BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2014/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2014 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Giáo dục Đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị Định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy Định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy Định về hoạt Động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục Đại học;
Xét Đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Quy Định xét tặng Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục Đại học.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy Định xét tặng Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục Đại học.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2014.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thủ trưởng các Đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, thủ trưởng các cơ sở giáo dục Đại học và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM” DÀNH
CHO GIẢNG VIÊN TRẺ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm
2014)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn trình tự, Đánh giá và xét tặng Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” (sau Đây gọi tắt là Giải thưởng) dành cho giảng viên trẻ và nghiên cứu viên trẻ (sau Đây gọi chung là giảng viên trẻ) trong các cơ sở giáo dục Đại học.
2. Đối tượng tham gia xét tặng Giải thưởng là giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục Đại học, không quá 35 tuổi (tính tròn theo năm dương lịch) tại thời điểm nộp hồ sơ xét tặng Giải thưởng.
3. Đề tài khoa học và công nghệ các cấp do giảng viên trẻ làm chủ nhiệm tham gia xét tặng Giải thưởng phải có giá trị khoa học và thực tiễn cao, kết quả nghiên cứu và sản phẩm của Đề tài có khả năng ứng dụng vào sản xuất, hoạt Động giáo dục và Đào tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước.
Điều 2. Mục Đích, thời gian xét thưởng
1. Giải thưởng nhằm biểu dương thành tích xuất sắc của giảng viên trẻ trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng Đào tạo và phát hiện, bồi dưỡng tài năng khoa học trẻ trong các cơ sở giáo dục Đại học.
2. Giải thưởng Được tổ chức 02 năm một lần.
Điều 3. Yêu cầu Đối với Đề tài tham gia xét tặng Giải thưởng
1. Là Đề tài cấp Trường, cấp Bộ hoặc tương Đương, cấp Quốc gia hoặc Đề tài nhánh của Đề tài cấp Quốc gia do giảng viên trẻ làm chủ nhiệm.
2. Đề tài chưa gửi tham gia bất kỳ giải thưởng cấp quốc gia, quốc tế nào khác tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét tặng Giải thưởng.
3. Đề tài Đã Được nghiệm thu chính thức không quá 02 năm (tính tròn theo năm dương lịch) tại thời điểm nộp hồ sơ xét tặng Giải thưởng và Được Đánh giá từ loại tốt trở lên.
4. Mỗi Đề tài nghiên cứu khoa học có thể do 01 hay nhiều giảng viên trẻ thực hiện nhưng phải có 01 người chịu trách nhiệm chính và tổng số người tham gia thực hiện không quá 03.
Điều 4. Lĩnh vực khoa học và công nghệ của Giải thưởng
Đề tài khoa học và công nghệ các cấp của giảng viên trẻ tham gia xét tặng Giải thưởng Được phân loại theo 6 lĩnh vực khoa học và công nghệ:
1. Khoa học Tự nhiên (N1): Toán học và thống kê, Khoa học máy tính và thông tin, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái Đất và môi trường, Sinh học, Khoa học tự nhiên khác.
2. Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ (N2): Kỹ thuật dân dụng, Kỹ thuật Điện, kỹ thuật Điện tử, kỹ thuật thông tin, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật hóa học, Kỹ thuật vật liệu và luyện kim, Kỹ thuật y học, Kỹ thuật môi trường, Công nghệ sinh học môi trường, Công nghệ sinh học công nghiệp, Công nghệ nano, Kỹ thuật thực phẩm và Đồ uống, Khoa học kỹ thuật và công nghệ khác.
3. Khoa học Y, Dược (N3): Y học cơ sở, Y học lâm sàng, Dược học, Công nghệ sinh học trong y học, Khoa học y, dược khác.
4. Khoa học Nông nghiệp (N4): Trồng trọt, Chăn nuôi, Thú y, Lâm nghiệp, Thủy sản, Công nghệ sinh học nông nghiệp, Khoa học nông nghiệp khác.
5. Khoa học Xã hội (N5): Tâm lý học, Kinh tế và kinh doanh, Khoa học giáo dục, Xã hội học, Pháp luật, Khoa học chính trị, Địa lý kinh tế và xã hội, Thông tin Đại chúng và truyền thông, Khoa học xã hội khác.
