Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6286/TB-SGDĐT

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2024

 

THÔNG BÁO

CẤU TRÚC, YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ VÀ BẢNG NĂNG LỰC, CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 20/2021/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT;

Căn cứ Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT;

Căn cứ công văn số 3935/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 7 năm 2024 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024 - 2025.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Thành phố Hồ Chí Minh thông báo cấu trúc, yêu cầu đánh giá và bảng năng lực, cấp độ tư duy đề tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh như sau:

I. Môn Ngữ văn

1. Phạm vi và định hướng đánh giá

1.1. Đọc hiểu

- Nguồn trích dẫn: ngữ liệu ngoài sách giáo khoa

- Loại văn bản: văn bản văn học và một trong hai loại: văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin

- Dung lượng: Tổng độ dài của các ngữ liệu trong đề thi không quá 1300 chữ.

1.2. Viết

a) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ). Một trong hai yêu cầu cần đạt sau:

- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ hoặc một đoạn thơ.

- Viết đoạn văn phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

b) Viết bài văn. Một trong hai yêu cầu cần đạt sau:

- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục

- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.

1.3. Cấu trúc đề

Phần 1 (5,0 điểm): Đọc hiểu văn bản văn học và viết đoạn văn

Câu 1 (3,0 điểm): Đọc hiểu

Câu 2 (2,0 điểm): Viết đoạn văn

Phần 2 (5,0 điểm): Đọc hiểu văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin và viết bài văn nghị luận xã hội

Câu 1 (1,0 điểm): Đọc hiểu

Câu 2 (4,0 điểm): Viết bài văn nghị luận xã hội

1.4. Căn cứ đánh giá

Các yêu cầu cần đạt về đọc hiểu và viết trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 - Môn Ngữ Văn cấp Trung học cơ sở, chủ yếu là lớp 8 và lớp 9.

1.5. Lưu ý

- Có 01 câu hỏi về tiếng Việt trong phần đọc hiểu văn bản văn học.

- Đề thi được xây dựng theo định hướng tích hợp giữa đánh giá năng lực đọc hiểu và năng lực viết, nội dung trong phần viết có liên quan đến văn bản ở phần đọc hiểu.

2. Bảng năng lực và cấp độ tư duy

TT

Thành phần năng lực

Mạch nội dung

Số câu

Cấp độ tư duy

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng %

Số câu

Tỉ lệ

Số câu

Tỉ lệ

Số câu

Tỉ lệ

I

Năng lực Đọc

Đọc hiểu văn bản văn học

4

1

5%

2

15%

1

10%

30%

40%

Đọc hiểu văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin

1

 

 

1

10%

 

 

10%

II

Năng lực Viết

Đoạn văn nghị luận văn học hoặc đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ, đoạn thơ

1

5%

5%

10%

20%

60%

Bài văn nghị luận xã hội

1

10%

10%

20%

40%

Tỉ lệ %

 

20%

40%

40%

100%

Tổng

7

100%

 

II. Môn Toán

1. Phạm vi và định hướng đánh giá

1.1. Phạm vi đánh giá

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn Toán cấp Trung học cơ sở. Bao gồm các mạch kiến thức: Hình học và Đo lường; Số và Đại số; Thống kê và Xác suất.

Nội dung kiểm tra nhằm mục đích đánh giá các năng lực toán học:

- Tư duy và lập luận toán học.

- Giải quyết vấn đề toán học.

- Mô hình hoá toán học.

1.2. Định hướng đánh giá

Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề thực tế. Khuyến khích tăng cường việc tự học, sáng tạo, tránh tình trạng học tủ, học vẹt.

Nội dung kiểm tra đánh giá nhằm giúp học sinh định hướng một số kiến thức, kỹ năng cần thiết khi bước vào cấp Trung học phổ thông.

1.3. Cấu trúc đề thi

Bài 1. (1,5 điểm) Cho hàm số y = ax2

a) Vẽ đồ thị (P) của hàm số trên.

b) Tìm những điểm thuộc (P) thoả điều kiện cho trước.

Bài 2. (1 điểm) Cho phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0

a) Tìm điều kiện có nghiệm của phương trình.

b) Vận dụng hệ thức Viete, tính giá trị biểu thức liên quan đến các nghiệm.

