Địa chỉ đăng ký cư trú tại Việt Nam:
- Thẻ thường trú (thẻ tạm trú, chứng nhận tạm trú) do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp số: Ngày cấp.............. nơi cấp....................
Thời hạn:................................................................................................
Tổ chức giáo dục nước ngoài cam đoan những lời khai trên đây là hoàn toàn đúng sự thật. Chúng tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước Việt Nam về các hoạt động của tổ chức giáo dục nước ngoài, Văn phòng đại diện và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt Nam; không làm bất cứ việc gì dẫn đến vi phạm pháp luật và quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam.
ngày.... tháng.... năm 200...
Kèm theo đơn xin phép |
Đại diện theo
pháp luật của tổ chức |
(Tên tổ chức giáo dục nước ngoài)
(Tên tổ chức giáo dục Việt Nam)
(Tên tỉnh, thành phố, ngày... tháng... năm....)
ĐƠN XIN PHÉP
THÀNH LẬP CƠ SỞ LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG
TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Kính gửi:
- Căn cứ Luật Giáo dục được
Quốc hội khóa X nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998;
- Căn cứ Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa,
giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;
- Căn cứ Thông tư số: ..../2003-TT-BGĐ&ĐT ngày.... tháng... năm.... của Bộ
Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001
của Chính phủ.
Những người ký tên dưới đây gửi đơn xin phép thành lập cơ sở liên kết hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hoặc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
I. Các bên liên kết gồm:
- Bên (các bên) Việt Nam (tên đầy đủ, quốc tịch, địa chỉ):
- Bên (các bên) nước ngoài (tên đầy đủ, quốc tịch, địa chỉ):
Xin được cấp giấy phép thành lập cơ sở liên kết để thực hiện hợp đồng liên kết hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ký ngày.... tháng.... năm 200... với các mục tiêu, phạm vi và thời hạn hoạt động như sau:
II. Chúng tôi xin cam kết:
1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung đơn xin và hồ sơ kèm theo.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam
III. Các tài liệu gửi kèm Đơn này gồm:
1. Hợp đồng liên kết,
2. Điều lệ cơ sở liên kết,
3. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên,
4. Đề án hoạt động của cơ sở liên kết,
5. Sơ yếu lý lịch của người dự kiến sẽ được bổ nhiệm làm Giám đốc.
Làm tại..., ngày... tháng... năm 200...
Bên (các bên) Việt
Nam |
Bên (các bên) nước
ngoài
|
- Căn cứ Luật Giáo dục được
Quốc hội Khóa X nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998;
- Căn cứ Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa
giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;
- Căn cứ Thông tư số: ...../2003-TT-BGD&ĐT ngày... tháng... năm... của Bộ
Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001
của Chính phủ.
A. Bên (các Bên) Việt Nam:
1. Tên cơ sở giáo dục, hoặc cá nhân ...............................................
2. Đại diện được ủy quyền...............................................................
Chức vụ...........................................................................................
3. Địa chỉ trụ sở chính ....................................................................
Điện thoại............... Telex/Fax.................. E.mail.........................
4. Lĩnh vực đang hoạt động trong ngành giáo dục..........................
........................................................................................................
5. Số giấy phép hay Quyết định thành lập ......................................
.........................................................................................................
Do cơ quan nào cấp?.......................................................................
ngày........ tháng...... năm...... cấp tại ..............................................
Tài khoản mở tại Ngân hàng................... Số tài khoản ..................
B. Bên (các Bên) nước ngoài:
1. Tên cơ sở giáo dục hoặc cá nhân .................................................
2. Đại diện được ủy quyền................................................................
Chức vụ..................... Quốc tịch ......................................................
Số hộ chiếu.............................. Thời hạn sử dụng.............................
Nơi cấp .............................................................................................
Địa chỉ thường trú.............................................................................
3. Trụ sở chính:
Điện thoại......... Telex/Fax.......... E.mail................... Website:.......
4. Lĩnh vực đang hoạt động trong giáo dục: .....................................
5. Số giấy phép hoặc quyết định thành lập ........................................
Do cơ quan nào cấp ...........................................................................
Ngày......... tháng......... năm............ Cấp tại ....................................
..........................................................................................................
Tài khoản mở tại Ngân hàng: ..........................................................
Số tài khoản: ....................................................................................
Ghi chú: Nếu một hoặc cả hai Bên liên kết gồm nhiều thành viên thì từng thành viên sẽ mô tả đầy đủ theo các chi tiết nêu trên. Mỗi Bên sẽ chỉ định đại diện được ủy quyền của mình.
