Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2021/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2021

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỰC HIỆN BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO NGƯỜI CÓ BẰNG CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH PHÙ HỢP CÓ NGUYỆN VỌNG TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 5 năm 2021. Thông tư này thay thế: Thông tư số 40/2011/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông; Thông tư số 46/2012/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên trung học phổ thông.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTTN&NĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Bộ trưởng;
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Cổng TTĐT của Chính phủ;
- Cổng TTĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu: VT, PC, NGCBQLGD (15b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Ngọc Thưởng

 

CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỰC HIỆN BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO NGƯỜI CÓ BẰNG CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH PHÙ HỢP CÓ NGUYỆN VỌNG TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Kèm theo Thông tư số: 12/2021/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. Mục đích ban hành chương trình bồi dưỡng

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở (THCS), giáo viên trung học phổ thông (THPT) là căn cứ để các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT theo quy định.

II. Đối tượng áp dụng

1. Những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, cấp THPT có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT.

2. Các tổ chức và cá nhân liên quan có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

III. Mục tiêu chương trình bồi dưỡng

1. Mục tiêu chung

Sau khi hoàn thành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT, người học có những phẩm chất và năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học, giáo dục ở trường THCS/THPT.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1.1. Về phẩm chất nhà giáo

Tôn trọng, tin tưởng vào khả năng học tập và sự thay đổi tích cực của học sinh; sẵn sàng hỗ trợ học sinh trong học tập; cam kết nuôi dưỡng và phát huy tiềm năng của từng học sinh, sẵn sàng tư vấn học sinh về tâm lý học đường, phương pháp học tập tích cực và về lựa chọn, phát triển nghề nghiệp; yêu nghề, tận tâm với nghề; tin tưởng và tự hào về nghề dạy học; ý thức được sự cần thiết của việc tự học, tự nghiên cứu suốt đời đối với nhà giáo.

2.1.2. Về năng lực giáo dục

Thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục đáp ứng các yêu cầu của trường phổ thông; thực hiện được công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức được hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh; biết cách phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

2.1.3. Về năng lực dạy học

Vận dụng được tri thức khoa học chuyên ngành để triển khai dạy học các nội dung của chương trình môn học cấp THCS/THPT; xây dựng được kế hoạch dạy học môn học cấp THCS/THPT đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; xây dựng được kế hoạch bài học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh THCS/THPT và môi trường giáo dục; tổ chức được hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT; đánh giá được quá trình và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT; xây dựng và quản lý được hồ sơ dạy học; ứng dụng được công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học và quản lý học sinh.

2.1.4. Về năng lực định hướng sự phát triển học sinh

Tìm hiểu được đối tượng giáo dục; có khả năng tư vấn, tham vấn giáo dục, hỗ trợ học sinh phát triển cá nhân.

2.1.5. Về năng lực hoạt động xã hội

Thực hiện nghiêm túc những quy định về văn hóa ứng xử và về trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường; tham gia có hiệu quả các hoạt động cộng đồng gắn với giáo dục; hướng dẫn được học sinh tham gia hoạt động cộng đồng gắn với giáo dục.

2.1.6. Về năng lực phát triển nghề nghiệp

Nhận thức đúng về phát triển nghề nghiệp của bản thân; tham gia có hiệu quả hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; xây dựng được đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể trong thực tiễn giáo dục; xây dựng được kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bản thân.

IV. Nội dung chương trình

1. Cấu trúc và thời lượng chương trình

1.1. Cấu trúc chương trình

Chương trình gồm khối học phần chung (phần A) và khối học phần nhánh: khối học phần dành cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS (phần B) hoặc người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT (phần C).

1.2. Thời lượng chương trình

- Khối học phần chung: 17 tín chỉ (TC).

- Khối học phần nhánh: 17 TC nhánh THCS, 17 TC nhánh THPT.

2. Khối học phần chung (phần A)

Thời lượng: 17 tín chỉ, gồm 15 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn.

(01 TC tương đương 15 tiết lý thuyết; 01 tiết lý thuyết tương đương với 02 tiết thảo luận, thực hành).

Mã học phần

Tên học phần

Thời lượng

Số tín chỉ

Số tiết dạy trên lớp

Số tiết lý thuyết

Số tiết thảo luận, thực hành

Học phần bắt buộc (15 TC)

A1

Tâm lý học giáo dục

2

20

20

A2

Giáo dục học

2

15

30

A3

Lý luận dạy học

2

15

30

A4

Đánh giá trong giáo dục

2

15

30

A5

Quản lý nhà nước về giáo dục

2

20

20

A6

Giao tiếp sư phạm

2

10

40

A7

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

3

0

90

Học phần tự chọn (02 TC, chọn 01 trong số 10 học phần)

A8

Hoạt động giáo dục ở trường phổ thông

2

15

30

A9

Kỷ luật tích cực

2

15

30

A10

Quản lý lớp học

2

15

30

A11

Kỹ thuật dạy học tích cực

2

10

40

A12

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

2

10

40

A13

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

2

10

40

A14

Tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở trường phổ thông

2

10

40

A15

Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống

2

10

40

A16

Giáo dục vì sự phát triển bền vững

2

15

30

A17

Xây dựng môi trường giáo dục

2

15

30

3. Khối học phần nhánh THCS/THPT (phần B/C)

Khối học phần nhánh THCS (phần B) và Khối học phần nhánh THPT (phần C) có cấu trúc thống nhất và cùng thời lượng. Kí hiệu “THCS/THPT”, “B/C” mô tả sự phân nhánh.

Thời lượng mỗi khối học phần nhánh THCS/THPT: 17 tín chỉ, gồm 09 TC lựa chọn theo môn học, 06 TC thực hành, thực tập bắt buộc ở trường phổ thông và 02 TC tự chọn.

Nhánh THCS (phần B)

Nhánh THPT (phần C)

Thời lượng

Số tín chỉ

Số tiết dạy trên lớp

Mã học phần

Tên học phần

Mã học phần

Tên học phần

Số tiết lý thuyết

Số tiết thảo luận, thực hành

Học phần lựa chọn theo môn học (09 TC)

Người học có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với 01 môn học cụ thể ở trường THCS/THPT thì cần đăng ký học nhóm học phần lựa chọn tương ứng (09 TC) để học tập, rèn luyện và phát triển năng lực dạy học môn học đó.

B1

Phương pháp dạy học [tên môn học] ở trường THCS

C1

Phương pháp dạy học [tên môn học] ở trường THPT

2

15

30

B2

Xây dựng kế hoạch dạy học [tên môn học] ở trường THCS

C2

Xây dựng kế hoạch dạy học [tên môn học] ở trường THPT

2

10

40

B3

Tổ chức dạy học [tên môn học] ở trường THCS

C3

Tổ chức dạy học [tên môn học] ở trường THPT

2

10

40

B4

Thực hành dạy học [tên môn học] cấp THCS ở trường sư phạm

C4

Thực hành dạy học [tên môn học] cấp THPT ở trường sư phạm

3

0

90

Học phần thực hành, thực tập bắt buộc ở trường phổ thông (06 TC)

B5

Thực hành kỹ năng giáo dục ở trường THCS

C5

Thực hành kỹ năng giáo dục ở trường THPT

2

0

04 buổi/tuần x 5 tuần

B6

Thực tập sư phạm 1 ở trường THCS

C6

Thực tập sư phạm 1 ở trường THPT

2

0

05 ngày/tuần x 5 tuần

B7

Thực tập sư phạm 2 ở trường THCS

C7

Thực tập sư phạm 2 ở trường THPT

2

0

05 ngày/tuần x 5 tuần

Học phần tự chọn (02 TC, chọn 01 trong số 03 học phần)

B8

Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS

C8

Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT

2

15

30

B9

Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCS

C9

Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THPT

2

10

40

B10

Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường THCS

C10

Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường THPT

2

15

30

4. Mô tả các học phần

CÁC HỌC PHẦN BẮT BUỘC - KHỐI HỌC PHẦN CHUNG (PHẦN A)

HỌC PHẦN A1

Tên học phần: Tâm lý học giáo dục

(bắt buộc, 02 TC = 20 tiết lý thuyết + 20 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Không

Yêu cầu cần đạt:

1. Phân tích được: bản chất của tâm lý người và các yếu tố tác động đến tâm lý người; các quy luật phát triển tâm lý và các đặc trưng tâm lý của lứa tuổi thiếu niên và tuổi đầu thanh niên, từ đó rút ra được những kết luận sư phạm trong giáo dục học sinh; các cơ chế và quy luật của sự hình thành động cơ, hứng thú học tập và đạo đức, giá trị sống, nhân cách học sinh.

2. Nhận diện và giải thích được các hiện tượng tâm lý làm cơ sở cho hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý lớp học; biết cách phát hiện các nhu cầu và đề xuất các giải pháp hỗ trợ tâm lý cho học sinh.

Nội dung cơ bản:

1. Sự phát triển tâm lý cá nhân

- Bản chất, chức năng và phân loại tâm lý cá nhân.

- Cơ chế, quy luật và các giai đoạn phát triển tâm lý cá nhân.

- Đặc điểm phát triển tâm lý tuổi thiếu niên và tuổi đầu thanh niên.

2. Cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học

- Chức năng, cấu trúc của hoạt động dạy học.

- Dạy học, nhận thức và trí tuệ của học sinh; sự khác biệt cá nhân về nhận thức và trí tuệ của học sinh trong dạy học.

- Dạy học và trí nhớ của học sinh; cách chống quên cho học sinh.

3. Cơ sở tâm lý học của hoạt động học tập

- Đặc điểm, cấu trúc của hoạt động học tập; mô hình, quy luật học tập; Hình thành động cơ, hứng thú, mục đích và hành động học của học sinh.

- Bản chất, các mức độ lĩnh hội khái niệm và các yếu tố tác động tới sự hình thành khái niệm.

- Hình thành kỹ năng, kỹ xảo; các chiến lược, phong cách học tập.

- Biểu hiện, mức độ áp lực trong học tập và phương thức ứng phó với áp lực trong học tập của học sinh.

4. Cơ sở tâm lý học của quản lý lớp học

- Lớp học và quản lý lớp học; Xây dựng môi trường học tập tích cực.

- Xây dựng tập thể học sinh; Trách nhiệm của học sinh đối với quản lý lớp học.

5. Cơ sở tâm lý học của giáo dục đạo đức, giá trị sống và nhân cách

- Cấu trúc tâm lý, các thuộc tính của nhân cách; sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách.

- Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức; sự hình thành hành vi và thói quen đạo đức của học sinh.

