BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2024/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2024 |
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 05 năm 2024
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông và Thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 2012.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
CUỘC
THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, KỸ THUẬT CẤP QUỐC GIA DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2024/TT-BGDĐT, ngày 10 tháng 04 năm 2024 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là Cuộc thi), bao gồm: quy định chung; ban chỉ đạo, hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi, ban giám khảo; phê duyệt và lựa chọn dự án dự thi; thẩm định hồ sơ dự thi và chấm thi; trách nhiệm và quyền lợi của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
2. Quy chế này áp dụng cho các cơ sở giáo dục có học sinh học Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, học viên học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Mục đích, yêu cầu của Cuộc thi
1. Mục đích
a) Khuyến khích học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn;
b) Góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; thúc đẩy giáo dục tích hợp khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM); nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục;
c) Tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.
2. Yêu cầu
a) Nội dung nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh bảo đảm thiết thực, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông;
b) Việc tổ chức cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, kỹ thuật bảo đảm an toàn, nghiêm túc, công khai, minh bạch, phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú và tự nguyện tham gia của học sinh;
c) Việc tổ chức Cuộc thi bảo đảm thiết thực, hiệu quả, trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh.
Điều 3. Nội dung và hình thức thi
1. Nội dung thi
a) Nội dung thi là kết quả thực hiện dự án nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh (sau đây gọi tắt là dự án dự thi) thuộc các lĩnh vực của Cuộc thi quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Quy chế này. Dự án dự thi có thể do 01 (một) học sinh thực hiện (sau đây gọi là dự án cá nhân) hoặc do 02 (hai) học sinh thuộc cùng một cơ sở giáo dục thực hiện (sau đây gọi là dự án tập thể);
b) Báo cáo kết quả thực hiện dự án dự thi bao gồm các nội dung cơ bản sau: câu hỏi nghiên cứu (đối với dự án khoa học) hoặc vấn đề nghiên cứu (đối với dự án kỹ thuật); thiết kế và phương pháp nghiên cứu; thực hiện thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu (đối với dự án khoa học) hoặc chế tạo và kiểm tra (đối với dự án kỹ thuật).
2. Hình thức thi
a) Mỗi dự án dự thi gửi báo cáo kết quả thực hiện dự án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và trưng bày bảng thuyết minh về kết quả thực hiện dự án (sau đây gọi là poster) tại khu vực tổ chức Cuộc thi;
b) Tác giả hoặc nhóm tác giả trình bày tóm tắt kết quả thực hiện dự án và trả lời phỏng vấn của giám khảo tại khu vực trưng bày poster.
Điều 4. Yêu cầu đối với dự án dự thi
1. Bảo đảm tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng hoặc trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là kết quả nghiên cứu của mình.
2. Thời gian nghiên cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên tục và trong khoảng từ tháng 01 năm liền kề trước năm tổ chức Cuộc thi đến trước ngày khai mạc Cuộc thi 30 ngày.
3. Dự án tập thể không được phép đổi thành viên khi đã bắt đầu thực hiện dự án. Kết quả thực hiện dự án phải thể hiện được sự đóng góp của từng thành viên.
4. Dự án nghiên cứu về các mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc các chất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường không được tham gia Cuộc thi.
5. Dự án dự thi phải được cơ sở giáo dục nơi học sinh đang học phê duyệt, đánh giá và được đơn vị dự thi quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế này tổ chức lựa chọn theo quy định tại Điều 12 của Quy chế này.
6. Dự án dự thi phải bảo đảm yêu cầu về trưng bày theo quy định của Ban chỉ đạo Cuộc thi.
Điều 5. Đơn vị dự thi, số lượng dự án dự thi, thí sinh và người hướng dẫn
1. Đơn vị dự thi
Mỗi Sở Giáo dục và Đào tạo; mỗi trường phổ thông trực thuộc Bộ và cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là trường trực thuộc Bộ); mỗi đại học, trường đại học, viện, học viện có trường phổ thông là một đơn vị dự thi.