Cùng thỏa thuận ký Hợp đồng liên kết hoạt động trong giáo dục, đào tạo với các điều khoản và điều kiện sau đây:
Điều 1. Mục tiêu liên kết trong lĩnh vực giáo dục..............................
(Nêu chi tiết nội dung và phạm vi liên kết trong giáo dục).
Điều 2.
1. Địa điểm thực hiện:
2. Khả năng liên kết trong giáo dục. (Nêu cụ thể cấp bậc, ngành nghề, trình độ đào tạo...).
3. Kết quả đạt được trong liên kết. (Văn bằng, chứng chỉ).........
4. Văn phòng điều hành của bên nước ngoài (nếu có):
- Địa chỉ:...
- Điện thoại..............Fax............ Mail..........Website...........
Điều 3. Trách nhiệm của các Bên liên kết trong việc góp vốn để thực hiện Hợp đồng:
a) Bên (các Bên) Việt Nam góp............... USD bằng............... ĐVN
b) Bên (các Bên) nước ngoài góp............. USD bằng............... ĐVN.
Nếu vào thời điểm đóng góp thực tế những giá trị đóng góp thay đổi với giá trị hiện tại thì các bên liên kết phải thỏa thuận về những sửa đổi đó và báo cáo cơ quan cấp Giấy phép xem xét chuẩn y.
Trong trường hợp một bên không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ như đã thỏa thuận thì bên đó phải thông báo cho các bên kia biết lý do và những biện pháp xử lý trước....... ngày. Thiệt hại thực tế do sự chậm trễ hay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của một bên gây ra, sẽ được bồi thường theo thỏa thuận của các bên; trong trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ do cơ quan xét xử quy định tại Điều 15 Hợp đồng này quyết định
Điều 4. Những trách nhiệm, nghĩa vụ khác của các Bên thực hiện Hợp đồng liên kết.
- Bên Việt Nam....................................................................................
- Bên nước ngoài..................................................................................
Điều 5. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng liên kết, các Bên thỏa thuận cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra.
(Cần nêu rõ cơ chế giám sát; có thể thành lập Ban điều phối, Văn phòng điều hành...).
Điều 6. Thời hạn hợp đồng liên kết này là.......... (tối đa 50 năm) kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập cơ sở liên kết.
Điều 7. Kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập cơ sở liên kết, Hợp đồng này được thực hiện theo tiến độ sau:
1. Khởi công xây dựng trụ sở từ tháng thứ .........................................
2. Lắp đặt trang thiết bị từ tháng thứ ..................................................
3. Khánh thành ...................................................................................
4. Khai giảng .....................................................................................
Điều 8. Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính của mỗi Bên theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 9. Các Bên tham gia Hợp đồng liên kết thỏa thuận về xử lý tài chính (lợi nhuận, các khoản lỗ).......
Điều 10. Các Bên tham gia Hợp đồng liên kết cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về tài chính theo Nghị định 18 nếu hoạt động liên kết là hoạt động có thu.
Điều 11. Hợp đồng liên kết này có thể chấm dứt hiệu lực trước thời hạn hoặc kết thúc trong các trường hợp sau:
(Mô tả chi tiết)
Điều 12. Khi Hợp đồng liên kết hết hạn, các Bên thỏa thuận việc thanh lý tài sản liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các Bên trong Hợp đồng liên kết.
Điều 13. Mọi điều khoản khác có liên quan không được quy định cụ thể tại Hợp đồng liên kết này sẽ được các Bên thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và của Giấy phép thành lập cơ sở liên kết.
Điều 14. Hợp đồng liên kết có thể được sửa đổi, bổ sung sau khi đã thỏa thuận bằng văn bản giữa các Bên tham gia liên kết và phải được cơ quan cấp Giấy phép thành lập cơ sở liên kết chuẩn y trước khi thực hiện.
Điều 15. Tranh chấp giữa các Bên tham gia Hợp đồng liên kết hoặc phát sinh từ Hợp đồng trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hòa giải. Trong trường hợp các Bên tranh chấp vẫn không thỏa thuận được với nhau thì vụ tranh chấp sẽ được đưa ra........... (ghi rõ tên và địa chỉ Tòa án hoặc tổ chức trọng tài).
Quyết định của......... (tổ chức ghi ở trên) là chung thẩm và các bên liên kết phải tuân theo.
Điều 16. Hợp đồng liên kết này có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập cơ sở liên kết.
Điều 17. Hợp đồng liên kết này được ký ngày...... tháng...... năm...... tại..... gồm...... bản gốc bằng tiếng Việt Nam và bằng tiếng nước ngoài thông dụng.
