Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2022/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2022

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ký tại Bắc Kinh ngày 01 tháng 11 năm 2022, có hiệu lực ngày 01 tháng 11 năm 2022.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG

VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Lương Ngọc

 

HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC

TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM và CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (sau đây được gọi là “hai Bên”);

XÉT RẰNG hai Bên đã thực hiện thành công Thỏa thuận về hợp tác giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa giai đoạn 2016 - 2020 ký tại Bắc Kinh ngày 12 tháng 9 năm 2016 (“Thỏa thuận năm 2016”), và nay hai Bên có ý định tiếp tục hợp tác về giáo dục;

DỰA TRÊN mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện hiện có giữa hai nước;

MONG MUỐN tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục;

NHẬN THỨC được sự cần thiết của quan hệ hợp tác lâu dài và hiệu quả vì lợi ích của hai nước;

TIN TƯỞNG rằng quan hệ hợp tác này sẽ phục vụ cho lợi ích chung và góp phần thúc đẩy phát triển giáo dục và xã hội của hai nước,

ĐÃ THỎA THUẬN như sau:

ĐIỀU 1

MỤC ĐÍCH

Hai Bên, căn cứ vào các điều khoản của Hiệp định này, thống nhất tăng cường, thúc đẩy và phát triển hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa hai Bên trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

ĐIỀU 2

NGUYÊN TẮC HỢP TÁC

Các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định này phải phù hợp với các luật, quy định hiện hành có hiệu lực tại từng nước và khả năng ngân sách của mỗi Bên và các điều ước quốc tế mà hai nước là thành viên.

ĐIỀU 3

LĨNH VỰC HỢP TÁC

1. Hai Bên khuyến khích và ủng hộ các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở nghiên cứu khoa học của hai Bên giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực sau: trao đổi thông tin, trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên, hợp tác nghiên cứu khoa học và các hoạt động học thuật khác trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành có hiệu lực của pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc.

2. Cơ chế hợp tác cụ thể trong khuôn khổ của Hiệp định này do các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở nghiên cứu khoa học của hai Bên tự thỏa thuận phù hợp với mục đích và nguyên tắc hợp tác quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Hiệp định này.

3. Hằng năm, Bên Trung Quốc duy trì tổng số 150 suất học bổng toàn phần dành cho Bên Việt Nam, trong đó có 10 suất học bổng dành cho chuyên ngành Hán ngữ, để đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ tại các cơ sở giáo dục đại học của Trung Quốc. Việc tiếp nhận lưu học sinh Việt Nam được thực hiện theo các quy định về tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài của Trung Quốc. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đảm nhận việc tuyển sinh cho các suất học bổng trên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam phối hợp thực hiện.

4. Hằng năm, Bên Trung Quốc duy trì tổng số 100 suất học bổng bán phần (miễn học phí) dành cho Bên Việt Nam để đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ tại các cơ sở giáo dục đại học của Trung Quốc. Việc tiếp nhận lưu học sinh Việt Nam được thực hiện theo các quy định về tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài của Trung Quốc. Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đảm nhận việc tuyển sinh cho các suất học bổng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phối hợp thực hiện.

5. Bên Việt Nam duy trì tổng số 15 suất học bổng toàn phần dành cho Bên Trung Quốc để đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Việc tiếp nhận lưu học sinh Trung Quốc được thực hiện theo các quy định về tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài của Việt Nam.

6. Hai Bên tạo điều kiện cho lưu học sinh tự túc kinh phí đến học tập tại các cơ sở giáo dục đại học của mỗi Bên. Việc cử và tiếp nhận lưu học sinh thực hiện theo quy định hiện hành có hiệu lực của cơ sở giáo dục đại học của mỗi Bên.

