BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2022/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2022 |
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn nội dung, phương pháp, hình thức triển khai việc trang bị kiến thức kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt và các cơ sở giáo dục khác; các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, các cơ sở giáo dục có đào tạo giáo viên, không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học thuộc Quân đội và Công an (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục); các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
2. Nội dung giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bảo đảm thống nhất giữa các cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân và không làm thay đổi quy định khung về chương trình giáo dục chính khóa của các cấp học, trình độ đào tạo.
3. Kết hợp giáo dục chính khóa với tổ chức các hoạt động giáo dục.
Điều 3. Nội dung kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
a) Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân và gia đình trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
c) Tính chất nguy hiểm, tác hại, hậu quả của cháy, nổ đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
d) Biện pháp, quy trình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại gia đình, trường học và cộng đồng; trách nhiệm báo tin khi có sự cố cháy, nổ, tai nạn xảy ra.
2. Nội dung, kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được lồng ghép vào các môn học chính khóa quy định cụ thể trong chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc trong chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học.
3. Kiến thức, kỹ năng bổ trợ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được các cơ sở giáo dục cung cấp cho người học để đạt được các yêu cầu quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư này, bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.
4. Nội dung diễn tập về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ bao gồm: diễn tập sử dụng các phương tiện chữa cháy, phương tiện cứu hộ, cứu nạn (bằng thiết bị thực tế hoặc thiết bị mô hình), diễn tập các phương án di chuyển khi xảy ra các sự cố cháy, nổ.
5. Thời lượng tổ chức các hoạt động bổ trợ, diễn tập về phòng cháy chữa cháy: Đối với trẻ em mầm non bảo đảm tối thiểu 01 buổi/năm học. Đối với học sinh phổ thông, học viên các trung tâm giáo dục thường xuyên bảo đảm tối thiểu 02 buổi/năm học. Đối với sinh viên bảo đảm tối thiểu 03 buổi/năm học.
1. Đối với giáo dục mầm non
a) Lồng ghép thông qua các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
b) Sử dụng phương pháp giáo dục trực quan, minh họa thông qua hoạt động giáo dục phát triển thể chất.
2. Đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
a) Lồng ghép trong nội dung các bài học của môn học trong chương trình giáo dục chính khóa.
b) Thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm - Hướng nghiệp, hoạt động giáo dục kỹ năng sống và trong các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt hè.
3. Đối với giáo dục đại học
a) Lồng ghép trong môn học giáo dục quốc phòng an ninh và các hoạt động ngoại khóa.
b) Phối hợp với các đơn vị có chức năng trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tổ chức hoạt động đào tạo, thực hành, diễn tập phù hợp với nội dung chương trình đào tạo của các nhà trường.
Điều 5. Yêu cầu cần đạt được đối với trẻ em mầm non và học sinh, học viên, sinh viên
1. Đối với trẻ em mầm non
a) Nhận biết được về nguồn lửa, nguồn nhiệt và một số vật dụng có thể gây cháy, nổ.
b) Biết cách phòng tránh nguồn lửa, nguồn nhiệt và một số sự cố có thể gây cháy, nổ.
c) Nhận biết các tín hiệu, phương tiện báo động cháy và có hành động phù hợp khi nghe các tín hiệu báo động cháy.
2. Đối với học sinh tiểu học
a) Nhận biết các dấu hiệu của đám cháy, nguy cơ gây tai nạn. Nhận biết các tín hiệu báo động cháy và có kỹ năng báo động khi xảy ra cháy.
b) Biết kỹ năng thoát nạn trong đám cháy, cách chọn lối thoát, cách sử dụng thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ cơ thể khi xảy ra cháy, nổ.
c) Sử dụng và thực hành dập tắt đám cháy với thiết bị chữa cháy mô hình, thực hành kỹ năng thoát nạn trong môi trường khói, khí độc.
d) Biết cách phòng tránh, sơ cấp cứu các tai nạn, sự cố thường gặp.