2. Số lượng dự án dự thi
a) Đối với các đơn vị dự thi là Sở Giáo dục và Đào tạo, mỗi đơn vị dự thi được đăng ký tối đa 03 (ba) dự án dự thi. Riêng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 06 (sáu) dự án dự thi;
b) Đối với các đơn vị dự thi là trường trực thuộc Bộ, đại học, trường đại học, viện, học viện, mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 02 (hai) dự án dự thi;
c) Đơn vị đăng cai tổ chức Cuộc thi được đăng ký tối đa 06 (sáu) dự án dự thi. Riêng đơn vị đăng cai tổ chức Cuộc thi là Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 12 (mười hai) dự án dự thi.
3. Thí sinh dự thi và người hướng dẫn nghiên cứu
a) Thí sinh dự thi phải có đủ các điều kiện sau:
- Là học sinh lớp 8, lớp 9, lớp 10, lớp 11, lớp 12;
- Tự nguyện tham gia và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi;
- Có kết quả học tập, rèn luyện học kỳ I (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kỳ II) hoặc năm học liền kề trước năm học tổ chức Cuộc thi (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kỳ I) đạt từ mức khá trở lên;
- Mỗi thí sinh chỉ được tham gia 01 (một) dự án dự thi trong 01 (một) lần tổ chức Cuộc thi.
b) Người hướng dẫn nghiên cứu
- Mỗi dự án dự thi có ít nhất 01 (một) người hướng dẫn nghiên cứu là giáo viên, nhân viên có chuyên môn phù hợp với dự án dự thi đang làm việc tại cơ sở giáo dục nơi thí sinh đang học.
- Mỗi người hướng dẫn nghiên cứu chỉ được hướng dẫn 01 (một) dự án dự thi trong 01 (một) lần tổ chức Cuộc thi.
Điều 6. Thời gian, địa điểm và kinh phí tổ chức Cuộc thi
1. Cuộc thi được tổ chức mỗi năm 01 (một) lần.
2. Thời gian, địa điểm tổ chức Cuộc thi hằng năm được thông báo tại văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Kinh phí tổ chức Cuộc thi từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, bao gồm kinh phí tổ chức Cuộc thi tại đơn vị đăng cai do đơn vị đăng cai chi trả và kinh phí tổ chức thẩm định dự án dự thi, chấm thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo chi trả. Nội dung và mức chi cho các hoạt động của Cuộc thi thực hiện theo quy định hiện hành. Trường hợp có mức chi đặc thù ngoài các quy định chung của Bộ Tài chính, các đơn vị chi trả trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
BAN CHỈ ĐẠO, HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH HỒ SƠ DỰ THI, BAN GIÁM KHẢO
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban chỉ đạo Cuộc thi, gồm:
a) Trưởng ban là Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Phó Trưởng ban là Lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học, Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng, Lãnh đạo Vụ Giáo dục thường xuyên, Lãnh đạo đơn vị đăng cai tổ chức Cuộc thi;
c) Ủy viên là Lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo Cuộc thi
Giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, tổ chức Cuộc thi.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban chỉ đạo
Phê duyệt kế hoạch tổ chức cuộc thi; quy trình hướng dẫn chấm thi; quyết định xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức Cuộc thi; ban hành quyết định thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi, Ban Giám khảo, xếp giải của Cuộc thi; phê duyệt danh sách dự án dự thi khoa học, kỹ thuật quốc tế.
Điều 8. Đơn vị thường trực Ban chỉ đạo Cuộc thi
1. Vụ Giáo dục Trung học là đơn vị thường trực Ban chỉ đạo Cuộc thi.
2. Nhiệm vụ của đơn vị thường trực Ban chỉ đạo Cuộc thi
a) Chủ trì tham mưu ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kế hoạch tổ chức Cuộc thi; các Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo; Hội đồng thẩm định hồ sơ dự án dự thi; Ban Giám khảo;
b) Thu nhận, tổng hợp, quản lý hồ sơ dự thi;
c) Phối hợp với đơn vị đăng cai tổ chức Cuộc thi chuẩn bị địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện tổ chức Cuộc thi;
d) Bảo quản hồ sơ dự thi và nộp lưu trữ theo quy định.