6. Khoa học Nhân văn (N6): Lịch sử và khảo cổ học, Ngôn ngữ học và văn học, Triết học, Đạo Đức học và tôn giáo, Nghệ thuật, Khoa học nhân văn khác.
Điều 5. Kinh phí tổ chức xét tặng Giải thưởng
1. Kinh phí tổ chức xét tặng Giải thưởng Được lấy từ các nguồn sau:
a) Kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ;
b) Nguồn thu hợp pháp của cơ sở giáo dục Đại học;
c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.
2. Kinh phí tổ chức xét tặng Giải thưởng ở cơ sở giáo dục Đại học Được lấy từ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ và các nguồn thu hợp pháp của cơ sở giáo dục Đại học.
3. Kinh phí tổ chức xét tặng Giải thưởng ở Bộ Giáo dục và Đào tạo và tiền thưởng cho các Đề tài Đạt giải Được cân Đối trong dự toán ngân sách nhà nước (kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ) giao về Bộ Giáo dục và Đào tạo và các nguồn tài trợ hợp pháp khác.
Điều 6. Đánh giá và xét chọn Đề tài ở cơ sở giáo dục Đại học
1. Vào năm tổ chức Giải thưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho cơ sở giáo dục Đại học và trên các phương tiện thông tin Đại chúng về việc tổ chức xét tặng Giải thưởng.
2. Cơ sở giáo dục Đại học thành lập Hội Đồng Đánh giá và xét chọn Đề tài gửi tham gia xét tặng Giải thưởng. Việc đánh giá và xếp loại Đề tài được chấm theo thang điểm 100 (Phiếu Đánh giá, Phụ lục IV).
3. Cơ sở giáo dục Đại học có trách nhiệm thông báo rộng rãi trong Đơn vị kết quả xét chọn Đề tài trong thời gian 7 ngày trước khi gửi hồ sơ tham gia xét tặng Giải thưởng Đến hội Đồng xét tặng Giải thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 7. Hồ sơ tham gia xét tặng Giải thưởng
Hồ sơ tham gia xét tặng Giải thưởng bao gồm :
1. Đơn tham gia xét tặng Giải thưởng của chủ nhiệm Đề tài (Phụ lục II).
2. Báo cáo tổng kết Đề tài (Phụ lục I) kèm theo các tài liệu khoa học liên quan (nếu có): 09 bản/01 Đề tài.
3. Công văn và danh mục Đề tài gửi tham gia xét tặng Giải thưởng của cơ sở giáo dục Đại học (Phụ lục III).
4. Thông tin kết quả nghiên cứu của Đề tài (Phụ lục I- mẫu 3).
5. Đĩa CD lưu nội dung báo cáo tổng kết Đề tài và thông tin về giảng viên trẻ thực hiện Đề tài.
6. Hồ sơ nghiệm thu Đề tài (bản photo): Quyết Định thành lập Hội Đồng nghiệm thu, Biên bản nghiệm thu, bản nhận xét của phản biện, các phiếu Đánh giá nghiệm thu Đề tài.
7. Các minh chứng về kết quả nghiên cứu và sản phẩm của Đề tài.
Điều 8. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ tham gia xét tặng Giải thưởng
1. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ tham gia xét tặng Giải thưởng.
2. Hồ sơ tham gia xét tặng Giải thưởng hợp lệ nếu Đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có Đủ danh mục tài liệu quy Định tại Điều 7 của Thông tư này;
b) Gửi hồ sơ bằng Đường bưu Điện hoặc gửi trực tiếp Đến Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Đúng hạn theo quy Định;
c) Đảm bảo các yêu cầu theo quy Định tại Điều 3 của Thông tư này.