3. Đối với học sinh trung học cơ sở
a) Nhận biết được nguyên nhân và các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và phòng ngừa sự cố, tai nạn thông thường.
b) Biết các kỹ năng thoát nạn khi xảy ra cháy, nổ.
c) Thực hành và sử dụng thành thạo các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ với thiết bị mô hình.
4. Đối với học sinh trung học phổ thông, học viên học chương trình giáo dục phổ thông trong các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật tổng hợp
a) Nắm vững một số biện pháp, nguyên tắc để kiểm soát an toàn khi chữa cháy; biết được một số kỹ năng thoát nạn từ các phương tiện giao thông, trong thang máy, thang cuốn khi có các sự cố cháy, nổ.
b) Biết một số kỹ năng cơ bản để tìm kiếm nạn nhân, cứu người bị nạn, sơ cấp cứu người bị nạn khi xảy ra cháy, nổ và các sự cố, tai nạn.
c) Sử dụng thành thạo bình chữa cháy xách tay và các thiết bị chữa cháy thông thường với các nguồn cháy khác nhau (với thiết bị mô hình hoặc thực tế).
5. Đối với sinh viên
a) Nắm vững một số biện pháp, nguyên tắc để kiểm soát an toàn khi chữa cháy; thành thạo một số kỹ năng thoát nạn từ các phương tiện giao thông, trong thang máy, thang cuốn khi có các sự cố cháy, nổ.
b) Thành thạo một số kỹ năng cơ bản để tìm kiếm nạn nhân, cứu người bị nạn, sơ cấp cứu người bị nạn khi xảy ra cháy, nổ và các sự cố, tai nạn.
c) Sử dụng được các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ bản và các thiết bị có tại gia đình, nhà trường và các khu vực công cộng.
d) Được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật hiện hành (nếu có nhu cầu) sau khi được cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu.
Điều 6. Tổ chức, quản lý các hoạt động
1. Thành lập Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ sở giáo dục do lãnh đạo nhà trường làm Trưởng ban; thành phần là các cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên.
2. Các thành viên Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục phải được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật; có khả năng giảng dạy, phổ biến kiến thức, thực hành kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục có nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng kế hoạch hằng năm để triển khai thực hiện các quy định về bồi dưỡng, thực hành giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho người học theo nội dung quy định tại Thông tư này.
b) Chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa phương để hỗ trợ cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động quy định tại Thông tư này.
c) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai công tác giáo dục kiến thức, kỹ năng, thực hành về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho người học.
d) Chủ động thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở giáo dục khi có sự cố; rà soát các điều kiện bảo đảm an toàn cho người học trong quá trình học tập.
đ) Rà soát thống kê; đề xuất bổ sung tài liệu học tập, trang thiết bị học tập, thực hành cho người học.
e) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người học trong quá trình học tập, thực hành kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
g) Triển khai công tác khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể có thành tích và xử lý kỷ luật đối với các cá nhân, tập thể vi phạm trong thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong cơ sở giáo dục theo quy định.
Điều 7. Cơ sở vật chất, kinh phí và điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện trong các cơ sở giáo dục
1. Các cơ sở giáo dục bố trí đủ tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; có đủ trang thiết bị giảng dạy và thực hành về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Các cơ sở giáo dục chủ động kiểm tra hệ thống điện, nguồn khí gas tại nhà bếp; bảo đảm nguồn hóa chất thực hành, thí nghiệm rõ nguồn gốc, triển khai thực hiện công tác bảo quản và thu gom các hóa chất sau khi thực hành tại các phòng thí nghiệm đúng quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy, nổ, sự cố, tai nạn.