Điều 9. Hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi
1. Hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi do Trưởng Ban chỉ đạo quyết định thành lập, gồm:
a) Chủ tịch là Lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học;
b) Phó Chủ tịch là Lãnh đạo các vụ, cục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Thư ký là chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Ủy viên là nhà khoa học, chuyên viên, giảng viên, giáo viên.
2. Trách nhiệm của Hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi
a) Thẩm định hồ sơ dự thi theo quy định của Quy chế này và các văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Lập danh sách dự án đủ điều kiện dự thi trình Trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt.
1. Ban giám khảo Cuộc thi do Trưởng Ban chỉ đạo quyết định thành lập, gồm:
a) Trưởng ban là nhà khoa học có uy tín có học hàm, học vị từ phó giáo sư, tiến sĩ trở lên;
b) Giám khảo là các nhà khoa học, chuyên viên, giảng viên, giáo viên, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực của Cuộc thi. Mỗi lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực có 01 (một) tiểu ban giám khảo; mỗi tiểu ban giám khảo có 01 (một) Trưởng tiểu ban đồng thời là giám khảo của tiểu ban đó;
c) Thư ký là chuyên viên Vụ Giáo dục Trung học, chuyên viên Vụ Giáo dục thường xuyên, chuyên viên Cục Quản lý chất lượng, giảng viên, giáo viên.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban giám khảo
a) Nghiên cứu, thực hiện quy trình chấm thi, biểu điểm theo hướng dẫn chấm thi đã được Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc thi phê duyệt;
b) Tổ chức chấm thi; đề xuất xếp giải Cuộc thi;
c) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, công bằng, khách quan trong việc đánh giá các dự án dự thi;
d) Đề xuất phương án xử lý đối với các vấn đề phát sinh trong quá trình chấm thi trình Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc thi quyết định.
Điều 11. Tiêu chuẩn đối với người tham gia tổ chức Cuộc thi
1. Thành viên Ban chỉ đạo, Hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi, Ban giám khảo và Ban tổ chức Cuộc thi là những người tham gia tổ chức Cuộc thi.
2. Những người tham gia tổ chức Cuộc thi phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao;
b) Có năng lực chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Cuộc thi.
c) Không có vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột hoặc anh, chị, em, cháu ruột của vợ (hoặc chồng), con riêng của vợ (hoặc chồng) dự thi trong năm tổ chức Cuộc thi;
d) Không phải là người hướng dẫn hoặc đang trực tiếp dạy học thí sinh;
đ) Không trong thời gian bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
PHÊ DUYỆT VÀ LỰA CHỌN DỰ ÁN DỰ THI
Điều 12. Quy trình đăng ký, phê duyệt và lựa chọn dự án dự thi
1. Đối với cơ sở giáo dục
a) Cơ sở giáo dục thông báo công khai mục tiêu, nội dung, yêu cầu, tiêu chí đánh giá dự án dự thi và hình thức tổ chức Cuộc thi để giáo viên, nhân viên phát hiện, hướng dẫn học sinh lựa chọn đề tài, xây dựng kế hoạch nghiên cứu;
b) Giáo viên, nhân viên đã hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch nghiên cứu báo cáo với tổ chuyên môn để tổ chuyên môn báo cáo, đề nghị hiệu trưởng hoặc giám đốc (sau đây gọi chung là người đứng đầu) cơ sở giáo dục xem xét, phê duyệt;
c) Người đứng đầu cơ sở giáo dục phê duyệt kế hoạch nghiên cứu và người hướng dẫn nghiên cứu theo đề nghị của tổ chuyên môn; chỉ đạo tổ chuyên môn theo dõi, hỗ trợ quá trình nghiên cứu của học sinh theo kế hoạch nghiên cứu đã được phê duyệt;
d) Cơ sở giáo dục tổ chức đánh giá dự án của học sinh; lựa chọn dự án thuộc cơ sở giáo dục gửi đơn vị dự thi để được đánh giá, lựa chọn theo hướng dẫn của đơn vị dự thi.