Điều 9. Thời hạn nhận hồ sơ, Đánh giá Đề tài và trao Giải thưởng
1. Thời hạn nhận hồ sơ: Trước ngày 30 tháng 6 của năm tổ chức Giải thưởng.
2. Thời gian Đánh giá Đề tài và xét tặng Giải thưởng: Từ tháng 7 Đến tháng 10 của năm tổ chức Giải thưởng.
3. Thời gian tổ chức Lễ trao Giải thưởng : Vào tháng 11 của năm tổ chức Giải thưởng.
Điều 10. Đánh giá và xét chọn giải ở Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đề tài tham gia xét tặng Giải thưởng Được Đánh giá và xét chọn giải ở Bộ Giáo dục và Đào tạo qua hai vòng.
1. Đánh giá và xét chọn giải ở vòng một:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội Đồng Đánh giá Đề tài (sau Đây gọi tắt là Hội Đồng). Hội Đồng có từ 7 Đến 9 thành viên, mỗi Đề tài có hai chuyên gia phản biện và Được Đánh giá theo thang Điểm 100 (Phiếu Đánh giá, Phụ lục IV).
b) Đề tài có Điểm Đánh giá của Hội Đồng từ 90 Điểm trở lên sẽ Được tham gia xét chọn giải nhất, giải nhì ở vòng hai;
c) Đề tài có Điểm Đánh giá của Hội Đồng từ 80 Điểm Đến dưới 90 Điểm sẽ Được Đề nghị xét giải ba;
d) Đề tài có Điểm Đánh giá của Hội Đồng từ 70 Điểm Đến dưới 80 Điểm sẽ Được Đề nghị xét giải khuyến khích;
Đ) Trường hợp phát hiện hồ sơ không hợp lệ hoặc Điểm Đánh giá dưới 70 Điểm, Đề tài không Đạt giải.
2. Đánh giá và xét chọn giải ở vòng hai:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội Đồng xét chọn Đề tài Đạt giải nhất, giải nhì. Hội Đồng có từ 7 Đến 9 thành viên, trong Đó có 01 hoặc 02 người là thành viên Hội Đồng Đánh giá vòng một; mỗi Đề tài có 02 chuyên gia phản biện;
b) Chủ nhiệm Đề tài phải trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu tại cuộc họp của Hội Đồng;
c) Hội Đồng bỏ phiếu xét chọn giải nhất và giải nhì cho mỗi lĩnh vực khoa học và công nghệ. Đề tài không Được xét chọn giải nhất hoặc giải nhì có thể Được Hội Đồng Đề nghị xét giải ba hoặc giải khuyến khích;
d) Trường hợp chủ nhiệm Đề tài không trình bày báo cáo tại Hội Đồng hoặc phát hiện Đề tài không do giảng viên trẻ thực hiện, Đề tài sẽ không Được xét giải.
Điều 11. Nội dung Đánh giá Đề tài và xét chọn giải ở vòng một
1. Nội dung Đánh giá Đề tài :
a) Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý do lựa chọn Đề tài;
b) Mục tiêu Đề tài;
c) Phương pháp nghiên cứu;
d) Nội dung khoa học;
Đ) Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và Đào tạo, an ninh, quốc phòng;
e) Hình thức trình bày báo cáo tổng kết Đề tài;
g) Điểm thưởng (có công bố khoa học từ kết quả nghiên cứu của Đề tài trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước).
2. Xét chọn giải :
a) Các thành viên Hội Đồng Đánh giá Đề tài theo thang Điểm 100 (Phiếu Đánh giá, Phụ lục IV);
b) Căn cứ kết quả Đánh giá Đề tài, Hội Đồng xét chọn 04 giải: nhất, nhì, ba và khuyến khích.
Điều 12. Nội dung Đánh giá Đề tài và xét chọn giải ở vòng hai
1. Nội dung Đánh giá Đề tài:
a) Theo các nội dung Được quy Định tại Khoản 1 Điều 11 của Thông tư này;
b) Phần trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài;
c) Những Đóng góp khoa học của Đề tài.
2. Xét chọn giải nhất:
Hội Đồng bỏ phiếu xét chọn 01 Đề tài Đạt giải nhất cho mỗi lĩnh vực khoa học và công nghệ (Phụ lục V).