- Giá trị sống và giáo dục giá trị sống.

6. Hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong nhà trường

- Bản chất, vai trò và ý nghĩa của hoạt động hỗ trợ tâm lý; Nguyên tắc và phương pháp, kỹ thuật hỗ trợ tâm lý, khó khăn tâm lý của học sinh.

- Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người giáo viên trong quá trình hỗ trợ tâm lý cho học sinh.

HỌC PHẦN A2

Tên học phần: Giáo dục học

(bắt buộc, 02 TC = 15 tiết lý thuyết + 30 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Tâm lý học giáo dục

Yêu cầu cần đạt:

1. Phân tích được vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh.

2. Trình bày được: những vấn đề cơ bản về nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá quá trình, kết quả giáo dục nói chung và hoạt động trải nghiệm nói riêng; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm; nội dung, phương pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp; đặc điểm của lao động sư phạm và các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người giáo viên.

3. Xây dựng được: kế hoạch chủ nhiệm lớp trong năm học; kế hoạch tổ chức giờ sinh hoạt lớp; hoạt động trải nghiệm; kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bản thân.

4. Nhận thức đúng về phát triển nghề nghiệp của bản thân; ý thức được sự cần thiết của tự học, tự nghiên cứu suốt đời đối với giáo viên và coi trọng việc tìm kiếm, lựa chọn tri thức để tự học và hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp.

Nội dung cơ bản:

1. Quá trình giáo dục và sự phát triển nhân cách

- Mục đích và nguyên lý giáo dục; nghiên cứu khoa học giáo dục.

- Vai trò của giáo dục với sự phát triển nhân cách.

- Bản chất, nguyên tắc, động lực và logic của quá trình giáo dục.

2. Nội dung, phương pháp và đánh giá giáo dục

- Nội dung giáo dục: giáo dục đạo đức, ý thức công dân; giáo dục trí tuệ; giáo dục thẩm mĩ; giáo dục lao động, hướng nghiệp và giáo dục thể chất.

- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của học sinh và lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp giáo dục học sinh.

- Đánh giá quá trình và kết quả giáo dục học sinh.

3. Giáo viên chủ nhiệm lớp

- Vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp.

- Yêu cầu về phẩm chất, năng lực và nội dung, phương pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp.

- Thực hành xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp và kế hoạch tổ chức giờ sinh hoạt lớp.

4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường phổ thông

- Mục tiêu, nội dung hoạt động trải nghiệm; hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

- Đánh giá hoạt động trải nghiệm của học sinh và thực hành thiết kế hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

5. Lao động sư phạm và phát triển nghề nghiệp giáo viên

- Đặc điểm lao động sư phạm và nhân cách người giáo viên; Đạo đức và phong cách nhà giáo.

- Đặc điểm giáo viên mới vào nghề và những khó khăn thường gặp.

- Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên; hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển nghề nghiệp.

HỌC PHẦN A3

Tên học phần: Lý luận dạy học

(bắt buộc, 02 TC = 15 tiết lý thuyết + 30 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Giáo dục học

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được bản chất, động lực, lô-gíc và tính quy luật của quá trình dạy học; phân tích được các nhiệm vụ dạy học và mối quan hệ biện chứng giữa các nhiệm vụ dạy học.

2. Biết cách vận dụng các nguyên tắc dạy học trong dạy học bộ môn; biết cách lựa chọn và sử dụng hiệu quả các hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học và phương tiện, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bộ môn.

3. Phân tích được cơ sở khoa học, đặc điểm, bản chất, nguyên tắc, ưu - nhược điểm của các lý thuyết học tập: thuyết hành vi, thuyết nhận thức, thuyết kiến tạo, thuyết đa trí tuệ, thuyết hoạt động và định hướng vận dụng các lý thuyết này vào quá trình dạy học bộ môn; so sánh được đặc điểm, vai trò của các cách tiếp cận dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh: dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, dạy học theo chủ đề và dạy học trải nghiệm.

Nội dung cơ bản:

1. Quá trình dạy học

- Bản chất, động lực và logic của quá trình dạy học; quy luật dạy học.

- Mục đích, nguyên tắc và nhiệm vụ dạy học; các thành tố của nội dung dạy học.

- Hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học; phương tiện, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Đánh giá quá trình và kết quả học tập.

2. Các lý thuyết học tập

- Thuyết hành vi trong dạy học.

- Thuyết nhận thức trong dạy học.

- Thuyết kiến tạo trong dạy học.

- Thuyết đa trí tuệ trong dạy học.

- Thuyết hoạt động trong dạy học.

3. Các tiếp cận trong dạy học phát triển phẩm chất và năng lực

- Phẩm chất và phát triển phẩm chất; năng lực và phát triển năng lực.

- Tiếp cận dạy học: tích hợp; phân hóa; theo chủ đề; trải nghiệm.

4. Lý luận dạy học bộ môn

- Các đặc trưng của lý luận dạy học bộ môn; phân loại và nguyên tắc lựa chọn hình thức dạy học bộ môn.

- Lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học bộ môn; lồng ghép các mục tiêu, nội dung giáo dục trong dạy học bộ môn.

- Phương tiện, thiết bị dạy học dùng chung và thiết bị dạy học bộ môn; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bộ môn.

- Nghiên cứu lý luận và phương pháp dạy học bộ môn; xây dựng, sử dụng và phát triển hồ sơ dạy học bộ môn.

- Các thành tố và biểu hiện cụ thể của năng lực dạy học bộ môn của giáo viên.

HỌC PHẦN A4

Tên học phần: Đánh giá trong giáo dục

(bắt buộc, 02 TC = 15 tiết lý thuyết + 30 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Lý luận dạy học

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được mục đích, vai trò, nguyên tắc và quy trình kiểm tra, đánh giá trong giáo dục nói chung và kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực nói riêng.

2. Biết cách: thiết kế công cụ và thực hiện kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập; sử dụng và phân tích kết quả đánh giá để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.

3. Phân tích được: các loại hình đánh giá và các phương pháp, công cụ đánh giá trong dạy học; các mục tiêu học tập cơ bản của học sinh và các phương pháp kiểm tra dùng để đánh giá các mục tiêu đó.

4. Xây dựng được bộ công cụ kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học và các điều kiện cần thiết để sử dụng bộ công cụ này một cách hiệu quả.

Nội dung cơ bản:

1. Mục đích, vai trò, nguyên tắc và quy trình kiểm tra, đánh giá trong giáo dục

- Mối quan hệ giữa kiểm tra, đánh giá và đo lường.

- Mục đích của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục: chẩn đoán các vấn đề của người học, xác nhận kết quả học tập, hỗ trợ hoạt động học tập và điều chỉnh hoạt động dạy học.

- Vai trò của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục.

- Đảm bảo tính khách quan; tính toàn diện; tính thường xuyên, có hệ thống và tính phát triển của đánh giá trong giáo dục.

- Quy trình đánh giá trong giáo dục; đổi mới đánh giá trong giáo dục; so sánh đánh giá phẩm chất, năng lực và đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ.

- Tăng cường sự tham gia của cha mẹ học sinh trong kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

2. Các loại hình đánh giá trong giáo dục

- Đánh giá tổng kết.

- Đánh giá quá trình.

- Đánh giá theo tiêu chí.

- Đánh giá cá nhân và nhóm.

- Đánh giá xác thực và sáng tạo.

3. Phương pháp và công cụ đánh giá trong dạy học

- Các phương pháp kiểm tra, đánh giá: kiểm tra viết, quan sát, hỏi - đáp.

- Các công cụ đánh giá học sinh: câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, sản phẩm học tập, hồ sơ học tập, bảng kiểm, thang đánh giá, phiếu đánh giá theo tiêu chí.

- Tiêu chuẩn của một công cụ đánh giá.

4. Thiết kế công cụ và thực hiện đánh giá trong dạy học

- Quy trình thiết kế các công cụ đánh giá trong dạy học; xử lý kết quả đánh giá trong dạy học.

- Phản hồi kết quả đánh giá trong dạy học môn học; sử dụng kết quả đánh giá trong dạy học môn học.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá học sinh.

- Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của giáo viên trong kiểm tra, đánh giá học sinh.

- Thực hành xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học một nội dung cụ thể; thực hành xây dựng đề kiểm tra định kỳ.

HỌC PHẦN A5

Tên học phần: Quản lý nhà nước về giáo dục

(bắt buộc, 02 TC = 20 tiết lý thuyết + 20 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Giáo dục học

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được những vấn đề cơ bản về giáo dục trong xã hội hiện đại, quản lý nhà nước về giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc quản lý trường phổ thông.

2. Phân tích được chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của giáo viên và các chức danh trong bộ máy quản lý nhà trường.

3. Có y thức tự giác chấp hành các quy định thuộc về quản lý hành chính nhà nước, quản lý giáo dục trong quá trình hoạt động nghề nghiệp.

Nội dung cơ bản:

1. Giáo dục trong xã hội hiện đại

- Đặc điểm xã hội hiện đại và yêu cầu đặt ra đối với giáo dục.

- Xu thế và chiến lược phát triển giáo dục trên thế giới.

- Chiến lược phát triển giáo dục ở Việt Nam; xã hội hoá giáo dục.

2. Quản lý hành chính nhà nước và quản lý nhà nước về giáo dục

- Đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục.

- Nhà nước, quản lý hành chính nhà nước và công vụ, công chức; vị trí, vai trò, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục; phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục.

- Luật Giáo dục; điều lệ, quy chế, quy định đối với giáo dục phổ thông.

3. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam

- Căn cứ xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.

- Tính chất, nguyên lý và mục tiêu giáo dục Việt Nam; xu hướng phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.

- Nội dung và giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.

- Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

4. Công tác quản lý giáo dục trong trường phổ thông

- Cơ cấu tổ chức nhà trường.

- Nội dung quản lý giáo dục trong nhà trường; nguyên tắc, phương thức quản lý nhà trường.

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên và các chức danh trong bộ máy quản lý nhà trường.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường.

HỌC PHẦN A6

Tên học phần: Giao tiếp sư phạm

(bắt buộc, 02 TC = 10 tiết lý thuyết + 40 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Giáo dục học

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được những vấn đề cơ bản về quá trình giao tiếp sư phạm, nguyên tắc giao tiếp sư phạm và quy tắc ứng xử trong trường học.

2. Phân tích được quy trình và các kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên; xử lý được các tình huống sư phạm phổ biến đối với giáo viên.

Nội dung cơ bản:

1. Khái quát về giao tiếp sư phạm

- Bản chất của hoạt động giao tiếp; văn hóa giao tiếp và ứng xử.