Cả hai bản tiếng Việt và tiếng (nước ngoài thông dụng)................. đều có giá trị pháp lý như nhau.
Đại diện |
Đại diện
|
Tên tổ chức giáo dục nước ngoài
(giấy tiêu đề)
Tỉnh, thành phố, ngày... tháng.... năm.....
ĐƠN XIN PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐỘC LẬP
TẠI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Căn cứ Luật Giáo dục được
Quốc hội Khóa X nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998;
- Căn cứ Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ Việt Nam quy định
về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam
(VHGDNN);
- Căn cứ Thông tư số: ...../2003/TT-BGD&ĐT ngày... tháng... năm.... của Bộ
Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001
của Chính phủ.
I. Tên cơ sở giáo dục nước ngoài....
- Ghi tên đầy đủ, quốc tịch, địa chỉ bên nước ngoài;
- Mục tiêu, phạm vi và thời hạn hoạt động trong lĩnh vực xin cấp giấy phép;
- Lý do thành lập và địa điểm dự kiến đặt trụ sở;
- Số lượng người Việt Nam và người nước ngoài dự kiến làm việc tại cơ sở.
Xin được cấp giấy phép để thành lập cơ sở giáo dục nước ngoài độc lập tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều lệ đính kèm với các mục tiêu hoạt động như sau:
................................................................................................................
................................................................................................................
II. Chúng tôi xin cam kết:
1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của nội dung đơn và hồ sơ kèm theo.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.
III. Các tài liệu gửi kèm theo đơn này gồm:
1. Đề án hoạt động của cơ sở độc lập nước ngoài;
2. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, nguồn và khả năng tài chính của bên nước ngoài;
3. Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở độc lập nước ngoài;
4. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của tổ chức giáo dục xin thành lập cơ sở giáo dục độc lập tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
5. Sơ yếu lý lịch của người dự kiến sẽ bổ nhiệm làm Giám đốc (hoặc Hiệu trưởng);
6. Hồ sơ có liên quan đến địa điểm (nhà, đất) dự kiến đặt (hoặc xây dựng) cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài ra, nếu có các tài liệu liên quan dưới đây thì nộp kèm theo đơn để tham khảo:
7. Văn bản giới thiệu bên nước ngoài do một tổ chức chính trị, xã hội của nước mà bên nước ngoài mang quốc tịch xác nhận.
8. Danh sách trích ngang của những người Việt Nam và người nước ngoài dự kiến sẽ tuyển chọn để hoạt động tại cơ sở.
Làm
tại....., ngày..... tháng..... năm.....
Chủ cơ sở giáo dục nước ngoài
(hay đại diện được ủy quyền)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
(Giấy tiêu đề)
Tên tỉnh, thành phố nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đóng trụ sở, ngày... tháng... năm..
Kính gửi: Ngài Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố:................
- Căn cứ Nghị định số 18/2001/NĐ-CP
ngày 04/5/2001 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lập và
hoạt động của cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;
- Căn cứ Thông tư số: .../2003/TT-BGDĐT ngày tháng năm 2003 của Bộ GD&ĐT hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 của
Chính phủ;
Cơ sở GDNN được thành lập theo giấy phép số.... ngày.... tháng.... năm..... của
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hoặc Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo) đăng ký hoạt động như sau:
1. Tên Văn phòng đại diện, cơ sở liên kết hoặc cơ sở độc lập:....................
2. Trụ sở đặt tại số nhà................ đường phố.............. quận........................
(huyện).................... tỉnh (thành phố)..........................................................
Điện thoại.................................... Tele/Fax ................................................
3. Tên, địa chỉ của người chủ sở hữu nhà cho thuê:....................................
4. Nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục nước ngoài:
5. Số người làm việc tại cơ sở giáo dục nước ngoài 1à................. trong đó:
- Số người từ nước ngoài vào (tối đa): .........................................................
- Số người tuyển dụng tại Việt Nam (tối thiểu): ..........................................
(Ghi rõ họ, tên, quốc tịch, chức danh, trình độ văn hóa, nhiệm vụ được giao).
6. Họ và tên Giám đốc cơ sở giáo dục nước ngoài:.......... ngày sinh............
Quốc tịch:...................................................................
Số hộ chiếu:.................. Thời hạn sử dụng:................
Ngày cấp:....................................................................
Nơi cấp:......................................................................