3. Xét chọn giải nhì:
a) Đối với Đề tài không Đạt giải nhất, Hội Đồng bỏ phiếu xét chọn các giải nhì cho mỗi lĩnh vực khoa học và công nghệ (Phụ lục VI).
b) Đối với Đề tài không Đạt giải nhất hoặc giải nhì, Hội Đồng xem xét Đề nghị trao giải ba hoặc giải khuyến khích (Phụ lục VI).
Điều 13. Ban Chỉ Đạo xét tặng Giải thưởng
1. Ban Chỉ Đạo xét tặng Giải thưởng do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập. Thành viên Ban Chỉ Đạo là Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam – VIFOTEC), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Việt Nam. Ban Chỉ Đạo xét tặng Giải thưởng trực tiếp chỉ Đạo công tác tổ chức xét tặng Giải thưởng.
2. Tổ Thư ký giúp việc cho Ban Chỉ Đạo xét tặng Giải thưởng do Trưởng Ban Chỉ Đạo quyết Định thành lập. Thành viên Tổ Thư ký là Đại diện các cơ quan, Đơn vị tham gia tổ chức Giải thưởng. Tổ Thư ký chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp của Ban Chỉ Đạo xét tặng Giải thưởng.
3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực của Giải thưởng, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Ban Chỉ Đạo xét tặng Giải thưởng quy Định, bao gồm: Lập kế hoạch và hướng dẫn tổ chức xét tặng Giải thưởng, tiếp nhận và xử lý hồ sơ, dự trù kinh phí và báo cáo thanh quyết toán, thành lập các Hội Đồng Đánh giá và xét chọn giải, tổ chức họp Ban Chỉ Đạo xét tặng Giải thưởng, trình ký quyết Định khen thưởng, tổ chức Lễ trao Giải thưởng, tuyên truyền, giới thiệu về Giải thưởng và các Đề tài Đạt giải, vận Động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ cho Giải thưởng.
Điều 14. Cơ cấu giải và mức thưởng
1. Số lượng giải thưởng :
Căn cứ kết quả họp các Hội Đồng Đánh giá và xét chọn giải ở vòng một và vòng hai, Ban Chỉ Đạo xét tặng Giải thưởng quyết Định về số lượng và cơ cấu giải thưởng ở mỗi lĩnh vực khoa học và công nghệ.
2. Mức thưởng :
a) Giải nhất: 7 000 000 Đ/Đề tài (bảy triệu Đồng/Đề tài);
b) Giải nhì: 5 000 000 Đ/Đề tài (năm triệu Đồng/Đề tài);
c) Giải ba: 3 000 000 Đ/Đề tài (ba triệu Đồng/Đề tài);
d) Giải khuyến khích: 2 000 000 (hai triệu Đồng/Đề tài).
Đ) Trường hợp huy Động Được nguồn tài trợ cho Giải thưởng, giá trị Giải thưởng có thể tăng thêm tùy thuộc số kinh phí huy Động Được.
1. Đề tài Đạt giải nhất Được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
2. Đề tài Đạt giải nhì Được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và bằng khen của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
3. Đề tài Đạt giải ba và giải khuyến khích Được cấp Giấy chứng nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen cho cơ sở giáo dục Đại học về thành tích nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ nếu Đáp ứng các Điều kiện sau:
a) Có nhiều sáng kiến trong công tác quản lý và tổ chức triển khai hoạt Động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ;
b) Đã tổ chức hội nghị, hội thảo về nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ;
c) Có Đề tài Đạt giải nhất hoặc có nhiều Đề tài Đạt từ giải ba trở lên.
Điều 16. Ưu tiên Đối với chủ nhiệm Đề tài Đạt giải nhất
Chủ nhiệm Đề tài Đạt giải nhất Được ưu tiên khi Đăng ký tham gia:
1. Chương trình học bổng Hiệp Định và các chương trình học bổng khác Đào tạo trình Độ thạc sĩ trở lên do nước ngoài cấp.
2. Chương trình học bổng tiến sĩ theo Đề án Đào tạo giảng viên có trình Độ tiến sĩ cho các trường Đại học, cao Đẳng (Đề án 911).
3. Tuyển chọn Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục Đại học, các Đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền rộng rãi và hướng dẫn thực hiện các quy Định của Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn Đề phát sinh, vướng mắc, các cơ sở giáo dục Đại học, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo Để kịp thời xem xét, giải quyết./.