Bài 3. (1,5 điểm) Dạng toán thực tế liên quan đến xác suất, thống kê.

Bài 4. (1 điểm)

a) Viết biểu thức A biểu diễn theo một đại lượng x nào đó trong bài toán thực tế.

b) Tìm giá trị của x để A thỏa điều kiện nào đó.

Bài 5. (1 điểm) Dạng toán thực tế liên quan đến hình học:

Chu vi, diện tích tam giác, tứ giác, độ dài cung tròn, chu vi đường tròn, diện tích hình tròn, hình quạt tròn, hình viên phân, hình vành khăn...

Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích các hình khối trong thực tế…

Bài 6. (1 điểm) Dạng toán thực tế liên quan đến phương trình, bất phương trình, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.

Bài 7. (3 điểm) Bài toán hình học phẳng gồm 3 câu.

a) Chứng minh 4 điểm thuộc đường tròn, các yếu tố song song, vuông góc, bằng nhau…

b) Chứng minh hệ thức, các yếu tố bằng nhau, thẳng hàng, đồng quy…

c) Tính toán độ dài, chu vi, diện tích, số đo góc...

1.4. Căn cứ đánh giá

Các yêu cầu cần đạt trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 - Môn Toán cấp Trung học cơ sở, chủ yếu là lớp 8 và lớp 9.

2. Bảng năng lực và cấp độ tư duy

TT

Kiến thức/ Năng lực

Mạch kiến thức

Số câu

Cấp độ tư duy

Tổng %

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Số câu

Tỉ lệ

Số câu

Tỉ lệ

Số câu

Tỉ lệ

1

Tư duy và lập luận toán học

Hình học và Đo lường

3

1

(7a)

10%

1

(7b)

10%

1

(7c)

10%

30%

2

Giải quyết vấn đề toán học

Số và Đại số

4

1

(1a)

10%

2

(1b, 2a)

10%

1

(2b)

5%

25%

Thống kê và Xác suất

2

1

(3a)

5%

1

(3b)

10%

 

 

15%

3

Mô hình hóa Toán học

Số và Đại số

3

 

 

1

(4b)

5%

2

(6a, 6b)

10%

15%

Hình học và Đo lường

3

1

(5a)

5%

1

(4a)

5%

1

(5b)

5%

15%

Tỉ lệ %

 

 

30%

 

40%

 

30%

100%

Tổng

15

4

 

6

 

5

 

 

 

III. Môn Tiếng Anh

1. Phạm vi và định hướng đánh giá

1.1. Định hướng đánh giá

- Đánh giá năng lực ngôn ngữ không chỉ dựa trên kiến thức thuộc lòng ngữ pháp và từ vựng của học sinh; yêu cầu phải đánh giá được khả năng hiểu và vận dụng kiến thức ngôn ngữ vào ngữ cảnh phù hợp, đặc biệt là các tình huống thực tế cuộc sống.

- Thay đổi cách đánh giá cần đồng bộ với việc sử dụng tài liệu giảng dạy phù hợp, thay đổi cách dạy và học tiếng Anh từ sử dụng chủ yếu phương pháp Grammar Translation hay Direct Method sang kết hợp với Communicative Approach và ứng dụng ngôn ngữ vào tình huống thực tiễn.

- Hướng việc đánh giá vào các kỹ năng ngôn ngữ cụ thể, mục tiêu cụ thể cho từng mạch kiến thức.

1.2. Phạm vi đánh giá

Ngữ âm

- Cách phát âm các nguyên âm và phụ âm cơ bản

- Cách đặt dấu nhấn từ cho đúng

Từ vựng, ngữ pháp

- Đa dạng các loại hình từ vựng, ngữ nghĩa từ theo khung chương trình.

- Các điểm ngữ pháp theo khung chương trình

Giao tiếp, liên hệ tình huống thực tế

- Khả năng hiểu và đáp lại các tình huống đơn giản của ngôn ngữ thực tế

Đọc hiểu

- Đọc văn bản độ dài 180-200 chữ và tìm thông tin.

- Đọc và điền khuyết một văn bản độ dài 80-100 chữ.