- Đặc trưng, vai trò và chức năng của giao tiếp sư phạm; đối tượng và phương tiện giao tiếp sư phạm.

- Các giai đoạn của quá trình giao tiếp sư phạm.

- Các loại phong cách giao tiếp sư phạm; mối liên hệ giữa nhân cách của nhà giáo với phong cách giao tiếp sư phạm.

2. Nguyên tắc giao tiếp sư phạm và quy tắc ứng xử trong trường học

- Các nguyên tắc đảm bảo tính mô phạm, tôn trọng nhân cách, thiện chí, đồng cảm và tạo niềm tin trong giao tiếp sư phạm.

- Quy tắc ứng xử trong trường học.

3. Quy trình và kỹ năng giao tiếp sư phạm

- Quy trình giao tiếp sư phạm dựa trên các khâu của quá trình dạy học và quá trình giáo dục.

- Các kỹ năng giao tiếp sư phạm: kỹ năng định hướng giao tiếp sư phạm; kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng phản hồi, khen ngợi, phê bình, trách phạt; kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân và kỹ năng điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp sư phạm.

4. Xử lý tình huống sư phạm

- Phân loại các tình huống giao tiếp sư phạm đối với giáo viên.

- Quy trình, kỹ năng xử lý các tình huống giao tiếp sư phạm.

- Thực hành xử lý tình huống giao tiếp giữa giáo viên và đồng nghiệp, cán bộ quản lý giáo dục; Thực hành xử lý tình huống giao tiếp giữa giáo viên và học sinh; Thực hành xử lý tình huống giao tiếp giữa giáo viên và cha mẹ học sinh.

HỌC PHẦN A7

Tên học phần: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

(bắt buộc, 03 TC = 0 tiết lý thuyết + 90 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Không

Yêu cầu cần đạt:

Sau khi hoàn thành học phần, người học có các kỹ năng sư phạm cơ bản mà giáo viên môn học nào cũng cần, bao gồm:

1. Kỹ năng khai thác, lưu trữ, xử lý thông tin giáo dục.

2. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin thông dụng trong dạy học.

3. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và thuyết trình; kỹ năng viết và trình bày bảng.

4. Kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học.

Các kỹ năng này là nền tảng để người học, thông qua các học phần tiếp theo, rèn luyện và phát triển năng lực sư phạm.

Nội dung cơ bản:

1. Kỹ năng khai thác, lưu trữ, xử lý thông tin giáo dục và sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

- Thực hành tìm kiếm, xử lý, và chọn lọc thông tin giáo dục; lưu trữ, quản lý và chia sẻ thông tin, tài liệu trên máy tính và trên internet.

- Thực hành soạn thảo kế hoạch dạy học trên máy tính và bài trình chiếu đa phương tiện; tạo môi trường học tập tương tác trên lớp trên nền tảng CNTT; xây dựng, quản lý mô hình học tập kết hợp giữa học trên lớp và tự học ở nhà; tạo và trộn đề thi trắc nghiệm; xây dựng và quản lý hồ sơ chuyên môn, hồ sơ dạy học dưới dạng số.

2. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình, viết và trình bày bảng

- Thực hành: Phát âm tròn vành, rõ chữ; diễn đạt trôi chảy, lưu loát. Kiểm soát giọng nói; kiểm soát ngữ điệu (trầm, bổng); phát hiện và khắc phục được những khuyết tật trong khi nói và thuyết trình.

- Xây dựng đề cương thuyết trình; thực hành thuyết trình theo đề cương.

- Thực hành mở đầu bài thuyết trình; kết hợp việc giao tiếp bằng mắt và một số ngôn ngữ cơ thể; rèn luyện sự tự tin và thái độ thân thiện, cởi mở khi nói, thuyết trình.

- Rèn luyện tư thế viết bảng (bảng dùng phấn, bảng dùng bút dạ); kỹ năng cầm phấn, bút dạ; kỹ năng sử dụng giẻ lau bảng; các tư thế khi viết ở các phần khác nhau của bảng; kỹ năng kiểm soát lớp học khi viết bảng.

- Rèn luyện viết chữ thẳng hàng, đều, rõ ràng, sạch đẹp, đúng chính tả; viết chữ hoa, chữ thường.

- Rèn luyện trình bày bảng khoa học: cách viết tên bài học, các đề mục; trình bày cấu trúc một mục của bài học; cách tạo điểm nhấn trong bài trình bày bảng.

3. Kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học

- Tìm hiểu cấu tạo, chức năng và phương thức kết nối của những phương tiện, thiết bị chủ yếu, dùng chung trong dạy học (máy vi tính, máy chiếu đa phương tiện, máy chiếu vật thể, ti vi, bảng tương tác, micro, loa và tăng âm, máy quay và máy ảnh).

- Thực hành kết nối hệ thống (có dây và không dây) giữa máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay hoặc máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh với các phương tiện, thiết bị dùng chung trong dạy học; khắc phục những sự cố thường gặp trong quá trình kết nối và sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học.

- Thực hành bảo quản, sửa chữa nhỏ các phương tiện, thiết bị dùng chung trong dạy học.

CÁC HỌC PHẦN LỰA CHỌN THEO MÔN HỌC

HỌC PHẦN B1 VÀ C1

Tên học phần: Phương pháp dạy học [tên môn học] ở trường THCS/THPT

(lựa chọn theo môn học, 02 TC = 15 tiết lý thuyết + 30 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Lý luận dạy học

Yêu cầu cần đạt:

1. So sánh được các phương pháp dạy học [tên môn học] ở trường THCS/THPT; phân tích được vấn đề vận dụng các phương pháp dạy học truyền thông theo tiếp cận dạy học tích cực.

2. Vận dụng được phương pháp dạy học: giải quyết vấn đề để xây dựng kế hoạch bài học môn [tên môn học]; theo dự án để xây dựng kế hoạch bài học môn [tên môn học]; theo góc để xây dựng kế hoạch bài học môn [tên môn học].

Nội dung cơ bản:

1. Các phương pháp dạy học [tên môn học] ở trường THCS/THPT

- Hệ thống các phương pháp dạy học [tên môn học].

- Đặc điểm của các phương pháp dạy học [tên môn học] (thuyết trình - trực quan, gợi mở - vấn đáp, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án, dạy học theo góc,...).

- Dạy học truyền thống và dạy học tích cực; vận dụng phương pháp dạy học truyền thống theo tiếp cận dạy học tích cực.

2. Vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học [tên môn học] ở trường THCS/THPT

- Học tập dựa trên vấn đề và dạy học phát triển năng lực; tình huống có vấn đề.

- Quy trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề; các mức độ của dạy học giải quyết vấn đề; ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.

- Thực hành vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong xây dựng kế hoạch bài học nội dung cụ thể (giáo án).

3. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học [tên môn học] ở trường THCS/THPT

- Học tập qua dự án và dạy học tích hợp, dạy học trải nghiệm; tính chất và đặc điểm của dự án học tập.

- Đề xuất, lựa chọn đề tài và xác định mục đích của dự án; xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện dự án; thực hiện dự án, tạo ra sản phẩm; công bố, đánh giá kết quả của việc thực hiện dự án.

- Ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học theo dự án.

- Thực hành vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong xây dựng kế hoạch bài học nội dung cụ thể (giáo án).

4. Vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học [tên môn học] ở trường THCS/THPT

- Học tập theo góc và dạy học phân hóa; quy trình dạy học theo góc.

- Thiết kế các nhiệm vụ học tập và phiếu hỗ trợ; ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học theo góc.

- Thực hành vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong xây dựng kế hoạch bài học nội dung cụ thể (giáo án).

HỌC PHẦN B2 và C2

Tên học phần: Xây dựng kế hoạch dạy học [tên môn học] ở trường THCS/THPT (lựa chọn theo môn học, 02 TC = 10 tiết lý thuyết + 40 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học:

- Đánh giá trong giáo dục

 

- Phương pháp dạy học [tên môn học] ở trường THCS/THPT

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được những vấn đề cơ bản về chương trình môn học, xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở trường THCS/THPT; sử dụng được tri thức khoa học ngành (đã học ở chương trình đào tạo cử nhân ngoài sư phạm) để phân tích chương trình môn học cấp THCS/THPT.

2. Xây dựng được kế hoạch bài học, hoạt động trải nghiệm trong môn học/chuyên đề học tập lựa chọn theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THCS/THPT.

Nội dung cơ bản:

1. Phân tích chương trình môn [tên môn học] cấp THCS/THPT

- Tìm hiểu chương trình môn học (chương trình quốc gia).

- Sử dụng tri thức khoa học ngành để phân tích các mạch nội dung trong chương trình môn [tên môn học] cấp THCS/THPT, giải thích các nội dung dạy học cụ thể và sự phát triển nội dung dạy học về khoa học ngành qua các cấp học (Tiểu học, THCS, THPT) tới bậc đại học.

2. Xây dựng kế hoạch dạy học môn [tên môn học] ở trường THCS/THPT

- Ý nghĩa và căn cứ xây dựng kế hoạch dạy học môn học trong năm học; xác định nhu cầu và động cơ học tập môn học của học sinh.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc tổ chức hoạt động dạy học môn học; Xác định mục tiêu, nội dung của kế hoạch dạy học môn học theo khối lớp.

- Chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật, thiết bị và tài liệu dạy học cần thiết để thực hiện chương trình; bảo quản, sửa chữa, sáng tạo thiết bị dạy học.

- Lập kế hoạch dạy học môn học theo khối lớp học từng tuần, từng tháng, từng học kỳ trong năm học.

3. Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề, bài học môn [tên môn học] theo kế hoạch dạy học môn học ở trường THCS/THPT

- Xác định mục tiêu chủ đề, bài học theo yêu cầu cần đạt; xác định nội dung dạy học chủ đề, bài học.

- Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học chủ đề, bài học; lựa chọn và vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học; lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học chủ đề, bài học; ứng dụng CNTT trong dạy học chủ đề, bài học.

- Xây dựng tiến trình dạy học chủ đề, bài học (chuỗi hoạt động học); xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề, bài học.

- Thực hành xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề, bài học cụ thể theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; làm rõ kế hoạch tổ chức từng hoạt động học.

Nội dung đối với nhánh THCS

Nội dung đối với nhánh THPT

4. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn [tên môn học] theo kế hoạch dạy học môn học ở trường THCS

- Xác định chủ đề học tập trải nghiệm; Xác định mục tiêu, nội dung của chủ đề trải nghiệm trong môn học.