7. Thời gian giấy phép thành lập hết hiệu lực.
8. Tài liệu kèm theo gồm: Đề án hoạt động; điều lệ (hoặc quy chế tổ chức và hoạt động); bản sao giấy phép thành lập.
UBND tỉnh (thành phố)........
|
Trưởng cơ sở giáo dục
nước ngoài |
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN TRONG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC
1. Điều kiện giảng dạy
1.1. Chương trình giảng dạy
Chương trình giảng dạy phải được soạn thảo trên cơ sở đảm bảo cho sinh viên, học viên nắm được những kiến thức cơ bản và nâng cao những kiến thức đã học ở bậc dưới hoặc ở bậc đại học; hiện đại hóa kiến thức chuyên ngành, mỗi môn học phải có đề cương chi tiết nêu rõ:
- Mục tiêu, nội dung phương pháp giảng dạy từng phần, chương mục.
- Thời gian lên lớp, thực hành.
- Danh mục tài liệu tham khảo, các tài liệu này phải có trong thư viện của trường đại học ở Việt Nam.
- Yêu cầu về bài tập, tiểu luận, kiểm tra thường kỳ, thi kết thúc môn học.
- Họ và tên, học vị, chức danh giáo sư của các giảng viên nước ngoài, các trợ giảng của Việt Nam.
1.2. Giảng viên, trợ giảng, biên dịch và phiên dịch
- Giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy trong chương trình đào tạo trình độ đại học phải là người đã tốt nghiệp đại học trở lên ở chuyên ngành sẽ tham gia giảng dạy và có kinh nghiệm công tác thuộc lĩnh vực giảng dạy ít nhất là 03 năm; đối với chương trình đào tạo trình độ sau đại học các giảng viên phải là người có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh (phó giáo sư hoặc giáo sư), có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành đào tạo ít nhất là 05 năm.
- Trước khi giảng viên nước ngoài vào Việt Nam để tham gia giảng dạy phải gửi trước lý lịch khoa học và tài liệu giảng dạy và tham khảo về chuyên ngành đó phù hợp với khung chương trình đã được thống nhất khi ký kết các văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng liên kết.
Trong trường hợp phải dịch bài giảng, cơ sở đào tạo cần bố trí cán bộ phiên dịch có hiểu biết về chuyên ngành để giúp học viên nắm được bài giảng, hoặc giúp giảng viên giải đáp thắc mắc của học viên trong quá trình giảng dạy.
2. Hình thức liên kết
2.1. Liên kết đào tạo nhưng văn bằng do trường đại học nước ngoài cấp
- Sinh viên đại học phải được đào tạo theo chương trình đang được áp dụng để đào tạo tại cơ sở giáo dục nước ngoài ở nước sở tại.
- Học viên cao học phải được học tại cơ sở trường đại học liên kết ở nước ngoài ít nhất 06 tháng cuối khóa hoặc được đào tạo các khóa ngắn hạn và phải bảo vệ luận văn bằng tiếng nước ngoài.
- Nghiên cứu sinh tiến sĩ phải được tham gia nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm của trường nước ngoài theo hình thức xen kẽ, có đồng hướng dẫn và luận án phải viết và bảo vệ bằng tiếng nước ngoài do trường quy định.
2.2. Liên kết đào tạo nhưng văn bằng được hai trường đại học cùng ký
- Chương trình khung do hai bên đối tác xây dựng và trình Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt.
- Ít nhất 50% các môn học phải được giảng viên nước ngoài đảm nhiệm, khuyến khích bảo vệ luận văn bằng tiếng nước ngoài.
2.3. Liên kết đào tạo nhưng văn bằng do trường đại học trong nước ký
- Chương trình khung soạn thảo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Có ít nhất 20% các môn học chuyên môn do giáo viên nước ngoài đảm nhiệm.
THE
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 15/2003/TT-BGDDT |
Hanoi,
March 31, 2003 |
To implement Articles 28 and 37 of the Government's
Decree No. 18/2001/ND-CP of May 4, 2001 prescribing the setting up and
operation of cultural and educational establishments in Vietnam (hereinafter
referred to as Decree No. 18), the Ministry of Education and Training hereby
details a number of points regarding procedures and forms of dossiers of
application for the setting up and operation, the granting, extension,
amendment, supplementation and withdrawal of the establishment licenses, of the
representative offices, associated establishments, independent educational
establishments which operate in the education and training field to participate
in developing education in Vietnam as follows:
1. This Circular prescribes the setting up and operation of foreign educational establishments in Vietnam in order to develop preschool, general, intermediate vocational, tertiary and postgraduate education for non-profit purposes.
2. Revenues from activities of foreign educational establishments, after minusing all lawful expenses, shall be used only for investment in developing the educational cause and building infrastructural works and for spending on activities in the common interests of foreign educational establishments in Vietnam.