2. Đối với đơn vị dự thi
a) Tổ chức đánh giá dự án của học sinh theo tiêu chí đánh giá tại Phụ lục 2 của Quy chế này, lựa chọn dự án tham gia Cuộc thi;
b) Gửi hồ sơ dự thi theo quy định tại Điều 13 Quy chế này về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày khai mạc Cuộc thi ít nhất 30 ngày.
Hồ sơ dự thi bao gồm:
1. Quyết định của người đứng đầu đơn vị dự thi cử các dự án tham dự Cuộc thi.
2. Giấy xác nhận kết quả học tập, rèn luyện của thí sinh có chữ ký của người đứng đầu cơ sở giáo dục.
3. Hồ sơ dự án dự thi
a) Thuyết minh về việc đăng ký, phê duyệt và lựa chọn dự án dự thi tại cơ sở giáo dục và đơn vị dự thi theo quy định tại Điều 12 Quy chế này;
b) Kế hoạch nghiên cứu đã được người đứng đầu cơ sở giáo dục phê duyệt;
c) Báo cáo kết quả thực hiện dự án dự thi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế này.
THẨM ĐỊNH HỒ SƠ DỰ THI VÀ CHẤM THI
Điều 14. Thẩm định hồ sơ dự thi
1. Hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ dự thi theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 12 và Điều 13 Quy chế này và các văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ dự thi, Chủ tịch Hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi lập danh sách dự án đủ điều kiện dự thi trình Trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt.
Điều 15. Quy trình chấm thi và chọn đội tuyển dự thi quốc tế
1. Quy trình chấm thi
a) Bốc thăm phân công giám khảo chấm thi;
b) Giám khảo chấm thi các dự án được phân công thực hiện chấm thi theo hướng dẫn chấm thi đã được phê duyệt;
c) Mỗi dự án dự thi được từng giám khảo đánh giá độc lập thông qua nội dung báo cáo kết quả thực hiện dự án dự thi theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 Quy chế này; phỏng vấn thí sinh tại khu vực trưng bày poster; cho điểm theo thang điểm, tiêu chí đánh giá quy định tại Điều 16 Quy chế này;
d) Điểm đánh giá dự án dự thi là trung bình cộng điểm của các giám khảo chấm thi được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân. Trường hợp điểm của thành viên giám khảo lệch 20% so với điểm trung bình cộng của các giám khảo chấm thi thì loại bỏ điểm đó và tính lại điểm trung bình của các giám khảo còn lại. Trường hợp có trên 50% số giám khảo có điểm đánh giá lệch 20% so với điểm trung bình cộng điểm của các giám khảo chấm thi thì Trưởng Tiểu ban giám khảo tổ chức họp với các giám khảo cùng chấm dự án đó để thảo luận, thống nhất điểm đánh giá; kết quả đánh giá được ghi thành biên bản có chữ ký của Trưởng Tiểu ban giám khảo và các giám khảo chấm thi;
đ) Mỗi lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực lập 01 biên bản kết quả chấm thi của lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực đó; biên bản có chữ ký của Trưởng Tiểu ban giám khảo và Thư ký được phân công;
e) Trưởng Ban giám khảo căn cứ kết quả chấm thi của các lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực đề xuất xếp giải của Cuộc thi theo quy định tại Điều 17 Quy chế này gửi đơn vị thường trực Ban chỉ đạo Cuộc thi trình Trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt.