7. Căn cứ vào yêu cầu của mỗi Bên, trong điều kiện có thể, hai Bên hỗ trợ nhau trong công tác giảng dạy về ngôn ngữ

a) Nhằm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Trung của Việt Nam, hằng năm, Bên Trung Quốc cấp cho Bên Việt Nam, thông qua Trung tâm hợp tác giao lưu ngôn ngữ Trung Quốc với nước ngoài, 30 suất học bổng ngắn hạn về giảng dạy tiếng Trung.

b) Bên Việt Nam giới thiệu các giáo viên dạy tiếng Trung cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam trong tháng 11 và tháng 12 hằng năm. Thời gian nhập học do Bên Trung Quốc thu xếp. Chi tiết về thông tin trúng tuyển được Trung tâm hợp tác giao lưu ngôn ngữ Trung Quốc với nước ngoài công bố trên hệ thống: “Học bổng Giáo viên tiếng Trung Quốc tế”.

c) Bên Việt Nam dành cho Bên Trung Quốc 15 suất học bổng ngắn hạn về ngôn ngữ tiếng Việt và trao đổi học giả (kể cả học giả thỉnh giảng cao cấp). Vào tháng 3 hằng năm, Bên Việt Nam gửi văn bản cho Bên Trung Quốc thông báo việc thực hiện chương trình. Bên Trung Quốc giới thiệu các ứng viên học bổng ngắn hạn cho Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc trong tháng 5. Thời gian nhập học do Bên Việt Nam thu xếp. Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc thông báo cho Bên Trung Quốc ngay khi nhận được kết quả nhập học.

8. Thúc đẩy triển khai các chương trình giao lưu trao đổi giữa các nhà lãnh đạo giáo dục, quan chức cấp cao, chuyên gia, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, học sinh và sinh viên.

9. Mọi lĩnh vực hợp tác giáo dục khác phù hợp với mục đích nêu tại Điều 1 của Hiệp định này do hai Bên cùng thỏa thuận.

ĐIỀU 4

CƠ QUAN THỰC HIỆN

Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam thay mặt cho Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục Trung Quốc thay mặt cho Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chịu trách nhiệm thực hiện Hiệp định này.

ĐIỀU 5

THAM GIA CỦA BÊN THỨ BA

Trên cơ sở đồng thuận, mỗi Bên đều có thể mời bên thứ ba tham gia vào các hoạt động hoặc các chương trình chung trong khuôn khổ Hiệp định này và quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của bên thứ ba bằng văn bản.

ĐIỀU 6

BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

1. Nghiêm cấm việc sử dụng tên, biểu tượng và/hoặc quốc huy của bất kỳ Bên nào trên bất kỳ ấn phẩm, ấn phẩm điện tử, tài liệu và/hoặc công trình nghiên cứu nào khi chưa được Bên kia đồng ý trước bằng văn bản.

2. Các sản phẩm khoa học, công nghệ và dịch vụ thuộc khuôn khổ của Hiệp định này đáp ứng được các điều kiện sau đây sẽ không chịu sự quy định của khoản 1 Điều này:

a) Hai Bên đồng sở hữu các kết quả nghiên cứu có được qua các hoạt động chung phù hợp với các điều kiện do hai Bên cùng thỏa thuận,

b) Các kết quả nghiên cứu có được từ các hoạt động độc lập hoặc được thực hiện độc lập của một Bên thì sẽ thuộc sở hữu riêng của Bên đó.

3. Đối với các quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ hoặc liên quan đến việc thực hiện Hiệp định này, hai Bên sẽ đàm phán phù hợp với pháp luật hai nước và các điều ước quốc tế có liên quan mà hai nước là thành viên.

ĐIỀU 7

BẢO MẬT

1. Hai Bên sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo tính bảo mật và bí mật của các thông tin, tài liệu và mọi loại vật liệu nhận được trong quá trình thực hiện Hiệp định này. Mức độ và thời hạn bảo mật sẽ do bên cung cấp xác định. Bên nhận không được chuyển giao hoặc cung cấp thông tin, tài liệu và vật liệu mật cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của bên cung cấp.

2. Hai Bên thống nhất rằng các ấn phẩm, ấn phẩm điện tử, công trình nghiên cứu, tài liệu, thông tin, dữ liệu và các thỏa thuận đạt được thuộc các lĩnh vực hợp tác của Hiệp định trong thời gian thực hiện Hiệp định đều thuộc khuôn khổ của Hiệp định này.

3. Hai Bên thống nhất rằng quy định của Điều này sẽ tiếp tục có hiệu lực ràng buộc hai Bên mà không phụ thuộc vào việc chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này.