3. Trang thiết bị giảng dạy và thực hành cho người học phù hợp đối với từng cấp học, trình độ đào tạo
a) Đối với cơ sở giáo dục mầm non: Có đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học (video clip, tranh, ảnh, hình vẽ, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn...) minh họa về các nguồn cháy, nổ, nguồn nhiệt, một số sự cố, tai nạn thông thường để tổ chức các hoạt động giáo dục kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
b) Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên: Bố trí khu vực huấn luyện tại nhà thể chất (Nhà đa năng) hoặc ngoài trời. Có thiết bị mô hình, phương tiện thực hành chữa cháy (Bình chữa cháy xách tay, lăng, vòi, chăn chiên, cát và các phương tiện, thiết bị tương tự, khay xăng, bình gas, xăng, dầu, mũ, găng tay bảo hộ). Có thiết bị mô hình, phương tiện thực hành cứu nạn, cứu hộ cơ bản (Mặt nạ phòng độc, khăn, vải ướt băng, gạc, nẹp, cáng và các phương tiện, thiết bị tương tự).
c) Đối với các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm: Bố trí khu vực huấn luyện tại nhà thể chất (Nhà đa năng) hoặc ngoài trời. Có thiết bị mô hình hoặc hình ảnh về các hệ thống (Báo cháy tự động; chữa cháy tự động hoặc bán tự động; hệ thống họng nước chữa cháy trong, ngoài nhà; cấp nước chữa cháy trong nhà, trụ nước chữa cháy ngoài nhà). Có phương tiện chữa cháy (Bình chữa cháy xách tay, lăng, vòi, chăn chiên, cát và các phương tiện, thiết bị tương tự; khay xăng, bình gas, xăng, dầu, mũ, găng tay bảo hộ). Có phương tiện thực hành cứu nạn, cứu hộ cơ bản (Mặt nạ phòng độc, khăn, vải ướt băng, gạc, nẹp, cáng và các phương tiện, thiết bị tương tự).
d) Ưu tiên sử dụng công nghệ thực tế ảo phục vụ huấn luyện, bồi dưỡng xử lý các tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn; sử dụng các sản phẩm thí nghiệm công nghệ mới để phục vụ thực hành, thí nghiệm có liên quan đến các hóa chất dễ gây cháy, nổ.
4. Kinh phí bảo đảm cho việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vào chương trình, hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục
a) Nguồn chi thường xuyên của nhà trường; nguồn đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
c) Nguồn tài chính hợp pháp của các cơ sở giáo dục ngoài công lập và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng và triển khai các tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng bổ trợ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho người học.
3. Định kỳ tổng hợp báo cáo các cơ quan có liên quan về tình hình triển khai thực hiện công tác giáo dục về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong ngành Giáo dục.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ban ngành của địa phương tích cực, chủ động tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Bảo đảm nguồn kinh phí cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện các quy định về lồng ghép kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vào chương trình giảng dạy, hoạt động giáo dục được quy định tại Thông tư này.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo
1. Tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện xây dựng kế hoạch triển khai tại địa phương; xây dựng kế hoạch cụ thể chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn hướng dẫn trẻ em, học sinh, học viên tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do địa phương tổ chức.
3. Khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục và kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân vi phạm theo quy định.
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học
1. Giao đơn vị đầu mối chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai công tác giáo dục, phổ biến kiến thức và kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho sinh viên theo quy định tại Thông tư này.
2. Tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo các nội dung của Thông tư này. Chịu sự thanh tra, kiểm tra và thực hiện báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.
3. Tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo định kỳ từng năm học.
1. Nội dung báo cáo
a) Theo nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư này.
b) Công tác quản lý trang thiết bị, phương tiện phục vụ việc thực hành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; số lượng hóa chất độc hại gây cháy, nổ cần tiêu hủy; các vụ việc cháy, nổ, sự cố, tai nạn (nếu có).
2. Hình thức báo cáo
Các cơ sở giáo dục lồng ghép các nội dung báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này vào báo cáo kết quả thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên hằng năm theo quy định.
Điều 13. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2022.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu, Người đứng đầu các cơ sở giáo dục đại học và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY
OF EDUCATION AND TRAINING |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 06/2022/TT-BGDDT |
Hanoi, May 11, 2022 |
CIRCULAR
GUIDING PROVISION OF FIRE SAFETY, FIRE FIGHTING, AND RESCUE KNOWLEDGE, SKILLS FOR STUDENTS AND LEARNERS IN EDUCATION INSTITUTIONS
Pursuant to Education Law dated June 14, 2019;
Pursuant to Law on Fire Prevention and Firefighting dated June 29, 2001; Law on amendments to Law on Fire Prevention and Firefighting dated November 22, 2013;
Pursuant to Decree No.136/2020/ND-CP dated November 24, 2020 of the Government on elaborating to Law on Fire Prevention and Firefighting and Law on amendments to Law on Fire Prevention and Firefighting;
Pursuant to Decree No. 83/2017/ND-CP dated July 18, 2017 of the Government on rescue operations of fire prevention and firefighting brigade;
Pursuant to Decree 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of the Government on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;
Pursuant to Decree 84/2020/ND-CP dated July 17, 2020 of the Government on elaborating to Law on Education;
...