- Phương pháp tổ chức: Giao nhiệm vụ, huy động các nguồn lực; giám sát, hỗ trợ học sinh trong hoạt động; đánh giá sản phẩm hoạt động và phản hồi, sử dụng kết quả đánh giá.

- Thực hành xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn [tên môn học] cho học sinh THCS.

4. Xây dựng chuyên đề học tập môn [tên môn học] theo kế hoạch dạy học môn học ở trường THPT

- Đặc trưng của chuyên đề học tập lựa chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Xác định nội dung cụ thể, học liệu của chuyên đề học tập dựa trên yêu cầu cần đạt theo chương trình môn [tên môn học].

- Hình thức, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá chuyên đề học tập.

- Thực hành xây dựng kế hoạch dạy học chuyên đề học tập môn [tên môn học] cho học sinh THPT.

HỌC PHẦN B3 và C3

Tên học phần: Tổ chức dạy học [tên môn học] ở trường THCS/THPT

(lựa chọn theo môn học, 02 TC = 10 tiết lý thuyết + 40 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Xây dựng kế hoạch dạy học [tên môn học] ở trường THCS/THPT

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được những vấn đề cơ bản về tổ chức dạy học trên lớp học và sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học ở trường THCS/THPT.

2. Thực hành được các kỹ năng tổ chức dạy học [tên môn học] cho học sinh THCS/THPT; thực hành tổ chức được từng hoạt động học tập đặc trưng trên lớp học trong dạy học [tên môn học] ở trường THCS/THPT.

3. Phân tích được giáo án và video bài học minh họa phỏng theo quy trình nghiên cứu bài học.

Nội dung cơ bản:

1. Rèn luyện các kỹ năng tổ chức dạy học [tên môn học] cho học sinh THCS/THPT

- Kỹ năng phân hóa học sinh.

- Kỹ năng bao quát lớp học.

- Kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học.

- Kỹ năng tổ chức học sinh hoạt động nhóm.

- Kỹ năng tổ chức học sinh thuyết trình.

- Kỹ năng tổ chức học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.

- Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong dạy học.

2. Tổ chức các hoạt động học tập đặc trưng trên lớp học trong dạy học [tên môn học] ở trường THCS/THPT

- Tổ chức hoạt động tạo hứng thú, liên kết với kiến thức đã biết, tiếp nhận vấn đề học tập.

- Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Tổ chức hoạt động luyện tập, củng cố.

- Tổ chức hoạt động vận dụng, mở rộng.

- Tổ chức hoạt động đánh giá, phản hồi.

3. Phân tích, đánh giá bài học môn [tên môn học] dựa trên quy trình nghiên cứu bài học

- Sự cần thiết và quy trình nghiên cứu bài học.

- Vận dụng quy trình nghiên cứu bài học trong sinh hoạt chuyên môn để phân tích, đánh giá bài học môn [tên môn học] ở trường THCS/THPT.

- Thực hành phân tích giáo án và video dạy học minh họa phỏng theo quy trình nghiên cứu bài học.

HỌC PHẦN B4 và C4

Tên học phần: Thực hành dạy học [tên môn học] cấp THCS/THPT ở trường sư phạm (lựa chọn theo môn học, 02 TC = 0 tiết lý thuyết + 90 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học:

- Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

 

- Tổ chức dạy học [tên môn học] ở trường THCS/THPT

Yêu cầu cần đạt:

1. Tìm hiểu được công việc dạy học của giáo viên môn [tên môn học] ở trường THCS/THPT.

2. Đánh giá được bài học môn [tên môn học] trên thực tế và bài dạy minh họa của giảng viên theo quy trình nghiên cứu bài học; tham gia thiết kế và thực hành dạy học được một bài học môn [tên môn học] với học sinh giả định.

Nội dung cơ bản:

1. Tìm hiểu công việc dạy học của giáo viên môn [tên môn học] ở trường THCS/THPT

- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm nghề nghiệp của giáo viên môn [tên môn học] ở trường THCS/THPT.

- Tìm hiểu kỳ vọng, thuận lợi, khó khăn của học sinh khi học tập môn [tên môn học] ở trường THCS/THPT.

- Tìm hiểu điều kiện thực hiện trong dạy học môn [tên môn học] ở trường THCS/THPT.

2. Thực hành quan sát bài học môn [tên môn học] cấp THCS/THPT trên thực tế

- Quan sát Video bài học môn [tên môn học] của học sinh THCS/THPT.

- Quan sát trực tiếp bài dạy minh họa môn [tên môn học] của giảng viên với học sinh giả định.

Việc tổ chức phân tích giáo án, hoạt động dạy - học môn [tên môn học] phỏng theo quy trình sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.

3. Soạn giáo án và tập giảng môn [tên môn học] cấp THCS/THPT với học sinh giả định

Học viên (giáo sinh) thực hành dạy học môn [tên môn học], bao gồm cả quản lý lớp học và quản lý hồ sơ dạy học trong môi trường mô phỏng với các giáo sinh khác đóng vai học sinh. Giảng viên sư phạm chọn một số học viên để cùng tiến hành bài dạy theo quy trình:

- Giáo sinh soạn giáo án và gửi cho lớp trước 01 tuần.

- Giáo sinh thực hành dạy học theo giáo án với học sinh giả định trên giảng đường.

- Giảng viên sư phạm tổ chức hoạt động phân tích bài học, đặc biệt phân tích những mặt chưa được để cả lớp rút kinh nghiệm.

Việc tổ chức soạn giáo án và tập giảng môn [tên môn học] phỏng theo quy trình sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.

CÁC HỌC PHẦN THỰC HÀNH, THỰC TẬP BẮT BUỘC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

HỌC PHẦN B5 và C5

Tên học phần: Thực hành kỹ năng giáo dục ở trường THCS/THPT

(bắt buộc, 02 TC, 100% thời lượng dành cho thực hành ở trường THCS/THPT)

Học phần đã học: Giáo dục học

Yêu cầu cần đạt:

1. Xây dựng được kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp THCS/THPT.

2. Tìm hiểu được đặc điểm học sinh THCS/THPT của lớp chủ nhiệm; tổ chức được một giờ sinh hoạt lớp chủ nhiệm ở trường THCS/THPT; thiết kế và tổ chức được hoạt động giáo dục cho học sinh THCS/THPT.

3. Quan sát, nhận biết được hành vi của học sinh THCS/THPT trong lớp học; nhận diện được đặc điểm tâm lý của tập thể lớp, nhận diện các cá nhân hoặc nhóm học sinh THCS/THPT có nhu cầu được hỗ trợ tâm lý học đường và lập kế hoạch hỗ trợ tâm lý học đường cho học sinh.

4. Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ học sinh trong học tập và trong cuộc sống; cam kết nuôi dưỡng và phát huy tiềm năng của từng học sinh.

Nội dung cơ bản:

1. Chuẩn bị thực hành (10 tiết):

- Tìm hiểu yêu cầu, nội dung thực hành kỹ năng giáo dục ở trường THCS/THPT và các tiêu chí đánh giá tương ứng.

- Lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ thực hành, hoàn thành các sản phẩm.

Lưu ý:

- Địa điểm: Trường sư phạm.

- Nếu học viên không hoàn thành bản kế hoạch thì sẽ không được tham gia phần thực hành ở trường THCS/THPT.

2. Thực hành ở trường THCS/THPT (04 buổi/tuần x 5 tuần): Thực hành 04 nhóm kỹ năng giáo dục tại lớp chủ nhiệm ở trường THCS/THPT.

- Thực hành công tác chủ nhiệm lớp; thực hành tổ chức hoạt động giáo dục.

- Thực hành quản lý hành vi trong lớp học; thực hành tư vấn và hỗ trợ học sinh.

HỌC PHẦN B6 và C6

Tên học phần: Thực tập sư phạm 1 ở trường THCS/THPT

(bắt buộc, 02 TC, 100% thời lượng dành cho thực tập ở trường THCS/THPT)

Học phần đã học:

- Thực hành dạy học [tên môn học] cấp THCS/THPT ở trường sư phạm

 

- Thực hành kỹ năng giáo dục ở trường THCS/THPT

Yêu cầu cần đạt:

Sau khi hoàn thành thực tập sư phạm đợt 1 tại trường THCS/THPT, học viên hình thành tình cảm nghề nghiệp, đạo đức, tác phong và năng lực hoạt động nghề nghiệp trong thực tiễn giáo dục THCS/THPT; đáp ứng được hầu hết các mục tiêu cụ thể của Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm - nhánh THCS/THPT.

Nội dung cơ bản:

1. Thực tập giáo dục ở trường THCS/THPT

- Tìm hiểu thực tiễn giáo dục ở trường thực tập; các công việc, hồ sơ, sổ sách mà giáo viên THCS/THPT cần thực hiện.

- Khai thác hồ sơ học sinh, tìm hiểu đặc điểm học sinh lớp chủ nhiệm; xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp hằng tuần và cả đợt.

- Tham gia quản lý nề nếp học tập của lớp chủ nhiệm; viết báo cáo tình hình lớp chủ nhiệm hằng tuần.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức 02 giờ sinh hoạt lớp.

2. Thực tập dạy học ở trường THCS/THPT (người học đã học TC lựa chọn theo môn học nào thì thực tập dạy học môn học đó).

- Tìm hiểu về kế hoạch giáo dục nhà trường.

- Tham gia sinh hoạt chuyên môn; tìm hiểu các công việc của tổ, nhóm chuyên môn.

- Xây dựng kế hoạch thực tập dạy học hằng tuần và cả đợt.

- Quan sát và nhận xét 02 giờ dạy học mẫu; Soạn giáo án và thực hiện 03 giờ dạy.

HỌC PHẦN B7 và C7

Tên học phần: Thực tập sư phạm 2 ở trường THCS/THPT

(bắt buộc, 02 TC, 100% thời lượng dành cho thực tập ở trường THCS/THPT)

Học phần đã học: Thực tập sư phạm 1 ở trường THCS/THPT

Yêu cầu cần đạt:

Sau khi hoàn thành thực tập sư phạm đợt 2 tại trường THCS/THPT, học viên phát triển tình cảm nghề nghiệp, đạo đức, tác phong và năng lực hoạt động nghề nghiệp trong thực tiễn giáo dục THCS/THPT; đáp ứng được đầy đủ các mục tiêu cụ thể của Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm - nhánh THCS/THPT. Trên cơ sở đó, giúp học viên tự đánh giá và trường sư phạm đánh giá năng lực hoạt động nghề nghiệp của học viên trước khi cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm THCS/THPT cho học viên.

Nội dung cơ bản:

1. Thực tập giáo dục ở trường THCS/THPT

- Tham gia các hoạt động của cộng đồng giáo viên, Đoàn thanh niên và các hoạt động cộng đồng gắn với giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp hằng tuần và cả đợt.