3. Foreign educational establishments which operate for profit purposes shall not fall under the scope of regulation of Decree No. 18 but comply with the provisions of the Law on Foreign Investment in Vietnam.
...
...
...
Foreign educational establishment in Vietnam is a common appellation of educational organizations and establishments (such as representative offices, international schools, universities, cultural and art schools) which the State of Vietnam permits overseas Vietnamese, foreigners or foreign entities (referred collectively as foreign parties) to set up, or join in setting up, and organize their operation in the educational field in Vietnam.
Training of technicians, scientific workers and managers of high professional qualifications in the economic, technological, scientific and technical, natural science and environmental fields; specialists in the cultural, art, musical and information fields.
1. Representative offices are units of foreign educational organizations, having the tasks of representing their organizations in promoting the formulation of projects and programs of cooperation in the educational domain, which the Vietnamese side is interested in; urging and monitoring the implementation of education cooperation agreements already signed with Vietnamese educational organizations.
2. Associated establishments are foreign educational establishments set up on the basis of international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory or on the basis of contracts of agreement between the foreign parties and Vietnamese educational establishments.
3. Independent establishments are foreign educational establishments which are built, organized and run by the foreign parties totally with their own funds.
V. LEGALIZATION OF PAPERS AND DOCUMENTS OF FOREIGN EDUCATIONAL ESTABLISHMENTS
Before being submitted to the Ministry of Education and Training, all papers and documents (included in the dossiers of application) granted by foreign competent agencies must be legalized at the Vietnamese Ministry for Foreign Affairs or foreign-based Vietnamese diplomatic missions or consulates, except otherwise provided for by international agreements to which Vietnam is a signatory (under Article 26 of the November 13, 1990 Consular Ordinance).
...
...
...
Dossiers of application for the granting of licenses to set up (open) representative offices in Vietnam shall be compiled by foreign educational organizations on the basis of meeting all the conditions specified in Clause 1, Article 5 of Decree No. 18.
Such a dossier consists of:
1. The application for the opening of a representative office, with the contents inscribed in the set form;
2. The Operation Charter or Regulation of the foreign educational organization applying for permission to set up a representative office in Vietnam;
3. Written certification of the legal person status (for foreign educational organizations), financial sources and capabilities of the foreign educational organization applying for permission to open a representative office, by the competent agency of the place where the foreign educational organization is headquartered, issued within 30 (thirty) days before it is submitted to the Ministry of Education and Training;
4. The resume of the person planned to be appointed as director of the representative office, with the certification by a competent agency;
5. A summary of the formation and development of cooperation between the applying foreign educational organization and Vietnamese educational organizations;
6. Written summaries of the cooperation programs and/or projects already agreed or planned to be signed between the applying foreign educational organization and Vietnamese educational organizations;
...
...
...
7. A document introducing the foreign educational organization, with the certification by a political or social organization at the place where the foreign educational organization is headquartered;
8. The operation scheme, clearly stating the necessity and reasons for opening the representative office; the organizational model, staff, material foundations and financial sources;
9. The list and brief personal records of Vietnamese and foreigners planned to be recruited to work for the representative office;
10. Documents related to the place where the representative office is planned to be located.
The dossiers of application for the granting of licenses to set up associated establishments shall be jointly compiled by the foreign and Vietnamese parties on the basis of meeting all the conditions specified in Clauses 1 and 2, Article 6 of Decree No. 18. In addition, the associated establishments in the tertiary and postgraduate education field must also satisfy the conditions specified in Appendix No. 1 enclosed herewith.
Such a dossier consists of:
1. The application for permission to set up the associated establishment, with the contents specified in the set form;
2. The contract of agreement between the associated parties with the principal contents specified in the set form;
...
...
...
4. The operation scheme clearly stating: the necessity and reasons for association; the training or fostering objectives and contents; the organizational model; the planned teaching personnel and material foundations (including equipment and facilities in service of teaching and learning), financial sources, subjects to be enrolled and diplomas and certificates to be granted. The quality assurance mechanism of the associated parties.
5. The Organization and Operation Charter or Regulation of the associated establishment, containing the following principal contents:
a/ The tasks and powers of the establishment.
b/ Organization and management.
c/ Teaching, scientific and technological activities.
d/ Tasks and rights of teachers.
e/ Tasks and rights of learners.
f/ Property and finance.
6. A summary of the formation and development of the cooperation between the two associated parties;
...
...
...
8. The resume of the person planned to be appointed as director (or principal) of the associated establishment in the education field, with the certification by a competent agency.