...
...
The Minister of Education and Training promulgates Circular guiding provision of fire safety, fire fighting, and rescue knowledge for students and learners in education institutions.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope and regulated entities
1. Scope
This Circular guides contents, methods, and forms of equipping students and learners in education institutions of national education system with fire safety, fire fighting, and rescue knowledge.
2. Regulated entities
This Circular applies to preschools, formal education institutions, continuing education institutions, specialized education institutions, and other education institutions; universities, institutes, higher education institutions, pedagogy colleges, education institutions providing teacher training, excluding higher education institutions affiliated to the Military and Public security forces (hereinafter referred to as “education institutions”); relevant organizations and individuals.
Article 2. Implementation rules
...
...
...
2. Ensure consistency among education levels, training levels of national education systems without altering framework regulations on formal education programs of all education levels and training levels.
3. Integrate formal education with educational activities.
Chapter II
CONTENTS, METHODS, FORMS OF PROVIDING FIRE SAFETY, FIRE FIGHTING, AND RESCUE KNOWLEDGE, SKILLS FOR STUDENTS AND LEARNERS
Article 3. Contents of fire safety, firefighting, and rescue knowledge, skills
1. Contents of law education regarding fire safety, fire fighting, and rescue.
a) Legislative documents, guiding documents regarding fire safety, fire fighting, and rescue according to the Law on Fire Protection and Fire Fighting and regulations of Ministry of Education and Training.
b) Responsibilities of authorities, sectors, organizations, individuals, and families in fire safety, fire fighting, and rescue.
c) Danger, damage, and consequences of fire, explosion to individuals, families, community, and society.
...
...
...
2. Basic contents, knowledge, and skills regarding fire safety, fire fighting, and rescue integrated with formal subjects integrated in preschool education program and formal education program promulgated by Ministry of Education and Training or training programs of higher education institutions.
3. Additional knowledge and skills regarding fire safety, fire fighting, and rescue provided for learners by education institutions in order to satisfy requirements under Article 5 hereof while meeting conditions of the education institutions.
4. Details of fire safety, fire fighting, and rescue drills, including: fire fighting and rescue equipment training (using actual equipment or model equipment), movement drills in case of fire, explosion.
5. Duration of support activities and drills regarding fire safety and fire fighting: For preschool children, at least 1 session/school year. For students of formal education institutions and students of continuing education institutions, at least 2 sessions/school year. For university students, at least 3 sessions/school year.
Article 4. Methods and form of organizing education on fire safety, fire fighting, and rescue knowledge, skills
1. For preschool education
a) Integrate with child care, education activities.
b) Use visual and illustrative methods via physical activities.
2. For formal education and continuing education
...
...
...
b) Integrate with experiential activities, experiential - career counseling activities, soft skill training activities, club activities, and summer activities.
3. For higher education
a) Integrate with national defense and security subject and extracurricular activities.
b) Cooperate with competent entities in organizing training, practice, and drills suitable with training programs of education institutions.
Article 5. Goals for preschool children and students, learners
1. For preschool children
a) Be able to recognize sources of fire, sources of heat, and flammable, combustible objects.
b) Know how to prevent sources of fire, sources of heat, and flammable, combustible incidents.
c) Recognize fire alarm signals and devices and take appropriate actions upon receiving fire alarm signals.
...
...
...
a) Recognize signs of fire and risks of accidents. Recognize fire alarm signals and be able to raise alarm in case of fire.
b) Know how to evacuate in a fire, select exits, and use equipment that protects reparatory organs and body in case of fire.
c) Use model fire extinguishers and practice extinguishing fire with model fire extinguishers, practice evacuating in environment with smoke and noxious gases.
d) Know how to avoid common incidents and provide emergency medical care in those cases.