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
(Kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BGDĐT ngày 05
tháng 5 năm 2014)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
1. Báo cáo tổng kết Đề tài là cơ sở Để Hội Đồng Đánh giá kết quả thực hiện Đề tài xét tặng Giải thưởng của giảng viên trẻ. Báo cáo tổng kết phải phản ánh Đầy Đủ nội dung, kết quả thực hiện Đề tài và phải Được Đóng thành quyển.
2. Hình thức của báo cáo tổng kết Đề tài :
- Khổ giấy: A4 (210 x 297 mm); Đóng bìa mica;
- Số trang tối Đa : 80 (không tính mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục);
- Phông chữ : Times New Roman;
- Cỡ chữ :13;
- Paragraph : 1,3 - 1,5 line;
- Lề trái : 3 cm; lề trên, lề dưới, lề phải : 2 cm;
- Số thứ tự của trang ở chính giữa trang, phía dưới.
- Báo cáo tổng kết Đề tài nếu Được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt.
3. Báo cáo tổng kết Đề tài gồm các nội dung và xếp theo thứ tự sau:
- Bìa báo cáo;
- Trang bìa chính (Phụ lục I - mẫu 1);
- Trang bìa phụ (Phụ lục I- mẫu 2);
- Thông tin kết quả nghiên cứu (Phụ lục I- mẫu 3);
- Quyết Định thành lập Hội Đồng nghiệm thu (bản sao);
- Biên bản nghiệm thu Đề tài (bản sao);
- Mục lục;
- Danh mục bảng biểu;
- Danh mục những từ viết tắt (xếp theo thứ tự bảng chữ cái);
- Mở Đầu: Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực Đề tài, lý do lựa chọn Đề tài, mục tiêu Đề tài, phương pháp nghiên cứu, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả: Trình bày thành các chương 1, 2, 3..., nêu các kết quả nghiên cứu Đạt Được và phân tích, Đánh giá về các kết quả này.
- Kết luận và kiến nghị:
+ Phần kết luận: Kết luận về các nội dung nghiên cứu Đã thực hiện, Đánh giá những Đóng góp mới của Đề tài và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
+ Phần kiến nghị: Các Đề xuất Được rút ra từ kết quả nghiên cứu, Đề xuất về các nghiên cứu tiếp theo, các biện pháp cần thiết Để có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn Đời sống và sản xuất, các kiến nghị về cơ chế, chính sách.
- Tài liệu tham khảo : Tên tác giả tài liệu xếp theo thứ tự bảng chữ cái, tác giả tài liệu là người nước ngoài thì tên tác giả phải viết theo tiếng nước ngoài Đó. Đối với một loại tài liệu, trình bày theo thứ tự: họ và tên tác giả, tên tài liệu, các yếu tố về xuất bản.
- Phụ lục (nếu có) : Bao gồm các bảng biểu, sơ Đồ, hình vẽ, bảng liệt kê các tư liệu... Để minh họa cho báo cáo tổng kết Đề tài.