2. Chọn dự án dự thi quốc tế
a) Các dự án dự thi đạt giải Nhất của Cuộc thi được tham gia thi chọn dự án dự thi quốc tế;
b) Căn cứ số dự án tham gia dự thi chọn dự án dự thi quốc tế, Trưởng Ban giám khảo lựa chọn Tổ giám khảo chấm chọn dự án dự thi quốc tế từ Ban giám khảo của Cuộc thi do Trưởng Ban giám khảo làm Tổ trưởng (sau đây gọi tắt là Tổ giám khảo) trình Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc thi phê duyệt;
c) Thí sinh dự thi chọn dự án dự thi quốc tế trình bày kết quả thực hiện dự án dự thi và trả lời phỏng vấn của Tổ giám khảo bằng tiếng Anh. Mỗi dự án dự thi được từng giám khảo đánh giá, cho điểm độc lập theo thang điểm, tiêu chí đánh giá quy định tại Điều 16 Quy chế này;
d) Điểm đánh giá dự án dự thi là trung bình cộng điểm của các giám khảo chấm thi được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân. Trường hợp điểm của thành viên giám khảo lệch 20% so với điểm trung bình cộng của các giám khảo chấm thi thì loại bỏ điểm đó và tính lại điểm trung bình của các giám khảo còn lại. Trường hợp có trên 50% số giám khảo có điểm đánh giá lệch 20% so với điểm trung bình cộng điểm của các giám khảo chấm thi thì Tổ giám khảo thảo luận để thống nhất điểm đánh giá; kết quả đánh giá được ghi thành biên bản có chữ ký của Tổ trưởng Tổ giám khảo và các giám khảo chấm thi;
đ) Kết quả đánh giá các dự án dự thi chọn dự án dự thi quốc tế được lập thành biên bản, thông qua Tổ giám khảo và có chữ ký của Tổ trưởng Tổ giám khảo và Thư ký được phân công;
e) Tổ trưởng Tổ giám khảo căn cứ kết quả chấm thi chọn dự án dự thi quốc tế đề xuất danh sách dự án dự thi được lựa chọn cử đi dự thi quốc tế gửi đơn vị thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc thi để trình Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc thi phê duyệt.
3. Xử lý hiện tượng bất thường khi chấm thi
a) Nếu giám khảo phát hiện có hiện tượng bất thường về dự án dự thi hoặc về việc chấm thi thì phải báo cáo ngay với Trưởng Ban giám khảo;
b) Trưởng Ban giám khảo tổ chức họp với các thành viên Tiểu ban giám khảo hoặc toàn thể Ban giám khảo để xem xét, xác nhận, đề xuất phương án xử lý và lập biên bản báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc thi quyết định.
Điều 16. Thang điểm, tiêu chí đánh giá
1. Dự án dự thi được chấm theo thang điểm 100, điểm đánh giá dự án dự thi của từng giám khảo là số nguyên (theo nguyên tắc làm tròn số).
2. Tiêu chí đánh giá dự án dự thi và thang điểm được quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Quy chế này.
Điều 17. Xếp giải của Cuộc thi
1. Các giải của Cuộc thi được xếp theo lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực dựa trên điểm đánh giá các dự án dự thi, không phân biệt dự án cá nhân hay dự án tập thể, gồm có giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và giải Tư.
2. Tổng số giải của Cuộc thi không vượt quá 60% tổng số dự án dự thi. Trong đó, số giải Nhất không vượt quá 10% tổng số giải; số giải Nhì, giải Ba, giải Tư, mỗi loại giải không vượt quá 30% tổng số giải.
Điều 18. Chọn dự án dự thi quốc tế
Căn cứ kết quả chấm thi chọn dự án dự thi quốc tế quy định tại khoản 2, Điều 15 Quy chế này, đơn vị thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc thi lập danh sách dự án dự thi được lựa chọn cử đi dự thi quốc tế, trình Trưởng ban Chỉ đạo Cuộc thi phê duyệt.
Điều 19. Lưu trữ hồ sơ Cuộc thi
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm lưu trữ theo quy định đối với:
a) Danh sách dự án dự thi, thí sinh dự thi và kết quả xếp giải của Cuộc thi;
b) Danh sách dự án dự thi, thí sinh được cử đi dự thi quốc tế;
c) Sổ cấp giấy chứng nhận học sinh đoạt giải;
d) Biên bản xử lý các hiện tượng bất thường của Cuộc thi.