3. For lower-secondary school students
a) Know the common causes of fire and common fire safety, fire fighting measures.
b) Know how to evacuate in case of fire.
c) Practice and effectively use fire safety, fire fighting, and rescue skills with model equipment.
4. For upper-secondary school students and learners of formal education programs in continuing and vocational education centers, continuing education and general technique centers
...
...
...
b) Know basic skills in searching for survivors, victims, providing emergency medical aid in case of fire and other incidents.
c) Effectively use portable extinguishers and common firefighting equipment for different sources of fire (with model or realistic equipment).
5. For university students
a) Know the solutions and principles for controlling safety while extinguishing fire; master how to effectively evacuate from traffic vehicles, elevators, and escalators in case of fire.
b) Master basic skills in searching for survivors, victims, providing emergency medical aid in case of fire and other incidents.
c) Be able to operate basic fire fighting and rescue devices and equipment available at families, education institutions, and public areas.
d) Obtain certificate of fire safety, fire fighting, and rescue training completion as per applicable laws (if needed) after passing examination and assessment by competent police authorities.
Chapter III
CONDITIONS FOR PROVISION OF FIRE SAFETY, FIRE FIGHTING, AND RESCUE KNOWLEDGE, SKILLS IN EDUCATION INSTITUTIONS
...
...
...
1. Establish Steering Committee for fire safety, firefighting and rescue of education institution where heads of education institutions shall act as directors and managerial officials, teachers, lecturers, and employees shall act as members.
2. Members of the Steering Committee for fire safety, fire fighting and rescue in education institutions must obtain certificate of fire safety, fire training, and rescue training completion as per the law; be able to teach, popularize knowledge, and practice skills regarding fire safety, firefighting and rescue.
3. The Steering Committee for fire safety, fire fighting, and rescue in education institutions have the tasks to:
a) Develop annual plans for implementing regulations on improving and practicing knowledge, skills relating to fire safety, fire fighting, and rescue for learners in accordance with this Circular.
b) Cooperate with local fire safety, fire fighting, and rescue authorities in organizing activities under this Circular.
c) Publicize and provide knowledge, skills, and practice regarding fire safety, fire fighting, and rescue for learners.
d) Carry out fire safety, fire fighting, and rescue at education institutions in case of fire; review safety conditions of learners while studying at education institutions.
dd) Review, list, and propose addition of learning and practice materials, equipment for learners.
e) Ensure absolute safety for learners during studying and practicing fire safety, fire fighting, and rescue knowledge, skills.
...
...
...
Article 7. Facilities, expenditure, and conditions for implementation in education institutions
1. Education institutions shall prepare adequate materials providing fire safety, fire fighting, and rescue knowledge, skills; teaching and practice equipment for fire safety, fire fighting, and rescue regulated by competent authorities.
2. Education institutions shall inspect electrical systems and gas sources in kitchens; ensure origin of chemicals used in laboratories and preserve, collect chemicals after practice in accordance with regulations and law on occupational safety, hygiene, fire prevention, and accident avoidance.
3. Equip teaching and practicing equipment appropriate for learners in each education level.
a) For preschool: Prepare adequate equipment, toys, teaching aids (video clips, photos, paintings, pictures, signs, etc.) illustrating sources of fire, sources of heat, common incidents in order to educate on fire safety, fire fighting, and rescue knowledge and skills.
b) For formal education institutions and continuing education institutions: Prepare training areas in gymnasium or outdoor areas. Prepare fire fighting models and equipment (Portable fire extinguishers, nozzles, hoses, fire blanket, sand, and equivalent equipment, devices, gasoline tray, gas tank, oil, protective headwear and gloves). Prepare model equipment and facilities to allow practice basic rescue and evacuation (Gas masks, soaked towel, cloth, gauze pads, splints, stretchers, and equivalent equipment).