- Quản lý nề nếp học tập; viết báo cáo tình hình lớp chủ nhiệm hằng tuần.

- Khuyến khích, hỗ trợ học sinh tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường và các hoạt động cộng đồng gắn với giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức 01 giờ sinh hoạt lớp và 01 hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

- Các nhiệm vụ thực tập giáo dục tự chọn: tham gia tư vấn, tham vấn, hỗ trợ tâm lý học đường; tham gia giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi; tham gia thúc đẩy phong trào, hoạt động Đoàn của lớp chủ nhiệm; hỗ trợ hoạt động của các câu lạc bộ học sinh.

2. Thực tập dạy học ở trường THCS/THPT

- Tham gia sinh hoạt chuyên môn; tìm hiểu các công việc của tổ chuyên môn; xây dựng kế hoạch thực tập dạy học hằng tuần và cả đợt.

- Quan sát và nhận xét 04 giờ dạy học mẫu; soạn giáo án và thực hiện 05 giờ dạy.

- Các nhiệm vụ thực tập giáo dục tự chọn: phụ đạo học sinh có học lực trung bình; chế tạo đồ dùng dạy học tự làm; tổ chức hoạt động giáo dục STEM; tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học - kỹ thuật.

CÁC HỌC PHẦN TỰ CHỌN - KHỐI HỌC PHẦN CHUNG

HỌC PHẦN A8

Tên học phần: Hoạt động giáo dục ở trường phổ thông

(tự chọn, 02 TC = 15 tiết lý thuyết + 30 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Giáo dục học

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được các vấn đề cơ bản về kế hoạch hoạt động giáo dục ở trường phổ thông; phân tích được các nội dung công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông.

2. Biết cách phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; sẵn sàng tư vấn, tham vấn giáo dục cho học sinh; hỗ trợ học sinh khám phá, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.

3. Xây dựng được kế hoạch tổ chức một hoạt động giáo dục cụ thể phù hợp với điều kiện của trường phổ thông.

Nội dung cơ bản:

1. Kế hoạch hoạt động giáo dục ở trường phổ thông

- Mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông và các quy định khác của ngành giáo dục.

- Đặc điểm và vai trò của các loại kế hoạch giáo dục đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

- Các phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ở trường phổ thông; tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động giáo dục ở trường phổ thông.

2. Công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp

- Tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm và điều kiện sống của học sinh lớp chủ nhiệm; xây dựng và quản lý hồ sơ học sinh; lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp; xây dựng môi trường lớp học và tập thể lớp học sinh.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy học; tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện; hướng dẫn học sinh lựa chọn, vận dụng phương pháp học tập tích cực; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội.

- Giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm; các khó khăn thường gặp của giáo viên chủ nhiệm lớp.

3. Tư vấn, tham vấn giáo dục cho học sinh

- Cơ sở khoa học của hoạt động tư vấn, tham vấn giáo dục; các nguyên tắc, tiếp cận trong tư vấn, tham vấn giáo dục.

- Các giai đoạn tư vấn, tham vấn giáo dục cho học sinh; các lĩnh vực cần tư vấn, tham vấn cho học sinh; vấn đề tư vấn, tham vấn giáo dục đối với học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật học hòa nhập.

- Xác định nhu cầu tư vấn, tham vấn, hướng dẫn của mỗi học sinh; vai trò và yêu cầu về phẩm chất, năng lực của giáo viên trong công tác tư vấn, tham vấn giáo dục cho học sinh.

4. Tư vấn học sinh khám phá, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp

- Năng lực định hướng nghề nghiệp: hiểu biết về nghề nghiệp; hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp; kỹ năng ra quyết định và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp.

- Các lý thuyết hướng nghiệp; các loại hình tư vấn hướng nghiệp; các kỹ năng tư vấn hướng nghiệp; liệu pháp tư vấn cá nhân về hướng nghiệp; các giai đoạn tư vấn hướng nghiệp cá nhân.

- Điều kiện đảm bảo quy trình tư vấn hướng nghiệp đạt hiệu quả; các biện pháp hỗ trợ học sinh phát triển năng lực hướng nghiệp.

5. Phối hợp giữa giáo viên với gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh

- Những vấn đề chung về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục, hỗ trợ học tập tích cực và hướng nghiệp cho học sinh.

- Phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổ chức Đoàn, bộ phận tâm lý trường học, bộ phận hướng nghiệp và Ban giám hiệu.

- Giáo dục gia đình, vai trò của gia đình và các phương thức phối hợp với gia đình trong công tác giáo dục học sinh.

HỌC PHẦN A9

Tên học phần: Kỷ luật tích cực

(tự chọn, 02 TC = 15 tiết lý thuyết + 30 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Giáo dục học

Yêu cầu cần đạt:

1. Phân tích được các biện pháp xây dựng kỷ luật tích cực trong trường THCS/THPT; phân tích được biện pháp xây dựng kỷ luật tích cực trong lớp học.

2. Lập được kế hoạch xây dựng kỷ luật tích cực trong lớp học.

Nội dung cơ bản:

1. Các biện pháp xây dựng kỷ luật tích cực trong trường phổ thông

- Đặc điểm của kỷ luật tích cực; sự cần thiết phải thực hiện kỷ luật tích cực trong trường THCS/THPT.

- Thay đổi nhận thức của giáo viên về vấn đề giáo dục và kỷ luật học sinh; xây dựng môi trường sư phạm thân thiện ở trường THCS/THPT.

- Tổ chức cho học sinh tham gia xây dựng nội quy trường học; tổ chức các hoạt động gắn kết các thành viên trong trường phổ thông.

2. Các biện pháp xây dựng kỷ luật tích cực trong lớp học

- Quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh; áp dụng các biện pháp quản lý hành vi của học sinh trong lớp học.

- Xây dựng môi trường lớp học thân thiện; xây dựng tập thể lớp học.

- Tăng cường sự tham gia của học sinh trong xây dựng, giám sát nội quy lớp học.

HỌC PHẦN A10

Tên học phần: Quản lý lớp học

(tự chọn, 02 TC = 15 tiết lý thuyết + 30 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Giáo dục học

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được đặc điểm tâm lý - xã hội của học sinh THCS/THPT.

2. Phân tích được các biện pháp quản lý hành vi của học sinh THCS/THPT trong lớp học; xây dựng môi trường học tập và xây dựng tập thể học sinh THCS/THPT.

3. Lập được kế hoạch xây dựng tập thể học sinh THCS/THPT.

Nội dung cơ bản:

1. Đặc điểm tâm lý - xã hội của học sinh THCS/THPT

- Nhận thức và trí tuệ của học sinh THCS/THPT; đời sống tình cảm và ý chí của học sinh THCS/THPT.

- Hoạt động giao tiếp của học sinh THCS/THPT; đặc điểm và rào cản học tập của học sinh THCS/THPT.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý - xã hội của học sinh THCS/ THPT.

2. Các biện pháp quản lý hành vi của học sinh THCS/THPT trong lớp học

- Hành vi và quản lý hành vi của học sinh; sự khác biệt về năng lực, giới và điều kiện kinh tế, xã hội trong hành vi.

- Biện pháp tương tác bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong lớp học.

- Biện pháp sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực.

- Biện pháp khuyến khích sự tự kiểm soát và điều khiển hành vi của học sinh theo các quy tắc ứng xử, nội quy lớp học; nhận biết các hành vi không mong đợi; tìm hiểu học sinh, xác định nguyên nhân và áp dụng các biện pháp giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi.

- Phát hiện và ngăn ngừa các khó khăn tâm lý trong giao tiếp của học sinh; khắc phục trạng thái tâm lý căng thẳng trong học tập của học sinh.

3. Các biện pháp xây dựng môi trường học tập ở trường THCS/THPT

- Đặc điểm và phân loại môi trường học tập.

- Ảnh hưởng của môi trường lớp học đến mục đích, động cơ, hành vi và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

- Biện pháp tổ chức không gian lớp học; biện pháp xây dựng môi trường tâm lý - xã hội của lớp học; biện pháp khích lệ, kỷ luật tích cực.

4. Các biện pháp xây dựng tập thể học sinh THCS/THPT

- Đặc điểm và chức năng của tập thể học sinh; các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh.

- Nguyên tắc và phương pháp xây dựng tập thể lớp.

- Biện pháp xác định mục tiêu, văn hóa tổ chức của tập thể lớp; biện pháp xây dựng các mối quan hệ dân chủ và nhân văn; biện pháp tổ chức bộ máy tự quản; biện pháp tổ chức hoạt động củng cố và phát triển tập thể.

- Khích lệ học sinh suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân và hành động vì sự phát triển của tập thể lớp; phát hiện kịp thời và ngăn ngừa những xung đột trong tập thể lớp.

HỌC PHẦN A11

Tên học phần: Kỹ thuật dạy học tích cực

(tự chọn, 02 TC = 10 tiết lý thuyết + 40 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Giáo dục học

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được đặc trưng của dạy học tích cực và vấn đề vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực ở trường THCS/THPT.

2. Phân tích được các bước thực hiện, ưu điểm, hạn chế của từng kỹ thuật dạy học tích cực.

3.Thực hiện được các kỹ thuật dạy học tích cực trong môi trường lớp học giả định.

Nội dung cơ bản:

1. Các đặc trưng của dạy học tích cực

- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh; dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của học trò.

2. Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực

- Cơ sở tâm lý học giáo dục, giáo dục học của kỹ thuật dạy học tích cực; sự cần thiết của việc vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.

- Lựa chọn và sử dụng phối hợp các kỹ thuật dạy học tích cực; khó khăn và hướng khắc phục khi áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.

3. Đặc điểm của một số kỹ thuật dạy học tích cực

- Các kỹ thuật tổ chức hoạt động cá nhân: kỹ thuật 5W1H, kỹ thuật 321, kỹ thuật động não, kỹ thuật cầm tay chỉ việc,...

- Các kỹ thuật tổ chức hoạt động nhóm: kỹ thuật hỏi - đáp, kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi, kỹ thuật tranh luận ủng hộ - phản đối, kỹ thuật sơ đồ tư duy, kỹ thuật đóng vai, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật ổ bi, kỹ thuật XYZ, kỹ thuật phòng tranh,...

- Các kỹ thuật lấy thông tin phản hồi: kỹ thuật 3 lần 3, kỹ thuật khảo sát, kỹ thuật KWLH,...