Viết

- Viết đúng hình thức từ để hoàn thành câu có nghĩa phù hợp.

- Viết câu đơn giản dựa trên thông tin cho sẵn.

- Viết câu sử dụng khả năng về cấu trúc ngữ pháp, kết hợp từ

1.3. Cấu trúc đề

Phần 1 (1,0 điểm): Ngữ âm

Từ câu 1 đến câu 4

Phần 2 (3,0 điểm): Từ vựng, ngữ pháp, giao tiếp

Từ câu 5 đến câu 16

Phần 3 (3,0 điểm): Đọc hiểu

- Đọc và điền từ: Từ câu 17 đến câu 22

- Đọc hiểu trả lời câu hỏi: Từ câu 23 đến câu 28

Phần 4 (4,0 điểm): Viết

- Viết dạng đúng của từ: Từ câu 29 đến câu 34

- Viết cụm từ phù hợp theo thông tin cho sẵn: Câu 35, 36

- Viết câu: Từ câu 37 đến câu 40

1.4. Lưu ý

- Có 02 câu hỏi mới về Viết cụm từ phù hợp theo thông tin cho sẵn. Câu hỏi này kiểm tra khả năng đọc chú thích trong tự điển để tìm kiếm thông tin ngôn ngữ và vận dụng kiến thức.

2. Bảng năng lực và cấp độ tư duy

TT

Kiến thức/ Năng lực

Mạch kiến thức

Số câu

Cấp độ tư duy

Tổng %

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Số câu

Tỉ lệ

Số câu

Tỉ lệ

Số câu

Tỉ lệ

1

Ngữ âm

Phát âm (nguyên âm, phụ âm cơ bản)

4

2

(1, 4)

5%

2

(2, 3)

5%

 

 

10%

Trọng âm

2

Từ vựng, ngữ pháp, giao tiếp

Từ vựng, cấu trúc ngữ pháp; mẫu câu giao tiếp phổ biến trong chương trình.

12

2

(6, 7)

5%

6

(5, 8, 9, 10, 11, 12)

15%

4

(13, 14, 15, 16)

10%

30%

3

Đọc hiểu

Tìm thông tin khái quát, thông tin chi tiết, ngữ nghĩa từ vựng trong đoạn văn.

12

2

(19, 21)

5%

4

(23, 24, 25, 26)

10%

6

(17, 18, 19, 20, 22, 27, 28)

10%

30%

4

Viết

Kết hợp ngữ pháp và hình thức, ngữ nghĩa của từ vựng để viết câu.

12

2

(35, 36)

5%

4

(29, 33, 37, 39)

10%

6

(30, 31, 32, 34, 38, 40)

10%

30%

Tỉ lệ %

 

 

20%

 

40%

 

40%

100%

Tổng

40

8

 

16

 

16

 

 

 

Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Lãnh đạo phòng GDĐT thành phố Thủ Đức và các quận, huyện thông báo đến toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh được biết./.

 


Nơi nhận:
- Giám đốc (để biết);
- Phòng GDĐT thành phố Thủ Đức và các quận, huyện (để phối hợp);
- Lưu: VT, GDTrH (Lộc).

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Bảo Quốc

 

PHỤ LỤC

ĐỀ THAM KHẢO - KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút

Chủ đề: TƯỞNG TƯỢNG...

Logic đưa chúng ta từ điểm A đến điểm B, còn trí tưởng tượng sẽ đưa chúng ta đến mọi nơi.

(Albert Einstein)

I. Đọc hiểu văn bản văn học và viết đoạn văn nghị luận văn học (5,0 điểm)

Từ "Khóc"

Câu chuyện này vẫn còn chưa xảy ra nhưng chắc chắn mai đây nó sẽ xảy ra. Chuyện là thế này...

Ở tương lai xa xăm, có một bà giáo già đưa đám học trò của mình đi thăm Bảo tàng của Thời Xa Xưa, nơi trưng bày tất cả những đồ vật của một thời và giờ không còn dùng tới nữa, như vương miện của nhà vua, đuôi áo của hoàng hậu, tàu điện ở Monza, ...

Trong một chiếc tủ kính nhỏ phủ một lớp bụi mờ có từ “Khóc”.

Đám học trò thời tương lai đọc biển giải thích mà vẫn không hiểu.