2. Đơn vị dự thi có trách nhiệm lưu trữ theo quy định đối với hồ sơ dự thi và danh sách dự án, thí sinh của đơn vị dự thi tham dự Cuộc thi.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÁ NHÂN
Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Chỉ đạo tổ chức Cuộc thi.
2. Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
3. Quyết định phương án xử lý các trường hợp đặc biệt do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và các tình huống bất thường khác.
4. Phê duyệt kế hoạch tổ chức Cuộc thi; bố trí kinh phí tổ chức thẩm định hồ sơ dự thi và công tác chấm thi của Cuộc thi.
Điều 21. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Phê duyệt phương án, kế hoạch và bố trí kinh phí tổ chức lựa chọn dự án dự thi của đơn vị dự thi thuộc phạm vi quản lý và tổ chức Cuộc thi (nếu là đơn vị đăng cai tổ chức Cuộc thi).
2. Chỉ đạo đơn vị dự thi thuộc phạm vi quản lý và các cơ quan có liên quan phối hợp với đơn vị dự thi để lựa chọn dự án dự thi và tổ chức Cuộc thi (nếu là đơn vị đăng cai tổ chức Cuộc thi) theo quy định tại Quy chế này.
Điều 22. Trách nhiệm của đơn vị dự thi
1. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học theo quy định của Quy chế này.
2. Tổ chức lựa chọn dự án dự thi, lập hồ sơ và đăng ký dự thi theo quy định của Quy chế này.
3. Xây dựng phương án, kế hoạch và kinh phí trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để bảo đảm các điều kiện cần thiết cho thí sinh tham gia Cuộc thi.
Điều 23. Trách nhiệm của đơn vị đăng cai tổ chức Cuộc thi
1. Phối hợp với đơn vị thường trực Ban chỉ đạo Cuộc thi xây dựng phương án, kế hoạch và bố trí kinh phí tổ chức Cuộc thi theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế này trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thành lập Ban tổ chức Cuộc thi và tổ chức các hoạt động của Cuộc thi.
3. Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác phục vụ cho công tác tổ chức Cuộc thi, bảo đảm an toàn, nghiêm túc, hiệu quả.
Điều 24. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục
1. Thực hiện quy định tại Điều 12 của Quy chế này và các văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục tổ chức cho học sinh đăng ký dự án nghiên cứu, phê duyệt kế hoạch nghiên cứu, cử người hướng dẫn nghiên cứu, đánh giá dự án của học sinh, lựa chọn dự án thuộc cơ sở giáo dục gửi đơn vị dự thi để được đánh giá, lựa chọn theo hướng dẫn của đơn vị dự thi.
2. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và tham mưu cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm các điều kiện cần thiết cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học.
Điều 25. Trách nhiệm và quyền lợi của thí sinh
1. Trách nhiệm của thí sinh
a) Chịu trách nhiệm về dự án dự thi của mình theo quy định tại Quy chế này và các văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Đăng ký dự thi theo đơn vị dự thi;
c) Tham gia Cuộc thi theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban chỉ đạo Cuộc thi.
2. Quyền lợi của thí sinh
Thí sinh đoạt giải của Cuộc thi được hưởng các quyền lợi trong học tập và các quyền lợi khác theo quy định.
Điều 26. Trách nhiệm, quyền lợi của người hướng dẫn
1. Người hướng dẫn nghiên cứu chịu trách nhiệm bảo đảm yêu cầu đối với dự án dự thi theo quy định tại Quy chế này.
2. Người hướng dẫn nghiên cứu được tính giờ nghiên cứu khoa học, giờ dạy và các quyền lợi khác theo các quy định hiện hành.
THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị, thẩm định hồ sơ dự thi; tổ chức chấm thi và xử lý kết quả thi theo quy định pháp luật; trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra.