ĐIỀU 8

TẠM ĐÌNH CHỈ THỰC HIỆN

Vì lý do an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, trật tự xã hội hoặc y tế công cộng của mỗi Bên, mỗi Bên đều có quyền thông báo bằng văn bản cho Bên kia biết thông qua đường ngoại giao ngày tạm đình chỉ việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần Hiệp định này, đồng thời thông báo cho Bên kia biết, thông qua đường ngoại giao, ngày có hiệu lực trở lại của Hiệp định khi nguyên nhân tạm đình chỉ được loại bỏ.

ĐIỀU 9

ĐIỀU CHỈNH, SỬA ĐỔI VÀ BỔ SUNG

1. Mỗi Bên có thể yêu cầu bằng văn bản đề nghị điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung tất cả hoặc một phần bất kỳ của Hiệp định này.

2. Mọi điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung được hai Bên đồng ý sẽ được lập thành văn bản và sẽ là một phần không tách rời của Hiệp định này.

3. Hai Bên sẽ quyết định thời gian có hiệu lực của những điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung đó.

4. Trừ khi hai Bên có quyết định khác, mọi điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung đều không ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động hoặc chương trình đang được triển khai và đã được hai Bên thỏa thuận vào trước ngày có những điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung đó.

ĐIỀU 10

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Mọi bất đồng hoặc tranh chấp giữa hai Bên liên quan đến cách hiểu, việc thực hiện và/hoặc áp dụng bất kỳ điều khoản nào trong Hiệp định này sẽ được giải quyết hữu nghị thông qua tham vấn và/hoặc đàm phán giữa hai Bên qua đường ngoại giao.

ĐIỀU 11

HIỆU LỰC, THỜI HẠN VÀ CHẤM DỨT

1. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị trong thời gian năm (5) năm.

2. Sau thời hạn này, Hiệp định này sẽ được tự động gia hạn cho một khoảng thời gian năm (5) năm.

3. Mỗi Bên đều có thể chấm dứt Hiệp định này bằng một văn bản thông báo cho Bên kia biết qua đường ngoại giao. Hiệp định này sẽ chấm dứt hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo.

4. Việc chấm dứt Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động và/hoặc các chương trình đã được thỏa thuận trước ngày chấm dứt Hiệp định này.

Đ LÀM BNG, những người ký tên dưới đây, đã được Chính phủ của mỗi nước ủy quyn hợp pháp, đã ký Hiệp định này.

Hiệp định này được ký tại          ngày        tháng 10 năm 2022 thành hai (2) bản chính, mỗi bản bằng ba thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Trung và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau. Trường hợp có sự khác biệt về cách hiểu giữa các văn bản thì sẽ dùng văn bản tiếng Anh làm căn cứ.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM




Nguyễn Kim Sơn
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CHND TRUNG HOA




Hoài Tiến Bằng
Bộ trưng Bộ Giáo dục

 

AGREEMENT OF COOPERATION

IN THE FIELD OF EDUCATION BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA

THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM and THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA (hereinafter referred to as the “Parties”);

WHEREAS the Parties having implemented successfully the Agreement on Educational Cooperation between the Ministry of Education and Training of the Socialist Republic of Viet Nam and the Ministry of Education of the People’s Republic of China for the period 2016-2020 signed in Beijing on 12 September 2016 (“the 2016 Agreement”), and now intend to continue their cooperation with regard to education;

BASED ON the existing comprehensive strategic cooperation partner relations between the two countries;

DESIRING to strengthen and further develop cooperation between the two countries in the field of education;

CONVINCED of the necessity of a lasting and effective cooperation in the interest of both countries; and

BELIEVING that such cooperation would serve their common interests and contribute to the enhancement of the field of education and social development of both countries,

HAVE AGREED as follows:

ARTICLE 1

OBJECTIVE

The Parties shall, subject to the terms of this Agreement of Cooperation, agree to strengthen, promote and develop cooperation in the field of education between the Parties on the basis of respect for national independence, sovereignty and territorial integrity, non-interference in each other's internal affairs, equality and mutual benefit.

ARTICLE 2

PRINCIPLES OF COOPERATION

The cooperative activities under this Agreement of Cooperation shall be in accordance with the relevant laws and regulations from time to time in force of their respective Parties and the budget availability of each Party and other relevant international treaties to which both countries are party.