- Thưa cô, từ đó nghĩa là gì ạ?

- Đó là đồ trang sức cổ ạ?

- Nó thuộc về thời người Etrusca phải không ạ?

Bà giáo già liền giải thích rằng một thời đó là từ được dùng rất thường xuyên và gây ra rất nhiều đau khổ. Bà chỉ một chiếc bình bên trong có chứa những giọt nước mắt: có lẽ đó là nước mắt của một nô lệ bị chủ đánh đập, cũng có thể đó là của một đứa bé không nhà.

- Trông như nước ấy nhỉ! - một cậu học trò nói.

- Nhưng lại nóng hổi đấy! - bà giáo đáp.

- Chắc tại người ta đem đun lên trước khi dùng chăng?

Đám học trò vẫn không thể tưởng tượng ra được “khóc” là gì, “nước mắt” là gì. Chúng thực sự không hiểu và bắt đầu thấy chán. Vì vậy bà giáo đành đưa chúng đi thăm những khu khác của Bảo tàng, nơi có những thứ dễ hiểu hơn như song sắt nhà tù, một chú chó giữ nhà, tàu điện ở Monza,... Tất cả đều là những thứ mà ở thế giới hạnh phúc của tương lai đều không tồn tại.

(Theo Gianni Rodari, Chuyện kể trên điện thoại, Bùi Thị Thái Dương dịch, NXB Kim Đồng, 2021, trang 146 - 147)

Câu 1 (3,0 điểm)

a. Xác định lời người kể chuyện và lời nhân vật trong đoạn sau (0,5 điểm):

“Đám học trò thời tương lai đọc biển giải thích mà vẫn không hiểu.

- Thưa cô, từ đó nghĩa là gì ạ?”

b. Chi tiết đám học trò đọc biển giải thích về từ “Khóc” mà vẫn không hiểu và chi tiết sau khi bà giáo già giải thích, đám học trò vẫn không thể tưởng tượng ra được “khóc” là gì có vai trò như thế nào đối với cốt truyện? (0,75 điểm)

c. Chuyển một lời dẫn trực tiếp trong văn bản trên thành lời dẫn gián tiếp. (0,75 điểm)

d. Trong tưởng tượng của em, điều gì không nên tồn tại trong thế giới hạnh phúc của tương lai? Vì sao? (1,0 điểm)

Câu 2 (2,0 điểm):

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nội dung chủ đề của tác phẩm Từ “Khóc” (Gianni Rodari).

II. Đọc hiểu văn bản nghị luận và viết bài văn nghị luận xã hội (5,0 điểm)

Khi Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng (năm 1969) thì chúng ta đã hiểu rằng nó là kết quả của một khát vọng ngàn năm, bắt đầu từ những tưởng tượng về cung Trăng với những câu chuyện khác nhau của từng dân tộc, mà gần gũi nhất với chúng ta là câu chuyện chị Hằng - chú Cuội. Khi anh em nhà Wright làm nên một động cơ có thể bay cách mặt đất dẫu chỉ vài trăm mét (năm 1903) thì chúng ta hiểu những tưởng tượng về một ngày con người có thể bay lên không trung rốt cuộc đã thành sự thật. Những tưởng tượng ấy có từ thuở xa xưa với hình ảnh những vị thần được lắp vào đôi cánh trong thần thoại phương Tây hay một Tề Thiên Đại Thánh với khả năng bay lộn trên mây (cân đẩu vân) trong văn hóa phương Đông. Và khi những chiếc tàu ngầm hiện đại nhất với những tính năng ưu việt nhất chính thức xuất hiện thì chúng ta trầm trồ: sao nó có nhiều nét giống với con tàu Nautilus của thuyền trưởng Nemo trong những trang văn viễn tưởng cuối thế kỉ 19 của Jules Verne đến vậy? Có rất nhiều phát minh khoa học vĩ đại được chắp cánh từ sự tưởng tượng. Cho nên có rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc coi tưởng tượng là điều quan trọng bậc nhất giúp nhân loại có thể vững vàng tiến về phía trước.