Những người tham gia tổ chức Cuộc thi và thí sinh có nhiều đóng góp tích cực, có thành tích trong Cuộc thi được khen thưởng theo quy định hiện hành.
1. Đối với những người tham gia tổ chức Cuộc thi:
a) Công chức, viên chức tham gia tổ chức Cuộc thi có hành vi vi phạm quy chế Cuộc thi sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức;
b) Những người không phải là công chức, viên chức tham gia tổ chức Cuộc thi có hành vi vi phạm quy chế Cuộc thi tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Trong quá trình tổ chức Cuộc thi, khi phát hiện sai phạm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền đình chỉ việc tham gia tổ chức Cuộc thi đối với những người tham gia tổ chức Cuộc thi;
d) Các hình thức xử lý vi phạm quy định tại điểm a và điểm b của khoản này do thủ trưởng cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức ra quyết định theo quy định.
2. Đối với thí sinh:
a) Thí sinh có hành động gian lận trong quá trình nghiên cứu khoa học và tham gia Cuộc thi tùy mức độ vi phạm sẽ bị cảnh cáo trước toàn Cuộc thi, đình chỉ thi, hủy kết quả thi.
b) Hủy kết quả thi và cấm tham dự Cuộc thi từ 01 (một) đến 02 (hai) năm nếu vi phạm một trong các nội dung sau:
- Xâm phạm thân thể, xúc phạm thí sinh và người tham gia tổ chức Cuộc thi;
- Gây rối làm mất trật tự an ninh tại khu vực tổ chức Cuộc thi;
- Làm giả hồ sơ dự thi.
3. Đối với hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự thì các cơ quan quản lý giáo dục lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định; đối với các trường hợp vi phạm khác, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ xử lý kỷ luật theo các hình thức quy định tại Điều này./.
CÁC LĨNH VỰC CỦA CUỘC THI
(Kèm theo Thông tư số 06/2024/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 04 năm 2024 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
STT |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực chuyên sâu |
1 |
Khoa học động vật |
Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lý; Hệ thống và tiến hóa;... |
2 |
Khoa học xã hội và hành vi |
Điều dưỡng và phát triển; Tâm lý; Tâm lý nhận thức; Tâm lý xã hội và xã hội học;... |
3 |
Hóa Sinh |
Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh-Y; Hóa-Sinh cấu trúc;... |
4 |
Y Sinh và khoa học Sức khỏe |
Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu; Dịch tễ học; Dinh dưỡng; Sinh lý học và Bệnh lý học;... |
5 |
Kỹ thuật Y Sinh |
Vật liệu Y Sinh; Cơ chế Sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ thuật tế bào và mô; Sinh học tổng hợp;... |
6 |
Sinh học tế bào và phân tử |
Sinh lý tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học thần kinh;... |
7 |
Hóa học |
Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa môi trường; Hóa vô cơ; Hóa vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;... |
8 |
Sinh học trên máy tính và Sinh -Tin |
Kỹ thuật Y sinh; Dược lý trên máy tính; Sinh học mô hình trên máy tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh trên máy tính; Gen;... |
9 |
Khoa học Trái đất và Môi trường |
Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái; Địa chất; Nước;... |
10 |
Hệ thống nhúng |
Kỹ thuật mạch; Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học; Cảm biến; Gia công tín hiệu;... |
11 |
Năng lượng: Hóa học |
Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển tế bào nhiên liệu và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;... |
12 |
Năng lượng: Vật lí |
Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng mặt trời; Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió;... |
13 |
Kỹ thuật cơ khí |
Kỹ thuật hàng không và vũ trụ; Kỹ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính; Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kỹ thuật gia công công nghiệp; Kỹ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;... |
14 |
Kĩ thuật môi trường |
Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm soát ô nhiễm; Quản lý chất thải và tái sử dụng; Quản lý nguồn nước;... |