Phụ lục I - mẫu 1
Trang bìa chính của Báo cáo tổng kết Đề tài
(Kèm theo Thông tư số14/2014/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2014)
TÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THAM GIA XÉT TẶNG
(TÊN ĐỀ TÀI)
Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ (xác Định lĩnh vực Khoa học và công nghệ, mã kỹ hiệu theo Điều 4 của Thông tư này): Chủ nhiệm Đề tài: ( học hàm, học vị, họ và tên giảng viên trẻ) Năm nghiệm thu Đề tài:
|
Phụ lục I - mẫu 2
Trang bìa phụ của Báo cáo tổng kết Đề tài
(Kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2014)
TÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THAM GIA XÉT TẶNG
(TÊN ĐỀ TÀI)
Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ:
Chủ nhiệm Đề tài: (học hàm, học vị, họ và tên giảng viên) Năm nghiệm thu Đề tài: Nam, Nữ: Dân tộc:
|
Phụ lục I - mẫu 3
Thông tin kết quả nghiên cứu của Đề tài
(Kèm theo Thông tư số 14 /2014/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2014)
Tên cơ sở giáo dục Đại học
---------
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên Đề tài:
- Chủ nhiệm Đề tài:
- Năm nghiệm thu Đề tài:
- Đơn vị công tác:
2. Mục tiêu Đề tài:
3. Tính mới và sáng tạo:
4. Kết quả nghiên cứu:
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và Đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của Đề tài:
6. Công bố khoa học của giảng viên trẻ từ kết quả nghiên cứu của Đề tài (ghi rõ họ, tên tác giả, tên công trình khoa học, các yếu tố về xuất bản, hoặc nhận xét, Đánh giá của cơ sở Đã áp dụng các kết quả nghiên cứu của Đề tài (nếu có):
Xác nhận của cơ sở giáo dục Đại học (ký tên và Đóng dấu) |
Ngày tháng năm Chủ nhiệm Đề tài (ký, họ và tên) |
ĐƠN THAM GIA XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT
NAM” DÀNH CHO GIẢNG VIÊN TRẺ
(Kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2014)
ĐƠN VỊ .... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
, ngày tháng năm |
Kính gửi: |
Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, |
Tên tôi (chủ nhiệm Đề tài) là:
Sinh ngày ..... tháng ..... năm .....
Đơn vị công tác: .......................................................................................
Chuyên ngành: ..........................................................................................
Địa chỉ liên hệ: .........................................................................................
Số Điện thoại (cố Định, di Động): ..............................................................
Địa chỉ email:............................................................................................
Tôi (chúng tôi) làm Đơn này Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho tôi (chúng tôi) Được gửi Đề tài nghiên cứu khoa học Để tham gia xét tặng Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” dành cho giảng viên trẻ năm ........
Tên Đề tài:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tôi (chúng tôi) xin cam Đoan Đây là Đề tài cấp ...... do tôi (chúng tôi) thực hiện, Được nghiệm thu năm ....... Đề tài này chưa Được gửi Đi tham gia xét tặng bất kỳ giải thưởng quốc gia, quốc tế nào. Nếu sai, tôi (chúng tôi) xin chịu trách nhiệm trước (tên Đơn vị) và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xác nhận của cơ sở giáo dục Đại học (ký tên và Đóng dấu) |
Người làm Đơn (Giảng viên trẻ chủ nhiệm Đề tài ký và ghi rõ họ, tên) |
CÔNG VĂN CỦA ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ THAM GIA XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
“TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM” DÀNH CHO GIẢNG VIÊN TRẺ
(Kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2014)
ĐƠN VỊ .... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
, ngày tháng năm |
Kính gửi: |
Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường , |
1. Báo cáo về hoạt Động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ (trong năm trước năm tổ chức Giải thưởng và trong năm tổ chức Giải thưởng)
Đánh giá tình hình xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt Động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ :
- Kế hoạch và nội dung tổ chức hội nghị, hội thảo về nghiên cứu khoa học, thành tích tham gia các giải thưởng khoa học và công nghệ của giảng viên trẻ;
- Tình hình triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của giảng viên trẻ.
- Thống kê các công bố kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ trong 2 năm gần nhất.
2. Danh mục Đề tài gửi tham gia xét tặng Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” dành cho giảng viên trẻ năm ....
STT |
Tên Đề tài |
Chủ nhiệm Đề tài |
Đề tài cấp |
Năm nghiệm thu |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
Hiệu trưởng (ký tên và Đóng dấu) |
- Ghi chú:
Gửi bản Điện tử công văn của trường về Địa chỉ: vukhcns@moet.edu.vn
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG “TÀI
NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
(Kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2014)
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM” DÀNH CHO GIẢNG VIÊN TRẺ NĂM ...