c) For universities, institutes, higher education institutions, pedagogy colleges: Prepare training areas in gymnasiums or outdoor areas. Prepare model equipment or images regarding various fire-related systems (Automatic fire alarm; automatic or semi-automatic fire extinguishing system; indoor and outdoor fire hydrant system; water supply for indoor fire fighting, outdoor fire hydrants). Prepare firefighting equipment (Portable fire extinguishers, nozzles, hoses, fire blanket, sand, and equivalent equipment, devices, gasoline tray, gas tank, oil, protective headwear and gloves). Prepare equipment and facilities to allow practice basic rescue and evacuation (Gas masks, soaked towel, cloth, gauze pads, splints, stretchers, and equivalent equipment).
d) Prioritize the use of virtual reality technology in training and improvement to responses to fire, explosion, accidents; the use of new experimental technology in practice and tests involving flammable, combustible chemicals.
4. Expenditure on integrating fire safety, fire fighting, and rescue knowledge, skills into education program and activities in education institutions includes:
...
...
...
b) Financing and fundings of Vietnamese and foreign organizations and individuals as per the law; other legitimate funding sources.
c) Legitimate financial sources of non-public education institutions and other relevant agencies, organizations, and individuals.
Chapter IV
ORGANIZATION FOR IMPLEMENTATION
Article 8. Responsibilities of Ministry of Education and Training
Ministry of Education and Training is responsible for:
1. Taking charge and cooperating with relevant agencies, entities in guiding and inspecting implementation of this Circular.
2. Directing and guiding relevant agencies, entities, and organizations to develop and implement documents providing fire safety, fire fighting, and rescue knowledge and skills for learners.
3. Periodically consolidating reports of relevant agencies on implementation of fire safety, fire fighting, and rescue education in education sector.
...
...
...
People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for:
1. Directing Departments of Education and Training and local departments to organize implementation of this Circular.
2. Ensuring funding sources for education institutions in provinces and central-affiliated cities to integrate fire safety, fire fighting, and rescue knowledge, skills into education program and activities in accordance with this Circular.
3. Organizing inspection, examination, commendation, and disciplinary actions as per the law.
Article 10. Responsibilities of Departments of Education and Training and Education and Training Authorities
Departments of Education and Training and Education and Training Authorities are responsible for:
1. Advising Chairpersons of People’s Committees of provinces/districts to develop local implementation plans; developing specific plans for coordinating implementation of this Circular of local preschools, formal education institutions, and continuing education institutions.
2. Directing local preschools, formal education institutions, and continuing education institutions to guide children, students, and learners to participate in programs for disseminating, publicizing, and educating on fire safety, fire fighting, and rescue regulations, knowledge, and skills.
3. Commending organizations and individuals with accomplishments in disseminating, publicizing, and educating on fire safety, fire fighting, and rescue regulations, knowledge, and skills in education institutions and taking disciplinary actions against offenders as per the law.
...
...
...
Higher education institutions are responsible for:
1. Assigning contact points to take charge developing plans for fire safety, fire fighting, and rescue education for students in accordance with this Circular.
2. Organizing implementation, coordination, inspection, and supervision of adherence to this Circular Staying under inspection, examination, and producing reports at request of education authorities.
3. Organizing preliminary conclusion, final conclusion, and submitting reports to direct superiors on a periodic basis in each school year.
Article 12. Reports
1. Report contents
a) Article 3 hereof.
b) Management of equipment and instruments serving fire safety, fire fighting, and rescue practice; number of flammable, combustible toxic chemicals to be disposed; cases of fire, explosion, incidents (if any).
2. Report methods
...
...
...
Article 13. Entry into force and responsibility for implementation
1. This Circular comes into force from June 26, 2022.
2. Chief of Office, Director of Student Affairs Department, heads of relevant entities affiliated to Ministry of Education and Training; Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities; Directors of Departments of Education and training, Director of Department of Education, Science and Technology of Bac Lieu Province, heads of higher education institutions, and relevant entities are responsible for the implementation of this Circular.
PP.
MINISTER
DEPUTY MINISTER
Ngo Thi Minh
;
Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 06/2022/TT-BGDĐT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký: | Ngô Thị Minh |
Ngày ban hành: | 11/05/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Chưa có Video