HỌC PHẦN A12

Tên học phần: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

(tự chọn, 02 TC = 10 tiết lý thuyết + 40 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Giáo dục học

Yêu cầu cần đạt:

1. Phân tích được các khả năng và cấp độ ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS/THPT.

2. Phát biểu được những ý kiến riêng nhận xét, đánh giá các phần mềm, hệ thống CNTT cụ thể trong dạy học và đề xuất phương hướng cải tiến các ứng dụng CNTT này.

3. Lựa chọn và sử dụng được các phần mềm, hệ thống CNTT để dạy học trực tiếp trên lớp, dạy học qua mạng và dạy học kết hợp giữa học trên lớp và học qua mạng cho học sinh THCS/THPT.

Nội dung cơ bản:

1. Phương tiện dạy học

- Chức năng của phương tiện dạy học: kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển hứng thú học tập, điều khiển quá trình dạy học.

- Hệ thống phương tiện dạy học; yêu cầu đối với của phương tiện dạy học trong dạy học.

- Nguyên tắc lựa chọn, sử dụng các phương tiện dạy học: đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ và đúng mức độ.

2. Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học

- Vai trò của các phương tiện dạy học hiện đại: ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học.

- Yêu cầu, nguyên tắc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.

- Tiêu chuẩn phòng thiết bị dạy học, phòng máy tính; các quy tắc bảo dưỡng, sử dụng an toàn đối với con người và thiết bị.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường THCS/THPT

- Các khả năng và cấp độ ứng dụng CNTT trong dạy học; sử dụng phối hợp các ứng dụng CNTT và thiết bị công nghệ với các phương tiện dạy học truyền thống.

- Đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Yêu cầu về năng lực đối với giáo viên trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trên lớp

- Xây dựng, tổ chức môi trường dạy học giàu thông tin, linh hoạt và có tính thực tiễn, tính tương tác cao; thực hành sử dụng các phần mầm cụ thể.

- Thiết kế, tổ chức các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học của học sinh; thực hành sử dụng các phần mềm cụ thể.

- Quản lý quá trình học tập và xây dựng, quản lý hồ sơ dạy học; thực hành sử dụng các phần mềm cụ thể.

- Xây dựng công cụ và tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập; thực hành sử dụng các phần mềm cụ thể.

5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học qua mạng

- Ưu điểm, hạn chế của dạy học qua mạng.

- Xây dựng các học liệu số (tài liệu đọc, video bài giảng, bài giảng điện tử có tương tác, bài kiểm tra) dùng cho việc tự học có hướng dẫn.

- Khai thác các hệ thống quản lý học tập, quản lý nội dung học tập để xây dựng, tổ chức các bài học qua mạng; thực hành sử dụng các hệ thống cụ thể.

- Khai thác hệ thống dạy học trực tuyến để tổ chức và quản lý lớp học, tương tác qua môi trường mạng; thực hành sử dụng các hệ thống dạy học trực tuyến cụ thể.

6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học kết hợp giữa học trên lớp và học qua mạng

- Hmh thức tổ chức dạy học theo phương thức kết hợp giữa dạy học trên lớp và tự học qua mạng có hướng dẫn - mô hình lớp học đảo ngược.

- Phối hợp các ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược.

HỌC PHẦN A13

Tên học phần: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

(tự chọn, 02 TC = 10 tiết lý thuyết + 40 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Giáo dục học

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được ý nghĩa, vai trò của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường THCS, THPT.

2. So sánh được hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng với hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm, hoạt động nghiên cứu bài học của giáo viên; phân tích được quy trình, phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

3. Xây dựng được đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

Nội dung cơ bản:

1. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

- Ý nghĩa, vai trò của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

- So sánh nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng với các lĩnh vực nghiên cứu khác của khoa học giáo dục.

- Khung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

- Các phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

2. Quy trình nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

- Tìm hiểu thực trạng, xác định chủ đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết; lựa chọn thiết kế nghiên cứu (nghiên cứu tác động).

- Thiết kế và thực hiện tác động; thiết kế và sử dụng công cụ thu thập dữ liệu; kiểm chứng độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu; phân tích dữ liệu, kết quả nghiên cứu.

- Khung báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học.

3. Tổ chức nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường THCS/THPT

- So sánh nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng với viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu bài học ở trường THCS/THPT.

- Các khó khăn khi nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường THCS/THPT.

- Các hướng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường THCS/THPT.

- Tổ chức, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

- Vận dụng các kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong dạy học và giáo dục học sinh.

- Thực hành xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

HỌC PHẦN A14

Tên học phần: Tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở trường phổ thông

(tự chọn, 02 TC = 10 tiết lý thuyết + 40 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Giáo dục học

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được những vấn đề cơ bản về giáo dục STEM.

2. Phân tích được các tiêu chí và quy trình xây dựng chủ đề giáo dục STEM cho học sinh THCS/THPT.

3. Thiết kế được chủ đề giáo dục STEM cho học sinh THCS/THPT.

Nội dung cơ bản:

1. Khái quát về giáo dục STEM

- Vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM; giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông.

- Lồng ghép giáo dục STEM trong các môn học; tổ chức chủ đề giáo dục STEM.

- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học - kỹ thuật.

- Điều kiện triển khai giáo dục STEM.

2. Tiêu chí xây dựng chủ đề giáo dục STEM

- Chủ đề giáo dục STEM tập trung vào các vấn đề của thực tiễn; cấu trúc chủ đề STEM theo quy trình thiết kế kỹ thuật.

- Phương pháp tổ chức chủ đề giáo dục STEM đưa học sinh vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm.

- Hình thức tổ chức chủ đề giáo dục STEM lôi cuốn học sinh vào hoạt động nhóm kiến tạo; nội dung chủ đề giáo dục STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và toán mà học sinh đã và đang học.

- Tiến trình tổ chức chủ đề giáo dục STEM khuyến khích các đề xuất khác nhau và coi thất bại khi thử nghiệm một số phương án là một phần của quá trình tìm tòi giải pháp tối ưu.

3. Quy trình xây dựng chủ đề giáo dục STEM

- Lựa chọn chủ đề giáo dục; xác định vấn đề cần giải quyết.

- Xây dựng tiêu chí đối với giải pháp giải quyết vấn đề, sản phẩm cần chế tạo.

- Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học chủ đề.

- Thực hành thiết kế chủ đề giáo dục STEM.

HỌC PHẦN A15

Tên học phần: Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống

(tự chọn, 02 TC = 10 tiết lý thuyết + 40 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Giáo dục học

Yêu cầu cần đạt:

1. Phân tích được con đường, biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh; phân tích được nguyên tắc, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

2. Xây dựng được kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Nội dung cơ bản:

1. Giáo dục giá trị sống

- Ý nghĩa, nguyên tắc giáo dục giá trị sống cho học sinh; xác định giá trị sống đối với học sinh.

- Vai trò của nhà trường đối với việc giáo dục giá trị sống cho học sinh.

- Các con đường giáo dục giá trị sống: thông qua những bài học về giá trị sống; tích hợp, liên hệ, vận dụng giá trị sống trong các lĩnh vực học tập và trải nghiệm từ chính cuộc sống.

- Biện pháp giáo dục giá trị sống bằng những quan sát, trải nghiệm thực tế; bằng những trải nghiệm cảm xúc; qua nhận thức lại kinh nghiệm, tương tác và tranh luận; qua những câu chuyện cảm động; qua những câu hỏi tự vấn.

- Đánh giá kết quả giáo dục giá trị sống cho học sinh.

2. Giáo dục kỹ năng sống

- Ý nghĩa, đặc điểm của kỹ năng sống; mối quan hệ giữa giá trị và kỹ năng sống.

- Sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; mối quan hệ giữa giáo dục giá trị sống và giáo dục kỹ năng sống.

- Tìm hiểu nhóm kỹ năng sống trong mối quan hệ với bản thân: kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng xác định mục tiêu; kỹ năng điều chỉnh nhận thức và hành vi; kỹ năng xác định giá trị; kỹ năng ứng phó với căng thẳng...

- Tìm hiểu nhóm kỹ năng sống trong mối quan hệ với người khác: kỹ năng quan sát; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thuyết phục và gây ảnh hưởng; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng thấu cảm; kỹ năng lãnh đạo...

- Tìm hiểu nhóm kỹ năng sống trong mối quan hệ với công việc: kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng ghi nhớ chọn lọc; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng thích ứng với sự thay đổi; tư duy sáng tạo...

- Các con đường giáo dục kỹ năng sống; nguyên tắc, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Thực hành xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

HỌC PHẦN A16

Tên học phần: Giáo dục vì sự phát triển bền vững

(tự chọn, 02 TC = 15 tiết lý thuyết + 30 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Giáo dục học

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được các vấn đề cơ bản về phát triển bền vững và giáo dục vì sự phát triển bền vững.

2. Phân tích được hình thức, phương pháp giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh THCS, THPT.

3. Xây dựng được chủ đề giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh THCS/THPT.

Nội dung cơ bản:

1. Phát triển bền vững

- Những thách thức đối với địa phương, quốc gia và toàn cầu.

- Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế, môi trường và văn hóa - xã hội.

- Thuộc tính, nguyên tắc phát triển bền vững.

- Các lĩnh vực ưu tiên phát triển bền vững của Việt Nam.

2. Mục tiêu, nội dung và tiếp cận giáo dục vì sự phát triển bền vững

- Mục tiêu giáo dục vì sự phát triển bền vững; ảnh hưởng của giáo dục vì sự phát triển bền vững đối với kinh tế, môi trường và văn hóa - xã hội.

- Nội dung giáo dục vì sự phát triển bền vững.

- Tiếp cận dạy học tích hợp liên môn, xuyên môn và tiếp cận dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong giáo dục vì sự phát triển bền vững.

- Tích hợp giáo dục vì sự phát triển bền vững trong các cấp độ của chương trình giáo dục phổ thông.

- Các chính sách giáo dục vì phát triển bền vững của Việt Nam.

3. Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong trường THCS/THPT

- Mục tiêu, nội dung giáo dục vì sự phát triển bền vững.

- Tổ chức hoạt động giáo dục vì sự phát triển bền vững.

- Lồng ghép giáo dục vì sự phát triển bền vững trong các môn học.

- Phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục vì sự phát triển bền vững.

- Đánh giá quá trình và kết quả giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh.

- Thực hành xây dựng chủ đề giáo dục vì sự phát triển bền vững cho học sinh.