(Theo Phan Đăng, 39 câu hỏi cho người trẻ, NXB Kim Đồng, 2023, trang 63-65)

Câu 1 (1,0 điểm): Hãy phân tích tác dụng của lí lẽ và bằng chứng đối với luận điểm trong văn bản trên.

Câu 2 (4,0 điểm):

Trong thời đại công nghệ, một số bạn trẻ cho rằng chỉ có kiến thức khoa học và trải nghiệm thực tế mới dẫn đến thành công. Vì thế, các bạn ấy coi nhẹ vai trò của trí tưởng tượng. Liệu đây có phải là một suy nghĩ đúng đắn?

Từ văn bản trên và từ những suy nghĩ riêng, em hãy viết bài văn đối thoại với các bạn ấy về vai trò của trí tưởng tượng.

--- HẾT ---

 

ĐỀ THAM KHẢO - KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

MÔN TOÁN

Thời gian: 120 phút

Bài 1. (1,5 điểm) Cho hàm số

a) Vẽ đồ thị (P) của hàm số trên.

b) Tìm những điểm M thuộc (P) có tung độ và hoành độ bằng nhau.

Bài 2. (1,0 điểm) Cho phương trình 2x2 - 5x + 1 = 0

a) Chứng minh phương trình trên có hai nghiệm phân biệt.

b) Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức

A = x1(x1 + 2024)+ x2(x2 + 2025) - x2

Bài 3. (1,5 điểm) Biên độ nhiệt là khoảng cách chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất trong cùng một khoảng thời gian nhất định (một ngày, một tháng, một năm,...) của cùng một vùng địa lí. Biểu đồ cột kép dưới đây biểu diễn nhiệt độ (độ C) các ngày trong một tuần tại Thành phố Hồ Chí Minh.

a) Trong tuần này, ngày có biên độ nhiệt lớn nhất của thành phố Hồ Chí Minh là thứ mấy?

b) Chọn ngẫu nhiên một ngày trong tuần, tính xác suất của các biến cố sau:

A: “Ngày được chọn có nhiệt độ cao nhất không quá 35 độ C”.

B: “Ngày được chọn có biên độ nhiệt nhỏ hơn 12 độ C”.

Bài 4. (1,0 điểm) Một khu vườn hình chữ nhật (phần in đậm) có chiều dài và chiều rộng lần lượt là 70 m và 30 m. Người ta dự tính mở rộng thêm khu vườn bằng cách cải tạo thêm x (mét) về phía ngoài của chiều dài và chiều rộng khu vườn như hình vẽ.

a) Viết biểu thức S biểu diễn theo x diện tích của khu vườn hình chữ nhật sau khi mở rộng.

b) Biết rằng sau khi mở rộng thì diện tích của khu vườn lớn hơn diện tích ban đầu 1150 m2.

Tìm giá trị của x (làm tròn đến hàng phần mười của mét).

Bài 5. (1 điểm) Một quả dưa hấu không hạt ruột đỏ dạng hình cầu có đường kính 25 cm và phần vỏ dày 2 cm.

a) Coi phần ruột màu đỏ cũng có dạng hình cầu có cùng tâm với quả dưa hấu. Tính thể tích phần ruột quả dưa hấu.

(Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm của cm3).

b) Người ta ép phần ruột màu đỏ của quả dưa hấu trên thì thể tích nước ép thu được bằng 80% thể tích phần ruột. Nước ép dưa hấu sẽ được đựng trong các ly thủy tinh giống nhau, phần lòng trong dạng hình trụ có chiều cao 10 cm và đường kính đáy lòng trong là 5 cm. Mỗi ly chỉ chứa được 70% thể tích. Hỏi để đựng nước ép của quả dưa hấu nói trên thì cần ít nhất bao nhiêu cái ly?

Biết công thức tính thể tích hình trụ là V = pR2h (R là bán kính đáy, h là chiều cao); công thức tính thể tích hình cầu là  (R là bán kính hình cầu).