1. Họ tên thành viên hội Đồng:
2. Quyết Định thành lập hội Đồng (số, ngày, tháng, năm):
3. Tên Đề tài, mã số:
4. Đánh giá của thành viên hội Đồng:
TT |
Nội dung Đánh giá |
Điểm tối Đa |
Điểm Đánh giá |
1 |
Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý do lựa chọn Đề tài (yêu cầu phải có phân tích, Đánh giá Được kết quả, hạn chế của các nghiên cứu trước trong lĩnh vực của Đề tài ở trong nước và trên thế giới, chỉ ra Được vấn Đề cần nghiên cứu và các Đề xuất mới của tác giả ...). |
15 |
|
2 |
Mục tiêu Đề tài |
10 |
|
3 |
Phương pháp nghiên cứu |
10 |
|
4 |
Nội dung khoa học |
35 |
|
5 |
Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và Đào tạo, an ninh, quốc phòng |
15 |
|
6 |
Hình thức trình bày báo cáo tổng kết Đề tài |
5 |
|
7 |
Điểm thưởng (có công bố khoa học từ kết quả nghiên cứu của Đề tài trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, kết quả ứng dụng và chuyển giao công nghệ, ...). |
10 |
|
|
Cộng |
100 |
|
Ghi chú:
a) Xếp giải (theo Điểm trung bình cuối cùng): Đề tài Được xem xét xếp giải nhất, giải nhì: từ 90 Điểm trở lên; giải ba: từ 80 Điểm Đến dưới 90 Điểm; giải khuyến khích: từ 70 Điểm Đến dưới 80 Điểm; không Đạt giải: dưới 70 Điểm.
b) Trường hợp Điểm của thành viên hội Đồng chênh lệch > 15 Điểm so với Điểm trung bình chung ban Đầu bị coi là Điểm không hợp lệ và không Được tính vào tổng số Điểm hợp lệ.
5. Ý kiến và kiến nghị khác:
|
Ngày tháng năm (ký tên) |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ XÉT CHỌN ĐỀ TÀI ĐẠT GIẢI NHẤT GIẢI THƯỞNG
“TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
(Kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2014)
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
XÉT CHỌN ĐỀ TÀI ĐẠT GIẢI NHẤT
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
DÀNH CHO GIẢNG VIÊN TRẺ NĂM ...
Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ:
.................................................................
1. Họ tên thành viên hội Đồng:
2. Quyết Định thành lập hội Đồng (số, ngày, tháng, năm):
3. Kết quả Đánh giá xét chọn Đề tài Đạt giải nhất:
Số TT |
Mã số Đề tài |
Tên Đề tài |
Giảng viên trẻ thực hiện - Đơn vị |
Đồng ý xét chọn giải nhất |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
Ghi chú:
Điều kiện Để một Đề tài Được xét chọn giải nhất phải có số phiếu Đồng ý của hội Đồng Đạt từ 70% trở lên.
4. Ý kiến khác:
|
Ngày tháng năm (ký tên) |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ XÉT CHỌN ĐỀ TÀI ĐẠT GIẢI NHÌ GIẢI THƯỞNG “TÀI
NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
(Kèm theo Thông tư số 14 /2014/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2014)
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
XÉT CHỌN ĐỀ TÀI ĐẠT GIẢI NHÌ
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
DÀNH CHO GIẢNG VIÊN TRẺ NĂM ...
Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ:
...............................
1. Họ tên thành viên hội Đồng:
2. Quyết Định thành lập hội Đồng (số, ngày, tháng, năm):
3. Tổng số Đề tài tham gia xét giải thuộc Nhóm ngành...:
4. Kết quả Đánh giá xét chọn Đề tài Đạt giải nhì (Đối với các Đề tài không Đạt giải nhất):
Số TT |
Mã số Đề tài |
Tên Đề tài |
Giảng viên trẻ thực hiện - Đơn vị |
Đồng ý xét giải nhì |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
Ghi chú:
Điều kiện Để một Đề tài Được xét giải nhì phải có số phiếu Đồng ý của hội Đồng Đạt trên 50 %.
5. Ý kiến khác:
|
Ngày tháng năm (ký tên) |
Thông tư 14/2014/TT-BGDĐT về xét tặng Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” dành cho giảng viên trẻ trong cơ sở giáo dục Đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 14/2014/TT-BGDĐT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký: | Trần Quang Quý |
Ngày ban hành: | 05/05/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 14/2014/TT-BGDĐT về xét tặng Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” dành cho giảng viên trẻ trong cơ sở giáo dục Đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Chưa có Video