15 |
Khoa học vật liệu |
Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí thuyết và tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano; Pô-li-me;... |
16 |
Toán học |
Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học và Tô pô; Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;... |
17 |
Vi Sinh |
Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi sinh môi trường; Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;... |
18 |
Vật lí và Thiên văn |
Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử, phân tử và quang học; Lý - Sinh; Vật lí trên máy tính; Vật lí thiên văn; Vật liệu đo; Từ, Điện từ và Plasma; Cơ học; Vật lí hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát sóng điện từ; Lượng tử máy tính; Vật lí lí thuyết;... |
19 |
Khoa học Thực vật |
Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí thực vật; Sinh lí thực vật; Hệ thống và tiến hóa;... |
20 |
Rô bốt và máy thông minh |
Máy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Rô bốt động lực;... |
21 |
Phần mềm hệ thống |
Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành; Ngôn ngữ lập trình;... |
22 |
Y học chuyển dịch |
Khám bệnh và chẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kiểm định thuốc; Nghiên cứu tiền lâm sàng;... |
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN DỰ THI
(Kèm theo Thông tư số 06/2024/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 04 năm 2024 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Dự án khoa học |
Dự án kỹ thuật |
1. Câu hỏi nghiên cứu (10 điểm) |
1. Vấn đề nghiên cứu (10 điểm) |
- Mục tiêu cụ thể và rõ ràng; - Xác định được sự đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu; - Có thể đánh giá được bằng các phương pháp khoa học. |
- Mô tả được sự đòi hỏi thực tế và vấn đề cần giải quyết; - Xác định các tiêu chí cho giải pháp giải quyết vấn đề; - Lí giải được sự cấp thiết của vấn đề cần giải quyết. |
2. Thiết kế và phương pháp (15 điểm) |
|
- Kế hoạch nghiên cứu được thiết kế và các phương pháp thu thập dữ liệu tốt; - Các tham số, thông số và biến số phù hợp và hoàn chỉnh. |
- Tìm tòi các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề; xác định giải pháp giải quyết vấn đề; - Phát triển nguyên mẫu/mô hình theo giải pháp giải quyết vấn đề. |
3. Thực hiện: thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu (20 điểm) |
3. Thực hiện: chế tạo và kiểm tra (20 điểm) |
- Thu thập dữ liệu bảo đảm tính khách quan, tính có thể lặp lại của kết quả; - Dữ liệu thu thập đủ hỗ trợ cho giải thích và các kết luận; - Áp dụng các phương pháp toán học và thống kê phù hợp để phân tích dữ liệu một cách hệ thống. |
- Nguyên mẫu/mô hình được chế tạo chứng minh được giải pháp giải quyết vấn đề đã xác định và thiết kế; - Nguyên mẫu/mô hình đã chế tạo được kiểm tra trong nhiều điều kiện/thử nghiệm. - Nguyên mẫu/mô hình đã chế tạo chứng minh được sự hoàn chỉnh về công nghệ. |
4. Tính sáng tạo 20 điểm |
|
Dự án chứng minh tính sáng tạo trong một hay nhiều tiêu chí ở trên. |
|
5. Trình bày (35 điểm) |
|
a) Áp phích (Poster) (10 điểm) - Bố trí về nội dung thể hiện theo tiêu chí đánh giá dự án; - Rõ ràng của các hình ảnh, đồ thị và chú thích, b) Phỏng vấn (25 điểm) - Trả lời rõ ràng, súc tích, sâu sắc các câu hỏi; - Hiểu biết cơ sở khoa học liên quan đến dự án; - Hiểu biết về sự giải thích dữ liệu và hạn chế của các kết quả, kết luận; - Mức độ đóng góp độc lập của học sinh trong thực hiện dự án; - Chất lượng của các ý tưởng cho nghiên cứu tiếp theo; - Mức độ đóng góp và hiểu biết về dự án của tất cả các thành viên đối với các dự án tập thể. |
Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT về Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 06/2024/TT-BGDĐT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký: | Phạm Ngọc Thưởng |
Ngày ban hành: | 10/04/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT về Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Chưa có Video