The dossiers of application for the granting of permits to set up foreign independent educational establishments in Vietnam shall be compiled by the foreign parties on the basis of meeting all the conditions specified in Clause 1, Article 7 of Decree No. 18.
Such a dossier consists of:
1. The application for a permit to set up an independent foreign educational establishment in the Socialist Republic of Vietnam, with the principal contents specified in the set form;
2. The operation scheme, including the following contents: the operation principles and objectives; the organizational and executive system, contents of the training programs; the plan on building a contingent of lecturers, the plan on building material foundations (including equipment and facilities in service of teaching and learning), the scale of enrollment in the first year and subsequent years, enrollment sources, the training process, school fees to be collected, diplomas and certificates to be granted, and the quality assurance mechanism of the foreign educational establishment. A detailed plan on the implementation of the operation scheme;
3. The written certification of the legal person status, financial sources and capabilities, issued by the competent agency of the foreign party within 30 days before its submission to the Ministry of Education and Training;
4. The Organization and Operation Charter or Regulation of the foreign independent establishment, with the following principal contents:
a/ The tasks and powers of the establishment.
...
...
...
c/ Teaching, scientific and technological activities.
d/ Tasks and rights of teachers.
e/ Tasks and rights of learners.
f/ Property and finance.
5. A summary of the formation and development of the educational organization applying for the permit to set up the foreign independent establishment in the Socialist Republic of Vietnam.
6. The resume of the person expected to be appointed as director (or principal) of the independent establishment, with the certification by a competent agency;
7. Dossiers related to the location (building, land) where the foreign educational establishment is planned to be based in Vietnam.
If available, the following relevant documents should be submitted together with the dossiers for reference purposes:
8. A document introducing the foreign party, made by a political or social organization of the country which the foreign party bears its nationality;
...
...
...
IV. ORDER AND PROCEDURES OF APPLICATION FOR PERMITS:
1. Foreign individuals or foreign educational organizations wishing to set up representative offices, associated establishments or independent establishments to operate in the education field must each make 8 (eight) dossier sets as prescribed in Sections I, II and III of this Circular and send them to the Ministry of Education and Training (the International Cooperation Department). The dossier-receiving agency must have a book for monitoring the dossiers and give receipts thereof to the dossier submitters.
2. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for organizing the evaluation and the gathering of opinions of the concerned ministries and branches as well as the People's Committees of the provinces or centrally- run cities where the foreign educational establishments are to be established before deciding according to its competence or submitting to the Prime Minister for consideration and approval or disapproval.
3. Essential requirements on evaluation:
The evaluation of dossiers of application for permits to set up foreign educational establishments in Vietnam must ensure the following essential requirements:
a/ The setting up of associated or independent establishments is compatible with the education development requirements of the localities and the country and is not contrary to Vietnam's undertakings, policies and laws.
b/ The educational programs at each educational grade or level or training level meet the Education Law's requirements on contents and methods.
c/ The operation schemes are feasible, first of all the plans on building material foundations as well as the contingent of teachers.
4. The time limits for evaluating dossiers is prescribed as follows:
...
...
...
b/ For education and training establishments specified in Clause 2, Article 9 of Decree No. 18, within 30 days for representative offices and 60 days for foreign educational establishments to associate in education at the preschool, general education, intermediate vocational and/or college level, the Minister of Education and Training shall consider, decide and notify the results in writing to the applicants.
c/ Where dossiers have been compiled at variance with the provisions in Section I, II or III of this Circular, the declared contents contain such errors and/or omissions as incomplete or inconsistent declarations in the dossiers' papers, the name of the foreign educational establishment being identical to or confused with, that of another foreign educational establishment of the same type already registered in the same province or centrally-run city, conditions and dossiers of the foreign educational establishments failing to comply with the provisions in Article 5, 6 and 7 of Decree No. 18, within 20 days after receiving the dossiers, the Ministry of Education and Training must notify the applicants of the contents which need to be supplemented so as to complete the dossiers.
1. Under Article 12 of Decree No. 18, within 90 days after being granted the permits, the foreign educational establishments must complete the procedures to register their operation with the People's Committees of the provinces or centrally-run cities where they are headquartered.
2. Within 30 days after completing the operation registration procedures with the People's Committees of the provinces or centrally-run cities where they are headquartered, the foreign educational establishments must publicize over the central and local newspapers for five consecutive issues the following contents:
a/ The name of the foreign educational establishment: representative office; the associated or independent establishment in Vietnamese or a common foreign language;
b/ The establishment permit (serial number, issuing date and agency);
c/ The full name of the director;
d/ The address of the head office, telephone and fax numbers, logo and website (if any), e-mail;
...