ARTICLE 3

AREAS OF COOPERATION

1. The Parties shall encourage and promote higher education institutions and scientific research institutions of the Parties to exchange and cooperate in the following areas: exchange of information; exchange of lecturers, academic staffs, and students; cooperation on scientific researches, and other academic activities in accordance with the laws, rules, regulations and national policies from time to time in force in Viet Nam and in China.

2. The concrete cooperation mechanism under this Agreement of Cooperation shall be mutually agreed upon by higher education institutions and scientific research institutions of the two Parties in accordance with the objective and principles of cooperation as set out in Article 1 and Article 2 of the Agreement of Cooperation.

3. Every year, the Chinese Party shall maintain a total of 150 full scholarships for the Vietnamese Party, including 10 scholarships for Chinese language, to pursue undergraduate, master and doctoral degree at higher education institutions in China. The admission of Vietnamese students shall be carried out in accordance with China’s regulations on the admission of foreign students. The Ministry of Education and Training of Viet Nam shall be the main responsible agency, in coordinating with the Embassy of the People’s Republic of China in Viet Nam, to select candidates for the above mentioned scholarships.

4. Every year, the Chinese Party shall maintain a total of 100 partial scholarships (tuition fee exemption) for the Vietnamese Party to train master and doctoral degree at higher education institutions in China. The admission of Vietnamese students shall be carried out in accordance with China’s regulations on the admission of foreign students. The Embassy of the People’s Republic of China in Viet Nam shall be the main responsible agency, in coordinating with the Ministry of Education and Training of Viet Nam, to select candidates for the above mentioned scholarships.

5. The Vietnamese Party shall maintain a total of 15 full scholarships for the Chinese Party to pursue undergraduate, master and doctoral degree at higher education institutions in Viet Nam. The admission of Chinese students shall be carried out in accordance with Viet Nam’s regulations on the admission of foreign students.

6. The Parties shall facilitate self-funded students to study at higher education institutions of the other Party. The sending and receiving students shall comply with rules and regulations from time to time in force of higher education institutions of each Party.

7. Subject to the requirements and the availability of each Party, the Parties support each other in language teaching

a) In order to build capacity for teachers of Chinese language of Viet Nam, every year, the Chinese Party shall offer the Vietnamese Party 30 short-term training scholarships on Chinese language teaching through the Center for Language Education and Cooperation.

b) The Vietnamese Party shall introduce teachers of Chinese language to the Embassy of the People’s Republic of China in Viet Nam in November and December every year. The admission time shall be arranged by the Chinese Party. Details of admission information shall be publicly posted on system "International Chinese Language Teachers Scholarship" announced by the Center for Language Education and Cooperation.

c) The Vietnamese Party shall offer the Chinese Party 15 short-term training scholarships on Vietnamese language and scholar exchange (including senior visiting scholars). The Vietnamese Party shall send verbal note in March every year to confirm the program is effective. The Chinese Party shall introduce short-term scholarship candidates to the Embassy of the Socialist Republic of Viet Nam in China in May. The admission time shall be arranged by the Vietnamese Party. The Embassy of the Socialist Republic of Viet Nam in China shall inform the Chinese Party as soon as they get the admission results.

8. Facilitating the implementation of exchange programs between educational leaders, high officials, experts, teachers, administrators, pupils and students.

9. Any other forms of educational cooperation in accordance with the objective of this Agreement of Cooperation as set out in Article 1, to be mutually agreed upon by the Parties.

ARTICLE 4

DESIGNATED AUTHORITY

The designated authority responsible for the implementation of this Agreement of Cooperation on behalf of the Government of the Socialist Republic of Viet Nam shall be the Ministry of Education and Training of Viet Nam and on behalf of the Government of the People’s Republic of China shall be the Ministry of Education of China.

ARTICLE 5

PARTICIPATION OF THIRD PARTY

On the basis of mutual consent, either Party may invite the participation of a third party in the joint activities or programs being carried out under this Agreement of Cooperation and clarify their respective rights and obligations by means such as signing agreements.