HỌC PHẦN A17

Tên học phần: Xây dựng môi trường giáo dục

(tự chọn, 02 TC = 15 tiết lý thuyết + 30 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Giáo dục học

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được các đặc điểm của môi trường giáo dục vì sự tiến bộ của học sinh và các quy định về văn hóa ứng xử, dân chủ trong nhà trường; trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

2. Phân tích được các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường ở trường THCS/THPT.

3. Đề xuất được bộ quy tắc cụ thể về ứng xử và an toàn học đường ở trường THCS/THPT.

Nội dung cơ bản:

1. Môi trường giáo dục vì sự tiến bộ của học sinh

- Đặc điểm của môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

- Vấn đề bạo lực học đường và phòng, chống bạo lực học đường. Bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới.

- Yêu cầu, trách nhiệm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

2. Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường ở trường THCS/THPT

- Thu thập, xử lý thông tin về môi trường giáo dục; xác định các nguy cơ tiềm ẩn và hiện hữu về bạo lực học đường và sự mất an toàn ở trường THCS/THPT.

- Lồng ghép giới trong hoạt động dạy học, giáo dục học sinh; các cấp độ, các bước, công cụ lồng ghép giới và các lưu ý cụ thể.

- Xây dựng các quy tắc ứng xử và an toàn học đường ở trường THCS/THPT; xây dựng văn hóa nhà trường vì sự tiến bộ của học sinh.

- Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

CÁC HỌC PHẦN TỰ CHỌN - KHỐI HỌC PHẦN NHÁNH THCS/THPT

HỌC PHẦN B8 và C8

Tên học phần: Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS/THPT

(tự chọn, 02 TC = 15 tiết lý thuyết + 30 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Giáo dục học

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được bối cảnh, các cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; tư tưởng chủ đạo, quan diêm phát triển và cấu trúc của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2. Phân tích được những đặc trưng và điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THCS/THPT trên các phương diện mục tiêu giáo dục, kế hoạch giáo dục, phương pháp và đánh giá kết quả giáo dục, giáo dục STEM và hướng nghiệp.

3. Tóm tắt được một số khó khăn, thách thức chủ yếu và những giải pháp khi triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THCS/THPT.

Nội dung cơ bản:

1. Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

- Bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

- Tư tưởng, quan điểm xây dựng và cấu trúc chương trình giáo dục phổ thông.

- Tính hệ thống và tính mở của chương trình giáo dục phổ thông.

- Định hướng quản lý thực hiện chương trình giáo dục phổ thông.

2. Những đặc trưng và điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THCS/THPT

- Đặc trưng của chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp THCS/THPT và sự kết nối với chương trình các cấp học khác.

- Các điểm mới về mục tiêu, kế hoạch giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục.

- Các điểm mới về giáo dục hướng nghiệp, giáo dục vì sự phát triển bền vững và giáo dục STEM.

Nội dung đối với nhánh THCS

Nội dung đối với nhánh THPT

- Các môn học mới cấp THCS: Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên. Phương châm giáo dục toàn diện và tích hợp, bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS.

- Các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp cấp THPT; phương châm giáo dục phân hoá, hướng nghiệp, nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trường của mỗi học sinh.

3. Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THCS/THPT

- Thực hiện: yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh; dạy học tích hợp, dạy học phân hoá; một chương trình nhiều sách giáo khoa.

- Tạo động lực đổi mới của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; tạo động cơ và phương pháp học tập của học sinh; tạo sự đồng thuận của xã hội.

- Đảm bảo cơ sở vật chất; tăng cường hiệu quả quản lý, phân cấp và giao quyền tự chủ cho nhà trường.

- Tập trung nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

HỌC PHẦN B9 và C9

Tên học phần: Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCS/THPT (tự chọn, 02 TC = 10 tiết lý thuyết + 40 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Giáo dục học

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được đặc điểm, phương thức tổ chức và đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

2. Phân tích được yêu cầu cần đạt và các mạch nội dung giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cấp THCS/THPT.

3. Xây dựng được kế hoạch tổ chức một hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cụ thể cho học sinh THCS/THPT.

Nội dung cơ bản:

1. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCS/THPT

- Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

- Mục tiêu, yêu cầu cần đạt đối với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

- Mạch nội dung hoạt động hướng vào bản thân; mạch nội dung hoạt động hướng đến xã hội; mạch nội dung hoạt động hướng đến tự nhiên; mạch nội dung hoạt động hướng nghiệp.

2. Phương thức tổ chức và đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCS/THPT

- Phương thức khám phá; phương thức thể nghiệm, tương tác; phương thức cống hiến; phương thức nghiên cứu.

- Đánh giá quá trình và kết quả giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp.

- Thực hành thiết kế hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THCS/THPT.

HỌC PHẦN B10 và C10

Tên học phần: Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường THCS/THPT

(tự chọn, 02 TC = 15 tiết lý thuyết + 30 tiết thảo luận/thực hành)

Học phần đã học: Giáo dục học

Yêu cầu cần đạt:

1. Trình bày được những vấn đề cơ bản về kế hoạch giáo dục nhà trường và phát triển chương trình giáo dục.

2. Phân tích được các thành tố và quy trình phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường.

3. Xây dựng được kế hoạch dạy học môn học đối với một khối lớp ở trường THCS/THPT.

Nội dung cơ bản:

1. Phát triển chương trình giáo dục

- Chương trình giáo dục và phát triển chương trình giáo dục.

- Các cấp độ của chương trình giáo dục: chương trình quốc gia, chương trình địa phương, chương trình nhà trường và chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

- Các cách tiếp cận phát triển chương trình giáo dục: tiếp cận mục tiêu, tiếp cận nội dung và tiếp cận phát triển.

2. Phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường

- Xây dựng nội dung giáo dục của địa phương.

- Cấu trúc, cơ sở và nguyên tắc phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường.

- Quy trình phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường.

- Tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường.

3. Thực hành phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường THCS/THPT

- Thực hành phân tích kế hoạch giáo dục nhà trường minh họa.

- Thực hành xây dựng kế hoạch dạy học môn học, kế hoạch giáo dục (năm học, kỳ học, chủ đề, bài học); xác định và chuẩn bị điều kiện thực hiện ở trường THCS/THPT.

V. Hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng

1. Tuyển sinh

1.1. Căn cứ tuyển sinh

Cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng bám sát quy định tại Chương trình bồi dưỡng ban hành kèm theo Thông tư này để thông báo tuyển sinh.

1.2. Hướng dẫn học viên đăng ký bồi dưỡng

Học viên đăng ký bồi dưỡng theo Chương trình nhánh THCS (A + B) hay Chương trình nhánh THPT (A + C). Nếu học viên đã có chứng chỉ nhánh THCS thì có thể đăng ký học các học phần nhánh THPT (C) để có chứng chỉ thứ hai, tương ứng với nhánh THPT. Nếu học viên đã có chứng chỉ nhánh THPT thì có thể đăng ký học các học phần nhánh THCS (B) để có chứng chỉ thứ hai, tương ứng với nhánh THCS.

Học viên có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với 01 môn học cụ thể ở trường THCS/THPT thì cần đăng ký học nhóm học phần lựa chọn tương ứng (09 TC) để học tập, rèn luyện và phát triển năng lực dạy học môn học đó.

2. Tổ chức bồi dưỡng

2.1. Hình thức tổ chức bồi dưỡng

Hình thức tổ chức bồi dưỡng gồm: Bồi dưỡng trực tiếp; Bồi dưỡng trực tiếp kết hợp với bồi dưỡng trực tuyến.

Cơ sở tổ chức bồi dưỡng lựa chọn hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tiễn. Không bồi dưỡng trực tuyến đối với các học phần: A7, B4 và C4, B5 và C5, B6 và C6, B7 và C7.

2.2. Biên soạn tài liệu

Tài liệu được biên soạn phải phù hợp với chương trình bồi dưỡng, đảm bảo tính khoa học, gắn lý luận với thực tiễn giáo dục phổ thông; nội dung tài liệu phải được biên soạn theo kết cấu mở để tạo điều kiện cho giảng viên, báo cáo viên thường xuyên bổ sung, cập nhật những nội dung và những kinh nghiệm thực tiễn từng thời điểm vào nội dung bài giảng.

Tài liệu bồi dưỡng được tổ chức biên soạn, thẩm định phù hợp với hình thức tổ chức bồi dưỡng. Bồi dưỡng trực tiếp kết hợp với bồi dưỡng trực tuyến: Giảng viên cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn học viên tự học, chuẩn bị cho các hoạt động bồi dưỡng trực tiếp.

3. Yêu cầu thực hiện hoạt động bồi dưỡng đối với cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng, giảng viên, học viên

3.1. Giảng viên

3.1.1. Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình này bao gồm: Giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có chức danh nghề nghiệp giảng viên trở lên, có trình độ Thạc sĩ trở lên, có chuyên ngành phù hợp với học phần được giảng dạy, có kiến thức, kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và nghiên cứu khoa học; những nhà quản lý, nhà khoa học có chức danh tương đương chức danh nghề nghiệp giảng viên, có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục phổ thông; nghệ nhân các lĩnh vực liên quan.

3.1.2. Giảng viên tham gia giảng dạy cần đầu tư nghiên cứu tài liệu, thường xuyên cập nhật văn bản mới, kiến thức mới, các bài tập tình huống điển hình trong thực tiễn để trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, sát với hoạt động giáo dục của giáo viên ở trường phổ thông.

3.1.3. Giảng viên hướng dẫn học viên lựa chọn các học phần tự chọn trong chương trình để học viên tìm hiểu sâu, thực hành thêm các nội dung thiết thực, cập nhật trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

3.2. Học viên

3.2.1. Các đối tượng có bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ được miễn các học phần tương ứng đã được học trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã được cấp bằng và chứng chỉ.

3.2.2. Nghiên cứu tài liệu trước khi tham gia học tập trên lớp, tham gia thảo luận, làm bài tập theo yêu cầu của giảng viên, thường xuyên trao đổi cùng giảng viên các tình huống thực tiễn để đưa ra những giải pháp, ứng xử phù hợp.

3.2.3. Vận dụng kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng vào công tác giáo dục, dạy học ở trường phổ thông.

3.2.4. Học viên cần thực hiện đúng quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và các quy định khác của pháp luật.

3.3. Hoạt động dạy - học

3.3.1. Hoạt động dạy - học phải đảm bảo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành. Tăng cường áp dụng các phương pháp dạy học tích cực hướng đến giải quyết các vấn đề trong thực tiễn giúp cho việc học tập và công tác sau này của học viên.

3.3.2. Đảm bảo có đủ tài liệu học tập để học viên được nghiên cứu trước khi tham gia học tập, bồi dưỡng.