...
...
3. If, within the above-said time limit, the foreign educational establishments fail to complete the operation registration procedures, they shall, depending on the seriousness of their violations, be subjected to the violation-handling forms as specified in Chapter V of Decree No. 18 or be handled according to Vietnam's current law provisions.
4. After completing the operation registration procedures with the People's Committees of the provinces or centrally-run cities where they are headquartered, the establishments shall deploy their operation as follows:
a/ Representative offices shall deploy their activities immediately according to the objectives, contents, scope and duration stated in their permits.
b/ Associated or independent establishments shall have to concentrate on building the contingent of administrators, teachers as well as material foundations according to the plans already registered in their operation schemes. Only after the establishments satisfy the minimum staff and material foundation conditions shall the Ministry of Education and Training issue decisions permitting them to enroll students for their first training courses. Only from then can the establishments make enrollment announcements according to the objectives, contents and scope of operation as stated in their permits.
c/ Within 12 months after completing the operation registration procedures with the People's Committees of the provinces or centrally run cities where they are headquartered, if the foreign educational establishments fail to be organized and operate according to the approved schemes and plans, the Ministry of Education and Training shall have to propose the Prime Minister to withdraw their permits or shall withdraw their permits according to its competence.
1. When the foreign educational establishments need to change their names, head-office addresses, directors, to set up branches, add new functions, tasks and/or scope of operation, or extend their permits (hereinafter referred collectively as alteration and supplementation), they must report to the Ministry of Education and Training and can effect such alteration and/or supplementation only after they obtain the written approvals of the Prime Minister, for establishments specified in Clause 1, Article 9 of Decree No. 18, or the written approvals of the Minister of Education and Training, for establishments not specified in Clause 1, Article 9 of Decree No. 18.
2. A dossier of registration of alteration and/or supplementation consists of:
a/ The application for alteration and/or supplementation, with the following principal contents:
...
...
...
- The establishment permit (serial number, issuing date and agency);
- The operation registration paper (serial number, issuing date and agency);
- Objectives, contents, scope and duration of operation stated in the permit;
- Reasons for alteration and/or supplementation;
- Contents to be altered and/or supplemented.
b/ Enclosed documents to ensure the feasibility of the alteration and/or change. Specifically as follows:
- The dossier of the planned location of the new head office, for cases of office relocation;
- Resume of the expected new director, for cases of change of directors;
- The additional operation scheme, for cases of setting up branches, supplementing functions, tasks and/or scope of operation, or extending permits.
...
...
...
4. Within 30 days after receiving the written approvals of competent Vietnamese bodies, the foreign educational establishments must publicize on the central and local newspapers for five consecutive issues the permitted changes.
VII. ACTIVITY REPORTS, SUPERVISION AND INSPECTION
1. The foreign educational establishments shall have to strictly implement the reporting regime prescribed in Article 27 of Decree No. 18. The International Cooperation Department, the Education and Training Services of the provinces or centrally- run cities where the foreign educational establishments are headquartered shall have to monitor and urge the implementation of the reporting regime; receive annual activity reports; sum them up for submission to the leadership of the Ministry of Education and Training or the People's Committees of the provinces or centrally-run cities where the foreign educational establishments are headquartered, so that they can work out plans for supervising, inspecting and evaluating the organization and operation of the foreign educational establishments.
The annual financial reports of the foreign educational establishments (in case they carry out activities with revenues) shall be sent to the Ministry of Finance and the Ministry of Education and Training (the Planning and Finance Department).
2. The foreign educational establishments shall have to organize regular self-supervision of their activities under the provisions in Decree No. 18, their establishment permits and Organization and Operation Charters or Regulations.
3. The departments for different educational levels and the Planning and Finance Department shall have to coordinate with the Education and Training Services and the Finance and Pricing Services of the provinces and centrally-run cities where the foreign educational establishments are headquartered in periodically supervising the professional activities and financial activities (in cases where revenues are collected) of the foreign educational establishments; evaluate their activity results, report them to the Ministry of Education and Training, the provincial/municipal People's Committees and the Ministry of Finance; and publicize the supervision and evaluation results.
4. The inspectorates of the Ministry of Education and Training and the provincial/municipal Education and Training Services shall have to inspect the foreign educational establishments under the provisions of the Government's Decree No. 101/2002/ND-CP of December 10, 2002 on the organization and operation of the Education Inspectorate.