ARTICLE 6

PROTECTION OF INTELLECTUAL PROPERTY RIGHTS

1. The use of the name, logo and/or official emblem of any of the Parties on any publication, digital publication, documents and/or research works is prohibited without the prior written approval of either Party.

2. Science and technology products and services under this Agreement of Cooperation that satisfy the following requirements shall not be subject to the paragraph 1 above.

a) The research results obtained through the joint activity effort of the Parties, shall be jointly owned by the Parties in accordance with the terms to be mutually agreed upon;

b) The research results obtained through the sole and separate effort of the Party, shall be solely owned by the Party concerned.

3. With respect to intellectual property rights arising out of or relating to the performance of this Agreement of Cooperation, the Parties shall negotiate in accordance with the laws and regulations in force in both countries and applicable international treaties to which both countries are party.

ARTICLE 7

CONFIDENTIALITY

1. The Parties shall take necessary measures to ensure the confidentiality and secrecy of classified information, documents and material of all kinds received during the implementation of this Agreement of Cooperation. Secrecy level and period shall be determined by the provider. The receiver shall not transfer or provide classified information, documents and material to a third Party without the written approval of the provider.

2. The Parties agree that any publication, digital publication, research works, documents, information, data and any other agreements of the areas of cooperation of this Agreement of Cooperation made during the implementation of this Agreement of Cooperation are within the framework of the Agreement of Cooperation.

3. Both Parties agree that the provisions of this Article shall survive the expiry or termination of this Agreement of Cooperation.

ARTICLE 8

SUSPENSION

Each Party may suspend this Agreement of Cooperation, either in whole or in part, for reasons of national security, public order or public health by notifying in writing the other Party the date of suspension through diplomatic channels; and inform the other Party, through diplomatic channels, the date on which the Agreement of Cooperation shall come back into force when the cause of suspension is eliminated.

ARTICLE 9

REVISION, MODIFICATION AND AMENDMENT

1. Either Party may request in writing a revision, modification or amendment of all or any part of this Agreement of Cooperation.

2. Any revision, modification or amendment agreed to by the Parties shall be reduced into writing and shall form an integral part of this Agreement of Cooperation.

3. Such revision, modification or amendment shall come into force on such date as may be determined by the Parties.

4. Unless otherwise decided by the Parties, any revision, modification or amendment will not affect the implementation of on-going activities or programs which have been jointly agreed by the Parties before or up to the date of such revision, modification or amendment.

ARTICLE 10

SETTLEMENT OF DISPUTES

Any difference or dispute between the Parties concerning the interpretation, implementation and/or application of any of the provisions of this Agreement of Cooperation shall be settled amicably through mutual consultation or negotiation through diplomatic channels.

ARTICLE 11

ENTRY INTO FORCE, DURATION AND TERMINATION

1. This Agreement of Cooperation shall come into force on the date of signing and shall remain in force for a period of five (5) years.

2. Thereafter, it shall be automatically extended for a further period of five (5) years,

3. Either Party may terminate this Agreement of Cooperation by notifying the other Party of its intention to terminate this Agreement of Cooperation by a notice in writing through diplomatic channels. This Agreement of Cooperation shall expire after the 90th day from the date of receipt of such notice.

4. The termination of this Agreement of Cooperation shall not affect the implementation of on-going activities and/or programs which have been agreed prior to the date of termination of this Agreement of Cooperation.

IN WITNESS WHEREOF, the undersigned, being duly authorised thereto by their respective Governments, have signed this Agreement of Cooperation.

DONE at ________, on this _______ day of October in the year 2022 in duplicate, in the Vietnamese, Chinese and English languages, all text being equally authentic. In the event of any divergence of interpretation between any of the texts, the English text shall prevail.

 

FOR THE GOVERNMENT
OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF
VIET NAM




Nguyen Kim Son
Minister of Education and Training

FOR THE GOVERNMENT
OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF
CHINA




Huai Jinpeng
Minister of Education

 

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông báo 29/2022/TB-LPQT hiệu lực về Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Việt Nam - Trung Hoa

Số hiệu: 29/2022/TB-LPQT
Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký: Nguyễn Kim Sơn, Hoài Tiến Bằng
Ngày ban hành: 01/11/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông báo 29/2022/TB-LPQT hiệu lực về Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Việt Nam - Trung Hoa

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…