Bài 6. (1,0 điểm)

Thép không gỉ Ferritic là họ thép hợp kim có chứa từ 12 đến 27 phần trăm crôm. Một nhà máy luyện thép hiện có sẵn một lượng hợp kim thép chứa 10% crôm và một lượng hợp kim thép chứa 30% crôm. Giả sử trong quá trình luyện thép các nguyên liệu không bị hao hụt.

a) Tính khối lượng hợp kim thép mỗi loại từ hai loại thép trên dùng để luyện được 500 tấn thép chứa 16% crôm.

b) Nhà máy dự định luyện ra loại thép không gỉ Ferritic từ 100 tấn thép chứa 10% crôm và x tấn thép chứa 30% crôm. Hỏi x nằm trong khoảng nào?

Bài 7. (3,0 điểm)

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn (AB < AC). Đường tròn tâm O đường kính BC cắt hai cạnh AB, AC lần lượt tại EF (E khác B , F khác C). Các đoạn thẳng BFCE cắt nhau tại H, tia AH cắt BC tại K.

a) Chứng minh  =  = 90°, từ đó suy ra tứ giác AEHF nội tiếp.

b) Gọi D là giao điểm của AH và (O) (D nằm giữa AH), chứng minh BD2 = BK.BC =  .

c) Trong trường hợp  = 60° và BC = 6 cm, tính độ dài đoạn thẳng EF và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác AEF.

--- HẾT ---

 

ĐỀ THAM KHẢO - KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

MÔN TIẾNG ANH

Thời gian: 90 phút

I. Choose the word / phrase /sentence (A, B, C or D) that best fits the space or best answers the question given in each sentence. (3.5 pts).

1. Which word has the underlined part pronounced differently from that of the others?

A. horned

B. listed

C. needed

D. visited

2. Which word has the underlined part pronounced differently from that of the others?

A. hill

B. tonight

c. filling

D. river

3. Which word has a different stress pattern from that of the others?

A. suitable

B. chemical

C. comfort

D. musician

4. Which word has a different stress pattern from that of the others?

A. open

B. observe

C. repeat

D. provide

5. Teacher: Hard work is key to academic success.

Student: Yes. I understand. I work hard, _____________ I almost always get good marks.

A. though

B. and

C. but

D. or

6. Harry: When did you start learning English? Yours is impressive.

Lan: I just started exactly _____________ September last year.

A. in

B. at

C. on

D. about

7. Thomas: What's Mike doing, Ben?

Ben: He is looking for his watch _________ the sofa.

A. at

B. from

C. in

D. on

8. David: What’s your _________? What do you often do in your free time?

Nancy: I do a lot of reading in the evening.

A. plan

B. subject

C. hobby

D. exercise

9. Mike: We’re trying to find someone to start the music program next month.

Sarah: My friend Anna, ______ sings very well, may be the best choice.

A. who

B. whom

C. which

D. whose

10. Mark: What is your Physics teacher like?

Helen: He’s great. He’s a ______teacher; that’s why we respect him.

A. boring

B. new

C. devoted

D. shy

11. Dad: How’s Kevin at his new school?

Mom: He’s ___________ on pretty well.

A. coming

B. putting

C. getting

D. getting

12. Long: How do you get fresh again after an exam?

Khoa: I often go out with my friends for some __________such as watching a film.

A. health

B. attitude

C. duty

D. entertainment

13. Christ: - Shall we start now?

Luca: - ______________

A. Yes, we are.

B. Yes, let's.

C. OK, we do.

D. No, don’t let’s not.

14. Caroline: - “________________”

Lisa: - “How can you stand jogging in this humidity?”

A. A little exercise like running will do me good.

B. It’s hot and I’m going for a swim now.

C. I’m standing up and down for a little exercise.

D. It’s about time we did something about this humidity.

II. Look at the sign or the notice. Choose the best answer (A, B, C or D) for questions 15 and 16. (0.5 pt)

15. You see this sign on a toy. What does the sign say?

A. Two-year-old babies can play with this toy.

B. Kids should play with this toy for about three hours.

C. Kids over three years old can play with this toy.

D. This toy is for toddlers under three years old.

16. What does the sign say?

A. You can use as much water as you wish.

B. You should save water for future generations.

C. You should turn off the tap to protect children.

D. You shouldn’t use water for any purposes.

III. Choose the word (A, B, C or D) that best fits each space in the following passage. (1.5pts)

Dear Daddy,

I am writing to express my heartfelt (17)________for your unwavering kindness and care during my exam preparations. Your constant support, late-night study sessions, and (18)_______words have meant (19)_______to me. You believed in me even when I doubted myself, and your patience helped me stay (20)_______ and determined. Your sacrifices and understanding made this challenging time manageable, and I couldn't have done it (21)_______you. Thank you for being my rock and guiding light through this journey. Your love and support have (22)_______all the difference.