VIII. ON TERMINATION OF THE OPERATION OF FOREIGN EDUCATIONAL ESTABLISHMENTS
1. At least 30 days before the representative offices, associated establishments or independent educational establishments terminate their operation at the expiry of the duration stated in their permits or at the requests of the foreign educational establishments or under the license-withdrawing decisions, the Ministry of Education and Training (the International Cooperation Department) shall have to notify the foreign educational establishments and the concerned provincial/municipal People's Committees thereof.
...
...
...
1. This Circular takes implementation effect 15 days after its publication on the Official Gazette.
2. For the foreign educational establishments operating for non-profit purposes and established with the Vietnamese Government's permission before the promulgation of Decree No. 18, the International Cooperation Department shall have to assume the prime responsibility and coordinate with the Inspectorate of the Ministry of Education and Training in reviewing their operation conditions and establishment dossiers; request these foreign educational establishments to satisfy all the conditions and complete their dossiers as prescribed by this Circular; report such to the Minister of Education and Training to assign the concerned departments for different educational levels and the Planning and Finance Department to coordinate with the Education and Training Services and the Finance and Pricing Services of the provinces or centrally run cities where the foreign educational establishments are headquartered in monitoring and urging the foreign educational establishments to implement the reporting and supervision regimes prescribed in Section VII, Part B of this Circular.
3. If organizations and individuals of the foreign educational establishments violate the Vietnamese law provisions, the provisions of Decree No. 18 and this Circular, they shall be handled according to the Vietnamese current law provisions and the provisions in Chapter V of Decree No. 18.
The concerned units are requested to promptly report any problems they face in the course of implementation to the Ministry of Education and Training for study, amendment and supplement if necessary.
MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING
Nguyen Minh Hien
...
...
...
REGULATIONS ON CONDITIONS FOR ASSOCIATED TRAINING AT
THE TERTIARY AND POSTGRADUATE LEVELS
I. TEACHING CONDITIONS
1.1. Teaching programs
+ Teaching programs must be compiled in such a way to enable students and trainees to grasp the basic knowledge and raise the knowledge they learned at the lower educational level or at the tertiary level; to modernize specialized knowledge. Each subject must have a detailed outline, clearly stating:
- The teaching objectives, contents and methods for each part, chapter and section.
- Lecturing and practicing timetables.
- The list of reference materials, which must be available at the universities' libraries in Vietnam.
- Requirements for assignments, essays, regular exams, and final exams of subjects.
- The full names, academic titles and positions of foreign lecturers and Vietnamese facilitators.
...
...
...
- For the tertiary education programs, foreign lecturers must have at least tertiary university diplomas in the majors they will teach and have worked for at least three years in the domains on which they will lecture; for the postgraduate training programs, lecturers must be doctors or doctors of science, associate professors or professors, and have worked for at least five years in the domains of the training majors.
- Before foreign lecturers entering Vietnam for teaching, they must send their academic records, teaching and reference materials relevant to the framework programs already agreed upon when signing written agreements or association contracts.
- Where lectures need to be interpreted, the training establishments should arrange interpreters who are knowledgeable of the majors so that they can help trainees to understand lectures or help trainers to respond to trainees' questions in the teaching process.
2. Forms of association
2.1 Associated training with diplomas awarded by foreign universities
- University students must be trained according to the training programs being applied at the foreign educational establishments in the host foreign countries.
- Master students must have the opportunity to study at the overseas establishments of the associated universities for at least six months at the end of the program or attend short-term training courses and defend their dissertations in a foreign language.
- Doctoral students must have the opportunity to participate in researches at the laboratories of foreign universities in the intertwining form under the guidance of co-supervisors and must prepare and defend their theses in a foreign language required by their universities.
2.2. Associated training with diplomas signed by both universities
...
...
...
- At least 50% of subjects must be taught by foreign lecturers and students are encouraged to defend their dissertations or theses in a foreign language.
2.3. Associated training with diplomas signed by Vietnamese universities
- The framework programs shall be compiled according to the regulations of the Ministry of Education and Training.
- At least 20% of subjects are taught by foreign teachers.-
MINISTER OF EDUCATION AND
TRAINING
Nguyen Minh Hien
Thông tư 15/2003/TT-BGDĐT hướng dẫn Nghị định 18/2001/NĐ-CP quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hoá, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào ban hành
Số hiệu: | 15/2003/TT-BGDĐT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký: | Nguyễn Minh Hiển |
Ngày ban hành: | 31/03/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 15/2003/TT-BGDĐT hướng dẫn Nghị định 18/2001/NĐ-CP quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hoá, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào ban hành
Chưa có Video