3.3.3. Yêu cầu đối với việc tổ chức cho học viên (giáo sinh) thực hành kỹ năng giáo dục ở trường THCS/THPT trong 05 tuần liên tục: Giáo sinh đến trường THCS/THPT 04 buổi/tuần gồm buổi chào cờ đầu tuần, buổi sinh hoạt lớp chủ nhiệm và 02 buổi khác trong tuần; Trường THCS/THPT phân công giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn và giám sát các nhóm giáo sinh thực hành các kỹ năng giáo dục. Giảng viên sư phạm phối hợp với Ban giám hiệu và các giáo viên chủ nhiệm tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ giáo sinh trong quá trình thực hành; Mỗi giáo sinh dự và ghi chép các buổi chào cờ và sinh hoạt lớp hằng tuần, trong đó, có 01 buổi sinh hoạt lớp do giáo sinh lập kế hoạch và tổ chức. Giáo sinh tham gia các hoạt động khác diễn ra ở trường THCS/THPT trong thời gian thực hành kỹ năng giáo dục theo yêu cầu của trường THCS/THPT.

3.3.4. Yêu cầu đối với việc tổ chức cho giáo sinh thực tập sư phạm ở trường THCS/THPT, mỗi đợt 05 tuần liên tục: Giáo sinh đến trường THCS/THPT 05 ngày/tuần, nếu tổ chức hai đợt thực tập trong cùng học kỳ thì bố trí 01 tuần nghỉ giữa hai đợt; Giáo sinh thực hiện nghiêm quy định về thời gian làm việc như giáo viên của trường thực tập; đảm bảo chuẩn mực đạo đức, phong cách nhà giáo; Trong thời gian thực tập, không được học các học phần khác trong Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

3.3.5. Thời gian thực hiện Chương trình tối thiểu 01 năm (12 tháng) để đảm bảo thời lượng và chất lượng bồi dưỡng; tối đa không quá 02 năm (24 tháng).

4. Đánh giá kết quả bồi dưỡng và cấp chứng chỉ

4.1. Tổ chức đánh giá kết quả học phần

4.1.1. Đánh giá học phần: Sau mỗi học phần, học viên phải thực hiện một bài kiểm tra (viết, vấn đáp hoặc thực hành) được đánh giá bằng điểm số và theo thang điểm 10. Học viên thực hiện trên 80% số tiết trên lớp và hoàn thành các nhiệm vụ học tập thì được tham dự đánh giá học phần.

4.1.2. Đánh giá kết quả học phần: Đánh giá Đạt khi có điểm kiểm tra (theo thang điểm 10) từ 05 điểm trở lên. Đánh giá Không đạt khi có điểm kiểm tra (theo thang điểm 10) dưới 05 điểm.

4.1.3. Nguyên tắc xác định hình thức, nội dung kiểm tra kết thúc từng học phần: Phù hợp với mục tiêu, nội dung cụ thể của học phần; lưu minh chứng phục vụ công tác đảm bảo chất lượng.

4.1.4. Hình thức tổ chức đánh giá các học phần chung:

STT

Tên học phần

Hình thức đánh giá

Ghi chú

Học phần bắt buộc (15 TC)

1

Tâm lý học giáo dục

Thi tự luận

Tổ chức thi tự luận trực tiếp tại cơ sở bồi dưỡng

2

Giáo dục học

Thi tự luận

3

Lý luận dạy học

Thi tự luận

4

Đánh giá trong giáo dục

Thi tự luận

5

Quản lý nhà nước về giáo dục

Thi tự luận

6

Giao tiếp sư phạm

Thi tự luận

7

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

Thực hành kết hợp vấn đáp

Lưu minh chứng

Học phần tự chọn (02 TC, chọn 01 trong số 10 học phần)

8

Hoạt động giáo dục ở trường phổ thông

Viết tiểu luận

Lưu minh chứng

9

Kỷ luật tích cực

Làm bài tập lớn

10

Quản lý lớp học

Viết tiểu luận

11

Kỹ thuật dạy học tích cực

Viết tiểu luận

12

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Làm bài tập lớn

13

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Làm bài tập lớn

14

Tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở trường phổ thông

Làm bài tập lớn

15

Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống

Làm bài tập lớn

16

Giáo dục vì sự phát triển bền vững

Viết tiểu luận

17

Xây dựng môi trường giáo dục

Viết tiểu luận

4.1.5. Hình thức tổ chức đánh giá các học phần nhánh THCS/THPT:

STT

Tên học phần

Hình thức đánh giá

Ghi chú

Học phần lựa chọn theo môn học (09 TC)

1

Phương pháp dạy học [tên môn học] ở trường THCS/THPT

Thi tự luận

Tổ chức thi tự luận trực tiếp tại cơ sở bồi dưỡng

2

Xây dựng kế hoạch dạy học [tên môn học] ở trường THCS/THPT

Thi tự luận

3

Tổ chức dạy học [tên môn học] ở trường THCS/THPT

Thi tự luận

4

Thực hành dạy học [tên môn học] cấp THCS/THPT ở trường sư phạm

Thi giảng kết hợp vấn đáp

Lưu minh chứng

Học phần thực hành, thực tập bắt buộc ở trường phổ thông (06 TC)

5

Thực hành kỹ năng giáo dục ở trường THCS/THPT

Làm bài tập lớn: hồ sơ sản phẩm của các nhiệm vụ thực hành kèm minh chứng.

Giảng viên sư phạm, giáo viên phổ thông phối hợp đánh giá

6

Thực tập sư phạm 1 ở trường THCS/THPT

Điểm TTSP 1 = (Điểm thực tập giáo dục x 2 + Điểm thực tập dạy học)/3 )

Giáo viên phổ thông đánh giá thông qua quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ thực tập.

Ban Giám hiệu trường THCS/THPT ký, đóng dấu xác nhận kết quả thực tập. Lưu minh chứng

7

Thực tập sư phạm 2 ở trường THCS/THPT

Điểm TTSP 2 = (Điểm thực tập giáo dục + Điểm thực tập dạy học x 2)/3

Học phần tự chọn (Chọn 01 trong số 03 học phần)

8

Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS/THPT

Viết tiểu luận

Lưu minh chứng

9

Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THCS/THPT

Làm bài tập lớn

 

10

Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường THCS/THPT

Viết tiểu luận

 

4.2. Cấp chứng chỉ bồi dưỡng

4.2.1. Học viên được cấp chứng chỉ bồi dưỡng khi tham gia học tập đầy đủ các học phần quy định trong chương trình bồi dưỡng, có tất cả các bài kiểm tra học phần đạt điểm từ 05 (năm) điểm trở lên. Bảng điểm đính kèm chứng chỉ ghi rõ, đầy đủ tên học phần, điểm số mà học viên đã hoàn thành.

4.2.2. Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS: được cấp cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở đã tham gia bồi dưỡng và hoàn thành khối học phần chung (phần A) và khối học phần nhánh THCS (phần B).

4.2.3. Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT: được cấp cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học phổ thông đã tham gia bồi dưỡng và hoàn thành khối học phần chung (phần A) và khối học phần nhánh THPT (phần C).

4.2.4. Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS, THPT: được cấp cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông đã tham gia bồi dưỡng và hoàn thành khối học phần chung (phần A) và 02 (hai) khối học phần nhánh THCS (phần B), THPT (phần C).

4.2.5. Trường hợp người học đã tham gia đầy đủ cả 3 khối học phần A, B, C được nhận 02 chứng chỉ riêng (trường hợp thuộc điểm 4.2.2, 4.2.3 Mục 4.2) hoặc 01 chứng chỉ chung (trường hợp thuộc điểm 4.2.4 Mục 4.2).

4.2.6. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo thực hiện cấp chứng chỉ bồi dưỡng cho học viên hoàn thành khóa học theo quy định. Mau chứng chỉ bồi dưỡng thực hiện theo mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Việc in, cấp và quản lý chứng chỉ bồi dưỡng theo các quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Yêu cầu đối với cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng

Các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

5.1. Năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

5.1.1. Cơ sở giáo dục được mở ngành và đã đào tạo giáo viên môn học nào được thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT môn học đó.

5.1.2. Cơ sở giáo dục đã thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phổ thông. Có năng lực tổ chức và triển khai hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cấp THCS/THPT.

5.2. Đội ngũ giảng viên

Có đủ giảng viên để giảng dạy, trong đó số giảng viên cơ hữu phải đảm bảo giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng chương trình bồi dưỡng. Giảng viên cơ hữu có chuyên ngành sư phạm, quản lý giáo dục, có đủ năng lực sư phạm.

5.3. Tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị

5.3.1. Có tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng được biên soạn, thẩm định theo quy định, căn cứ vào chương trình bồi dưỡng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

5.3.2. Có đủ nguồn lực về cơ sở vật chất (thư viện, phòng học, trang thông tin điện tử,...) và cơ sở thực hành để thực hiện chương trình bồi dưỡng.

6. Tổ chức thực hiện

6.1. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, tổng kết, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trên phạm vi toàn quốc.

6.2. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng

6.2.1. Xác định các chuyên ngành phù hợp để thông báo tuyển sinh, đảm bảo người học có đủ kiến thức chuyên môn sau khi được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm có thể giảng dạy 01 (một) môn học ở trường THCS, trường THPT.

6.2.2. Thành lập hội đồng công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập các học phần đã học trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng được cấp bằng hoặc chứng chỉ, kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn của học viên để xem xét miễn các học phần tương ứng trong Chương trình bồi dưỡng ban hành kèm theo Thông tư này đối với các học viên có bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và có các chứng chỉ bồi dưỡng khác.

6.2.3. Quyết định danh sách học viên, quản lý quá trình học tập của học viên, đánh giá kết quả học tập và cấp bảng điểm học tập cho học viên. Thu, quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng và các nguồn lực khác theo quy định của pháp luật.

6.2.4. Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo để tổ chức bồi dưỡng theo quy định tại Thông tư này.

6.2.5. Tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng do đơn vị thực hiện; hướng dẫn học viên lựa chọn các học phần phù hợp với chuyên môn và nguyện vọng của học viên.

6.2.6. Chủ trì, phối hợp với cơ sở giáo dục phổ thông xác minh chứng chỉ bồi dưỡng khi được yêu cầu.

6.2.7. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng đột xuất theo yêu cầu và báo cáo thường kỳ (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục) trước 30 tháng 7 hằng năm.

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT về chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu: 12/2021/TT-BGDĐT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký: Phạm Ngọc Thưởng
Ngày ban hành: 05/04/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [2]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT về chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…