With all my love and thanks,

17.

A. happiness

B.regret

C. interest

D. gratitude

18.

A. empty

B. encouraging

C. funny

D. thankful

19.

A. little

B. lots

C. a lot

D. nothing

20.

A. focused

B. disappointed

C. fit

D. mysterious

21.

A. without

B. for

C. like

D. beside

22.

A. done

B. made

C. taken

D. run

IV. Read the following brochure of a run for the environment. Decide whether the statements from 23 to 26 are True or False and choose the correct answer (A, B, C or D) to complete the statements in the questions 27 and 28. (1.5 pts)

Join Us for a Cleaner Tomorrow! Let’s Run for the Community Without Pollution!

We run to promote our health and wellness. Running boots physical health and mental well-being.

We run to raise people’s environmental awareness of the importance of reducing pollution.

We run to support local initiatives. Funds raised will support community environmental projects.

And, we run to foster our community spirit. We really can enjoy a day of fun and unity with lots of our fellow community members.

Requirements for Runners

All participants must register online by July 20th, 2025.

The run is open to runners of all ages. Children need parental consent.

Ensure you are in good health and capable of running a five-kilometer race.

Runners should wear comfortable, eco-friendly running gear, and bring your own reusable water bottle.

Respect the environment. No littering is allowed.

Event Details:

- Date: July 27th, 2025

- Time: 8:00 AM - 11:00 AM

- Location: Central Park

- Check-in: 7:00 AM at the main enhance

How to Register:

- Visit our website: https://www.cleanertomorrow.org

- Registration Fee: $50 per person (This includes a complimentary eco-friendly T-shirt.)

Contact Us:

- Email: helpenvironment@gmail.com

- Phone: --------04

23. Running helps make people strong, physically and mentally.

24. Ail the funds raised will be used to open new schools.

25. Participants mustn’t leave trash on the running track.

26. Young kids should ask for their parents’ permission to take part.

27. According to this brochure, people who want to run should_________.

A. donate $100 per person

B. take part for the first time

C. be strong enough to run a long distance

D. be at the venue on July 20th, 2025

28. All of the following statements are mentioned in the brochure EXCEPT________

A. Running betters our sense of community.

B. Runners have to submit their health certificates.

C. Participants should use eco-friendly gear.

D. People can register by visiting a website.

V. Use the correct form of the word given in each sentence. (1.5 pts)

29. Chat GPT is a_________tool for US all in modern life.

(use)

30. Gigi won the special prize for “__________ Voicein the last singing contest.

(promise)

31. Life is getting________convenient for people in the countryside.

(increase)

32. Almost all buildings in Sweden have been heated by________energy.

(sun)

33. Though a good student, Tom’s recent______has been inconsistent.

(perform)

34. Many students seem to be determined to become software_______.

(develop)

VI. Look at the entry of the word ‘information’ in a dictionary. Use what you can get from the entry to complete the sentences with two or three words. (0.5 pt)

35. To write my essay, I had to search for facts from a reliable_________.

36. We need________about the contest to decide whether or not to participate.

VII. Rewrite each of the following sentences in another way so that it means almost the same as the sentence printed before it. (1.0 pt)

37. Mary sings better than her elder sister does.

à Mary is _____________________________________

38. They find it easy to understand native speakers.

à They have no _________________________________

39. My father used to smoke cigarettes.

à My father doesn’t ______________________________

40. She is interested in learning English.

à She takes ____________________________________

THE END OF THE TEST

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông báo 6286/TB-SGDĐT năm 2024 về Cấu trúc, yêu cầu đánh giá và bảng năng lực, cấp độ tư duy đề tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 6286/TB-SGDĐT
Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Nguyễn Bảo Quốc
Ngày ban hành: 01/10/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông báo 6286/TB-SGDĐT năm 2024 về Cấu trúc, yêu cầu đánh giá và bảng năng lực, cấp độ tư duy đề tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…